Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÀI DỰ THI “EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.98 KB, 22 trang )

BÀI DỰ THI
“EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM”
Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện Cách mạng tháng Tám và Tuyên ngôn độc
lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về những đóng góp của quê hương em cho thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Theo em độc lập có ý nghĩa như thế nào với một
quốc gia?
Trả lời
Hiểu biết về sự kiện cách mạng tháng Tám và Tuyên ngôn độc lập năm 1945:
1. Cách mạng tháng Tám
 Hoàn cảnh lịch sử của Cách mạng tháng Tám:
 Về nguyên nhân chủ quan:
- Đảng có sự chuẩn bị chu đáo về mặt lãnh đạo Cách mạng qua cá Hội
nghị Trung ương VI, VII, VIII. Qua đó, Đảng đã đề ra và hoàn chỉnh chủ
trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Cách mạng, đưa nhiệm vụ
giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đặt nhiệm vụ dân chủ ở mức độ thích
hợp, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông
Dương (thành lập mặt trận Việt Minh). Mặt khác, Đảng chủ động dự
đoán thời cơ và coi khới nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm.
- Lực lượng cách mạng được chuẩn bị đầy đủ: bao gồm cả lực lượng
chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân được rèn luyện
qua các Cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, đặc biệt đã trải
qua cuộc tập dượt vĩ đại trong Cao trào Kháng Nhật cứu nước ở cả
nông thôn và thành thị.
- Các tầng lớp trung gian sau ngày Nhật đảo chính Pháp mới chỉ hoang
mang dao động. Nay, thấy rõ bản chất của phát xít Nhật nên đã đứng
về phía Cách mạng.
 Như vậy, những điều kiện chủ quan cho một cuộc Tổng khời
nghĩa đã đầy đủ. Toàn Đảng, toàn dân đã sục sôi nổi dậy, quyết
hi sinh phấn đấu giành độc lập tự do.
 Về nguyên nhân khách quan:
- Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, phát xít Đức đầu hàng quân Đồng


Minh vô điều kiện.
- Liên Xô tuyên chiến với Nhật, đánh tan hơn 1 triệu quân Quan Đông
của Nhật ở đông bắc Trung Quốc; Mỹ ném xuống Nhật Bản 2 quả bom
nguyên tử. Phát-xít Nhật đầu hàng Đồng Minh; các lò lửa chiến tranh ở
châu Âu và châu Á lần lượt được dập tắt. Nhật và tay sai ở Đông Dương
vô cùng hoang mang.
 Cả hoàn cảnh chủ quan và khách quan lúc bấy giờ đều tạo nên thời cơ chín muồi cho
cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.
I.


 Diễn biến cuộc Tổng khới nghĩa tháng Tám năm 1945
 Ngay khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh , Hội nghị toàn quốc của Đảng




-

-

-


-



họp quyết định phát động khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc
và thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra bản Quân lệnh số 1, hạ

lệnh Tổng khởi nghĩa.
Chiều 16-8-1945: Một đội quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp
chỉ huy, từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho Tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc. Tính đến ngày 18-8-1945 đã
có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh,
Quảng Nam.
Giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội:
Chiều 15-8: mệnh lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội. Sáng 16-8 thì các
truyền đơn, biểu ngữ xuất hiện khắp mọi nơi, không khí khởi nghĩa
càng thêm sôi sục.
Sáng 19-8: hàng chục vạn quân từ ngoại thành kéo ra các cửa ô, tiến
vào nội thành, tiến hành một cuộc mít-tinh khổng lồ tại Nhà hát lớn.
Một rừng cờ đỏ sao vàng mọc lên, quần chúng hô vang các khẩu hiệu:
“Đả đảo chính phủ bù nhìn”, “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam hoàn toàn
độc lập”...
Trưa cùng ngày, cuộc mít-tinh kết thúc. Quần chúng chia thành nhiều
toán, dưới sự chỉ đạo của Việt Minh tỏa đi, đánh chiếm các cơ quan
đầu não của địch như Phủ Khâm sai, Tòa thị chính, Sở Cảnh sát... Cuộc
kháng chiến ở Hà Nội hoàn toàn thắng lợi.
Giành chính quyền ở Huế:
Sáng 23-8: Hàng vạn quần chúng ngoài thành, phối hợp với công nhân,
thanh niên và các tầng lớp lao động khác ở nội thành tiến hành cuộc
Tổng biểu dương lực lượng, cướp chính quyền.
Trước khí thế vùng dậy như nước vỡ bờ của quần chúng, bọn địch ở
đây ko dám chống cự. Cách mạng giành thắng lợi ở Huế.
Ngày 30-8-1945: Tại Ngọ Môn đã diễn ra cuộc mít-tinh của hàng vạn
nhân dân, chứng kiến lễ thoái vị của vua Bảo Đại.
Tại Sài Gòn: sáng ngày 25-9-1945: từng đoàn quân của công nhân, nông
dân ngoại thành phối hợp và hàng loạt quần chúng nội thành tiến hành
biểu tình đánh chiếm các công sở của địch. Kẻ địch ở đây không dám

chống cự. Chỉ trong ngày 25-8, khởi nghĩa Sài Gòn đã thành công.

 Thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa quyết định đến

Cách mạng tháng Tám trong phạm vi cả nước. Chỉ trong 15 ngày, cuộc Tổng khởi
nghĩa giành thắng lợi trọn vẹn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền cả nước
về tay nhân dân. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước toàn Thế giới sự ra đời của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa.


 Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945
 Đối với dân tộc:
 Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một biến cố vĩ đại trong lịch sử dân

tộc đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Thực dân Pháp và Phát-xít
Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước
ta. Đưa đát nước ta từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập, đưa
nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ.
 Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỉ nguyên mới trong
lịch sử dân tộc. Kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai
cấp công nhân và nhân dân lao động. Độc lập dân tộc gắn liền với Chủ
nghĩa xã hội.
 Đối với thế giới:
 Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là tahwngs lợi đầu tiên trong thời đại
mới của một dân tộc nhỏ yếu đứng lên giải phsong khỏi ách thống trị của
Đế quốc thực dân.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu
tranh của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa trên toàn thế giới. Đặc

biệt là nhân dân ở châu Á và châu Phi.
 Nguyên nhân thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945
 Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra





đường lối đúng đắn, sáng tạo, đã tập hợp được lực lượng đông đảo
quần chúng, đã động viên, tổ chức lực lượng, đề ra các hình thức đấu
tranh phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh
kiên cường bất khuất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã vùng
lên đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập, tự do,
nêu cao truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
Hoàn cảnh khách quan thắng lợi: Hồng quân Liên Xô và phe Đồng Minh
đánh bại chủ nghĩa phát-xít mà trực tiếp là phát-xít Nhật. Tạo cơ hội vô
cùng thuận lợi để nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền.

 Bài học kinh nghiệm:
 Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng





đắn hai nhiệm vụ chống Đế quốc và chống Phong kiến; đưa nhiệm vụ
chống Đế quốc lên hàng đầu nhằm tập hợp lực lượng thực hiện giải
phóng dân tộc giành độc lập tự do.
Đánh giá đúng và biết tập hợp tổ chức lực lượng, ytrong đó công nông là

đội quân chủ lực nhằm khơi dậy tinh thần dân tộc. Đồng thời, phân hóa
cao độ kẻ thù để tiến lên, giành thắng lợi.
Nắm vững, vận dụng sáng tạo quan điểm bạo lực cách mạng và khởi
nghĩa vũ trang với đấu tranh chính trị. Kết hợp đấu tranh du kích, khởi


nghĩa từng phần tiến lên Tổng khới nghĩa để giành chính quyền về tay
nhân dân.
2. Tuyên ngôn độc lập năm 1945
 Hoàn cảnh ra đời của Bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945
 Khi phát xít Nhật dầu hàng Đồng Minh, nhân dân cả nước ta đã nổi đậy

giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 198-1945, Hà Nội giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn
nhà sô" 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.
Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính
phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
 Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt:
nhân dân ta vừa tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
thắng lợi, lập nên một nước Việt Nam mới, nhưng bọn đế quốc, thực
dân lại đang âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta. Chúng nấp sau quân
Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật: tiến vào từ phía Bắc là quân
đội Quốc dàn đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mỹ; tiến vào từ
phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chính Pháp. Thực dân
Pháp lại trắng trợn tuyên bố: Đông Dương là đất "bảo hộ" của người
Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương đương
nhiên phải thuộc quyền của người Pháp. Trong bối cảnh đó Tuyên ngôn
Độc lập không phải chỉ được đọc trước quốc dân đồng bào mà còn để
nói với thế giới, đặc biệt là với bọn đế quốc, thực dân nhằm bác bỏ dứt

khoát những luận điệu đó.
 Giá trị lịch sử của tác phẩm:







Về mặt lịch sử, bản Tuyên ngôn Độc lập đã mở ra một kỉ nguyên
mới trong lịch sử dân tộc: kỉ nguyên của độc lập, tự do, đánh đổ
chế độ phong kiến hàng mấy mươi thế kỉ, đánh đổ ách đô hộ của
thực dân Pháp hơn tám mươi năm, khai sinh ra Nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Bản Tuyên ngôn đã thể hiện một cách hùng hồn khát vọng, ý chí
và sức mạnh Việt Nam.
Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh còn là sự khẳng định
tuyên bố với thế giới rằng nước Việt Nam là một nước độc lập, có
chủ quyền, không ai có quyền xâm phạm được.
So với bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất (Nam quốc sơn hà Lí Thường Kiệt) và bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai (Bình Ngô
đại cao - Nguyễn Trãi) thì bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí
Minh đã vươn lên một tầm cao mới, vượt hơn ở tầm vóc hướng ra
thế giới trên tinh thần dân chủ, tự do có kết hợp với truyền thống
yêu nước và tư tưởng nhân đạo của dân tộc.


 Giá trị dân tộc và giá trị thời đại:
 Thứ nhất, Tuyên ngôn độc lập – văn kiện kết tinh truyền thống yêu
nước, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
Tuyên ngôn độc lập cũng đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của

toàn thể dân tộc Việt Nam “Quyết đem tất cả tinh thần và lực
lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập
ấy”.
Với quyết tâm cao độ, trong 30 năm chiến tranh ái quốc chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam đã liên tục
kháng chiến và đánh bại các cuộc chiến tranh xâm lược của các
thế lực hiếu chiến có tiềm lực quân sự, kỹ thuật hiện đại hơn
chúng ta rất nhiều lần. Nhân dân Việt Nam đã, đang và sẽ làm hết
sức mình để bảo vệ vững chắc độc lập, tự do, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.


Thứ hai, Tuyên ngôn độc lập – văn kiện khai sinh ra nước Việt
Nam mới, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ
nguyên của độc lập, tự do, hạnh phúc.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, “Pháp chạy, Nhật hàng,
vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân
gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta
lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ
dân chủ cộng hòa”. Từ một xứ thuộc địa, bị xóa tên trên bản đồ
thế giới, Việt Nam đã giành lại vị thế của một quốc gia độc lập; từ
một dân tộc nô lệ, dân tộc Việt Nam đã giành lại được tự do, giành
quyền được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, quyền tự quyết
định sự phát triển của dân tộc.
Cùng với Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Bản Tuyên ngôn độc
lập là một trang vẻ vang trong lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt
chính thể quân chủ chuyên chế và chế độ thực dân áp bức. Nó
mở ra một kỷ nguyên mới dân chủ, cộng hòa.




Thứ ba, Tuyên ngôn độc lập – văn kiện đóng góp quan trọng vào
sự phát triển của tư tưởng nhân loại về quyền con người, quyền
dân tộc.
Tuyên ngôn độc lập khẳng định không phải chỉ thiểu số người mà
tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng và đều được
hưởng các quyền thiêng liêng con người, nhất là quyền sống,
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Từ quyền chỉ dành cho
một thiểu số trở thành quyền dành cho tất cả mọi người – đó là
một đóng góp quan trọng, một bước tiến lớn về giá trị nhân văn,
nhân bản, là sự bổ sung và phát triển tư tưởng của nhân loại về


quyền con người.
Không chỉ dừng lại ở đó, trên cơ sở bổ sung và phát triển tư
tưởng về quyền con người, Tuyên ngôn độc lập đã tiến tới xác lập
quyền của cả một dân tộc, của tất cả các dân tộc được sống trong
độc lập, tự do, hạnh phúc. Tất cả mọi người trong xã hội đều có
quyền bình đẳng, cho nên tất cả các dân tộc cũng đều có quyền
bình đẳng.
Quyền được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc là quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm của tất cả mọi người, cũng như của tất
cả các dân tộc. Hơn nữa, một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ
của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về he
đồng minh, chống phát xít mấy năm nay, dân tộc phải được tự do,
dân tộc đó phải được độc lập. Đó là lẽ phải, chính nghĩa mà không
ai chối cãi được. Đây là một đóng góp quan trọng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh đối với sự phát triển của tư tưởng nhân loại về quyền
con người, quyền dân tộc.



Thứ tư, Tuyên ngôn độc lập – ngọn cờ cổ vũ phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới.
Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bộ trước toàn thể nhân dân Việt
Nam và các dân tộc khác trên thế giới việc Việt Nam thoát ly quan
hệ thực dân với Pháp, rằng thực sự Việt Nam đã trở thành một
nước tự do, độc lập và quyết tâm cao độ của nhân dân Việt Nam
để bảo vệ quyền tự do, độc lập.
Cùng với thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga, thắng lợi của
cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam mới
được khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập đã góp phần thức tỉnh
và cổ vũ, động viên to lớn các dân tộc đang bị áp bức ở Á, Phi, Mỹ
latinh, trước hết là các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đang bị
thực dân Pháp thống trị, vùng dậy đấu tranh theo tinh thần “đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta”.



Thứ năm, Tuyên ngôn độc lập – kết tinh các giá trị nhân văn cao
cả của dân tộc và nhân loại.
Ra đời 70 năm, nhưng Tuyên ngôn độc lập vẫn mang tính thời sự
sâu sắc trên cả bình diện trong nước và quốc tế. Quyền dân tộc,
tự quyết và quyền con người, độc lập, chủ quyền và tự do, dân
chủ, bình đẳng, hạnh phúc… vẫn đang là những vấn đề dân tộc
Việt Nam và loài người hết sức quan tâm.
Tuyên ngôn độc lập thực sự là bản Tuyên ngôn bất hủ, có sức
sống trường tồn. Tư tưởng chủ đạo của bản Tuyên ngôn độc lập


vẫn đang soi đường cho dân tộc Việt Nam trên hành trình củng cố,

giữ gìn độc lập, tự do, hạnh phúc.
 Giá trị văn học của tác phẩm:
 Về mặt văn chương, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh rất ngắn
gọn, chưa tới một ngàn chữ nhưng vô cùng chặt chẽ và cô đọng.
 Bản Tuyên ngôn chia làm ba phần rõ rệt, mỗi phần một ý, liên hệ chặt
chẽ với nhau. Trong phần một, Hồ Chí Minh đã nêu lên những chân lí về
nhân quyền và dân quyền để làm cơ sở pháp lí cho bản Tuyên ngôn.
Trong phần này Bác đã nêu lên hai bản Tuyên ngôn, đó là bản Tuyên
ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và
Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 để khẳng định quyền thiêng
liêng của mỗi con người: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng. Tạo hóa cho họ quyền không ai có thể xâm phạm được, trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền được mưu
cầu hạnh phúc" (Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ, 1776), “Người ta sinh
ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng
về quyền lợi” (Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Cách mạng
Pháp, 1791)
 Việc dẫn hai bản tuyên ngôn này, Bác đã đặt bản Tuyên ngôn Độc lập
của ta ngang hàng với các bản Tuyên ngôn của các nước lớn như Pháp và
Mĩ. Từ đó khẳng định quyền thiêng liêng của mỗi con người, Bác đã
nâng lên thành
 quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc: “suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất
cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
 Phần thứ nhất đã làm nền cho phần thứ hai của bản Tuyên ngôn. Nếu
trong phần thứ nhất Bác khẳng định quyền thiêng liêng của mỗi con
người, của mỗi dân tộc là quyền được sống, được tự do, được độc lập
và mưu cầu hạnh phúc thì trong phần thứ hai của bản Tuyên ngôn, Bác
đã vạch rõ tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho đất nước ta, nhân dân
ta. Hành động của chúng thật dã man, vô nhân đạo, đi ngược lại tinh

thần của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng
Pháp, vạch rõ bản chất gian xảo của bọn thực dân Pháp. Trong phần này
Bác lại nêu rõ tinh thần nhân đạo, yêu độc lập lự do và tinh thần quyết
tâm giành và bảo vệ độc lập của dân tộc ta. Đến phần thứ ba (phần cuối)
Bác lại nói về kết quả của tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do của dân
tộc ta và tuyên bố trịnh trọng với thế giới rằng “Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do độc
lập”.
 Như vậy, ta thấy bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có một kết
câu, bố cục khá chặt chẽ. Hơn nữa, lời lẽ của bản Tuyên ngôn khá hùng
hồn, nhịp điệu câu văn khá dồn dập, sắc cạnh. Có những câu văn thật
ngắn gọn nhưng lại diễn đạt một ý nghĩa vô cùng phong phú như câu
“Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Câu văn chỉ có chín từ thôi
nhưng lại diễn đạt được bao biến động của thời điểm lịch sử lúc bấy giờ.








Trong bản Tuyên ngôn độc lập này Bác đã sử dụng rất thành công các
biện pháp tu từ: điệp từ, điệp ngữ.... như Bác sử dụng khá độc đáo điệp
từ “sự thật”. Điệp từ này được Bác nhắc đi nhắc lại nhiều lần để cho mọi
người thấy rõ chân lí phải đi từ sự thật. Sự thật là điều chứng minh rõ
cho chân lí. Và từ đó Bác đã vạch trần cái luận điệu “bảo hộ Đông
Dương", “khai hóa văn minh" của thực dân Pháp; đồng thời cũng để
khẳng định lòng yêu độc lập tự do, tinh thần quyết tâm đấu tranh để
giành và giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc. Cách dùng điệp từ này

còn làm cho bản Tuyên ngôn mang tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó,
Bác còn sử dụng rất thành công phép liệt kê để vạch rõ tội ác của kẻ thù
đã gieo rắc cho nhân dân ta, đất nước ta trên nhiều lĩnh vực từ chính trị
đến văn hóa, kinh tế...
Trong bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác còn dùng phép tăng cấp: “...tuyên bố
thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà
Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất củ mọi đặc quyền của Pháp trên
đất nước Việt Nam". Với phép tăng cấp này, Bác đã thể hiện cao độ tinh
thần độc lập tự chủ của cả dân tộc.
Qua những điều trình bày trên, ta thấy rõ Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí
Minh có một giá trị văn chương lớn.

 Tóm lại, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh vừa có ý nghĩa lịch sử

vô cùng to lớn vừa có giá trị văn chương cao. Bản Tuyên ngôn Độc lập
của Hồ Chí Minh là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính
mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Năm trong nhà
tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên
chiến trường. Bản “Tuyên ngôn độc lập” là kết quả của bao nhiêu hi vọng,
gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam (Trần
Dân Tiên - Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh).
II.

Đóng góp của quê hương em
 Đóng góp của Hà Nội:
 Thủ đô Hà Nội là một trong những nơi đầu tiên có các hoạt động
nổi dậy trước khi Tổng khới nghĩa giành chính quyền trên khắp cả
nước sau khi nhận mệnh lệnh khởi nghĩa vào chiều ngày 15-81945. Sáng ngày 16-8-1945, Hà Nội ngập tràn trong các truyền
đơn, biểu ngữ, khẩu hiệu...
 Chiều 17/8/1945, tại Nhà hát Lớn, Chính phủ Trần Trọng Kim tổ

chức mít tinh với sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Khi
chúng mới tuyên bố khai mạc thì người của Việt Minh xông lên
giành micro. Hai phụ nữ là Kiều Trang (Từ Trang Anh, thành viên
của Đội cứu quốc thành Hoàng Diệu) và Nguyễn Khoa Diệu Hồng
(thành viên của Đảng Dân chủ) lên sân khấu thông báo Nhật đã
đầu hàng, hô hào đồng bào ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền,
đòi độc lập. Từ trên tầng hai Nhà hát Lớn, lá cờ đỏ sao vàng được
buông xuống.


Ngay sau đó, một thành viên trong đội danh dự đã lấy từ trong
người ra lá cờ đỏ sao vàng to, có cán, quay đầu hô "tiến lên". Do
anh đứng ở cuối đoàn nên khi quay đầu trở thành người dẫn
đường. Những người tham dự mít tinh cũng xoay người đi theo.
Cả đoàn nhằm hướng Tràng Tiền mà đi. Đến đâu, người dân từ
hai bên đường ra gia nhập đến đó. Vừa đi mọi người vừa hô
"Ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh, Việt Nam độc lập".
- Đoàn diễu hành sau khi đi hết Tràng Tiền lại qua Hàng Đào,
Hàng Ngang, Phan Đình Phùng... Khi qua Phủ Chủ tịch (nơi Tư
lệnh quân Nhật đóng), quân Nhật ở đây không phản ứng gì.
Đoàn diễu hành tiếp tục đi qua Trần Phú, Cửa Nam rồi dừng lại
trước tiếng súng chỉ thiên của lính bảo an. Từ đây, đoàn diễu
hành chia thành các nhóm nhỏ đi về các phố, vừa đi vừa hô
khẩu hiệu "Việt Nam độc lập" cho đến 20h mới tan.
- Cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim đã nhanh chóng
biến thành biểu tình, tuần hành của quần chúng cách mạng. Hội
nghị của Thành ủy và Ủy ban Quân sự cách mạng mở rộng
được triệu tập ngay sau đó quyết định khởi nghĩa vào ngày 19/8.
 Đóng góp của quận Thanh Xuân:
- Những người dân quận Thanh Xuân cũng có mặt góp sức trong đoàn

mít-tinh biểu tình sáng ngày 19/8/1945 tại Nhà hát lớn và tham gia
đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như Phủ Khâm sai, Tòa thị
chính, sở cảnh sát...dưới sự lãnh đạo của Việt Minh.
- Quận Thanh Xuân hay bất cứ một địa phường nào ở Thủ đô Hà Nội đều
có những đóng góp lớn nhỏ trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám
năm 1945. Vì cuộc Cách mạng lịch sử đó cần đến sự quyết tâm, đồng
lòng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
- Dù là địa phương nào, cũng đều có những con người đã quyết đứng
lên giành lại độc lập dân tộc, dù phải hi sinh, phải đổ máu nhưng họ
không chùn bước, ý chí sục sôi.
-

III.

Độc lập có ý nghĩa như thế nào với một quốc gia?
Ý nghĩa của độc lập với mỗi quốc gia là
 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
các dân tộc. Tất cả các dân tộc trên thế giới, dù dân tộc đó là
“thượng đẳng” hay “hạ đẳng”,”văn minh” hay “lạc hậu” đều có
quyền được hưởng độc lập, đều có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do.
 Độc lập dân tộc phải được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống và xã hội, các quyền dân tộc, quyền con người phải
được thực hiện trên thực tế. Một dân tộc độc lập thì phải có quyền
tự quyết định trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại
giao, toàn vẹn lãnh thổ, mà trước hết và quan trọng nhất là quyền
quyết định về chính trị.





Cho đến hôm nay, trong tâm thức mỗi người Việt Nam yêu nước
vẫn còn vang vọng lời Bác dạy trong bản tuyên ngôn độc lập:”
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã
thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy.

Câu 2: Hãy giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Theo em giá trị lịch sử, văn hóa của
khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được thể hiện ở những điểm nào
Trả Lời
I. Giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
 Sự ra đời và quá trình phát triển của Văn miếu – Quốc Tử Giám:


Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý
Thánh Tông (Đại Việt sử ký toàn thư. Nhà xuất bản. Khoa học xã hội, Hà
Nội, tập 1, tr.234) chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng,
Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa
cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.". Như vậy Văn miếu ngoài chức
năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho, còn mang chức năng
của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái tử Lý Càn Đức,
con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi, đến
năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông.



Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn
Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu,
trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi

tên là Quốc Tử, người học đầu tiên là hoàng tử Lý Càn Đức). (Việt sử
thông giám cương mục. Nhà xuất bản. Văn sử địa. 1957) chép: "Bính
Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4... lập nhà Quốc Tử Giám;
tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó". Năm
1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.



Năm Nguyên Phong thứ 3 (1253), vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám
thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà
thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng
nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba(1253)...
Tháng 6 lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ
tượng 72 người hiền để thờ... Tháng 9 xuống chiếu cho các nho sĩ trong
nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, lục kinh" (ĐVSKTT). Lấy Phạm
Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để
trông nom công việc học tập tại Quốc Tử Giám.




Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư
nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370
ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng
Tử.



Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh
Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi

(chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa,
một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12
khoa thi cao cấp, Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba
năm một lần, đúng 12 khoa thi.



Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không
phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời
có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ
nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13).



Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không
còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử
quý báu.



Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và
giáo dục cao cấp của triều đình.



Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn
định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành
cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời
Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn
Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử

Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực
này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.



Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ
còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học
được xây dựng với diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các
công trình kiến trúc chính là Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà
chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc truyền thống trên nền
đất xưa của Quốc Tử Giám.

 Cấu trúc khu di tích:


Văn Miếu-Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành Thăng Long, xưa thuộc
thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương; thời Pháp thuộc
làng Thịnh Hào, tổng Yên Hạ, huyện Hoàng Long, tỉnh Hà Đông. Nay
thuộc thành phố Hà Nội. Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử
Giám (phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn


Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu. Quần thể kiến trúc này nằm trên
diện tích 54331m² bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và
vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử và Quốc
Tử Giám, trường học cao cấp đầu tiên của Việt Nam.






Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết vào tháng 11 niên hiệu Hồng Thuận
năm thứ 3 (1511) vua Lê Tương Dực: Sai Nguyễn Văn Lang sửa lại điện
Sùng Nho ở Quốc Tử Giám và 2 giải vũ, 6 nhà Minh Luân, phòng bếp,
phòng kho, cùng làm mới 2 nhà bia bên đông bên tây, mỗi gian tả hữu
đều để 1 tấm bia.



Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhà Lê đã được Lê Quý Đôn miêu tả trong
Kiến văn tiểu lục (sách viết năm 1777) thì: Văn Miếu; Cửa Đại Thành Nhà
3 gian 2 chái, lợp bằng ngói đồng (ngói ống), Đông Vũ và Tây Vũ 2 dãy
đều 7 gian, đằng sau cửa nhỏ 1 gian, điện canh phục 1 gian 2 chái, nhà
bếp 2 gian, kho tế khí 3 gian 2 chái, cửa Thái học 3 gian, có tường ngang
lợp bằng ngói đồng (ngói ống), nhà bia phía đông và tây đều 12 gian, kho
để ván khắc sách 4 gian, ngoại nghi môn 1 gian, xung quanh đắp tường,
cửa hành mã ngoài tường ngang 3 gian, nhà Minh Luân 3 gian 2 chái,
Cửa nhỏ bên tả và bên hữu đều 1 gian, có tường ngang. nhà giảng dạy ở
phía đông và phía tây 2 dãy, mỗi dãy đều 14 gian. Phòng học của học
sinh tam xá ở phía đông và phía tây đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi
gian 2 người.



Toàn bộ kiến trúc Văn Miếu hiện nay đều là kiến trúc thời đầu nhà
Nguyễn. Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ
(đây là sản phẩm của nhà Hậu Lê)




Hiện nay quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được chia làm ba
khu vực chính: 1 là Văn hồ, 2 vườn Giám và 3 là khu nội tự Văn Miếu Quốc Tử Giám đây là khu chủ thể, bố cục đăng đối từng khu, từng lớp
theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ
Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc. Tuy
nhiên, quy mô ở đây đơn giản hơn, kiến trúc đơn giản hơn và theo
phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc Việt Nam (từ thế kỷ 17
đến thế kỷ 19).



Phía trước cổng lớn là tứ trụ (bốn cột lớn). Hai bên tứ trụ có hai bia "Hạ
mã" (xuống ngựa). Văn Miếu môn cao rộng, hai bên bậc tam cấp, phía
ngoài có đôi rồng đá mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nội tự
được chia làm năm khu vực:
Khu thứ nhất (Nhập đạo): bắt đầu từ cửa Văn Miếu đến cửa Đại Trung;
cửa Đại Trung ba gian lợp ngói. Hai bên cửa Đại Trung là hai cửa nhỏ
Thành Đức và Đạt tài.










Khu thứ hai (Thành đạo): từ cửa Đại Trung đến Khuê Văn Các – một công
trình kiến trúc độc đáo là biểu tượng của lịch sử văn hóa Hà Nội. Khuê Văn
Các được dựng năm 1805. Tầng dưới là bốn trụ gạch, tầng trên là kiến

trúc gỗ, bốn mặt đều có cửa sổ tròn, trên mái lợp ngói ống. Hai bên Khuê
Văn Các là hai cửa Bí văn và Súc văn – là những tên gọi với ý nghĩa ca ngợi
vẻ đẹp của văn chương.
Khu thứ ba: hai dãy nhà bia với 82 bia tiến sĩ dựng từ năm 1484 đến năm
1780 ghi tên quê quán của 1304 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi. Nằm đối xứng
hai bên Thiên cung tỉnh là cửa Đại Thành mở sang khu thứ tư. Kim Thanh
môn và Ngọc Chấn môn là hai cửa nhỏ nằm hai bên của Đại Thành.
Khu thứ tư (Đại Thành Điện): hai bên sân Đại Bái có hai dãy nhà Tả vu và
Hữu vu, là nơi thờ bài vị 72 người học trò xuất sắc của Khổng Tử và Chu
Văn An – danh nhân văn hóa thế giới và nhà giáo dục Việt Nam nổi tiếng
thời Trần. Ở chính giữa là Bái đường – nơi hành lễ trong các kì tế tự. Nơi
đây có nhiều bức hoành phi, câu đối ca ngợi Nho học, ca ngợi Khổng Tử và
Tứ phối (Nhan Hồi, Tử Tư, Tăng Sâm và Mạnh Tử) cùng bài vị của 10 vị
hiền triết. Các công trình kiến trúc của Văn Miếu được dựng bằng gỗ lim,
gạch đất nung, ngói mũi hài theo phong cách dân tộc của các triều đại Lê,
Nguyễn; nơi đây còn lưu giữ cây đa, cây đại cổ thụ hàng trăm năm.
Khu thứ năm: khu Thái Học vốn là trường Quốc Tử Giám xưa – trường đại
học quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Đầu thế kỷ XIX, khi nhà Nguyễn dời
Quốc Tử Giám vào Huế, nơi đây dựng điện Khải Thánh thờ song thân phụ
mẫu của Khổng Tử.

II. Giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích Văn miếu – Quốc Tử Giám






Từ khi được xây dựng tới nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành
biểu tượng đầy tự hào của tâm hồn và khí phách người dân Hà Nội nói

riêng và cả nước nói chung. Qua nhiều lần trùng tu, Văn Miếu - Quốc
Tử Giám đã được xây dựng hoàn chỉnh và to đẹp nhất, bốn mặt đều là
phố. Cổng chính là phố Quốc Tử Giám (phía Nam), phía Bắc là phố
Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố
Văn Miếu. Mỗi hạng mục của công trình đều thể hiện tâm huyết, tình
cảm của lãnh đạo và nhân dân Hà Nội đối với truyền thống nhân văn
và hiếu học của dân tộc.
Thực tế cho thấy các di tích Nho học nói chung và Văn Miếu - Quốc
Tử Giám nói riêng không chỉ có giá trị về tưởng niệm mà còn có giá trị
về mặt văn hóa, khoa học, lịch sử... Bảo tồn và phát huy các giá trị di
tích Nho học là việc làm hết sức cần thiết góp phần bảo lưu các giá trị
văn hóa và tinh hoa tư tưởng, truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã
dày công xây dựng từ hàng ngàn năm nay.
Ngày nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ có chức năng thờ
phụng, lưu danh những bậc hiền triết mà còn là nơi tham quan của du


IV.

khách trong và ngoài nước. Kế tục truyền thống tôn vinh của dân tộc
Việt Nam từ nghìn năm qua, chủ trương của Đảng và Nhà nước về
việc tôn tạo, trùng tu và phát huy những giá trị văn hóa của Văn Miếu
- Quốc Tử Giám hoàn toàn phù hợp với tâm tư và nguyện vọng của
nhân dân. Hàng năm đây là nơi được Hội đồng Chức danh Giáo sư
Nhà nước chọn để tổ chức Lễ Vinh danh các tân Giáo sư, phó Giáo sư
cùng hoạt động tôn vinh các trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu của
Thủ đô Hà Nội nói riêng và trí thức cả nước nói chung. Đây còn là nơi
các sĩ tử ngày nay thường đến làm lễ “cầu may” trước mỗi kỳ thi…
Vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn, bảo tồn di tích Văn Miếu
– Quốc Tử Giám, truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo

 Từ cách nay gần 1000 năm về trước, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng
đạo, trọng dụng hiền tài của dân tộc đã được kế tục và phát huy với sự ra
đời của Văn Miếu - Quốc Tử Giám – Đây được xem là Trường Đại học đầu
tiên của nước Việt Nam ta. Những diễn tiến của quá trình phát triển của
trung tâm văn hóa – giáo dục đặc biệt này đã minh chứng về vai trò, tầm
quan trọng của nhân tài, tri thức đối với sự tồn tại và phát triển của dân
tộc. Đúng như lời Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung đã khẳng định
trên tấm Bia Tiến sĩ đặt tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên
khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí
suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Bởi thế các Đức Thánh đế minh
vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun
trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.
 Những nét đẹp văn hóa của truyền thống tôn vinh giá trị học nói chung và
người trí thức nói riêng qua tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, với
các biểu hiện cụ thể trong sinh hoạt văn hóa xã hội, cho thấy thế hệ con
cháu hôm nay cần thiết phải gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha ông để kế tục một cách sáng tạo
đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống đền ơn đáp nghĩa các thế hệ
tiền bối một cách phù hợp với một xã hội văn minh - hiện đại. Với những
giá trị trường tồn qua năm tháng gắn với sự phát triển của dân tộc, Văn
Miếu - Quốc Tử Giám như viên Ngọc pha lê tỏa sáng và tôn vinh những
giá trị nhân văn tốt đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo và truyền
thống học hành khoa bảng của người Việt Nam chúng ta.
 Mỗi một học sinh, sinh viên hay bất cứ một người học nào trên đất nước
Việt Nam đều cần hiểu rõ những ý nghĩa thiêng liêng và cao quý của di
tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám và có ý thức, trách nhiệm trong việc
bảo tồn, giữ gìn di tích cùng những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa mà
di tích này chứa đựng.
 Bản thân là một học sinh của trường THPT Hoàng Cầu, em sẽ cố gắng từ
việc nhỏ nhất, thiết thực nhất để góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn và

phát huy những nét đẹp văn hóa, truyền thống hiếu học và tôn sư trọng


đạo bằng việc luôn cố gắng chăm chỉ trong học tập để rèn luyện bản thân
có kiến thức và hiểu biết, quan trọng hơn đó chính là nhận thức và ghi
nhớ rằng mình phải luôn kính trọng và yêu mến thầy cô giáo.

Câu 3: Trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội, em yêu thích nhất nhân vật lịch sử nào? Vì sao?
Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó.
Trả lời
Trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội, em cảm thấy yêu thích nhất là vị vua Lý Thái Tổ. Vì
ông chính là vị vua đã đặt mốc son đầu tiên cho lịch sử của Thăng Long – Hà Nội hơn
1000 năm nay.
1000 năm Thăng Long – Hà Nội khởi đầu từ quyết định dời đô sáng suốt, mang tính
chiến lược của vị vua khai mở triều Lý, Thái Tổ Lý Công Uẩn. Tầm nhìn chiến lược
trong việc lựa đất đóng đô giữ nguyên giá trị trong hầu hết chiều dài 1000 năm đã
đưa Lý Thái Tổ thành vị vua chói sáng nhất trong số các vị vua tài giỏi của lịch sử
phong kiến nước Nam.
Lý Công Uẩn sinh năm 974, là người làng Cổ Pháp (nay thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc
Ninh, nơi vẫn còn lưu giữ ngôi đền Lý Bát Đế nổi tiếng thờ 8 vị vua triều Lý). Theo
truyền thuyết, Lý Công Uẩn mồ côi cả cha lẫn mẹ, được thiền sư Lý Khánh Văn nhận
làm con nuôi.
Về thân thế của Lý Công Uẩn, truyền thuyết kể rằng thân phụ Lý Công Uẩn là người
làm thuê ở chùa Tiêu Sơn thuộc vùng Bắc Ninh. Trong thời kỳ làm công ở đây, người
này phải lòng một tiểu nữ rồi làm nàng có thai. Bị đuổi ra khỏi chùa, hai vợ chồng bìu
díu nhau đến khu rừng báng thì vừa mệt, vừa khát, bèn dừng chân nghỉ ngơi. Người
chồng để vợ ngồi lại nghỉ, còn mình tìm đến giếng nước giữa rừng lấy nước uống cho
cả hai vợ chồng. Không may, người chồng ngã xuống giếng mà chết. Người vợ chờ
lâu bèn đến giếng tìm chồng thì thấy giếng đã bị đất đùn lấp kín thành hình bông hoa
có 8 cánh. Than khóc một hồi, thân xác rã rời, người vợ đành lết đi tìm nơi tá túc và

may mắn được sư trụ trì chùa Ứng Tâm (nay là chùa Dặn) gần đấy thương hại cho ở
lại.
Lại nói về sư trụ trì chùa Ứng Tâm Lý Khánh Văn. Đêm trước, ông nằm mơ thấy Long
thần báo mộng: “Ngày mai dọn chùa cho sạch, có Hoàng đế đến”. Nửa thực nửa ngờ,
sáng hôm sau, nhà sư sai chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ. Thầy trò túc trực từ sáng
đến chiều mới thấy người phụ nữ có thai khổ sở đến xin ngủ nhờ qua đêm. Sau khi
nghe rõ nguồn cơn câu chuyện, nhà sư thương tình cho người phụ nữ bất hạnh ở lại
trong chùa chờ kỳ khai hoa mãn nhụy. Mấy tháng sau, trong một đêm vần vũ, từ chái
nhà nơi người phụ nữ tá túc bỗng tỏa ánh hào quang rực rỡ, hương thơm bay ngào


ngạt. Thấy sự lạ, nhà sư cùng bà hộ chùa tìm đến xem thì thấy người đàn bà đã trở
dạ, sinh được cậu con trai kháu khỉnh, mặt mũi khôi ngô, sáng láng, trên hai bàn tay
có bốn chữ son: “Sơn hà xã tắc”. Người đàn bà ấy chết ngay sau khi sinh được con.
Sau đó, trời nổi mưa giông, sấm chớp giật liên hồi. Thương cảm đứa bé mồ côi, sư
Khánh Văn bèn nhận lấy làm con nuôi, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn đến tuổi
đi học, thiền sư Khánh Văn bèn gửi sang chùa Lục Tổ là nơi người anh có pháp danh
Vạn Hạnh làm trụ trì, nhờ thiền sư Vạn Hạnh dạy bảo.
Cũng có truyền thuyết khác nói rằng mẹ Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị Ngà, người làng
Dương Lôi (Bắc Ninh). Một hôm, bà Ngà đi chùa lễ Phật, buổi trưa nằm ngủ dưới gốc
cây nằm mơ thấy có thần nhân đến giao hoan cùng. Tỉnh dậy, bà có thai. Đến kỳ lâm
bồn, bà sinh được cậu con trai, đặt tên là Lý Công Uẩn. Khi Công Uẩn lên 3 tuổi, bà
Ngà bèn mang Công Uẩn vào chùa cho làm con nuôi sư Khánh Văn. Đoạn sau của
truyền thuyết này cũng giống truyền thuyết trên.
Lý Công Uẩn tư chất thông minh, sáng láng, được sư Vạn Hạnh khen “không phải là
người thường. Sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm
chúa trong thiên hạ”.
Sau này, khi được vua Lê Đại Hành sùng kính, phàm những việc lớn nhỏ trong triều
đình hay bình thiên hạ nhà vua đều tham vấn ý kiến, thiền sư Vạn Hạnh bèn tiến cử
Lý Công Uẩn. Vào triều làm quan, Lý Công Uẩn càng tỏ rõ là người có tài thao lược,

được vua Lê Đại Hành rất tin dùng. Dưới triều Tiền Lê, Lý Công Uẩn được phong tới
chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Sau này, khi vua Lê Đại Hành băng hà, ngôi báu
được truyền cho hoàng tử thứ 3 là Lê Long Việt, tức vua Lê Trung Tông. Sau khi lên
ngôi được 3 ngày, Lê Trung Tông bị chính em ruột của mình là Lê Long Đĩnh sát hại,
tiếm ngôi vua, sử gọi là Ngọa Triều. Khi ấy, quần thần ai cũng kinh sợ lánh xa, duy có
Lý Công Uẩn ôm xác vua Trung Tông kêu khóc. Long Đĩnh khen là người trung nghĩa
bèn cho giữ nguyên chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
o chơi bời trác táng, Ngọa Triều bị bệnh nặng và qua đời khi mới 24 tuổi. Khi ấy, con
của Long Đĩnh là hoàng tử Sạ còn quá bé, đất nước lại lâm cảnh khốn khó do nạn
tranh giành quyền lực và sự tha hóa của vua Ngọa Triều, quần thần bèn đồng loạt
tôn cử Lý Công Uẩn lên ngôi vua với ước mong đất nước sẽ được thái bình, thịnh trị.
Là người trung nghĩa, thắng thắn, Lý Công Uẩn nhiều lần từ chối lời thỉnh cầu của
quần thần. Vì nghĩa lớn, thái hậu Dương Vân Nga (hoàng hậu của vua Lê Đại Hành)
phải đích thân khoác hoàng bào lên người cho Lý Công Uẩn, khi ấy, Lý Công Uẩn mới
nhận lời lên ngôi vua, lập ra triều Lý. Ấy là năm 1009.
Lên ngôi báu, nhận thấy đất Hoa Lư chật hẹp, bốn bề núi giăng, không xứng là đất
định đô của một quốc gia độc lập, càng khó để xây dựng đất nước phồn thịnh, Lý
Thái Tổ bèn nghĩ tới việc dời đô. “Xem khắp đất Việt”, thấy chỉ có Đại La là “nơi thắng
địa”, “ở trung tâm của trời đất”, “được thế rồng chầu hổ phục, đã thuận hướng nam


bắc đông tây, lại tiện nghi núi sông sau trước”, “mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế
đất cao mà sáng sủa”, Lý Thái Tổ bèn soạn thiên chiếu dời đô nổi tiếng sử sách để
tham vấn ý kiến quần thần. Vua tôi nhất trí đồng lòng, bèn quyết dời đô từ Hoa Lư ra
Đại La.
Mùa thu năm 1010, đoàn thuyền dời đô của nhà vua cập bến thành Đại La. Ngay lúc
ấy, theo truyền thuyết, nhà vua nhìn thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên, nhân đó đổi
tên thành Đại La thành thành Thăng Long
Đóng đô tại Thăng Long, Lý Công Uẩn cho đổi tên cố đô Hoa Lư thành phủ Tràng An,
đổi tên quê hương Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, chia cả nước làm 24 lộ, gọi Hoan

Châu và Ái Châu là trại.
Đất nước ta dưới thời vua Lý Thái Tổ trị vì rất ổn định. Thiên hạ được yên ổn, nhân
dân chí thú làm ăn, ngày càng no ấm.
Lý Thái Tổ ở ngôi được 19 năm thì băng hà, thọ 55 tuổi.
Nhà Lý truyền ngôi được 8 đời (không kể vua Lý Chiêu Hoàng đánh mất ngôi vua về
tay nhà Trần), nên dân gian vẫn coi hình bông hoa 8 cánh đất đùn trên mộ thân phụ
nhà vua là điềm báo nhà Lý giữ ngôi vua được 8 đời. Tại đền Lý Bát Đế (thuộc Đình
Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nay vẫn chỉ thờ 8 vị vua này.
Lý Thái Tổ ở ngôi từ năm 1010 đến năm 1028, lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Năm
1028, Lý Thái Tổ băng hà, được đặt thụy hiệu là Thần vũ Hoàng đế. Linh cữu Lý Thái
Tổ được táng tại Thọ Lăng.


Phụ Lục

1.

Cuộc mít-tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền tại Nhà hát lớn Hà nội.


2.

3.

Chiếm bắc bộ phủ sáng ngày 19/8/1945 tại Hà Nội.

Chiều 30/8/1945 tại Huế, vua Bảo Đại thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, trao quốc ấn
Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện của Chính phủ lâm thời là ông Trần Huy
Liệu.



4.

Ngày 28/8/2915, người dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền. Như vậy, từ ngày 14 đến 28/8, các địa
phương cả nước đứng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

5.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập,
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


6.

Văn miêu - Quốc Tử Giám

7. Bia Tiến sĩ tại Văn miếu


7.

Tượng đài Vua Lý Thái Tổ



×