Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ tới trường của học sinh THCS và THPT đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

TRẦN HOÀNG ĐƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ ĐẾN
TỶ LỆ TỚI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS VÀ THPT
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------------

TRẦN HOÀNG ĐƯỜNG

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ ĐẾN
TỶ LỆ TỚI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS VÀ THPT
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH PHI HỔ



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Ngoài sự hỗ trợ và hướng dẫn khoa học của PGS.TS. ĐINH PHI HỔ tất cả các
bước, các công việc của nghiên cứu này được chính tác giả thực hiện.
Tác giả xin cam đoan nghiên cứu này được thực hiện đúng qui trình, không sao
chép. Đối tượng khảo sát, thông tin thu thập, kết quả xử lý và nguồn dữ liệu trích dẫn
là rõ ràng và hoàn toàn trung thực. Nếu có đạo văn tác giả xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước hội đồng khoa học.

TP.HCM, tháng 4 năm 2016
Tác giả

Trần Hoàng Đường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........................................................................2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU..............................................................................2
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................3
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................3
1.5.1. Phạm vi thời gian.....................................................................................3
1.5.2. Phạm vi không gian.................................................................................3
1.7. KẾT QUẢ MONG ĐỢI..................................................................................4
1.8. CẤU TRÚC CỦA BÀI VIẾT.........................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................5
2.1. CÁC KHÁI NIỆM..........................................................................................5
2.1.1. Khái niệm & các vấn đề liên quan đến trẻ em..........................................5
2.1.2. Giáo dục là gì?.........................................................................................7
2.1.3. Chương trình giáo dục.............................................................................9


2.1.4. Chính sách miễn, giảm học phí được quy định như thế nào...................11
2.2. MỤC TIÊU VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY....................................................................................................................12
2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ GIÁO DỤC......................................................16
2.3.1. Lý thuyết mẫu về đầu tư chất xám.........................................................16
2.3.2. Mô hình về quyết định đầu tư giáo dục của hộ gia đình............................16
2.3.3. Lý thuyết về mối quan hệ giữa di cư lao động với giáo dục..................17
2.3.4. Lý thuyết về mối quan hệ của di cư với lao động trẻ em.......................18
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ ĐẾN TRƯỜNG CỦA HỌC
SINH...................................................................................................................18
2.4.1. Miễn giảm học phí.................................................................................19
2.4.2. Giới tính của trẻ em...............................................................................19
2.4.3. Trình độ học vấn của chủ hộ..................................................................20
2.4.4. Công việc chính của chủ hộ...................................................................20

2.4.5. Thu nhập bình quân đầu người/tháng.....................................................21
2.4.6. Tỷ lệ phụ thuộc......................................................................................21
2.4.7. Khu vực sống.........................................................................................22
2.4.8. Giới tính của chủ hộ...............................................................................22
2.4.9. Tình trạng hôn nhân của chủ hộ.............................................................23
2.4.10. Dân tộc.................................................................................................23
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................................................25
3.1. SỐ LIỆU SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU.................................................25
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.........................25
3.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU....................................................29
3.3.1 Thống kê mô tả.......................................................................................29


3.3.2. Phân tích hồi quy đa biến.......................................................................29
3.3.2.1 Mô hình Probit với phương pháp ước lượng PSM để đánh giá tác động
của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của trẻ em...............31
Phương pháp ước lượng PSM..........................................................................32
Phương pháp chọn đối tượng so sánh trong phương pháp PSM......................34
3.3.2.2 Mô hình Tobit với phương pháp ước lượng MLE để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của trẻ em.................................................35
Phương pháp ước lượng mô hình.....................................................................36
Tác động biên của mô hình Tobit.....................................................................37
CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ ĐBSCL...............................................................39
4.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI Ở ĐBSCL......................39
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................39
4.1.2. Dân số và sự phân bố dân cư.................................................................41
4.1.3. Thành phần dân tộc................................................................................43
4.1.4. Mức sống người dân..............................................................................44
4.1.5. Tình hình kinh tế - xã hội.......................................................................46
4.1.6. Đặc trưng văn hóa..................................................................................50

4.2. THỰC TRẠNG NỀN GIÁO DỤC VÀ MIỄN GIẢM HỌC PHÍ.................52
4.2.1. Tình hình giáo dục.................................................................................52
4.2.1.1. Trình độ về học vấn.............................................................................52
4.2.1.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật.............................................................55
4.2.2. Thực trạng chính sách miễn giảm học phí.............................................58
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................62
5.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU........................62
5.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ ĐƠN............................................................................64


5.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ LỆ ĐẾN TRƯỜNG VỚI CÁC BIẾN ĐỘC LẬP
............................................................................................................................. 69
5.3.1 So sánh giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập..........................................69
5.3.2 Phân tích phương sai...............................................................................73
5.4 KẾT QUẢ CHẠY HỒI QUI..........................................................................76
5.4.1. Chạy mô hình probit với phương pháp ước lượng PSM để đánh giá tác
động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của trẻ em.......76
5.4.2. Chạy mô hình Tobit với phương pháp ước lượng MLE để phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của trẻ em...........................................78
5.4.2.1 Một số kiểm định mô hình....................................................................78
5.4.2.2 Ý nghĩa & tác động của các biến trong mô hình..................................79
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & HÀM Ý CHÍNH SÁCH............................................87
6.1 KẾT LUẬN...................................................................................................87
6.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................................................................88
6.3

. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU.............................................................90

Tài liệu tham khảo
Phụ lục kết quả xử lý và chạy mô hình



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
(.)
(,)
BTB
DHMT
DN
ĐBSCL
ĐBSH
ĐNB
GD-ĐT
GTCH
HVCH
KH&CN
KT-XH
MNPB
TD
THCS
THPT
TN
VHLSS

Diễn giải
Dấu chấm: ký hiệu phân cách số thập phân
Dấu phẩy: ký hiệu phân cách nhóm số
Bắc Trung Bộ
Duyên hải miền Trung
Doanh nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Đông Nam Bộ
Giáo dục – Đào tạo
Giới tính chủ hộ
Học vấn chủ hộ
Khoa học và công nghệ
Kinh tế - Xã hội
Miền núi phía bắc
Trung du
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thu nhập trung bình hộ gia đình
Điều tra mức sống dân cư


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Diễn giải các biến trong mô hình……………………………………….26
Bảng 4.1: Dân số trung bình, diện tích và mật độ dân số cụ thể ở ĐBSCL năm
2011…………………………………………………………………………….......42
Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng……..44
Bảng 4.3: So sánh một số chỉ tiêu của vùng ĐBSCL với cả nước………………....48
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về lúa của ĐBSCL so với cả nước và hai vùng khác…..49
Bảng 4.5 : Một số chỉ tiêu về thủy sản của ĐBSCL so với các vùng…………...…50
Bảng 4.6. Trình độ học vấn của người nhập cư và không di cư các vùng KT-XH
năm 2009…………………………………………………………………………...54
Bảng 4.7: Số người và tỉ lệ lao động nhập cư phân theo tình trạng chuyên môn các
vùng KT-XH năm 1999, 2009……………………………………………………..56
Bảng 4.8. Tỉ lệ người nhập cư và không di cư ở ĐBSCL chia theo tình trạng chuyên
môn kĩ thuật………………………………………………………………………..57

Bảng 4.9 Tỷ lệ học sinh sinh viên được miễn, giảm qua các năm…………………58
Bảng 4.10 Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễn giảm học phí hoặc các
khoản đóng góp chia theo lý do miễn giảm tại ĐBSCL…………………………...59
Bảng 4.11 Tỷ lệ người đi học trong 12 tháng qua được miễm giảm học phí hoặc các
khoản đóng góp theo cấp học………………………………………………………60
Bảng 5.1: Một số đặc điểm chung của mẫu………………………………………..62
Bảng 5.2: Phân bố mẫu khảo sát trên các tỉnh thành………………………………63
Bảng 5.3: Một số đặc điểm của trẻ em ở ĐBSCL………………………………….63
Bảng 5.4: Trẻ em được miễn, giảm học phí………………………………………..65
Bảng 5.5: Tỷ lệ đến trường của trẻ em trong các hộ gia đình ở ĐBSCL…………..65
Bảng 5.6: Một số đặc điểm của hộ gia đình ……………………………………….65
Bảng 5.7: Một số đặc điểm của hộ gia đình ……………………………………….67
Bảng 5.8: Thu nhập bình quân đầu người/tháng …………………………………..68
Bảng 5.9: Việc làm của chủ hộ ……………………………………………………68
Bảng 5.10: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & dân tộc …………….69


Bảng 5.11: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & địa bàn sinh sống ….69
Bảng 5.12: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & giới tính của trẻ ……70
Bảng 5.13: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & miễn, giảm học phí ...70
Bảng 5.14: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & trình trạng hôn nhân .71
Bảng 5.15: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & giới tính chủ hộ ……71
Bảng 5.16: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & việc làm phi nông
nghiệp ……………………………………………………………………………...72
Bảng 5.17: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & chủ hộ làm công …...72
Bảng 5.18: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & học vấn của cha mẹ ..73
Bảng 5.19: Mối quan hệ giữa tỷ lệ đến trường của trẻ em & tỷ lệ phụ thuộc ……..74
Bảng 5.20: Tóm tắt các yếu tố tác động đến tỷ lệ đến trường của trẻ em ĐBSCL ..75
Bảng 5.21: Kết quả chạy hình probit với phương pháp ước lượng PSM ………….76
Bảng 5.22: Kết quả chạy so sánh cận gần nhất (ATTND) ………………………...77

Bảng 5.23: Kết quả chạy mô hình tobit với phương pháp ước lượng MLE ………78
Bảng 5.24: Tác động biên của các biến trong mô hình…………………………….80
Bảng 5.25: Kết quả chạy hồi qui tuyến tính với phương pháp OLS ………………81
Bảng 5.26: So sánh kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE & OLS ………....82
Bảng 5.27: Tác động biên của các biến có ý nghĩa trong mô hình ………………..83
Bảng 5.28: Các yếu tố tác động đến tỷ lệ đến trường của trẻ em ĐBSCL
(Hồi qui đa biến) …………………………………………………………………..84


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung phân tích tỷ lệ đến trường của tác giả ……………………….25
Hình 3.2: Mật độ điểm xu hướng ………………………………………………33
Hình 4.1: Bản đồ các tỉnh ĐBSCL (nguồn Cục đo đạc và bản đồ Việt Nam)…39
Hình 5.1: Đồ thị phân phối của phần dư trong hồi qui OLS …………………..82


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lâu nay khi nói tới ĐBSCL chúng ta thường nghĩ đó là vùng đất phì nhiêu,
ruộng đồng thẳng cánh cò bay, thời tiết khí hậu vô cùng thuận lợi, không hạn hán,
không bão lũ,… với sự ưu đãi của thiên nhiên người dân ở đây sống ngày hôm nay
không phải lo ngày mai. Chính vì thế, từ bao đời nay trong đầu người dân Việt Nam
thường đều coi đây là vùng “làm chơi, ăn thật”, không cần đầu tư nhiều sản xuất
cũng phát triển, đời sống của người dân cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, từ thực tiễn
phát triển của ĐBSCL những năm vừa qua cho thấy rằng ĐBSCL cũng gặp khá
nhiều khó khăn trong sự phát triển. Tốc độ phát triển của vùng chưa tương xứng với
tiềm năng và trong những năm gần đây có xu hướng chậm lại. Trình độ học vấn của
người dân ở ĐBSCL rất thấp, trong khi đó tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao, đến năm

2010 nhiều tỉnh trong vùng có tỷ lệ nghèo khá cao như Trà Vinh 23.2%, Sóc Trăng
22.1%, Hậu Giang 17.3% ... với trên 2 triệu người nghèo sống trong vùng. Thực
trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề về phát triển nguồn nhân lực
phục vụ cho phát triển kinh tế vùng, các chính sách nâng cao trình độ học vấn cho
người dân còn hạn chế.
Việt Nam có tỷ lệ đăng ký học tiểu học cao (gần 90%), ở cả thành thị cũng
như nông thôn. Kết quả này có thể nhờ chính sách phổ cập giáo dục tiểu học của
chính phủ. Tỷ lệ đăng ký học trung học cơ sở đạt gần 80%, nhưng giảm xuống chỉ
còn khoảng 56% với bậc trung học phổ thông, đó cũng là lúc sự phân kỳ về trình độ
học vấn giữa nông thôn và thành thị xuất hiện rõ nét hơn. Tỷ lệ nhập học đối với các
vùng nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng có đặc điểm càng lên cấp học cao hơn, số
trẻ em bỏ học càng nhiều. Đối với bậc phổ thông trung học, vùng ĐBSCL có tỷ lệ đi
học đúng tuổi rất thấp, xếp vị trí thứ hai từ dưới lên, chỉ sau miền núi Tây Bắc. Như
vậy, một bộ phận trẻ em, đặc biệt ở các hộ nghèo đã bỏ học sớm để đi làm việc. Cơ
hội giáo dục của hôm nay sẽ chứa đựng những tiềm ẩn về bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập của thế hệ tương lai.


2

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới rất coi trọng đầu tư nguồn nhân lực, đó là
động lực để phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư nguồn nhân lực và tăng
trưởng kinh tế là chủ đề nghiên cứu của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính
sách phát triển. Việc đầu tư nguồn nhân lực ở các nước phát triển và các nước đang
phát triển thường xuất phát ở cấp độ hộ gia đình được đo lường bằng việc đi học
của trẻ em. Nhằm mục tiêu đánh giá, xem xét khả năng miễn giảm học phí cho học
sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở đồng bằng sông Cửu Long ảnh
hưởng như thế nào đến tỷ lệ đến trường tác giả đã chọn đề tài “Tác động của chính
sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của học sinh THCS và THPT ở
ĐBSCL” làm đề tài nghiên cứu của mình.


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là xem xét tác động của chính sách miễn,
giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ
thông ở ĐBSCL.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu thứ 1: Mô tả tổng quát về giáo dục, về trình độ học vấn của
người dân ở ĐBSCL.
- Mục tiêu thứ 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đến trường của
học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL.
- Mục tiêu thứ 3: Đánh giá tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến
tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Câu hỏi thứ 1: So với các khu vực khác thì trình độ học vấn của người dân
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long như thế nào?
- Câu hỏi thứ 2: Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh trung học cơ
sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL thời gian qua áp dụng như thế nào? Chính sách


3

này tác động ra sao đến tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học
phổ thông.
- Câu hỏi thứ 3: Các kiến nghị về chính sách cho giáo dục để nâng cao tỷ lệ
đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trong các hộ gia
đình ở ĐBSCL trong thời gian tới là gì?

1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là chính sách miễn, giảm học phí và tác động của
chính sách này đến khả năng đến trường của học sinh bậc trung học cơ sở và trung
học phổ thông.
Đối tượng khảo sát là hộ gia đình ở ĐBSCL (thành thị và nông thôn) và trẻ
em trong độ tuổi học trung học cơ sở và trung học phổ thông có độ tuổi từ 11 tuổi
cho đến 18 tuổi tính đến năm 2012 (năm của dữ liệu được khảo sát).
 Hộ gia đình được chia làm 2 nhóm:
 Nhóm hộ gia đình có thụ hưởng chính sách miễn, giảm học phí cho trẻ
em ở độ tuổi học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
 Nhóm hộ gia đình không được thụ hưởng chính sách trên, gia đình phải
đóng học phí và những khoản đóng góp khác cho nhà trường khi con,
cháu họ đi học.

1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng bộ số liệu cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm
2012. Mục tiêu của cuộc điều tra là nhằm thu thập những thông tin chi tiết về đặc
điểm của hộ gia đình, đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân, thu nhập và chi tiêu của
hộ gia đình cũng như của các cá nhân trong hộ. Cuộc điều tra trên được làm trên
phạm vi cả nước do Tổng cục thống kê thực hiện mỗi 2 năm một lần, do vậy đây là
bộ số liệu tương đối mới được công bố cho đến thời điểm hiện nay.
Để có các biến phục vụ cho chạy mô hình tác giả tiến hành trích lọc, ghép
các mục: Muc1A, Muc2A1, Muc2A2, Muc2A3, Muc4A1, Muc8, Ho11, Viec lam,
wt2012new.


4

1.5.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 13 tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL.


1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp định lượng trong đó mô
hình hồi quy đóng vai trò chủ đạo để kiểm định các vấn đề nghiên cứu đặt ra,
phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày rõ ở chương 3. Bên cạnh đó đề tài cũng
sử dụng phương pháp xu hướng điểm phù hợp (PSM) để loại bỏ những yếu tố gây
nhiễu trong tác động của chính sách miễn, giảm học phí đến tỷ lệ đến trường của
học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở ĐBSCL.

1.7. KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả mong đợi sẽ xây dựng được
một bức tranh tổng quát về thực trạng của chính sách miễn, giảm học phí có ảnh
hưởng như thế nào đến tỷ lệ đến trường của học sinh trung học cơ sở và trung học
phổ thông ở ĐBSCL và có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng được miễn giảm và
không được miễn giảm hay không. Đồng thời đề xuất một số giải pháp và chính
sách, kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo phù hợp hơn để nâng cao tỷ lệ đến
trường của học sinh THCS và THPT của người dân trong thời gian tới.

1.8. CẤU TRÚC CỦA BÀI VIẾT
Cấu trúc bài viết gồm có 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm
vi, phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan đến đề tài đã được thực hiện. Mô hình phân tích sẽ được xây dựng dựa
trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm này.
Chương 3: Trình bày phương pháp và mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Chương 4: Tổng quan về ĐBSCL.
Chương 5: Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi quy và giải thích kết quả xuất
hiện trong mô hình.
Chương 6: Kết luận tóm lược những vấn đề mà đề tài đã giải quyết. Từ đó, đưa ra



5

một số gợi ý chính sách. Đồng thời, đưa ra một số hạn chế đề tài nhằm gợi mở
hướng đi cho những nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm & các vấn đề liên quan đến trẻ em
Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất
và áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới 18. Tuy nhiên, trong các Công ước quốc tế
như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Tuyên bố của Liên
hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người
(năm 1968), Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm
việc (năm 1976), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989)… đã
khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tuỳ
thuộc vào bộ luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm hơn. Song, các tổ
chức của Liên hợp quốc và quốc tế như UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO… đều
xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Khái niệm “trẻ em” được quốc tế sử dụng
thống nhất và đề cập trong nhiều văn bản.
Riêng ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi của trẻ em chính thức được
đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979,
trong đó quy định “Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15
tuổi” (Điều 1). Đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban
hành đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi (Điều 1) “Trẻ em quy định trong

Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi”. Độ tuổi này tiếp tục được
khẳng định tại Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm
2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em
được pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới 16 tuổi. Mặc dù quy
định độ tuổi thấp hơn so với Công ước quốc tế, nhưng quy định của Việt Nam vẫn
được coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ước.
Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn
có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ


7

luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, Luật
Quốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học… Tuy nhiên trong mỗi
ngành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía cạnh khác nhau. Đặc biệt, một
số văn bản luật đã có các chế định cụ thể quy định quyền tự định đoạt của trẻ em từ
đủ chín tuổi trở lên đối với các vấn đề liên quan trực tiếp tới mình như: có tài sản
riêng; nhận nuôi con nuôi; thay đổi họ, tên của con nuôi (Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000). Trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc
nhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Trẻ từ đủ 15 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi được lấy ý kiến bằng văn bản khi thay đổi quốc tịch (Luật Quốc
tịch năm 1998)…
Như vậy khái niệm trẻ em được thống nhất như sau: “Trẻ em là một thuật
ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu
của sự phát triển con người”. Từ cách tiếp cận này, chúng ta có thể hiểu khái niệm
về độ tuổi của trẻ em là khoảng thời gian đã tồn tại từ khi ra đời cho đến năm 16
(theo pháp luật Việt Nam) hoặc năm 18 tuổi (theo pháp luật quốc tế).
Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều khái niệm khác nhau, cũng như vận dụng độ
tuổi khác nhau dẫn đến khó khăn trong công tác áp dụng pháp luật và việc thụ
hưởng quyền lợi của trẻ em. Đến thời điểm này, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ

Lao động – thương binh và Xã hội) vẫn đang tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia
pháp luật, nhà nghiên cứu về tâm - sinh lý lứa tuổi và đặc biệt là lấy ý kiến của trẻ
em và người dân về việc nâng độ tuổi của trẻ em lên dưới 18 tuổi. Việc quy định
nâng độ tuổi của trẻ em vừa phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa tránh được việc phải
sử dụng nhiều khái niệm trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, đồng thời việc quy
định độ tuổi này cũng đã phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
Mới đây, tại phiên thảo luận dự luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
(sửa đổi) ngày 23/11/2015, các đại biểu đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh đề
xuất nâng độ tuổi trẻ lên 18.


8

Ủng hộ đề xuất nâng độ tuổi trẻ em từ dưới 16 lên đến dưới 18 tuổi như dự
luật, đại biểu Nguyễn Thị Phúc thông tin, theo nghiên cứu của Quỹ nhi đồng Liên
Hiệp Quốc, trong số quốc gia thành viên Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đa số
quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18. Chỉ có 12.1% quốc gia quy định trẻ em dưới 16
tuổi, trong đó có Việt Nam.
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thúy Hoàn cho rằng thời điểm này mới
điều chỉnh tuổi trẻ em từ dưới 16 lên dưới 18 đã là muộn, trong khi các nước xung
quanh và thậm chí như Lào, Campuchia là 2 quốc gia gần nhất cũng đã quy định độ
tuổi này. Theo đại biểu Hoàn, báo cáo của Bộ Lao động đã có tới 12/13 bộ, ngành
được xin ý kiến nhất trí, có tới 55/63 tỉnh thành nhất trí quy định độ tuổi trẻ em là
dưới 18.
Do vậy, nâng quy định độ tuổi trẻ em dưới 18 tuổi sẽ tạo nhiều điều kiện
thuận lợi hơn cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc đầy đủ, toàn diện, trở thành người
có ích cho xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả xác định độ tuổi trẻ em là từ 11 đến 18
tuổi, vừa phù hợp với độ tuổi bắt đầu bậc giáo dục THCS và độ tuổi hoàn thành bậc

giáo dục THPT, vừa theo quy chuẩn xác định độ tuổi của trẻ em trên thế giới và xu
hướng nâng độ tuổi trẻ em trong tương lai ở Việt Nam.
2.1.2. Giáo dục là gì?
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo
dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”.
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và nhà cải
cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao giờ vượt qua
được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến thức, kinh nghiệm mà
cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại xã hội lại đòi hỏi phải
những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt qua được sự khống chế của
sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội. Giáo dục là “khả năng” của loài
người để đảm bảo tồn tại xã hội.


9

Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân,
đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ
trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả
những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ý
nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu của
xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã hội.
Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển
con người và phát triển xã hội.
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển
thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động
tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển
cho xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giáo dục:
- Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới

ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài, được thực hiện một cách có ý thức
của con người trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Ví dụ: Ảnh hưởng của
các hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường; ảnh hưởng của lối dạy
bảo, nếp sống trong gia đình; ảnh hưởng của sách vở, tạp chí; ảnh hưởng của những
tấm lòng nhân từ của người khác;…
- Giáo dục còn được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích xác định
được tổ chức một cách khoa học (có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống) của
các cơ quan giáo dục chuyên biệt (nhà trường) nhằm phát triển toàn diện nhân cách.
Qua những môn học trên trường, lớp cũng như qua những hoạt động như báo cáo
thời sự, biểu diễn văn nghệ, cắm trại, thăm quan,… được tổ chức ngoài giờ lên lớp,
sẽ tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
người được giáo dục, dưới tác động của giáo viên, của nhà giáo dục.
- Giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người
giáo dục dưới quan hệ của những tác động sư phạm của nhà trường, chỉ liên quan
đến các mặt giáo dục như: trí học, đức học, mĩ dục, thể dục, giáo dục lao động.


10

- Ngoài ra, giáo dục còn được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân
cách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức. Sự ra đời và phát
triển của giáo dục gắn liền với cự ra đời và phát triển của xã hội. Một mặt, giáo dục
phục vụ cho sự phát triển xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát triển thêm một bước
nào nếu như không có những điều kiện cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự
phát triển của giáo dục luôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu
ngày càng cao và những điều kiện ngày càng thuận lợi do sự phát triển xã hội mang
lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát
triển của xã hội.
Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đang
không ngừng cái cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu thế phát triển

mới mẻ, năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được những nguồn lực
mới để phát triển nhanh, bền vững.
2.1.3. Chương trình giáo dục
Thuật ngữ “Chương trình giáo dục” hoặc “chương trình đào tạo” về giáo dục
của tiếng Việt có hai nghĩa khác nhau, tương ứng với hai từ trong bảng từ vựng về
giáo dục của tiếng Anh. Nghĩa thông thường được sử dụng là một văn bản quy định
mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, các khối kiến
thức và các môn học, tổng thời lượng cùng thời lượng dành cho mỗi môn mà nhà
trường tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho
sinh viên theo học một ngành nào đó. Nghĩa này tương đương với nội dung của
thuật ngữ tiếng Anh “Curriculum”. Nghĩa thứ hai tương đương với nội dung của
thuật ngữ “Program” trong tiếng Anh. Đó là “nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo đang triển khai để đào
tạo một ngành học trong một bậc học nhất định, thường được ký hiệu bằng mã
ngành”. Chương trình giáo dục xem xét ở đây được hiểu theo nghĩa thứ nhất.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục, có ba cách tiếp cận phổ biến về chương
trình giáo dục đó là cách tiếp cận nội dung, cách tiếp cận mục tiêu và cách tiếp cận
phát triển.


11

Với quan niệm giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức, cách tiếp
cận nội dung đưa ra định nghĩa: “Chương trình giáo dục là bản phác thảo về nội
dung giáo dục qua đó người dạy biết mình cần phải dạy những gì và người học biết
mình cần phải học những gì”. Theo cách tiếp cận này thì Chương trình = Nội dung.
Cách tiếp cận mục tiêu, quan niệm giáo dục là công cụ để đào tạo nên các
sản phẩm với các tiêu chuẩn đã được xác định sẵn. Vì vậy, chương trình giáo dục là
một kế hoạch giáo dục phản ánh các mục tiêu giáo dục mà nhà trường theo đuổi, nó
cho biết nội dung cũng như phương pháp dạy và học cần thiết để đạt được mục tiêu

đề ra. Theo cách tiếp cận này: Chương trình = Nội dung + Mục tiêu + Phương pháp.
Theo quan niệm: chương trình giáo dục là quá trình, còn giáo dục là sự phát
triển, cách tiếp cận phát triển cho rằng: Chương trình giáo dục là một bản thiết kế
tổng thể cho một hoạt động giáo dục (có thể kéo dài một vài giờ, một ngày, một
tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung giáo dục, chỉ
rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khi học, nó phác họa ra quy trình cần
thiết để thực hiện nội dung giáo dục, nó cũng cho biết các phương pháp giáo dục và
các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp
theo một thời gian biểu chặt chẽ.
Như vậy, tùy theo các quan niệm khác nhau của các cách tiếp cận để có khái
niệm về chương trình giáo dục khác nhau. Có thể khái quát các khái niệm về
chương trình giáo dục nêu trên như sau: “Chương trình giáo dục là một tập hợp của
các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường”.
Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ
năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi
lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
Chương trình giáo dục phải đảm bảo tính hiện đại, tính ổn định, tính thống
nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo
điều kiện cho sự phân luồng, lien thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo,


12

ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo
đảm chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhấp quốc tế.
2.1.4. Chính sách miễn, giảm học phí được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định số 74/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định Nhà
nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối tượng thuộc diện

được miễn, giảm học phí, Thông tư này hướng dẫn cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ
em học mẫu giáo và học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đơn đề nghị miễn, giảm học phí và
hỗ trợ chi phí học tập gửi tới cơ sở giáo dục trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai
giảng năm học mới.
Theo đó, các đối tượng học sinh, sinh viên được miễn giảm học phí sẽ được
các cơ sở đào tạo trực tiếp miễn giảm tiền học phí mà không phải làm thủ tục đề
nghị hoàn lại tiền học phí từ Phòng Lao động - Thương binh và xã hội như trước
đây. Tuy nhiên, Phòng Lao động - Thương binh và xã hội vẫn tiếp tục chi trả tiền
miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho năm 2012 - 2013 đối với người
học đã nộp đầy đủ hồ sơ trước ngày 31/08/2013.
Các đối tượng không phải đóng học phí gồm: học sinh tiểu học trường công
lập; học sinh, sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà
nước, được Ngân sách nhà nước cấp bù học phí; người theo học các khóa đào tạo
nghiệp vụ sư phạm để đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Được giảm 70% học phí gồm các đối tượng: học sinh, sinh viên các chuyên
ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề.
Được giảm 50% học phí gồm: trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là
con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc
bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; trẻ em học mẫu giáo và học


13

sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính
phủ; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong thời gian 3 năm kể từ ngày tốt nghiệp
đi học trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Về nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí
học tập, Thông tư quy định rõ: Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương
để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học
theo nguyên tắc: Hỗ trợ 100% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách
và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết về
ngân sách trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại tự đảm bảo kinh phí.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương cùng
với nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương để thực hiện chính sách miễn, giảm học
phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học theo quy định.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2014. Thời điểm
thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập quy định tại
Thông tư liên tịch này được tính hưởng từ ngày 01/9/2013.

2.2. MỤC TIÊU VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
Ngày nay loài người tiến bộ đang khao khát hướng tới một mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong
sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao
và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngày
nay và muôn đời con cháu mai sau. Nói theo cách của Việt Nam: Thực hiện “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên đây, cần phải tìm cho được động lực cơ
bản của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ công
đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu
biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì
vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến
thời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí


14


được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến
các “xã hội thông tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng
của mọi quốc gia, việc “tin học hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về
lượng cũng như về chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằng
những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển.
Ngày nay, khi mà trí tuệ đã trở thành yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và
sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo
dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển
kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức
quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có
một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ
ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã
nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 - 1996: “Con người là nguồn lực quý báu
nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của
con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu
tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục, đào tạo giữ vai trò cốt tử
đối với mỗi quốc gia.
Trong thời đại hội nhập như hiện nay, khoa học công nghệ bùng nổ thì càng
không thể thiếu vai trò của người dân có trình độ công nghệ cao. Theo Becker
(1964), nhà kinh tế đoạt giải Nobel năm 1992, không có đầu tư nào mang lại nguồn
lợi lớn như đầu tư vào nguồn nhân lực, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục. Việc thực
hiện những mục tiêu cải cách giáo dục đã thực sự đem lại những chuyển biến về
trình độ học vấn trong cộng đồng người dân, đây là một yếu tố thuận lợi mang tính
nội sinh trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề cũng như giải quyết việc
làm cho người dân.
Điều đó cho chúng ta thấy khi người dân đạt được một trình độ học vấn nhất
định họ sẽ có khả năng tiếp thu thông tin cũng như khả năng phát huy chuyên môn



×