Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh long an luận văn thạc sĩ 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 98 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
_________________

TRẦN THỊ KIM OANH

“ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
_________________

TRẦN THỊ KIM OANH

“ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI GIAN LẬN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN”
Chuyên ngành: Quản lý công


Mã số: 60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. Sử Đình Thành

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2016


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng Luận văn "Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
gian lận thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh
Long An" là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện.
Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn tồn
hợp pháp, trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích rõ ràng. Tơi xin hồn
tồn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu./.

Người thực hiện đề tài

Trần Thị Kim Oanh


4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1
1.1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................... 3
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu............................................................................. 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.5.1. Phương pháp định tính .......................................................................................... 3
1.5.2.Phương pháp định lượng....................................................................................... .4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................... 4
1.7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 6
2.1.Tổng quan cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 6
2.1.1.Hành vi gian lận ..................................................................................................... 6


5

2.1.2. Hành vi gian lận thuế ............................................................................................ 6
2.2. Các hành vi gian lận thuế giá trị gia tang ............................................................... 7
2.3. Lược khảo những nghiên cứu trước có liên quan .................................................. 12
2.3.1. Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 12
2.3.2. Nghiên cứu nước ngồi ....................................................................................... 13
2.4. Đề xuất mơ hình lý thuyết....................................................................................... 18
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 21

3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 23
3.2.1.Nghiên cứu định tính ............................................................................................ 23
3.2.2. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 23
3.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. .23
3.2.2.2.Kích cỡ mẫu ...................................................................................................... 24
3. 2.2.3.Thiết kế phiếu điều tra chính thức.................................................................... 24
3.3. Xây dựng thang đo ................................................................................................. 25
3.3.1. Thang đo về yếu tố cơ hội .................................................................................. 25
3.3.2. Thang đo về yếu tố động cơ ................................................................................ 25
3.3.3. Thang đo về yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận ................................. 26
3.3.4. Thang đo về yếu tố hành vi gian lận thuế giá trị gia tang .................................. 26
3.4. Mã hóa thang đo ..................................................................................................... 28


6

3.5.Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 29
3.5.1. Để kiểm định mô hình, tác giả đưa ra các giả thuyết ......................................... 29
3.5.2. Giả thuyết mong muốn đạt được ......................................................................... 30
3.5.3. Mơ hình hồi quy nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận
thuế GTGT của các DNTM ........................................................................................... 30
3.5.4. Luận văn cũng sử dụng những phổ biến dưới đây để đánh giá kết quả
nghiên cứu ........................................................................................................ 30
3.6. Xử lý và phân tích dữ liệu ...................................................................................... 31
3.6.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ...................................................................... 31
3.6.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA ...................................................................... 31
3.6.3.Kiểm định và đánh giá mơ hình ........................................................................... 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 32
4.1.Thống kê mơ tả mẫu khảo sát.................................................................................. 32

4.1.1.Giới tính ............................................................................................................... 33
4.1.2.Nhóm tuổi ............................................................................................................. 33
4.1.3. Vị trí cơng tác ...................................................................................................... 34
4.1.4. Trình độ học vấn ................................................................................................. 34
4.2.Kiểm định độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 35
4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo “yếu tố cơ hội gian lận thuế” ..................... 35
4.2.2.Kiểm định độ tin cậy của thang đo “yếu tố động cơ gian lận thuế” ................... 39


7

4.2.3.Kiểm định độ tin cậy của thang đo“yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian
lận thuế” ........................................................................................................................ 43
4.2.4.Kiểm định độ tin cậy của thang đo “yếu tố hành vi gian lận thuế” .................... 45
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................... 47
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA của các thang đo tác động đến hành vi
gian lận thuế .................................................................................................................. 47
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo “yếu tố hành vi gian lận thuế” ...... 53
4.4. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.................................................. 55
4.4.1. Phân tích tương quan .......................................................................................... 56
4.4.1.1. Kết quả kiểm định giả thuyết H1 về tương quan giữa biến CH và HV ............ 56
4.4.1.2. Kết quả kiểm định giả thuyết H2 về tương quan giữa biến DC và HV ............ 57
4.4.1.3.Kết quả kiểm định giả thuyết H3 về tương quan giữa biến HL và HV ............. 58
4.4.2. Phân tích hồi qui ................................................................................................. 59
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 63
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 63
5.2. Một số kiến nghị về hạn chế hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM trên
địa bàn tỉnh Long An..................................................................................................... 65
5.2.1. Yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận thuế GTGT .................................. 65
5.2.2. Yếu tố động cơ gian lận thuế GTGT ................................................................... 66

5.2.3. Yếu tố cơ hội gian lận thuế GTGT ...................................................................... 68
5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 70


8

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ
VIẾT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

TẮT
ACFE

The Association of Certified fraud Hiệp hội các nhà điều tra gian lận
Examiners

ANOVA


Analysis of variance

Phân tích phương sai

CP

Cổ phần

BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

DNTM

Doanh nghiệp thương mại

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

EFA


Exploratory factor analysis

Phân tích nhân tố khám phá

FD

Factor loading

Tải nhân tố

GDP

Gross Domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

Value Added Tax

Giá trị gia tăng

KD
KMO

Kinh doanh
Kaiser- Meyer-Olkin
Ngân sách nhà nước


NSNN
SIG

Significant

Mức ý nghĩa


10

SPSS

Statistic Package for Social

Phần mềm thống kê trong khoa học

Sciences

xã hội

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TM

Thương mại

TNDN


Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

USD

Đơn vị tiền tệ của Hoa kỳ


11

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp từ năm 2010-2014 của Cục
Thuế tỉnh Long An
Bảng 4.1.Kết quả thống kê mơ tả
Bảng 4.1.1.Giới tính mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1.2.Độ tuổi mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1.3.Vị trí cơng việc của mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1.4a.Trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu
Bảng 4.1.4b. Thống kê nhân khẩu học
Bảng 4.2.1a.Kết quả độ tin cậy lần 1 của “yếu tố cơ hội gian lận thuế”
Bảng 4.2.1b.Kết quả ma trận tương quan lần 1 của “yếu tố cơ hội gian lận thuế”
Bảng 4.2.1c.Kết quả thống kế tổng theo các biến lần 1 của “yếu tố cơ hội gian lận
thuế”

Bảng 4.2.1d. Kết quả độ tin cậy lần 2 của “yếu tố cơ hội gian lận thuế”
Bảng 4.2.1e.Kết quả ma trận tương quan lần 2 của “yếu tố cơ hội gian lận thuế”
Bảng 4.2.1f. Kết quả thống kê tổng theo các biến lần 2 của “yếu tố cơ hội gian lận
thuế”
Bảng 4.2.2a. Kết quả độ tin cậy lần 1 của “yếu tố động cơ gian lận thuế”
Bảng 4.2.2b. Kết quả ma trận tương quan lần 1 của yếu tố động cơ gian lận thuế”
Bảng 4.2.2c.Kết quả thống kê tổng theo các biến lần 1 của “yếu tố động cơ gian lận
thuế”
Bảng 4.2.2d.Kết quả độ tin cậy lần 2 của “yếu tố động cơ gian lận thuế”


12

Bảng 4.2.2e.Kết quả ma trận tương quan lần 2 của “yếu tố động cơ gian lận thuế”
Bảng 4.2.2f.Kết quả thống kê theo các biến lần 2 của “yếu tố động cơ gian lận thuế”
Bảng 4.2.3a. Kết quả độ tin cậy của“yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi gian lận
thuế”
Bảng 4.2.3b.Kết quả ma trận tương quan của “yếu tố khả năng hợp lý hóa hành vi
gian lận thuế”
Bảng 4.2.3c. Kết quả thống kê tổng theo các biến của “yếu tố khả năng hợp lý hóa
hành vi gian lận thuế”
Bảng 4.2.4a. Kết quả độ tin cậy của “yếu tố hành vi gian lận thuế”
Bảng 4.2.4b.Kết quả ma trận tương quan của “yếu tố hành vi gian lận thuế”
Bảng 4.2.4c. Kết quả thống kê tổng theo các biến của “yếu tố hành vi gian lận thuế”
Bảng 4.3.1a. Kết quả kiểm định KMO và Barlett của các thang đo tác động đến
hành vi gian lận thuế
Bảng 4.3.1b. Phương sai trích khi phân tích nhân tố cuối cùng của các thang đo tác
động đến hành vi gian lận thuế
Bảng 4.3.1c.Kết quả ma trận xoay nhân tố của các thang đo tác động đến hành vi
gian lận thuế

Bảng 4.3.1d.Kết quả ma trận hệ số nhân tố của các thang đo tác động đến hành vi
gian lận thuế
Bảng 4.3.2a. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett của thang đo “yếu tố hành vi
gian lận thuế”
Bảng 4.3.2b. Phương sai trích khi phân tích nhân tố cuối cùng của thang đo “yếu tố
hành vi gian lận thuế”


13

Bảng 4.3.2c. Kết quả ma trận nhân tố của thang đo “yếu tố hành vi gian lận thuế”
Bảng 4.3.2d.Kết quả ma trận hệ số nhân tố của thang đo “yếu tố hành vi gian lận
thuế”
Bảng 4.4.1.1.Kết quả tương quan giữa biến HV và biến CH
Bảng 4.4.1.2: Kết quả tương quan giữa biến HV và biến DC
Bảng 4.4.1.3: Kết quả tương quan giữa biến HV và biến HL
Bảng 4.4.2a: Kết quả tóm tắt mơ hình hồi quy
Bảng 4.4.2b: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy (ANOVA)
Bảng 4.4.2c: Kết quả hệ số hồi quy


14

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.5. Mơ hình lý thuyết hành vi gian lận thuế GTGT
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu


15


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài
Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách Nhà nước mà thuế GTGT là một trong các loại thuế có tầm quan trọng trong
nền kinh tế. Trong hầu tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ của mọi lĩnh vực, ngành
nghề của nền kinh tế quốc dân, thuế GTGT đều chiếm một phần trong tổng giá trị
của nó. Thuế GTGT giúp hệ thống chính sách thuế, sắc thuế tương đồng với Luật
thuế Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó giúp các doanh nghiệp mở
rộng quan hệ hợp tác, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện bảo
hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, tăng sức cạnh tranh của nền kinh
tế thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo lợi ích Quốc gia.
Thuế GTGT đã và đang phát huy tác dụng tích cực trong tất cả mọi mặt đời
sống kinh tế - xã hội, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu đầu
tư.
Hiện nay tại tỉnh Long An có 6.200 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất
kinh doanh, trong đó doanh nghiệp thương mại chiếm 34,98% (Cục Thuế Tỉnh
Long An, 2015) là một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho Ngân
sách nhà nước ở địa phương. Cụ thể: Năm 2014 Cục thuế tỉnh Long An thu được
5,208 tỉ đồng đạt 114% chỉ tiêu pháp lệnh. Trong đó thuế GTGT chiếm 38%.
Tuy nhiên, cơng tác quản lý thu thuế nói chung, quản lý thu thuế giá trị gia
tăng đối với doanh nghiệp thương mại nói riêng hiện tại vẫn cịn nhiều bất cập, một
hiện tượng tiêu cực khá nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình thực thi thuế giá trị
gia tăng là gian lận và chiếm đoạt tiền thuế. Cụ thể:


16

Bảng 1.1: Kết quả thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp từ năm 2010-2014
ĐVT:triệu đồng


Năm

Số vụ vi

Số tiền truy

phạm

thu và phạt

Số thuế
GTGT phát
hiện gian lận

Tỷ lệ gian lận
thuế GTGT/số
thuế phát hiện
gian lận(%)

2010

450

14.651

5.284

36,07

2011


727

28.352

6.029

21,26

2012

826

76.841

10.881

14,16

2013

863

19.740

9.299

47,11

2014


898

21.857

7.315

33,46

(Nguồn: Báo cáo tổng kết thu NSNN từ năm 2010-2014 cuả Cục Thuế tỉnh Long
An)
Để nhằm mục tiêu tăng thu cho ngân sách đồng thời đáp ứng được yêu cầu
về cơng bằng trong nghĩa vụ nộp thuế thì việc xây dựng hồn thiện chính sách thuế
nói chung và quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp thương mại nói
riêng là một địi hỏi bức thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả chọn đề tài
“Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của
các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Long An” làm luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của
các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Long An. Trên cơ sở đó nhằm đề
xuất các giải pháp giúp Nhà nước hạn chế tình trạng gian lận thuế giá trị gia tăng
của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Long An .


17

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng của các
doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Long An?
1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.4.1.Đối tượng nghiên cứu
Mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng với hành vi gian lận thuế GTGT của
các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2010-2014.(yếu
tố cơ hội, động cơ, khả năng hợp lý hóa hành vi)
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện:
Cán bộ, công chức Thuế tại: Cục thuế Tỉnh Long An, Chi cục thuế Huyện
Vĩnh Hưng, Chi cục thuế huyện Đức Hòa, Chi cục thuế huyện Bến Lức, Chi cục
Thuế Thị xã Kiến Tường, Chi cục thuế huyện Tân Trụ.
Kế toán và chủ doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Tỉnh Long An tại:
Thành Phố Tân An, huyện Vĩnh Hưng, huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, Thị xã
Kiến Tường, Huyện Tân Trụ.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện thông qua hai bước: (1) nghiên cứu sơ bộ sử dụng
phương pháp định tính để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
GTGT của các DNTM xây dựng thang đo, (2) nghiên cứu chính thức sử dụng
phương pháp định lượng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến
hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM trên địa bàn tỉnh Long An từ đó có cơ
sở để kết luận vấn đề, các phương pháp cụ thể:
1.5.1. Phương pháp định tính
Phỏng vấn, đối thoại một số chuyên gia gồm cán bộ thuế và nhà nghiên cứu,
xây dựng hiệu chỉnh thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế
GTGT của các DNTM.


18

1.5.2. Phương pháp định lượng
Xây dựng bảng câu hỏi điều tra với thang đo Likert 5 mức độ và tiến hành
phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ cán bộ công

chức thuế, kế toán doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.
Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu phi
xác suất.
Xử lý dữ liệu điều tra được bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS 20. Sử
dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý và phân tích các vấn đề sau:
Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua Cronbach’s alpha, Cronbach’s alpha
sẽ kiểm định độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng yếu tố ảnh hưởng đến
sự thỏa mãn trong công việc. Những biến đo lường không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị
loại khỏi thang đo. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến
gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Hệ số tương
quan biến tổng phải từ 0.3 trở lên. Một số nhà nghiên cứu khác đề nghị rằng
Cronbach’s alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm
đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.
(Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
Phân tích nhân tố EFA để đo lường nhân tố chính dựa vào các thang đo đã
được lọc ra từ kiểm định độ tin cậy .
Phân tích mơ hình bằng phương pháp hồi quy tuyến tính, tìm ra mối tác động
của các yếu tố đến hành vi gian lận thuế GTGT của các DNTM trên địa bàn tỉnh
Long An.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đem lại một số ý nghĩa thực tiễn cho những người làm
công tác quản lý thuế, các nhà làm chính sách trong việc hướng dẫn thực thi thuế
GTGT. Cụ thể:
-Một là, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp những nhà làm chính sách thuế
hiểu hơn nữa về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gian lận thuế GTGT của các
DNTM. Góp phần tạo cơ sở cho việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện


19


chính sách hữu hiệu hơn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của Người nộp
thuế.
- Hai là, thực hiện các giải pháp nâng cao quản lý thuế trên địa bàn tỉnh phải
căn cứ vào các khoản thu thực tế và trên cơ sở thực trạng phát triển của doanh
nghiệp và người nộp thuế, không được chủ quan, phải dựa trên cơ sở hệ thống pháp
luật về thuế, về kinh doanh và trên cơ sở nguồn nhân lực thực trạng tại Cục Thuế.
-Ba là, kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh
Long An nắm bắt được tâm lý chung của Người nộp thuế từ đó có thể thực hiện
cơng tác quản lý thuế tốt hơn, hạn chế hiện tượng gian lận thuế GTGT, giảm thất
thu ngân sách cho Nhà nước.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn được làm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cở sở lý thuyết
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2, tác giả giới thiệu tổng quan cơ sở lý thuyết về hành vi gian lận,
hành vi gian lận thuế, các hành vi gian lận thuế GTGT của các doanh nghiệp thương
mại, lược khảo những cơng nghiên cứu trước có liên quan và đề xuất mơ hình lý
thuyết.
2.1.Tổng quan cơ sở lý thuyết:
2.1.1. Hành vi gian lận
Theo từ điển Tiếng việt “Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên
tạc sự thật với mục tiêu tư lợi”

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 “Gian lận là những hành vi cố ý
làm sai lệch thơng tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong hội đồng quản
trị, ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo
cáo tài chính”.
Hành vi gian lận: là các hành vi bất thường và phi pháp mang chủ ý lừa dối,
hay đưa thơng tin thiếu chính xác mà cá nhân đó biết rõ là sai hoặc tin là khơng
đúng. Người có hành vi gian lận biết rõ hành vi đó có thể đem lại lợi ích bất hợp
pháp cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Gian lận có thể do người bên trong hoặc bên
ngồi tổ chức thực hiện.
2.1.2. Hành vi gian lận thuế
Thuế là phạm trù pháp luật; luật thuế quy định quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể tham gia thực hiện. Trong đó, cơ quan Thuế có tư cách là chủ thể quản lý Nhà
nước về thuế, người nộp thuế là đối tượng của quản lý. Trong quá trình thực hiện
luật thuế và các chính sách thuế thì gian lận thuế chỉ là hành vi của đối tượng nộp
thuế, còn chủ thể quản lý với bộ máy và cán bộ thuế có chức năng chống gian lận
thuế. Do đó, khái niệm gian lận thuế được hiểu là: “Bằng những hành vi dối trá, lừa
lọc các đối tượng nộp thuế vi phạm pháp luật thuế nhằm mục đích trốn số thuế phải
nộp theo quy định hoặc để chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước”.
Gian lận thuế là hành vi vi phạm pháp luật luôn tồn tại song hành với hoạt
động thuế của Nhà nước. Có thể nói, Nhà nước cịn đánh thuế thì sẽ cịn tồn tại


21

hành vi gian lận thuế do động cơ của gian lận thuế ln tồn tại khi Nhà nước thu
thuế, đó là mong muốn giảm nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Tuy nhiên, điều đó
khơng có nghĩa là chúng ta chấp nhận các hành vi gian lận thuế. Gian lận thuế sẽ
giảm bớt nếu hoạt động quản lý thuế đạt hiệu quả cao. (Lê Xuân Trường và Nguyễn
Đình Chiến, 2013).
2.2. Các hành vi gian lận thuế GTGT

Theo Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013) các hành vi gian lận
thuế GTGT được nhận dạng như sau:
Một là, bỏ ngoài sổ sách kế tốn
Bán hàng nhưng khơng xuất hóa đơn để che giấu doanh thu. Đây là thủ đoạn
khá phổ biến hiện nay. Theo đó, người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ
thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao
dịch kinh tế, hệ thống kế tốn cịn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế
để khai thuế. Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp dân doanh hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và
sản xuất nhỏ. Đây chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà mơi trường thuận
lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt. Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do
hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế.
Một số vụ trốn thuế bị phanh phui thời gian qua cho thấy hành vi này khá phổ biến
và gây thất thu ngân sách. Chẳng hạn, Công ty trách nhiệm hữu hạn thông tin tín
nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng qua hành vi khơng
ghi sổ kế tốn tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng
khơng xuất hóa đơn, khơng phản ánh vào sổ kế toán để trốn thuế 37 tỷ đồng.
Hai là, tạo giao dịch bán hàng giả mạo
Thành lập nhiều doanh nghiệp “ma” thành hệ thống để gian lận thuế GTGT
lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu, một số công ty đã lập hồ sơ xuất khẩu
khống để kê khai hoàn thuế hay thành lập nhiều DN “ma” thành hệ thống kinh
doanh trốn thuế.


22

Mục tiêu của thủ đoạn này là chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước thơng qua
hồn thuế hoặc tiếp tay cho hành vi tham nhũng NSNN của một bộ phận công chức
được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan Nhà nước. Thủ
đoạn này cũng liên quan đến hành vi giao dịch mua hàng giả mạo sẽ phân tích dưới

đây nhằm giúp cho bên mua tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và
giảm chi phí tính thuế thu nhập DN.
Điển hình cho thủ đoạn này là hành vi xuất khẩu khống nhằm chiếm đoạt
tiền qua hoàn thuế GTGT từ NSNN. Xuất khẩu khống chủ yếu diễn ra đối với
phương thức xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Dạng gian lận này đã có một thời
bị ngăn chặn đấu tranh quyết liệt nên giảm bớt nhưng trong vài năm gần đây lại có
xu hướng bùng phát với những hình thức tinh vi hơn, đặc biệt có dấu hiệu trầm
trọng là ở các tỉnh giáp ranh Campuchia. Lợi dụng hệ thống sông ngịi chằng chịt để
quay vịng hàng hóa: sau khi làm thủ tục xuất khẩu sang nước bạn thì lại đưa hàng
hóa quay trở lại Việt Nam khơng qua cửa khẩu, rồi sau đó lại làm thủ tục xuất khẩu.
Trong trường hợp này, các đối tượng cấu kết với đối tác nước ngoài để hoàn tất các
thủ tục để đủ điều kiện đề nghị hồn thuế GTGT. Cùng với đó, các đối tượng này
cũng áp dụng chiêu thức mua hóa đơn để hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào và chi
phí tính thuế thu nhập DN. Khơng phải ngẫu nhiên mà kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa từ Việt Nam sang Campuchia tăng nhanh đáng ngờ, kèm theo đó, số tiền hồn
thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia cũng tăng nhanh chóng:
Năm 2011 tăng 196,4% so với năm 2010, năm 2012 tăng 190% so với năm 2011.
Ngoài xuất khẩu khống, giao dịch bán hàng hóa, dịch vụ giả mạo cịn được
thực hiện chủ yếu thơng qua các hợp đồng bán hàng khống; các hợp đồng cung cấp
dịch vụ khống và xuất hóa đơn khống. Hành vi này được thực hiện ở cả DN “ma”
và cả ở các DN đang hoạt động kinh doanh bình thường.
Ba là, tạo giao dịch mua hàng giả mạo
Khơng có giao dịch mua bán trong thực tiễn nhưng bên bán vẫn cung cấp
hóa đơn cho các đơn vị có yêu cầu.


23

Thủ đoạn tạo giao dịch mua hàng giả mạo không hoàn toàn trùng với thủ
đoạn thành lập DN “ma”, do việc tạo giao dịch mua hàng giả mạo không chỉ thực

hiện thơng qua hành vi mua hóa đơn, song giữa chúng có mối liên hệ mật thiết. DN
“ma” là DN được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhưng thực tế
không sản xuất kinh doanh, chỉ nhằm mục đích đủ điều kiện để được phát hành hố
đơn, từ đó bán hóa đơn cho các đối tượng khác hoặc trung gian lập hoá đơn mua
bán khống, lập hồ sơ giả mạo để xin hoàn thuế. Mức độ thiệt hại do những hố đơn
trơi nổi này gây ra là khơng thể kiểm sốt được, bởi nó hồn tồn phụ thuộc vào số
chi phí đầu vào cần hợp thức hố của DN mua bán hố đơn. Hiện nay, hình thức
gian lận này càng được tổ chức tinh vi hơn và có hệ thống, tuy nhiên có một số đặc
điểm mang tính định vị như: các DN “ma” thường thành lập dưới dạng công ty
TNHH hay DNTN; chủ DN thường là người có hộ khẩu thường trú ở địa phương
khác đến đăng ký thành lập DN, hạn chế về trình độ học vấn, khơng am hiểu pháp
luật; văn phịng giao dịch thường đi thuê thời hạn ngắn, trụ sở chật hẹp, tài sản
khơng tương xứng với mơ hình tối thiểu của một DN bình thường; đăng ký kinh
doanh nhiều ngành nghề, chủ yếu là thương mại, dịch vụ tổng hợp, những ngành
nghề không cần phải đăng ký vốn pháp định và không bắt buộc có chứng chỉ hành
nghề; doanh thu lớn nhưng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu vào và thuế GTGT đầu
ra ít nên kê khai thuế thấp, thậm chí có thuế GTGT phải nộp âm nhiều kỳ nhưng
không làm thủ tục xin hoàn thuế…
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính trung bình hằng năm có khoảng
10.000 mẫu hàng hóa được phân tích phân loại. Trong đó, mẫu khai đúng chiếm
khoảng 47%, sai khoảng 53%, giảm thuế khoảng 7,4%.
Đây là hành vi trốn thuế khá phổ biến hiện nay, thực tế DN khơng có khoản
chi này nhưng đã tự tạo ra chứng từ để hợp pháp hóa khoản chi khơng có thực, vì
thế có thể gọi đây là chi khống. Chi khống thể hiện qua những bảng kê thanh toán
giả mạo với chữ ký giả, hợp đồng lao động giả mạo (có trường hợp tên người lao
động khơng có thật; có trường hợp tên người lao động là có thật nhưng thực sự
khơng làm việc cho DN đó) và thể hiện ở những hóa đơn đi mua của cơ sở kinh


24


doanh khác. Bằng hành vi này, DN không chỉ trốn thuế TNDN mà cịn trốn cả thuế
GTGT thơng qua việc khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào. Đối với những hóa đơn
đi mua, để phát hiện, cơ quan Thuế phải làm tốt công tác đối chiếu, xác minh. Thực
tế thời gian qua, thơng qua cơng tác đối chiếu hóa đơn, cơ quan Thuế các địa
phương đã phát hiện khá nhiều trường hợp gian lận. Chẳng hạn, năm 2012, Cục
Thuế Hà Nội đã gửi 10.200 phiếu xác minh hóa đơn, gồm 28.444 số; kết quả trả lời
xác minh 7.570 phiếu, chiếm 74,21% số phiếu gửi đi. Qua xác minh hóa đơn và
thanh tra, kiểm tra, phát hiện 786 hóa đơn vi phạm, truy thu thuế GTGT là 1.198
triệu đồng, thuế thu nhập DN là 1.658 triệu đồng và xử phạt hành vi trốn thuế 646
triệu đồng, xử phạt hành chính 369 triệu đồng”. Tuy nhiên, với cơng nghệ đối chiếu
hóa đơn thủ cơng như hiện nay thì hiệu quả cịn rất thấp, bởi vì tỷ lệ hóa đơn có thể
đối chiếu so với số hóa đơn cần đối chiếu là quá nhỏ. Hơn nữa, trong trường hợp
DN bán hóa đơn sử dụng hóa đơn của những khách hàng khơng lấy để bán cho
những người có nhu cầu mua hóa đơn thì việc đối chiếu cũng không đem lại kết
quả.
Bốn là, ghi giá bán thấp hơn giá thực tế
Bán hàng có xuất hóa đơn nhưng giá cả và số lượng hàng hóa ghi trong liên
1(lưu) nhỏ hơn trong liên 2 (giao khách hàng). Trường hợp này, người mua thông
đồng với người bán để ghi giá trị trên liên 2 cao hơn giá thanh toán trên thực tế để
bên mua tăng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ còn bên bán hạ thấp giá trị ghi
ở liên 1 để khai báo lỗ, khơng phải đóng thuế TNDN và làm giảm thuế GTGT.
Hành vi này được gọi là “down” giá. Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn
và kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán. Hành vi
này thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng
dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí nội thất... Các
cơng ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi cơng các cơng trình
ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực,
khơng kê khai hoặc giấu bớt một phần cơng trình. Hành vi gian lận này làm giảm
thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến



25

số thu ngân sách hàng năm. Để chống hành vi “down” giá ơ tơ và xe máy, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư 71/2010/ TT-BTC hướng dẫn ấn định thuế đối với cơ
sở kinh doanh ô tô, xe hai bánh gắn máy ghi giá bán ô tô, xe hai bánh gắn máy trên
hóa đơn giao cho người tiêu dùng thấp hơn giá giao dịch thông thường trên thị
trường. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan Thuế đấu tranh ngăn chặn tình
trạng “down” giá nhằm trốn thuế ở hai mặt hàng này. Tuy vậy, còn một số lĩnh vực
khác chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu.
Năm là, hạch toán kế toán và kê khai thuế sai quy định
Các dạng hạch toán sai nhằm tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh
nghiệp và tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chủ yếu là: hạch tốn tồn bộ chi
phí mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản vào chi phí quản lý DN; đưa khấu
hao tài sản cố định phúc lợi vào chi phí khấu hao tài sản cố định; tài sản cố định hết
thời gian khấu hao vẫn trích khấu hao; hạch tốn vào chi phí được trừ các khoản chi
từ thiện, các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ, chi mang tính chất tiêu
dùng cá nhân của chủ DN...
Mục tiêu chủ yếu của hành vi hạch toán kế toán sai quy định pháp luật là che
giấu doanh thu tính thuế, hạch tốn tăng chi phí tính thuế thu nhập DN và tăng thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ. Các kiểu hạch toán sai chế độ kế toán rất đa dạng.
Khi bị kiểm tra phát hiện, cán bộ kế tốn có thể lấy cớ là hạch tốn nhầm để tránh bị
phạt vì hành vi trốn thuế. Kế tốn có thể hạch tốn giảm trừ doanh thu thơng qua
các hình thức giảm giá, chiết khấu không đúng quy định. Kế tốn có thể hạch tốn
sai tài khoản kế tốn để che giấu doanh thu. Chẳng hạn, khi phát sinh doanh thu bán
hàng, lẽ ra phải hạch toán vào tài khoản 511 thì kế tốn lại hạch tốn vào các tài
khoản kế toán khác, như hạch toán vào tài khoản 338, 138... Một số DN nhượng
bán, trao đổi vật tư không ghi nhận doanh thu mà chỉ hạch toán thay đổi cơ cấu tài
sản lưu động bằng các bút toán nhập, xuất, thu, chi hoặc công nợ phải thu, phải trả;

bán phế liệu khơng xuất hóa đơn, khơng ghi nhận doanh thu hoặc hạch tốn giảm
chi phí sản xuất.


×