Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ tích hợp hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) hệ thống quản lý an toàn sức khoẻ nghề nghiệp (OHSAS 18001) và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) tại công ty cổ phần xây dựng số 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGUYỄN NGỌC MAI

TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG (ISO 9001),
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
(OHSAS 18001) VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
(ISO 14001) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGUYỄN NGỌC MAI

TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG (ISO 9001),
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN - SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
(OHSAS 18001) VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
(ISO 14001) TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS PHẠM XUÂN LAN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu với đề tài “Tích hợp hệ thống quản lý
chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS
18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001) tại công ty Cổ Phần Xây Dựng
Số 1” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trình bày trong luận văn
hoàn toàn trung thực. Nội dung và kết quả chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ đề tài
nào.

Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2016
Ngƣời thực hiện luận văn

Trần Nguyễn Ngọc Mai


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 3

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 4

5.

Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................... 5

6.

Kết cấu bố cục của đề tài .............................................................................. 5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ .............. 7
1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lƣợng, hệ thống quản lý an toàn - sức
khỏe nghề nghiệp và hệ thống quản lý môi trƣờng ................................................ 7
1.1.1

Hệ thống quản lý chất lƣợng...................................................................7

1.1.2

Hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp ................................10


1.1.3

Hệ thống quản lý môi trƣờng ................................................................13

1.2 Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong yêu cầu của các hệ thống quản
lý ISO 9001, OHSAS 18001 và ISO 14001 ......................................................... 16
1.2.1

Những điểm tƣơng đồng .......................................................................16

1.2.2

Những điểm khác biệt ...........................................................................17

1.3

Hệ thống quản lý tích hợp .......................................................................... 17

1.3.1 Khái niệm hệ thống quản lý tích hợp (Integrated Management System
– IMS) ..............................................................................................................17
1.3.2 Những lợi ích mang lại và những khó khăn khi xây dựng hệ thống quản
lý tích hợp..........................................................................................................18
1.3.3
1.4

Các mô hình tích hợp hệ thống quản lý tại Việt Nam ..........................21

Bài học kinh nghiệm trong việc tích hợp hệ thống quản lý........................ 24

Tóm tắt chƣơng 1 ................................................................................................. 26

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 (COFICO).................................................................... 27


2.1

Sơ lƣợc về công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 1 ............................................. 27

2.1.1

Thông tin chung ....................................................................................27

2.1.2

Định hƣớng phát triển ...........................................................................29

2.2

Đặc điểm các hệ thống quản lý tại công ty CP Xây Dựng Số 1 (COFICO)33

2.2.1

Hệ thống quản lý chất lƣợng.................................................................33

2.2.2 Hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp và hệ thống quản lý
môi trƣờng .........................................................................................................35
2.3

Các tồn tại trong việc áp dụng độc lập các hệ thống quản lý ..................... 38


2.3.1

Tính phức tạp của hệ thống tài liệu ......................................................41

2.3.2 Sự thiếu thống nhất và chồng chéo của hệ thống quản lý chất lƣợng, hệ
thống an toàn sức khỏe và môi trƣờng ..............................................................44
2.3.3

Tính phức tạp của các biểu mẫu sử dụng..............................................45

2.3.4

Công việc giấy tờ nhiều ........................................................................48

2.4 Những lợi thế và thách thức của COFICO khi tiến hành tích hợp hệ thống
quản lý .................................................................................................................. 49
2.4.1

Lợi thế ...................................................................................................49

2.4.2

Thách thức ............................................................................................50

Tóm tắt chƣơng 2 ................................................................................................. 50
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍCH HỢP VÀ GIẢI PHÁP
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN .................................................................................. 52
3.1

Bƣớc 1: Xác định cơ cấu tổ chức và chỉ định đại diện lãnh đạo ................ 52


3.1.1

Thành lập ban QHSE ............................................................................52

3.1.2

Tìm kiếm chuyên gia tƣ vấn bên ngoài ................................................54

3.2

Bƣớc 2: Xác định các yêu cầu của hệ thống quản lý tích hợp ................... 56

3.3 Bƣớc 3: Xác định các quá trình và các tài liệu cần thiết của hệ thống tích
hợp .................................................................................................................... 57
3.4

Bƣớc 4: Xem xét toàn bộ tài liệu của hệ thống đang áp dụng.................... 58

3.5

Bƣớc 5: Triển khai áp dụng ........................................................................ 66

3.6

Bƣớc 6: Kiểm tra việc thực hiện................................................................. 67

3.7

Bƣớc 7: Cải tiến hệ thống ........................................................................... 68


3.7.1

Khắc phục các điểm yếu của hệ thống quản lý tích hợp ......................68

3.7.2

Chuyển đổi cơ cấu tổ chức hỗ trợ sự phát triển lâu dài của hệ thống...68


Tóm tắt chƣơng 3 ................................................................................................. 69
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢNG TƢƠNG THÍCH GIỮA CÁC TIÊU CHUẨN
PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG TÀI LIỆU TẠI COFICO
PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC NHÂN VIÊN THAM GIA TRONG CÁC
CUỘC PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 5: CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA KHỐI QHSE


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
-

ATLĐ

: An toàn lao động

-


BSI

: Viện tiêu chuẩn Anh (Bristish Standard Institute)

-

CB CNV

: Cán bộ công nhân viên

-

COFICO

: Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 1

-

CP

: Cổ phần

-

EMS

: Hệ thống quản lý môi trƣờng (Environmental Management
System)


-

HCM

: Hồ Chí Minh

-

IMS

: Hệ thống quản lý tích hợp (Integrated Management
System)

-

ISO

: Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa

-

OH&S

: An toàn sức khỏe nghề nghiệp (Occupational Health &
Safety)

-

OHSAS


: Hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp
(Occupational Health and Safety Assessment Series)

-

PM

: Trƣởng ban quản lý dự án

-

QHSE

: hệ thống quản lý chất lƣợng, an toàn sức khỏe và môi
trƣờng (Quality – Health – Safety – Environment)

-

QMS

: Hệ thống quản lý chất lƣợng (Quality Management
System)

-

TP

: Thành phố

-


VND

: Việt Nam đồng

-

VSLĐ

: Vệ sinh lao động

-

PDCA

: Chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành
động khắc phục

-

PAS

: Tiêu chí kỹ thuật công khai (publicly available
specification)


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
-

Bảng 1.1: Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý tích hợp


-

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của COFICO qua các năm

-

Bảng 2.2: Hƣớng dẫn ký hiệu tài liệu và biểu mẫu của hệ thống quản lý chất
lƣợng

-

Bảng 2.3: Tổng kết công tác quản lý an toàn sức khỏe qua các năm

-

Bảng 2.4: Thống kê than phiền nội bộ qua các năm

-

Bảng 2.5: Nguyên nhân các than phiền nội bộ năm 2014

-

Bảng 2.6: Các quy trình thƣờng xuyên đƣợc cập nhật thay đổi

-

Bảng 2.7: Các trƣờng hợp chồng chéo và các quy trình liên quan


-

Bảng 2.8: Các biểu mẫu trùng lặp trong thực tế sử dụng

-

Bảng 3.1: Danh sách các thành viên ban QHSE đƣợc đề xuất

-

Bảng 3.2: Ƣu nhƣợc điểm của các đơn vị tƣ vấn

-

Bảng 3.3: Tích hợp các quy trình có nội dung tƣơng tự nhau vào hệ thống
quản lý tích hợp

-

Hình 1.1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (TCVN ISO 9000)

-

Hình 1.2 Mô hình hệ thống quản lý chất lƣợng dựa trên quá trình

-

Hình 1.3: Mô hình hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp

-


Hình 1.4 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000

-

Hình 1.5: Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng

-

Hình 1.6: Mô hình tích hợp các hệ thống riêng rẽ sẵn có

-

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 1

-

Hình 2.2: Giá trị cốt lõi của công ty COFICO

-

Hình 2.3: Hƣớng dẫn cách ký hiệu mã tài liệu thuộc hệ thống quản lý an
toàn - sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng

-

Hình 3.1: Hƣớng dẫn cách ký hiệu mã tài liệu thuộc hệ thống quản lý tích
hợp



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hòa nhập thế giới hiện nay, doanh nghiệp luôn nỗ lực không ngừng

phát triển, nâng cao lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nƣớc. Theo đó,
hệ thống quản lý đã trở thành một trong những công cụ đƣợc nhiều tổ chức sử dụng
nhằm hoàn thiện và cải tiến bản thân, tạo vị thế thƣơng hiệu trên thị trƣờng. Đối với
ngành xây dựng – một ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của cả
nƣớc (chiếm 6% GDP Việt Nam năm 2014)1 thì hệ thống quản lý không những
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp áp dụng mà còn là cơ sở để các đối tác, khách
hàng và các bên liên quan tin tƣởng vào năng lực, khả năng đáp ứng các yêu cầu
của doanh nghiệp; đây cũng đƣợc xem là điều kiện cần trong các cuộc đấu thầu, chỉ
định thầu hay lựa chọn nhà thầu phụ, nhà cung cấp. Nhận thức đƣợc vai trò của hệ
thống quản lý đối với sự phát triển của tổ chức, Công ty CP Xây Dựng Số 1
(COFICO) đã từng bƣớc triển khai áp dụng những yêu cầu của hệ thống quản lý
chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS
18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001) vào các hoạt động của công ty.
Điều này đƣợc xem nhƣ một lời cam kết của công ty với khách hàng và các đối tác
trong việc đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cung cấp, an toàn trong công tác thi công và
tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn, sức khỏe lao động và môi trƣờng.
COFICO đã từng bƣớc xây dựng các hệ thống quản lý vào những khoảng thời
gian khác nhau nhƣ: hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001) đƣợc chứng nhận vào
năm 2010, hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) đƣợc
chứng nhận vào năm 2012 và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001) đƣợc chứng
nhận vào cuối năm 2014. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trong doanh thu,
lợi nhuận và đƣợc đối tác tin tƣởng lựa chọn làm tổng thầu một số công trình lớn,

COFICO cũng vấp phải nhiều khó khăn trong công tác điều hành nội bộ. Số lƣợng

1

Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2015 của ngành Xây
Dựng – Bộ Xây Dựng.


2
các than phiền của nhân viên từ các phòng ban và các công trình về tính rƣờm rà,
trùng lặp trong việc ghi nhận hồ sơ, tuân thủ đồng thời các quy trình theo yêu cầu
về chất lƣợng, an toàn sức khỏe và môi trƣờng đã tăng đột biến ngay sau khi áp
dụng thêm hệ thống mới. Tiêu biểu là cuối năm 2012, sau khi áp dụng thêm hệ
thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp thì tỷ lệ than phiền nội bộ về các vấn đề trên
tăng 170% so với năm 2011 khi công ty chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng.
Tƣơng tự cho việc áp dụng thêm hệ thống quản lý môi trƣờng vào năm 2014, tỷ lệ
than phiền tăng 158% so với năm 2013 khi công ty áp dụng hệ thống quản lý chất
lƣợng và hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp. Các than phiền này chủ
yếu tập trung vào tính phức tạp của hệ thống tài liệu buộc ngƣời dùng phải bỏ nhiều
thời gian tìm hiểu. Ngoài ra, các quy định, hƣớng dẫn công việc của hệ thống trƣớc
và hệ thống sau chồng chéo nhau gây bối rối cho ngƣời sử dụng, một nội dung công
việc thực hiện phải ghi nhận vào nhiều biểu mẫu theo yêu cầu của các hệ thống
quản lý khác nhau. Từ các than phiền của nhân viên vận hành hệ thống quản lý, Ban
Giám Đốc công ty cũng đã có nhiều cuộc họp với các bộ phận chuyên trách để giải
quyết những vƣớng mắc nhƣng vẫn chƣa triệt để tận gốc vấn đề, vẫn còn dừng lại ở
việc sửa chữa tức thời các khó khăn trƣớc mắt. Xét về tính lâu dài, các vấn đề này
sẽ ảnh hƣởng sự phát triển của tổ chức, gây các lãng phí các nguồn lực của công ty.
Có thể thấy nguyên nhân cốt lõi của những vấn đề bất cập diễn ra tại COFICO là
do triển khai hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO
14001) độc lập nhau dẫn đến tồn tại nhiều hệ thống tài liệu song song cho cùng một

quá trình hoạt động của công ty. Về cơ bản hệ thống quản lý chất lƣợng, hệ thống
quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp và hệ thống quản lý môi trƣờng có cùng
nguyên tắc tiếp cận chung để quản lý những quá trình giống nhau trong một tổ
chức. Đó cũng là lý do nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã đƣợc thực hiện liên
quan đến việc tích hợp các hệ thống này lại nhƣ một giải pháp giảm sự trùng lắp và
tăng tính kết nối của các hệ thống quản lý. Trên cơ sở này, tác giả thực hiện đề tài
nghiên cứu “Tích hợp hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý


3

an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) và hệ thống quản lý môi
trƣờng (ISO 14001) tại công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 1” để khắc phục các khó
khăn công ty đang gặp phải, giúp hệ thống quản lý của công ty đƣợc hoạt động tốt
hơn.
Mục tiêu nghiên cứu

2.

Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện với các mục tiêu sau:
-

Phân tích nhằm xác định những hạn chế khi vận hành độc lập các yêu cầu
của hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức
khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO
14001) tại công ty CP Xây Dựng Số 1.

-

Chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế công ty đang gặp phải.


-

Thiết kế hệ thống quản lý tích hợp và đề xuất các giải pháp triển khai thực
hiện phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty nhằm giải quyết các vấn
đề còn tồn tại, giúp hệ thống của công ty đƣợc vận hành tốt hơn.

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tƣợng

Nghiên cứu tập trung vào đối tƣợng là các yêu cầu của hệ thống quản lý chất
lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS
18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001).


Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian và nguồn lực có hạn nên đề tài nghiên cứu chỉ đƣợc thực hiện trong
phạm vi hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức
khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001)
của công ty CP Xây Dựng Số 1 đƣợc xây dựng từ năm 2010 đến nay.
Các khảo sát đƣợc thực hiện tập trung vào nhóm đối tƣợng là các nhân viên hiện
đang làm việc tại văn phòng công ty CP Xây Dựng Số 1 – 108 Cao Thắng, phƣờng
4, quận 3, TP HCM và các công trình công ty đang thi công trong phạm vi TP.



4
HCM nhƣ Vista Verde (Đồng Văn Cống, quận 2), Chung cƣ C8 (Man Thiện, quận
9), khu dân cƣ Prince Residence (Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận), Tòa nhà Văn
Phòng Thành Ủy (58 Trƣơng Định, quận 3).
Thời gian thực hiện phỏng vấn: từ tháng 07/2015 – 11/2015
Phƣơng pháp nghiên cứu

4.

Đề tài sử dụng phƣơng pháp nguyên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi
(in-depth interviews). Quy trình nghiên cứu đƣợc chia làm 2 giai đoạn:
-

Giai đoạn 1: Nghiên cứu khám phá.
Mục tiêu của giai đoạn này là xác định những hạn chế mà đáp viên gặp phải
khi vận hành độc lập các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO
9001), hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) và
hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001). Tác giả sử dụng kỹ thuật thảo
luận tay đôi với những đối tƣợng trực tiếp thực hiện các yêu cầu của hệ
thống quản lý tại các phòng ban trong công ty và tại công trình. Giai đoạn
này kết thúc sau khi phỏng vấn 7 đáp viên và có sự trùng lặp các nhóm yếu
tố và không có thêm yếu tố mới trong nội dung trả lời của đáp viên.

-

Giai đoạn 2: Thảo luận chuyên sâu.
Giai đoạn này sẽ tiến hành thảo luận chuyên sâu với các đáp viên về những
hạn chế đã đƣợc khám phá trong giai đoạn 1 bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi.
Đáp viên là những ngƣời quản lý hoặc nhân viên trực tiếp thực hiện công
việc liên quan đến các hệ thống quản lý tại văn phòng và công trƣờng.

Phỏng vấn chủ yếu sử dụng các câu hỏi mở để xác định quan điểm của
ngƣời đáp viên về các hạn chế, mức độ ảnh hƣởng của chúng đến công việc
hàng ngày của họ. Cơ sở của nội dung câu hỏi dựa trên các yêu cầu của tiêu
chuẩn (ISO 9001, ISO 14001 và OHSAS 18001), các quy trình hệ thống
đang hoạt động tại công ty, thực tế hoạt động hàng ngày tại văn phòng và
công trƣờng. Bƣớc này sẽ làm rõ những nhân tố đã khám phá đƣợc trong
giai đoạn 1 để xác định nguyên nhân của những khó khăn công ty đang gặp


5
phải. Đây là cơ sở lựa chọn mô hình tích hợp và đƣa ra các giải pháp tích
hợp hệ thống quản lý phù hợp với hoạt động của công ty.
Tiêu chí chọn chuyên gia trong các cuộc phỏng vấn và thảo luận tay đôi là các
nhân viên hiện đang làm việc tại công ty CP Xây Dựng Số 1 và trực tiếp thực hiện
các công việc theo yêu cầu của các qui trình, quy định, hƣớng dẫn công việc liên
quan đến hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức
khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001).
5.

Dự kiến đóng góp của đề tài
Về măt lý luận: nghiên cứu sẽ phân tích chuyên sâu hiện trạng áp dụng độc lập

hệ thống quản lý chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề
nghiệp (OHSAS 18001) và hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001) và giải pháp
tích hợp hệ thống quản lý tại một doanh nghiệp cụ thể.
Về mặt thực tiễn: đây là nghiên cứu đầu tiên phân tích về vấn đề tích hợp hệ
thống quản lý tại công ty CP Xây Dựng Số 1 giúp khắc phục các vấn đề còn tồn tại
trong hoạt động của công ty.
6.


Kết cấu bố cục của đề tài

Bài nghiên cứu gồm phần mở đầu, phần kết luận và 3 chƣơng nội dung nhƣ sau:
Phần mở đầu: Giới thiệu về các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài
Đây là phần tác giả đặt vấn đề, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu này trong
thực tiễn tại công ty CP Xây Dựng Số 1. Theo đó, những mục tiêu nghiên
cứu, đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu và dự kiến những đóng
góp của đề tài cũng đƣợc trình bày cụ thể trong phần này.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001), hệ thống
quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS 18001), hệ thống quản lý môi
trường (ISO 14001) và hệ thống quản lý tích hợp
Chƣơng này trình bày những kiến thức sơ lƣợc về hệ thống quản lý chất
lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp (OHSAS


6
18001), hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001) và hệ thống quản lý tích
hợp nhƣ khái niệm, các yêu cầu, những lợi ích mang lại cho doanh nghiệp
khi áp dụng theo các yêu cầu. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày những chia
sẻ của các cá nhân, đơn vị có kinh nghiệm trong xây dựng hệ thống quản lý
tích hợp.
Chương 2: Thực trạng hệ thống quản lý tại công ty CP Xây Dựng Số 1
Trong chƣơng 2, tác giả giới thiệu sơ lƣợc về công ty CP Xây Dựng Số 1,
đồng thời đi sâu vào mô tả đặc điểm công tác vận hành các hệ thống quản lý
chất lƣợng (ISO 9001), hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp
(OHSAS 18001), hệ thống quản lý môi trƣờng (ISO 14001). Thông qua kết
quả phỏng vấn, tác giả phân tích những khó khăn công ty đang gặp phải khi
vận hành song song các hệ thống quản lý và chỉ ra nguyên nhân chúng để
làm cơ sở thiết kế hệ thống quản lý tích hợp.
Chương 4: Thiết kế hệ thống quản lý tích hợp và giải pháp triển khai thực hiện.

Trên cơ sở thực trạng các hệ thống quản lý và những vƣớng mắc công ty
đang gặp phải đã đƣợc trình bày trong chƣơng 3, tác giả sẽ lựa chọn mô hình
tích hợp và đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện cụ thể và phù hợp với
đặc điểm của công ty CP Xây Dựng Số 1.


7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ
Dựa trên vấn đề đã đặt ra và mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu ở chƣơng 1, tác giả
sẽ đƣa ra cơ sở lý thuyết về hệ thống quản lý chất lƣợng, hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, hệ thống quản lý môi trƣờng và những kinh nghiệm của các
doanh nghiệp đi trƣớc trong việc thực hiện tích hợp các hệ thống quản lý trong
chƣơng 1.
1.1 Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lƣợng, hệ thống quản lý an toàn - sức
khỏe nghề nghiệp và hệ thống quản lý môi trƣờng
1.1.1

Hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lƣợng đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các chuẩn mực của
bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đây là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn
hóa (ISO) ban hành lần đầu tiên vào năm 1987 sau đó đƣợc điều chỉnh lần 1 vào
năm 1994 và điều chỉnh lần 2 vào năm 2000. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã đƣợc
nhiều quốc gia trên thế giới công nhận làm tiêu chuẩn quốc gia. Tại Việt Nam, bộ
tiêu chuẩn này đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và đƣợc ban hành thành bộ tiêu chuẩn
Việt Nam TCVN ISO 9000. Mục tiêu chính của việc ban hành bộ tiêu chuẩn này là
nhằm trợ giúp các tổ chức áp dụng và vận hành hiệu quả hệ thống quản lý chất
lƣợng. Bộ tiêu chuẩn đƣa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lƣợng và có
thể đƣợc áp dụng rộng rãi cho mọi tổ chức trên toàn thế giới không phân biệt loại
hình, quy mô và sản phẩm/ dịch vụ cung cấp.

1.1.1.1

Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 hiện hành gồm 03 tiêu chuẩn chính và 01 hƣớng dẫn
đánh giá đƣợc ban hành và soát xét thƣờng xuyên để đảm bảo phù hợp với thực tế
phát triển của các tổ chức trên thế giới. Do đó để giúp ngƣời dùng phân biệt các
phiên bản, tên của tiêu chuẩn ISO luôn đi kèm với năm của phiên bản ban hành (ví
dụ ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2008). Việt Nam cũng áp
dụng cách đặt tên này cho các tiêu chuẩn quốc gia tƣơng ứng nhƣ TCVN ISO
9001:2008 nghĩa là Tiêu Chuẩn Việt Nam ISO 9001 đƣợc ban hành vào năm 2008.


8
Do quá trình chuyển đổi ngôn ngữ và công nhận thành tiêu chuẩn quốc gia nên thời
gian ban hành của phiên bản quốc tế và tiêu chuẩn quốc gia sẽ có sự khác nhau
nhƣng nội dung thì không đổi. Hình 1.1 thể hiện cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO
9000 tƣơng ứng với cấu trúc của bộ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000.
ISO 9000:2005
TCVN ISO 9000:2007
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG - CƠ SỞ VÀ TỪ VỰNG

ISO 9004:2009
TCVN ISO 9004:2011

ISO 9001:2008
TCVN ISO 9001:2008

QUẢN LÝ TỔ CHỨC ĐỂ

THÀNH CÔNG BỀN VỮNG PHƢƠNG PHÁP TIẾP CẬN
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT
LƢỢNG - CÁC YÊU CẦU

ISO 19011:2011
TCVN ISO 19011:2013
HƢỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ

Hình 1.1 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (TCVN ISO 9000)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các phiên bản tiêu chuẩn mới nhất)
-

TCVN ISO 9000:2007 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Cơ sở và từ vựng:
trình bày cơ sở của hệ thống quản lý chất lƣợng và giải thích các thuật ngữ
đƣợc sử dụng liên quan đến hệ thống quản lý chất lƣợng.

-

TCVN ISO 9001:2008 – Hệ thống quản lý chất lƣợng – Các yêu cầu: đƣa ra
các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lƣợng làm cơ sở để các tổ chức
thực hiện khi cần chứng tỏ năng lực của mình với khách hàng.


9

-


TCVN ISO 9004:2011 – Quản lý tổ chức để thành công bền vững – Phƣơng
pháp tiếp cận quản lý chất lƣợng: hƣớng dẫn tổ chức đạt đƣợc sự thành công
bền vững trong môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi thông qua việc tiếp cận
hệ thống quản trị chất lƣợng.

-

TCVN ISO 19011:2013 - Hƣớng dẫn đánh giá hệ thống quản lý: hƣớng dẫn
cách thức tổ chức đánh giá và xem xét hệ thống quản lý chất lƣợng.
1.1.1.2

Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 9001:2008

TCVN ISO 9001 là tiêu chuẩn duy nhất trong bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000
đƣa ra những yêu cầu mà tổ chức phải tuân thủ để chứng minh với khách hàng và
các tổ chức bên ngoài, kể cả tổ chức chứng nhận, khả năng đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng, các yêu cầu luật định và chế định áp dụng cho sản phẩm cũng nhƣ các
yêu cầu riêng của tổ chức. Tiêu chuẩn đƣa ra cách tiếp cận hệ thống theo quá trình
khi xây dựng, vận hành và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lƣợng trong tổ
chức nhƣ hình 1.2.
Các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đƣợc chia thành 8 điều khoản
trong đó có 5 điều khoản chính tập trung vào vòng tròn trọng tâm của mô hình hệ
thống quản lý chất lƣợng dựa trên quá trình (hình 1.2) gồm:
-

Hệ thống quản lý chất lƣợng (điều khoản 4): những yêu cầu chung về hệ
thống của một tổ chức nhƣ hoạch định các quá trình, các mối tƣơng tác, các
chuẩn mực kiểm soát và thiết lập hệ thống tài liệu cho toàn bộ hệ thống.


-

Trách nhiệm của lãnh đạo (điều khoản 5): thể hiện những định hƣớng mục
tiêu, cam kết thực hiện và nguồn lực cung cấp để thực hiện việc “tạo sản
phẩm”.

-

Quản lý nguồn lực (điều khoản 6): cam kết trong việc xác định và cung cấp
nguồn lực cần thiết cho việc “tạo sản phẩm” nhƣ nguồn nhân lực, cơ sở hạ
tầng, môi trƣờng làm việc.


10

-

Tạo sản phẩm (điều khoản 7): đƣa ra các yêu cầu trong việc hoạch định tạo
sản phẩm, các quá trình liên quan đến khách hàng, thiết kế và phát triển,
chuẩn bị nguyên vật liệu và quá trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ.

Hình 1.2 Mô hình hệ thống quản lý chất lƣợng dựa trên quá trình
(Nguồn: TCVN ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu)

-

Đo lƣờng, phân tích và cải tiến (điều khoản 8): yêu cầu về các quá trình theo
dõi, đo lƣờng, phân tích và cải tiến cần thiết để chứng tỏ sự phù hợp của sản
phẩm, của hệ thống quản lý chất lƣợng và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ
thống quản lý chất lƣợng. Ngoài ra, điều khoản này còn xác định các yêu cầu

đối với việc xem xét các điểm không phù hợp, hành động khắc phục và hành
động phòng ngừa cần thiết.

1.1.2

Hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp

Hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở
các chuẩn mực của bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000 (Occupational Health and Safety
Assessment Series) do Viện tiêu chuẩn Anh Quốc – BSI (British Standard Institute)


11
ban hành lần đầu vào năm 1999, đƣợc sửa đổi và ban hành lần 2 năm 2007. Mục
tiêu của bộ tiêu chuẩn này là nhằm đƣa ra những hƣớng dẫn về việc quản lý an toàn
sức khỏe nghề nghiệp, duy trì và cải tiến điều kiện, môi trƣờng làm việc một cách
hiệu quả, phòng ngừa tích cực các sự cố trong quá trình làm việc. Bộ tiêu chuẩn có
thể áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình sản xuất, sản
phẩm và dịch vụ cung cấp.
1.1.2.1

Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000

Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000 hiện hành đƣợc ban hành vào năm 2007 gồm hai
tiêu chuẩn là OHSAS 18001 và OHSAS 18002.
-

Tiêu chuẩn OHSAS 18001 phiên bản mới nhất đƣợc ban hành năm 2007
(OHSAS 18001:2007) đƣa ra các yêu cầu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp
mà các tổ chức phải tuân thủ để kiểm soát các rủi ro về an toàn – sức khỏe

nghề nghiệp.

-

OHSAS 18002 phiên bản hiện hành năm 2008 (OHSAS 18002:2008) là
những hƣớng dẫn cho việc triển khai thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007

Bộ tiêu chuẩn OHSAS 18000 dựa trên phƣơng pháp luận: Lập kế hoạch – Thực
hiện – Kiểm tra – Hành động/ khắc phục (Plan – Do – Check – Act) hay còn gọi là
chu trình PDCA đƣợc mô tả hình 1.3.
-

Lập kế hoạch (Plan): Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt
đƣợc kết quả phù hợp với chính sách an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ
chức.

-

Thực hiện (Do): Triển khai thực hiện các quá trình

-

Kiểm tra (Check): Giám sát và đo lƣờng các quá trình dựa trên chính sách,
mục tiêu, chỉ tiêu, các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến an
toàn sức khỏe nghề nghiệp, và báo cáo kết quả.


12


-

Hành động (Act): Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả của
hoạt động quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.

Hình 1.3: Mô hình hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề nghiệp
(Nguồn: Tiêu chuẩn OHSAS 18002:2008 Hệ thống quản lý an toàn – sức khỏe – nghề
nghiệp – hướng dẫn áp dụng các yêu cầu của OHSAS 18001:2007)

Theo OHSAS 18002:2008 thì điểm đổi mới ở tiêu chuẩn OHSAS 18001 phiên
bản 2007 so với phiên bản ban hành trƣớc đó là có sự liên kết với ISO 14001 và
ISO 9001 để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích hợp các hệ thống, điều này
thể hiện qua cách chia tách các vấn đề trong các yêu cầu của tiêu chuẩn.
1.1.2.2

Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007

Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 có 4 điều khoản, trong đó nội dung các yêu cầu
tập trung vào điều khoản 4, gồm các yêu cầu về:


13

-

Các yêu cầu chung về hệ thống (điều khoản 4.1)

-

Chính sách OHSAS (điều khoản 4.2)


-

Hoạch định các hoạt động nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát mối nguy
liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo yêu cầu của pháp luật và
các yêu cầu khác (điều khoản 4.3)

-

Triển khai thực hiện các vấn đề đã hoạch định (điều khoản 4.4)

-

Kiểm tra, đánh giá các quá trình (điều khoản 4.5)

1.1.3

Hệ thống quản lý môi trường

Hệ thống quản lý môi trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực của bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 do Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành. Bộ
tiêu chuẩn này đƣợc chính thức ban hành vào năm 1996 và soát xét lần 1 vào năm
2004. Mục đích của bộ tiêu chuẩn thiết lập một hệ thống quản lý môi trƣờng và
cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và
quản lý đƣợc tác động của mình đối với môi trƣờng, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các
hoạt động gây ô nhiễm và liên tục có hành động cải thiện môi trƣờng.
Tại Việt Nam, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã đƣợc Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng
chất lƣợng công nhận thành tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN ISO 14000.
Tƣơng tự nhƣ TCVN ISO 9000, tên gọi của các tiêu chuẩn trong bộ TCVN ISO
14000 cũng đi kèm phiên bản ban hành (ví dụ nhƣ TCVN ISO 14001:2010).

1.1.3.1

Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức
và đánh giá về sản phẩm bao gồm sáu lĩnh vực nhƣ hình 1.4. Hiện nay, các tổ chức
đang áp dụng hệ thống đánh giá về tổ chức của bộ tiêu chuẩn này trong việc xây
dựng hệ thống quản lý môi trƣờng.


14

BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 VỀ QUẢN LÝ
MÔI TRƢỜNG

TỔ CHỨC
· Hệ thống quản lý môi trƣờng
(EMS - Environmental
Management System)
· Đánh giá môi trƣờng (EA –
Environmental Audit)
· Đánh giá kết quả hoạt động môi
trƣờng (EPE – Environmental
Performance Evaluation)

SẢN PHẨM
· Các khía cạnh về môi trƣờng
trong các tiêu chuẩn về sản
phẩm (EAPS - Environmental
Aspects in Product Standards)

· Ghi nhãn môi trƣờng (EL –
Environmental Labelling)
· Đánh giá chu kỳ sống của sản
phẩm (LCA – Life Cycle
Assessment)

Hình 1.4 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000
(Nguồn: Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2004, trang 127))

Hình 1.5: Mô hình hệ thống quản lý môi trƣờng
(Nguồn: TCVN ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn
sử dụng)


15
Tiêu chuẩn quản lý môi trƣờng cũng dựa trên phƣơng pháp luận của chu trình
PDCA nhƣ mô tả trong hình 1.5. Trên thực tế, nhiều tổ chức hiện đang quản lý hoạt
động của mình dựa trên sự lồng ghép giữa chu trình PDCA và nguyên tắc “tiếp cận
theo quá trình” đã đề cập đến ở những yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO
9001:2008 (hình 1.2). Các quá trình đƣợc xác định, lập kế hoạch, triển khai vận
hành và quản lý theo các bƣớc cải tiến liên tục của vòng tròn Lập kế hoạch – Thực
hiện – Kiểm tra – Hành động.
1.1.3.2

Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
TCVN ISO 14001:2010

Nội dung tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 có 04 điều khoản gồm:
-


Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn.

-

Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn liên quan đến tiêu chuẩn.

-

Điều khoản 3: Giải thích các thuật ngữ và định nghĩa đƣợc nêu ra trong tiêu
chuẩn.

-

Điều khoản 4: Nêu lên các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trƣờng, trong
đó cụ thể các yêu cầu về việc thiết lập, theo dõi và quản lý:
o Chính sách môi trƣờng (4.2)
o Xác định các khía cạnh môi trƣờng, các yêu cầu pháp luật liên quan, mục
tiêu, chỉ tiêu, chƣơng trình về môi trƣờng (4.3).
o Các hoạt động cần thiết trong thực hiện: nguồn lực cần thiết, vai trò, trách
nhiệm, quyền hạn, đào tạo, các thông tin cần trao đổi và cách kiểm soát
các tài liệu, hồ sơ lƣu hành nội bộ và bên ngoài. Ngoài ra, các công việc
cần hoạch định cho việc điều hành và chuẩn bị sẵn sàng cho tình trạng
khẩn cấp (4.4).
o Công tác kiểm tra – giám sát gồm: kiểm tra, giám sát và đo lƣờng, đánh
giá sự tuân thủ, các hành động khắc phục – phòng ngừa và đánh giá nội
bộ (4.5)
o Xem xét lãnh đạo (4.6)


16

1.2 Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong yêu cầu của các hệ thống quản
lý ISO 9001, OHSAS 18001 và ISO 14001
1.2.1

Những điểm tương đồng

Tiêu chuẩn ISO 9001, OHSAS 18001 và ISO 14001 đều có những điểm tƣơng
đồng trong việc tiếp cận và xây dựng các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đây có thể coi là
cơ sở để tích hợp các hệ thống này lại với nhau. Một số điểm tƣơng đồng tiêu biểu
nhƣ sau:
-

Các tiêu chuẩn có cách tiếp cận theo quá trình trên cơ sở của chu trình quản
lý PDCA (Plan – Do – Check – Act). Nguyên tắc chung của ba tiêu chuẩn là
hƣớng đến sự cải tiến liên tục (tham khảo hình 1.2, 1.4 và 1.5).

-

Ba tiêu chuẩn tập trung vào các khía cạnh về mặt chiến lƣợc, chiến thuật và
hoạt động của doanh nghiệp. Các kế hoạch hành động cụ thể đƣợc đƣa ra để
đạt đƣợc mục tiêu, chính sách của công ty, hoạch định và kiểm soát các quá
trình, đánh giá nội bộ và xem xét định kỳ hệ thống quản lý.

-

Theo Olaru và các cộng sự (2014) thì vấn đề quan trọng đƣợc đề cập đến
trong ba tiêu chuẩn đó là nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan. Đối với
hệ thống quản lý chất lƣợng, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng thì
các bên liên quan gồm có: khách hàng, ngƣời dùng cuối, các chủ sở hữu, cổ
đông của tổ chức, ngƣời lao động, nhân viên, nhà thầu phụ, nhà cung cấp,

các đối tác và đồng minh, địa phƣơng, cộng đồng, xã hội.

-

Hệ thống quản lý chất lƣợng, hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề
nghiệp và hệ thống quản lý môi trƣờng đều có các yếu tố hệ thống quản lý
chung nhƣ sau:
o Chính sách
o Hoạch định
o Thực hiện và điều hành
o Cải tiến
o Xem xét của lãnh đạo về hoạt động của hệ thống quản lý


17

-

Ngoài ra, các điểm tƣơng đồng về điều khoản trong tiêu chuẩn cũng đƣợc liệt
kê trong phụ lục 1.

1.2.2

Những điểm khác biệt

Điểm khác biệt của ba hệ thống trên là khách hàng và sản phẩm cung cấp (Olaru
và cộng sự, 2014). Đối với hệ thống quản lý chất lƣợng khách hàng là ngƣời mua
sản phẩm/ dịch vụ do tổ chức cung cấp, còn đối với hệ thống quản lý an toàn - sức
khỏe nghề nghiệp và hệ thống quản lý môi trƣờng thì khách hàng có nghĩa là các
bên quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến môi trƣờng, hay các vấn đề về an

toàn sức khỏe nghề nghiệp (đối tác, luật pháp, cơ quan địa phƣơng, …). Nếu trong
hệ thống quản lý, chất lƣợng sản phẩm là mục đích và kết quả của quá trình sản
xuất thì hệ thống quản lý môi trƣờng và hệ thống quản lý an toàn - sức khỏe nghề
nghiệp thì sản phẩm chính là các hoạt động (có liên quan đến môi trƣờng hay sức
khỏe và an toàn trong công việc).
Tóm lại, tuy mỗi hệ thống quản lý đƣợc xây dựng dựa trên những yêu cầu của
từng tiêu chuẩn riêng biệt, có mối quan tâm về các vấn đề khác nhau trong tổ chức
nhƣng vẫn có cùng cách tiếp cận quá trình và nguyên tắc quản lý theo chu trình
PDCA. Khi áp dụng vào một tổ chức cụ thể, chúng sẽ cùng quản lý một quá trình
hay một môi trƣờng họat động. Đây có thể xem là nền tảng cho việc tích hợp các hệ
thống quản lý trong một tổ chức.
1.3 Hệ thống quản lý tích hợp
1.3.1

Khái niệm hệ thống quản lý tích hợp (Integrated Management System –
IMS)

Theo Viện công nhận chất lƣợng (Chartered Quality Institute - CQI) thì tích hợp
nghĩa là sự kết hợp, đó là đƣa tất cả các phƣơng thức quản lý nội bộ vào một hệ
thống giống nhƣ các thành phần không thể tách rời và đƣợc kết nối không thể thiếu
nhau trong hệ thống quản lý của tổ chức. Nói một các đơn giản, hệ thống quản lý
tích hợp (Integrated Management System - IMS) là một hệ thống quản lý, nó bao


×