Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện lao và bệnh phổi nghệ an năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (666.04 KB, 74 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NÔI

NGUYỄN VĂN TUẤN

PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH
PHỔI NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NÔI

NGUYỄN VĂN TUẤN

PHÂN TÍCH CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC
SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH
PHỔI NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH : TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ : CK 60720412

Người hướng dẫn khoa học :TS Hà Văn Thúy

Thời gian thực hiện đề tài : Tháng 7/2016 – 11/2016


HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa cấp I tôi đã
được Ban Giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo trường Đại học Dược
Hà Nội đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Trước hết, với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin chân thành
cảm ơn: TS.Hà Văn Thúy, PGS.TS Nguyến Thị Song Hà - TrưởngPhòng
Sau đại học Trường Đại học Dược Hà Nội, Người thầy kính mến đã tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tinh thần em trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại
học Dược Hà Nội, các thầy cô bộ môn Quản lý và kinh tế Dược cùng toàn
thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, dìu dắt em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám đốc Bệnh viện Lao
và Bệnh phổi Nghệ An, nơi tôi công tác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được học tập nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn và đã giúp đỡ cho tôi
trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thànhcảm ơn bạn bè, đồng nghiệp lớp CK1 khoá 18,
bạn bè, đồng nghiệp Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An, các bạn bè gần
xa đã cùng chia sẽ, động viện tinh thần trong cuộc sống, học tập và công
tác.
Xin cảm ơn gia đình và những người thân yêu của tôi, những người
đã nuôi dưỡng, chia sẻ, động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên
trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2016
HỌC VIÊN


Nguyễn Văn Tuấn


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...

1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN………………………………………………...

3

1.1. THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO VÀ BỆNH PHỔI, THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY………………………………………………………………………………

3

1.1.1. Thực trạng chung về sử dụng thuốc………………………………….

3

1.1.2. Thực trạng về bệnh lao………………………………………………...

6


1.1.3. Thực trạng về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện………

7

1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐCTRONG
BỆNH VIỆN…………………………………………………………………..

9

1.2.1. Phương pháp phân tích ABC………………………………………..

9

1.2.2. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)………… 10
1.2.3. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị……………………..

11

1.2.4. Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng………………

12

1.3. Một vài nét về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An………………

13

1.3.1. Lịch sử hình thành …………………………………………………..

13


1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và Cơ cấu nhân lực bệnh viện ……………

13

1.3.3. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015.

14

1.3.4. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An …..………………………………………..

15

1.3.5. Hội đồng thuốc và điều trị…………………………………………..

16


CHƯƠNG II : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……

18

2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….

18

2.1.1. Đối tượng……………………………………………………………….. 18
2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu……………………………………… 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...


18

2.3. Tóm tắt nội dung nghiên cứu………………………………………….

18

2.4. Các biến số nghiên cứu………………………………………………..

20

2.5. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………...

21

2.6. Phương pháp xử lý vàphân tích số liệu…………………………….

22

2.7. Trình bày số liệu………………………………………………………..

25

2.7.1. Công thức tính toán……………………………………………………. 25
2.7.2.Trình bày số liệu………………………………………………………

25

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………….


27

3.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao
và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015…………………………………………..

27

3.1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị sử dụng thuốc theo nhóm tác dụng
dược lý………………………………………………………………………...

27

3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc điều trị lao……………………………….

29

3.1.3. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong danh mục thuốc sử dụng

31

3.1.4. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong danh mục thuốc sử dụng 32
3.1.5. Cơ cấu thuốc theo đường dùng trong danh mục thuốc sử dụng…. 32
3.1.6. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược trong
DMT sử dụng………………………………………………………………….

34

3.1.7. Cơ cấu thuốc trong DM và thuốc ngoài DM……………………….. 35
3.1.8. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong DMT sử dụng…………


35

3.1.9. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp ABC…

36

3.1.10. Thuốc có giá trị sử dụng cao nhất trong nhóm A………………… 38


CHƯƠNG IV : BÀN LUẬN………………………………………………….. 43
1.Về cấu số lượng và giá trị của thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu……………………..

43

1.1. Về cơ cấu thuốc theo nhóm điều trị………………………………….

43

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………………………………………. 52


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm
2015……………………………………………………………………………

14

Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu………………………………………… 20

Bảng 2.3. Bảng ma trận ABC/VEN………………………………………..

25

Bảng 3.4. Cơ cấu DMT thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh
phổi Nghệ Annăm 2015…………………………………………………….

27

Bảng 3.5. Cơ cấu DMT thuốc điều trị lao tại Bệnh viện Lao và Bệnh 29
phổi Nghệ Annăm 2015……………………………………………………
Bảng 3.6. Cơ cấu danh mục thuốc theo nguồn gốc xuất xứ……………

31

Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc đơn, đa thành phần trong DMT sử dụng……

32

Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc theo đường dùng……………………………..

32

Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc theo tên INN và thuốc theo tên biệt dược…

34

Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc trong và ngoài DMT chủ yếu……………….

35


Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc cần quản lý đặc biệt trong DMT sử dụng…

35

Bảng 3.12. Kết quả phân tích ABC……………………………………….

36

Bảng 3.13.Danh sách 10 thuốc có giá trị sử dụng cao nhất thuộc
nhóm A………………………………………………………………………..

38

Bảng 3.14. Kết quả phân tích VEN………………………………………… 39
Bảng 3.15. Kết quả phân tích ma trận ABC/VEN………………………

41

Bảng 3.16. Cơ cấu nhóm thuốc trong nhóm AN…………………………

42


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 1..1. Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện

16


Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu

19

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu số lượng DMT điều trị lao

30

Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu giá trị DMT điều trị lao

30

Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

31

Hình 3.6. Biểu đồ cơ giá trị thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ

31

Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo đường dùng

33

Hình 3.8. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo đường dùng

33

Hình 3.9. Biểu đồ cơ cấu số lượng thuốc theo tên INN và tên biệt

dược…………………………………………………………………………..

34

Hình 3.10. Biểu đồ cơ cấu giá trị thuốc theo tên INN và tên biệt dược

34

Hình 3.11. Biểu đồ phần trăm số lượng thuốc theo phân loại ABC

37

Hình 3.12. Biểu đồ phần trăm tổng giá trị theo phân loại ABC

37

Hình 3.13. Kết quả phân tích VEN theo số lượng khoản mục

39

Hình 3.14. Kết quả phân tích VEN theo giá trị sử dụng

40


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt


Tiếng Việt

1

ADR

Phản ứng có hại của thuốc

2

BA

Bệnh án

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

BN

Bệnh nhân

5

BS


Bác sỹ

6

BV

Bệnh viện

7

BVĐK

Bệnh viện đa khoa

8

CK

Chuyên khoa

9

CNTT

Công nghệ thông tin

10

DLS


Dược lâm sàng

11

DMT

Danh mục thuốc

12

DSĐH

Dược sỹ đại học

13

DSTH

Dược sỹ trung học

14

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

15

GT


Giá trị

16

GTTT

Giá trị tiền thuốc

17

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

18

HSCC

Hồi sức cấp cứu

19

ICD

Mã bệnh quốc tế

20

INN


Tên gốc quốc tế

21

KCB

Khám chữa bệnh

22

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

23

KM

Khoản mục thuốc

24

KTV

Kỹ thuật viên

25

MHBT


Mô hình bệnh tật

26

SL

Số lượng


27

TC-HC

Tổ chức - hành chính

28

TC-KT

Tài chính – kế toán

29

TP

Thành phần

30

WHO


Tổ chức Y tế Thế giới


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc phòng, chữa bệnh từ lâu đã trở thành một nhu cầu tất yếu của
con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khỏe. Việc sử dụng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện là
nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh. Tăng khả năng
kháng thuốc trong điều trị bệnh[24. Nhờ những thành tựu khoa học kỹ
thuật trong đó nổi bật là về sự phát minh thuốc mới mà phương thức điều
trị ngày càng mang tính khoa học. Nhờ việc quản lý sử dụng thuốc trong
điều trị chặt chẽ của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, sự tuân thủ của người
bệnh, người nhà người bệnh mà công tác chăm sóc sức khỏe ngày một cải
thiện. nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới và ở nước ta đã hạn chế và được
thanh toán, chữa khỏi, cơ bản hoàn thành trong công tác bảo vệ sức khỏe
cho nhân dân, kéo dài tuổi thọ con người[3].
Vai trò của thuốc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân không chỉ bằng các chính sách của Nhà nước, ngành Y tế. Mà cả người
bệnh nói riêng, nhân dân nói chung ngày càng được quan tâm. Ngày nay
trong cơ chế thị trường thuốc được công nhận. Song phải nhấn mạnh đến
tính chất đặc biệt của thuốc vì thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và
tính mạng con người. Cần phải được sử dụng an toàn hợp lý, quản lý có
hiệu quả, tiết kiệm trong điều trị đảm bảo chất lượng cao[4].
Là một bệnh viện chuyên khoa của tỉnh, được sự quan tâm chỉ đạo và
đầu tư của Đảng và Nhà nước. Chương trình chống Lao Quốc gia đã nhận
được sự hợp tác giúp đỡ có hiệu quả về tài chính, kỹ thuật của các tổ chức
Quốc tế. Mặt khác, Việt Nam phải đối phó với các vấn đề Lao/HIV đang
phát triển mạnh, Lao kháng thuốc ngày một gia tăng, sự tuân thủ của người

bệnh trong sử dụng thuốc, công tác giám sát trong quá trình điều trị của cán
1


Bộ Y Tế, cùng nhiều vấn đề xã hội khác, rất cần sự quan tâm của toàn xã
hội[6][8].
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An trực thuộc Sở y tế tỉnh Nghệ
An là bệnh viện chuyên khoa Lao tuyến tỉnh hạng II. Ngoài danh mục
thuốc điều trị Lao do chương trình chống Lao Quốc gia cấp, kinh phí sử
dụng thuốc năm 2015 của bệnh viện chiếm khoảng hơn 8 tỷ đồng[20].Điều
này cho thấy kinh phí sử dụng thuốc tương đối cao trong ngân sách toàn
bệnh viện.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích cơ cấu
danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An,
năm 2015” nhằm mục tiêu.
1. Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc sử
dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ
tiêu.
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Nghệ An năm 2015 theo phương pháp ABC và VEN.
Từ đó đưa ra đề xuất góp phần xây dựng danh mục thuốc tại bệnh
viện ngày càng hợp lý.

2


CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN

1.1. THUỐC ĐIỀU TRỊ LAO VÀ BỆNH PHỔI, THỰC TRẠNG SỬ


DỤNG THUỐC TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
1.1.1. Thực trạng chung về sử dụng thuốc
Trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc
sống của con người đang ngày càng được cải thiện, làm tăng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe, kéo theo làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc. Theo báo cáo của
Cục quản lý Dược, tiền thuốc bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên
nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2012 tiền thuốc bình quân
đầu người là 29,5 USD / năm, năm 2014 tiền thuốc bình quân đầu người đã
nâng lên mức 31 USD / năm. Nhu cầu tiêu dùng thuốc bình quân đầu người
tăng lên giúp cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người dân và thúc đẩy ngành
dược phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó chúng ta còn đang
gặp phải nhiều bất cập trong việc sử dụng thuốc[31.
Hiện nay, mô hình bệnh tật của nước ta đang thay đổi với gánh nặng
bệnh tật kép của các bệnh truyền nhiễm và các bệnh truyền nhiễm ngày
một gia tăng ( như bệnh COPD/Lao, HIV/Lao, Hen/Lao…)[17[21]. Thực
trạng này kéo theo một loạt các vấn đề sử dụng thuốc tràn lan, lạm dụng
thuốc trong điều trị nhất là kháng sinh, thuốc bổ, vitamin hoặc kê quá nhiều
thuốc trong một đơn[34]. Cục quản lý khám chữa bệnh vừa công bố tình
hình sử dụng thuốc tại một số bệnh viện tuyến trung ương có đến 41% bệnh
án sử dụng kháng sinh kết hợp, trong đó 7,7 bệnh án chỉ định kết hợp ba
loại kháng sinh. Số thuốc trong từng bệnh án còn cao có tới 10-15 thuốc.

3


Việc kê quá nhiều thuốc cho bệnh nhân dẫn đến làm tăng chi phí
điều trị và tăng nguy cơ xuất hiện tương tác thuốc, tăng nguy cơ kháng
thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh[30].

Tại Bệnh viện Bạch Mai, số thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ 46,25%,
nghĩa là theo đánh giá chuẩn của WHO đã có đến 1/2 số thuốc kháng sinh
sử dụng thừa. Số thuốc được kê không cần thiết này làm tăng chi phí y tế,
tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng
sinh. Tại một số cơ sở y tế, mức độ sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân
thậm chí gần như... 100%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, khoa tai mũi họng :
100%, răng hàm mặt : 94%, khoa ngoại : 94%, khoa sản : 89%... Tình trạng
kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức rất phổ biến (41,91%) và đã xuất
hiện những đơn thuốc kê kết hợp cùng lúc đến bốn loại kháng sinh. Riêng
chi phí dành cho kháng sinh đã lên mức gần 100 tỉ đồng, chiếm khoảng 1/3
ngân sách mua thuốc toàn viện. Có thể nói, việc kê đơn, sử dụng thuốc
không hợp lý đang còn phổ biến ở hầu hết các bệnh viện. Điều đó cho thấy
MHBT ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm các bệnh nhiểm khuẩn cao, mặt khác có
thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến. Các báo cáo
về phản ứng có hại của thuốc từ các cơ sở y tế ngày càng nhiều, số lượng
báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2013 là 8016, năm 2014 là
8513 đến năm 2015 là 9266 trường hợp[6][26].
Về cơ cấu sử dụng thuốc trong bệnh viện theo nhóm tác dụng dược
lý thì năm 2010 tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng
vẫn chiếm tới 37,07% tuy có giảm nhẹ so với năm 2009 (38,4%)[30]. Theo
một số nghiên cứu năm 2012 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Phú Thọ
chiếm 43,99% tỷ lệ thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc, bệnh viện
đa khoa tây bắc Nghệ An có 17 thuốc kháng sinh trong nhóm A chiếm
24,1% . Kết quả này phù hợp với MHBT của Việt Nam về tỷ lệ các bệnh
4


nhiễm trùng. Tuy nhiên kết quả phân tích của nghiên cứu cũng cho thấy sự
bất hợp lý trong cách lựa chọn và sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện.
Trong khi đó, HĐT&ĐT bệnh viện lựa chọn thuốc không dựa trên phác đồ

điều trị của bệnh viện mà dựa chủ yếu trên nhu cầu điều trị của bác sỹ.
Điều này dễ dẫn đến việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị tại bệnh viện
nếu không có giám sát chặt chẽ và xây dựng các phác đồ điều trị trong bệnh
viện[21].
Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng
và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa cho thấy các
bệnh viện tuyến huyện thuốc tiêu thụ nhiều nhất chiếm 70% giá trị sử dụng
vẫn có nhiều thuốc không thực sự cần thiết (N) : như vitamin, thuốc có tính
chất điều trị hỗ trợ, đặc biệt vitamin trong nhóm A của bệnh viện tuyến
huyện là 9,1% đến 11%[29].
Cơ cấu thuốc nội – thuốc ngoại nằm trong khoảng 48,5% đến 55,5%
khoản mục và từ 39,3% đến 53,2% giá trị sử dụng.
Cơ cấu thuốc generic từ 35,5% đến 47,8% khoản mục và từ 17,8%
đến 21,8% giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng thuốc tiêm tại tuyến huyện từ 41,1% đến 52,2%.
Nhóm thuốc kháng khuẩn tại bệnh viện tuyến huyện là 43,1% .
Kinh phí sử dụng thuốc trong bệnh viện thường chiếm tỷ trọng rất
lớn trong tổng ngân sách của bệnh viện có thể chiếm 40 – 60% đối với các
nước đang phát triển và 15 – 20% đối với các nước phát triển. Tuy nhiên tại
Việt Nam con số này còn cao hơn nhiều. Theo báo cáo kết quả công tác
khám chữa bệnh năm 2010 của Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế,
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện là 58.7% tổng giá trị tiền
viện phí hàng năm trong bệnh viện[10] .

5


1.1.2. Thực trạng về bệnh lao
1.1.2.1. Thực trạng về bệnh lao trên thế giới
Theo số liệu thống kê của tổ chức Y Tế thế giới (TCYTTG – WHO

2013) khoảng một phần ba dân số thế giới (2,379) tỷ người đã nhiễm lao.
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh
nhiễm trùng với khoảng 5000 người mỗi ngày, khoảng 1,8 triệu người chết
vì lao mỗi năm, trung bình cứ 20 giây có một người tử vong sau HIV. Châu
Phi là nơi có chỉ số nhiễm lao cao nhất thế giới nhưng Châu Á lại là nơi có
người mắc lao cao nhất, chiếm ½ số trường hợp mắc lao[6].
Lao kháng thuốc là một trong những nguyên nhân làm bệnh lao gia
tăng và khó kiểm soát được, khi điều trị lao kháng thuốc thì hiệu quả điều
trị sẽ kém. Những bệnh nhân này trở thành nguồn lây bệnh nguy hiểm cho
cộng đồng. Ước tính mỗi năm có khoảng 42.500 bệnh nhân mắc lao kháng
thuốc nhưng con số này có thể tăng lên[17].
Hiện nay tử vong do lao đứng thứ 5 sau các bệnh tim mạch, nhiễm
khuẩn hô hấp, ung thư, tiêu chảy. Tử vong do lao chiếm 23% tổng số
nguyên nhân chết trên toàn cầu, trong đó 50% ở Châu Phi – nơi có tỷ lệ
nhiễm HIV cao,98% ở các nước có thu nhập thấp, trong đó 80% ở lứa tuổi
lao động từ 15 đến 19 tuổi. trước khi có hóa trị liệu chống lao thì 50% đến
60% bệnh nhân lao sẽ tử vong trong vòng 5 năm sau khi được chẩn
đoán[6].
1.1.2.2. Tình hình bệnh lao tại Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội tổ chức Y Tế thế giới. Tại Việt Nam, mặc
dù chương trình chống lao Quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong
kiểm soát, phát hiện và điều trị, tuy nhiên bệnh lao ở nước ta đã giảm nhiều
nhưng vẫn đang còn ở mức cao. Đứng thứ 12 trong số 22 nước có tình hình
6


dịch tễ lao cao nhất, thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao đa
kháng thuốc cao nhất thế giới (báo cáo WHO năm 2014)[17].
Năm 2013, có 17.000 người tử vong vì lao, 130.000 người mắc lao
mới (tỷ lệ 144/100.000 dân số), tỷ lệ đa kháng thuốc trong số bệnh nhân

mới là 4%, trong số người đã từng điều trị lao là 23%, ước tính có 5.100
bệnh nhân lao kháng thuốc trong năm 2013. Tỷ lệ có nhiễm HIV trong số
người mắc lao được xét nghiệm là 6%.
Ngày 17/3/2015, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia
phòng chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với mục tiêu giảm 30%
số mắc và 40% số tử vong trong 5 năm từ 2015 - 2020. Đây là mục tiêu rất
cao nhưng có cơ sở khoa học và thực tiễn, đòi hỏi phải có 4 đổi mới đó là
tư duy, công nghệ, tiếp cận và đầu tư. Với 8 giải pháp toàn diện và có điểm
đột phá, mục tiêu nhân văn đó sẽ đạt được, phòng tránh được cái chết
không cần thiết cho nhiều người Việt Nam[16].
1.1.3. Thực trạng về kinh phí thuốc sử dụng tại một số bệnh viện
Ở Việt Nam cùng với phát triển của nền kinh tế - xã hội thì nhu cầu
thuốc cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tăng. Tiền thuốc
bình quân đầu người tăng từ hơn gấp hai lần: từ 13,39 USD năm 2007 lên
27,7 USD năm 2011. Do nhu cầu về thuốc tăng mạnh trong những năm gần
đây nên thị trường thuốc ngày càng thêm sôi động.
Chi phí cho thuốc chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi y tế. Theo số
liệu tài khoản y tế Quốc gia năm 2007, tổng chi cho thuốc phòng chữa bệnh
là 28,4 nghìn tỷ đồng, chi mua thuốc tăng gần gấp đôi so với năm 2000 và
chiếm khoảng 40% tổng chi y tế[20]. Theo số liệu thống kê năm 2010, tiền
thuốc sử dụng của Việt Nam đã đạt hơn 1,9 tỷ USD. Trong năm 2011, con
số này tăng lên khoảng 2,4 tỷ USD. Cũng trong năm 2011, kim ngạch nhập

7


khẩu thuốc đã vượt 1,5 tỷ USD so với 923 triệu USD của 5 năm trước đó
(2008), kinh phí chi cho thuốc bình quân đầu người năm 2011 đạt 27,6
USD tăng 21,6% so với năm 2010[31].
Nguồn tài chính để mua thuốc chủ yếu từ hộ gia đình, chiếm 72%

tổng chi phí mua thuốc, trong đó chi phí mua thuốc điều trị chiếm 58% còn
chi phí mua thuốc khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế chỉ chiếm 14%.
BHYT cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp tài chính để mua thuốc.
Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua thuốc chủ yếu phục vụ các
chương trình mục tiêu quốc gia. Hiện nay, đối với một số bệnh, nhà nước
cấp thuốc miễn phí cho các bệnh nhân, ví dụ bệnh lao, HIV/AIDS, tâm thần
phân liệt, động kinh …
Vai trò của HĐT&ĐT sẽ được phát huy tốt nhất khi chức năng tư
vấn trong việc lựa chọn thuốc, quy định về kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc.
Đặc biệt là không vượt quá kinh phí điều trị và không bị lạm dụng thuốc,
hạn chế các thuốc không thực sự cần thiết như: vitamin, thuốc hỗ trợ điều
trị[12][29].
Theo báo cáo của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh tuyên Quang
năm 2014 số đơn thuốc có sử dụng kháng sinh chiếm 97%, số lượng thuốc
ngoại có trong đơn chiếm 48,2%, số lượng thuốc nội có trong đơn là
40,5%.
Tại bệnh viện Hữu Nghị đã đề cập đến việc ứng dụng một số giải
pháp trong quản lý thuốc, kê đơn nội ngoại trú đã góp phần giảm tỷ lệ số
đơn thuốc, hồ sơ bệnh án sai quy định giúp cho phần kê đơn, chỉ định thuốc
được thuận tiện.
Tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh Thái Nguyên năm 2014 sử
dụng thuốc nhập khẩu chiếm 63,54%, thuốc nội chiếm 36,46%, điều đó cho
ta thấy tỷ lệ thuốc ngoại và thuốc nội chênh lệch nhau quá lớn[26].
8


Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện
đa khoa huyện Phù Ninh năm 2012 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh có
kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ trung bình là
25,4% trên tổng giá trị tiền thuốc sử dụng . Tương ứng tại bệnh viện C Thái

Nguyên năm 2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao
nhất (33%) trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng[25].
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC TRONG
BỆNH VIỆN
Để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý và sử dụng thuốc tại các
Bệnh viện. Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 8 tháng
8 năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh
viện. HĐT & ĐT bệnh viện có chức năng tư vấn cho Giám đốc về sử dụng
thuốc nhằm mục đích sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế và
tiện dụng dễ tìm, dễ cung ứng. Theo hướng dẫn của thông tư số
21/2013/TT-BYT, Hội đồng thuốc sử dụng 4 phương pháp sau để phân tích
các dữ liệu tổng hợp, quản lý danh mục thuốc và phát hiện các vấn đề trong
sử dụng thuốc gồm:
* Phân tích ABC.
* Phân tích VEN
* Phân tích nhóm điều trị.
* Liều xác định trong ngày.
1.2.5. Phương pháp phân tích ABC
1.2.5.1. Khái niệm.
hân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng
thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào
chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện.

9


1.2.5.2. Ý nghĩa.
Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường để:
- Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí thấp hơn.

- Tìm ra những liệu pháp điều trị để thay thế.
- Thương lượng với nhà cung cấp hoặc tổ chức đấu thầu giữa các nhà
cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức
khỏe của cộng động và từ đó phát hiện những điểm chưa hợp lý trong sử
dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật.
Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục
thuốc thiết yếu của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho một chu kỳ
trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể ứng dụng cho một
đợt đấu thầu hoặc nhiều đợt đấu thầu.
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là thuốc trong
nhóm A cần phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc
không có danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ
điều trị có hiệu lực tương đương nhưng giá thành rẻ hơn. Trong một số
trường hợp, phân tích ABC cần phải được sử dụng cả những số liệu về giá
thành, các biệt dược và các chi phí điều trị khác như tiền bơm
tiêm.vv…Phân tích ABC cũng có thể được sử dụng đề đánh giá một phác
đồ điều trị khi tất cả các thuốc sử dụng có hiệu quả tương đương[20][35].
1.2.6. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)
Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như
mong muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa
chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc
10


được phân chia tùy theo tác dụng thành các hạng mục sống còn, thiết yếu
và không thiết yếu. Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu
lực điều trị và khả năng sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và
phân tích nhóm điều trị chỉ có thể so sánh những thuốc có cùng chung hiệu

lực điều trị[35].
1.2.7. Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị
Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị giúp:
+ Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và
chi phí nhiều nhất.
+ Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề
sử dụng thuốc bất hợp lý.
+ Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu
thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể ví dụ sốt rét và sốt
xuất huyết.
+ Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu
quả cao nhất trong các nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều
trị thay thể.
Các bước phân tích nhóm điều trị cũng giống như phân tích ABC,
một số ít nhóm điều trị có chi phí cao chiếm phần lớn chi phí. Có thể tiến
hành cả bước phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm có chi phí điều trị cao để
xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí thấp,
hiệu quả cao.
Việc phân tích ABC/VEN đã được đưa vào thông tư số 21/2013/TTBYT ban hành ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế là một trong những phương
pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc và là bước đầu trong quy
trình xây DMTBV[12].

11


1.2.8. Thực trạng về giám sát danh mục thuốc sử dụng
Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing
không lành mạnh dẫn đến trong DMT của bệnh viện có nhiều tên thuốc
khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là kháng sinh, nhiều loại thuốc
bổ trợ điều trị .vv. Điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng

kháng sinh, thuốc hỗ trợ kê quá nhiều cho người bệnh, dẫn đến nhiều tương
tác khi điều trị. Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp pháp và
giám sát sử dụng thuốc. Hoạt động quảng cáo thuốc sản xuất trong nước
chưa thực sự phổ biến dẫn đến hạn chế lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh
viện[31].
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 01/TTLT-BYTBTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở Y tế, có nhiều cơ hội
cho thuốc sản xuất trong nước trúng thầu. Từ khi đấu thầu mua thuốc theo
thông tư này, giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động, trong
thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh
viện, giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt
bằng chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không
cung ứng thuốc, chịu phạt do sai hợp đồng.
Việc xây dựng DMT trong bệnh viện chưa chú trọng đến nguyên tắc
“ưu tiên thuốc sản xuất trong nước đạt chất lượng, ưu tiên chọn thuốc
genergic, thuốc của những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP”[9]. Việc sử
dụng thuốc ngoại nhập, biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là những
loại thuốc của công ty Dược phẩm phân phối độc quyền nhất là ở các bệnh
viện lớn dẫn đến vượt quá khả năng chi trả của người bệnh và quỹ bảo
hiểm Y tế. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam cho biết tính
đến hết năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên tới
hơn 1.696 triệu USD tăng gần 19% so với năm 2008. Điều này có nghĩa
12


tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh, một là số
lượng bệnh tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn và hai là giá thuốc đã tăng
cao kéo theo chi phí bỏ ra cũng tăng theo. Năm 2009, quỹ BHYT bị thâm
hụt gần 2.000 tỷ đồng .
Trong những năm gần đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cơ cấu
DMT Bệnh viện và sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng

thuốc sản xuất trong nước còn chiếm tỷ lệ thấp đặc biệt là bệnh viện tuyến
Trung ương, sử dụng các thuốc nhóm VE còn chiếm tỷ lệ cao cần phải xem
xét loại bỏ bớt nhằm tiết giảm chi phí thuốc trong điều trị[35]. Đây vẫn còn
là vấn đề nan giải cần có những chấn chỉnh không chỉ từ phía các bệnh viện
mà cần có sự vào cuộc của toàn ngành Y tế.
Trước bất cập nêu trên của các bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài này với mong nuốn có được đánh giá chính xác nhất về cơ cấu
DMT sử dụng tại bệnh viện.
1.3. Một vài nét về Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An
1.3.1. Lịch sử hình thành
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An được thành lập năm 1954 và
trực thuộc Sở Y tế Nghệ An, có chức năng và nhiệm vụ khám, điều trị bệnh
Lao, Lao/HIV,các bệnh liên quan đến Hô hấp, Phổi và chỉ đạo thực hiện
mục tiêu chương trình chống Lao trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Để
đáp ứng cho công tác khám và điều trị phục vụ nhân dân thì bệnh viện luôn
được cấp trên quan tâm và đầu tư cả về con người và cơ sở vật chất, trang
thiết bị máy móc. Tháng 3 năm 2016 bệnh viện được nâng hạng lên bệnh
viện hạng II.
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và Cơ cấu nhân lực bệnh viện
- Cấp cứu – khám chữa bệnh

13


- Đào tạo cán bộ y tế
- Nghiên cứu khoa học về y học
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
- Phòng bệnh
- Hợp tác quốc tế
- Quản lý kinh tế y tế

Năm 2015 bệnh viện được giao 275 giường bệnh, có 214 cán bộ viên
chức trong đó có 01 Bác sỹ chuyên khoa II, 02 Thạc sỹ, 9 Bác sỹ chuyên
khoa I, 38 Bác sỹ, 03 Dược sỹ ĐH, 10 Dược Sỹ trung cấp, ĐH điều dưỡng
và ĐH khác là 35, có 84 Y sỹ, KTV, NHS, điều dưỡng TH và 32 cán bộ
khác.Bệnh viện có 6 phòng chức năng, 5 khoa cận lâm sàng và 7 khoa lâm
sàng.
1.3.3. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015
Mô hình bệnh tật của bệnh viện được phân loại theo bảng phân loại
quốc tế bệnh thật lần thứ 10 (ICD) .
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của BV Lao và Bệnh phổi Nghệ An năm 2015
TT

Các bệnh thường gặp

Mã ICD-

Số ca

Tỷ lệ (%)

10

1

Viêm phổi

J12.9

2652


37,2

2

Bệnh Lao

A15.0

2326

32,6

3

COPD (Các loại)

J44

808

11,3

4

U phổi

C32

356


5,0

5

Bệnh khác của hệ hô hấp

J95 – J99

581

4,5

6

Hen phế quản (Các loại)

J45

276

3,9

7

Nhiễm HIV

B20

14


125

1,7


Qua bảng thống kê mô hình bệnh tật tại Bệnh viện cho thấy bệnh
viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất đến 37,2% với số ca mắc bệnh lên đến
2652, tiếp theo là bệnh lao 32,6% sau đó đến bệnh COPD, U phổi, Bệnh
khác của hệ hô hấp, hen phế quản và nhiễm HIV.
1.3.4. Chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của khoa dược Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An
Ngày 10/9/201, Bộ Y tế ban hành thông tư 22/2011/TT-BYT quy
định tổ chức hoạt động của khoa dược bệnh viện. Từ đó, khoa dược Bệnh
viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An đã nghiêm cứu thực hiện với những quy
định cụ thể như sau :
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám
đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám
đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo
cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực
hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
1.3.4.1. Các bộ phận chính của Khoa
- Hành chính khoa và thống kê
- Nghiệp vụ dược ;
- Tổ Kho, Tổ cấp phát ;
- Đơn vị Dược lâm sàng, thông tin thuốc, Cảnh giác Dược và ADR...
- Nhà thuốc bệnh viện.
1.3.4.2. Sơ đồ tổ chức của khoa Dược
Khoa Dược năm 2015 có 13 cán bộ nhân viên trong đó có 03 DSĐH và
10 dược sĩ trung học (DSTH) được bố trí làm việc theo sơ đồ sau:


15


×