BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHẠM THỊ DUNG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY MUA BÁN NỢ VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MA SỐ : 60.34.01.02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU CƯỜNG
HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
i
LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Phạm Thị Dung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn
nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến PGS TS. Trần Hữu Cường, người
ñã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Ban ñào tạo Sau ñại học,
khoa Quản trị kinh doanh – Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Xin cảm ơn gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ, ñộng viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2013
Tác giả luận văn
Phạm Thị Dung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
1. ðẶT VẤN ðỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu 2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 2
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG 3
DỊCH VỤ MUA BÁN NỢ 3
2.1. Cơ sở lý luận về mua bán nợ, dịch vụ và chất lượng dịch vụ Mua bán nợ 3
2.1.1. Khái niệm về nợ tồn ñọng và mua bán nợ 3
2.1.2. Phân loại nợ 4
2.1.3.Tính chất ñặc thù trong hoạt ñộng mua bán nợ 8
2.1.4. Lý luận chung về dịch vụ, chất lượng dịch vụ mua bán nợ 9
2.2. Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1. Sơ lược về hoạt ñộng mua bán nợ trên thế giới 15
2.2.2. Chất lượng dịch vụ mua bán nợ của Việt Nam 17
2.2.3. Bài học rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn 21
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
iv
3. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 25
3.1. Giới thiệu Công ty Mua bán nợ Việt Nam - Bộ Tài chính 25
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 25
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty Mua bán nợ Việt
Nam 31
3.2. Phương pháp nghiên cứu 35
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 35
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin 35
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1. Thực trạng hoạt ñộng dịch vụ mua bán nợ tại Công ty Mua bán nợ Việt
Nam 39
4.1.1. Thực trạng dịch vụ mua nợ của Công ty Mua bán nợ Việt Nam 39
4.1.2. Thực trạng hoạt ñộng xử lý nợ 44
4.2. Thực trạng về chất lượng hoạt ñộng dịch vụ mua bán nợ 58
4.2.1. Thực trạng về chất lượng hoạt ñộng dịch vụ mua nợ. 58
4.2.2. Thực trạng về chất lượng hoạt ñộng dịch vụ xử lý nợ 61
4.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng dịch vụ mua bán nợ 79
4.3. ðịnh hướng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Công ty Mua
bán nợ Việt Nam- Bộ Tài chính 87
4.3.1. ðịnh hướng 87
4.3.2. Giải pháp 92
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
5.1. Kết luận 98
5.2. Một số kiến nghị 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
PHỤ LỤC 109
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1:Tổng hợp giá mua- giá trị khoản nợ mua năm 2012 41
Bảng 4.2: Mệnh giá của khoản nợ ñã mua tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam-
Bộ Tài chính ñến năm 2012 42
Bảng 4.3: Tình hình xử lý nợ tại Công ty Mua bán nợ Việt Nam ñến năm 201244
Bảng 4.4: Các phương án tái cơ cấu ñã hoàn thành ñến năm 2012 46
Bảng 4.5: Các phương án tái cơ cấu ñang triển khai ñến năm 2012 48
Bảng 4.6: Các phương án mua nợ ñể thu nợ ñến năm 2012 50
Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011, 2012 .52
Bảng 4.8: Lợi nhuận và Nộp ngân sách nhà nước của Công ty Mua bán nợ -
Bộ Tài chính 57
Bảng 4.9: Tổng hợp số liệu về thu thập, kiểm tra hồ sơ khoản nợ 58
Bảng 4.10: Tổng hợp số liệu về mức ñộ thành công trong ñàm phán mua nợ 58
Bảng 4.11: Tổng hợp số NHTM cảm nhận ñộ an toàn dịch vụ mua nợ của
Công ty mua bán nợ Việt Nam. 59
Bảng 4.12: Tổng hợp mức ñộ cảm nhận NHTM về giá mua nợ của Công ty
mua bán nợ Việt Nam 61
Bảng 4.13: Phân tích trình ñộ lao ñộng hoạt ñộng trực tiếp trong dịch vụ mua
nợ bán của Công ty mua bán nợ Việt Nam năm 2012 62
Bảng 4.14: Tổng hợp ý kiến của khách hàng ñánh giá cơ sở vật chất của công
ty mua bán nợ 63
Bảng 4.15: Tổng hợp ý kiến của khách hàng ñánh giá mức ñộ tin cậy của dịch
vụ xử lý nợ 64
Bảng 4.16: Tổng hợp ý kiến của khách hàng ñánh giá mức ñộ ñáp ứng của
dịch vụ xử lý nợ 65
Bảng 4.17: Tổng hợp ý kiến của khách hàng ñánh giá năng lực phục vụ 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vi
Bảng 4.18: Tổng hợp ý kiến của khách hàng ñánh giá mức ñộ ñồng cảm của
Công ty ñối với khách hàng 67
Bảng 4.19: ðiểm ñánh giá tổng hợp chất lượng dịch vụ xử lý nợ 69
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức hoạt ñộng và bộ máy quản lý và ñiều hành 34
Hình 3.2: Khung lý thuyết 38
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BKS Ban Kiểm soát
BIDV Ngân hàng ðầu tư và phát triển Việt Nam
CTCP Công ty cổ phần
DATC Công ty Mua bán nợ Việt Nam
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
HðQT Hội ñồng Quản trị
HTPT Hạch toán phụ thuộc
KAMCO Tổng công ty quản lý nợ
NAMC National Asset Management Corporation
NHCP Ngân hàng cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước
NPL Nợ tồn ñọng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TAMC Tổng Công ty quản lý nợ Thái Lan
TGð Tổng Giám ñốc
VCB Ngân hàng Vietcombank
VN Việt Nam
VPCT Văn phòng Công ty
WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
1
1. ðẶT VẤN ðỀ
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ñã
chính thức thông qua việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 150
của tổ chức này. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải ñối mặt với rất nhiều
thách thức và khó khăn. Những thách thức và khó khăn ñè nặng lên vai các
doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thương mại, trong quá trình cạnh
tranh và kiếm lợi nhuận cũng như tạo chỗ ñứng trên thị trường.
Chất lượng dịch vụ phản ánh trình ñộ tổ chức, quản lý kinh doanh, giúp
nâng cao hiệu quả kinh doanh, khẳng ñịnh vị thế của doanh nghiệp
Chất lượng dịch vụ của các công ty tài chính tạo ñiều kiện lành mạnh hoá
tài chính của các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại quốc doanh là vấn ñề
cần ñược quan tâm hàng ñầu trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng thương mại.
Trên thương trường, quan hệ kinh doanh là quan hệ ñối tác, bình ñẳng về
quyền và nghĩa vụ, hợp tác ñể cùng có lợi. Tuy nhiên, hoạt ñộng của Công ty
Mua bán nợ Việt Nam không chỉ ñơn thuần là kinh doanh vì lợi nhuận, mà
sâu xa hơn là phục vụ ñịnh hướng kinh tế chính trị của ðảng và Nhà nước, có
nhiệm vụ trợ giúp các doanh nghiệp xử lý nợ tồn ñọng ñể ñẩy nhanh quá trình
sắp xếp và chuyển ñổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao tiềm lực
tài chính cho phát triển và hội nhập. Việt Nam chủ trương hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới; khi ñó các doanh nghiệp trong nước không còn kinh
doanh một mình một chợ mà phải cọ sát, cạnh tranh bình ñẳng với doanh
nghiệp nước ngoài ở ngay tại thị trường trong nước. Như vậy, nếu chất lượng
dịch vụ của Công ty mua bán nợ nâng cao tạo ñiều kiện cải thiện tình hình
kinh doanh của công ty, gia tăng ñược doanh thu và lợi nhuận của Công ty
mua bán nợ Việt Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
2
Trên cơ sở ñó tác giả lựa chọn ñề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ của công ty Mua Bán Nợ Việt Nam”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng
dịch vụ của các công ty tài chính
- Phản ánh và phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ của Công ty Mua
bán nợ Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay
- ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ của Công
ty mua bán nợ Việt Nam
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Dịch vụ mua bán nợ của công ty Mua bán nợ Việt Nam là gì?
- Chất lượng dịch vụ như thế nào?
- Kết quả hoạt ñộng của dịch vụ mua bán nợ ñó như thế nào?
- Giải pháp nào ñể tăng cường chất lượng dịch vụ mua bán nợ của Công
ty mua bán nợ Việt Nam nhằm góp phần tạo doanh thu và lợi nhuận cho Công
ty mua bán nợ Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung ngày càng
phát triển?
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là chất lượng dịch vụ của Công ty mua
bán nợ Việt Nam
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài giới hạn trong việc nghiên cứu về dịch vụ mua bán nợ chủ yếu tập trung
vào các doanh nghiệp cổ phần hóa.
Thời gian thu thập số liệu: Từ năm 2003 ñến năm 2012
Thời gian thực hiện ñề tài: Từ tháng 5/2012 ñến tháng 5 năm 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ MUA BÁN NỢ
2.1. Cơ sở lý luận về mua bán nợ, dịch vụ và chất lượng dịch vụ Mua bán nợ
2.1.1. Khái niệm về nợ tồn ñọng và mua bán nợ
* Nợ tồn ñọng ñược hiểu là các khoản nợ phải thu, phải trả ñã quá thời
hạn thanh toán, doanh nghiệp ñã áp dụng các biện pháp xử lý, như ñối chiếu
xác nhận, ñôn ñốc thanh toán nhưng vẫn chưa thanh toán ñược.
Tăng cường xử lý nợ là việc thực hiện ñược tốt một trong những việc sau:
- Thu ñược tối ña nợ tồn ñọng;
- Giải ñáp (tìm ñược nguyên nhân chủ yếu của nợ tồn ñọng, từng trường
hợp) và có biện pháp cụ thể xử lý nhanh nhất nợ tồn ñọng như: xoá nợ; Thu
hồi nợ; Tiến hành ñồng bộ các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế,
chính quyền, công an ñể giải quyết dứt ñiểm từng trường hợp.
Nợ quá hạn ñược phân chia như sau:
- Nợ quá hạn có tài sản ñảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay người ñi vay là
doanh nghiệp phải thế chấp tài sản cho ngân hàng, theo pháp luật, ngân hàng
có quyền phát mãi tài sản ñể thu nợ, do vậy, nợ quá hạn này tuy chưa thu
ñược nhưng ngân hàng thương mại vẫn có khả năng thu hồi.
- Nợ quá hạn không có tài sản ñảm bảo: Là khoản nợ khi cho vay, ngân
hàng không yêu cầu người vay phải thế chấp tài sản. Loại nợ này, con nợ là
doanh nghiệp vay vốn vẫn tồn tại, vẫn hoạt ñộng kinh doanh nếu tình hình tài
chính của doanh nghiệp tốt thì cũng có khả năng thu hồi nợ.
- Nợ khó ñòi (hay còn gọi là nợ xấu): Loại nợ này xảy ra và tồn ñọng ở
những doanh nghiệp vay vốn có tình hình hoạt ñộng sản xuất kinh doanh và
tình hình tài chính yếu kém, biểu hiện là sản xuất kinh doanh bị lỗ, nợ phải trả
tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoàn toàn. Thời hạn nợ tồn ñọng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
4
khá lâu, có thể kéo dài trên một năm, 2 – 3 năm hoặc lâu hơn nữa và rất khó
giải quyết.
Khái niệm, tiêu chí nợ tồn ñọng và phương thức xử lý nợ tồn ñọng không
có chuẩn chung cho toàn thế giới. Tuy nhiên, rất nhiều nước sử dụng khái
niệm Nợ xấu hay nợ không sinh lời (Non – performing loans - viết tắt là NPL)
ñể chỉ các khoản cho vay của các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ tín dụng,
công ty tài chính) bị quá hạn thanh toán nợ gốc và/hoặc nợ lãi và/hoặc có khả
năng không thu hồi ñược. Ngoài ra, người ta cũng dùng tài sản có vấn ñề, tài
sản không sinh lời (Non performing Asset – NPA) ñối với các tài sản tài
chính nói chung và khái niệm Tài sản bị mất giá/vốn trong ngữ cảnh mua bán
ñầu tư vào NPL hay NPA.
Nợ tồn ñọng theo quan ñiểm của Công ty Mua bán nợ - Bộ tài chính là
toàn bộ những khoản nợ nhóm 3; 4 và 5 theo Quyết ñịnh 493/2005/Qð –
NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005.
* Mua bán nợ là khái niệm rất mới mẻ tại Việt Nam hiện nay, nhưng nói
cho cùng ñó là một hoạt ñộng kinh tế rất cơ bản ở các doanh nghiệp trong ñó
nổi bật là mối quan hệ kinh tế giữa 3 chủ thể Bên bán nợ (chủ nợ cũ) - Bên
mua nợ (chủ nợ mới) - Bên Khách nợ (hoặc bảo ñảm) thông qua việc chuyển
giao tài sản ñặc biệt là các khoản nợ ).
Mua bán nợ là hoạt ñộng kinh tế ñể trao ñổi và chuyển giao phần tài sản
ñặc biệt là các "khoản nợ phải thu" từ ñối tượng này sang ñối tượng khác.
Thực chất, ñó là việc chuyển nhượng lại "quyền thu hồi nợ" từ một "khoản nợ
phải thu" của Bên bán nợ (chủ nợ) ñối với Khách nợ sang cho Bên mua nợ ñể
Bên mua nợ trở thành chủ nợ mới của Bên Khách nợ. Như vậy, hoạt ñộng
mua bán nợ ñược thực hiện ñối với các khoản nợ phải thu (của bên chủ nợ)
mà không phải là nợ phải trả (của bên khách nợ).
2.1.2. Phân loại nợ
NPL là một loại rủi ro cố hữu của kinh doanh tài chính, tín dụng. Các khái
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
5
niệm này ñược ñề cập ñến ñã lâu nhưng tiêu chí phân loại ở mỗi nước có
nhiều ñiểm khác nhau. Tuy còn có những khác biệt nhất ñịnh, các nước ñang
tiến gần nhau hơn trong việc quy ñịnh hệ thống phân loại các khoản cho vay
của tổ chức tài chính theo 5 nhóm:
Nhóm 1: Nợ thông thường/ñạt tiêu chuẩn: Nợ gốc, lãi ñều trong hạn và
không thấy có rủi ro về thanh toán, khách nợ có thể thanh toán ñầy ñủ nợ gốc
và lãi ñúng hạn.
Nhóm 2: Nợ cảnh báo/Nợ ñáng chú ý: Nợ ñang ñược ñánh giá là có khả
năng không thanh toán ñược toàn bộ và ñúng hạn nếu không có các ñiều
chỉnh hợp lý của khách nợ.
Nhóm 3: Nợ dưới mức thông thường/ dưới tiêu chuẩn: việc trả nợ ñầy ñủ
và ñúng hạn là khó thực hiện: lãi và/ hoặc nợ gốc ñã quá hạn trên 90 ngày,
không có tài sản ñảm bảo ñầy ñủ (không có tài sản ñảm bảo hoặc giá trị tài
sản ñảm bảo thấp).
Nhóm 4: Nợ khó ñòi/ nghi vấn: ðược xác ñịnh là không thể thu hồi ñầy
ñủ trong ñiều kiện hiện tại và/ hoặc lãi và/ hoặc nợ gốc ñã quá hạn trên 180
ngày.
Nhóm 5: Nợ dễ bị tổn thất: Nợ ñược ñánh giá là hầu như không thể thu
hồi ñược hoặc khi lãi và/ hoặc nợ gốc ñã quá hạn trên 360 ngày.
Các nhóm từ 3 ñến 5 ñược gọi chung là nợ dưới mức tiêu chuẩn và kém
hơn - dạng thức mới của nợ xấu.
Các khái niệm này ñã ñược nêu ra trong các văn bản pháp quy khác nhau
về phân loại và xử lý nợ trong các ngữ cảnh khác nhau tại các thời ñiểm khác
nhau:
- Nghị ñịnh 69/2002/Nð - CP ngày 12/07/2002 của Chính phủ về quản lý
và xử lý nợ xấu của DNNN, tại khoản 1, ñiều 2 quy ñịnh “ Nợ xấu là các
khoản nợ phải thu, phải trả ñã quá hạn thanh toán ”
- Quyết ñịnh số 149/Qð – TTg ngày 5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
6
phê duyệt ñề án xử lý nợ xấu của NHTM xác ñịnh nợ xấu của các NHTM là
các khoản cho vay ñã quá hạn thanh toán ñược chia thành 3 loại:
+ Nợ xấu có tài sản ñảm bảo;
+ Nợ xấu không còn tài sản ñảm bảo và không còn ñối tượng ñể thu hồi;
+ Nợ xấu không có tài sản ñảm bảo nhưng khách nợ còn tồn tại và ñang
hoạt ñộng.
- Thông tư số 38/ 2006/TT – BTCngày 10/05/2006 của Bộ Tài chính
hướng dẫn trình tự, thủ tục và xử lý tài chính ñối với hoạt ñộng mua, bán, bàn
giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản xấu của doanh nghiệp có ñịnh nghĩa nợ
xấu là các khoản nợ phải thu, các khoản nợ phải trả ñã quá hạn thanh toán
nhưng chưa thu ñược, chưa trả ñược.
Từ tháng 7 năm 2007, các ngân hàng thương mại ñược yêu cầu phân loại
nợ và lập dự phòng theo quy ñịnh tại Quyết ñịnh số 18/2007/Qð – NHNN
ngày 25 tháng 04 năm 2007 của Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
về sửa ñổi bổ sung các quy ñịnh về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng. Theo ñó, việc phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng
ñể xử lý rủi ro trong hoạt ñộng ngân hàng của các tổ chức tín dụng như sau:
* Nhóm 1 (Nợ ñủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn mà các tổ chức tín dụng ñánh giá là có khả năng
thu hồi ñầy ñủ cả gốc và lãi ñúng thời hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng ñánh giá là có
khả năng thu hồi ñầy ñủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi ñầy ñủ gốc và lãi
ñúng thời hạn còn lại.
- Các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 1 theo quy ñịnh tại quyết
ñịnh 18/2007/Qð – NHNN.
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày ñến 90 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ ñã
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
7
cơ cấu lại;
- Các khoản nợ ñiều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần ñầu
- Các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 2 theo quy ñịnh
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày ñến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu, trừ các khoản nợ ñiều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần ñầu phân loại vào nhóm 2 theo quy ñịnh.
- Các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 3 theo quy ñịnh
* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày ñến 360 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu;
- Các khoản nợ ñược cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.
- Các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 4 theo quy ñịnh.
* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn
trả nợ ñược cơ cấu lại lần thứ 2;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc ñã quá hạn;
- Các khoản nợ khác ñược phân loại vào nhóm 5 theo quy ñịnh.
Trong trường hợp khách hàng có nhiều khoản nợ tại một tổ chức tín dụng
mà có 1 khoản bị phân loại vào nhóm có ñộ rủi ro cao hơn, hoặc bị ñánh giá
là có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, các khoản nợ khác sẽ bị chuyển vào
nhóm có mức ñộ rủi ro cao tương ứng. Quyết ñịnh về phân loại tài sản Có của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
8
Qð 18 ñã tiếp cận các tiêu chí hướng tới tương lai ñược các tổ chức quốc tế
ñánh giá là tốt, khá gần với thông lệ quốc tế.
Cũng theo Quyết ñịnh số 18/2007/Qð – NHNN thì “Nợ quá hạn” là
khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi ñã quá hạn; “Nợ xấu” là
các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo quy ñịnh.
2.1.3.Tính chất ñặc thù trong hoạt ñộng mua bán nợ
Trong quá trình hoạt ñộng kinh doanh, các khoản nợ của doanh nghiệp
thường phát sinh do quan hệ tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và phát
hành trái phiếu. Trong hoạt ñộng mua bán nợ, nợ ñược hiểu là một khoản tiền
mà khách nợ phải có nghĩa vụ thanh toán với chủ nợ vào một thời ñiểm nhất
ñịnh. Trong ñó, khách nợ là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nợ phải
trả; còn chủ nợ là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nợ phải thu. Một
khoản nợ thường ñược xác ñịnh bởi các yếu tố: chủ nợ, khách nợ, giá trị
khoản nợ, thời hạn thanh toán (thời gian của khoản nợ), lãi suất, tài sản thế
chấp…
ðối với Công ty Mua bán nợ, việc phân tích và phân loại các khoản nợ là
rất quan trọng vì nó giúp Công ty Mua bán nợ có thể xác ñịnh ñược giá trị và
mức ñộ rủi ro của khoản nợ - những yếu tố liên quan trực tiếp ñến doanh thu
và chi phí của Công ty.
Nợ xấu ñược xem là một loại hàng hoá ñặc biệt trên thị trường và tuy ñã
rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt ở các nước khu vực châu Á
từ sau khủng hoảng tài chính năm 1997 như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, ðài
Loan, Malaysia … nhưng lại là ngành mới mẻ ở Việt Nam. ðến trước thời
ñiểm Công ty Mua bán nợ ñược thành lập, chưa có một tổ chức nào thực sự
có chức năng mua bán, xử lý nợ và tài sản tồn ñọng như Nhà nước ñã quy
ñịnh cho Công ty Mua bán nợ. Mặc dù Quyết ñịnh số 149/2001/Qð-TTg ngày
5/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ðề án xử lý nợ xấu của các
Ngân hàng thương mại cho phép các ngân hàng thương mại ñược thành lập
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
9
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản nhưng các công ty này hoạt ñộng với
quy mô vốn nhỏ (vài chục tỷ ñồng), không có thẩm quyền pháp lý riêng và
chỉ thực hiện quản lý và thu nợ cho ngân hàng mẹ thông qua cơ chế uỷ thác
của các chi nhánh trong cùng hệ thống hay theo uỷ quyền của ngân hàng mẹ
nên các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản này không tạo ñược tác ñộng
lớn ñến chương trình xử lý nợ của Chính phủ và cũng không giúp hình thành,
phát triển thị trường mua bán nợ cũng như không thể phổ biến, phát triển các
kỹ năng xử lý nợ. Vì vậy, mua bán và xử lý nợ trên thị trường vẫn là lĩnh vực
mới mẻ và chưa có tiền lệ ở Việt Nam.
2.1.4. Lý luận chung về dịch vụ, chất lượng dịch vụ mua bán nợ
2.1.4.1. Khái niệm dịch vụ
Dịch vụ là những hoạt ñộng và kết quả mà một bên (người bán) có thể
cung cấp cho bên kia (người mua) và chủ yếu là vô hình không mang tính sở
hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
Dịch vụ là một hoạt ñộng mà sản phẩm của nó là vô hình. Nó giải quyết
mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản khách hàng sở hữu mà không có
sự chuyển giao quyền sở hữu.
Một khái niệm khác về dịch vu: Dịch vụ là một hoạt ñộng xã hội mà hoạt
ñộng này xảy ra mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và ñại diện của công
ty cung ứng dịch vụ.
Khái niệm về dịch vụ theo ISO 8402: Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt
ñộng tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt ñộng nội bộ
của người cung ứng ñể ñáp ứng nhu cầu khách hàng.
2.1.4.2. ðặc ñiểm của dịch vụ
Tính vô hình: ðây là ñặc ñiểm cơ bản của dịch vụ. Với ñặc ñiểm này cho
thấy dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật thể. Tuy nhiên nó vẫn mang nặng
tính vật chất. Tính không hiện hữu của dịch vụ gây khó khăn cho quản lý hoạt
ñộng sản xuất, cung cấp dịch vụ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
10
Theo A.Parasuraman, Valarie A Zeithaml and Leonard L. Berry (1995)
tính vô hình có nghĩa là “Hầu hết các dịch vụ không thể ño, ñếm, thống kê,
thử nghiệm và chứng nhận trước khi cung cấp ñể ñảm bảo chất lượng dịch
vụ”
Tính không ñồng nhất: sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hóa ñược.
Không thể tạo ra các dịch vụ hoàn toàn giống nhau. Hơn nữa khách hàng tiêu
dùng dịch vụ là người quyết ñịnh chất lượng dịch vụ dựa vào những cảm nhận
của họ trong những thời gian khác nhau, trạng thái tâm lý khác nhau. Khách
hàng khác nhau có sự cảm nhận khác nhau. Sản phẩm dịch vụ có giá trị khi
thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của khách hàng.
Tính không thể tách rời: quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra
ñồng thời, người tiêu dùng cũng tham gia hoạt ñộng sản xuất cung cấp dịch
vụ cho mình và sự tương tác giữa bên cung cấp dịch vụ và bên nhận dịch vụ
có thể ảnh hưởng ñến chất lượng dịch vụ.
Tính dễ hỏng: Dịch vụ không thể tồn kho, không cất trữ và không thể vận
chuyển từ khu vực này tới khu vực khác. Do vậy việc tiêu dùng dịch vụ bị hạn
chế về mặt thời gian. Không thể kiểm tra chất lượng trước khi cung ứng,
người cung cấp chỉ còn cách làm ñúng từ ñầu và làm ñúng mọi lúc.
Theo Ghobadian, Speller & Jones, 1993; Groth & Dye, 1994; Zeithaml et
al, 1990, dẫn theo Thongsamak, 2001) dịch vụ có những ñặc ñiểm sau:
Tính vô hình: Sản phẩm của dịch vụ là sự thực thi. Khách hàng không thể
thấy, nếm, ngửi… trước khi mua.
Tính không ñồng nhất: Gần như không thể cung ứng dịch vụ hoàn toàn
giống nhau.
Không thể chia tách: Quá trình cung ứng dịch vụ cũng là tiêu thụ dịch vụ,
do vậy, không thể dấu ñược các lỗi sai của dịch vụ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
11
Dễ hỏng: Dịch vụ không thể tồn kho. Không thể kiểm tra chất lượng trước
khi cung ứng, người cung cấp chỉ còn cách làm ñúng từ ñầu và làm ñúng mọi
lúc.
Không thể hoàn trả: Nếu khách hàng không hài lòng, họ có thể ñược hoàn
tiền nhưng không thể hoàn dịch vụ.
Nhu cầu bất ñịnh: ðộ bất ñịnh của nhu cầu dịch vụ cao hơn sản phẩm hữu
hình nhiều.
Quan hệ qua con người: Vai trò của con người trong cung ứng dịch vụ rất
cao và ñược khách hàng thẩm ñịnh khi ñánh giá dịch vụ.
Tính cá nhân: Khách hàng ñánh giá dịch vụ dựa vào cảm nhận cá nhân
của mình rất nhiều.
Tâm lý: Chất lượng dịch vụ ñược ñánh giá theo trạng thái tâm lý của
khách hàng.
2.1.4.3. Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam
- Dịch vụ ngày càng trở thành ñộng lực và nguồn gốc của tăng trưởng
kinh tế.
Trong tất cả các nền kinh tế hiện ñại, dịch vụ là ñộng lực của các hoạt
ñộng kinh tế và là lĩnh vực ñóng góp vào chất lượng ñời sống cho tất cả người
dân. Ví dụ dịch vụ cơ sở hạ tầng hỗ trợ tất cả các doanh nghiệp. Các dịch vụ
giáo dục y tế và giải trí hướng tới chất lượng lao ñộng và dân số nói chung.
Các dịch vụ kinh doanh và chuyên môn ñóng vai trò quan trọng ñể tăng năng
suất của các doanh nghiệp. Các dịch vụ của Chính phủ ảnh hưởng tới môi
trường kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Phát triển dịch vụ tạo ñiều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hoá,
hiện ñại hoá.
Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có tính cạnh tranh rất cần nhiều ñầu vào
là các dịch vụ có chất lượng cao ví dụ như giao thông vận tải, kho bãi, viễn
thông, cơ khí, thiết kế, nghiên cứu thị trường, bao bì…ðầu vào là các dịch vụ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
12
có tính cạnh tranh ñặc biệt quan trọng nếu muốn nâng cao giá trị gia tăng
trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh
tranh của các ngành ñịnh hướng xuất khẩu. Hơn nữa nhiều ñầu vào dịch vụ
như giáo dục ñào tạo trong việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao
cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá hiện ñại hoá.
Tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ thường gắn với sự phát triển cơ sở hạ tầng
cần thiết cho công nghiệp hoá và hiện ñại hoá. Cơ sở hạ tầng này bao gồm
ñường cao tốc mới ñược nâng cấp, cảng biển, sân bay ñóng vai trò mạch máu
cho hoạt ñộng vận tải, mở rộng mạng lưới viễn thông, internet; tăng số lượng
các ngân hàng trong nước và nước ngoài và thị trường chứng khoán thu hút
vốn cho sản xuất công nghiệp.
- Phát triển lĩnh vực tạo việc làm, giảm nghèo và thúc ñẩy phát triển xã
hội.
Dịch vụ là lĩnh vực tạo nhiều việc làm. Do có thể thành lập nhiều doanh
nghiệp với số vốn thấp, các ngành dịch vụ tạo ra cơ hội tốt với nguồn lực tối
thiểu ñể người lao ñộng có thế tự tạo việc làm vẫn ñem lại hiệu quả kinh tế.
2.1.4.4. Khái niệm chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là những gì khách hàng cảm nhận ñược. Chất lượng
dịch vụ ñược xác ñịnh dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên
quan ñến nhu cầu cá nhân của họ.
Theo Parasuranam, Zeithaml và Berry thì chất lượng dịch vụ là khi cảm
nhận của khách hàng về một dịch vụ ñã tạo ra ngang xứng với kỳ vọng trước
ñó của họ. Cũng theo Parasuranam thì kỳ vọng trong chất lượng dịch vụ là
những mong muốn của khách hàng, nghĩa là họ cảm thấy nhà cung cấp phải
thực hiện chứ không phải sẽ thực hiện những yêu cầu về dịch vụ.
Theo Herbert thì trước khi sử dụng dịch vụ, khách hàng ñã hình thành
“kịch bản” về dịch vụ ñó. Khi kịch bản của khách hàng và nhà cung cấp
không giống nhau, khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
13
Theo Crolin và Tailor cho rằng sự hài lòng của khách hàng nên ñánh giá
trong thời gian ngắn, còn chất lượng dịch vụ nên ñánh giá theo thái ñộ của
khách hàng về dịch vụ ñó trong khoảng thời gian dài.
ðặc ñiểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể ñánh giá ñược toàn bộ chất
lượng của dịch vụ sau khi ñã “mua” và “sử dụng” chúng.
Một ñặc ñiểm khác là chất lượng dịch vụ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân
tố bên ngoài và dễ nhầm lẫn.
2.1.4.5. Tiêu chí ñánh giá chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố hàng ñầu tạo nên sự khác
biệt có ưu thế trong cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp thường cố gắng ñể
cung ứng ñược những dịch vụ chất lượng cao hơn các ñối thủ của mình.
ðiều quan trọng là ñáp ứng ñược ñòi hỏi hay cao hơn những mong ñợi về
chất lượng dịch vụ của khách hàng mục tiêu. Những mong muốn của khách
hàng về dịch vụ ñược hình thành từ sự hiểu biết của họ về dịch vụ ñó, những
kinh nghiệm của họ trong quá khứ, những lời truyền miệng và quảng cáo của
doanh nghiệp
ðể ñảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng,
các nhà nghiên cứu marketing khuyến cáo các doanh nghiệp nên tìm cách ñể
rút ngắn khoảng cách giữa những mong ñợi của khách hàng và nhận thức của
ban lãnh ñạo doanh nghiệp, khoảng cách giữa nhận thức của ban lãnh ñạo và
yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ, khoảng cách giữa yêu cầu chất lượng
dịch vụ và kết quả thực hiện dịch vụ, khoảng cách giữa nhận thức của khách
hàng về của người cung ứng dịch vụ và dịch vụ mà khách hàng mong ñợi.
Theo các nhà nghiên cứu thì có năm yếu tố chủ yếu quyết ñịnh chất lượng
dịch vụ. Các yếu tố này ñược xếp thứ tự theo tầm quan trọng ñược khách
hàng ñánh giá.
- Mức ñộ tin cậy. Khả năng ñảm bảo dịch vụ ñã hứa một cách chắc chắn
chính xác.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
14
- Thái ñộ nhiệt tình. Sẵn sàng giúp ñỡ khách hàng và ñảm bảo dịch vụ
nhanh chóng.
- Sự ñảm bảo. Trình ñộ chuyên môn, thái ñộ ứng xử của nhân viên và khả
năng của họ tạo nên ñược tín nhiệm và lòng tin ở khách hàng.
- Sự thông cảm. Thái ñộ quan tâm và ñồng cảm với khách hàng.
- Yếu tố hữu hình, như các phương tiện vật chất, trang thiết bị, con người
và tài liệu thông tin.
Những doanh nghiệp ñảm bảo dịch vụ tốt thường phải có cái nhìn chiến
lược về dịch vụ và cung ứng dịch vụ, ñảm bảo về chất lượng dịch vụ, luôn ñặt
ra những tiêu chuẩn cao về dịch vụ ñể theo ñuổi, thường xuyên theo dõi kết
quả thực hiện dịch vụ và giải quyết ñầy ñủ những khiếu nại của khách hàng
cũng như thỏa mãn lợi ích của khách hàng và nhân viên.
2.1.4.6. Chất lượng dịch vụ mua bán nợ
Chất lượng dịch vụ mua bán nợ là những gì cảm nhận ñược của Công ty
mua nợ liên quan ñến nhu cầu mua nợ và những gì cảm nhận ñược của khách
nợ liên quan ñến vấn ñề xử lý nợ của chủ nợ.
2.1.4.7. Nội dung ñánh giá chất lượng dịch vụ của công ty
- Mức ñộ thực hiện các chương trình phương án mua nợ, dịch vụ xử lý nợ
ñã ñề ra, khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và ñúng thời hạn.
- Sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp các dịch vụ
cho khách hàng, sẵn sàng lập phương án mua nợ
- Khả năng tạo sự tin tưởng và an tâm của Công ty cho khách hàng
- Trình ñộ chuyên môn ñể thực hiện dịch vụ mua bán nợ. Khả năng phục
vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực
hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu ñể nắm bắt thông tin liên quan cần thiết
cho việc mua bán nợ phục vụ khách hàng.
- Mức ñộ ñồng cảm: khả năng quan tâm, thông cảm và chăm sóc từng
khách nợ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
15
- Thông tin về khoản nợ, khách nợ có chính xác, ñầy ñủ, kịp thời
- Khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy vào
công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi và tiếng tăm của công ty, nhân
cách của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
- Mua nợ và xử lý nợ có mức ñộ an toàn, khả năng bảo ñảm sự an toàn
cho khách hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính, cũng như bảo
mật thông tin.
- Hiểu biết khoản nợ, chủ nợ cũ, khách hàng
- Phương tiện hữu hình: mức ñộ hấp dẫn, hiện ñại của các trang thiết bị
vật chất, giờ phục vụ thích hợp, trang phục của các nhân viên phục vụ hoạt
ñộng mua bán nợ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Sơ lược về hoạt ñộng mua bán nợ trên thế giới
Mua bán và xử lý nợ xấu ñã ñược thực hiện thành công ở nhiều quốc gia
trong khu vực sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 như Hàn Quốc
(với tổ chức xử lý nợ quốc gia là Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc –
Korean Asset Management Coporation – KAMCO), ðài Loan (với tổ chức xử
lý nợ là Công ty Quản lý Tài sản ðài Loan – Taiwan Asset Management
Coporation – TAMCO), Malaysia (Tổ chức xử lý nợ Danaharta). Có nhiều bài
học rút ra từ kinh nghiệm thành công chung hay của mỗi tổ chức mua bán xử
lý nợ. Kinh nghiệm các nước cho thấy mua bán và xử lý nợ xấu thường phải
gắn liền với một chương trình kinh tế cụ thể của quốc gia. Trong các ví dụ
nêu trên thì mua bán xử lý nợ xấu là một bộ phận cấu thành của chương trình
tái cơ cấu tài chính khắc phục khủng hoảng tài chính năm 1997. Mặc dù bối
cảnh kinh tế - xã hội có nhiều khác nhau song tựu trung lại các nước ñều sử
dụng một tổ chức mua bán xử lý nợ quốc gia (National Asset Management
Coporation – NAMC) ñể thực hiện nhiệm vụ theo chương trình của chính
phủ.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………
16
Một số mô hình của các Công ty mua bán nợ trên thế giới như sau:
- Thuỵ ðiển: Nền kinh tế suy sụp nhanh chóng vào năm 1991 – 1993 sau
khi mở rộng nhanh môi trường bãi bỏ luật vào những năm giữa thập kỷ 80.
Thị trường bất ñộng sản sụp ñổ. Ngân hàng nắm giữ khối lượng lớn bất ñộng
sản. Hai ngân hàng là Nordbanken – Ngân hàng lớn nhất của Thuỵ ðiển và
Ngân hàng Gôt ñược Chính phủ tiếp quản. Hai Công ty quản lý nợ do nhà
nước hỗ trợ tiếp nhận NPL từ hai ngân hàng trên.
- Mêhico: Thực hiện cổ phần hoá các ngân hàng trong hai thập kỷ 80 và
90. Tiếp ñó, khối lượng cho vay tăng cao do nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Do thiếu kinh nghiệm ñã dẫn ñến các quyết ñịnh cho vay sai lầm. Chất lượng
khoản nợ ñã giảm sút trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mêhicô
năm 1995, khi cán cân thương mại suy yếu huỷ hoại uy tín trên trường quốc
tế, gây nên dòng tiền chảy ra ồ ạt và tình trạng suy thoái nền kinh tế, khiến
các ngành kinh tế và con người phải ñấu tranh ñể tồn tại, càng làm cho chất
lượng các khoản nợ giảm hơn. Mêhicô ñã nhận hỗ trợ tài chính của Mỹ, Ngân
hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển Bắc – Nam Mỹ; Chính phủ thành lập
quỹ FOBAPROA nhằm dự phòng hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn. Mua
nợ xấu theo giá sổ sách nhằm giúp ngân hàng bổ sung vốn. Ví dụ:
FOBAPROA mua NPL với giá sổ sách 2$ thì trong ñó 1$ là ñể hỗ trợ tăng
vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này có thể còn cao hơn trong một số trường hợp.
- Thổ Nhĩ Kỳ: Nền kinh tế sụp ñổ vào năm 2000, nợ xấu tăng lên mức
trên 30% vào năm 2002. Một số ngân hàng phải ñóng cửa. Chính phủ giao
NPL cho SDIF thực hiện bán ñấu giá trong 2 năm 2004 và 2005.
- Cộng hoà Séc: Thành lập hàng loạt các cơ quan Chính phủ (KONPO,
CKA) tập trung thanh lý NPL tiếp nhận từ các ngân hàng sụp ñổ vào những
năm cuối thập kỷ 90.
- Hàn Quốc: Thành lập Tổng Công ty quản lý nợ (KAMCO) thực hiện
thanh lý NPL vào năm 1997. Tổng giá trị NPL 111 tỷ USD ñược chuyển giao