Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn thạc sĩ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ việt nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HOÀNG TRÚC GIANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC)
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Tp. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HOÀNG TRÚC GIANG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC)
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60310102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ ANH TUẤN


Tp. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ
Giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Vũ Anh Tuấn. Những tài liệu và dữ liệu nghiên
cứu được tham khảo và sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn nguồn tài liệu rõ
ràng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 04 năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Hoàng Trúc Giang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài: ............................................................................


Trang 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................

Trang 3

3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: .......................................................

Trang 3

4.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................

Trang 4

5.

Phương pháp nghiên cứu: .................................................................

Trang 4

6.

Ý nghĩa khoa học của đề tài.: ...........................................................


Trang 4

7.

Tính mới của đề tài và điểm hạn chế ................................................

Trang 5

8.

Kết cấu của luận văn ........................................................................

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY MUA BÁN NỢ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Lý luận chung về công ty mua bán nợ ..............................................

Trang 6

1.1.1 Khái niệm về công ty mua bán nợ ..........................................

Trang 6

1.1.2 Phân loại công ty mua bán nợ .................................................

Trang 6

1.1.3 So sánh hoạt động của các loại công ty mua bán nợ.................


Trang 7

1.1.4. Hoạt động của các công ty mua bán nợ ở châu Á....................

Trang 7

1.1.5 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ quốc gia
................................................................................................................. Trang 11
1.2 Lý luận về nền kinh tế thị trường, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt


Nam và tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến hoạt
động của công ty mua bán nợ Việt Nam. .................................................. Trang 12
1.2.1 Lý thuyết về nền kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ......................................................... Trang 12
1.2.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam .................................................................................................. Trang 13
1.2.3 Tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam đến hoạt động của công ty mua bán nợ............................................. Trang 16
1.3 Ý nghĩa hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ......................................................... Trang 17
1.4 Quan điểm của Đảng, Chính phủ về xử lý nợ xấu và mục tiêu hoạt động của
công ty mua bán nợ trong nền kinh tế thị trường ....................................... Trang 18
1.5 Đặc trưng của Công ty mua bán nợ Việt Nam .................................. Trang 19
1.6 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty mua bán nợ Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. ............... Trang 20
Tóm tắt chương 1 ..................................................................................... Trang 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM (DATC) TỪ NĂM

2012 ĐẾN NĂM 2015
2.1 Giới thiệu công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) ........................... Trang 23
2.1.1 Thông tin chung về Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) ... Trang 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của DATC ....................................................... Trang 24
2.1.3 Mục tiêu hoạt động của DATC ................................................ Trang 26
2.2. Thực trạng, kết quả hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của DATC từ
năm 2012 – 2015 ...................................................................................... Trang 27
2.2.1 Thực trạng hoạt động mua bán nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC
từ năm 2012 – 2015 .................................................................................. Trang 27
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của DATC từ 2012-2015 ......... Trang 29
2.2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của DATC từ 2012-2015............ Trang 30


2.3. Những đóng góp và hạn chế trong hoạt động của DATC hiện nay, nguyên
nhân của những hạn chế này. .................................................................... Trang 35
2.3.1 Những đóng góp trong hoạt động của DATC hiện nay ............ Trang 35
2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động của DATC hiện nay ............... Trang 38
2.3.1 Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của DATC .............. Trang 40
Tóm tắt chương 2 ..................................................................................... Trang 43
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MUA BÁN NỢ VIỆT NAM
(DATC) ĐẾN NĂM 2020.
3.1 Dự báo tình hình nền kinh tế và thị trường mua bán nợ Việt Nam đến năm
2020 ......................................................................................................... Trang 44
3.1.1 Dự báo tình hình nền kinh tế Việt Nam đến năm 2020 ............ Trang 44
3.1.2 Dự báo thị trường mua bán nợ Việt Nam đến năm 2020 .......... Trang 45
3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường đến năm 2020 của
Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa định hướng cho hoạt động của DATC
................................................................................................................. Trang 46
3.2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường đến năm 2020

của Đảng Cộng sản Việt Nam ................................................................... Trang 46
3.2.2 Ý nghĩa định hướng đối với hoạt động của DATC ................... Trang 50
3.3. Mục tiêu hoạt động của DATC đến năm 2020.................................. Trang 51
3.4 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC .......... Trang 52
3.4.1 Giải pháp về chính sách, khung pháp lý................................... Trang 52
3.4.2 Giải pháp về tài chính – nguồn vốn cho DATC ....................... Trang 55
3.4.3 Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại DATC........... Trang 57
3.4.4 Giải pháp về mô hình hoạt động: Giới thiệu mô hình hoạt động cho
DATC tham khảo ..................................................................................... Trang 59
3.5 Các khuyến nghị về xử lý lực cản từ những nhóm lợi ích và sự cần thiết phải có
tính độc lập của DATC ............................................................................. Trang 63


Tóm tắt chương 3 ..................................................................................... Trang 65

KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ
VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI TIẾNG ANH

DIỄN GIẢI TIẾNG VIỆT

DATC


Viet Nam Debt and Asset Công ty TNHH Mua bán nợ Việt
Trading Corporation
Nam

VAMC

Vietnam Asset
Company

AMC

Asset Management Company

Công ty quản lý tài sản

NPL

Non-performing loans

Nợ xấu

KAMCO

Korea
Asset
Company

Management

Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc


TAMC

Thai
Asset
Company

Management

IBRA

Indonesian Bank Restructuring Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng
Agency
Indonesia

FIDF

Financial
Institutions Quỹ Phát triển các định chế
Development Fund
chính

NCSEIF:

National Center for Socio Trung tâm Thông tin và dự báo
Economic Information and
kinh tế-xã hội quốc gia
Forecast

OECD:


Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển kinh
Cooperation and Development
tế

EU-27

27 countries - European Union

27 nước thành viên Liên minh châu
Âu

GDP

Gross Domestic Produc

Tổng sản phẩm nội địa

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

Management

Công ty TNHH Một thành viên
quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam


Công ty quản lý tài sản Thái Lan

NSNN

Ngân sách Nhà nước

CPH

Cổ phần hóa

tài


NHTM

Ngân hàng thương mại

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

MTV

Một thành viên

TT

Thông tư

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp

Đại hội XII

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Đảng Cộng sản Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

CK

Chứng khoán

HNX

Hanoi Stock Exchange

Upcom


Unlisted
Market

Public

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
Company Thị trường giao dịch chứng khoán
của các công ty đại chúng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh hoạt động của các loại công ty mua bán nợ..................

Trang 7

Bảng 1.2: Hoạt động của các công ty mua bán nợ tiêu biểu ở Châu Á ......

Trang 8

Bảng 1.3: So sánh các mô hình nền kinh tế thị trường trên thế giới........... Trang 12
Bảng 1.4: Đặc trưng của Công ty mua bán nợ Việt Nam........................... Trang 19
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả hoạt động mua bán nợ của DATC từ 2012 – 2015, xét
theo yếu tố liên quan doanh nghiệp khách nợ ........................................... Trang 31
Bảng 2.2: Danh sách các DNNN tiêu biểu được DATC chuyển đổi thành CTCP từ
năm 2007 đến năm 2015 ........................................................................... Trang 37
Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, khu vực và quốc gia lớn giai đoạn
2015-2020 ................................................................................................ Trang 44
Bảng 3.2 Dự báo tốc độ tăng dân số, GDP và CPI theo các kịch bản đến 2020 trung
bình theo các giai đoạn, % ........................................................................ Trang 45
Bảng 3.3 So sánh mô hình đề xuất và mô hình hoạt động hiện tại của DATC

................................................................................................................. Trang 60


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DATC từ 2012-2015....... Trang 31
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giá trị mua nợ của DATC so với tổng nợ của nền kinh tế trong
hai năm 2014-2015 ................................................................................... Trang 32
Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động tiếp nhận tài sản và nợ loại trừ của các DNNN khi
cổ phần hoá từ năm 2012-2015 ................................................................. Trang 34
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn của một số công ty mua bán nợ đang tham gia thị trường
năm 2015 (đơn vị tính tỷ đồng)................................................................. Trang 42


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của DATC .............................................. Trang 25


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong 3 năm trở lại đây (2013-2015), một vấn đề luôn nóng lên trong Nghị
trường Quốc hội bên cạnh các vấn đề an sinh xã hội chính là nợ xấu và việc làm thế
nào, thông qua các công cụ gì để xử lý triệt để nợ xấu. Thật sự, bất kỳ nền kinh tế,
càng tăng trưởng thì càng cần phải tăng dư nợ tín dụng, tất yếu sẽ nảy sinh nợ xấu,
chỉ là ít hay nhiều, trong tầm kiểm soát hay không kiểm soát được. Nợ xấu nếu hiểu
đúng và kiểm soát tốt sẽ giúp cho nền kinh tế tránh những thất thoát, lãng phí của
cải xã hội và không đe dọa đến sự hoạt động ổn định của hệ thống tín dụng cũng
như của doanh nghiệp. Nợ xấu nếu kiểm soát không tốt có thể dẫn đến các cuộc
khủng hoảng nợ dưới chuẩn, khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế đe dọa

không chỉ đến sự hoạt động ổn định của nền kinh tế mà còn sự tin tưởng của người
dân vào hoạt động hệ thống ngân hàng và xa hơn là sự tin tưởng vào khả năng quản
lý kinh tế của Chính phủ.
Tổng kết kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các nước thường triển khai xử lý
nợ theo các hướng sau:
1. Chính phủ trực tiếp bơm vốn xử lý nợ.
2. Thành lập các công ty quản lý tài sản (Asset Management Company –
AMC) để mua bán nợ xấu.
3. Tạo cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) và
bên đi vay.
Trong đó hình thức xử lý nợ thông qua việc thành lập các công ty mua bán nợ
là hình thức được áp dụng phổ biến nhất. Trải qua hơn 100 năm hoạt động, các công
ty mua bán nợ (Công ty quản lý tài sản - AMC) đã phát huy hiệu quả tốt trong việc
xử lý nợ xấu ở nhiều quốc gia trên thế giới mà điển hình là các mô hình như
Danaharta (Malaysia), Kamco (Hàn Quốc), TAMC (Thái Lan), RTC (Mỹ)…Ở Việt
Nam, để xử lý vấn đề nợ xấu, từ năm 2003, bộ Tài chính đã đề xuất thành lập
“Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)”, DNNN hạng
đặc biệt trực thuộc bộ Tài chính để xử lý nợ xấu. DATC tuy mang dáng dấp của


2

một công ty mua bán nợ quốc gia (AMC tập trung) nhưng trong quá trình hoạt động
dù đạt được một số thành quả nhất định vẫn không tránh khỏi nhiều hạn chế, đặc
biệt là chưa phát huy hết hiệu quả của một công ty mua bán nợ quốc gia đặc biệt
trong bối cảnh nợ xấu, mà phần lớn là nợ của khối DNNN, đang đe dọa sự ổn định
của nền kinh tế.
Ngày 30/06/2010, bộ trưởng bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1494/QĐ-BTC
về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi “Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của
Doanh nghiệp” thành “Công ty Mua bán nợ Việt Nam”, hoạt động dưới hình thức

công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Và đến năm 2011, thông tư
79/2011/TT-BTC ngày 08/06/2011 ra đời, tạo điều kiện cho DATC có “Điều lệ tổ
chức và hoạt động” một cách chính thức (từ năm 2003 đến trước ngày 08/06/2011,
DATC hoạt động theo điều lệ tạm thời). Từ đó đến nay, DATC vẫn trong quá trình
nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Từ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII (2013), vấn đề nợ xấu của nền kinh tế
bắt đầu là đề tài quan tâm của nhiều đại biểu và thật sự là một trong những vấn đề
trọng tâm được thảo luận rất nhiều tại các kỳ họp Quốc hội, Chính phủ với mục tiêu
giảm nợ xấu còn 3% vào năm 2015. Với sự thành lập VAMC (Công ty Quản lý tài
sản Việt Nam), Chính phủ mong muốn tạo thêm một kênh xử lý nợ để nhanh chóng
xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, tạo thêm vốn cho nền kinh tế, giảm rủi ro vỡ nợ
dây chuyền. Trước tình hình đó, để góp phần phát triển thị trường mua bán nợ cũng
như xử lý tốt hơn các khoản nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế, đặc biệt là nợ
xấu ở các ngân hàng xuống mức an toàn theo chuẩn mực quốc tế, việc tìm kiếm các
giải pháp, các khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC đã được
nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, với đặc thù nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, khác biệt với đa số các quốc gia từng thành công trong
việc lập công ty xử lý nợ quốc gia để xử lý nợ xấu của nền kinh tế, các giải pháp,
khuyến nghị vừa cần theo đúng định hướng của Đảng, Chính phủ, vừa hỗ trợ DATC
hoạt động lâu dài, ổn định, đồng thời hoàn thành cả mục tiêu hỗ trợ DNNN củng cố
vị trí chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


3

Trước nhu cầu cấp thiết đó, Luận văn “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho Công
ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa” sẽ nghiên cứu thực trạng hoạt động của DATC trong việc xử lý nợ xấu
của nền kinh tế, tái cơ cấu và hỗ trợ CPH DNNN từ năm 2012 đến năm 2015 và các
lý thuyết có liên quan nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho

DATC phù hợp với điều kiện chính trị tại Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận: Hoạt động của các công mua bán nợ, ý nghĩa đối với
nền kinh tế, ý nghĩa hoạt động của một công ty xử lý nợ quốc gia trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng: Hiệu quả hoạt động của DATC từ ngày thành
lập đến nay thông qua hoạt động xử lý nợ xấu, tái cơ cấu và hỗ trợ CPH DNNN,
phân tích và kết luận về thành tựu và hạn chế trong hoạt động của DATC hiện nay.
Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC được đề xuất trên
cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng, các khuyến nghị về chính sách hỗ trợ DATC.
Như vậy, mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của luận văn là tìm ra các giải pháp,
khuyến nghị có thể thực hiện được trong thực tế và phù hợp với điều kiện hoạt động
của DATC trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để nâng cao
hiệu quả hoạt động cho DATC, hướng đến một DATC thật sự mạnh và là công cụ
hỗ trợ hữu hiệu cho Chính phủ trong việc xử lý nợ xấu của nền kinh tế và góp phần
đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng, hiệu quả hoạt động của DATC trong xử lý
nợ xấu của nền kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Hoạt động của DATC từ năm 2012 đến 2015 trong xử lý nợ xấu
của nền kinh tế dưới ảnh hưởng của thể chế chính trị ở Việt Nam.
+ Không gian: Hoạt động của DATC trên lãnh thổ Việt Nam.


4

Giới hạn nghiên cứu: Không nghiên cứu hoạt động mua bán nợ của công ty
mua bán nợ Việt Nam bên ngoài lãnh thổ Việt Nam và các khoản nợ được giao mua
chỉ định trước thời điểm 2012.

4. Câu hỏi nghiên cứu
Công ty Mua bán nợ là gì? Ý nghĩa các hoạt động của công ty Mua bán nợ đối
với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN tác động như thế nào đối với hoạt động của các công ty Mua bán nợ? Có cần
thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của một công ty Mua bán nợ hay không?
DATC đang hoạt động theo như thế nào? Hiệu quả ra sao? Thành tựu và hạn
chế của DATC hiện nay? Có cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động cho DATC
hay không?
Cần làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động của DATC trong thời gian tới cho
phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN?
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp mô tả: cái nhìn tổng quan về hoạt động của DATC.
Phương pháp lịch sử: So sánh, đối chiếu thông tin quá khứ, tìm ra nguyên
nhân và đi đến kết luận về hoạt động của DATC, các vấn đề còn tồn tại.
Phương pháp phân tích: Phân tích thông tin và các số liệu thu thập được.
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp kết quả nghiên cứu
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đánh giá thực trạng hoạt động của DATC để có cái nhìn cụ thể về hiệu quả
hoạt động và đánh giá được đóng góp và hạn chế của DATC hiện nay, nguyên nhân
của các hạn chế này.
Đóng góp thêm một công trình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động
cho DATC trong điều kiện chính trị tại Việt Nam.
7. Tính mới của đề tài và điểm hạn chế
Tính mới của đề tài:
- Tìm kiếm các giải pháp, khuyến nghị mới và cụ thể để nâng cao hiệu quả
hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.


5


- Tìm hiểu tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
lên hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam làm cho hoạt động của công ty có
những đặc thù riêng khác với các loại công ty mua bán nợ quốc gia trên thế giới.
- Chứng minh nếu DATC hoạt động hiệu quả thì có thể góp phần chứng tỏ ở
Việt Nam có tồn tại thị trường mua bán nợ đúng nghĩa.
- Khẳng định và hoàn thiện vai trò nhà tạo lập thị trường mua bán nợ của
DATC thông qua lý thuyết và thực tiễn.
- Giới thiệu thêm mô hình hoạt động cho DATC tham khảo nhằm hoàn thiện
hoạt động của mình.
Điểm hạn chế: Chỉ tìm hiểu lý thuyết về hoạt động mua bán nợ trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kết quả ưu, nhược điểm của hoạt động
của DATC và vận dụng tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho
DATC chứ không đi sâu phân tích quy trình cũng như cách thức vận hành quy trình
xử lý nợ xấu trước và sau khi mua của DATC. Tác giả cũng không tìm hiểu về 4
công ty mua bán nợ quốc gia của Trung Quốc dù Trung Quốc cũng xây dựng nền
kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc để làm bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam vì cho rằng hoạt động của các công ty này khác với DATC về bản
chất. Tác giả cũng không đi sâu so sánh hoạt động của DATC và VAMC để xem
cách thức hoạt động xử lý nợ của đơn vị nào hiệu quả hơn.
8. Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công ty mua bán nợ trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chương 2: Thực trạng hoạt động và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty
Mua bán nợ Việt Nam (DATC) từ năm 2012 đến năm 2015.
Chương 3: Các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.



6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY MUA BÁN NỢ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Lý luận chung về công ty mua bán nợ:
8.1.1. Khái niệm công ty mua bán nợ (Công ty quản lý tài sản – AMC)
Công ty mua bán nợ (AMC: Asset Management Company) là một định chế có
mục tiêu đặc biệt, có trách nhiệm và quyền lực đặc biệt trong việc thực hiện chức
năng mua, quản lý các khoản nợ khó đòi từ hệ thống ngân hàng và xử lý các khoản
nợ đó một cách tối ưu.
8.1.2. Phân loại công ty mua bán nợ
Các các công ty mua bán nợ được phân loại tùy thuộc vào cơ quan thành lập:
- Công ty mua bán nợ quốc gia (AMC tập trung - định hướng nhà nước
(Center AMC – Government Fund) (AMC quốc gia)): Công ty mua bán nợ được
thành lập theo quyết định của Chính phủ, sử dụng nguồn vốn của Chính phủ, xử lý
nợ xấu thuộc nhóm không có khả năng thu hồi, mục tiêu xử lý nhanh, số lượng
nhiều nhất có thể các khoản nợ xấu của nền kinh tế.
- Công ty mua bán nợ trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC phân tán – định
hướng thị trường): Ngân hàng thành lập các công ty mua bán nợ trực thuộc ngân
hàng mình, chuyển nợ xấu cho các công ty mua bán nợ này xử lý.
- Công ty mua bán nợ trực thuộc ngân hàng quốc doanh (AMC phân tán –
định hướng nhà nước): đặc trưng riêng của 4 công ty mua bán nợ ở Trung Quốc.
Ngân hàng quốc doanh sẽ thành lập các công ty mua bán nợ trực tiếp xử lý nợ xấu
với mục tiêu cơ cấu lại nguồn vốn của ngân hàng chứ không đặt trọng tâm vào tối
đa hoá giá trị hoàn lại của các khoản nợ xấu.
Theo cách phân loại trên, có thể xếp Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) là
một công ty mua bán nợ quốc gia.
8.1.3. So sánh hoạt động của các loại công ty mua bán nợ:



7

Bảng 1.1: So sánh hoạt động của các loại công ty mua bán nợ.
Tiêu chí
Mục tiêu
hoạt động

Công ty mua bán nợ

Công ty mua bán nợ

quốc gia

trực thuộc ngân hàng

Xử lý nợ với số lượng lớn

Xử lý nợ cho ngân hàng mẹ

Có thời hạn (thường là trong
Thời gian

ngắn hạn, mục tiêu giải Theo thời gian hoạt động của

hoạt động

quyết nhanh nợ xấu của nền ngân hàng mẹ.
kinh tế)

Nguồn vốn


Quyền lực
đặc biệt
Ảnh hưởng của
thể chế chính trị

Lớn, theo tỷ lệ nợ xấu của Nhỏ, trung bình khoảng 1/10
toàn nền kinh tế

vốn của ngân hàng mẹ

Ưu tiên chuyển giao tài sản Hoạt động theo khuôn khổ
đảm bảo, quyền phát hành quy định của pháp luật, không
trái phiếu đặc biệt
Có ưu tiên kinh tế nhà nước.

có các ưu tiên.
Ưu tiên giải quyết các khoản
nợ có thể thanh lý nhanh.

Bảng 1.1 cho thấy hoạt động của công ty mua bán nợ quốc gia trước tiên nhằm
mục tiêu giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu của nền kinh tế, củng cố lại hoạt động của hệ
thống ngân hàng và có thể không quan tâm đến lợi nhuận, chủ yếu hoạt động vì
mục tiêu chính trị. Do đó, các thể chế chính trị sẽ có ảnh hưởng nhất định đối với sự
hình thành, vai trò, thời gian hoạt động, cách thức hoạt động của các công ty mua
bán nợ quốc gia, cụ thể là hoạt động của công ty mua bán nợ quốc gia phụ thuộc
gần như hoàn toàn vào quyết định của Chính phủ; nói cách khác, công ty mua bán
nợ quốc gia thể hiện mong muốn và cách giải quyết của Chính phủ đối với nợ xấu
của toàn nền kinh tế.
8.1.4. Hoạt động của các công ty mua bán nợ ở Châu Á:

Bảng 1.2: Hoạt động của các Công ty mua bán nợ tiêu biểu ở Châu Á


8

Tiêu chí

KAMCO

Danaharta

AMC

TAMC

(Hàn Quốc)

(Malaysia)

(Indonesia)

(Thái Lan)

Sau
Thời

cuộc Sau

điểm khủng hoảng khủng


thành lập

cuộc Sau

cuộc Sau

cuộc

hoảng khủng

hoảng khủng

hoảng

tài chính châu tài chính châu tài chính châu tài chính châu
Á năm 1997

Á năm 1997

Giải thoát các Giải thoát các

Mục tiêu

Á năm 1997

Á năm 1997

Xử lý nợ xấu ở

Hỗ trợ sự phục


ngân hàng

ngân hàng khỏi các ngân hàng

hồi của khu

khỏi NPLs và

NPLs và tối đa

vực doanh

hỗ trợ việc tái hóa thu hồi nợ

nghiệp

cơ cấu DN
trong khi tối
đa hóa thu hồi
nợ
- Phần đóng - Chính phủ tài - Tiền mặt do - Nguồn vốn từ
góp của các trợ
tổ

Chính phủ tài FIDF bơm vào

chức tài - Phát hành trái trợ

chính


phiếu không lãi -

Phát hành trái
Phát

- Vay từ ngân suất với sự bảo Trái
Nguồn vốn

hành phiếu do FIDF
phiếu bảo lãnh.

hàng

phát lãnh của Chính được bộ Tài - Tiền thu hồi

triển

Hàn Phủ

chính bảo đảm từ các khoản

Quốc

với

- Phát hành

2,5%/năm.


trái phiếu do
Chính
bảo lãnh

Phủ

lãi

suất nợ.


9

Tiêu chí

KAMCO

Danaharta

AMC

TAMC

(Hàn Quốc)

(Malaysia)

(Indonesia)

(Thái Lan)


Ủy ban quản Ban giám đốc Các AMC hoạt Ban giám đốc

Ban

chính

sách

và cơ

cấu



chuyên độc

môn

với

và động như một không chuyên

lập

5 chuyên

môn doanh

nghiệp với 3 trong số


trong số 10 với 6 trong số quốc

doanh, 11 thành viên

thành

quyền đến từ khu vực

viên 9 thành viên từ thuộc

đến từ khu khu
vực tư nhân

vực

nhân

tư quản lý của Ủy tư nhân.
ban Kinh tế Mậu dịch quốc
gia (SETC), bộ
Tài chính và
NH

Trung

ương.
Trái

phiếu Mua nợ bằng Mua bằng tiền Trái


phiếu

không lãi suất vốn tự có hoặc mặt hoặc trái không lãi suất
Cách

thức của KAMCO trái

phiếu phiếu

của của TAMC do

và bảo lãnh không lãi suất AMC được bảo Quỹ phát triển

mua nợ

của

Chính và bảo lãnh của lãnh bởi bộ Tài các thể chế tài

phủ

Chính phủ

chính

chính bảo lãnh

Đấu giá, bán Đấu giá kín, bỏ Thanh
công




quản lý tài
sản

chứng sản thế chấp, doanh và nợ,

góp vốn cổ khoán

Chuyển
nhượng

khai, thầu,

lý tài Tái cơ cấu kinh

hóa, chuyển

nợ tịch thu tài sản

phần với đối quyền quản trị thành vốn chủ để thế nợ, thuê
tác và chứng đặc biệt
khoán hóa.

(tái sở hữu và bán bên ngoài.

cấu trúc kinh nợ
doanh)


cho

NĐT

các
trong

nước và nước
ngoài.


10

Tiêu chí

KAMCO

Danaharta

AMC

TAMC

(Hàn Quốc)

(Malaysia)

(Indonesia)

(Thái Lan)


Hoạt

động Tịch biên tài

như

một sản thế chấp



quyền quản trị

doanh nghiệp Bổ nhiệm nhà

việc tái cơ cấu

theo luật.
Quyền

TAMC

hạn

đặc biệt

quản

trị


đặc

kinh doanh mà

biệt

đối

với

không

thông

việc tái cơ cấu

qua tiến trình

kinh doanh.

tòa án.

Mua lại tài sản

Tịch thu các tài

của các tổ chức

sản thế chấp


tài chính.
Tuyển

dụng Nguồn

công khai
Nguồn nhân
lực

nhân Không

lực từ bộ tài tuyển

thể Tuyển
dụng công khai

chính,

ngân nhân tài từ bên

hàng

trung ngoài

ương

dụng

chuyển


sang làm việc
có thời hạn
Cực kỳ minh Thiết lập một N/A
Tiêu

chuẩn bạch

về

minh

cơ chế minh

Cực kỳ minh
bạch

bạch và rõ ràng

bạch

trong việc xử
lý các tài sản,

Tỷ

lệ

giá

mua nợ/giá

trị khoản nợ

Khoảng 1/3

Khoảng

1/3 N/A

Khoảng

1/3

đến 1/2 giá trị đến 1/2 giá trị

đến 1/2 giá trị

sổ sách của sổ

sổ

sách

của

khoản nợ xấu. khoản nợ xấu.

sách

của


khoản nợ xấu.


11

8.1.5. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ
quốc gia:
Hiệu quả hoạt động của một công ty mua bán nợ được đánh giá dựa trên các
chỉ tiêu sau:
- Giá trị các khoản nợ xấu đã mua trên tổng giá trị nợ xấu của nền kinh tế
(không kể các khoản nợ chỉ định mua từ Chính phủ): Cho thấy năng lực tài chính
cũng như năng lực đàm phán mua nợ của công ty mua bán nợ. Tỷ lệ này càng gần 1
càng cho thấy tầm ảnh hưởng của công ty mua bán nợ trong việc xử lý nợ xấu trên
bình diện quốc gia càng lớn, khả năng xử lý để đưa tỷ lệ nợ xấu về ngưỡng an toàn
càng cao.
- Giá trị các khoản nợ được xử lý trên tổng giá trị các khoản nợ đã mua: cho
thấy khả năng xử lý hiệu quả nợ xấu sau khi mua của công ty mua bán nợ. Tỷ lệ này
càng cao (gần 1 hoặc lớn hơn 1) càng cho thấy khả năng xử lý nợ hiệu quả của đơn
vị thực hiện mua nợ rất tốt, việc mua nợ có hiệu quả thật sự.
- Giá mua nợ trên giá trị gốc của khoản nợ: Cho thấy khả năng đàm phán
mua nợ và khả năng định giá khoản nợ của công ty mua bán nợ. Tỷ lệ này càng thấp
càng tốt, mức trung bình thế giới là từ 30%-50%.
- Tốc độ xử lý nợ xấu: Cho thấy năng lực của công ty mua bán nợ có đáp
ứng được yêu cầu của Chính phủ đề ra khi thành lập hay không. Tốc độ xử lý nợ
xấu càng nhanh càng tốt, thời gian trung bình của các công ty mua bán nợ quốc gia
tại châu Á (khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế 1997)
hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu thường là 5 năm.
Riêng đối với trường hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ còn thông
qua số lượng DNNN mà công ty mua bán nợ Việt Nam tham gia xử lý nợ để hỗ trợ

tái cơ cấu, chuyển đổi, cổ phần hóa thành công. Số lượng DNNN được công ty mua
bán nợ Việt Nam chuyển đổi thành công so với tổng DNNN được chuyển đổi cùng
năm hoặc chỉ tiêu DNNN phải chuyển đổi trong năm (Chính phủ quy định) càng
cao thì hoạt động của công ty càng hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra khi thành lập.


12

1.2 Lý luận về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc trưng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và tác động
đến hoạt động của công ty mua bán nợ Việt Nam.
1.2.1 Lý thuyết về nền kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được
thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán. Quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường.
A market economy is an economy in which decisions regarding investment,
production and distribution are based on supply and demand, and prices of goods
and services are determined in a free price system (Macroeconomics by Paul
Krugman, ISBN 9780716752288; chapter 4)
Trên thế giới có ba mô hình kinh tế thị trường chủ yếu như sau:
Bảng 1.3: So sánh các mô hình nền kinh tế thị trường trên thế giới.
Tiêu chí

Mô hình kinh tế

Mô hình kinh tế

Mô hình KTTT

thị trường tự do


thị trường - xã hội

định hướng XHCN

Hình mẫu Tây Âu và Bắc Mỹ.

Bắc Âu, điển hình là Việt Nam

áp dụng

Đức và Phần Lan.

Trung Quốc

- Đề cao vai trò của chế - Coi mục tiêu xã hội và - Sự ra đời của mô
độ sở hữu tư nhân, tự do phát triển con người hình này gắn liền với
cá nhân và cạnh tranh tự (công bằng xã hội, phúc sự sụp đổ của CNXH
do. Trong mô hình kinh lợi và người lao động, hiện thực, vốn phủ
Đặc điểm tế thị trường tự do, sự quyền tự do phát triển nhận vai trò của kinh
can thiệp điều tiết của của công dân, v.v.) là tế thị trường trong quá
nhà nước vào quá trình mục tiêu của chính quá trình phát triển ở các
kinh tế được hạn chế ở trình phát triển kinh tế;

nước nghèo, lạc hậu

mức thấp.

tiến lên CNXH.



13

Tiêu chí

Mô hình kinh tế

Mô hình kinh tế

Mô hình KTTT

thị trường tự do

thị trường - xã hội

định hướng XHCN

Quá trình phát triển kinh Nhà nước dẫn dắt nền Sự xuất hiện của mô
tế chủ yếu do khu vực tư kinh tế thị trường phát hình này chứng minh
nhân vận hành dưới sự triển không chỉ nhằm sức sống mãnh liệt của
điều tiết của “bàn tay vô mục tiêu tăng trưởng và xu hướng tiến lên chủ
hình” (cơ chế cạnh tranh hiệu quả kinh tế mà cả nghĩa xã hội như một
tự do). Chức năng chính mục tiêu phát triển và tất yếu khách quan của
Đặc điểm của nhà nước là bảo vệ hiệu quả xã hội.

thời đại; đồng thời,

(tiếp theo) chế độ sở hữu tư nhân

khẳng định tính tất yếu


và các quyền tự do cá

và phổ biến của kinh

nhân, bảo đảm ổn định

tế thị trường với tư

vĩ mô, tạo điều kiện để

cách là một giai đoạn

kinh tế tư nhân và cơ

bắt buộc trong lịch sử

chế thị trường tự do vận

phát triển của mọi nền

hành thuận lợi nhất.

kinh tế.

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở
phát triển của lực lượng sản xuất và có quy luật. Do đó, nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo những
quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các
nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, tổ

chức quản lý, và phân phối. Nói cách khác, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của


×