Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện thới lai, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
SẢN XUẤT LÚA CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN THỚI LAI
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Hướng dẫn khoa học

Lớp: Quản lý kinh tế - Cần Thơ

GS.TS. Hoàng Thị Chỉnh

Học viên: Ký Kim Châu
Mã số: 7701231605

Tháng 02 năm 2016

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................. v
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3


1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.2.1 Giới hạn vùng nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.2.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu ........................................................................ 4
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN .......................................................... 5
2.1. Hiệu quả sản xuất .................................................................................................... 5
2.2 Kỹ thuật sản xuất ...................................................................................................... 5
2.3 Hiệu quả kỹ thuật ..................................................................................................... 6
2.4 Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất.................................................................. 7
2.5 Các khái niệm và định nghĩa các thuật ngữ có liên quan ..................................... 8
2.6 Tổng quan các kết quả thực nghiệm ..................................................................... 11
2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ................................................. 16
2.7.1 Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ......................................... 16
2.7.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội và kỹ thuật sản xuất giải thích sự biến động của năng
suất................................................................................................................................ 17
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 20
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................... 21
3.1.1 Số liệu thứ cấp ..................................................................................................... 21
3.1.2 Số liệu sơ cấp ...................................................................................................... 21
3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu ........................................................................ 22
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................... 22
3.2.2 Phương pháp xác định cỡ mẫu ............................................................................ 22
3.3 Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu ..................................................................... 23
i



3.4 Tiến trình thực hiện nghiên cứu đề tài................................................................... 25

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………………..27
4.1 Giới thiệu khái quát về tình hình sản xuất lúa của huyện Thới Lai ................... 27
4.2 Mô tả tình hình kinh tế xã hội và hiệu quả của người trồng lúa ......................... 31
4.2.1 Thông tin nông hộ ............................................................................................... 31
4.2.2 Nguồn thu nhập của nông hộ............................................................................... 34
4.2.3 Chi tiêu hàng tháng của nông hộ ......................................................................... 35
4.2.4 Tình hình sử dụng lúa giống của nông hộ ........................................................... 36
4.2.4.1 Loại giống lúa ............................................................................................... 36
4.2.4.2 Lý do chọn giống của Nông hộ .................................................................... 36
4.2.5 Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất nông nghiệp ............................................ 38
4.2.6 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ........................................................... 39
4.2.6.1 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ vụ Đông Xuân ........................... 39
4.2.6.2 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ vụ Xuân Hè................................ 43
4.2.6.3 Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ vụ TĐ......................................... 45
4.2.6.4 Chi phí sản xuất và thu nhập của mô hình sản xuất lúa ............................... 47
4.2.7 Cách thức liên hệ bán lúa của nông hộ ................................................................ 51
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại địa bàn ...... 53
4.3.1Giả thuyết các biến và kỳ vọng về dấu của các α i trong mô hình....................... 53
4.3.2 Kiểm định Chi-bình phương (Chi-square test) .................................................... 53
4.3.3 Phân tích định lượng với mô hình hồi quy đa biến. ............................................ 54
4.3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại địa bàn nghiên
cứu ................................................................................................................................ 55
4.4. Khó khăn và vấn đề tồn tại của nông hộ trong hoạt động sản xuất lúa............. 61
4.4.1 Khó khăn ............................................................................................................. 61
4.4.2 Tồn tại ................................................................................................................. 64
Chương 5 KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ........................................................................... 67
TÓM LƯỢC ....................................................................................................................... 73
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................. 75

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 1
Phụ lục 1 KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................................. 1
Phụ lục 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU............................................................. 3
Phụ lục 3 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN TRỒNG LÚA ..................... 13

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Số hộ điều tra theo từng xã ............................................................................... 22
Bảng 4.1 Lịch thời vụ ...................................................................................................... 27
Bảng 4.2 Báo cáo tình hình sản xuất lúa năm 2013- 2014 của huyện Thới Lai .............. 28
Bảng 4.3 Chuyển giao khoa học kỹ thuật ........................................................................ 29
Bảng 4.4 Thông tin nông hộ ............................................................................................ 32
Bảng 4.5 Chi tiêu hàng tháng của nông hộ ...................................................................... 36
Bảng 4.6 Năng suất, giá bán lúa vụ Đông Xuân .............................................................. 42
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu tài chính của vụ ĐX ................................................................. 43
Bảng 4.8 Năng suất, giá bán lúa vụ XH........................................................................... 44
Bảng 4.9 Một số chỉ tiêu tài chính của sản xuất lúa vụ XH............................................. 45
Bảng 4.10 Năng suất, giá bán lúa của nông hộ vụ TĐ..................................................... 46
Bảng 4.11 Một số chỉ tiêu tài chính sản xuất lúa của nông hộ vụ TĐ ............................. 47
Bảng 4.12 Chi phí sản xuất 3 vụ lúa của nông hộ ........................................................... 48
Bảng 4.13 Năng suất, giá bán lúa .................................................................................... 49
Bảng 4.14 Một số chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất 3 vụ lúa ................................ 50
Bảng 4.15 Giải thích biến trong mô hình sản xuất Cobb-Douglas .................................. 56
Bảng 4.16 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ................................. 58

iii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật ............................................................................................ 6
Hình 2.2 Khung khái niệm trong nghiên cứu sản xuất................................................. 11
Hình 2.3 Khung lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 25
Hình 4.1 Nguồn thu nhập của nông hộ ........................................................................ 34
Hình 4.2 Loại lúa giống sử dụng của nông hộ ............................................................. 36
Hình 4.3 Lý do chọn giống để gieo sạ ......................................................................... 37
Hình 4.4 Phương tiện cơ giới hóa của nông hộ ............................................................ 38
Hình 4.5 Chi phí sản xuất vụ ĐX ................................................................................. 41
Hình 4.6 Chi phí sản xuất của vụ XH .......................................................................... 44
Hình 4.7 Chi phí sản xuất lúa vụ Thu Đông ................................................................ 46
Hình 4.8 Cách thức liên hệ bán lúa của nông hộ.......................................................... 51
Hình 4.9 Khó khăn trong sản xuất lúa của nông hộ ..................................................... 63

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV:

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

DL:

Dương lịch


ĐX:

Đông Xuân

NĐ/CP:

Nghị định/Chính phủ

NN & PTNT:

Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

TĐ:

Thu Đông

Tp:

Thành phố

XH:

Xuân hè

v


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề

Lúa gạo được coi là một trong những loại hoa màu chính trong phát triển kinh
tế của huyện Thới Lai. Năm 2014, diện tích đất tự nhiên của huyện Thới Lai là
25.580,56 ha, trong đó diện tích đất gieo trồng lúa là 56.456 ha với hệ số vòng quay
của đất tương đương 2,426 lần. Dân số của huyện Thới Lai là 29.375 hộ với
122.815 khẩu (trong đó có 4.402 khẩu là dân tộc thiểu số mà đa số là người khmer)
. Người dân ở địa phương này sản xuất 03 vụ lúa/ năm, năng suất lúa đạt 58,77 tạ/
ha, sản lượng lúa cả năm là 331.783 tấn (Chi Cục Thống kê huyện Thới Lai, 2014).
Là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động với nguồn
nhân lực có nhiều kinh nghiệm lâu năm cộng với sự ứng dụng có hiệu quả các tiến
bộ khoa học kỹ thuật, đưa những giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào sản
xuất là điều kiện để huyện Thới Lai phát triển tốt ngành nông nghiệp lúa gạo.
Mặc dù có nhiều lợi thế trong sản xuất lúa, nhưng chi phí sản xuất lúa gạo
của nông hộ tại địa phương còn khá cao. Tổng chi phí sản xuất 1 vụ lúa khoảng 13
triệu đồng/ ha (Trương Thành Đạt, 2014). Thêm vào đó, trong khâu tiêu thụ lúa gạo
còn gặp những trục trặc về mặt thị trường do nhiều nguyên nhân từ chính sách thu
mua của Nhà nước, từ khả năng vốn của các doanh nghiệp, giá bán bấp bênh, bị môi
giới trung gian và thương lái ép giá. Điều này có thể dẫn đến quyết định đầu tư cho
sản xuất không chính xác vì mục đích của sản xuất là nhằm mang lại hiệu quả kinh
tế cao, dù thời tiết thuận lợi nông vụ được mùa, sản lượng lúa có tăng thì lợi nhuận
của nông dân vẫn ngày càng giảm sút. Như vậy, rõ ràng là sản xuất lúa của các
nông hộ tại huyện Thới Lai đạt hiệu quả chưa cao.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu
các yếu tố tác động đến hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Thới
Lai, thành phố Cần Thơ”.
Bằng các phương pháp Thống kê mô tả, phân tích chi phí và lợi nhuận, phân
tích hồi quy đa biến có sử dụng hàm sản xuất dạng Cobb – Douglas và phương pháp
phân tích tổng hợp, kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy có 78,9% chủ
1



hộ là nam giới, 21,1% chủ hộ là nữ giới, độ tuổi trung bình trên 50 tuổi, kinh
nghiệm trồng lúa ít nhất là 6 năm, cao nhất là 45 năm. Trình độ học vấn thấp, trên
92,2% có trình độ cấp 1 và cấp 2; Nhân khẩu giao động từ 1 đến 8 người/ hộ;
Nguồn thu nhập của nông hộ đa dạng, chủ yếu từ trồng lúa, thủy sản, dịch vụ, chăn
nuôi,v.v; Chi tiêu bình quân của các hộ nông dân gần 4,5 triệu đồng/ tháng bao gồm
các khoản ăn uống, may mặc, sinh hoạt, khám chữa bệnh, học hành,v.v.Có 76%
nông hộ sử dụng giống lúa IR50404, 18% sử dụng giống JASMINES85 và khoảng
6% sử dụng các giống lúa OM. Nông hộ chỉ sử dụng những loại máy thiết yếu như
máy cày, xới, trục, bơm nước, phun thuốc, gặt đập liên hợp trong sản xuất và thu
hoạch lúa.Vụ Đông Xuân được coi là vụ lúa chính trong năm với năng suất cao, giá
bán tốt và chi phí thấp hơn so với vụ Xuân Hè và Thu Đông, chi phí sản xuất vụ
Đông Xuân là 20,48 triệu đồng/ ha, Xuân hè là 20,69 triệu đồng/ ha và Thu Đông là
21,32 triệu đồng/ ha; Năng suất trung bình vụ Đông Xuân là gần 1 tấn/ ha, Xuân Hè
là 0,7 tấn/ ha và Thu Đông là 0,7 tấn/ ha; Doanh thu vụ Đông Xuân đạt 49,31 triệu
đồng/ ha, Xuân Hè là 35,49 triệu đồng/ ha, Thu Đông là 33,69 triệu đồng/ ha; Lợi
nhuận thu được của vụ Đông Xuân là 28,85 triệu đồng/ ha, Xuân hè là 14,79 triệu
đồng/ ha, Thu Đông chỉ đạt 12,37 triệu đồng/ ha. Kết quả khảo sát có 34% nông hộ
bán lúa cho trung gian môi giới mà địa phương gọi là “cò mồi”, 20% bán cho
thương lái, 10% người mua tìm đến cánh đồng, 16% có ký hợp đồng và 20% mối
quen dặn. Qua phân tích mô hình sản xuất lúa, kết quả cho thấy 95% sự thay đổi
của năng suất (Y) do ảnh hưởng của các biến độc lập (X) trong mô hình là: Chi phí
phân bón (X2), diện tích (X4) có ý nghĩa thống kê ở mức α = 1%; Chi phí thuốc
BVTV (X3), tập huấn (D2) có ý nghĩa thống kê ở mức α = 5%; Tín dụng (D1) có ý
nghĩa ở mức α = 10%, còn 5% chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khác chưa đưa vào
mô hình phân tích.
Bố cục của bài viết có 5 chương:
- Chương 1. Đặt vấn đề
- Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
- Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
- Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2


- Chương 5. Kiến nghị chính sách
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả sản xuất lúa ở huyện Thới Lai, nhằm
đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cho huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng canh tác lúa tại huyện Thới Lai
- Phân tích một số chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa của huyện Thới Lai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
1. Tình hình sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Thới Lai được diễn ra như thế
nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ là gì? Những khó
khăn của nông dân trồng lúa như thế nào?
2. Chi phí so với lợi nhuận của nông dân có đạt hiệu quả không? Cần có giải
pháp gì để mang lại hiệu quả trong sản xuất lúa?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tại địa bàn huyện Thới Lai.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Giới hạn vùng nghiên cứu
Địa bàn khảo sát được chọn để nghiên cứu đề tài là Thành phố Cần Thơ
trong đó nghiên cứu chủ yếu ở huyện Thới Lai – Tp Cần Thơ. Là một trong 4 huyện
còn sản xuất lúa nhiều nhất ở Tp Cần Thơ.
Địa điểm: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng canh tác lúa tại 02 xã
và 01 thị trấn thuộc huyện Thới Lai: Xã Xuân Thắng, Xã Trường Thành và thị trấn
Thới Lai.

1.4.2.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu
3


- Các thông tin liên q uan đến đề tài nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn
2010-2015.
- Thông tin thu thập trực tiếp qua mẫu điều tra thực hiện từ tháng 1/2015 đến
tháng 5/2015
1.4.2.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa nhưng do hạn chế về
thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về năng suất lúa bằng cách
phân tích thực trạng của mô hình sản xuất lúa và phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất lúa của nông hộ tại vùng nghiên cứu.

4


Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.1. Hiệu quả sản xuất
Trong kinh tế học cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các
nguồn lực đạt mức phúc lợi vật chất cao nhất cho con người tiêu dùng của xã hội
nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và thị trường đầu ra nhất định.
Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ
mật thiết với nhau như một hệ thống nhất không thể tách rời nhau. Trong đó, hiệu
quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ
ra.
Hiệu quả kinh tế (Economic effciency) là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực…) để đạt được mục tiêu
xác định. Có thể khái niệm một cách ngắn gọn, hiệu quả kinh tế là phản ánh chất
lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi

phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
2.2 Kỹ thuật sản xuất
Trong nông nghiệp những kỹ thuật tiến bộ thể hiện rõ nhất là giống cây trồng
năng suất cao, giống gia súc đã được cải tạo,v.v, những công nghệ thể hiện ở khâu
vốn đầu tư cho máy móc, hệ thống tưới tiêu. Tiến bộ công nghệ đã trở thành hiển
nhiên trong trồng trọt, chăn nuôi và trình độ quản lý của người nông dân.
Các nhà kinh tế cho rằng công nghệ là một tập hợp những kỹ thuật sẵn có
hoặc trình độ kiến thức về mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng bằng
vật chất nhất định. Còn đối với công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng
cao được năng lực sản xuất để có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn với số lượng đầu
vào như cũ hoặc làm ra sản lượng như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn. Nhiều đổi
mới công nghệ trong nông nghiệp còn nhằm để tiết kiệm lao động (do sử dụng máy
móc)
Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra khả năng
đạt được mục tiêu kinh tế do xã hội đặt ra như năng suất cao hơn, chất lượng cao

5


hơn, giá thành thấp hơn và tăng thu nhập cho người sản xuất, đồng thời nó cũng tạo
ra hiệu quả xã hội khác như cải thiện điều kiện sống, môi trường sinh hoạt.
Các nguồn kỹ thuật tiến bộ và việc áp dụng nó: đúc kết từ kinh nghiệm thực
tế; Những kết quả nghiên cứu và phát triển qua khảo nghiệm được áp dụng trong
sản xuất; Những kết quả nghiên cứu và phát triển bên ngoài đưa vào.
2.3 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật đề cập đến khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ
một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một
lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định
Xét quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Y từ 2 yếu tố đầu vào là X1 và X2
(điều kiện hiệu suất quy mô là không đổi)

X2

Y*

F

Y**

Y’

Y

X1

Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật
Ta có đường đẳng lượng YY’ là sự kết hợp nhỏ nhất của 2 yếu tố đầu vào X1
và X2 để tạo ra sản phẩm Y. Do đó, tất cả các điểm nằm trên đường YY’ là tập hợp
hiệu quả kỹ thuật do sự kết hợp của 2 yếu tố đầu vào X1 và X2. Và những điểm nằm
phía trên đường YY’ như điểm F thể hiện sự không hiệu quả, kết hợp thừa yếu tố
đầu vào X1 và X2 để tạo ra sản phẩm Y, và khoảng các FY** thể hiện sự kém hiệu
quả của nhà sản xuất, khoảng cách này càng lớn thể hiệu quả càng yếu kém. Điểm
Y* là sự kết hợp tốt nhất của các yếu tố đầu vào X1 và X2 để tạo ra sản phẩm Y, và
đây là sự kết hợp lý tưởng để đạt hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất (Phạm Lê Thông
(2010, trang 30-31)).
6


2.4 Khái niệm về sản xuất và hàm sản xuất
Sản xuất: là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các

yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay là sản phẩm).
Hàm sản xuất: Trong kinh tế học vi mô, hàm sản xuất là hàm mô tả mối quan
hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào sản lượng đầu ra của quá trình sản xuất. Hàm
sản xuất của một loại sản phẩm nào đó là hàm cho biết số lượng đầu ra tối đa có thể
sản xuất được bằng một trình độ công nghệ nhất định ứng với cách sử dụng kết hợp
khác nhau của lao động và vốn.
Hàm sản xuất được viết dưới dạng như sau: q = f(K,L)
Với: q là sản lượng tối đa được sản xuất ra ở một trình độ công nghệ
nhất định
K là lượng vốn
L là số lượng lao động
Hàm sản xuất có ý nghĩa với những giá trị không âm của K và L. Thông
thường thì hàm sản xuất được giả định đồng biến với K và L, có nghĩa là khi sử
dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn thì nhà sản xuất sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm hơn.
әq

әq
әK

> 0 và

әL

>0

Tuy nhiên, ngoài sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào nêu trên, sản lượng q
cũng sẽ thay đổi khi nhà sản xuất thay đổi việc sử dụng một trình độ công nghệ nhất
định.
Một hàm số f cụ thể có khả năng thể hiện cho một trình độ công nghệ nhất
định. Cũng với cùng số lượng các yếu tố đầu vào cho trước nhưng khi công nghệ

thay đổi thì hàm sản xuất sẽ thay đổi và số lượng sản phẩm được sản xuất ra cũng sẽ
thay đổi.
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm nhưng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt trong sản
7


xuất nông nghiệp. Logarithm của sản lượng và của các yếu tố đầu vào được các ông
Cobb và Douglas cho rằng có quan hệ theo dạng tuyến tính nên hàm CobbDouglass được viết dưới dạng sau:
lnY = lnβ0 + β1lnX1 + β2lnX2 +...+βklnXk
Với: Y là sản lượng đầu ra
Xi ( i = 1,2,....k) lần lượt là số lượng các yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất
β0 là hằng số, thể hiện cho các tác động của các yếu tố nằm ngoài những
yếu tố đầu vào trong hàm sản xuất cụ thể như sự tiến bộ công nghệ. Với Xi cố định
nhưng khi β0 càng lớn, thì Y tối đa có thể càng lớn.
Theo phân tích trên ta cũng có thể biểu diễn hàm sản xuất về sản lượng lúa
mà một nông dân có thể thu hoạch được với một số lượng lao động, diện tích đất
đai, phân bón, thuốc trừ sâu và phương pháp kỹ thuật canh tác nhất định. Hàm sản
xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi phương án kết hợp các
yếu tố đầu vào cho trước được nông dân sử dụng như diện tích, giống, phân, thuốc,
lao động,v.v.
2.5 Các khái niệm và định nghĩa các thuật ngữ có liên quan
Nông hộ: là hộ gia đình mà hoạt động chủ yếu của họ là nông nghiệp. Ngoài
các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động
khác, tuy nhiên đó chỉ là hoạt động phụ.
Kinh tế nông hộ: là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ
yếu dựa vào lao động gia đình ( lao động không thuê) và mục đích của loại hình
kinh tế này trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình ( không phải mục đích
chính là sản xuất hàng hóa để bán). Tuy nhiên các hộ gia đình cũng có thể sản xuất

để trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế.
Nhân khẩu: Số lượng thành viên sống và sinh hoạt chung trong một gia
đình.
Độ tuổi: được tính theo năm, là tuổi của chủ hộ.
8


Trình độ học vấn: để chỉ trình độ học vấn cao nhất mà chủ hộ và các thành
viên trong hộ đã hoàn thành các lớp học, tính theo năm.
Kinh nghiệm sản xuất: Số năm của chủ hộ có kinh nghiệm trong sản xuất
lúa.
Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất - là bất kỳ hàng hóa hay dịch
vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm
lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v. Hàng hóa
và dịch vụ là những đầu ra của sản xuất.
Lao động: Là số người tham gia vào các hoạt động trong các mô hình sản
xuất, thể hiện theo ngày công lao động ( 8 giờ/ ngày)
Lao động gia đình: được xác định là tất cả những người trong gia đình có
khả năng lao động và sẳn sàng tham gia lao động sản xuất sản phẩm hàng hóa hay
dịch vụ để cung cấp cho gia đình và xã hội. Lao động gia đình của nông hộ gồm
những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có thể
tham gia lao động khi cần thiết. Lao động gia đình không loại trừ lao động đổi công,
lao động thuê mướn hoặc đi làm thuê vào thời vụ lao động như thời điểm làm đất,
thu hoạch. Vậy lao động gia đình là nguồn nhân lực được các thành viên trong hộ
sử dụng trong các mô hình sản xuất lúa thể hiện bằng ngày công lao động (8 giờ/
ngày)
Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là một khái niệm cơ bản của kinh tế học, phản
ánh sự tìm kiếm và lựa chọn phương hướng phân phối nguồn lực ít ỏi. Bản chất chi
phí cơ hội của một quyết định là giá trị của việc lựa chọn phương hướng tốt nhất, là
kết quả của việc quyết định đó được dự báo.

Hiệu quả tài chính: là giá trị lợi ích thu được khi bỏ vốn đầu tư. Có nhiều
chỉ tiêu đánh giá nhưng trực tiếp và tổng hợp nhất là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu
tư.
Diện tích đất trồng lúa: Diện tích đất dùng để sản xuất lúa, đơn vị tính là
hecta.

9


Năng suất: Sản lượng được sản xuất ra bình quân trên một đơn vị yếu tố đầu
vào được sử dụng và là một tiêu chuẩn được dùng để đo lường hiệu quả của việc sử
dụng các yếu tố đầu vào của hoạt động sản xuất Năng suất theo từng yếu tố đầu vào
chẳng hạn: Vốn, lao động,...
Năng suất = Sản lượng/đơn vị diện tích (Đơn vị diện tích là 1000 m2 hoặc 1 ha)
Doanh thu: là tổng các khoản thu của nông hộ từ hoạt động sản xuất lúa và
tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu = Tổng sản lượng x giá bán
Chi phí: là sự hao phí được thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết quả kinh doanh nhất
định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của người trồng lúa nhằm đạt
được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất lúa. Chi phí sản xuất
lúa là toàn bộ các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản xuất lúa để đạt
mục tiêu mong muốn.
Tổng chi phí = chi phí lao động + chi phí vật chất + chi phí khác
Lợi nhuận: là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh. Đây
chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí.
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí
Thu nhập: Thu nhập của nông hộ là toàn bộ lượng tiền thu được từ phần bán
nông sản, phần từ những hoạt động phi nông nghiệp
Doanh thu = ∑QiPi

Trong đó:Qi là sản lượng nông sản thứ i bán ra; Pi là đơn giá bán
Hiệu quả đồng vốn: chỉ tiêu này phản ánh khi bỏ ra 1 đồng vốn thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận/vốn đầu tư =LN/VĐT
Hiệu quả lao động: ý nghĩa của chỉ tiêu này là khi bỏ ra 1 đồng thuê lao
động thì tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

10


Lợi nhuận/lao động GD = LN/LĐGĐ
ĐẦU VÀO

TIẾN TRÌNH

ĐẦU RA

Yếu tố kinh tế - xã hội và đặc điểm
nông hộ
- Tuổi chủ hộ ; - Trình độ văn hóa
- Số nhân khẩu / lao động; - Diện tích

Các mô hình sản
xuất

- Kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp
- Hệ thống tín dụng

Lúa cao sản


- Vốn đầu tư . v.v....

Hiệu quả và lợi
nhuận


Yếu tố thông tin / kỹ thuật / môi
trường
- Giống

- Mật độ gieo sạ

- Phân , thuốc

- Quản lý nước




Thu nhập nông
hộ
Sản lượng
Hiệu quả kỹ
thuật

- Quản lý dịch bệnh
- Nhận thức về các yếu tố môi trường.
- Thời gian và các lớp huấn luyện tham gia.
- Thái độ người dân .v.v....


Hình 2.2 Khung khái niệm trong nghiên cứu sản xuất
2.6 Tổng quan các kết quả thực nghiệm
Trần Kim Hân (2011). Phân tích hiệu quả các mô hình sản xuất lúa ở thành
phố Cần Thơ đã thực hiện nghiên cứu tại 04 huyện có diện tích đất sản xuất nông
nghiệp tập trung của toàn thành phố: Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ và Phong Điền.
Kết quả cho thấy việc lựa chọn mô hình sản xuất tùy thuộc vào điều kiện đất đai, vị
trí địa lý, quy hoạch kinh tế - xã hội của từng địa phương, quy mô sản xuất và khả
năng lao động của từng hộ. Trần Nhật Bằng (2009), “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình trồng ngò rí lấy hạt ở vùng đất Giồng cát
ven biển tỉnh Bạc Liêu”. Tác giả sử dụng các công cụ trong quá trình nghiên cứu: sử
dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng của hộ và vùng nghiên cứu;
phân tích các tỉ số đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình; hàm sản xuất hồi quy đa
biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng và phân tích SWOT để đánh giá thuận lợi
và khó khăn, điểm mạnh điểm yếu của mô hình và vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng, các hộ trồng ngò rí lấy hạt chưa khai thác hết tiềm năng về năng
11


suất và hiệu quả của mô hình. Năng suất đạt được bình quân hiện nay còn thấp hơn
năng suất tiềm năng khoảng 600-700kg/ha; do nông hộ thiếu vốn sản xuất và hạn
chế về kỹ thuật canh tác và dựa vào kinh nghiệm là chính. Tổng thu nhập trên 1 ha
ngò rí lấy hạt khoảng 45-50 triệu đồng với chi phí đầu tư 29-32 triệu đồng. Từ phân
tích các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất, cho thấy: lao động, diện tích đất
canh tác, chi phí vật tư và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ là các biến quan trọng
ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của mô hình.
Cũng cùng những phương pháp trên thì tác giả Trần Lợi (2010), với đề tài
nghiên cứu về “Phân tích hiệu quả Kinh tế sản xuất mía của nông hộ huyện Trà Cú
tỉnh Trà Vinh”. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích
thực trạng sản xuất mía của nông hộ tại vùng nghiên cứu; sử dụng phương pháp
thống kê mô tả kết hợp xếp hạng khó khăn để mô tả tình hình cơ bản của nông hộ,

xếp hạng khó khăn trong quá trình sản xuất; đề tài sử dụng phương pháp phân tích
hàm sản xuất Cobb-Douglas, phương trình hồi quy tuyến tính, các chỉ tiêu kinh tế
trong việc phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất mía và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận. Kết quả cho thấy sản lượng thu hoạch mía của hộ tồn tại ý nghĩa phụ thuộc
vào các yếu tố đầu vào như vốn và ngày công lao động, trong đó Vốn có tác động
lớn nhất. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng lợi nhuận của người trồng mía phụ thuộc
rất nhiều vào thời gian hoặc số lần được tham gia tập huấn của hộ, cùng với kinh
nghiệm sản xuất và trình độ văn hóa.
Vũ Linh Hoàng (2006), “Efficiency of Rice Farming Households in Viet
Nam”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung đo lường hiệu quả kỹ thuật của
nông hộ sản xuất lúa tại Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận DEA
(Data Envelopment Analysis) và hàm giới hạn sản xuất; ngoài ra tác giả cũng sử
dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas dạng log để đo lường hiệu quả sản xuất. Với kết
quả nghiên cứu thì đề tài chỉ ra rằng tất cả nông hộ tại Việt Nam đạt hiệu quả kỹ
thuật là 0,785 với mức cao nhất là 1, vùng đạt được hiệu quả kỹ thuật cao nhất là
ĐBSCL, vùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ, tương tự miền Nam đạt hiệu quả kỹ thuật
cao nhất trong ba vùng Bắc, Trung, Nam của Việt Nam, nông hộ có qui mô lớn đạt
kỹ thuật cao hơn nông hộ canh tác với diện tích qui mô nhỏ hơn, nông hộ canh tác
đa dạng đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn những nông hộ chỉ trồng lúa. Đồng thời
12


nghiên cứu cũng chỉ ra những biến cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của
nông hộ, những biến về đặc điểm của nông hộ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của
nông hộ trong trồng lúa như: số nhân khẩu trong gia đình, tỉ lệ người trong độ tuổi
lao động của nông hộ, độ tuổi và trình độ học vấn của chủ hộ.
Phạm Thanh Tâm (2010), “ Phân tích hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao
trên đại bàn tỉnh Tiền Giang”. Đề tài đã tập trung phân tích và so sánh hiệu quả sản
xuất của chương trình sản xuất lúa chất lượng cao và phương pháp canh tác lúa
truyền thống. Tác giả sử dụng hàm hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong một vụ
mùa sản xuất lúa nông dân có áp dụng kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao đã tiết
kiệm chi phí gần 1 triệu đồng/ha, nhưng năng suất lúa vẫn tăng từ 0,5-0,8 tấn/ha và
đã mang lại lợi nhuận từ trên 2 triệu đến 4 triệu đồng/ha so với kỹ thuật canh tác lúa
theo truyền thống. Với những tính toán và kết quả chạy hàm hồi quy, đề tài cũng
cho biết độ co giãn của biến lợi nhuận đối với các biến đầu vào như chuẩn bị đất,
giống, phân bón, nông dược, chăm sóc, kinh nghiệm sản xuất,v.v, để từ đó giúp
người nông dân trồng lúa có quyết định hợp lý khi muốn nâng cao lợi nhuận sản
xuất lúa thì nên tăng hay giảm từng yếu tố đầu vào. Cũng cùng với phương pháp
phân tích các chỉ số và hồi quy thì tác giả Nguyễn Hoàng Trung (2011), với đề tài
“Phân tích hiệu quả sản xuất lúa tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp năm 2010
- 2011”. Nghiên cứu được phân tích dựa trên bộ số liệu điều tra thu thập từ 151 hộ
chuyên canh trồng lúa, theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có định hướng
trước tại vùng nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý, phân tích qua phần mềm
Excel và SPSS. Áp dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích tỷ số
tài chính để tính toán và phân tích chi phí, thu nhập, hiệu quả sản xuất từng vụ lúa.
Sử dụng phương trình hồi qui tương quan đa biến để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng. Kết quả đề tài cho thấy lợi nhuận của nông hộ chuyên canh sản xuất lúa là
45,173 ngàn đồng/ha. Đề tài còn phân tích được các nhân tố như kinh nghiệm, diện
tích, lượng giống, tổng lao động,v.v, ảnh hưởng đến sản lượng của nông hộ trong
lúa chuyên canh. Đặng Hòa Thái (2011). Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa
gạo tại huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ đã thực hiện nghiên cứu tại 03 xã thuộc
huyện Thới Lai: Xuân Thắng, Trường Thành và thị trấn Thới Lai kết quả cho thấy
13


phần lớn nông dân tiêu thụ lúa thông qua thương lái, chỉ một tỷ lệ nhỏ nông dân bán
cho nhà máy xay xát và công ty chế biến. Với việc tiêu thụ thông qua thương lái
người nông dân bị chia sẻ lợi nhuận cho tác nhân này. Lê Văn Danh (2000), việc
sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo tại tỉnh Cần Thơ còn nhiều hạn chế, chủ yếu

là do những khiếm khuyết trong hệ thống quản lý sản xuất, chế biến, lưu thông và
điều hành xuất khẩu. Để khắc phục những tồn tại này, tác giả đã đưa ra một số giải
pháp từ khâu sản xuất cho đến khâu lưu thông lúa gạo cùng một số gợi ý có liên
quan đến lĩnh vực quản lý và điều hành xuất khẩu gạo cũng như các hoạt động bổ
trợ có liên quan khác như: vốn kinh doanh, cơ sở hạ tầng, công tác tiếp thị. Đối với
nông dân: theo Lê Văn Gia Nhỏ (2005), hiệu quả kinh doanh của các tác nhân tham
gia ngành hàng lúa gạo, phân tích tác động chính sách của chính phủ đến ngành
hàng lúa gạo xuất khẩu, đánh giá lợi thế so sánh của bốn nhóm mặt hàng gạo xuất
khẩu: gạo thơm đặc sản, gạo chất lượng cao, gạo chất lượng trung bình và gạo chất
lượng thấp và cho thấy rằng nông dân là đối tượng đạt được lợi ích nhiều nhất trong
các tác nhân tham gia ngành hàng lúa gạo và việc sản xuất và xuất khẩu gạo của
Việt Nam có lợi thế so sánh cao, đặc biệt là nhóm gạo thơm đặc sản và nhóm gạo
chất lượng cao. Theo Lê văn Gia Nhỏ (2005), nông dân là tác nhân đóng góp 7092% giá trị gia tăng và nhận 75-98% lợi nhuận trong ngành hàng lúa gạo. Theo
Nguyễn Ngọc Châu (2008), lợi ích của người nông dân đạt được nhiều hơn so với
những tác nhân còn lại. Tuy nhiên, đời sống của bà con nông dân vẫn còn nghèo,
nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất canh tác ít, bình quân 0,5 ha/hộ. Giải pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động chế biến
và phân phối và giải pháp nâng cao giá trị tăng thêm cho toàn chuỗi. Việc sản xuất
và kinh doanh xuất khẩu gạo tại tỉnh Cần Thơ còn hạn chế trong hệ thống quản lý
sản xuất, chế biến, lưu thông và điều hành xuất khẩu (Lê Văn Danh, 2000). Theo Lê
Văn Gia Nhỏ (2005), đã đưa ra các giải giáp sau: (i) tập trung vào việc phát triển
vùng nguyên liệu và chế biến xuất khẩu gạo đặc sản và gạo chất lượng cao; (ii)
khuyến khích tư nhân tham gia xuất khẩu nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh trong
thị trường thu mua lúa gạo và tăng khả năng tìm kiếm thị trường xuất khẩu gạo trên
thế giới; (iii) các chính sách liên quan đến vấn đề quota xuất khẩu, chẳng hạn: tổ
chức đấu thầu quota xuất khẩu và chính phủ sử dụng khoản thu từ đấu thầu này để
14


hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu, đồng thời cho phép

các doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp nhu cầu xuất khẩu gạo lớn hơn hạn
ngạch nhưng phần xuất khẩu vượt trội này phải chịu thuế xuất khẩu.
Okoruwa và các cộng sự (2009) đã thực hiện một nghiên cứu về sản xuất lúa
gạo ở miền Bắc Nigeria. Nghiên cứu được thực hiện qua khảo sát 143 nông dân
trồng lúa ở Nigeria dựa trên những dữ liệu có liên quan về đầu vào và đầu ra, các
yếu tố sản xuất và đặc điểm kinh tế - xã hội. Bằng phương pháp thống kê mô tả kết
hợp với phân tích hồi quy tương quan, nghiên cứu đã cho thấy rằng lợi nhuận trồng
lúa sẽ tăng đáng kể nếu sử dụng các giống lúa hiện đại vào sản xuất và có sự khác
biệt đáng kể về hiệu quả kinh tế giữa những hộ nông dân quy mô nhỏ và hộ nông
dân quy mô lớn. Còn các yếu tố như giống, phân bón, vốn và giới tính không có ý
nghĩa thống kê, tức là không có tác động đến hàm lợi nhuận.
Cai và các cộng sự (2008) thực hiện một nghiên cứu về sản xuất lúa theo hợp
đồng ở Campuchia, sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) dựa trên
phương pháp so sánh cận gần nhất kết hợp với so sánh mô hình hồi quy. Kết quả
nghiên cứu đã cho thấy sản xuất theo hợp đồng đã mang lại những lợi ích cho người
nông dân sản xuất nhỏ tại Campuchia: nông dân khi tham gia sản xuất theo hợp
đồng có thu nhập và lợi nhuận trung bình cao hơn, được các công ty trong hợp đồng
hỗ trợ vốn, giống đặc biệt là có điều kiện tiếp cận hình thức sản xuất lúa hữu cơ để
tăng lợi nhuận tiến tới sản xuất bền vững so với nông dân sản xuất tự do. Quan
trọng hơn, người nông dân nghèo ở vùng sâu vùng xa (nơi mà có năng lực sản xuất
yếu nhất) có được thị trường đảm bảo cho việc tiêu thụ các sản phẩm của mình làm
ra và từ đó họ yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy nhóm nông
dân được hưởng lợi nhiều theo mô hình này hầu hết đều có quy mô canh tác và quy
mô gia đình lớn hơn, tuổi chủ hộ trẻ hơn, và có trình độ học vấn cao hơn.
Nhìn chung, những đề tài nghiên cứu thực nghiệm trên được thực hiện nhằm
mục tiêu là gia tăng thu nhập, lợi nhuận và cải thiện đời sống nông dân. Các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ chủ yếu: Lượng giống, phân bón, chi phí
thuốc, kinh nghiệm, tổng lao động, v.v. Do vậy, tác giả đã phát triển sang nghiên
cứu hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ. Kế thừa và phát huy một số phương pháp
15



nghiên cứu thống kê mô tả, phương trình hồi quy tuyến tính và các chỉ tiêu kinh tế
trong việc phân tích hiệu quả kinh tế của hiệu quả sản xuất lúa mà tác giả nghiên
cứu trong đề tài phân tích được tình hình sản xuất lúa của nông hộ tại huyện Thới
Lai cần phải xác định được các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu ra. Qua đó xem xét
chi phí và lợi ích của nông dân như thế nào qua quá trình sản xuất, thu hoạch, và
bán lúa. Nếu chi phí sản xuất cao sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp, và ngược lại. Vì vậy
cần phải có những biện pháp để giảm bớt chi phí, giảm tổn thất, tăng năng suất cũng
như làm tăng thu nhập cho nông dân.
2.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
2.7.1 Các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
- Chi phí giống: Theo kết quả nghiên cứu của Võ Trịnh Ngọc Duy (2015),
cho thấy chi phí giống có ảnh hưởng đến năng suất từ mô hình nuôi tôm sú công
nghiệp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng lượng giống mới ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả sản xuất: tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2015) thì cho rằng
lượng giống có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng đến năng suất và có mối tương
quan thuận với năng suất từ hoạt động trồng bắp. Ngược lại, tác giả Phạm Thị Yến
Nhi (2014) cũng chỉ ra rằng lượng lươn giống có ý nghĩa thống kê ở mức 5% nhưng
có mối tương quan nghịch với biến năng suất từ hoạt động nuôi lươn của nông hộ.
- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Trong sản xuất nông nghiệp, thuốc bảo vệ
thực vật được cho là yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản
xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc có ý nghĩa thống kê và có mối
tương quan cùng chiều với biến năng suất trong mô hình nuôi tôm sú công nghiệp
(Võ Trịnh Ngọc Duy,2014). Tuy nhiên, chi phí thuốc không có ý nghĩa thống kê
mô hình sản xuất lươn ( Phạm Thị Yến Nhi, 2014). Trên thực tế, mỗi loại thuốc bảo
vệ thực vật đều có ảnh hưởng nhất định đến năng suất sản xuất nên việc sử dụng
quá liều lượng cần thiết sẽ không mang lại tác động tích cực đến năng suất.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn cho rằng nên quy đổi sang khối lượng
sử dụng để ước lượng hiệu quả hơn. Theo tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2015),

chỉ ra rằng lượng thuốc nông dược có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan
nghịch với biến năng suất trong mô hình trồng bắp. Nguyên nhân là do thuốc nông
16


dược dùng để xử lý đất, diệt cỏ, ngừa và trị bệnh cho bắp, nên khi tăng lượng thuốc
nông dược này lên thì bệnh ở bắp xuất hiện nhiều hơn làm ảnh hưởng đến năng suất
của cây bắp. Vì sâu bệnh bị kháng thuốc hơn nữa theo thói quen sử dụng thuốc của
nông hộ thì trộn/pha nhiều loại thuốc lại với nhau nên thường phản lại tác dụng gây
ảnh hưởng đến năng suất bắp cũng như thu nhập của người nông dân.
- Yếu tố lao động: Nên tách riêng yếu tố lao động thành lượng lao động gia
đình và lượng lao động thuê, đó là ý kiến của tác giả (Lê Bửu Minh Quân, 2011).
- Diện tích: Diện tích là biến có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan cùng
chiều với biến năng suất trong mô hình trồng bắp của nông hộ (Nguyễn Thị Hồng
Ngọc, 2015). Diện tích đất còn là yếu tố không thể thiếu trong việc xác định hiệu
quả sản xuất của nông hộ (Lê Bửu Minh Quân, 2011).
2.7.2 Các yếu tố kinh tế - xã hội và kỹ thuật sản xuất giải thích sự biến
động của năng suất
Quy mô vốn và tiếp cận tín dụng: Vốn là yếu tố rất quan trong trong hoạt
động kinh doanh và sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Trịnh Ngọc Duy
(2015) thì chỉ ra rằng quy mô vốn ảnh hưởng dến hiệu quả sản xuất của nông hộ nếu
nông hộ có đủ vốn để đầu tư vật tư, máy móc, trang thiết bị phát triển sản xuất thì
khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ tốt hơn làm cho năng suất tôm tăng
thêm. Song song đó, tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2015) cho rằng tín dụng có ý
nghĩa trong mô hình với mức 5% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, hệ
số âm của yếu tố này phản ánh tác động tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Những hộ
có vay vốn thì hiệu quả kỹ thuật tăng lên 0,0488% so với những hộ không vay vốn,
mặc dù khi vay vốn tín dụng phải bỏ ra thêm một khoản chi phí tiền lãi nhưng đây
là khoản chi phí cơ hội để đầu tư cho máy móc hiện đại, phân thuốc chất lượng tốt
hơn; vì vậy những hộ có vay vốn đạt hiệu quả kỹ thuật hơn.

Nhân khẩu: hiệu quả sản xuất bị tác động bởi các yếu tố như giới tính, tuổi
tác, trình độ học vấn của hộ sản xuất. Nông hộ có tuổi càng lớn thì kinh nghiệm sản
xuất càng cao, sản xuất theo phương thức truyền thống riêng, không áp dụng các
hình thức sản xuất hiện đại thì làm cho hiệu quả kỹ thuật giảm; Nông hộ có học vấn
càng cao thì dễ dàng tiếp cận việc ứng dụng các biện pháp canh tác hiện đại, ứng
17


dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ một cách thuận lợi hơn, đó là ý kiến của các tác giả
Nguyễn Hoàng Trung (2011); Vũ Linh Hoàng (2006); Võ Trinh Ngọc Duy (2015);
Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2015). Còn theo Lê Mỹ Nguyên (2014), cho rằng các nhân
tố như: tuổi, trình độ học vấn, việc tham gia các tổ chức xã hội, tỷ lệ lao động tự có
trong tổng số lao động và việc sử dụng nhiều vốn vay có tác động đến các hệ số
hiệu quả sản xuất của các nông hộ nuôi cá tra tỉnh Đồng Tháp.Tuy nhiên Đặng
Hoàng Xuân Huy (2010), chỉ ra rằng những hộ có qui mô lớn đạt hiệu quả hơn
những hộ có qui mô nhỏ. Trình độ học vấn và tuổi của nông hộ không tác động đến
hiệu quả kỹ thuật.
Kinh nghiệm sản xuất: Kinh nghiệm sản xuất là một yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất nông nghiệp. Theo Võ Trịnh Ngọc Duy (2015) thì kinh nghiệm
sản xuất ảnh hưởng đến khả năng quyết định lựa cho các yếu tố đầu vào, mô hình
sản xuất, cũng như các kỹ thuật chăm sóc cho tôm. Ngoài ra, Người nuôi có nhiều
năm kinh nghiệm sẽ giúp ích trong việc nhận biết về các kỹ thuật nuôi như: môi
trường, mầm bệnh, thời tiết, thuốc hóa chất,... nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Tuy
nhiên, khi kinh nghiêm sản xuất càng cao nông hộ sẽ luôn làm theo thói quen
không thay đổi học hỏi thêm. Huỳnh Bích Thùy (2014) cho rằng, biến kinh nghiệm
không có ý nghĩa thống kê trong mô hình ở mức ý nghĩa 1%. Tức số năm kinh
nghiệm cao hay thấp đều không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, người
nuôi có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp ích trong việc nhận biết về các kỹ thuật
nuôi như: môi trường, mầm bệnh, thời tiết, thuốc hóa chất,... nhằm hạn chế tối đa
thiệt hại. Mặc khác điều này cũng cho thấy có thể do tính bảo thủ của người nuôi,

chưa tích cực tham gia tập huấn học hỏi kinh nghiệm, cầu tiến. Tuy nhiên theo tác
giả Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2015) cho rằng không thấy sự tác động của kinh
nghiệm lên hiệu quả sản xuất.
Tập huấn: Biến tham gia tập huấn là biến giả được quy ước 1 là có tham gia
tập huấn và 0 là không tham gia. Điều này có nghĩa là những nông hộ tham gia lớp
tập huấn được tập huấn cơ bản về lý thuyết, chưa hiểu rõ về đặc điểm của vùng đất
mình canh tác nên khi áp dụng kỹ thuật canh tác vào thực tế không phù hợp với
điều kiện thổ nhưỡng của vùng làm hiệu quả kỹ thuật giảm xuống. Theo tác giả
Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2015) và Võ Trịnh Ngọc Duy (2015) cho rằng, biến tham
18


gia tập huấn có ý nghĩa thống kê và có mối tương quan cùng chiều với biến năng
suất trong mô hình trồng bắp và nuôi tôm sú công nghiệp của nông hộ. Nông dân có
tham dự các lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông; phòng Nông nghiệp; cửa
hàng/đại lý thước và thức ăn thủy sản; tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị khách
hàng của công ty thủy sản thì sẽ tiếp nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích trong việc
vận dụng vào quá trình sản xuất tôm. Tuy nhiên, tác giả Huỳnh Bích Thùy (2014)
cho rằng, tham gia tập huấn kỹ thuật không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nuôi
cá tra của nông hộ Nghĩa là người nuôi có tham gia tập huấn hay không không ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của mô hình.

19


×