Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

Nguyễn Quốc Huy

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh– Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------------------------------

Nguyễn Quốc Huy

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS BÙI KIM YẾN

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2015


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Basel

: Công ước về hoạt động giám sát ngân hàng

CBTĐ

: Cán bộ Thẩm định

CBBH

: Cán bộ bán hàng

CBTD

: Cán bộ tín dụng

CIC

: Credit Information Center (Trung tâm tín dụng Quốc gia Việt Nam)

CSTD

: Chính sách tín dụng


HMTD

: Hạn mức tín dụng

KHCN

: Khách hàng cá nhân

KHDN

: Khách hàng doanh nghiệp

MB

: Ngân hàng TMCP Quân Đội

NHNN

: Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

QTRR

: Quản trị rủi ro

RRTD


: Rủi ro tín dụng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TDCN

: Tín dụng cá nhân

TSĐB

: Tài sản đảm bảo


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 : Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN ............................ 14
Bảng 2.2 : Các tiêu chí chấm điểm của mô hình tín dụng Fico ............................................ 18
Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu kinh doanh của MB trong giai đoạn 2010 đến 2014 ................. 26
Bảng 3.2 : Phân loại dư nợ KHCN theo thời gian cho vay ................................................. 28
Bảng 3.3 : Phân loại dư nợ KHCN theo mục đích ............................................................... 29
Bảng 3.4 : Phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm nợ ............................................................... 30
Bảng 3.5 : Cơ cấu nợ quá hạn (2-5 ) phia chia theo sản phẩm tín dụng. .............................. 31
Bảng 3.6 : Các nhóm chỉ tiêu trong xếp loại rủi ro KHCN .................................................. 37

Bảng 3.7 : Bảng kết quả xếp hạng và phân loại nhóm nợ tại MB ........................................ 37
Bảng 3.8 : Tiêu chí đánh giá TSBĐ tại MB.......................................................................... 38
Bảng 3.9 : Kết quả đánh giá XHTD tại MB ......................................................................... 38
Bảng 4.1 : Các biến độc lập sử dụng trong bài nghiên cứu .................................................. 45
Bảng 4.2: Phân tích mẫu dữ liệu theo khả năng trả nợ của KHCN ...................................... 48
Bảng 4.3 : Phân bố giá trị các biến độc lập trong mẫu dữ liệu ............................................. 49
Bảng 4.4: Kết quả chạy mô hình Logit đo lường khả năng trả nợ của KHCN với 15
biến. ....................................................................................................................................... 53
Bảng 4.5 : Kết quả kiểm định Omnibus Tests of Model Coefficients với mô hình

15 biến .................................................................................................................................. 54
Bảng 4.6 : Kiểm định độ phù hợp của mô hình với mô hình 15 biến. .................................. 54
Bảng 4.7 : Kiểm định độ chính xác của mô hình với mô hình 15 biến ................................ 54
Bảng 4.8 : Kết quả chạy mô hình Logit với 6 biến .............................................................. 55
Bảng 4.9 : Kết quả kiểm định Omnibus Tests of Model Coefficients với mô hình 6 biến .. 56
Bảng 4.10 : Kiểm định độ phù hợp của mô hình với mô hình 6 biến ................................... 56
Bảng 4.11 : Kiểm định độ chính xác của mô hình với mô hình 6 biến ................................ 56


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Đồ thị mô hình Logit ........................................................................................... 19
Hình 3.1: Chiến lược phát triển của MB .............................................................................. 24
Hình 3.2: Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng tại MB .................................................. 36


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 1
1.1.

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .............. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu. .................................................................................... 3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3


1.5.1.

Phương pháp định tính. ................................................................................ 3

1.5.2.

Phương pháp định lượng.............................................................................. 3

1.6.

Kết cấu luận văn ................................................................................................. 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ
NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...... 5
2.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. ................ 5

2.1.1.

Định nghĩa khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. ................................. 5

2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân. ............................................................................................ 7
2.1.3.

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN. ............ 11

2.1.4.


Các mô hình nghiên cứu về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ...... 15

2.1.4.1.

Mô hình 5C ......................................................................................... 15

2.1.4.2.

Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO ..................................... 17

2.1.4.3.

Mô hình hồi quy Logit ........................................................................ 19


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. ........................ 23
3.1.

Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quân Đội. ...................................................... 23

3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển ............................................................. 23

3.1.2.

Chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh. .......................................... 24


3.1.3.

Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................... 26

3.2. Thực trạng hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân
hàng TMCP Quân Đội. ............................................................................................... 28
3.2.1.

Dư nợ KHCN theo thời gian vay vốn. ....................................................... 28

3.2.2.

Dư nợ KHCN theo mục đích vay vốn. ...................................................... 29

3.2.3.

Phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm nợ. .................................................... 30

3.2.4.

Phân tích rủi ro tín dụng theo sản phẩm cho vay. ...................................... 31

3.3. Thực trạng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng
TMCP Quân Đội. ........................................................................................................ 32
3.3.1.

Thông tin để đánh giá khả năng trả nợ của KHCN. .................................. 32

3.3.2.


Các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHCN tại MB. .............. 33

3.3.2.1. Phương pháp đánh giá dựa trên định hướng của chỉ đạo tín dụng, sản
phẩm tín dụng và các chính sách tín dụng từng thời kỳ. ..................................... 33
3.3.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHCN dựa trên hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ ...................................................................................... 35
3.3.3.
MB.

Nhận định về các phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của KHCN tại
39

3.3.3.1.

Mặt thành công.................................................................................... 39

3.3.3.2.

Mặt hạn chế ......................................................................................... 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 42
CHƯƠNG 4: VẬN DỤNG MÔ HÌNH LOGIT KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHCN TẠI MB ..................................... 43
4.1.

Mô hình nghiên cứu. ......................................................................................... 43


4.1.1.


Tiêu chuẩn lựa chọn mô hình nghiên cứu.................................................. 43

4.1.2.

Lựa chọn mô hình Logit. ........................................................................... 44

4.2.

Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu. ................................................... 45

4.2.1.

4.2.1.1.

Biến phụ thuộc .................................................................................... 45

4.2.1.2.

Biến độc lập ........................................................................................ 45

4.2.2.
4.3.

Xác định các biến ....................................................................................... 45

Quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu. .................................................. 47

Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 47


4.3.1.

Thu thập dữ liệu và chọn mẫu ................................................................... 47

4.3.2.

Thống kê mô tả dữ liệu .............................................................................. 48

4.4.

Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 52

4.4.1.

Kết quả chạy mô hình ................................................................................ 52

4.4.2.

Các tiêu chí đo lường mức độ phù hợp và chính xác của mô hình: .......... 59

4.5.

Đánh giá kết quả và mô hình hồi quy ............................................................... 59

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
TRẢ NỢ CỦA KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI. ................................. 63
5.1.

Định hướng chiến lược phát triển hoạt động cho vay KHCN tại MB .............. 63


5.2. Giải pháp đối với các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tại
ngân hàng TMCP Quân Đội. ...................................................................................... 65
5.2.1.

Đối với nhóm tác động cùng chiều ............................................................ 65

5.2.2.

Đối với nhóm tác động ngược chiều .......................................................... 68

5.3. Đề xuất nhóm giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định khả năng trả
nợ của KHCN tại ngân hàng TMCP Quân Đội. ......................................................... 70
5.3.1.

Đối với nguồn nhân lực. ............................................................................ 70

5.3.2.

Đối với chính sách tín dụng và hệ thống công văn. ................................... 73

5.4.

Kiến nghị .......................................................................................................... 74

5.4.1.

Đối với Ngân hàng nhà nước ..................................................................... 74



5.4.2.

Đối với Chính phủ ..................................................................................... 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5............................................................................................... 76
LỜI KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp bị thu hẹp và đình trệ, số doanh nghiệp giải thể, ngừng
hoạt động tăng cao qua các năm, việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng đối với các
doanh nghiệp trở nên hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ không có tài sản đảm bảo. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh
nghiệp mà còn làm các ngân hàng bị hạn chế nguồn khách hàng đầu ra và sử dụng
nguồn vốn huy động một cách không hiệu quả. Trước thực trạng đó, tín dụng cá nhân
trở thành một mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng khai thác.
Nếu như trước đây những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam như Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam hay Ngân
hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam được xem là những ngân hàng hàng đầu
trong lĩnh vực bán buôn, thì những năm gần đây cũng có những tăng tốc chạy đua
nhằm chiếm lĩnh thị phần trong phân khúc bán lẻ và hướng đến hình ảnh một ngân

hàng bán lẻ đa năng và hàng đầu Việt Nam. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng
không nằm ngoài xu thế đó. Trong năm 2014, với hàng loạt các gói tín dụng ưu đãi,
chính sách mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân, MB đã đạt được những kết
quả tích cực trong mảng tín dụng cá nhân. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB trong
năm 2014 tiếp tục duy trì ở mức tốt với mức lợi nhuận trước thuế hơn 3.100 tỷ đồng,
cơ cấu tín dụng được cải thiện khi tỷ trọng dư nợ cho khách hàng cá nhân tăng lên
mạnh, chiếm gần 21% trong tổng dư nợ số với con số 14% của năm 2013.
Việc các ngân hàng tập trung vào phát triển phân khúc khách hàng cá nhân
trong bối cảnh thị trường tín dụng còn nhiều khó khăn là quyết định hợp lý và khôn
ngoan. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng luôn đi kèm với rủi ro nợ xấu. Nợ xấu không
chỉ ảnh hưởng đến bản thân các ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành


2

phần khác trong nền kinh tế. Nợ xấu xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó
là việc công tác thẩm định đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng còn chưa được chú
trọng. Khác với khách hàng doanh nghiệp- đối tượng mà các ngân hàng có thể đánh giá
khả năng trả nợ thông qua các tiêu chí tài chính cụ thể trên báo cáo tài chính…, việc
đánh giá khách hàng thể nhân (cá cá nhân, hộ gia đình…) còn gặp khá nhiều khó khăn
do chưa xây dựng được những tiêu chí chuẩn mực để đánh giá khả năng trả nợ của
khách hàng, vì vậy chất lượng của công tác thẩm định phần lớn còn phụ thuộc vào
năng lực và cảm tính của cán bộ thẩm định. Thực tế cho thấy đi liền với tăng trưởng,
nợ xấu KHCN tại MB cũng đã tăng từ tỷ lệ 1,36% vào thời điểm đầu năm 2015 lên
1,62%. Mặc dù tỷ lệ này còn khá thấp so với mặt bằng chung ngành ngân hàng và an
toàn so với tỷ lệ quy định của Ngân hàng nhà nước, tuy nhiên đây cũng là một trong
những dấu hiệu cho thấy rủi ro tín dụng tại MB có xu hướng tăng lên và cần thiết phải
có những nghiên cứu liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
KHCN để MB có thể đạt được mục tiêu phát triển tín dụng một cách bền vững và hiệu
quả. Xuất phát từ thực trạng này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các yếu tố

ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ
phần Quân Đội”.

1.2.
-

Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng mô hình Logit trong việc đo lường khả năng trả nợ của KHCN tại
ngân hàng Quân Đội.

-

Dựa trên kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp đối với các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Quân Đội.

1.3.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại MB?


3

-

Hệ thống XHTD nội bộ và các phương pháp thẩm định hiện tại của MB đã đánh
giá đầy đủ và chính xác khả năng trả nợ của khách hàng?

-


Tiêu chuẩn để lựa chọn mô hình đánh giá khả năng trả nợ vào thực tế?

-

Các giải pháp đối với nhóm yếu tố tác động đến khả năng đánh giá khả năng trả
nợ của khách hàng?

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại MB
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.
-

Về không gian: là các khách hàng cá nhân đang có quan hệ tín dụng tại các chi
nhánh MB trên toàn hệ thống.

-

Về thời gian: thời gian nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ
của khách hàng cá nhân được giới hạn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
tháng 06/2015.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu


1.5.1. Phương pháp định tính.
Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu. Thu
thập, thống kê những thông tin có sẵn, từ đó sử dụng các số liệu để so sánh, đánh
giá. Phân tích dựa trên những thông tin, dữ liệu đã thống kê.
1.5.2. Phương pháp định lượng.
Sử dụng mô hình hồi quy Logit.

1.6.

Kết cấu luận văn
Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu.


4

Chương 2: Tổng quan về các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về
khả năng trả nợ của KHCN tại các ngân hàng thương mại (NHTM).
Chương 3: Đánh giá thực trạng khả năng trả nợ của KHCN tại MB
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và kết quả kiểm định
các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại MB.
Chương 5: Giải pháp nâng cao khả năng nhận diện khách hàng có rủi ro quá
hạn trong hoạt động cho vay KHCN tại MB và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1.


Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.

2.1.1. Định nghĩa khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.
Khả năng trả nợ của khách hàng là việc khách hàng có khả năng trả nợ đầy
đủ và đúng hạn với bên cho vay hay không. Hiện tại vẫn chưa có định nghĩa thống
nhất về khái niệm “khả năng trả nợ” mà chỉ có những dấu hiệu về việc khách hàng
“không có khả năng trả nợ”, thông qua phương pháp loại trừ ta có thể hiểu ngoài
những khách hàng “không có khả năng trả nợ” là những khách hàng “có khả năng
trả nợ”.
Căn cứ theo Hiệp ước Basel II có 2 tình trạng sau có thể dùng làm căn cứ để
đánh giá khả năng không trả được nợ của khách hàng:
-

Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi
đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả.

-

Khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày. Trong
đó, những khoản thấu chi được xem là quá hạn khi khách hàng vượt hạn
mức hoặc được thông báo một hạn mức nhỏ hơn dư nợ hiện tại.1
Căn cứ theo định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về nợ xấu: là khoản nợ

khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày
trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc đồng ý chậm theo thỏa thuận, hoặc các
khoản phải thanh toán đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do để chắc chắn để nghi ngờ
về khả năng khoản vay sẽ không được thanh toán đầy đủ 2

1

2

Basel Committee on Banking Supervision – điều 452 (2006 )
Comlilation Guide on Financial Soundness Indicators – 4.84-4.85 (2004)


6

Thông qua định nghĩa của IMF và các dấu hiệu mà Hiệp ước Basel II mô tả
có thể thấy thông thường việc khách hàng phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với việc
khách hàng không có khả năng trả nợ. Tại Việt Nam, theo khoản 8 điều 3 chương I
thông tư 02/2013/TT-NHNN có quy định nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4
và 5, trong đó điều 11 mục 1 chương II có quy định rõ:
-

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) được hiểu là các khoản nợ được TCTD,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ
gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.

-

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm : Các khoản nợ được TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

-

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm : Các khoản nợ được
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu
hồi, mất vốn.

Cũng theo thông tư 02, nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý) là các khoản nợ được

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả
gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Như vậy nếu
khách hàng phát sinh nợ nhóm 2 vẫn được hiểu là khách hàng còn khả năng trả nợ,
dù khả năng trả nợ bị suy yếu trước mắt. Để thống nhất cách hiểu trong toàn bộ
luận văn, học viên thống nhất việc đánh giá “khả năng trả nợ” của khách hàng sẽ
được đánh giá thông qua nhóm nợ cao nhất tại các TCTD khách hàng có quan hệ
tín dụng. Những khách hàng hiện đang có nợ nhóm 3, 4, 5 được hiểu là nhóm khách
hàng không có khả năng trả nợ, những trường hợp còn lại được hiểu là khách hàng
có khả năng trả nợ.


7

2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả
nợ của khách hàng cá nhân.
Theo công trình nghiên cứu của Norhaziah Nawai và Mohd Noor Mohd
Shariff 3 về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ trong chương trình tín dụng
vi mô ở Malaysia (2012), các tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 309 khách hàng
được thu thập trong giai đoạn từ tháng 11/2010 đến tháng 02/2011. Với mục tiêu
nghiên cứu, tình trạng trả nợ vay của khách hàng được chia làm 03 loại cụ thể: trả
nợ đúng hạn đối với những khách hàng hoàn trả nợ vay đúng ngày, nợ quá hạn đối
với những khách hàng chậm trả hoặc trả ít hơn số tiền phải trả và vỡ nợ đối với
những khách hàng không có khả năng trả nợ quá 3 tháng. Thông qua mô hình hồi
quy Logit, nhóm tác giả đưa vào kiểm định 12 biến bao gồm: giới tính, tuổi, trình
độ học vấn, giáo dục tôn giáo, thu nhập của khách hàng, khoảng cách đến nơi vay,
doanh số hàng tháng, số lần kiểm soát sau trong tháng, việc đáp ứng khoản vay
đúng nhu cầu của người vay, tổng dư nợ, và đăng ký kinh doanh theo đúng quy
định của pháp luật trong việc ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Kết

quả nghiên cứu cho thấy rằng độ tuổi, giáo dục tôn giáo, doanh số bán hàng, và việc
đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật có tác động tiêu cực đến khả năng trả
nợ vay, trong khi đó các biến giới tính, khoảng cách đến nơi vay, tổng số nợ vay, số
lần kiểm soát sau và việc đáp ứng khoản vay theo nhu cầu của khách hàng có ảnh
hưởng tích cực đến khả năng chi trả của khách hàng.
Theo nghiên cứu của Hussain Ali Bekhet và Shorouq Fathi Kamel Eletter

4

(2014), các tác giả đã sử dụng mô hình logit để đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng
đến quyết định cho vay. Bài nghiên cứu sử dụng mẫu bao gồm 492 quan sát trường
hợp đồng ý và từ chối cấp tín dụng từ các ngân hàng thương mại tại Jordan từ giai
3

Norhaziah Nawaia, Mohd Noor Mohd Shariff, 2012. Factors affecting repayment performance in microfinance
programs in Malaysia. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 62 ( 2012 ) 806 – 811
4
Hussain Ali Bekhet, Shorouq Fathi Kamel Eletter, 2014. Credit risk assessment model for Jordanian
commercial banks: Neural scoring approach. Review of Development Finance, 4 (2014) 20–28


8

đoạn 2006 đến 2011, trong đó có 292 trường hợp được cấp tín dụng (chiếm 59,3%
mẫu quan sát) và 200 trường hợp từ chối cấp tín dụng (chiếm 40,7%). Có tất cả 13
biến bao gồm 07 biến thang đo và 06 biến thứ bậc, cụ thể: tuổi, giới tính, tổng thu
nhập, loại hình công ty khách hàng làm việc, nguồn dự phòng, giá trị khoản vay,
mục đích vay vốn, kinh nghiệm làm việc ở vị trí hiện tại, thời gian cho vay, quốc
tịch người vay, lãi vay, tỷ số nợ/thu nhập và quyết định tín dụng được đưa vào mô
hình. Kết quả cho thấy rằng chỉ có 7 trong 13 biến có ý nghĩa thống kê và ảnh

hưởng đến quyết định tín dụng bao gồm mục đích vay vốn, loại hình công ty khách
hàng làm việc, nguồn trả nợ dự phòng, tỷ số nợ/thu nhập, lãi vay và tổng thu nhập.
Theo nghiên cứu của Vương Quân Hoàng và các cộng sự trong việc xây
dựng mô hình định mức tín nhiệm khách hàng thể nhân5 (2006), nhóm tác giả sử
dụng mẫu gồm 1.727 khách hàng quan hệ với ngân hàng Techcombank, nhóm
khách hàng được chia làm 2 nhóm bao gồm 1.375 khách hàng “tốt” và 353 khách
hàng “xấu” . Mô hình hồi quy logit được sử dụng để kiểm định bao gồm 16 biến:
tuổi tác, trình độ học vấn, loại hình công việc, thời gian công tác, thu nhập hàng
tháng, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, thời gian cư trú, số người phụ thuộc, phương
tiện đi lại, phương tiện thông tin, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu, giá trị tài sản
khách hàng, giá trị các khoản nợ, quan hệ với Techcombank và uy tín trong giao
dịch. Căn cứ vào kết quả chạy mô hình tác giả đã loại 2 biến thời gian công tác và
uy tín trong giao dịch vì có sự phụ thuộc tuyến tính vào các biến khác và hệ số beta
tỏ ra không ổn định. Trong 14 biến còn lại biến thu nhập hàng tháng, chênh lệch thu
nhập và chi tiêu, giá trị tài sản của khách hàng có tác động tích cực đến khả năng trả
nợ của khách hàng, 11 biến còn lại có tác động trái chiều đến biến phụ thuộc.
Bài nghiên cứu về “Nhu cầu vay nợ của các hộ gia đình tại Mỹ: bằng chứng
thực nghiệm từ cuộc khảo sát 1995 về tín dụng tiêu dùng” của tác giả Jonathan
5

Vương Quân Hoàng và cộng sự. 2006. Phương pháp thống kê xây dựng mô hình định mức tín nhiệm khách
hàng thể nhân. Tạp chí ứng dụng toán học, số 2, tập 4.


9

Crook 6 nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng đối với những
hộ gia đình và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay nợ của các hộ gia đình. Bài
nghiên cứu sử dụng mô hình Probit, mẫu nghiên cứu bao gồm 4.299 hộ gia đình.
Kết quả chạy mô hình cho thấy khả năng trả nợ chịu ảnh hưởng tích cực bởi yếu tố

độ tuổi của chủ hộ (kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Crook và Thomas
năm 1993, Cox và Jappelli năm 1993, Gropp và các cộng sự năm 1997 và Crook
năm 1996). Tương tự yếu tố thu nhập, thu nhập ròng và sở hữu nhà riêng cũng ảnh
hưởng tích cực đến khả năng trả nợ của các hộ gia đình (kết quả này phù hợp với
các nghiên cứu Cox và Jappelli năm 1993; Crook năm 1996, Duca và Rosenthal đối
với trường hợp biến thu nhập và tình trạng sở hữu nhà riêng).
Trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng
hạn của Nông hộ ở tỉnh Hậu Giang” (2011), PGS.TS Trương Đông Lộc và ThS
Nguyễn Thanh Bình7 đã sử dụng mẫu gồm 436 nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Bài viết
sử dụng mô hình Probit để kiểm định 7 biến số, bao gồm: mục đích sử dụng vốn
vay, thu nhập sau khi vay, lãi suất vay, tuổi của người đi vay, ngành nghề chính tạo
ra thu nhập của nông hộ, số thành viên có thu nhập trong nông hộ và trình độ học
vấn của chủ hộ. Kết quả chạy mô hình cho thấy thu nhập sau khi vay và số thành
viên trong gia đình có thu nhập có mối tương quan thuận với khả năng trả nợ đúng
hạn của các nông hộ. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng những nông hộ có thu
nhập trả nợ từ sản xuất nông nghiệp sẽ có khả năng thanh toán đúng hạn cao hơn so
với những nông hộ có nguồn thu nhập từ các hoạt động khác. Cuối cùng kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng trả nợ
đúng hạn của nông hộ càng cao.

6

Jonathan Crook, 2001. The demand for household debt in the USA: evidence from the 1995 Survey of
Consumer Finance. Applied Financial Economics, vol 11, pp 83 91
7
Trương Đông Lộc, Nguyễn Thanh Bình, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông
hộ tỉnh Hậu Giang. Báo công nghệ ngân hàng, số 64, trang 2.


10


Trong bài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả của các
chương trình tín dụng vi mô ở Malaysia: trường hợp của Agrobank của tác giả A.H
Roslan và Mohd Zaini Abd Karim 8 (2009), để khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng chi trả của các đối tượng tín dụng vi mô trong trường hợp Agrobank,
các tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu bao gồm 2.630 khách hàng vay được thu
thập trong giai đoạn từ tháng 06 đến tháng 08 năm 2007 từ 86 chi nhánh của
Agrobank trải khắp đất nước Malaysia. Các tác giả đã sử dụng mô hình Probit và
Logit để xác định những nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng chi trả. Các nhân tố
này được chia làm 3 nhóm, nhóm thứ nhất bao gồm các nhân tố liên quan đặc
điểm/đặc trưng của bên đi vay, nhóm nhân tố thứ hai liên quan đến dự án/kế hoạch
kinh doanh của khách hàng vay và nhóm nhân tố thứ ba liên quan đến bản thân
khoản vay. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến giới tính có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ nợ
quá hạn đối với những người vay là nam giới cao hơn so với nữ giới ( trong khi đó
nghiên cứu của Bhatt,N và Sui-Yang Tan vào năm 2002 không tìm thấy có sự khác
biệt giữa nam và nữ liên quan đến vấn đề nợ quá hạn). Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy những người vay hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ/hỗ trợ ít rủi ro hơn đối
với những người hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Việc người đi vay được đào
tạo bài bản về chuyên môn đối với công việc đang làm sẽ ít rủi ro hơn so với những
người lao động không được đào tạo, từ đó khả năng trả nợ cũng được những cải
thiện. Quy mô khoản vay có ý nghĩa tích cực đối với khả năng chi trả của khách
hàng, quy mô khoản vay càng lớn tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp, thông qua cuộc khảo
sát, các tác giả nhận thấy phần lớn giá trị khoản vay không đáp ứng đủ nhu cầu,
điều này làm tăng rủi ro đối với những khoản vay nhỏ (kết quả này đối ngược với
kết quả nghiên cứu của Sharma và Zellar về chương trình tín dụng nhóm ở
Bangladesh nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Jimenez và Saurina vào
8

A.H Roslan, Mohd Zaini Abd Karim, 2009. Determinants of microcredit repayment in Malaysia: the case of
Agrobank. Humanity & Social Sciences Journal, 4 (1): 45-52.



11

năm 2004). Thời hạn cho vay cũng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê,
thời gian cho vay càng dài tỷ lệ nợ quá hạn càng cao. Kết quả ước lượng từ mô hình
Probit phù hợp với những gì thu được từ mô hình logit.
Theo bài nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Huyền và Stefanie Kleimeier9
(2007) về mô hình chấm điểm tín dụng của thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt
Nam, các tác giả sử dụng mẫu quan sát gồm 56037 các khoản vay được lấy từ một
ngân hàng thương mại, bao gồm cả những khoản vay đúng hạn và những khoản vay
quá hạn, được ký từ giai đoạn 1992 đến 2005. Các tác giả sử dụng mô hình hồi quy
Logit để kiểm định 16 biến đưa vào mô hình bao gồm: thời gian giao dịch với ngân
hàng, giới tính, số lần vay vốn, thời gian vay, tình trạng cư trú, vùng miền cư trú, số
lượng tiền gửi, giá trị tài sản thế chấp, số người phụ thuộc, thời gian làm công việc
hiện tại, tình trạng hôn nhân, loại tài sản thế chấp, điện thoại bàn, trình độ học vấn
và mục đích vay vốn. Kết quả chạy mô hình cho thấy các biến thời gian quan hệ với
ngân hàng, giới tính, số lượng khoản vay và thời gian vay vốn có ảnh hưởng đến
khả năng trả nợ của khách hàng.
2.1.3. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN.
Thông qua các nghiên cứu trước đây có thể tóm tắt các yếu tố tác động đến
khả năng trả nợ của KHCN thành các nhóm chính sau:
 Nhóm thông tin về bản thân khách hàng
Nhóm nhân tố phản ánh trình độ học vấn, nhận thức của khách hàng, tính
chất công việc, mức độ an toàn trong công việc của khách hàng. Đây là những yếu
tố ảnh hưởng mức độ ổn định của nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng của khách
hàng. Ngoài ra, nhóm thông tin này cũng cho biết về điều kiện sống của khách

9


Thi Huyen Thanh Dinh , Stefanie Kleimeier, 2007. Acredit scoringmodel forVietnam's retail banking market.
International Review of Financial Analysis 16 (2007) 471–495


12

hàng, điều này sẽ tác động đến khả năng tài chính và nhận thức của khách hàng.
Các thông tin này bao gồm:
+ Độ tuổi
+ Giới tính
+ Tình trạng hôn nhân
+ Tình trạng học vấn
+ Tình trạng sở hữu nhà ở
+ Số người phụ thuộc
+ Thông tin người đồng trách nhiệm.
 Nhóm thông tin về tình hình tài chính của khách hàng
Đây chính là một trong những nhóm thông tin quan trọng nhất để đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng, phản ánh mức độ thu nhập, loại hình các nguồn
thu nhập, năng lực tài chính của khách hàng. Liên quan đến nhóm thông tin này bao
gồm các yếu tố:
+ Thu nhập của người vay
+ Thu nhập của người đồng trách nhiệm
+ Các loại thu nhập (kinh doanh, lương, cho thuê…)
+ Tính chất công việc hiện tại
+ Kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực hiện tại
+ Thời gian làm công việc hiện tại
+ Tài sản tích lũy
+ Chi phí sinh hoạt, chi phí dự phòng
+ Thu nhập ròng



13

+ Chi phí trả nợ
 Nhóm thông tin về tình hình dư nợ, giao dịch của khách hàng.
Nhóm thông tin này phản ánh quy mô dư nợ, tình hình giao dịch của khách
hàng với các TCTD. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực của khách hàng
dự trên quy mô dư nợ tại các TCTD khác và uy tín thanh toán trong lịch sử quan hệ
tín dụng của khách hàng để đánh giá thiện chí của khách hàng trong việc trả nợ.
Những thông tin này được phản ánh qua các tiêu chí:
+ Dư nợ của khách hàng tại các TCTD
+ Số dịch vụ ngân hàng đang sử dụng
+ Có sử dụng dịch vụ trả lương qua ngân hàng không
+ Thời gian quan hệ tín dụng với các TCTD.
+ Uy tín trong giao dịch tín dụng
 Nhóm thông tin về đặc điểm của khoản vay
Liên quan đến nhóm thông tin bao gồm các yếu tố:
+ Mục đích vay
+ Thời hạn vay
+ Lãi suất vay
+ Quy mô của khoản vay
+ Loại tài sản đảm bảo
+ Giá trị tài sản đảm bảo
+ Tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo…
Mặc dù đây là nhóm các yếu tố liên quan đến khoản vay và thường được
mặc định trong các sản phẩm tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng cho vay,
tuy nhiên những yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của


14


khách hàng. Ví dụ, một khoản vay có thời hạn quá ngắn và lãi suất quá cao sẽ gây
áp lực trả nợ lớn và có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mục
đích vay sản xuất kinh doanh có thể tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm so với thu
nhập hiện hữu của khách hàng trong khi các mục đích vay phi sản xuất kinh doanh
(tiêu dùng, mua xe phục vụ đi lại cá nhân…) thì không, điều này cũng có thể ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
 Nhóm các yếu tố khác
Bao gồm các yếu tố về kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô và yếu về môi trường
ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng. Thông thường những yếu tố
này là nhóm yếu tố khách hàng mà cả ngân hàng cho vay và khách hàng không thể
lường trước được, ví dụ:
+ Chính sách tiền tệ
+ Khủng hoảng kinh tế
+ Chiến tranh, thiên tai, lũ lụt…
Bảng 2.1 : Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN
Nhóm Biến
Nhóm thông tin về
bản thân khách
hàng

Nhóm thông tin về
tình hình tài chính
của khách hàng

Nhóm thông tin về

Mô tả biến
Tuổi
Giới tính

Tình trạng hôn nhân
Tình trạng học vấn
Tình trạng sở hữu nhà ở
Số người phụ thuộc
Thông tin người đồng trách nhiệm
Thu nhập của người vay
Tính chất công việc hiện tại
Chức vụ
Kinh nghiệm trong lĩnh vực hiện tại
Thời gian làm công việc hiện tại
Chi phí (sinh hoạt, cấp dưỡng, trả nợ…)
Tài sản tích lũy
Dư nợ tại các TCTD

Tác động
+/+/+/+/+
+/+
+/+/+
+
+
+/-


15

tình hình dư nợ,
giao dịch của
khách hàng

Số dịch vụ ngân hàng đang sử dụng

+/Thời gian quan hệ tín dụng
+/Uy tín trong giao dịch
+
Hình thức thu nhập (tiền mặt, qua ngân
+/hàng)
Nhóm thông tin về
Mục đích vay
+/đặc điểm của
Lãi suất
khoản vay
Thời gian vay
+/Giá trị khoản vay
+/Tỷ lệ tài trợ/tài sản đảm bảo
Loại tài sản đảm bảo
+/Nhóm yếu tố khác
Chính sách tiền tệ, khủng hoảng kinh tế,
chiến tranh, thiên tai, lũ lụt…
Nguồn: thống kê dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm
2.1.4. Các mô hình nghiên cứu về khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
2.1.4.1. Mô hình 5C
Mô hình 5C nghiên cứu 5 nhóm tiêu chí của người đi vay, bao gồm: Tư
cách của người vay (character), Vốn (Capital), Năng lực tài chính (Capacity), tài
sản đảm bảo (Collaterall) và các điều kiện (Conditions)
 Tư cách người vay (Character): Một trong những yếu tố đầu tiên CBTD
phải đánh giá trước khi quyết định tài trợ khách hàng chính là tư cách của
người vay. Liên quan đến tư cách người vay, bên cho vay phải hiểu rõ
khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự hay không, ngoài ra phải đánh giá tư cách đạo đức, thiện chí, mục đích
vay vốn, uy tín của khách hàng, đánh giá khách hàng vay có phù hợp với
quy định, CSTD của ngân hàng không…. Trong những tiêu chí nói trên,

cần quan tâm đặc biệt yếu tố năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi
dân sự vì đây là yếu tố xác định tính hiệu lực của hợp đồng tín dụng được
ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, tư cách đạo đức và thiện
chí của khách hàng vay để làm căn cứ đánh giá mức độ hợp tác của khách


16

hàng sau khi cho vay. Về mục đích vay vốn, CBTD cần phân tích, thẩm
định cẩn thận nhu cầu của khách hàng tránh trường hợp tài trợ những
phương án không khả thi, trường hợp vay ké, vay hộ làm thất thoát nguồn
vốn vay của ngân hàng.
 Vốn (Capital): Vốn thể hiện số tiền khách hàng tham gia vào phương án
vay, còn được gọi là vốn tự có. Vốn tự có thể hiện năng lực tài chính và
trách nhiệm của khách hàng vào phương án vay. Vốn tự có càng lớn nghĩa
là số tiền khách hàng cần ngân hàng tài trợ càng nhỏ, khi đó sẽ giảm bớt áp
lực trả nợ cho ngân hàng. Tóm lại, vốn tự có là tiêu chí cần xem xét khi
đánh giá một phương án vay của khách hàng, vốn tự có càng cao rủi ro của
ngân hàng sẽ càng thấp và ngược lại.
 Năng lực tài chính (Capacity): đây là yếu tố rất quan trọng để xác định sẽ
tài trợ hay từ chối một phương án vay vốn của khách hàng. Liên quan đến
yếu tố thu nhập của người vay, CBTD phải đánh giá thu nhập của người
vay có đủ để đảm bảo cho khoản vay không, đánh giá tính ổn định, triển
vọng của nguồn thu nhập trong những năm sắp tới/ trong thời gian vay vốn
để đảm bảo khách hàng có thể thanh toán khoản vay đúng hạn cho đến khi
khoản vay đáo hạn.
 Tài sản đảm bảo (Collateral): Tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng khi
quyết định cho vay. Trong trường hợp khách hàng bị suy giảm về năng lực
tài chính và xấu nhất là không còn khả năng thanh toán, TSĐB sẽ trở thành
nguồn trả nợ thứ cấp của khách hàng. Khi đánh giá TSĐB, ngoài đánh giá

loại hình, giá trị và tính khả mại của tài sản đảm bảo, ngân hàng cần phải
chú ý về tính pháp lý để chắc chắn rằng tài sản đủ điều kiện để nhận làm
tài sản thế chấp theo quy định của ngân hàng cho vay và NHNN.
 Các điều kiện (Conditions): như đã phân tích ở phần năng lực tài chính,
ngoài việc xét đến các yếu tố hiện tại và bản thân khách hàng vay, khi


×