Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN SỰ TRÌNH BÀY SAI SÓT SỐ LIỆU
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THÙY DƯƠNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN SỰ TRÌNH BÀY SAI SÓT SỐ LIỆU
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu ảnh hưởng các đặc
tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính
tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là kết quả của
quá trình học tập, nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học là
PGS.TS Trần Thị Giang Tân. Các số liệu, thông tin sử dụng trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2015
Tác giả

Trương Thùy Dương


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục biểu bảng
Danh mục biểu hình
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................... 2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 2

5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN ...................................................................................... 3
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ KHE HỔNG
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................................................... 4
1.1.1.

Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................... 4

1.1.2.

Các nghiên cứu trong nước .................................................................... 7

1.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ............................ 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 10
2.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ................................................................... 10
2.1.1.

Hội đồng quản trị ................................................................................. 10

2.1.2.

Sai sót báo cáo tài chính ....................................................................... 14

2.2. CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG GIẢI THÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI
ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN SAI SÓT SỐ LIỆU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .. 17
2.2.1.

Lý thuyết người đại diện (Agency theory) ........................................... 17


2.2.2.

Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Costs Theory) .......................... 17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 19


3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................ 19
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .................. 20
3.2.1.

Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 20

3.2.2.

Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 22

3.2.3.

Các biến nghiên cứu ............................................................................. 24

3.3. CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU ...................................................... 27
3.3.1.

Xác định mẫu nghiên cứu .................................................................... 27

3.3.2.

Quy trình chọn mẫu nghiên cứu ........................................................... 29


3.4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU.................................................................................. 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 32
4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ ...................................................................................... 32
4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ....................................................................... 38
4.3. KIỂM ĐỊNH INDEPENDENT T-TEST VÀ MANN-WHITNEY ............... 39
4.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGISTIC .............................................................. 40
4.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ............................................................................... 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 50
5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 50
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 51
5.2.1.

Về quản trị công ty ............................................................................... 51

5.2.2.

Về kiểm toán ........................................................................................ 52

5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .
........................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CAQ:

Center for Audit Quality-Trung tâm chất lượng kiểm toán

CEO:


Chief Executive Officer-Tổng Giám đốc điều hành

ICB:

Industry Classification Benchmark

OECD:

Organization for Economic Co-operation and Development-Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế

ROA:

Return on Assets-Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

ROE:

Return on Equity-Tỷ số lợi nhuận trên vốn

VACPA: Vietnam Association of Certified Public Accountants-Hiệp hội kiểm toán
viên hành nghề Việt Nam
VSA:

Vietnamese Standards on Auditing-Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả các biến và phương pháp tính ........................................................ 23
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả ............................................................................ 33

Bảng 4.2: Các cặp biến có tương quan có ý nghĩa thống kê .................................... 38
Bảng 4.3: Kết quả phân tích tương quan, Independent t-test, Mann-whitney ......... 39
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ................................... 40
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình tổng thể ..................... 40
Bảng 4.6: Kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic .............................................. 41
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình .............. 48


DANH MỤC BIỂU HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 22
Hình 4.1: Thống kê mẫu theo nhóm ngành ............................................................. 32
Hình 4.2: Quy mô Hội đồng quản trị ....................................................................... 34
Hình 4.3: Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành .............................. 34
Hình 4.4: Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc .......................... 35
Hình 4.5: Nhiệm kỳ trung bình của các thành viên không tham gia vào điều hành 36
Hình 4.6: Sự kiêm nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành 37
Hình 4.7: Số lượng thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kê toán, tài chính .
................................................................................................................. 37


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán tại Việt Nam đang là vấn đề nhức
nhói. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Vietstock vào tháng 4/2014, sau kiểm toán
có đến 80% doanh nghiệp trong số 500 doanh nghiệp đã ra báo cáo tài chính kiểm
toán hợp nhất phải điều chỉnh số liệu tại khoản mục lợi nhuận sau thuế năm 2013.
Đến ngày 25/3/2015, nguồn này cho biết có 330 doanh nghiệp công bố báo cáo tài
chính kiểm toán 2014 đầy đủ, trong đó có tới 196 đơn vị, tức 59% có số liệu chênh

lệch so với trước kiểm toán. Nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận bị “bốc hơi”, thậm
chí chuyển từ lãi sang lỗ và ngược lại với chênh lệch đến 70, 80 tỷ đồng. Sự sai sót
số liệu quá lớn như vậy đã gây cho các nhà đầu tư thiệt hại vô cùng lớn, tạo cho họ
tâm lý hoang mang, ngại đầu tư vào thị trường Việt. Ngoài ra, sự chênh lệch số liệu
này còn gây ra hàng loạt tác hại khác như làm giảm niềm tin vào thị trường vốn,
làm cho thị trường vốn kém hiệu quả, phá vỡ hoạt động bình thường của thị trường,
thiệt hại kinh tế,… và nhất là làm xấu đến sự tăng trưởng và thịnh vượng của một
quốc gia. Những sai sót số liệu này có thể do yếu kém về năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ hoặc do cố ý vi phạm các nguyên tắc chuẩn mực kế toán khi lập và trình
bày báo cáo tài chính. Nếu không có cách khắc phục kịp thời, sự sai sót số liệu trên
báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh
tế nước nhà.
Vậy quản trị doanh nghiệp cần như thế nào để hạn chế những trường hợp sai
lệch số liệu như trên. Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về Ảnh hưởng của quản
trị doanh nghiệp đến việc giảm thiểu sai sót số liệu báo cáo tài chính, các nghiên
cứu này đã chứng minh được các bộ phận trong quản trị doanh nghiệp có vai trò lớn
đối với giảm thiểu sai sót số liệu trên báo cáo tài chính và một trong các nhân tố, là
hội đồng quản trị. Ảnh hưởng của từng đặc điểm của Hội đồng quản trị với việc
trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính được các tác giả nước ngoài nghiên
cứu rất nhiều. Tuy nhiên tại Việt Nam, vấn đề này chưa được quan tâm trong khi
tinh trạng của nó rất nghiêm trọng. Do đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh
hưởng các đặc tính của hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo
cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để


2

tìm hiểu mối quan hệ này ở Việt Nam đồng thời giúp người dùng báo cáo cũng như
doanh nghiệp có cái nhìn và hành động đúng đắn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung: Nghiên cứu này kiểm định nhằm đưa ra bằng chứng thực
nghiệm về tác động các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu
trên báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, từ đó giúp người sử dụng báo cáo cũng như doanh nghiệp có cái nhìn đúng
đắn hơn về báo cáo tài chính và dựa vào đó có quyết định đúng đắn trong các hoạt
động chuyên môn của họ.
Mục tiêu cụ thể
Kiểm tra sự tương quan giữa các đặc tính Hội đồng quản trị và sự sai sót số
liệu trên báo cáo tài chính.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự sai sót số
liệu trên báo cáo tài chính.
Từ mục tiêu cụ thể như trên, tác giả đề ra câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Các đặc tính nào của Hội đồng quản trị có tương quan với sự sai sót số liệu
trên báo cáo tài chính?
- Mức độ ảnh hưởng của các đặc tính đó lên sự sai sót số liệu trên báo cáo tài
chính như thế nào?
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu của các
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
có thời gian niêm yết từ năm 2011-2014.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu
định lượng. Bằng phương pháp phân tích tương quan (correlation analysis), kiểm
định Independent t-test, kiểm định Mann-Whitney và phân tích hồi quy Logistic, tác
giả kiểm định các giả thuyết đưa ra về ảnh hưởng của các đặc tính hội đồng quản trị
đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.


3


5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu giúp nhận dạng mức độ rủi ro có sai sót số liệu trên báo
cáo tài chính từ các đặc tính Hội đồng quản trị.
Kết quả nghiên cứu có thể dùng để định hướng thiết kế Hội đồng quản trị với
mức độ rủi ro có sai sót số liệu thấp nhất.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, kết cấu luận văn gồm 5 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu trước
Chương này sẽ tổng quan và nhận xét nội dung của các công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước đã được thực hiện có liên quan đến Hội đồng quản trị và báo
cáo tài chính; đồng thời xác định những kết quả đạt được và vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trình bày khái niệm Hội đồng quản trị và sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.
Nêu nội dung các lý thuyết, phương pháp, cách tiếp cận liên quan đến đề tài.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Từ phần tổng quan các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết, chương này đề
xuất phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu, mẫu,... để giải quyết
cụ thể cho hai mục tiêu nghiên cứu đưa ra.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu thu được theo hai mục tiêu đã đề ra về mối quan
hệ giữa Hội đồng quản trị và sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt nghiên cứu, thảo luận các vấn đề xoay quanh kết quả đạt được, hạn
chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ KHE HỔNG

NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả tổng quan về các nghiên cứu trước của trong và
ngoài nước đã được thực hiện có liên quan đến ảnh hưởng của các đặc tính của Hội
đồng quản trị đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính; đồng thời xác định những
kết quả đạt được cũng như khe hổng nghiên cứu, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
1.1.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Quản trị công ty vả ảnh hưởng của nó đến sai sót trên BCTC là một vấn đề
được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm vì vai trò quan trọng của quản trị
công ty trong việc phát triển của nền kinh tế. Trong số những nghiên cứu về quản trị
công ty, nghiên cứu về vai trò Hội đồng quản trị là một trong các đối tượng được
quan tâm đáng kể.
Shamsul Nahar Abdullah (2010): “Financial restatements and corporate
governance among Malaysian listed companies”. Mục tiêu của nghiên cứu là
xem xét các tác động của Bộ luật Malaysia về quản trị doanh nghiệp đến bản chất
việc công bố lại báo cáo tài chính tại Malaysia. Số liệu cho bài viết này được lấy từ
các báo cáo hàng năm đã phải trình bày lại trong giai đoạn 2002-2005. Một nhóm
mẫu đối ứng bao gồm các công ty không trình bày và tương đồng với nhóm trình
bày lại về kích thước, ngành và năm tài chính. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử
dụng thử nghiệm t-test, mối tương quan Pearson và hồi quy logistic. Các kết quả
cho thấy rằng lý do chính của sự sai sót báo cáo tài chính là để thổi phồng lợi
nhuận. Bài nghiên cứu không tìm thấy được mối liên hệ giữa sự kiêm nhiệm, sự độc
lập và việc phải điều chỉnh lại báo cáo tài chính. Cuối cùng, kết quả cho thấy các
công ty có mức độ cao về các khoản nợ có nhiều khả năng có sai sót trọng yếu về
tài chính.
Agrawal, A. and Chadha, S., (2005): Corporate governance and accounting
scandals. Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của cơ chế quản trị doanh nghiệp đến xác

suất trình bày sai sót thu nhập trên báo cáo tài chính. Tác giả thu thập dữ liệu của
318 công ty gồm 159 cặp công ty có và không có việc trình bày lại chỉ tiêu thu nhập
trên báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số đặc điểm Hội đồng


5

quản trị ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như: thành viên độc lập có chuyên môn tài
chính làm giảm rủi ro việc trình bày lại thu nhập trên báo cáo tài chính trong khi
biến thành viên có mối quan hệ thân tộc làm tăng xác suất này. Ngược lại, sự độc
lập của Hội đồng không ảnh hưởng đến sự trình bày thu nhập.
Efendi (2007) Why do corporate managers misstate financial statements?
The role of option compensation and other factors. Tác giả điều tra các nguyên
nhân dẫn đến sai sót báo cáo tài chính cuối giai đoạn bong bóng thị trường năm
1990. Kết quả cho thấy khi một CEO là chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ làm tăng khả
năng có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Ngoài ra còn một số yếu tố khác
ảnh hưởng đến khả năng sai sót trọng yếu như lượng cổ phần của CEO, chi phí đại
diện. Bên cạnh đó, chỉ số nợ cũng làm tăng khả năng sai sót trọng yếu trên báo cáo
tài chính.
Klein (2002) Audit committee, board of director characteristics, and
earnings management. Ở nghiên cứu này tác giả tìm xem liệu có mối quan hệ nào
giữa Ban kiểm toán và Hội đồng quản trị đến quản lý thu nhập không? Về các biến
Hội đồng quản trị, tác giả tìm thấy ảnh hưởng nghịch giữa sự độc lập của Hội đồng
quản trị - thành viên Hội đồng quản trị bên ngoài – với sự điều chỉnh thu nhập. Sự
độc lập của Ban kiểm toán và các khoản trích trước bất thường cũng có mối quan hệ
tương tự với sự điều chỉnh thu nhập.
Smaili

(2013):


Corporate

Governance

and

Financial

Reporting

Irregularities. Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của hội đồng quản trị, ban kiểm
toán, và kiểm toán viên (là cá nhân cơ chế quản trị doanh nghiệp) đến sự bất thường
của báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính bất thường được chia làm 3 mức độ không
tuân thủ các quy định liên quan. Mẫu thu thập gồm 107 công ty có báo cáo tài
chính vi phạm và 107 công ty kiểm soát tương đồng ngành, quy mô. Kết quả cho
thấy mức độ không tuân thủ của các doanh nghiệp thực sự cao hơn khi: (1) có ít
thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị và các ủy ban kiểm toán, và không có cổ
đông lớn hoặc cá nhân sở hữu một phần quan trọng của công ty cổ phần, (2) gần
đây đã thay đổi kiểm toán viên, (3) có một giám đốc điều hành đồng thời là chủ tịch
Hội đồng quản trị, và (4) có biểu hiện giao tiếp kém giữa ủy ban kiểm toán công ty
và kiểm toán viên bên ngoài.


6

Uzun et al., (2004) Board Composition and Corporate Fraud. Nghiên cứu
kiểm tra các đặc điểm khác nhau của Hội đồng quản trị và các tính năng quản trị
khác ảnh hưởng như thế nào đến sự xuất hiện gian lận của công ty Mỹ trong giai
đoạn 1978-2001. Các phát hiện cho thấy rằng thành phần hội đồng quản trị và cấu
trúc của một ủy ban giám sát của hội đồng quản trị có tương quan đáng kể với tỷ lệ

gian lận của công ty. Kết quả cho thấy số lượng các giám đốc độc lập bên ngoài
tăng lên làm giảm việc làm sai trái của công ty.
Vafeas, N. (2000): Board structure and the informativeness of earnings.
Nghiên cứu này dựa trên nghiên cứu trước đó về quản trị doanh nghiệp và nghiên
cứu xem liệu chất lượng thông tin về thu nhập, đại diện bởi các mối quan hệ thu
nhập-lợi nhuận, có thay đổi theo tỷ lệ giám đốc bên ngoài phục vụ trong Hội đồng
quản trị và quy mô Hội đồng quản trị không. Kết quả cho thấy thu nhập của các
công ty với quy mô Hội đồng nhỏ nhất trong mẫu (với tối thiểu của năm thành viên
hội đồng quản trị) được coi như là thông tin tin cậy hơn của người tham gia thị
trường. Ngược lại, không có bằng chứng cho thấy thành phần hội đồng quản trị làm
giảm nhẹ mối quan hệ thu nhập-lợi nhuận.
Matousi (2011): Board independence and corporate fraud: the case of
tunisian firms. Nghiên cứu điều tra một mẫu của 64 công ty Tunisia. Kết quả cho
thấy các thành viên Hội đồng quản trị có mối thân tộc và nhiệm kỳ của giám đốc
bên ngoài làm tăng mạnh xác suất của gian lận. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy sự hiện
diện của giám đốc bên ngoài không phải là một cơ chế hiệu quả để ngăn chặn gian
lận báo cáo tài chính.
Haniffa và Cooke, (2002): Culture, corporate governance and disclosure in
Malaysian corporations. Nghiên cứu này dùng phương pháp hồi quy để điều tra
liệu quản trị doanh nghiệp và các thuộc tính cá nhân ngoài đặc điểm đặc biệt của
công ty có là yếu tố quyết định công bố thông tin tự nguyện ở Malaysia hay không.
Kết quả cho thấy tầm quan trọng tiềm năng của hai biến số quản trị công ty là vị trí
thành viên Hội đồng không điều hành và tỷ lệ của các thành viên có mối quan hệ
thân tộc trong Hội đồng quản trị.


7

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Cao Nguyễn Lệ Thư, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2014):

“Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông
tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao dịch
chứng khoán Hồ Chí Minh”. Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về thông tin kế
toán, chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính; đánh giá thực trạng chất
lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết; xác định
những nhân tố ảnh hưởng đến thông tin tài chính trên báo cáo tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh từ
đó đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính. Đề thực
hiện các mục tiêu này, tác giả sử dụng các phương pháp định tính kết hợp với các
phương pháp định lượng như: phương pháp hồi quy tuyến tính bội, phân tích tương
quan, phân tích phương sai ANOVA. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra được các nhân
tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán bao gồm quy
mô doanh nghiệp, thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, kết cấu vốn nhà
nước.
Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2014): “Xác
định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin
kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam”.
Mục tiêu hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về chất lượng thông tin kế toán trình bày trên
báo cáo tài chính; đánh giá thực trạng các đối tượng sử dụng; xác định các nhân tố
ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng
thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính của công ty niêm yết ở Việt Nam.
Tác giả sử dụng phương pháp thiết kế, khám phá thăm dò, xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát và hồi quy tuyến tính. Kết quả cho rằng rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính
của các công ty kiểm toán đối với các công ty niêm yết, nhà quản trị công ty, lập và
trình bày báo cáo tài chính, chi phí và lợi ích khi lập báo cáo tài chính và thuế là
năm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính.
Hồ Phan Khánh Linh, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2015):
“Mối liên hệ giữa cấu trúc Hội đồng quản trị và thành quả hoạt động của
doanh nghiệp - bằng chứng tại các công ty phi tài chính đang niêm yết trên thị



8

trường chứng khoán Việt Nam Nam”. Bằng bốn phương pháp hồi quy phổ biến
được các nhà nghiên cứu lựa chọn là phương pháp bình quân bé nhất (OLS),
phương pháp mô hình tác động cố định (FEM), phương pháp mô hình tác động
ngẫu nhiên (REM) và phương pháp moment tổng quát (GMM), nghiên cứu không
tìm ra mối quan hệ nào giữa cấu trúc Hội đồng quản trị và thành quản hoạt động
doanh nghiệp, trong khi đó thành quả hoạt động một năm về trước của công ty có
tác động thuận chiều với thành quả trong năm hiện tại của công ty.
Hồ Mỹ Hòa, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2013): “Nghiên cứu
ảnh hưởng của đặc tính Hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả
tài chính của các công ty Việt Nam”. Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của đặc
tính Hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của công ty cổ
phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng phương
pháp hồi quy dữ liệu bảng và cho nhiều kết quả, trong đó có việc khẳng định rằng tỷ
lệ thành viên Hội đồng quản trị càng độc lập thì càng làm ROE và ROA sụt giảm.
Tuy nhiên quy mô dữ liệu của bài nghiên cứu này còn chưa đủ lớn để khái quát hóa
và làm đại diện cho tất cả các công ty cổ phần niêm yết trên sở giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Huỳnh Thị Ánh Tuyết, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế TP.HCM (2013):
“Ảnh hưởng của quy mô Hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm Giám đốc điều
hành đến đến giá trị thị trường của các doanh nghiệp bằng chứng tại Việt
Nam”. Luận văn này được tác giả thực hiện nhằm mục tiêu xem xét mức độ ảnh
hưởng của quy mô Hội đồng quản trị và sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành đến giá
trị thị trường của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh trong giai đoạn 2008-2012. Bằng phương pháp hồi quy trong dữ liệu
bảng, tác giả thực hiện được mục tiêu đề ra. Thứ nhất, quy mô Hội đồng quản trị có
ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% và có ảnh hưởng ngược chiều đến giá trị thị
trường. Thứ hai, sự kiêm nhiệm Giám đốc điều hành sẽ làm tăng giá trị công ty.

Tuy nhiên, với bài nghiên cứu này, tác giả chỉ thu thập mẫu với 130 doanh nghiệp
niêm yết trên sàn HOSE, và tác giả chỉ xem xét 2 đặc tính của Hội đồng quản trị là
quy mô Hội đồng quản trị và sự kiêm nhiêm Giám đốc điều hành.


9

1.2.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHE HỔNG NGHIÊN CỨU
Phần tổng quan nghiên cứu bên trên đã trình bày được các nghiên cứu trong và

ngoài nước liên quan đến mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và sai sót trên báo cáo
tài chính. Các nghiên cứu này phần nào phác họa được vai trò của Hội đồng quản trị
đến sự sai sót số liệu trên báo cáo tài chính thông qua sáu đặc tính: Quy mô Hội
đồng quản trị, tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, thành viên Hội
đồng có mối quan hệ thân tộc, nhiệm kỳ thành viên không điều hành và thành viên
Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán tài chính.
Tuy nhiên, ở phạm vi trong nước, các nghiên cứu chỉ tập trung đến mối quan
hệ giữa Hội đồng quản trị và chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài
chính, chưa đi cụ thể, thực tiễn vào hiện tượng sai sót số liệu nghiêm trọng hiện
nay. Ở phạm vi thế giới, các nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng đến việc trình
bày lại báo cáo tài chính lại xuất phát từ nhiều yếu tố dàn trải, không tập trung
nghiên cứu sâu vào các đặc tính Hội đồng quản trị. Trong khi đó, các nghiên cứu về
ảnh hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị lại chỉ hướng vào yếu tố là gian lận –
một phần của sai sót báo cáo tài chính.
Xác định được khe hổng này, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về ảnh
hưởng của các đặc tính Hội đồng quản trị đến sự trình bày sai sót số liệu trên báo
cáo tài chính, một vấn đề ngày càng nghiêm trọng, thấy rõ nhất tại thị trường chứng
khoán Việt Nam.



10

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này gồm 2 phần: phần đầu tiên đề cập các khái niệm liên quan đến
Hội đồng quản trị và sai sót số liệu trên báo cáo tài chính. Phần tiếp theo trình bày
các lý thuyết nền tảng giải thích ảnh hưởng của hội đổng quản trị đến sai sót trên
BCTC.
2.1.

CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.1.1. Hội đồng quản trị
Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014:
2.1.1.1.

Khái niệm Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm
quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ở mỗi công ty có một Hội đồng quản trị với những đặc tính khác nhau, tùy
thuộc vào quy mô công ty, ngành nghề kinh doanh, cổ đông,… Trong bài này, yếu
tố Hội đồng quản trị được tác giả phân tích trên 6 đặc tính, bao gồm:
- Quy mô Hội đồng quản trị;
- Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành;
- Thành viên Hội đồng quản trị có mối quan hệ thân tộc;
- Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không điều hành;
- Sự kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành;

- Thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán, tài chính cao.
Quyền và nghĩa vụ Hội đồng quản trị
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty;
b) Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại;
c) Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán
của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
d) Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
đ) Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật
này;


11

e) Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn
theo quy định của pháp luật;
g) Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;
h) Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của công ty, nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc giá trị khác.
Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng và giao dịch quy định, tại điểm d
khoản 2 Điều 135, khoản 1 và khoản 3 Điều 162 của Luật này;
i) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn
nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và
người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định, tiền lương
và quyền lợi khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo ủy quyền
tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết
định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
k) Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác

trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
l) Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ
phần của doanh nghiệp khác;
m) Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông
qua quyết định;
n) Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
o) Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
p) Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;
q) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2.1.1.2.

Nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ
thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị.


12

2. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng
quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải
thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
3. Trường hợp tất cả thành viên Hội đồng quản trị cùng kết thúc nhiệm kỳ thì
các thành viên đó tiếp tục là thành viên Hội đồng quản trị cho đến khi có thành viên
mới được bầu thay thế và tiếp quản công việc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có
quy định khác.

4. Trường hợp công ty cổ phần được tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 134 của Luật này thì các giấy tờ, giao dịch của công ty phải ghi rõ
“thành viên độc lập” trước họ, tên của thành viên Hội đồng quản trị tương ứng.
5. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, quyền, nghĩa vụ, cách thức tổ
chức và phối hợp hoạt động của các thành viên độc lập Hội đồng quản trị.
2.1.1.3.

Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được
quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty
và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy
định khác.
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội
đồng quản trị của công ty khác.
d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành
viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu
của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là
người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý
công ty mẹ.
2. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 134 của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp
luật về chứng khoán cóquy định khác:


13


a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty;
không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít
nhất trong 03 năm liền trước đó.
b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản
phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;
c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người
quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;
d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ
phần có quyền biểu quyết của công ty;
đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm
soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.
3. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị
về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và
đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không
đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc
lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay
thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận
được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.
2.1.1.4.

Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch.
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng
khoán không có quy định khác.
2. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết
thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ
tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;


14

c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện
được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy
định tại Điều lệ công ty.Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành
viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội
đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.
5. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty
để hỗ trợHội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ
thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Thư ký công ty
có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi
chép các biên bản họp;
b) Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
được giao;
c) Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị
công ty;
d) Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cổ đông;

đ) Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin,
công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
6. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng
quản trị.
2.1.2. Sai sót báo cáo tài chính
Theo Trung tâm chất lượng kiểm toán (CAQ), sai sót báo cáo tài chính là khi
có sai sót so với chuẩn mực kế toán chung được chấp nhận trong báo cáo tài chính


15

nộp cho ủy ban chứng khoán do lỗi cố ý hoặc vô ý. Sai sót được điều chỉnh thông
qua việc báo cáo lại.
Theo Chuẩn mực kiểm toán 240 (VSA 240), sai sót trênbáo cáo tài chính có
thể phát sinh từ gian lận hoặc nhầm lẫn. Để phân biệt giữa gian lận và nhầm lẫn, cần
phải xem xét xem hành vi dẫn đến sai sót trong báo cáo tài chính là cố ý hay không
cố ý.
Gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám
đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi
bất chính hoặc bất hợp pháp.
Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu: Việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu
nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết
định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào
quy mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ
thể. Quy mô, tính chất của khoản mục là nhân tố quyết định đến tính trọng yếu.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) 320, các thuật ngữ liên quan đến
tính trọng yếu được hiểu như sau:
- Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin
(một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có

nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh
hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
- Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào
tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh
cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung
của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên
phương diện định lượng và định tính;
- Mức trọng yếu thực hiện: Là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm
toán viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính
nhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của
các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức
trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong một số trường hợp, “mức trọng


16

yếu thực hiện” có thể hiểu là mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác
định thấp hơn mức hoặc các mức trọng yếu của một nhóm các giao dịch, số dư tài
khoản hoặc thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính.
- Những sai sót, bao gồm cả việc bỏ sót, được coi là trọng yếu nếu những sai
sót này, khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại, được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể
gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
- Những xét đoán về mức trọng yếu được thực hiện trong từng trường hợp cụ
thể và bị ảnh hưởng bởi quy mô hay bản chất của sai sót, hoặc được tổng hợp của cả
hai yếu tố trên;
- Những xét đoán về các vấn đề trọng yếu đối với người sử dụng báo cáo tài
chính phải dựa trên việc xem xét các nhu cầu chung về thông tin tài chính của nhóm
người sử dụng, như các nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ,... Những ảnh hưởng có thể
có của các sai sót đến một số ít người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính mà
nhu cầu của họ có nhiều khác biệt so với phần lớn những người sử dụng thông tin

trên báo cáo tài chính sẽ không được xét đến.
Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (1999) cảnh báo các kiểm toán viên rằng nhân
tố định tính cần được xem xét cùng với nhân tố định lượng. Các nhân tố giúp kiểm
toán viên xác định tính trọng yếu định tính có thể kể gồm: ban quản lý doanh
nghiệp; tình trạng kiểm soát nội bộ, nhóm người sử dụng BCTC, và các chính sách
kế toán (Krogstad; 1984). Các nhân tố giúp kiểm toán viên xác định tính trọng yếu
định lượng thường có: thu nhập thuần, doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu,…
Kiểm toán viên thường dựa vào mục đích người sử dụng báo cáo tài chính, đặc
điểm kinh doanh, đặc điểm ngành, môi trường hoạt động,…
Trong bài, sai sót số liệu trên báo cáo tài chính được hiểu là chênh lệch số liệu
giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán. Sai sót bao gồm cả gian lận và nhầm
lẫn (theo chuẩn mực Kiểm toán VN VSA 200).


17

2.2.

CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG GIẢI THÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẾN SAI SÓT SỐ LIỆU TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
2.2.1. Lý thuyết người đại diện (Agency theory)
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi
Alchian và Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm
vào năm 1976. Theo lý thuyết này, trong các công ty cổ phần, các cổ đông thông
qua Hội đồng quản trị đã ủy thác việc điều hành cho người đại diện để thực hiện
việc quản lý công ty mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định
định đoạt tài sản của công ty. Lý thuyết về đại diện cho rằng, cả hai bên trong mối
quan hệ này (cổ đông và người quản lý công ty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của

mình. Do vậy, trong nhiều trường hợp người đại diện – người quản lý công ty - sẽ
không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức các cổ đông. Mối
quan hệ đại diện còn thể hiện trong mối quan hệ giữa nhà quản lý cấp cao với nhà
quản lý các cấp thấp hơn trong hệ thống phân quyền, giữa nhà quản lý với người
trực tiếp sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Do sự xung đột lợi ích này, Hội đồng
quản trị sẽ giám sát hoạt động của ban giám đốc, trong đó giám sát việc lập và trình
bày báo cáo tài chính là một nội dung quan trọng. Nói cách khác, hội đồng quản trị
sẽ có tác động đến các sai sót trên báo cáo tài chính.
Lý thuyết này củng cố thêm vai trò quan trọng của Hội đồng quản trị từ việc
giám sát hoạt động của Ban Giám đốc cũng như sự ảnh hưởng gián tiếp của Hội
đồng quản trị đến sai sót số liệu trên báo cáo tài chính.
2.2.2. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Costs Theory)
Lý thuyết chi phí sở hữu (Verrecchia, 1983, 1990; Wagenhofer, 1990) đề cập
các lợi ích và chi phí công bố thông tin. Theo đó, các nhà quản lý doanh nghiệp
luôn cân nhắc đến chi phí công bố thông tin, họ cho rằng việc công bố những thông
tin không nên công bố hoặc công bố quá chi tiết sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh
của công ty, do các đối tác bên ngoài, các nhóm lợi ích, đối thủ cạnh tranh có thể
tận dụng thông tin này để gây hại cho công ty. Vì vậy, các nhà quản lý có xu hướng
công bô thiếu thông tin hoặc công bố thông tin không đúng sự thật (Singhvi và


×