Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo khảo sát các tác phẩm nghệ thuật trên thị trường Việt Nam: Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam,các gallery tại đường Nguyễn Thái Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 22 trang )

Môn: Quản lí mĩ thuật
Bài báo cáo khảo sát các tác phẩm nghệ thuật trên thị trường
Việt Nam.
Địa điểm khảo sát :
Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam,các gallery tại đường Nguyễn Thái Học.


I.Nội dung khảo sát
1.Tác phẩm tiêu thụ trên thị trường:
Trên thị trường có 1 số dòng tranh cơ bản như :


Tranh sơn mài.
Tranh vẽ trên nến vóc gọi là tranh sơn mài.Qua nhiều lần vẽ, hong khô, mài
phẳng.Sau khi định hình tác phẩm bức tranh phủ lên một lớp sơn sau cùng, hong
khô và mài để màu sắc hiện ra. Mài xong dùng tay xoa bột than để mặt tranh bóng
dần.
Các tác phẩm tiêu thụ : tranh phúc lộc thọ, chú bé chăn trâu, cá chép, cá
chép, bát mã truy phong, đại chiến Hồng Đô...



Tranh sơn dầu.
Còn gọi là tranh màu dầu hoặc tranh dầu .sơn dầu có nguồn gốc từ phương
Tây du nhập vào Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20.
Các tác phẩm tiêu thụ: phong cảnh mùa thu 025, tranh hoa đẹp6, tranh hoa
sen, mã đáo thành công ( Tiếng Dương galerry)



Tranh lụa.


Lụa vẽ thích hợp là loại lụa tơ tằm. Tranh chân dung Nguyễn Trãi và Phùng
Khắc Khoan là 2 bức tranh lụa xưa nhất.
Các tác phẩm tiêu thụ : hát bội trao duyên, nét đẹp xuân thì, dừng chân
ven đường, tuổi xuân, thiếu nữ...



Tranh khắc gỗ (còn gọi là tranh mộc bản)
Tranh khắc gỗ có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ kĩ thuật in chữ.ở
nước ta các nghệ nhân in tranh dân gian đã dùng phương pháp khắc gỗn ván để in
ảnh với số lượng lớn.
Các tác phẩm tiêu thụ : Hai cô gái Mường, Thuyền trên Sông Hồng, cô gái
đánh đàn, tranh song phụng, đồng hồ song mã...



Tranh giấy Dó.


Loại tranh vẽ trên nền giấy dó. Khoảng năm 30 TK 20 các họa sĩ dụng để
vẽ kí họa , phác thảo sau đó thành một loại tranh độc lập.
Các sản phẩm tiêu thụ: hoa mẫu đơn, tranh tứ bình, tranh chữ Thọ...


Tranh màu nước
Có nguồn gốc từ Phương Tây.Màu nước còn được dùng vẽ trên lụa, vẽ kí họa,
các mẫu trang trí.
Các tác phẩm tiêu biểu: nam cực tiên ông, nam thánh đế quân,ngũ hổ
tướng tây thục, chợ bến thành,nguyệt đông, nguyệt nhân, nguyệt hạ.




Tranh mực nho.
Do người Trung Quốc làm ra, tranh mực nho thường chỉ dùng để vẽ kí
họa hoặc vẽ các mẫu trang trí.
Các tác phẩm tiêu thụ: chân dung thiếu nữ sinh đẹp,hoa đào, cây cổ thụ...



Tranh màu bột.
Là màu khô ở dạng bột. Màu bột không được vẽ dày quá dẽ bị bong tróc rạn
nứt. Màu bột có thể vẽ lên giấy, bìa cứng
Các tác phẩm tiêu biểu: du kích tập bắn, bồ đội nam tiến...



Tranh màu Goát.
Màu goát rất tiện lợi khi dùng để vẽ trang trí.
Các tác phẩm tiêu biểu:



Tranh kí họa.
Vẽ nhanh một mẫu hình trước mắt bằng những nét đơn giản .ký họa là
cách lấy tài liệu hay nhất, vừa lưu giữ được những hình ảnh sẽ đi qua vừa rèn được
kỹ năng linh hoạt trong bút pháp.
Các tác phẩm tiêu thụ: mẹ con mình hạ mẹ con nó,nhớ anh văn...




Tranh Thủy mặc.


Tranh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Trung Quốc sở trường lối vẽ thủy
mặc do có truyền thống lâu đời. Là một nghệ thuật độc đáo và tiêu biểu của nền
văn hóa Trung Hoa.
Các tác phẩm tiêu thụ: trúc quân tử, phú quý mãn đường, tùng hạt trường
xuân, tre Việt, Xuân hạnh phúc ...


Thư pháp.
Là thuật viết chữ đẹp. Các thể chữ thường dùng để thực hiện một bức thư
pháp là Triện, Lệ, Khái, Hành, Thảo...
Các tác phẩm tiêu thụ : chữ Nhẫn, chữTâm, Cha mẹ, An, Hiếu, Ngộ, Ơn
Thầy...



Tranh trang trí.
Một loại tranh ít tạo khối, không diễn tả ánh sáng, ít chú ý đến bút
pháp .Tranh trang trí là tranh nghệ thuật mang phong cách trang trí hoặc trong
tranh có nhiều yếu tố trang trí.



Tranh dân gian.
Tranh có nguồn gốc từ dân gian, có lịch sử lâu đời và phân bố rải rác khắp cả
nước. Nổi tiếng hơn cả là tranh làng Đông Hồ - Thuận Thành – Bắc Ninh, tranh
Hàng Trống, Kim Hoàng ở Hà Nội, tranh làng Sình ở Thừa Thiên Huế. Tranh dân
gian phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Có đặc tính chung là màu sắc

vui tươi đường nét đơn giản, có cái đẹp hồn nhiên.
Các tác phẩm tiêu thụ Tranh Đông Hồ: hứng dừa, đánh ghen, tăng gia sản
xuất, Tố nữ , xuân – hạ - thu – đông, chơi đu, thả diều...
Tranh Hàng Trống : Bịt mắt bắt dê, thầy đồ, chợ quê, bạch hổ, ngũ hổ,
hắc hổ, Đức thánh Trần...


2.Cácloại hình garllery
Hiện nay ở Hà Nội có rất nhiều các gallery,có một số loại gallery như:


Gallery- cửa hàng kinh doanh đơn thuần.
Gallery dành cho khách du lịch hay những của hàng lưu niệm,bán tranh kèm
những đồ mỹ nghệ. Trong những gallery này tranh được vẽ bắt chước, phỏng theo
motif, thậm chí gần như rập khuôn tranh của một số họa sĩ. Phổ biến trên các phố
hàng Hàng Hành, Nguyễn Thái Học, Văn Miếu, Hàng Trống, Hàng Mành..
“Gallery nghệ thuât” với vài tầng trưng bày, có nhân viên phục vụ được đào
tạo bài bản, có chiến thuật kinh doanh chuyên nghiệp.Họa sĩ cung cấp tranh cho
các gallery dạng này phải là những người tên tuổi đã định hình phong cách nghệ
thuật. Ví dụ các phòng tranh loại này: Apricot, Thang Long, Mai (Hàng Bông).



Gallery- kinh doanh nghệ thuật.
Không đơn thuần doanh tranh như một món hàng thông thường. Họ có suy
nghĩ đến chất lượng nghệ thuật và một cách thức giao tế với nghệ sĩ để làm sao tìm
được tiếng nói chung nhất định về mặt nghệ thuật với nghệ sĩ song song với khách
hàng.
Chẳng hạn, họ xây dựng mô hình độc quyền hoạ sĩ. Gallery có chiến lược tạo
dựng hình ảnh của hoạ sĩ với khách hàng, ngược lại, hoạ sĩ vẽ tranh theo những

hợp đồng nhất định, trong đó yếu tố sáng tạo được tôn trọng nhưng có sự dung hoà
nhất định để tranh vẫn bán được và nghệ sĩ không bị đánh giá thấp về sự làm hàng
này. Mô hình này đem lại sự ổn định về kinh tế để nghệ sĩ yên tâm sáng tác. Nghệ
sĩ có một sự tự do nhất định trong nghệ thuật nhưng chưa thể chủ động với nghệ
thuật của mình. Tính chất độc quyền ở đây được hiểu một cách linh hoạt, có thể
độc quyền hoàn toàn hoặc độc quyền từng serie sáng tác, từng thời đoạn sáng tác.
Gallery có tổ chức triển lãm, như một cách báo cáo với những người quan tâm kết
quả nghệ thuật trong một khoảng thời gian nhất định của hoạ sĩ mà họ độc quyền.


Gallery nào có tiềm lực kinh tế mạnh, họ có nhiều hơn hoạ sĩ độc quyền, số lượng
triển lãm cũng nhiều hơn, kéo theo sự chú ý của truyền thông. Tiến thêm một
bước, gallery có tổ chức họp báo nhân những sự kiện dễ gây chú ý hoặc xây dựng
quan hệ cá nhân với một vài nhà báo, phóng viên để nhờ cậy họ đưa tin, bài trước,
trong và sau triển lãm. Như vậy, vị thế của gallery trong giới nghề nghiệp được đẩy
lên một bước so với dạng gallery thứ nhất.Mục đích chủ chốt là kinh doanh nhưng
họ cũng đã nghĩ tới nghệ thuật và xã hội thông qua hoạt động triển lãm, quan hệ
truyền thông.Nghệ thuật ở đó chí ít cũng không đóng cửa hoàn toàn đối với công
chúng trong nước như ở những gallery dạng thứ nhất. Hoạt động triển lãm ít nhiều
đánh thức sĩ diện nghề nghiệp của hoạ sĩ, khiến họ lao động nghệ thuật tốt hơn
trong

giới

hạn

của

hợp


đồng

hoặc

ý

thích

của

chủ

gallery.

Hoạ sĩ của dạng gallery này thường là những người có một chút ít danh phận, hoặc
có cá tính sáng tạo nhất định, chịu khó thử nghiệm, kiếm tìm sáng tạo hơn là an
tâm

với

phong

cách

đã

định

hình


của

mình.

Gallery dạng này có thể kể tên: Hanoi Studio, 13 Tràng Tiền, Art Việt Nam, Hàng
Than .


Gallery- Hỗ trợ và thử nghiệm nghệ thuật:Những gallery này tường do người nước
ngoài quản lý.

3.Đối tượng mua tác phẩm:
Đối tượng mua tranh chủ yếu là khách du lịch nước ngoài,còn đối vơi khách
hàng Việt Nam thì lại rất it người chơi tranh.Một số gallery, cà phê nghệ thuật hay
trung tâm nghệ thuật độc lập mở cửa chủ yếu là để giới thiệu họa sĩ, họa phẩm. Lợi
nhuận thương mại của các hoạt động này do đó không cao.


Do thị hiếu về tác phẩm nghệ thuật của người Việt ta chứa cao nên việc họ có
thể cảm nhận được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của từng bức tranh,ảnh là điều rất khó
.Và cũng chính từ đó để họ có thể bỏ số tiền lớn ra để mua một bức tranh về chỉ để
trang trí cho căn phòng lài là điều khó khăn hơn rất nhiều.Vì vậy mà khách Việt
chỉ mua tranh khi đã được giảm giá tối đá nhất,đối với họ tranh giống như những
món hàng hóa bình thường khác nên việc sở hữu một bức tranh dù là quí hiếm thì
dường như cũng không có ý nghĩa gì.
Cũng có 1 số nhà sưu tập người Việt đến các phòng tranh với mong muốn có
được bức tranh họ cần để hoàn chỉnh bộ sưu tập của họ.Nhưng họ chỉ lưu đến đó
khi chủ các gallery có tranh họ muốn.Thường thì các nhà sưu tập họ tự tìm kiếm
tranh rất ít khi đến các gallery vì hiện nay có rất nhiều gallery làm tranh giả.
Đối với khách du lịch nước ngoài họ mua tranh ngoài mục đích như để kỉ

niệm chuyến đi tham quan,phiêu lưu của họ khi đặt chân đến với những mảnh đất
khác nhau.Họ còn mua tranh như để thỏa mãn sở thích,nhu cầu về 1 sự khám
phá,tìm hiểu về một họa sĩ nổi tiếng,hoặc lấp đầy bộ sưu tập tranh có thể theo chủ
đề,theo tên tác giả của họ.
Loại tranh mà khách hàng hay mua đó là tranh đá quí,tranh phong cảnh còn
tranh nghệ thuật thì rất ít người sử dụng.Vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy tại các
phòng tranh,tranh nghệ thuật dường như nhường chỗ cho các thể loại tranh khác.

4.Giá cả :
Trên thị trường mỗi một loại tranh lại có 1 mức giá mua, bán khác nhau.Giá
cả tác phẩm nghệ thuật này tùy thuộc vào nhiều ý tố như:chất liệu,chủ đề,tác giả


hay kích cỡ các tác phẩm….vì vậy khi so sánh giá cả các tác phẩm với nhau ta
không thể nói là đắt hay rẻ được.
Giá bán các tác phẩm nghệ thuật trên thị trường Việt Nam thường dao động từ
vài trăm nghìn đến vài usd 1 bức.
Đứng đầu về giá cả có thể nói đến những bức tranh thể hiện chân dùng các
nhân vật như những bức tranh chân dung của họa sĩ Cao Niên Văn Thơ thường ở
mức giá 1500-2000 USD.Một vài bức khổ nhỏ của Lê Thiết Cương có giá từ
2.300-2.500USD….
Bên cạnh những bức tranh có giá trị tới vài nghìn đô thì cũng có những tác
phẩm nghệ thuật chỉ có giá bán vài triệu vnđ thậm chí chỉ có vài trăm
nghìn.Thường những bức tranh sao chép sẽ có giá thành rẻ hơn với những bức
tranh bản gốc do chính những họa sĩ tên tuổi tạo ra điều đó đồng nghĩa nó sẽ giúp
cho việc tiêu thụ các bức tranh trên thị trường dễ dàng hơn.Nếu là tranh do các họa
sĩ nổi tiếng thể hiện thường có giá khoảng 10.000 USD và tranh sao chép lại sẽ có
giá chỉ khoảng 1-3000.USD.
Hơn nữa người chơi tranh chủ yếu là khách du lịch nước ngoài nên số lượng
tác phẩm bán ra là rất ít,khách trong nước người chơi tranh mà có sự ám hiểu về

nghệ thuật là rất hiếm có,thường thì chỉ là khách mua tranh về nhằm phục vụ cho
phong thủy,trưng bày trang trí phù hợp với nội thất ngôi nhà hay nơi làm việc.Vì
vậy để họ bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua một tác phẩm nghệ thuật là điều rất
khó.Do đó để nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường các gallery đã thuê họa sĩ về sao
chép các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và bán với giá rẻ.Và mỗi khi bán được
tranh thì giá cả thường là chia đôi,nửa cho họa sĩ sao chép nửa cho các gallery.Cứ
như vậy các gallery vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng lại vừa có thể tồn tại
lâu dài,tuy nhiên hành động sao chép tranh không có bản quyền đã khiến cho nền
nghệ thuật Việt Nam nói chung và mĩ thuật nói riêng rơi vào tình trạng “chết lặng”.


Mốt số loại tranh hay được khách hàng lựa chọn đó là tranh phong cảnh,tranh
sinh hoạt….với tranh phong cảnh có kích thước là 60cm x80cm thường có giá từ
800.000-2000.000.vnđ.Mức giá được điều chỉnh lên xuống tùy thuộc vào kích cỡ
của tranh,kích thước càng lớn thì giá càng cao và ngược lại.
Có thể thấy Việt Nam đang thiếu mối liên kết giữa các gallery và thị trường
nghệ thuật trong nước,cũng như không có chính sách để kết nối chúng vào thị
trường quôc tế.
Như vậy giá tranh là rất vô cùng và căn cứ trên nhiều yếu tố,khó có thể kết
luận thế nào là đắt thế nào là rẻ.Dù thị trường tranh hiện tại rất khó khăn,tiêu thụ
khó,thì giá tranh vẫn khó giảm và mặt bằng giá chung đã nhích lên với tranh cuả
các họa sĩ có tiếng.
5.Thể loại chất liệu
Các thể loại chất liệu : hầu hết các bức tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
và Gallery đều bao hàm các thể loại chất liệu sau:


Chất liệu sơn mài
Là tranh vẽ trên nến vóc. Vóc là ván gỗ hoặc ván ép được sơn nhiều lần và
bọc nhiều lớp vải. Họa sĩ dùng sơn ta để trộn với bột màu phối hợp với vàng, bạc,

vỏ trứng... để thực hiện tác phẩm.
Tác phẩm “Chợ Mường khương” (1958) – Nguyễn Trọng Tiết




Chất liệu sơn khắc là tranh tả nét thể hiện trên tám vóc sươn mài đã đánh bóng.
Tác phẩm “Mùa xuân Tây Nguyên” (1962) – Trần Hữu Chất

Tác phẩm“Phong cảnh Sài Sơn” (1960) – Công Văn Trung




Chất liệu lụa
Là lọai tranh lấy mặt nền để vẽ làm tên gọi, lụa vẽ thích hợp nhất là lụa tơ
tằm.
Tác phẩm “Thiếu nữ bên cầu ao”(1943) – Lê Văn Đệ



Màu dầu


Tác phẩm “Thuyền trên Sông Hương” (1935) – Tô Ngọc Vân



Phù điêu sơn đắp
Tác phẩm“Hạnh phúc”(1939) – Phạm Gia Giang




Mực
Mực ngày nay được sản xuất ở dạng nước, đựng trong lọ, khi dùng thì chế ra
chén.


Tác phẩm “Hoạt động của dân quân Cảnh Dương” (1949) – Nguyễn Sỹ
Ngọc



Màu nước
Tranh dùng chất liệu là màu nước để thực hiện, được chế tạo từ những màu
bột khô loại mịn nhất, nghiền đều với các chất kết dính và hoàn chỉnh dưới dạng
keo sền sệt. Nó có đặc tính trong trẻo nhẹ nhàng, pha bằng nước lã.
Tác phẩm “Chị Cốt Cán” (1954) – Tô Ngọc Vân



Chì
Tác phẩm “Hành quân qua suối”– Nguyễn Trọng Hợp




Bột màu
Là màu khô ở dạng bột, khi vẽ pha với keo hoặc hồ.
Tác phẩm “Du kích La Hai” – Nguyễn Đỗ Cung




Chì than
Tác phẩm“Bộ đội họp” (1952) – Nguyễn Trọng Hợp






Mực nho
Tác phẩm “Hồ Chủ tịch”(1946) – Nguyễn Đỗ Cung

In đá
Tác phẩm “Lão dân quân Cảnh Dương” (1949) – Phạm Văn Đôn




Thạch cao phủ sơn
Tác phẩm “Hạnh phúc” (1959) – Nguyễn Thị Lam



Tổng hợp
Tác phẩm “Vọng từ chiến trường Xưa” (2012) – Võ Xuân Huy





Mực nho trên giấy xuyên chỉ
Tác phẩm “Gió thổi” (2009) – Nguyễn Bạch Đàn

6.Tác phẩm tiêu thụ


Ở Bảo tàng:


Các tác phẩm trưng bày mang tính chất lâu dài ( Trưng bày cố định): Tranh
nghệ thuật,, tác phẩm tạo hình( tượng, gốm sứ,…)Hình thức tiêu thụ là : Tham
quan, thưởng thức nghệ thuật
Ngoài ra, bảo tàng thông qua các chương trình, các sự kiện để tiêu thụ các tác
phẩm nghệ thuật nhằm gây quỹ, quảng bá.
Ví dụ: Chương trình “ cùng sáng tạo mặt nạ vui Tết Trung thu”
Các tác phẩm mặt nạ do các họa sĩ và các e thiếu nhi sáng tạo được bày bán
để gây quỹ nhằm hỗ trợ việc xây dựng trường học ở huyện Phù Tiên, tỉnh Sơn La.



Ở các Gallery
Tranh nghệ thuật( tranh chữ, tranh đá, tranh thêu,…) của các họa sĩ được bán
trực tiếp.Tiêu thụ thông qua các cuộc đấu giá tranh. Các tác phẩm sưu tầm : như
tác phẩm tạo hình, tranh vẽ….Tranh nghệ thuật còn được tiêu thụ bằng hình thức
thưởng thức

II.Đánh giá
1.Các loại hình triển lãm có trên thị trườngnghệ thuật
Triển lãm mỹ thuật là hoạt động sự kiện văn hóa nghệ thuật nhằm trưng bày

các tác phẩm (tranh,tượng..)qua đó giới thiệu và tôn vinh tác gỉa.Đây là hoạt động
thường niên của các gallery cũng như bảo tàng mỹ thuật với những tiêu chuẩn về
nội dung cũng như đầy đủ các qui trình,không gian nghiệp vụ triển lãm.
Có 2 loại triển lãm mĩ thuật cơ bản, đó là:


Triển lãm mang tính chất thương mại
Triển lãm thương mại được hiểu là một loại hình hoạt động xúc tiến thương
mại, đó là việc trưng bày, giới thiệu tác phẩm nghệ thuật nhằm mục đích thúc đẩy,
tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán của các thương nhân.Chủ thể tham gia
nhằm mục đích kinh tế là chủ yếu.




Triển lãm mang tính chất phi thương mại
Là các triển lãm trưng bày, giới thiệu quảng bá tác phẩm nghệ thuật đến mọi
người trong xã hội, cộng đồng, không vì mục đích xúc tiến ký kết hợp đồng tiêu
thụ.Các triển lãm phi thương mại thường vì mục tiêu tuyên truyền, quảng bá chính
trị hoặc văn hoá hoặc thực hiện trách nhiệm xã hội như triển lãm của họa sĩ Trương
Hán Minh triển lãm bán đầu giá nhằm làm từ thiện vào tháng 10/2014.
Chủ thể tham gia triển lãm này thường nhằm mục đích thưởng thức,giao lưu
học hỏi kinh nghiệm.

2.Thánhphần tham gia vào thị trường nghệ thuật


Khái niệm thị trường nghệ thuật: Thị trường được đề cập ở đây là việc kinh
doanh trong lĩnh vực mĩ thuật nhằm đưa các tác phẩm ra thị trường, giúp các
gallery và bảo tàng mĩ thuật tiếp cận cộng đồng một cách hiệu quả. Tại đây, thế

giới nghệ thuật thương mại và phi thương mại sẽ có những tác động và mối liên



hệ qua lại với nhau, nó như nguồn động lực tồn tại hài hòa và thiết yếu
Các thành phần tham gia vào thị trường nghệ thuật
Các nghệ sĩ (người sáng tạo ra các tác phẩm)
Các nhà sưu tầm (người mua tác phẩm)
Khách hàng (người mua tranh)
Các nhà phê bình (nhận xét, đánh giá tính thẩm mĩ, nghệ thuật, giá trị tác
phẩm)
Các nhà quản lý (đưa ra các chính sách, quy định điều hành đảm bảo luôn
tuân thủ pháp luật)
Các bảo tàng, gallery, cửa hàng tranh (nơi trưng bày , trao đổi, mua bán
các tác phẩm)



Phân đoạn thị trường nghệ thuật


Thị trường nghệ thuật sơ cấp (primary market): họa sĩ với tư cách là
người bán họ có thể bán hoặc kí gửi tác phẩm mà mình sáng tác cho các gallery
với mục đích thương mại
Thị trường nghệ thuật thứ cấp (secondary market): tại đây cuộc trao đổi
mua bán thỏa thuận giữa những người mua (nhà sưu tập) và người bán
(gallery), họa sĩ với vai trò tác giả của các tác phầm được bán lại không tham
gia.
Thị trường khác: Do sự phát triển đa dạng của các phương tiện thông tin
như ngày nay, nhiều họa sĩ sáng tác có điều kiện và khả năng tự chủ, tìm kiếm

đến các cá nhân tổ chức sưu tập hay sàn bán đấu giá tác phẩm nghệ thuật để
mua bán trao đổi với các nhà sưu tập mà không cần trung gian
3.Vai trò curator
Nghề curator (quản lí, tổ chức triển lãm) được biết đến ở Việt Nam trong
khoảng một vài năm trở lại đây.Tuy nhiên, khái niệm chính xác về nghề này như
thế nào vẫn là điều mơ hồ với đại đa số dân chúng Việt Nam, thậm chí với chính
các nghệ sĩ.
Curator là một nghề nghiệp thật sự quan trọng trong ngành mỹ thuật. Tại các
viện bảo tàng thì curator là người am tường sâu rộng các quá trình hình thành
những giai đoạn mỹ thuật qua các thời kỳ của lịch sử mỹ thuật, từ đó tư vấn cho
viện bảo tàng các trưng bày, đánh giá, cũng như triển lãm những tác phẩm được
mua hay mượn từ các nơi khác.
Tại các cuộc triển lãm mỹ thuật tư nhân, curator là người có hoạt động chính
là giới thiệu những sáng tác, những khuynh hướng mới bằng chất liệu hay cách
thức trình bày. Curator là cầu nối giữa họa sĩ và người thưởng ngoạn. Curator cũng
được xem là thước đo cho phòng triển lãm bởi uy tín và nhận thức thẩm mỹ của


một curator sẽ dẫn dắt và giới thiệu tới công chúng những phát hiện mới trong
ngành mỹ thuật.
Khi không có một đội ngũ curator thì các triển lãm cũng thiếu đi sự đa dạng
Khi xuất hiện Curator thì triển lãm không đơn thuần là việc bán tranh thuần
túy, chọn lựa tranh theo cảm tính hoặc do quen biết mà đã có sự tổ chức, phân loại
cụ thể hơn.
Curator không chỉ là người có năng lực tổng quan để có thể trưng bày các tác
phẩm nghệ thuật đa phương tiện cùng tồn tại trong một không gian sao cho hiệu
quả nhất.Họ còn là người trung gian chuyển tải các ý tưởng để công chúng có thể
hiểu được nghệ thuật là gì.Họ cũng là người đi tìm các nguồn tài chính cho các
cuộc triển lãm bởi nghệ thuật đương đại đa phần là phi lợi nhuận. Cuối cùng là phổ
biến các thông tin triển lãm bằng con đường truyền thông, đây là trách nhiệm nặng

nề nhất của các curator. Đặc biệt trước yêu cầu càng ngày càng cao của xã hội và
thế giới, thì nhà tổ chức phải là người có cái nhìn đa chiều về nghệ sĩ và người
thưởng ngoạn. Họ là người quyết định hiệu quả triển lãm như thế nào, có thu hút
được công chúng quan tâm hay không, có nâng cao được tầm hiểu biết về nghệ
thuật hay không. Cũng có nghĩa họ chính là một mắt xích quan trọng trong việc xã
hội hóa nghệ thuật ngoài vấn đề của các nhà giáo dục
Curator là một nghề nghiệp thật sự quan trọng trong ngành mỹ thuật. Tại các
viện bảo tàng thì curator là người am tường sâu rộng các quá trình hình thành
những giai đoạn mỹ thuật qua các thời kỳ của lịch sử mỹ thuật, từ đó tư vấn cho
viện bảo tàng các trưng bày, đánh giá, cũng như triển lãm những tác phẩm được
mua hay mượn từ các nơi khác.
Tại các cuộc triển lãm mỹ thuật tư nhân, curator là người có hoạt động chính
là giới thiệu những sáng tác, những khuynh hướng mới bằng chất liệu hay cách


thức trình bày. Curator là cầu nối giữa họa sĩ và người thưởng ngoạn. Curator cũng
được xem là thước đo cho phòng triển lãm bởi uy tín và nhận thức thẩm mỹ của
một curator sẽ dẫn dắt và giới thiệu tới công chúng những phát hiện mới trong
ngành mỹ thuật.
Nhận xét chung
Thị trường nghệ thuật là một thị trường rất phức tạp, có rất nhiều thành phần
tham gia thị trường này.Các thành phần tham gia thị trường nghệ thuật từ nghệ sĩ,
khách hàng, nhà sưu tập, nhà quản lý, gallery, bảo tàng………đều có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau về lợi ích.Thị trường nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa
phát triển và gặp nhiều khó khăn.Các bảo tàng, gallery chưa phát huy được hết
chức năng và nhiệm vụ của mình. Các quy định, luật pháp liên quan đến thị trường
còn chưa rõ ràng. Chính các họa sĩ là người sáng tác ra tác phẩm cũng không có
các tác phẩm nổi bật.vv…




×