Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tìm hiểu trang phục truyền thống của người Mường ở tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.39 KB, 34 trang )

A. MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Hoà Bình là một trong những tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc nước ta.
Đây là nơi dân tộc Mường cư trú đông nhất. Vùng đất này đã sản sinh và lưu giữ
nhiều sản phẩm văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, là một trong những tỉnh
mang nhiều bản sắc văn hoá riêng. Chính bản sắc văn hoá đó đã tạo nên đặc thù
và sự khác biệt của văn hoá Hoà Bình so với các địa phương khác trong cả nước.
Sự độc đáo về văn hoá bản Mưòng đã tạo cho văn hoá Hoà Bình có điểm nhấn
khác biệt mà văn hoá các dân tộc khác không có đươc.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước chúng ta không thể phủ
nhận vai trò to lớn của văn hoá. Có thể nói văn hoá là cơ sở, nền tảng và động lực
của phát triển, là cầu nối giữa hiện tai và quá khứ không bị đứt quãng.
Trong những năm gần đây kinh tế Hoà Bình đã có nhiều khởi sắc. Hoà
Bình vốn nằm gần các khu công nghiệp ở Xuân Mai Hà Nội, Các nhà đầu tư
đã quan tâm tới Hoà Bình đem lại cho Hoà Bình nhiều luồng không khí mới.
Song bên cạnh đó thì những giá trị văn hoá truyền thống của Hoà Bình bị
mai một đi nhiều, chính vì vậy việc nhận thức đúng đắn văn hoá và giá trị của
văn hoá Mường là một việc làm cần thiết. Bởi vậy chúng tôi đã chọn đề tài
này làm báo cáo thực tập của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về văn hoá Mường như
cuốn: “ Hoa văn Mường” của tác giả Từ Chi, “Trang phục các dân tộc thiểu
số” của Vương Anh; “Tiếp cận văn hoá bản Mường” của nhiều tác giả.
“Người Mường ở Tân Lạc Hoà Bình” của Nguyễn thị thanh Nga. Vương Anh
với “ tiếp cận văn hoá bản Mường” ….Cùng nhiều công trình khác và các bài
viết khác được đăng tải trên các tạp chí do điều kiện mà chúng tôi chưa thể
nêu ra hết trong khuôn khổ bài báo cáo này.
1


Những công trình nghiên cứu trên là những tư liệu quý về văn hoá cổ


truyền của người Mường. giúp cho sự thành công của bài báo cáo.
Trên cơ sở tư liệu điền dã dân tộc học và kế thừa các tài liệu đã có để
làm rõ hơn và sâu sắc hơn những giá trị văn hoá truyền thống trên trang phục
Mường, chúng tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu văn hoá dân tộc Mường ở Hoà
Bình qua trang phục truyền thống” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Báo cáo làm rõ văn hoá được thể hiện trên trang phục Mường như thế nào.
Nhiệm vụ:
Làm rõ những giá trị văn hoá Mường, nhằm giữ gìn và bảo vệ văn hoá
truyền thống đang có nguy cơ bị mai một đi bởi những tác động của kinh tế
thị trường.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cúư:
Khái niệm văn hoá mà tác giả lấy làm đối tượng chính để nghiên cứu
được xác định là một hệ thống hũư cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương
tác giữa giữa con người với con người, con người với môi trường tự nhiên.
Phạm vi nghiên cứu:
Tác giả không nghiên cứu tất cả nội hàm của khái niệm mà chỉ nghiên
cứu một phần rất nhỏ trong văn hoá vật chất (văn hoá trên trang phục của
người Mường).
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận:
Chủ yếu dựa trên quan điểm về văn hoá của các nhà kinh điển Mác xít.
Phương pháp nghiên cứu:

2



Báo cáo sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phân tích ,
tổng hợp, đặc biệt là phương pháp điền dã dân tộc, thâm nhập vào cộng đồng
để lấy tư liệu tại thực địa. Cùng với quá trình quan sát, chúng tôi sử dụng các
công cụ phỏng vấn sâu, chụp ảnh đối tượng là người Mường.
6. Kết cấu của báo cáo
Báo cáo chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung chia làm hai
chương, phần kết luận.

3


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN KỲ SƠN
TỈNH HÒA BÌNH
1. Đặc điểm cư trú
1.1.
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Kỳ Sơn là một huyện miền núi thấp của tỉnh Hòa Bình, nằm ở vị trí
22o07' - 26o00' vĩ bắc, 105o48' - 106o25' kinh đông, có tổng diện tích tự
nhiên là 202 km2 (chiếm 4,3% diện tích toàn tỉnh), dân số trung bình 34.800
người (4,4% dân số cả tỉnh), mật độ dân số 172 người/km2. Huyện Kỳ Sơn
phía bắc giáp huyện Ba Vì (tỉnh Hà Tây), phía đông giáp huyện Lương Sơn
và huyện Kim Bôi, phía nam giáp thị xã Hoà Bình, phía tây giáp thị xã Hoà
Bình và huyện Đà Bắc.
Khí hậu:
Nằm ở vùng giữa của tỉnh Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn có độ cao trung bình
so với mực nước biển từ 200 – 300 m, có địa hình đồi núi thấp, ít núi cao
nhưng có độ dốc lớn, từ 30 - 40o, theo hướng thấp dần từ đông nam đến tây
bắc. Cũng như các huyện khác, Kỳ Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa

đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình
năm khoảng 21,8oC- 24,7oC, nhiệt độ cao nhất là 40oC, nhiệt độ thấp nhất là
20oC, lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm. ở các ngọn núi cao có khí hậu
mát mẻ, vào mùa hè có thể làm khu điều dưỡng, nghỉ ngơi.
Tài nguyên:
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 20.204,36 ha,
trong đó, đất nông nghiệp là 2.906,48 ha (14,4%), đất lâm nghiệp là 5.675,26
ha (28,1%), đất chưa sử dụng là 10.744,59 ha (53,2%).Vùng đất Kỳ Sơn có
cấu tạo địa chất tương đối phức tạp. Do lớp thổ nhưỡng được hình thành qua
nhiều thời kỳ kiến tạo vỏ trái đất nên đất ở Kỳ Sơn rất đa dạng. Theo tài liệu

4


điều tra thổ nhưỡng năm 1974, Kỳ Sơn có hai nhóm đất chính: đất đồi núi
chiếm 78%, đất ruộng chiếm 22%. Ngoài ra còn các loại đất phù sa không
được bồi, đất phù sa sông Đà được bồi.Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên
nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua các xã Trung Minh, Dân Hạ, Hợp
Thành, Hợp Thịnh và thị trấn Kỳ Sơn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tài nguyên nước:Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có
khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.Trước kia, do
quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị
xói lở mạnh. Đập thủy điện sông Đà hoàn thành đã chủ động được trong việc
điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán.
Tài nguyên rừng:Thảm rừng Kỳ Sơn khá phong phú, cung cấp rất nhiều
loài gỗ quý như lim, lát... các loại cây dược liệu như sa nhân, hoài sơn, thổ
phục linh, ngũ gia bì... và nhiều loại lâm sản như măng, mộc nhĩ, nấm
hương... Tuy nhiên, việc khai thác bừa bãi của con người đã làm cho diện tích
và trữ lượng các thảm rừng bị suy thoái nghiêm trọng, cần phát huy phong
trào trồng mới, bảo vệ rừng.

Tài nguyên khác:Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ
cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu
xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác
phục vụ cho cuộc sống.Huyện Kỳ Sơn có cảnh quan môi trường với nhiều núi
đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có
thể phát triển du lịch
1.2.
Đặc điểm xã hội
Kinh tế:
Sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp: tình hình thời tiết tương đối thuận lợi,
các hồ đập đảm bảo đủ lượng nước tưới phục vụ cho cây trồng. công tác
chuẩn bị giống, vật tư nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu sản xuất được đảm
bảo. các xã thị trấn trong toàn huyện tập trung chỉ dạo điều tiết nước hợp lý,
tăng cường chống rét cho mạ và gia súc đat hiểu quả cao.

5


Sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt kết quả khá, chủ yếu tập trung vào các
mặt hàng truyền thống như: vật liệu xây dựng, đồ may mặc và một số mặt
hàng khác.
Hoạt động thương mại và du lịch được tăng cường đảm bảo các nhu cầu
sản xuất, kinh doanh của người tiêu dùng ở các thành phần kinh tế, đáp ứng
nhu cầu đời sống của nhân dân.
1.3.
Tộc danh, tộc người
Người Mường có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỉ
I trước công nguyên.
Dân tộc Mường là một cộng đồng người thuộc nhóm ngôn ngữ Việt –
Mường, có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình. Dân tộc

Mường là cư dân bản địa sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc Bắc
Bộ, dân tộc Mường có quan hệ thân thuộc và gần gũi với dân tộc Kinh.
1.4.
Phương thức mưu sinh
Người Tày có truyền thống trồng lúa nước lâu đời với kỹ thuật thâm
canh các biện pháp thuỷ lợi. Ngoài ra, đồng bào còn trồng trọt trên đất bãi với
lúa khô, hoa màu, cây ăn quả... Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc,
gia cầm. Các nghề thủ công gia đình được chú ý, nổi tiếng nhất là nghề dệt
thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Chợ là một hoạt động kinh tế
quan trọng.Người Tày sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trong
trồng trọt họ lấy lúa nước làm chủ đạo, có hai vụ đó là vụ mùa và vụ chiêm.
Ngoài ra cùng với các dân tộc khác trong vùng như người Kinh, Mông, Dao
họ còn làm nương rẫy ở các vùng đồi núi xung quanh xã để trồng hoa màu và
cây ăn quả. Họ chăn nuôi các loại gia súc như trâu, bò để lấy sức kéo, nuôi
các loại gia cầm như gà, vịt, ngan làm thực phẩm.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân Dân xã Minh
Quang đã đẩy mạnh công tác công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, tăng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu, nâng cao đời sống nhân dân lên
từng bước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, áp dụng khoa học ỹ thuật vào
sản xuất.
6


Trồng trọt: nhân dân ở xã đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về
sản xuất, thâm canh, đưa những giống cây trồng sản xuất cao, chuyển đổi cơ
cấu giống, mùa vụ đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao
công nghệ khoa học vào sản xuất. vì vậy năng xuất, sản lượng không ngừng
tăng lên
Năm 2014 diện tích đất cây trồng hàng năm của xã là 208,22 ha, chiếm
89.9% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm 23,39 ha, chiếm

10,1% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng cây lâu năm của xã chủ
yếu là các loại cây công nghiệp lâu năm như chè, các loại cây ăn quả.
Chăn nuôi: những năm qua, chăn nuôi đã được coi trọng và trở thành
ngành sản xuất quan trọng trên địa bàn xã. Đàn gia súc tăng nhanh cả về số
lượng và chất lượng. đàn gia cầm bị ảnh hưởng do xuất hiện dịch cúm gia
cầm, nhưng đến nay đã được khống chế và phục hồi nhanh chóng.
1.5.
Xã hội truyền thống
Từ xưa đến nay, dân tộc Mường quen cư trú thành từng xóm, quê, nhiều
xóm, quê gộp lại thành một Mường. Trong thời Phong Kiến, người Mường đã
bị các giai cấp thống trị bóc lột. Do đó, tổ chức chính quyền của người
Mường cũng giống người Kinh.
Nhà cửa, xóm làng của người Mường thường dựng dưới chân đồi, chân
núi, nơi tiếp giáp đồng ruộng, nhà cửa người Mường khác các dân tộc khác là
hay nằm sát nhau và có chung hàng rào. Người Mường dựng nhà dựa vào
những nguyên vật liệu có sẵn từ cột nhà, mái nhà, tường nhà,…tất cả đều lấy
từ trên rừng. trong xã hội cũ các khu làng Mường được bao cọc bởi rừng
nguyên sinh và đồng ruộng nương rẫy. các làng mường thường cách nhau 23km, nên thường khá độc lập với nhau về mặt địa lý. Thậm chí những làng
chèo làng trại nhỏ trên các đỉnh núi hay các sườn núi có thể nhìn thấy nhau
song để đi đến đó phải mất nửa ngày hay hàng ngày đường đi bộ, leo dốc lội
suối. điều này cho thấy rõ sự lệ thuộc của ngườ Mường, khu dân cư Mường
7


vào rừng, đồi, đất, lệ thuộc tới mức hòa vào đó nếu tách các làng Mường ra
khỏi đó nó không phải là làng Mường nữa
1.6.
Đặc điểm văn hóa
Văn hóa vật chất: Nhà ở, nếp sinh hoạt, phong tục tập quán, những nét
ứng xử với thiên nhiên với con người đã làm nên nền văn há tộc nười độc đáo

của người Mường không tộn lẫn vào đâu.
Trước cách mạng tháng 8- 1945 người Mường cư trú ở vùng đồi, núi
thấp khai khẩn các thung lũng hẹp khá bằng phẳng ven các con sông co suối
làm ruộng cấy lúa nước hay trồng cây hoa màu. Các làng Mường sống trên
vùng núi cao hay xa các con sông, suối địa hình tương đối dốc hay không đủ
nguồn nước họ chuyển sang phát nương, làm rẫy canh tác trên vùng đất dốc,
ngoài ra tay nghề khai thác nguồn lợi thiên nhiên như săn bắt hái lượm vồn đã
tồn tại từ lâu đời cũng được người Mường chú trọng. từ đặc điểm địa hình,
thiên nhiên bao quanh cùng phương thức sản xuất đã sản sinh ra hệ thống tri
thức bản địa của người Mường trong ứng xử với thiên nhiên để phục vụ cho
đời sống của mình trong việc sản xuất, làm nhà để ở, trong việc săn bắt, làm
mương máng, xe cọn nước để dẫn nước vào tưới tiêu. Biết quan sát quy luật
con nước, trăng sao định ra lịch Khao Roi, lịch Đá Rò để tính ngày tháng và
định thời gian mừa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
Về ngôn ngữ : tiếng mường thuộc hệ ngôn ngữ Việt- Mường thuộc hệ
Nam Á và rất gần với tiếng Kinh. Ngôn ngữ Mường là tài sản đặc biệt quý giá
của người mường cũng như của dân tộc Việt Nam , ngoài chức năng là giao
tiếp hàng ngày nó còn chứa trong mình lượng thôn tin và những tín hiệu được
mã hóa truyền tải từ quá khứ đến hiện tại và tương lai từ hệ ngôn ngữ nhiều
nhà khoa học cho rằng người Mường và người Kinh có cùng một gốc.

8


Về phong tục tập quán: các phong tục truyền thồng như đám cưới, đám
ma, các nghi lễ vòng đời, hoạt động tín ngưỡng như lễ tết đều mang trong
mình các hoạt động diễn xướng văn hóa văn nghệ dân hian độc đáo đặc sắc.
Người Mường đã tạo ra một kho tàng văn hóa nhất là lĩnh vực văn hóa,
ghệ thuật dân gian có dung lượng đồ sộ với hàng trăm câu chuyện, truyền
thuyết dân gian truyền miệng , trong đó nổi bật hơn cả là bộ Mo tang lễ trong

đó có sử thi Đẻ Đất- Đẻ Nước nổi tiếng.

9


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
MƯỜNG Ở HUYỆN KỲ SƠN – HÒA BÌNH
Thiên nhiên không chỉ cho con người môi trường sống mà còn làm cho
con người phải rung động trong đới sống thẩm mỹ của mình. Từ môi trường
tự nhiên cụ thể mà họ cư trú làm ăn, trang phục cùng những nhu cẫu công cụ
khác ra đời để thích ứng với điều kiện tự nhiên. Rồi sau những thứ đó qua lao
động nó phát triển dần lên không chỉ mang tính chất bản năng nữa mà nó có
giá trị thẩm mỹ trở thành văn hoá. Bởi vậy, cái đẹp thiên nhiên không chỉ
được phản ánh trong dân ca,tình ca…Mà còn được phản ánh qua trang trí trên
trang phục, hoa văn, hoạ tiết trên trang phục đó chính là cách thể hiện sinh
động đời sống sinh hoạt thẩm mỹ của con ngưòi, hình ảnh đồi núi, thiên nhiên
cuộc sống của con người nơi đây.
Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hoá độc đáo riêng của mình qua
trang phục cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng
thứ hai để chúng ta nhận biết, phân biệt tộc người này vớí tộc người khác.
Việt Nam là một nước có nhiều dân tộc cùng chung sống, Mường là một dân
tộc có nhiều bản sắc văn hoá góp sức vào tạo nên sự phong phú văn hoá lịch
sử dân tộc, vừa tạo nên giá trị văn hoá độc đáo mang đặc trưng tộc người, một
trong những giá tri văn hoá đó là TRANG PHỤC. Trang phục ghi dấu ấn một
giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Trang phục có thể xem như là biểu
tượng của cả một cộng đồng, qua cách trang trí hoa văn mà văn hoá của cả
một cộng đồng thể hiện ra. Từ nhu cầu, từ quan niệm thẩm mỹ nó chi phối
mọi hoạt đông của người MUỜNG liên quan đến một văn hoá phẩm đó là
Trang phục, trong đó chủ yếu là y phục nữ. Đây là kết quả của một quá trình

lao động lâu dài. Do lao động, do bàn tay, khối óc của người Mường tạo nên.

10


Trang phục và những giá trị thẩm mỹ đã góp phần làm rạng rỡ hơn trang phục
của người Mường. Văn hoá Mường trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
2.1 Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường
Trang phục nữ gồm:
Số thứ tự

Tên tiếng việt

Tên tiếng mường

1
2
3
4
5
6
7
8

Cái mũ(khăn đội trắng)
Cái yếm(yếm lót)
Cái áo cánh
Cái váy
cạp váy
Cái thắt lung

Cái khăn thắt áo
Cái áo chùng

cại mu
Cái yệm-áo
Cái ạo-áo
cại vặl
Kloôc
cại tệnh
Cái khăn dệt ạo
Cái ạo chung

Ngoài ra các phụ kiện kèm theo là đồ trang sức: vòng tay,xà tích,….
Cái mũ:(cại mụ) thực chất đây là chiếc khăn đội đầu, màu trắng, vải
bằng dệt vải thô, không viền, rộng35cm, dài 16cm. Khi đội trùm lên đỉnh đầu
và buộc thắt nút ở đằng sau gáy.
Cái yếm: ( còn gọi là cái áo báng), đây là chiếc yếm lót ngực,
trông giống như là cái yếm của phụ nữ Việt Nam rất nhiều, nhưng ngắn hơn
dài khoảng 37cm, rộng39cm, màu trắng cổ cắt tròn, nách khoét rộng. Cổ và
nách áo được viền vải. Yếm có dây buộc ở cổ”cài bảng” theo vòng nách của
người mặc.
Cái áo (gọi là áo pắn ) cắt thẳng không có eo, ngắn hơn áo cánh
của phụ nữ việt nam, cổ tròn nẹp viền khoảng 3cm chạy vòng tròn cổ xuống
hai vạt áo, không khuy, tay nối thân áo. Aó( pắn) thường được may bằng vải
tơ tằm,vải sợi bông dệt màu trắng hoặc màu vàng hồng, màu xanh. Với hình
dáng áo của người phụ nữ Mường như vậy nó tạo nên vẻ đẹp thanh tú, giản
dị , khiêm tốn. Aó phụ nữ MƯỜNG đã thành một trong nhiều ấn tượng quan

11



trọng, một đặc trưng khi nói về trang phục của phụ nữ.Nét nổi bật như là một
“ấn tượng quan trọng” dấu hiệu thông tin của phụ nữ Mường đó là nẹp cổ,
nẹp cổ tuy đơn giản chất liệu vải nổi lên trên tạo vẻ đẹp và hiệu quả thẩm mỹ,
gây sự chú ý. Tuy nhiên một số áo ngắn của phụ nữ Mường thêu nhiều hoa
văn, hoa văn càng làm tăng thêm vẻ đẹp riêng độc đáo, đặc sắc của người
Mường.
Cái váy khi nói đến váy người ta hay đề cập đến cạp váy, ”Cạp váy”
cũng có nhiều loại khác nhau, mỗi hoa văn đều thể hiện dáng vẻ tạo dựng
khác nhau, nhưng phổ biến nhất là cạp váy “bình dân” và cạp váy “ quý tộc”:.
Người Mường gọi nó là KLỌÔC WẶL(trốc váy, đầu váy). Tất
cả mọi tinh hoa, văn hoá của dân tộc Mường đều được thể hiện trên cạp váy.
Cạp váy bình dân là cạp váy thông dụng nhất trong đời sống thường
ngày, có kích thước nhất định, chức năng của nó dùng để che phần ngực của
người mặc, cạp váy được tạo thành 3 mảnh. Mảnh trên cùng dệt bằng tơ tằm,
tổng thể là tạo thành các hình tram nổi liền nhau, mỗi hình dài 18cm,
rộng15cm cạnh hình thoi12cm. Mỗi quả tram và trong quả tram biểu tượng
trời đất., giữa mặt trời có 4 phương tám hướng. Theo chiều trên nam- bắc
dưới. xung quanh là cây và nhà, trên cùng là đường ngũ sắc xen lẫn những
hao văn cách điệu để tạo nên giá trị thẩm mỹ riêng. Phần hai với chiều dài
kích thước người Mường tạo dệt đều giống nhau, nhưng về màu sắc dệt và
công cụ là khác nhau. Chia làm nhiều ô vuông và công cụ khác nhau, những ô
chạy dài nối nhau đó là những con hươu nối đuôi nhau chạy quay tròn theo
kim đồng hồ. Phải chăng cách trang trí đó là sự hài hoà với nhau, sự hài hoà
giữa người và vật. người Mưòng đều quan niệm “có của mới vui nhà vui cửa”
cuộc sống con ngưòi, con vật luôn gắn liền với nhau, đặc biệt màu đen xen
lẫn màu da cam tiếp đến là 4 đường chỉ màu mỗi đường này đều dệt rõ hình
núi chạy dài liên tục, gần cuối giữa đường thứ tư nổi lên một đường chỉ trắng

12



và những cánh hoa cách điệu đủ màu sắc và cuối cùng lại quay song song
những hình con hươu lúc ban đầu.
Cạp váy không chỉ là một bộ phận của trang phục. Nó còn chiếm
một vị trí quan trọng bậc nhất trong nền nghệ thuật tạo hình cổ truyền của tộc
người. Cũng có thể nói là vị trí”duy nhất”. Qủa vậy, trên toàn bộ địa bàn
mường, không tìm đâu thấy những mặt điêu khắc phẩm trên mặt phẳng như ở
châu Đại Dương, hay như những tượng tròn như ở châu Đại Dương và ở Tây
Nguyên. Cạp váy là bắng chứng phổ biến nhất, độc đáo và hung hồn nhất còn
sót lại cho dến ngày nay, về nền nghệ thuật tạo hình cổ truyền của tộc người
Mường,một nền nghệ thuật có lẽ phong phú hơn nhiều.
Dù chiếm một vị trí nào trên nền mỹ thuật Mường , thì cạp váy
trước tiên là một bộ phận của trang phục, găn kết áo và váy tạo nên một thể
thống nhất, trên đó cạp váy mới phát huy tác dụng.
Chỉ bằng sự quan sát bằng mắt thường ta cũng sẽ thấy ngay sự
khác biệt trên trang phục của phụ nữ Mường với các dân tộc khác. Biêt lập về
mặt sắc thái thẩm mỹ thôi. Đồ mặc của phụ nữ Mường không có tính diêm
dúa như của phụ nữ Thái, nó không dụng công kin đáo đến mức thanh lịch
như của phụ nữ Cao Lan.
Đi vào hoa văn trên rang trên, có thể bắt đầu từ hoa văn hình học,
trước hết là hoa văn rang trên. Màu sắc khác nhau, các dải hẹp ấy chìm xuống
nền đen với những sắc độ sâu khác nhau. Đây chính là niềm bí ẩn, là nguồn
gốc chất lung linh của màu sắc rang trên. Rang trên MƯÒNG đã vay mượn
nguyên xi, hay gần như thế, hoa văn của mặt phà chăn THÁI : dó là những
nhân xét của nhiều mế chuyên dệt cạp váy. Về mặt này từ ngữ cũng là bằng
chứng. Người Mường gọi chăn là Ộ (ổ, tức chăn). Nhưng khi chỉ tấm hoa văn
đáp lại trên mặt chăn, họ không dùng từ Mường, mà lại gọi là MẶT PHÁ
( mặt phà) cái chăn. Trong xã hội Mường, mặt phà không được sử dụng rộng
rãi đến mức như trong xã hội Thái.Nhưng người đi công tác luư động trong

13


vùng Mường, thường ngủ nhờ lại các bản Mường. kỹ thuật dệt mặt phà không
khác thuật dẹt cạp váy.
Dù hoa văn hình học có đóng vai trò không nhỏ trên rang dưói
trên cả xắn lẫn long, thì cái đinh ở dây vẫn là hoa văn động vật. Dưới con mắt
quan sát, các mô típ động vật không chìm xuống, dù là ở chỗ nào những độ
sâu khác nhau. Từ bối cảnh đêm tối của nền váy, chúng được đánh thức dậy,
để rồi bắt đầu chuyển động, mà không phải do sức của các màu nguyên cố
vươn mình khỏi nền váy đen. Góp phần vào chuyển động, còn có hình hoạ
của các mô típ, và trước hết là bố cục trong đó chúng được tích hợp…
Nghệ thuật cạp váy mang tính chất Đông Sơn trước tiên là ở đề
tài động vật của nó. Qua các mẫu rang dưới đã làm quen trên đất Hoà Bình thì
các con vật trên cạp váy Mường cũng giống nhiều con vật của người kinh
người Thái..Nghệ thuật trên cạp váy với nghệ thuật Đông Sơn. Vì, “… khác
nào trên mặt tròn các trống cổ, nơi động vật Đông Sơn di chuyển quanh một
mặt trời ở trung tâm, mà đồng thời vẫn bị câu thúc trong những vành tròn
đồng tâm. Thế đối xứng giữa một số yếu tố của mặt trống đồng và một số yéu
tố của cạp váy đã hoàn chỉnh: vành tròn ứng với dải thẳng; “bầy thú” Đông
Sơn ứng với ngôi sao tám cánh của rang trên các long; trên trống đồng chỉ có
mỗi một mặt trời , còn rang trên là cả một chuỗi ngôi sao tám cánh. Nhưng
chính chuyển động khai triển từ vành tròn ra dải trắng đã buộc ngôi sao tám
cánh tự nhâng lên, để có thể thường xuyên tiếp xúc với long động vật sát rang
trên nhất . Nối liền nghệ thuật cạp váy với nghệ thuật trống đồng là do cách
bố trí các mô típ hoa văn động vật. Đông vật Mường được bố trí theo một tinh
thần khác hẳn: “động vật không đi theo từng đôi từng căp mà đi theo từng dải
con này nối theo con kia nối tiếp nhau thành một vòng tròn không dứt, bởi vì
hai đầu cạp váy nối liền với nhau quanh trục thân của người phụ nữ Mường” .
cách bố trí con vật như vậy hợp thành những phong cách thời kỳ “nguyên

thuỷ” Xuất hiện từ các bích hoạ thời kỳ hậu Đá cũ, còn tồn tại trên một số
14


bức trạm gỗ của châu phi đen, phong cách này có thể nói là phong cách “kể
chuyện” Sự hiện diện sống sít của thần thái trống đồng Đông Sơn trong cấu
trúc chung của cạp váy, và nhất là trang trí của rang duới. Mô típ các con vật
trên cạp váy của người Mường theo bộ tứ quý( con Rồng, con Rùa ,con
Phụng, con Ly). Con Rồng là con vật hoang đường của người Mưòng, đây là
con vật du nhập văn hoà của ngưòi Thái.. Con Rùa là con vật xuất hiện khá
phổ biến trong các huyền tích của người Mưòng, Rùa là biểu tượng của sự
vững trãi ổn định của thời gian của sự vĩnh cửu. Cúng như các dân tộc miền
núi cư trú ở nước ta , người Mường dùng nguyên khổ hẹp, hoa văn sặc sỡ là
mô típ chung của miền núi đập ngay vào mắt từ những khoảng từ xa, để tôn
con người và thiên nhiên hoang dã. Nhưng rực rỡ lại không phải là một tính
cách Mường.
Tiếp tục phần tiếp giáp với cạp váy và váy đường nét có thể nói là
phong phú hơn. Đó là những đường chỉ dệt đan xen nhau xanh đỏ tạo nên vẻ
đẹp độc đáo mang đậm đà bản sắc văn hoá Mường. Từ cạp váy được can lại
vào thân váy thường được làm bằng vải mộc màu trắng hoặc đỏ có một đường
nối sau. Đầu vày chạy về phía sau ôm lấy chân váy tạo nên giá trị thẩm mỹ
riêng của người Mường.
Phần thân váy từ cạp váy nối chiều dài 80cm cũng bằng vải tự dệt.
Nhưng nét đặc biệt ở đây nếu là váy của quý tộc thì hoa văn khác thường
được dệt bằng hoa văn rồng, hình dạng cũng khác các loại hoa văn bình dân.
Nó nói lên sự giàu sang và quyền quý.
Cùng với áo và váy được mặc vào làm tăng thêm vẻ dịu dàng hiền
lành và chất phác, đảm đang của phụ nữ Mường. Khi mặc cạp váy quấn chặt
phần ngực đoạn thừa gấp nếp cho ra phía trước cách mặc như trên vừa giản
đơn vừa đáp ứng nhu cầu phù hợp với chức năng sinh hoạt đi lại trong nếp

sống truyền thống phụ nữ Mường thường mặc váy dài chấm gót, lối mặc váy
này bây giờ chỉ còn thấy ổư những cụ già. Phụ nữ Mường thường kiêng kỵ
15


việc mặc váy lộn đầu xuống dưới gấu váy lên trên bởi vì váy chỉ được mặc
như vậy khi chồng chết chưa kịp phát tang, váy phụ nữ Mường tiện lợi trong
sinh hoạt, mang thai, sinh đẻ, thậm trí nó là cái “ buồng tắm lưu động”.
Cũng như hầu hết các những dân tộc cư trú tại các vùng núi nước
ta,người Mường dùng màu nguyên trên phổ hẹp.Hạn chế chung đó chính là
một trong những nguồn gốc của chất rực rỡ thường gắn chặt với hoa văn miền
núi,nhằm đập ngay vào mắt từ những khoảng xa,để tôn con người lên giữa
thiên nhiên hoang dã.Nhưng rực rỡ lại không phải là một tính cách Mường.Để
giảm bớt sắc độ chói chang của những màu nguyên,người Mường viện đến
nhiều biện pháp cùng một lúc.Một là họ đập vụn hình họa của hoa văn ra,loại
hết một mảng màu nhỏ lên nền đen cạp váy,dùng màu đen hạ bớt độ chói của
các màu nguyên.Màu đen còn là chất vữa gắn các mảng nhỏ lại,bù đắp cho
hình họa đã vỡ vụn.Và cuối cùng,bởi vì con mắt của những người Mường là
con mắt tổng quan,họ đtặ tòn bộ cặp váy-một mảng màu phức hợp,gồm vô
vàn những mảng màu li ti-lên chính giữa nền đen-trắng của trang phục phụ
nữ”dùng màu sắc nối không màu với mọi màu”,nâng màu sắc của bộ nữ phục
tộc người từ tẻ nhạt lên trang nhã.
Trang nhã,đây chính là cốt tủy của thần thái trang trí Mường.Trang nhã
tất nhiên có đi với loè loẹt hay rực rỡ.Tramh nhã cũng có thể đối lập với cầu
kì.Nhưng trang nhã không phải bao giờ cũng đồng nhất với dạng thanh lịch
trực tiếp hay dễ dãi.Dù trang nhã,người Mường không hề đơn giản.Họ “khó
tính” lắm.Để đi đến trang nhã,họ phải mượn nhiều đoạn đường khuất
khúc,phải trải qua chắt lọc,như ta đã thấy.Vì vậy,trang nhã Mường còn có
nghĩa là trầm lắng.Phức tạp mà tưởng trừng như giản dị.Rối rắm mà tạo ra ấn
tượng đạm bạc.Trong lịch vực thẩm mĩ,đó cũng là một giữa nhiều biểu hiện

của tích cách hai mặt,của tính chất lưỡng trị có thể lọc ra từ những khía cạnh
của cuộc sống.Mường cổ truyền.Phải chăng đây cũng là một biểu hiện của
thần thái Đông Sơn,Trong chừng mực có thể xem nên nghệ thuật được các
16


trống đồng lớn phản ánh là kết quả của một úa trình thanh lọc,khi mà con
người từ đồ đá chuyển qua kim loại đã dần loại bỏ quan niệm”năng lượng ồ ạt
sức sống của tôn giáo nguyên thủy,để xây dựng,hay tiêp thu một vũ trụ luận
quy phạm hơn,trí tuệ hóa hơn,vì dựa trên một đồ dầy kiến thức thiên văn và
nông nghiệp của các cộng đồng trồng trọt.
Thắt lưng:
Thắt lưng làm bằng vải có chức năng giữ cho cạp váy quấn vào cơ
thể của người mặc thắt lưng truyền thống của phụ nữ Mường thường làm
bằng vải tơ tằm. Thắt lưng người Mường chỉ làm tăng thêm vẻ đẹp của bộ
váy tuỳ theo ý thích nhưng chủ yếu là màu sắc tự nhiên tuỳ theo lơn nhỏ mà
mà sắc to nhỏ của thắt lưng được bố trí cho phù hợp. Trong gia đình phụ nữ
Mư có chỗ quy định để mặc váy đó là gian riêng ngay sát trái của nhà sàn
Mường. Bên cạnh đó phụ nữ Mường còn đeo thêm cái “rón” , “ cái giỏ” do
chính bần tay họ sản xuất ra rất khéo léo công phu.
Trong rón có một con dao và một chiếc khăn mùi xoa nhưng chỉ
khi con gái về nhà chồng mẹ mới giao cho, cán dao được làm bắng sừng
hươu có bịt bằng bạc: con dao thường được gọi là vật kỷ niệm thiêng liêng
nhất và luôn gắn liền với bàn tay của người con gái như tình mẫu tử không
bao giờ lìa xa.
Khăn (khăn tlốk): Chiếc khăn đội đầu là một dải vải trắng không viền, rộng
chừng một gang tay, khoảng 15cm, dài khoảng 50 – 60 cm quá vòng đầu để thắt
sau gáy theo kiểu thắt vặn, không luồn dưới tóc. Chiếc khăn này dùng để giữ cho
nếp tóc được gọn gàng, che cơ thể trước nhiệt độ, thời tiết ở núi rừng.
Ngoài những ý nghĩa đó, chiếc khăn đội đầu còn có một ý nghĩa xã hội

sâu xa gắn với truyền thuyết đầy lãng mạn về một mối tình giữa một chàng
trai nghèo tên là Khỏe ở Mường Dậm với cô gái nhà lang xinh đẹp là Út Dô.
Do khác biệt về thân thế, bị gia đình ngăn cản, đôi trai tài, gái sắc không lấy
được nhau đã dẫn đến một mối tình tuyệt vọng. Chàng Khỏe để bảo vệ bản
17


làng đã tạm biệt người yêu và đã một mình chiến đấu với hai con hổ, sau
nhiều ngày giao tranh, chàng Khỏe đã ôm cả hai vợ chồng hổ dữ lao xuống
vực sâu ở núi Zang. Từ đó, người dân Mường tránh được tai họa thú dữ.
Nhưng nỗi đau mất người yêu của nàng Út Dô chẳng ngày nào vơi cạn. Ngày
ngày, nàng Út Dô vẫn ra bờ suối nơi chia tay với Khỏe để ngóng đợi người
tình. Út Dô lấy mảnh vải trắng chưa kịp nhuộm màu mà chàng Khỏe xé ra từ
vạt áo tặng lại để lau nước mắt. Mỗi lần khỏa mảnh vải xuống suối Út Dô lại
thấy hình ảnh của Khỏe hiện về. Mảnh vải ướt Út Dô lại vắt lên đầu. Vào một
đêm trăng sáng, nàng Út Dô đã đi theo tiếng gọi của tình yêu và nàng đã chết,
thân thể nàng hóa cây clang nở hoa trắng dọc hai bên suối. Từ đó, tất cả phụ
nữ Mường đều đội một cái khăn trắng trên đầu để tưởng nhớ Út Dô và chàng
Khỏe.
Đã bao nhiêu tháng năm trôi qua, đã bao nhiêu thế hệ đã lớn lên, câu
chuyện tình lãng mạn ngày nào vẫn còn đó và có những nét văn hóa đã xuất
hiện từ đó. Mỗi dân tộc có những phong tục riêng, cách thể hiện những giá trị
văn hóa riêng. Đối với người Mường cũng vậy những giá trị tinh thần sẽ luôn
đi cùng họ trong suốt chiều dài lịch sử, cho đến khi nào vẫn còn dân tộc
Mường vẫn còn thấy dải khăn trắng được đội trên đầu người thiếu nữ e ấp hay
trên trên mái tóc đã điểm bạc của những bà, mế.
Mảnh khăn trắng đội đầu của người phụ nữ Mường không hẳn là
chiếc khăn tang cho mối tình tuyệt vọng của chàng Khỏe và nàng Út Dô mà
màu trắng của chiếc khăn cũng như màu trắng của những bông clăng là biểu
tượng cho sự chung thủy, trong trắng của người con gái Mường. Đồng thời

cũng thể hiện những khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người Mường, những
khát vọng giản dị nhưng thật đáng quý.
Khăn thiếu nữ thường tạo hình nhọn quả núi trên đỉnh đầu thể hiện cho
sự trẻ trung, nhưng người già lại thích tạo dáng khăn tròn quanh đầu để tôn vẻ
đôn hậu.
18


Hiện nay phụ nữ Mường ở một số vùng có xu hướng thích buông
tóc dài hơn là đội khăn còn đối với tầng lớp trung niên và những người cao
tuổi thì chiếc bít tlốk truyền thống vẫn thường xuyên được dung và trở thành
vẻ đẹp riêng của người phụ bữ Mường.
Đồ trang sức:
Hoa tai: Đa số phụ nữ đều đeo hoa tai, khi chưa lấy chồng các cô
đeo hoa tai do bố mẹ mẹ cho, lấy chồng đeo hoa tai do cha mẹ chồng mua
tặng cho. Việc trang điểm hoa tai là điều phổ biến đối với phụ nữ . Từ khi
sinh ra được 10 ngày các bà mẹ đã bấm lỗ tai, từ 7 đến 10 tuỏi thì đeo.
Vòng cổ: vòng được làm từ bạc. Trước đây trong bản Mường đeo vòng
cổ tuy nhiên vòng cổ chỉ là vòng bạc không đắt bằng hoa tai nên ai cũng sắm
được. Hiện nay vòng cổ thường thấy đeo ở các em trai gái “ các đét” nhỏ tuổi
người phụ nữ Mường xem vòng cổ là bùa hộ mệnh của mình, vòng cổ là
nhiều sợi được bạc uốn cong theo hình tròn vòng cổ luôn có chu vi rộng hơn
vòng cổ bình thường của người, hai đầu vòng cổ có chỗ móc như “kiểu khoá”
cài vào nhau phần lớn quay về kích thuớc rộng hơn dằng sau trang trí thêm
những quả chuông xen lẫn đồng tiền bạc tạo thành những chùm hoa tuy nhảy
múa trong ngay lễ hội thường tạo thành nhiêu âm thanh, vòng cổ được cấu
tạo theo hai loại cơ bản: vòng cổ cò hình con thuồng luồng ở hai đầu và vòng
cổ trơn. Người con gái có thể mang chiếc vong của bố mẹ cho đến hết đời.
Loại dẹt có bản mỏng như lá lúa còn loại tròn có hình dạng như chiếc
đũa, trên mặt có trạm nổi và khắc hình ho a rất tinh sảo và đẹp

Chuôĩ hạt cườm ( pươn khạn) thường được người Mường đeo ở cổ làm
vật trang sức. Đối với nguời Mường “pươn khạn” quý hơn và khó mua hơn
Nằm ( vòng bạc). Pươn khạn loại đẹp có thể đổi được một con trâu , người ta
tạo hạt pươn khạn từ đá màu và có hình quả trám hoặc hình lục lăng.

19


Bộ xà tích: Là một trong những đồ trang sức đặc trưng của người
Mường. Bộ xà tích không chỉ làm đẹp mà còn tôn vẻ quý phái và là một biểu
hiện sự giàu sang của người phụ nữ có địa vị trong xã hội Mường. Bộ xà tích
làm bằng bạc được tết thành dây nhỏ hình 4 cạnh. Mỗi sợi dài khoảng 2 gang
tay, 4 sợi gập lai thành 8 dây cùng với các sợi bộ xà tích còn có các hộp thuốc
hình trái đào và các móng vuốt của hổ có bịt bạc. Xà tích thưòng được móc
vào tênh và đeo bên hông phải, vuông võng xuống phía bụng dưới, đầu cuối
của sợi xà tích móc vào hộp thuốc hình trái đào và chum móng vuốt hổ.
2.2 Trang phục của nam giới Mường
Trang phục của nam giới thi đơn giản hơn chỉ có khăn ,áo,quần.
Khăn: Không chỉ riêng phụ nữ mà nam giới cũng có khăn, thắt khăn,
đội khăn. Tuy nhiên khăn của nam giới không giống khăn thêu hoa văn của
phụ nữ mà chỉ là là một miếng vải màu đen chàm. Khăn của nam giới thường
có một loại màu dài hơn 1m. Đàn ông Mường thường quấn khăn trên đầu khi
lao động hoặc tham gia sinh hoạt, khăn thường quấn trên đầu khi đi xa hoặc đi
làm nương, trong các dịp hội hè, lễ tết. Khăn của nam giới cũng giống như mũ
của nữ giới có tác dụng trước tiên la che nắng mưa, tránh rét. Quấn khăn đơn
giản bắt đầu từ tuổi13,14 màu chàm, già thì chàm đen.
Áo : có hai loại áo, áo cánh và áo dài
Aó cánh (áo kéng): áo cánh được may sẻ ngực có khuy dài cùc chùm
mông, cổ đứng (có khi cao 3 phân) chùm quanh vai là một miếng vải lót phía
bên trong hình bán nguyệt tạo dáng đứng cho áo. Giữa sống lưng áo được

may ghép hai than thẳng từ cổ áo xuống đén gấu. Hai vạt áo trước phần sát
với gấu người ta may hai chiéc túi khá to . Trên ngực bên trái may một túi
nhỏ có gân chéo ở gần miệng túi và làm bằng vải màu trang trí. Aó không sẻ
nách, tay dài vuông tớí mu bàn tay, ống tay may vừa phải, có thể sắn lên tới
khuỷu tay? Tổng thể áo có dáng khoẻ khoắn giản dị.

20


Áo dài (áo chùng) Nam giới Mường thường mặc lồng một đôi áo
chùng( kiểu mặc kép). Loại sang được may bằng lụa mãu xanh , màu tím hoặc
màu vàng. Loại thường được may bằng vải bong (pải nhà) màu đen sẫm về
kiểu dáng áo dài thường đến ngang đầu gối, cài khuy lêch sang sư- sư ờn phải
hai bên sẻ tà cao tới ngang hông, cổ đứng và cứng áo thường được mặc trong
các dịp lễ hội cưới xin.
Trong các bản Mường, không bao giờ người ta làm việc vào tháng
giêng ( tức tháng 12 âm lịch) của người kinh. Nam giới thường có 2, 3 áo chứ
họ không may nhiều. Trang trí của nam cũng ít hoa văn hoạ tiết hơn của nữ,
chỉ thấy thấp thoáng vài hình quả trám ở chỗ đường xẻ chỉ và đường giáp
khuy áo. Qủa trám được quấn bằng màu chỉ không có lõi quả trám tượng
trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Người Mường quan niệm hang quả trám ở chỗ
sẻ rãnh như vậy tượng trưng cho chỗ nảy mầm vươn lên.
Quần - khố:
Nữ mặc váy, nam đóng khố từ thời xa xưa quấn vào phần dưới từ rốn
xuống, rất đơn giản chỉ bằng một mảnh vải có chiều dài khoảng 1,5cm rộng 2cm
có tác dụng như quần. Nhưng hiện nay chỉ có các ông già mới mặc khố .Khi xã
hội Mường có giai cấp thì khố chuyển sang thành quần như ngày nay.
Quần của nam giới Mường may ống rộng và đứng, đúng rộng, cắt kiểu
chân què cạp quần rộng khi mặc dùng sợi dây vải buộc chặt để định vị. Quần
thường may bằng vải màu trắng hoặc màu nâu.Trải qua nhiều thay đổi quần

của nam giới Mường cũng không có nhiều thay đổi nhiều so với thời gian.
2.3 Trang phục truyền thống trong lễ tang và cưới xin( lễ hội ) của
người Mường
2.3.1 Trang phục tang ma
Đối với người Mường khi có người qua đời thường gọi là thắt nghỉ “ là
lên Mường trời” người nhà đến báo cho chuốc. Người ta giết một con chó đẻ
làm cỗ cúng làng còn cầu bữa cơm này do dâu làng tự đem gạo đến cúng
21


xong người nhà mới đựoc khóc chuốc tiến hành các nghi thức, gậy tre lùi
chiếu cho tang chủ nếu là nhà nghèo, gậy vông mũ rơm cho tang chủ là người
khá giả đôn đốc việc mũ và chụp khăn cho các con dâu. Gia đình nhà chủ phải
giết lợn để cúng ma khi con lợn làm thịt ra thì các tiêu chuẩn bất di bất dịch
đặt ra là: thủ lợn để làm cỗ cúng người chết một ngày trước cho MO , long
lợn phần kèn. Nếu người chết trong nhà là thường dân thì quan tài để trong
nhà 7 ngày, mỗi ngày làm thịt một con lợn và các tiêu chuẩn vẫn thực hiện
như trên, số thịt dành cho MO chuốc quản lý và họ thường chia đôi nên có
câu “chuốc có cho thì mo mới được, chuốc ý cho thì mo mới án” . Đám ma là
lễ đưa người chết về các mồ đó. Đám tang qua các nghi thức… đó cũng là nếp
sống văn hoá là biểu hiện của những tập quán truyền thống qua đám tang là
hàng loạt những yếu tố văn hoá được biểu hiện trong đó không thể thiếu trang
phuc.
Khi gia đình có người “khuất núi” lúc đó người phụ nữ lo trang phục
cho các thành viên trong gia đình. Trang phục không phải là làm sẵn vì điều
đó là kiêng kỵ . Vải để may áo tang là vải nhiêù màu trắng đỏ , chàm, tím,
xanh….Tuỳ từng đối tượng trong mối quan hệ với người chết mà có kiểu áo
tương xứng .
Trước hết người chết được tắm rửa sạch sẽ mặc Quần áo mới phủ vải
trắng rồi đặt lên đệm mà thường ngày ngừơì ấy vẫn ngủ trước khi đưa ra nhà

“mồ”, có nơi khi đặt thi hài vào áo quan đẻ liệm đồng bào thưòng có một
chiêc khăn đậy mặt, chiếc khăn này không nhất thiết phải đẹp nhưng phải mới
nếu là nam giới thì đậy một chiếc, là nữ giới đậy hai chiếc. chiếc tương tự đội
lên đầu khi còn sống vẫn đội
Trang phục tang lễ của phụ nữ
Đối với phụ nữ nếu bố mẹ đẻ, mẹ đẻ chết họ cùng mặc áo đại tang như
anh, em trai, nhưng nếu người chết là bố chồng thì con dâu mặc áo màu trắng
( màu mộc trắng, vải màn). Loại áo này dùng trong tang lễ này so với áo mặc
22


thường ngày đơn giản, sơ sài, kéo dài lên đến đầu liền đầu. Váy thường ngày
vẫn mặc riêng bằng vải trắng không thêu nhỏ hơn khăn thường ngày. Nếu phụ
nữ là con dâu cả thì bố mẹ chồng chết phải mặc áo dài màu chàm đen đội
khăn đen như ngày thường”hâu”, bố mẹ chồng chết theo nhận thức của người
Mưòng con dâu lúc đó mới thật lam dâu. Vì lẽ đó mà ở một số vùng Mưòng
không những ngày sinh hoạt bình thường người ta khiêm đúng chữ làm
“dâu”.
Chiếc áo bố chồng mặc khi chết là chiếc áo con dâu cả tặng nhân ngày
cưói, còn loại áo cắt may cho đàn ông đã đứng tuối. Nếu ngưòi đàn ông
không có con trai thì vợ sẽ cắt Cho chồng. không bao giờ con gái lại cắt may
cho bố đẻ mình cả. Trứớcc đây các cụ già thường dùng trong dịp lễ tết, hội
hè… sau đó dần họ chỉ mặc áo vào lúc chết. Trong tang lễ người Mưòng sử
dụng loại áo “ báo hiếu”. Đây là loại áo con dâu tặng bố mẹ chồng sau khi
qua đời, một loại áo đại tang của con dâu. Aó này do con dâu may trước khi
về nhà bố mẹ chồng và mặc đẻ “làm cơm” cúng khi bố mẹ chồng chết. Aó
dài thụng, nhiều sọc ngũ sắc…sẻ nách, nếu khi về làm dâu cả bố mẹ chồng
còn sống thì con dâu phải may cả hai bộ để mặc cúng ma, khi bố mẹ chồng
chết. Bà mẹ có ba con dâu, khi chết có ba áo treo ở nhà mồ đó thường là loại
áo “đại tang làm bằng vải lụa láng đen”… Loại áo để treo ở nhà mồ này làm

theo kiểu xẻ ngực chui đầu và kin dưới bụng.
Trang phục của người Mường có một loại áo đặc biệt gọi là “ loại
áo tờ”. Trước đây nguyên là loại áo nam nữ vẫn thường sử dụng khi trời rét
đây vốn là áo được khoác ở ngoài. Thời nay ngưòi Mường chỉ sử dụng trong
tang lễ, theo quan niệm truyền thống loại “áo thờ” này là nơi cư trú, trú ngụ
hồn người chết được lên Mường trời. Do vậy “áo này” được treo ở nhà mồ
cho hồn “tạm trú”, “loại áo thờ” không làm bằng vải mà chỉ làm bằng vải
đen do các con dâu
Trang phục tang của nam giới
23


Nam giới thường mặc áo chung khi nhà có tang bố mẹ, ngoài ra còn đội
khăn màu trắng theo kiểu quấn trên đầu hoặc thể mối ra sau gáy. Qua lối đội
khăn tang mà người Mường có thể nhận biết được người trong họ nội ,ngoại,
trong tang lễ người Mường có tục giữ lại áo của vợ hoặc chồng để sau khi
chết hai người tìm thấy nhau ở Mường Trời. “tục này gọi là tục giữ áo hồn”
nam giới có vợ sau khi chết dù có con trai hay không hoặc lấy bao nhiêu vợ
thì khi chết treo bấy nhiêu áo nam giới ở nhà mồ. Người Mường có tục “cưới
Ma” cho bố. Ngưòi Mưòng khi thờ cúng tổ tiên thường được đặt trên bàn thờ
cái rổ lớn trong đó có đặt mấy chục mét vải “ chăn trắng”. Dưới lớp vải là
vòng bạc ,tiền bạc ,quần áo.
Trang phục thầy cúng
Trong cuộc sống mỗi khi bị ốm người Mường thường cho là do con “
ma rừng” làm hại. Người ốm muốn khỏi bệnh phải làm lẽ cng “ma rừng” đồ
lễ cúng gồm nhiều thứ. Trong đó không thể thiếu “đại diện” là trang phục.
Nếu người ốm là phụ nữ, đồ cúng gồm có:
Áo con
Tay 10 vải trắng
10 đến 3 lớp vải

9 vòng lắc bằng sợi
Khi cúng, thầy mo trọc mũi kiếm vào áo con để đuổi ma quỷ đi và gọi
hồn người ốm trở lại rồi đưa áo cho người muốn mặc để đưa “hồn vía” nhập
vào người, vải trắng và đồ trang sức có ý nghĩa là đẻ “ mua hồn” cho người
ốm mà ma giữ. Thầy mo cúng xong những đàn bà trong họ hang mỗi người
cầm một vòng vía buộc vào cổ tay người ốm nhằm giữ hồn vía lai không cho
đi đâu nữa.
Thầy cúng đi chữa bệnh cho người ốm thì mặc quần áo như bình
thường và thắt một chiếc khăn dải đỏ phủ lên đầu che kín mặt, lưng thắt một
24


chiếc đai bằng vải màu đỏ. Trên viền đỏ có khăn như đầu mà đai lưng trang
trí như bình hoa văn động, thực vật theo lối ghép vải màu chim, thuồng luồng,
rắn, hoa cúc…
Người Mường ở đây có bà “me môt”, khi cúng vẫn mặc áo váy bình
thường ngày chỉ có đổi thêm chiếc khăn được ghép bởi 4 mảnh vải màu sắc
sặc sỡ chạy dọc khăn. Đuôi khăn rang hình của giữa khăn là một đoạn vải,
trên khăn có đính kim tuyến và một số tua vải sợi nhiều màu. Đó là chiếc
khăn “me mốt” dùng nó với linh hồn của ngưòi chết.
Thầy cúng thường mặc màu trắng, áo đen, lưng thắt đai vai vắt một
chiếc khăn màu trắng, đầu đội một chiếc mũ vải trên to, chân mũ là một chiêc
đai trang trí, phía sau mũ là 10 lớp tua vải được sắp xếp theo năm lớp phủ từ
trên xuống dướ gót chân… trên nhà mồ của người Mường thường có buộc
những cột có treo áo , mũ ,cờ hình chim, lá cây… và các vật tượng trưng khác
bằng tre đan như đũa quạt gió…. Người Mường còn treo áo người sống và áo
người chết ở cây cao gần nơi người chôn cất, ngực áo quay về hương về phía
rừng ma, hai cánh tay buộc giang ra, trang phục của người Mưòng không chỉ
tồn tại mật thiết với ngưòi sống mà còn có quan hẹ với cả ngưòi chết, gắn bó
sâu sắc với thế giới bên kia.

2.4. Trang phục và đồ trang sức của cô dâu và chú rể trong cưới xin
Cũng giống như các dân tộc sống trong nền kinh tế tự cung tự cấp
khuynh hướng giáo dục thẩm mỹ mang tính tộc người ỏ người Mưòng viêt
nam được hình thành rất sớm. Từ thuở âú thơ họ được mang trên mình những
y phục truỳen thống do bàn tay mẹ may cho. Đến tuổi thành niên các tiếu nữ
phải tự học cách đặt bông xe sợi, nhuộm màu dệt vải, dệt thổ cẩm và tự tay
làm ra y phục cho bản thân.Trong quá trình đó thì tư duy của người mẹ, người
“thầy chuyên nghiệp” được cụ thể hoá bằng tác phẩm của bàn tay con. Đây
cũng là bước để họ chuẩn bị cho hạnh phúc lâu dài của mình Bàn tay họ phải
làm thoả mãn gia đình nhà chồng về sự nết na và khéo tay qua tác phẩm của
25


×