Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại một số nước khu vực ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.84 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH LÂM PHÚ ANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI,
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐINH LÂM PHÚ ANH

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI,
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI
MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ASEAN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư
trong nước và tăng trưởng kinh tế tại một số nước khu vực ASEAN“ là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu trong luận văn là trung thực, được thu thập từ những nguồn
đáng tin cậy và các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận, tôi xin
chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng 08 năm 2017
Tác giả

Đinh Lâm Phú Anh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
TÓM TẮT
MỤC LỤC
Chương 1. Mở đầu ....................................................................................................1
1.1 Giới thiệu ..........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2

1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2
1.5 Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................2
1.6 Bố cục bài nghiên cứu......................................................................................2
Chương 2. Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây ..................4
2.1 Các nghiên cứu lý thuyết của tăng trưởng kinh tế .......................................4
2.1.1 Mô hình tăng trưởng cổ điển ....................................................................4
2.1.2 Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế ...........................................5
2.1.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes .............................................5
2.1.4 Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại .....................................................7
2.1.5 Lý thuyết giải thích sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến
nền kinh tế ...........................................................................................................8
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................................11
2.2.1 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
............................................................................................................................11
2.2.2 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước 17


2.2.3 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và
tăng trưởng kinh tế...........................................................................................20
Chương 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................31
3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng
trưởng kinh tế tại ASEAN-4 trong giai đoạn 2002-2014 ..................................31
3.1.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế ............................................................31
3.1.2. Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................32
3.1.3. Thực trạng vốn đầu tư trong nước .......................................................34
3.2 Dữ liệu và biến nghiên cứu............................................................................36
3.3 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................39
3.4 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................40
Chương 4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................43
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị ..............................................................................43

4.2 Chọn độ trễ tối ưu cho vô hình VAR/VECM ..............................................44
4.3 Kiểm định nhân quả Granger ......................................................................44
4.4 Kiểm tra tính đồng liên kết ...........................................................................45
4.5 VECM .............................................................................................................46
4.6 Kiểm định tính dừng của các phần dư trong mô hình hồi quy .................49
4.7 Kiểm định về phương sai thay đổi của mô hình hồi quy............................49
4.8 Kiểm tra tự tương quan phần dư .................................................................50
4.9 Kiểm tra tính ổn định mô hình VECM ........................................................51
4.10 Hàm phản ứng đẩy ......................................................................................51
4.11 Phân rã phương sai ......................................................................................56
Chương 5. Gợi ý chính sách và kết luận ...............................................................60
5.1. Kết luận và kiến nghị của đề tài nghiên cứu ..............................................60
5.2. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng phát triển ..............................61


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
DI: Vốn đầu tư trong nước
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
VAR: Mô hình vectơ tự hồi quy
VECM: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1 Tóm tắt kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ..........................25
Bảng 3. 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2002-2014 của ASEAN-4 ...31
Bảng 3. 2 Thống kê mô tả tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2002-2014 của
ASEAN-4 ..................................................................................................................32
Bảng 3. 3 Tỷ lệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP trong giai đoạn 2002-2014
của ASEAN-4............................................................................................................32
Bảng 3. 4 Thống kê mô tả tỷ lệ Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP trong giai
đoạn 2002-2014 của ASEAN-4 ................................................................................33

Bảng 3. 5 Tỷ lệ vốn đầu tư trong nước trên GDP trong giai đoạn 2002-2014 của
ASEAN-4 ..................................................................................................................34
Bảng 3. 6 Thống kê mô tả tỷ lệ vốn đầu tư trong nước trên GDP trong giai đoạn
2002-2014 của ASEAN-4 .........................................................................................35
Bảng 3. 7 Nguồn dữ liệu nghiên cứu ........................................................................39
Bảng 4. 1: Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu ...................................................43
Bảng 4. 2: Độ trễ tối ưu của mô hình VAR/VECM ..................................................44
Bảng 4. 3: Kết quả kiểm định nhân quả Granger ......................................................44
Bảng 4. 4: Kết quả mô hình VECM ..........................................................................46
Bảng 4. 5: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn.................47
Bảng 4. 6: Kết quả kiểm định tính dừng phần dư .....................................................49
Bảng 4. 7: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi ...................................................49
Bảng 4. 8: Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư của mô hình hồi quy theo
phương pháp LM Tests .............................................................................................50


Bảng 4. 9: Kết quả kiểm tra tính ổn định của mô hình VECM .................................51
Bảng 4. 10: Kết quả phân rã phương sai tăng trưởng kinh tế ...................................56
Bảng 4. 11 : Kết quả phân rã phương sai FDI ..........................................................56
Bảng 4. 12: Kết quả phân rã đầu tư trong nước ........................................................57
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4. 1: Kết quả hàm phản ứng đẩy của Y đối với các cú sốc tác động ...............51
Hình 4. 2: Kết quả hàm phản ứng đẩy của FDI đối với các cú sốc tác động ............53
Hình 4. 3: Kết quả hàm phản ứng đẩy của DI đối với các cú sốc tác động ..............54


TÓM TẮT
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu
tư trong nước và tăng trưởng kinh tế một số nước khu vực ASEAN.
Đề tài nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu trong giai đoạn 2002-2014 tại 6 nước

ASEAN và dùng mô hình vector tự hồi quy (VAR)/ mô hình vector hiệu chỉnh sai
số (VECM) để kiểm định mối quan hệ giữa ba biến nghiên cứu là đầu tư trực tiếp
nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có quan hệ nhân quả với
đầu tư trong nước. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài không lấn át đầu tư trong
nước trong những chu kỳ đầu nhưng lại lấn át ở những chu kỳ tiếp theo. Ngoài ra
trong dài hạn, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước có ảnh hưởng tích cực
và rất mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế.
Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, đầu tư trong nước, VAR/VECM


1

Chương 1. Mở đầu
1.1 Giới thiệu
Tăng trưởng kinh tế từ lâu đã là một ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia. Để đạt
được mục tiêu này, các chính phủ có thể sử dụng nhiều công cụ như chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ hay thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư trong và
ngoài nước...
Trong những năm qua, toàn cầu hóa vốn và đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đã tăng lên đáng kể. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang dần trở thành bộ
phận ổn định và lớn nhất của các nguồn vốn đầu tư. Và do đó, nhiều quốc gia đã cố
gắng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bên cạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài thì từ lâu, đầu tư trong nước đã đóng một vai
trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nhiều nghiên cứu tranh
luận. Tuy nhiên bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa
3 yếu tố này là chưa rõ ràng và chỉ có một ít nghiên cứu đã xem xét tác động của 3
yếu tố trên trong trường hợp ASEAN. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài này với
mong muốn đóng góp thêm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư

trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại khu vực ASEAN.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu có mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài,
đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế một số nước khu vực ASEAN.
Xoay quanh mục tiêu nghiên cứu, tác giả tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu
sau:


Có mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư trong nước tại các
nước ASEAN-4 (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Indonesia) hay không? Nếu có thì đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động
khuyến khích hay lấn át đầu tư trong nước?



Có hay không mối liên hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước
đến tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN-4?


2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của bài nghiên cứu là mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu
tư trong nước và tăng trưởng kinh tế tại một số nước khu vực ASEAN.
Về phạm vi nghiên cứu, tác giả dùng chuỗi dữ liệu bảng được thống kê tại các nước
ASEAN-4 (bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia)
trong giai đoạn từ 2002-2014.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả dùng mô hình VAR/VECM để nghiên cứu mối
quan hệ các biến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư trong nước và tăng

trưởng kinh tế.
1.5 Đóng góp mới của đề tài
Các nghiên cứu trước đây thường nghiên cứu riêng lẻ mỗi quốc gia; hoặc chạy từng
quốc gia rồi so sánh kết quả với nhau; hoặc chạy kết quả theo từng vùng kinh tế có
điểm tương đồng về địa lý, kinh tế (Châu Phi hạ Sahara, Trung Cận Đông, Mỹ
Latinh, Châu Âu, Đông Á, Nam Á…) . Tuy nhiên chưa có bài nghiên cứu nào thực
hiện cho khu vực ASEAN, vốn đang trong giai đoạn hội nhập, kết nối sâu rộng
hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Vì vậy, tác giả hy vọng kết quả luận văn có thể đóng góp thêm bằng chứng thực
nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng
trưởng kinh tế tại một số nước khu vực ASEAN, thông qua đó các nhà làm chính
sách ở khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng có thể đánh giá được phần nào tác
động, tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư trong nước đến tăng
trưởng kinh tế.
1.6 Bố cục bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 5 chương được sắp xếp như sau:


Chương 1: Mở đầu



Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây, bao gồm thảo luận về cơ sở
lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài, đầu tư trong nước và tăng trưởng kinh tế.


4

Chương 2. Khung lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.1 Các nghiên cứu lý thuyết của tăng trưởng kinh tế
2.1.1 Mô hình tăng trưởng cổ điển
Được hình thành cách đây khoảng 200 năm bởi Adam Smith (1723 – 1790) và được
phát triển bởi David Ricardo (1772 – 1823). Mô hình ra đời trong điều kiện nền
kinh tế dựa vào nông nghiệp là chính, đất rộng người thưa, công cụ lạc hậu nên mô
hình này mang những đặc điểm riêng của thời kỳ này.
Theo Adam Smith thì:


Lao động là nguồn gốc cơ bản tạo ra của cải.



Học thuyết “Bàn tay vô hình”: theo ông thì chính phủ không nên kiểm soát thị
trường, cứ để thị trường được tự do hoạt động. Mỗi thành phần hoạt động
trong thị trường tự do sẽ tối đa hóa lợi ích bản thân, từ đó lợi ích cá nhân sẽ
gắn với lợi ích xã hội.



Thu nhập được phân phối theo nguyên tắc “ai có gì được nấy”. Ý tưởng này
dựa trên phân chia xã hội thời bấy giờ gồm 3 thành phần: địa chủ, nhà tư bản
và công nhân. Sự phân phối thu nhập của ba nhóm này phụ thuộc vào quyền
sở hữu của họ đối với các yếu tố sản xuất. Địa chủ có đất sẽ nhận địa tô, nhà
tư bản có vốn sẽ nhận lợi nhuận, công nhân có sức lao động sẽ nhận tiền công.

Mô hình tăng trưởng cổ điển được kế thừa và phát triển bởi David Ricardo. Trong
giới hạn của điều kiện kinh tế xã hội thời đấy, Ricardo cho rằng nông nghiệp là
ngành quan trọng nhất; và trong 3 yếu tố cơ bản quyết định tăng trưởng là đất đai,
lao động và vốn thì yếu tố quan trọng nhất là đất đai. Chính giới hạn của đất đai tạo

ra giới hạn cho sự tăng trưởng.
Ông lý luận rằng đất đai là có giới hạn, sẽ đến lúc đất đai màu mỡ hết, phải trồng
trọt trên những mảnh đất kém màu mỡ hơn làm chi phí sản xuất cao hơn, kéo theo
giá lương thực, thực phẩm tăng. Mà lương thực, thực phẩm là khoản chi lớn nhất
của công nhân. Do đó, để đảm bảo mức sống của công nhân thì khi giá lương thực,
thực phẩm tăng sẽ khiến tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng theo
tương ứng; điều này làm lợi nhuận của các nhà tư bản có giảm xuống. Xu hướng


3



Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.



Chương 4: Kết quả thực nghiệm và thảo luận kết quả.



Chương 5: Kết luận, hàm ý chính sách và hạn chế của bài nghiên cứu.


5

này sẽ làm lợi nhuận giảm dần không bù đắp nổi rủi ro kinh doanh dẫn đến nền kinh
tế bế tắc. Có thể giải quyết vấn đề này bằng cách xuất khẩu hàng hoá công nghiệp
để mua lương thực, thực phẩm giá rẻ từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để
tác động vào nông nghiệp .

Như vậy lập luận của Ricardo là: Tăng trưởng là kết quả của tích luỹ, tích luỹ phụ
thuộc vào lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí
này lại phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn của sự tăng trưởng.
2.1.2 Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế
Vào cuối thế kỉ 19, cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 diễn ra đã tác động mạnh mẽ
đến nền kinh tế, từ đó mô hình kinh tế tân cổ điển đã ra đời.
Mô hình kinh tế tân cổ điển kế thừa những điểm giống với mô hình cổ điển như sau:


Thừa nhận 3 yếu tố sản xuất quyết định tăng trưởng là đất đai, lao động và
vốn.



Phủ nhận vai trò của chính phủ vào nền kinh tế.

Ngoài tính kế thừa, mô hình kinh tế tân cổ điển đã bổ sung những điểm mới sau:


Bổ sung yếu tố T, yếu tố công nghệ vào mô hình tăng trưởng.



Nâng cao vai trò của vốn (khác mô hình cổ điển vối nhấn mạnh vai trò của đất
đai, lao động).

Để chỉ quan hệ giữa gia tăng sản phẩm và tăng đầu vào, họ sử dụng hàm sản xuất
Cobb-Douglass: Y = F (K,L,R,T)
Trong đó:
G: tốc độ tăng trưởng GDP

K, L, R: tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: vốn, lao động, tài nguyên
T phần dư còn lại, phản ánh tác động khoa học kĩ thuật
2.1.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes
Lý thuyết tăng trưởng của Keynes ra đời trong bối cảnh nền kinh tế thế giới gặp
khủng hoảng nặng nề vào thập niên 1930, khi đó chính sách “không can thiệp” của
chính phủ (vốn chịu ảnh hưởng từ mô hình kinh tế cổ điển và mô hình kinh tế tân cổ
điển) đã trở nên bất lực trong việc giải quyết khủng hoảng.


6

Lý thuyết Keynes bàn về một số nội dung cơ bản như sự cân bằng của nền kinh tế,
nhấn mạnh vai trò can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, vai trò của tổng cầu
trong tăng trưởng kinh tế. Trong giới hạn của bài nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ thảo
luận kỹ về nội dung vai trò của tổng cầu trong tăng trưởng kinh tế.
Theo Keynes thì đầu tư đóng một vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Sự gia
tăng của đầu tư sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, tăng nhu cầu các tư liệu sản xuất. Từ
đó làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Kết quả của
quá trình này là làm cho thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề
cho sự tăng đầu tư mới. Đây là quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu
nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới.
Chu kỳ đó lặp lại và từ đó nền kinh tế tăng trưởng.
Mô hình Harrod- Domar
Vào những năm 1940, dựa trên tư tưởng của Keynes và thực hiện nghiên cứu hoàn
toàn độc lập với nhau, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở
Mỹ đã cùng đưa ra mô hình mới xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu
cầu về vốn. Theo Đinh Phi Hổ (2009) thì mô hình Harrod - Domar cho rằng nguồn
gốc tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ tiết kiệm
của quốc gia. Các tác giả cho rằng đầu ra (Y) của toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào
tổng vốn sản xuất (K). Sự thay đổi tổng vốn sản xuất ( ΔK) sẽ ảnh hưởng đến tổng

sản lượng đầu ra ( ΔY). Hệ số xác định mối quan hệ tỷ lệ giữa sự thay đổi vốn với
đầu ra được gọi là ICOR (Incremental Capital - Output Ratio).
ICOR =

ΔK
ΔY

Mà vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư (tức I = ΔK); và tiết kiệm là nguồn
gốc đầu tư (tức S = I). Tóm lại mô hình diễn đạt như sau:
g=

s
𝐼𝐶𝑂𝑅

g: tốc độ tăng trưởng
s: tỷ lệ tiết kiệm = S/Y
Công thức này chỉ ra rằng để tăng trưởng thì cần:


7

-

Tăng tỷ lệ tiết kiệm: tiền tiết kiệm dùng để đầu tư càng lớn thì tăng trưởng
càng nhanh. Tuy nhiên nếu thu nhập bình quân đầu người thấp thì khó nâng
cao tỷ lệ tiết kiệm. Hướng khắc phục chính là thu hút nguồn vốn đầu tư bên
ngoài.

-


Giảm hệ số ICOR: Tuy nhiên điều là là khó khăn trong thực tế của các nước
đang phát triển, vì xu hướng ICOR tăng dần theo giai đoạn phát triển kinh tế.
Nguyên nhân ICOR tăng dần là do năng suất biên của vốn sẽ giảm dần. Điều
này có thể lý giải rằng tại các nước đang phát triển, tăng trưởng chủ yếu dựa
vào thâm dụng lao động giá rẻ, ít dựa vào vốn đầu tư nên ICOR thấp. Kinh tế
phát triển dần làm lao động giá rẻ ít đi và chuyển dần sang sử dụng thâm dụng
vốn, cần vốn nhiều để đầu tư máy móc thiết bị nên ICOR cao.

Tóm lại, mô hình Harrod - Domar xem sự tăng trưởng là kết quả giữa tiết kiệm với
đầu tư; đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế.
2.1.4 Mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại
Dựa vào lý thuyết Keynes trong thời gian dài, nhiều nước đã áp dụng chính sách
kinh tế của nhà nước để can thiệp vào nền kinh tế một cách thường xuyên, hạn chế
mức độ tự do của thị trường và do đó tạo trở ngại cho quá trình tăng trưởng. Vì vậy,
các nhà kinh tế học của trường phái hỗn hợp ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế
dung hòa giữa trường phái tân cổ điển và trường phái Keynes. Đại diện tiêu biểu
của trường phái này là P.A Samuelson. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới
đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp ở những mức độ khác nhau. Đây được coi là
mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại. Mô hình kinh tế hiện đại cho rằng các yếu tố
tác động tăng trưởng kinh tế là:
-

Tài nguyên, lao động, vốn, khoa học công nghệ: các yếu tố này khiến mô hình
kinh tế học hiện đại giống với mô hình kinh tế tân cổ điển. Mô hình kinh tế
học hiện đại cũng thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuât CobbDouglass về sự tác động của các yếu tố trên với tăng trưởng.


8

-


Tiết kiệm và vốn đầu tư: các nhà kinh tế học hiện đại cũng thống nhất với mô
hình Harrod-Domar về vai trò tiết kiệm và vốn đầu tư trong tăng trưỏng kinh
tế.

2.1.5 Lý thuyết giải thích sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền
kinh tế
Theo bài nghiên cứu của Adams (2009), hai khía cạnh lý thuyết chính đã được sử
dụng để giải thích sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế của
nước nhận đầu tư. Đó là lý thuyết hiện đại hóa (modernization theories) và lý thuyết
sự phụ thuộc (dependency theories).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến nền kinh tế:
Lý thuyết hiện đại hóa dựa trên một nguyên tắc cơ bản lý thuyết tăng trưởng tân cổ
điển là tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải đầu tư vốn. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
giúp các nước đang phát triển bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư.
Bên cạnh tác động trực tiếp là bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp
trong nước như tăng áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng
hiệu quả kinh doanh và chuyển giao công nghệ. Các tác động này còn được gọi là
hiệu ứng lan tỏa của FDI (FDI spillover effects).
Có bốn loại hiệu ứng lan tỏa (Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự, 2006) :
-

Tác động có liên quan tới cơ cấu đầu ra - đầu vào của doanh nghiệp xuất hiện
khi có sự trao đổi hoặc mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trung gian giữa
doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Loại tác động này có thể
sinh ra theo hai chiều: tác động xuôi chiều (forward effect) xuất hiện nếu
doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hóa trung gian của doanh nghiệp FDI
và ngược lại, tác động ngược chiều (backward effect) có thể xuất hiện khi các
doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong

nước sản xuất. Tác động ngược chiều này rất có ý nghĩa và là mong muốn đối
với các nước chậm phát triển.


9

-

Tác động liên quan đến chuyển giao công nghệ, đây thường được coi là một
mục tiêu quan trọng của các nước nghèo. Thông qua nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài, các công ty nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ
công ty mẹ vào sản xuất tại nước nhận đầu tư.

-

Tác động cạnh tranh được coi là rất quan trọng đối với các nước chậm phát
triển, đó là sự có mặt của doanh nghiệp FDI tạo ra tác động cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước.

-

Ngoài ra nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo ra việc làm, hơn nữa
đây còn là một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý và kỹ năng tay nghề cho
lao động của nước nhận đầu tư. Hiệu ứng lan tỏa này xuất hiện khi các doanh
nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận các vị trí quản lý, các
công việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai.

Các tác động nêu trên có thể ảnh hưởng tới năng suất của các doanh nghiệp trong
nước. Do giá trị gia tăng của cả nền kinh tế được tạo ra chủ yếu bởi các doanh
nghiệp, nên có thể hình dung ra mối quan hệ gián tiếp giữa tăng trưởng và hiệu ứng

lan tỏa của FDI. Kết quả là, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng hai chức năng bằng
cách góp phần tích lũy vốn và tăng tổng năng suất yếu tố (Nath, 2009).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tiêu cực đến nền kinh tế:
Ngược lại với quan điểm hiện đại hóa, lý thuyết sự phụ thuộc cho rằng sự phụ thuộc
vào đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ có một tác động tương quan nghịch đến tăng
trưởng và phân phối thu nhập. Một số nguyên nhân khiến đầu tư trực tiếp nước
ngoài tác động tiêu cực đến nền kinh tế:
-

Theo bài nghiên cứu của Bornschier và Chase-Dunn (1985), trích trong
Adams (2009), cho rằng đầu tư nước ngoài tạo ra một cơ cấu công nghiệp độc
quyền, điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí các tài nguyên. Adams (2009)
cho rằng các công ty đa quốc gia đi đầu tư thì họ đã cân đối cả chi phí và lợi
ích, hàm ý rằng các công ty đa quốc gia đầu tư vào các nước kém phát triển
tùy thuộc vào lợi ích khoản đầu tư đem lại.


10

-

Cũng theo bài nghiên cứu của Amin (1974), trích trong Adams (2009), một
nền kinh tế bị kiểm soát bởi nước ngoài sẽ không phát triển một cách đầy đủ
mà sẽ phát triển rời rạc. Điều này là do hiệu ứng số nhân (multiplier effect),
cái cho rằng nhu cầu trong một lĩnh vực kinh tế của đất nước sẽ tạo ra nhu cầu
ở lĩnh vực kinh tế khác. Nếu phụ thuộc vào nước ngoài, chỉ phát triển một hay
một số lĩnh vực công nghiệp thì chỉ kéo theo một nền kinh tế dễ tổn thương và
không tạo ra được cầu ở các lĩnh vực kinh tế khác; từ đó dẫn đến tăng trưởng
trì trệ trong các nước đang phát triển. Lập luận này là quan trọng tại Châu Phi
vì hầu hết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng này là trong các lĩnh vực tài

nguyên thiên nhiên.

-

Môi trường chính trị trong nước có thể bị ảnh hưởng, các chính sách trong
nước có thể bị thay đổi do các nhà đầu tư nước ngoài thường có các biện pháp
vận động quan chức địa phường theo hướng có lợi cho mình (Godinez và Liu,
2015). Bài nghiên cứu của các tác giả cho thấy các quốc gia có tham nhũng
cao sẽ dễ dàng thu hút đầu tư nước ngoài từ những nước cũng có tham nhũng
cao. Hàm ý rằng các nhà đầu tư nước ngoài vốn đã quen với thể chế chính trị
tham nhũng cao ở nước họ cũng sẽ sẵn sàng vận động các quan chức nước
nhận đầu tư đưa ra chính sách có lợi cho mình.

-

Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước do quá trình cạnh tranh nên nhiều
doanh nghiệp trong nước bị phá sản.

Nhận xét:
Tóm lại các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đã có quá trình phát triển trải qua hơn
200 năm. Dù có các lý thuyết còn nhiều khác biệt nhưng tất cả các lý thuyết đều
thừa nhận vai trò của vốn đầu tư nói chung có tác động tích cực đến tăng trưởng
kinh tế.
Tuy nhiên, khi xét riêng ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến đến tăng
trưởng kinh tế thì các lý thuyết vẫn chưa thống nhất và đây chính là vấn đề cần
được nghiên cứu thực nghiệm sâu thêm.


11


2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
Với những lý thuyết nền mâu thuẫn nhau, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã xem xét
mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở các nước
đang phát triển.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Makki và Somwaru (2004) trong bài nghiên cứu “Impact of Foreign Direct
Investment and trade on economic growth: Evidence from developing countries” đã
phân tích vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại trong tăng trưởng
kinh tế của các nước đang phát triển. Các tác giả dùng ước lượng SUR kiểm định
cho mẫu của 66 nước đang phát triển trong giai đoạn 1971-2000. Kết quả nghiên
cứu:
-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại đóng góp vào việc thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.

-

Có tác động tương quan thuận mạnh mẽ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và
thương mại.

-

Vốn nhân lực, chính sách kinh tế vĩ mô và ổn định thể chế tác động tương
quan thuận đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài khuyến khích đầu tư trong nước.


Zhang (2001) trong bài “Does Foreign Direct Investment promote economic
growth? Evidence from East Asia and Latin America” sử dụng mô hình ECM đã
nghiên cứu 11 nước Mỹ Latinh và châu Á từ năm 1970 đến năm 1997 và cho rằng
đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng ở châu Á hơn ở Mỹ Latinh. Hơn
nữa, Zhang (2001) thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế khi nước chủ nhà tự do hóa chính sách thương mại, cải thiện giáo
dục, và duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Tương tự như vậy, Balasubramanyam và cộng sự (1996) trong bài “Foreign Direct
Investment and growth in EP and IS countries” đã dùng phương pháp OLS để
nghiên cứu cho 46 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1970-1985 đã cho thấy


12

đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tương quan thuận đến tăng trưởng kinh tế và
sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng sẽ mạnh hơn ở các
nước có lực lượng lao động trình độ cao và theo đuổi một chính sách khuyến khích
xuất khẩu chứ không phải là thay thế nhập khẩu.
Sylwester (2006) trong bài “Foreign Direct Investment, growth and income
inequality in less developed countries” dùng phương pháp OLS để nghiên cứu cho
mẫu 29 quốc gia kém phát triển trong giai đoạn 1970-1989. Ông phát hiện rằng đầu
tư trực tiếp nước ngoài có tác động tương quan thuận đến tăng trưởng kinh tế và đầu
tư trực tiếp nước ngoài không làm gia tăng bất bình đẳng lại các nước nhận đầu tư.
Uwubanmwen và cộng sự (2007) thực hiện bài nghiên cứu “Foreign Direct
Investment and economic growth: Evidence from Nigeria”. Bài viết xem xét các tác
động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Nigeria trong
giai đoạn 1979-2013. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình ECM để xác định tác động
ngắn hạn và dài hạn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của
Nigeria. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài

có tác động tương quan thuận đến nền kinh tế Nigeria trong ngắn hạn. Tuy nhiên
trong dài hạn, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tương quan nghịch đến tăng
trưởng kinh tế của Nigeria (dù kết quả này không có ý nghĩa thống kê). Do đó các
tác giả cho rằng chính phủ cần đảm bảo các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định như
một cách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nigeria trong ngắn hạn nhưng
về dài hạn, cần giảm sự phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hassen và Anis (2012) trong bài nghiên cứu “Foreign Direct Investment and
economic growth: an approach in terms of cointegration for the case of Tunisia” đã
dùng ECM để nghiên cứu cho trường hợp Tunisia trong giai đoạn 1975-2009 đã kết
luận rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại, nguồn nhân lực, mức độ
phát triển tài chính có tác động tương quan thuận đến tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn.
Awan và cộng sự (2012) trong bài nghiên cứu “Foreign Direct Investment,
economic growth, trade and domestic investment relationship: An econometric


13

analysis of selected South Asian countries” đã dùng mô hình VAR kiểm tra cho 4
nước Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka) trong giai đoạn từ 19732010. Kết quả cho thấy:
-

Tại Pakistan, đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ sau có tác động tương quan
thuận đến tăng trưởng kinh tế. Tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, đầu tư trực
tiếp nước ngoài không ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế

-

Xuất khẩu tác động tương quan thuận đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó xuất
khẩu dẫn dắt tăng trưởng lớn hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn dắt tăng

trưởng kinh tế.

-

Tăng trưởng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng tương quan thuận bởi đầu tư trong
nước.

-

Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng tương quan thuận đến độ mở thương mại,
nhưng chiều ngược lại không có

-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ mở thương mại có mối quan hệ 2 chiều

Borensztein và cộng sự (1998) trong bài nghiên cứu “How does Foreign Direct
Investment affect economic growth?” đã dùng hồi quy 2SLS, 3SLS để kiểm tra tác
động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế 1970-1989 tại 69
nước đang phát triển. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy rằng:
-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phương tiện quan trọng cho việc chuyển
giao công nghệ, đóng góp vào tăng trưởng tương đối nhiều hơn so với đầu tư
trong nước.

-

Tuy nhiên, năng suất cao hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ chỉ khi nước chủ
nhà có sẵn nguồn nhân lực (đại điện bới mức độ giáo dục). Như vậy, đầu tư

trực tiếp nước ngoài góp phần vào tăng trưởng kinh tế chỉ khi nước nhận đầu
tư có khả năng hấp thụ đầy đủ các công nghệ tiên tiến có sẵn của nước đi đầu
tư.

Các tác giả cho rằng những ảnh hưởng có lợi đến sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến từ gia tăng năng suất chứ không phải chỉ đơn giản là từ sự tích lũy


14

vốn. Các tác giả cũng cho rằng việc đào tạo lực lượng lao động là cần thiết để tiếp
thu các công nghệ mới từ các công ty đa quốc gia.
Alguacil và cộng sự (2011) trong bài viết “Inward FDI and growth: The role of
macroeconomic and institutional environment” đã nghiên cứu một mẫu của 26 nền
kinh tế đang phát triển trong giai đoạn 1976-2005 cho thấy sự khác biệt liên quan
đến cả hai phương pháp kiểm tra (các hệ thống GMM so với phương pháp OLS)
cũng như trình độ phát triển kinh tế. Các phát hiện của tác giả:
-

Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét sự ổn định
kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước cũng như chất lượng thể chế khi đánh giá
tác động kinh tế của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong mọi trường
hợp, tác giả thấy rằng các biến này tác động trực tiếp vào nền kinh tế.

-

Thứ hai, kết quả thu được cho thấy ảnh hưởng khác nhau của đầu tư trực tiếp
nước ngoài trong những nước có mức thu nhập khác nhau. Cụ thể, khi chia
mẫu theo từng mức thu nhập, tác giả thu được kết quả:
+


Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tương quan thuận đến tăng trưởng
kinh tế tại các nước thu nhập thấp. Điều này có thể vì các nước thu nhập
thấp gặp khó khăn trong việc cải thiện tỷ lệ tích lũy vốn và trình độ công
nghệ nên ý nghĩa của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế là lớn.

+

Tuy nhiên, lợi ích của các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
nước có thu nhập cao hơn phụ thuộc vào việc các môi trường kinh tế vĩ
mô và thể chế.

Tóm lại, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài không phải hiển nhiên đem lại sự
tăng trưởng. Những phát hiện của tác giả ủng hộ ý tưởng rằng các chính sách ưu đãi
các nhà đầu tư nước ngoài chỉ riêng mình nó thì không đủ để tạo ra tăng trưởng kinh
tế.
Chính phủ nước nhận đầu tư phải thực hiện chính sách tùy thuộc vào điều kiện kinh
tế riêng của họ, như: tạo ra một môi trường kinh tế cho phép phát huy tối đa hiệu
ứng lan tỏa từ dòng vốn nước ngoài; hay như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài
được hướng đến việc tích lũy vốn và phát triển công nghệ.


15

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng không đáng kể; không ảnh hưởng hoặc tác
động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Ngược lại với những nghiên cứu tìm thấy một mối tương quan tương quan thuận
giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng, đã có nhiều tác giả khác tìm thấy
đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng không đáng kể, không ảnh hưởng hoặc tác
động tiêu cực đến nền kinh tế:

Sukar và cộng sự (2007) thực hiện bài nghiên cứu “The effects of Foreign Direct
Investment on economic growth: The case of Subsahara Africa” dùng OLS để xem
xét các tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở các
nước vùng Hạ Sahara cho giai đoạn 1975-1999. Kết quả chỉ ra rằng đầu tư trực tiếp
nước ngoài có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế nhưng không ý nghĩa về
mặt thống kê ở mức 5%. Tác giả cho rằng rằng tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế có xu hướng yếu. Tác giả lý giải rằng kết quả này là
do bối cảnh thực tế nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Châu Phi đã được
tập trung vào một số quốc gia và sau đó chỉ tập trung vào lĩnh vực khai thác và
ngành năng lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khai thác mỏ thường gắn với
một số vùng địa lý khiến hiệu ứng số nhân hạn chế và tác động của đầu tư trực tiếp
nước ngoài đến phần còn lại của nền kinh tế là thấp. Tác giả gợi ý thay vì ưu đãi
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các quốc gia nên cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô,
gia tăng độ mở thương mại và đầu tư trong nước để cải thiện tăng trưởng kinh tế.
Aga (2014) thực hiện bài nghiên cứu “The impact of Foreign Direct Investment on
economic growth: a case study of Turkey 1980–2012”. Bài viết sử dụng mô hình
OLS và VAR để phân tích ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng
trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1980-2012.
Kết quả khi tác giả sử dụng mô hình VAR cho thấy rằng:
-

Không có mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế với cả đầu tư trực
tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước.

-

Có mối quan hệ nhân quả một chiều từ tự do hóa thương mại đến giữa tăng
trưởng kinh tế.



16

Kết quả khi tác giả sử dụng mô hình OLS cho thấy rằng:
-

Đầu tư trong nước tác động tương quan thuận đến tăng trưởng kinh tế.

-

Tự do hóa thương mại tác động tương quan nghịch đến tăng trưởng kinh tế.

Akinlo (2004) thực hiện bài nghiên cứu “Foreign Direct Investment and growth in
Nigeria - An empirical investigation” cho trường hợp ở Nigeria, trong giai đoạn
1970-2001. Kết quả ECM cho thấy:
-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước có tác động nhỏ, không có ý
nghĩa thống kê, đến tăng trưởng kinh tế. Các kết quả hỗ trợ lập luận rằng đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khai khoáng tạo ra tác động yếu đến tăng
trưởng kinh tế.

-

Xuất khẩu có tác động tương quan thuận đến tăng trưởng kinh tế.

-

Phát triển tài chính (đo bằng tỷ lệ M2/GDP) có tác động tương quan nghịch
vào tăng trưởng kinh tế, đây có thể là do sự tháo chạy vốn.


-

Cuối cùng, kết quả cho thấy rằng lực lượng lao động và nguồn nhân lực có tác
động tương quan thuận vào tăng trưởng kinh tế.

Hermes và Lensink (2003) trong bài nghiên cứu “Foreign Direct Investment,
financial development and economic growth” đã sử dụng mẫu 67 quốc gia kém phát
triển trong giai đoạn 1970-1995 đã cho kết quả rằng:
-

Tại 37 nước có hệ thống tài chính phát triển, đa số ở châu Á và Mỹ latinh thì
đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tương quan thuận đến tăng trưởng kinh
tế.

-

Tại các quốc gia còn lại, đa số ở vùng Hạ Sahara vốn có hệ thống tài chính
kém phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tương quan nghịch đến
tăng trưởng kinh tế.

Các tác giả kết luận đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tốt cho tăng trưởng kinh tế tại
các nước kém phát triển khi và chỉ khi các nước này tự cải thiện hệ thống tài chính
của mình.
Alfaro và cộng sự (2004) trong bài nghiên cứu “FDI and economic growth: The role
of local financial markets” đã xem xét các liên kết giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài,


17

thị trường tài chính, và tăng trưởng kinh tế. Các tác giả sử dụng phương pháp OLS

hồi quy dữ liệu xuyên quốc gia từ năm 1975 đến năm 1995 (20 nước OECD, 51
nước ngoài OECD). Kết quả cho thấy:
-

Chỉ riêng đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò không rõ ràng đến tăng
trưởng kinh tế.

-

Tuy nhiên, khi xem xét thêm yếu tố thị trường tài chính thì các nước có thị
trường tài chính phát triển tốt đạt được lợi ích đáng kể từ đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Nói cách khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng thông
qua thị trường tài chính.

2.2.2 Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài lấn át đầu tư trong nước
Agosin và Mayer (2000) trong bài “Foreign Investment in developing countries:
Does it crowd in Domestic Investment?” dùng ước lượng SUR nghiên cứu cho 32
nước thuộc 3 vùng châu Á, Phi, Mỹ Latinh trong giai đoạn 1970-1996. Kết quả cho
thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài làm gia tăng đầu tư trong nước tại các nước
châu Á, Phi (tác động gia này tại các nước châu Phi mạnh hơn các nước châu Á)
nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài lại lấn át đầu tư trong nước tại các nước châu Mỹ
Latinh.
Từ kết quả thực nghiệm, các tác giả kết luận rằng tác động tích cực của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đến đầu tư trong nước là không chắc chắn. Các tác giả cho rằng đầu
tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến đầu tư trong nước là vì các lý do sau:
-

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của từng quốc gia, cụ thể là
chính sách tự do hóa lĩnh vực đầu tư (liberalizations). Nếu các quốc gia châu

Á vẫn giữ chính sách sàng lọc các dự án đầu tư và cấp ưu đãi khác nhau đối
với từng lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các nước châu Mỹ lại không
làm như vậy. Như vậy, tự do hóa góp phần tạo ra hiệu ứng lấn át. Đối với
chính sách sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên, các tác giả cho rằng
một số nước đã thành công trong việc áp dụng các chính sách sàng lọc để đảm
bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ảnh hưởng các lĩnh vực thế mạnh


×