Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Pháp luật về giao dịch bảo đảm: bài tập nhóm đạt 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.37 KB, 12 trang )

MỤC LỤC

…………………………......…11

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba là một hợp đồng bảo
đảm bằng tài sản của bên thứ ba để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay
của bên vay vốn đối với ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiệu lực pháp lý
của loại hợp đồng này trong thực tiễn còn có nhiều ý kiến khác nhau và có
thể để lại hệ quả xấu cho ngân hàng thương mại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề
này nhóm chúng tôi xin được giải quyết một tình huống cụ thể và từ đó rút ra
được những bài học thực tiễn. Tình huống cụ thể như sau.
TÌNH HUỐNG :
Ngày 25/9, bà PTKL có ký 2 HĐTD vay của Ngân hàng K 700.000.000 đồng,
thời hạn vay là 12 tháng.
Tài sản bảo đảm nợ vay là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại
220/69H và 220/69K HHT, quận Bình Thạnh, TPHCM do bà NTB và ông NVL
đứng tên và tự nguyện thế chấp.
Do các khoản nợ vay đã quá hạn mà bà L vẫn không thanh toán được nên
Ngân hàng K đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà L phải thanh toán
số nợ gốc là 700.000.000 đồng và lãi phát sinh cho đến ngày trả hết nợ gốc,
đồng thời buộc bà B và ông L phải bàn giao tài sản bảo đảm để phát mãi thu
hồi nợ cho ngân hàng.
Bà PTKL xác nhận và đồng ý thanh toán các khoản nợ nói trên cho Ngân
hàng K, chỉ xin giảm bớt phần lãi phạt quá hạn (chỉ tính theo lãi suất vay
trong hạn cho đến ngày trả hết nợ vốn) và xin trả trong thời hạn 60 ngày kể
từ ngày xét xử.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà B và ông L xác nhận có ký hợp


đồng thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản nợ vay theo hợp đồng tín dụng
số nói trên và hiện nay đang cho bà H và ông T sử dụng căn nhà mà mình đã
thế chấp cho ngân hàng vì bà B có vay của bà H 180.000.000 đồng và ông L có
vay của ông T 90.000.000 đồng.
Bà B và ông L không đồng ý cho phát mãi tài sản bảo đảm là 2 căn nhà nói
trên vì ông L và bà B không có ký hợp đồng bảo lãnh mà chỉ ký hợp đồng thế
chấp là không đúng quy định và cả 2 người này đều không đọc hợp đồng
trước khi ký (do tin tưởng bà PTKL).

2


Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà H và ông T xác nhận đúng như
bà B và ông L trình bày và không có ý kiến hoặc yêu cầu gì trong vụ án này, đề
nghị Tòa án xét xử theo quy định của pháp luật (Nếu có tranh chấp với bà
Bến, ông Lài, sẽ khởi kiện thành một vụ án khác).
Yêu cầu: 1. Giải quyết tình huống trên theo các căn cứ luật định
2. Bài học rút ra từ tình huống trên?

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Câu 1: Giải quyết tình huống.
Về cách giải quyết tình huống này, có khá nhiều luồng ý kiến khác nhau
song nhóm xin nêu ra 2 quan điểm phổ biến nhất:
Quan điểm 1: Hợp đồng thế chấp có hiệu lực
Theo khoản 1 điều 4 nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006
Điều 4. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa
vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản
đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai

và được phép giao dịch.
Thêm nữa, khoản 2, điều 4, Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTPBTNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất (có hiệu lực kể từ ngày 8-8-2016) lại quy định có thể đăng ký thế chấp
bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không những của bên thế
chấp mà còn của cả người khác.
Như vậy trong tình huống này, ông B và bà L đã tự nguyện thế chấp quyền
sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại 220/69H và 220/69K HHT, quận
Bình Thạnh, TP HCM để bảo đảm cho khoản vay của bà PTKL.
3


Điều 10. Hiệu lực của giao dịch bảo đảm
1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao
kết, trừ các trường hợp sau đây:
c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
thế chấp;
Khoản 4 Điều 72 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của
Chính phủ về giao dịch bảo đảm: "Việc bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định
tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai, quy định tại khoản 5 Điều 32, khoản 4 Điều 33, khoản 4
Điều 34, khoản 4 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng và
các văn bản hướng dẫn thi hành được chuyển thành việc thế chấp quyền sử
dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của
người thứ ba";
- Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính
phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi
đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai có quy định:
"Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định
của Luật Đất đai được hiểu là thế chấp bằng quyền sử dụng đất cho người
thứ ba vay vốn theo quy định của Bộ luật Dân sự (sau đây gọi chung là thế
chấp bằng quyền sử dụng đất)";
- Điểm 1.1 khoản 1 mục I Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT
ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn
việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người
4


sử dụng đất quy định: "…Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế
chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba mà Luật Đất đai gọi là bảo lãnh
bằng quyền sử dụng đất (gọi là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất)";
- Mục 11 Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006
của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một
số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/ TTLT-BTP-BTNMT ngày
16/6/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc
đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
quy định: “Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất được ký kết trước ngày 28/7/2005 (ngày Thông tư liên tịch số 05
có hiệu lực thi hành) mà vẫn còn thời hạn thực hiện thì cũng được đăng ký
theo quy định của Thông tư này.
Hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất; bảo lãnh bằng tài sản gắn liền
với đất, bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai; bảo lãnh bằng
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; bảo lãnh bằng quyền sử dụng
đất và tài sản hình thành trong tương lai được ký kết trước ngày Thông tư
này có hiệu lực thi hành thì trong hồ sơ đăng ký không phải thay bằng hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng đất của người thứ ba; thế chấp tài sản gắn liền
với đất của người thứ ba, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai của

người thứ ba; thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của
người thứ ba; thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương
lai của người thứ ba”.
- Điểm c/12.2 mục 12 của Thông tư nói trên còn có quy định: Bãi bỏ cụm từ
"bảo lãnh", "bên bảo lãnh", "bên bảo lãnh mới", "bên nhận bảo lãnh", "bên
nhận bảo lãnh mới" và "hợp đồng bảo lãnh".
Như vậy, theo những căn cứ pháp luật nêu trên thì hợp đồng thế chấp bằng
quyền sử dụng đất của ông B và bà L là hoàn toàn hợp lệ. Nếu hợp đồng thế
5


chấp nêu trên đã được đăng ký thế chấp thì hợp đồng đó có hiệu lực và ngân
hàng có quyền phát mãi tài sản bảo đảm khi bà L không thanh toán được
khoản vay quá hạn.
Quan điểm 2: Hợp đồng thế chấp vô hiệu.
Đây là quan điểm của số đông các tòa án khi giải quyết tranh chấp trong
lĩnh vực này. Thực tế là trong các tình huống tương tự, đã có rất nhiều hợp
đồng thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba bị tòa án tuyên vô hiệu. Như vậy,
ngân hàng phải chịu rủi ro rất lớn khi khoản vay trở thành khoản vay không
bảo đảm.
Quan điểm này cho rằng ông B và bà L phải ký với ngân hàng một hợp
đồng bảo lãnh cam kết sẽ bảo lãnh cho khoản vay của bà PTKL mà khi bà
PTKL không có khả năng chi trả khoản vay của mình thì ông B và bà L sẽ bảo
lãnh bằng quyền sử dụng đất của mình.
Theo điều 335 BLDS 2015
Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với
bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn
thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện

không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo quan điểm này thì hợp đồng thế chấp đã vi phạm về hình thức của
hợp đồng nên bị tuyên vô hiệu. Như vậy, ngân hàng không có quyền phát mãi

6


tài sản của ông B và bà L. Ngân hàng sẽ phải tự chịu rủi ro do khoản vay
không có bảo đảm.
Có thể thấy, vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi rất lớn. Kể cả trong nội bộ tòa
án giữa tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cũng vẫn xảy ra tình trạng không
thống nhất về quan điểm. Khi nào chưa quy định thống nhất thì những rủi ro,
thiệt hại vẫn còn xảy ra rất nhiều và khiến các ngân hàng khi tham gia hoạt
động tín dụng gặp khó khăn.

Quan điểm của nhóm: Nhóm chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất.
Đối với giao dịch dân sự, cơ quan tư pháp cần tôn trọng nguyên tắc tự
nguyện, tự thỏa thuận giữa các bên, hình thức hợp đồng không phải là yếu tố
then chốt, bởi bản chất giao dịch mới là quan trọng. Nếu một cá nhân tự
nguyện dùng tài sản để bảo đảm cho một giao dịch, thì phải tôn trọng và có
trách nhiệm với thỏa thuận đó. Hợp đồng dân sự chỉ vô hiệu khi vi phạm điều
cấm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội hoặc có bằng chứng cho thấy không
ngay tình, gian dối. Nếu bám vào hình thức hợp đồng mà tuyên vô hiệu, thì
gây rắc rối cho giao dịch dân sự một cách không cần thiết.
=>Giải quyết vấn đề quyền lợi và nghĩa vụ đối với bà H và ông T ?
Bà PTKL có đề nghị với ngân hàng không phát mãi tài sản bảo đảm và sẽ
trả khoản nợ gốc cùng với khoản lãi trong hạn trong vòng 60 ngày. Nếu ngân

hàng đồng ý với yêu cầu của bà PTKL thì bà H ông T vẫn được phép tiếp tục
sử dụng căn nhà nói trên theo thỏa thuận giữa bà B ông L và bà H ông T. Tuy
nhiên trên thực tế, rất khó để ngân hàng chấp thuận yêu cầu của bà PTKL vì
vậy, để biết bà H ông T có quyền và nghĩa vụ như thế nào ta căn cứ vào thời
điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp và thời điểm ông B bà L cho phép ông
H bà T sử dụng căn nhà.
7


- Trường hợp 1: Bà B và ông L cho bà PTKL thế chấp quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất trước khi cho bà H ông T sử dụng nhà vì khoản vay
nói trên. Theo luật định thì việc cho ông T bà H sử dụng nhà sau khi thế chấp
phải thông báo cho ngân hàng là bên nhận thế chấp, nếu như ông T bà H vẫn
đồng ý sử dụng căn nhà dù biết nó đang được thế chấp tại ngân hàng thì khi
bà PTKL không có khả năng hoàn trả khoản vay với ngân hàng, ngân hàng
yêu cầu phát mãi căn nhà thì ông T và bà H buộc phải chấp thuận. Trong
trường hợp ông B bà L cho ông T bà H sử dụng nhà (giống như việc cho
mượn nhà) mà hai người này hoàn toàn không biết căn nhà đang bị thế chấp
với ngân hàng thì căn cứ vào Điều 23 NĐ 163/2006 ông L bà B phải bồi
thường nếu việc phát mãi căn nhà của ngân hàng gây thiệt hại đến bà H ông
T. Bà H ông T có thể kiện ra tòa để đòi lại khoản tiền đã cho vay và lãi theo
quy định.
- Trường hợp 2: Ông B bà L cho bà H ông T sử dụng nhà vì khoản vay nói
trên trước khi đem đi thế chấp ngân hàng quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất. Theo quy định thì khi thế chấp tài sản tại ngân hàng buộc bà
PTKL phải thông báo về việc đang cho người khác sử dụng căn nhà trên đồng
thời thông báo cho ông T bà H về việc mang căn nhà đi thế chấp. Bà H ông T
được tiếp tục sử dụng căn nhà cho đến hết thời hạn theo thỏa thuận với bà B
ông L, hết thời hạn theo thỏa thuận nếu bà PTKL vẫn chưa hoàn thành nghĩa
vụ với ngân hàng thì buộc bà H ông T phải giao lại căn nhà để ngân hàng

thực hiện phát mãi tài sản theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Bài học rút ra từ tình huống trên
“Thế chấp” và “bảo lãnh” là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự được quy định trong BLDS năm 2015. Thời gian qua, trong các giao
dịch thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được xem
như là biện pháp bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn trong hoạt động cấp tín
8


dụng. Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người
khác là biện pháp bảo đảm mang tính chất tryền thống được sử dụng khá
phổ biến trong hoạt động cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản. Khoản 1
Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 có khẳng định bên
thế chấp được dùng tài sản của mình bao gồm cả quyền sử dụng đất để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác. Với định
nghĩa bảo lãnh tại Điều 335 BLDS năm 2015 và thế chấp tại Điều 317 BLDS
năm 2015, nhận thấy rằng BLDS năm 2015 tiếp tục kế thừa quan điểm bảo
lãnh là biện pháp bảo đảm mang tính chất đối nhân, còn thế chấp là biện
pháp bảo đảm mang tính chất đối vật. Tuy nhiên, BLDS năm 2015 lại không
khẳng định một cách rõ ràng về việc bên thế chấp có quyền dùng tài sản của
mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác hay không. Theo quy
định tại Khoản 3 Điều 336 BLDS năm 2015, để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của bên bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo
đảm bằng tài sản, bao giồm cả tài sản thế chấp. Do đó ta thấy rằng BLDS vẫn
thừa nhận hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của
người khác.
Tuy nhiên điều này không phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm
2013. Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 có quy định: “Người sử dụng
đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê

lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của
Luật này.”qua đó ta thấy Luật Đất đai năm 2013 không quy định về quyền
được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
Qua đó ta thấy bảo lãnh và thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
của người khác là hai biện pháp bảo đảm hoàn toàn khác nhau.
Về nghĩa vụ được bảo đảm: trường hợp thế chấp tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ của người khác, nghĩa vụ được bảo đảm không phải của bên
9


thế chấp. Trong khi đó, ở hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh thì nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ của chính bên thế
chấp.
Về thời điểm bên nhận thế chấp được quyền xử lý tài sản bảo đảm: trường
hợp thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác là thời
điểm bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trong khi đó,
ở hình thức thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thời
điểm này được tính từ khi bên thế chấp không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,
nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ.
Về mối quan hệ giữa thế chấp và bảo lãnh: trong quan hệ thế chấp tài sản
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tồn tại song song hai quan hệ có tính
chất phụ thuộc, đó là quan hệ bảo lãnh và quan hệ thế chấp. Trong đó, thế
chấp là quan hệ phát sinh từ quan hệ bảo lãnh với vai trò tăng cường mức độ
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và trách nhiệm của bên bảo lãnh. Tuy
nhiên, trong quan hệ thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của
người khác thì không nhất thiết phải tồn tại đồng thời quan hệ bảo lãnh và
quan hệ thế chấp. Bởi lẽ, ở hình thức chấp này, bên thế chấp không phải là
bên bảo lãnh và bên thế chấp cũng không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thay
cho bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ khi đã đến hạn như đã giao kết với bên có quyền nếu các bên không có

thỏa thuận.
Trong trường hợp của đề bài bà B và ông L đã tự nguyện thế chấp tài sản
là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại 220/69H và 220/69K
HHT, quận Bình Thạnh, TPHCM cho bà L. Do đó ta không thể tuyên hợp đồng
thế chấp này vô hiệu vì: việc thiết lập hợp đồng này không vị phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội, không thuộc trường hợp bị hạn chế

10


quyền dân sự; việc thế chấp lô đất đó là do bà B và ông L hoàn toàn tự
nguyện.
Điều đang để nói đến ở đây là khi bà L không thể thanh toán được các
khoản nợ vay của ngân hàng K khi các khoản nợ vay đã quá hạn, và ngân
hàng K đã nộp đơn yêu cầu Tòa án buộc bà L phải bàn giao tìa sản bảo đảm
để phát mãi thu hồi nợ cho ngân hàng. Trong khi đó tài sản bảo đảm là tài
sản của ông L và bà B. Ông L và bà B chỉ ký hợp đồng thế chấp mà không ký
hợp đồng bảo lãnh với bà L. Hơn nữa lô đất mà ông L và bà B đã thế chấp để
bảo đảm cho khoản nợ vay theo hợp đồng tín dụng nói trên hiện nay đang
cho bà H và ông T sử dụng do bà B có vay tiền của bà H và ông có vay tiền
của ông T. Do đó khi ngân hàng phát mãi tài sản thì đồng nghĩa với việc
khoản nợ mà bà B vay của bà H và khoản nợ mà ông L vay của ông T không
biết sẽ lấy tài sản nào đem ra để bảo đảm. Việc ông L và bà B chỉ ký hợp đồng
thế chấp mà không ký hợp đồng bảo lãnh do cả hai người đều không đọc hợp
đồng trước khi ký vì tin tưởng vào bà L đó là lỗi của ông L và bà B. Tuy nhiên
thì theo phân tích ở trên, trong quan hệ thế chấp tài sản để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ của người khác thì không nhất thiết phải tồn tại đồng thời
quan hệ bảo lãnh và quan hệ thế chấp, do đó về lý thuyết thì ông L và bà B
không có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bà L nhưng do sơ xuất
của hai ông bà trong khi ký hợp đồng nên hai ông bà đã bị mất đất.

Từ những phân tích trên ta rút ra bài học đó là khi giao kết hợp đồng thế
chấp tài sản để bảo đảm thực nghĩa vụ của người khác thì bên thế chấp cần
đọc kỹ hợp đồng tránh để xảy ra tình trạng như ông L và bà B.

KẾT LUẬN

11


Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia giao dịch thế chấp
quyền sử dụng đất của bên thứ ba, gia tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng, hệ thống tòa án các cấp khi giải quyết các tranh chấp liên
quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ ba nói riêng và
hợp đồng bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba nói chung cần hiểu và đưa ra
các quyết định giải quyết tranh chấp theo đúng các quy định của Bộ luật Dân
sự và quy định khác có liên quan của pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO




Bộ luật Dân sự 2015;
Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 Về giao dịch bảo đảm;
Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng



ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định

bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái



định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của



Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường ;
Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của




Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và môi trường;
Dulieu.tailieuhoctap.vn;
Tạp chí dân chủ và pháp luật;

12



×