Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc tân dược tại công ty cổ phần dược vật tư y tế thanh hóa năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 100 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI

PHÂN TÍCH CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
THUỐC TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP 1

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI

PHÂN TÍCH CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
THUỐC TÂN DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP 1
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý Dược
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Phan
Thời gian thực hiện: Từ 7/2016 đến 11/2016

HÀ NỘI 2016




LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, người đã gợi ý
cho tôi trong việc tìm hướng đi cho đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Lê Ngọc Phan, người đã hướng dẫn tận tình
chu đáo chỉ bảo nhiều ý kiến sâu sắc giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths Vũ Thùy Dương, người đã trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý và
Kinh tế dược, phòng Sau đại học, Ban Giám hiệu cùng toàn thể các thầy giáo cô
giáo trường đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Phòng Tổ chức, phòng Kế
hoạch kinh doanh, phòng Đảm bảo chất lượng, phòng Kế hoạch sản xuất,
phòng Nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần Dược -Vật tư Y tế Thanh Hóa đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, thông tin đầy đủ và chính xác
để tôi thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẽ những khó
khăn để tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, chồng và những
người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 11 năm 2016
Học viên

Lê Thị Mai



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1.

Thực trạng thị trường thuốc tại Việt Nam ................................................3

1.1.1.

Trình độ phát triển trên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới ..............3

1.1.2.

Thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu ..................3

1.2.

Cơ cấu giá thành sản xuất trong nước.......................................................4

1.2.1.

Chi phí sản xuất ......................................................................................5


1.2.2.

Chi phí bán hàng ...................................................................................10

1.2.3.

Lợi nhuận ..............................................................................................11

1.2.4.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) ................................................................11

1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuốc trong nước ....................................12

1.3.1.

Sự biến động của giá nguyên liệu trong sản xuất thuốc .......................12

1.3.2.

Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ ...........................................................12

1.3.3.

Sự tăng giá nhiên liệu trong sản xuất ....................................................12

1.3.4.


Các yếu tố khác .....................................................................................12

1.4.

Một vài nét về Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa..........13

1.4.1.

Thông tin chung về công ty ..................................................................13

1.4.2.

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ...............................................................14

1.4.3.

Một số kết quả đạt được........................................................................14

1.4.4.

Sơ đồ tổ chức của công ty .....................................................................15

1.4.5.

Sản phẩm sản xuất tại công ty ..............................................................17

1.4.6.

Cách tính giá thành sản xuất tại công ty ...............................................17


1.5.

Một số đề tài liên quan ..............................................................................17


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 21
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................21

2.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................21

2.2.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................21

2.2.3.

Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................21

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................23

2.2.1.

Thiết kế nghiên cứu ..............................................................................23


2.2.2.

Biến số nghiên cứu ...............................................................................23

2.2.3.

Phương pháp thu thập số liệu................................................................26

2.2.4.

Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................28

2.2.5.

Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 31
3.1.

Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm .........................31

3.2.

Phân tích cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu ................................................33

3.2.1.

Cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo từng khoản mục phí ...................33

3.2.2.


Cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo dạng bào chế ..............................36

3.3.

Phân tích cơ cấu chi phí tá dược theo dạng bào chế ..............................39

3.3.1.

Cơ cấu chi phí tá dược trong viên nén ..................................................39

3.3.2.

Cơ cấu chi phí tá dược trong viên nén bao phim ..................................42

3.3.3.

Cơ cấu chi phí tá dược trong viên nang cứng .......................................45

3.3.4.

Cơ cấu chi phí tá dược trong thuốc bột pha hỗn dịch uống ..................47

3.4.

Phân tích cơ cấu chi phí bao bì theo quy cách đóng gói ........................50

3.4.1.

Cơ cấu chi phí bao bì dạng lọ ...............................................................50


3.4.2.

Cơ cấu các khoản mục phí trong chi phí bao bì dạng vỉ .......................51

3.4.3.

Cơ cấu chi phí bao bì dạng gói bột .......................................................53

Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 56
4.1.

Về cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm .....................................56

4.2.

Về cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu ...........................................................57

4.2.1.

Về cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo từng khoản mục phí ..............57

4.2.2.

Về cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo dạng bào chế .........................59


4.3.

Về cơ cấu chi phí tá dược theo dạng bào chế ..........................................59


4.3.1.

Về cơ cấu chi phí tá dược trong viên nén .............................................59

4.3.2.

Về cơ cấu chi phí tá dược trong viên nén bao phim .............................61

4.3.3.

Về cơ cấu chi phí tá dược trong viên nang ..........................................61

4.3.4.

Về cơ cấu chi phí tá dược trong thuốc bột pha hỗn dịch uống .............61

4.4.

Về cơ cấu chi phí bao bì theo quy cách đóng gói ....................................62

4.4.1.

Về cơ cấu chi phí bao bì dạng lọ ..........................................................62

4.4.2.

Về cơ cấu chi phí bao bì dạng vỉ ..........................................................62

4.4.3.


Về cơ cấu chi phí bao bì dạng gói ........................................................63

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

BB

Bao bì

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CP


Chi phí

DN

Doanh nghiệp

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

GMP

Good Manufacturing Practice

Thực hành sản xuất tốt

GLP

Good Laboratory Practice

GSP

Good storage practice

Thực hành tốt bảo quản thuốc

GPs

Good Practices


Các thực hành tốt

Thực hành tốt phòng kiểm
nghiệm

GTGT

Giá trị gia tăng

KHSX

Kế hoạch sản xuất

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

KD – XNK

Kinh doanh – Xuất nhập khẩu

NPL

Nguyên phụ liệu

NLC

Nguyên liệu chính

NXB


Nhà xuất bản

NCPT

Nghiên cứu phát triển

PGS. TS

Phó giáo sư – Tiến sỹ

PVC

Polyvinyl chlorua

QĐ – BYT
R&D

Quyết định – Bộ Y tế

TT – BTC

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển
Thông tư –Bộ tài chính
Trách nhiệm hữu hạn 1 thành

TNHH MTV


viên


TD

Tá dược

TSCĐ

Tài sản cố định

TS

Tiến sỹ

Ths

Thạc sỹ

UNCTAD

UNIDO
WHO

United Nations Conference on Hội nghị liên hiệp quốc về
Trade and Development
United

Nations


thương mại và phát triển

Industrial Tổ chức phát triển công nghiệp

Development Organization

Liên Hợp Quốc

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng sản phẩm thuốc viên sản xuất năm 2015……

17

Bảng 1.2. Một số đề tài liên quan………………………………...

18

Bảng 2.3. Danh mục thuốc nghiên cứu…………………………..

21

Bảng 2.4. Các biến số nghiên cứu………………………………...

23


Bảng 2.5. Phương pháp thu thập số Liệu........................................

26

Bảng 2.6. Các chỉ số nghiên cứu.....................................................

29

Bảng 3.7. Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm…………

31

Bảng 3.8. Cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo từng khoản mục
phí…………………………………………………………………

33

Bảng 3.9. Cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu theo dạng bào chế …...

37

Bảng 3.10. Cơ cấu chi phí tá dược trong viên nén ……………….

40

Bảng 3.11. Cơ cấu chi phí tá dược trong viên nén bao phim……..

43

Bảng 3.12. Cơ cấu chi phí tá dược trong viên nang cứng………...


46

Bảng 3.13. Cơ cấu chi phí tá dược trong thuốc bột pha hỗn
dịch uống…………………………………………………………

48

Bảng 3.14. Cơ cấu chi phí bao bì dạng lọ ………………………..

50

Bảng 3.15. Cơ cấu chi phí bao bì dạng vỉ ………………………..

52

Bảng 3.16. Cơ cấu chi phí bao bì dạng gói ………………………

54


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nước……………………...

4

Hình 1.2. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất……………………...

5


Hình 1.3. Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty CP Dược - VTYT
Thanh Hóa………………………………………………………........
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ trọng chi phí nguyên phụ liệu theo dạng
bào chế………………………………………………………………..
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phí trong chi phí tá dược
của viên nén…………………………………………………………..
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phí trong chi phí tá dược
của viên nén bao phim………………………………………………..
Hình 3.7. Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phí trong chi phí tá dược
của viên nang cứng…………………………………………………...
Hình 3.8. Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phí trong chi phí tá dược
của thuốc bột pha hỗn dịch uống……………………………………..
Hình 3.9. Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phí trong chi phí bao bì
dạng lọ…………………………………………………………
Hình 3.10. Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phí trong chi phí bao bì
dạng gói…………………………………………………………

16

38

41

44

47

49

51


55


ĐẶT VẤN ĐỀ

Thuốc là loại hàng hoá đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng và
sức khoẻ của con người. Cũng như các loại hàng hoá khác, thuốc được sản
xuất và trao đổi mua bán trên thị trường và do vậy nó cũng chịu sự tác động
của các yếu tố thị trường như: yếu tố giá cả, yếu tố cạnh tranh và yếu tố lợi
nhuận. Tuy nhiên, thuốc khác với các loại hàng hoá khác bởi vì nó tác động
trực tiếp tới tính mạng và sức khoẻ người bệnh, mặt khác việc quyết định sử
dụng thuốc lại không phải do người bệnh quyết định mà do thầy thuốc chỉ
định. Do vậy không thể coi thuốc như những loại hàng hoá thông thường khác
là việc cung ứng thuốc chỉ đơn thuần tuân theo các quy luật của thị trường, mà
cần phải có sự tham gia quản lý của nhà nước ở tất cả các khâu từ sản xuất,
xuất nhập khẩu, cung ứng tồn trữ và đặc biệt là sử dụng, trong đó bao gồm cả
quản lý về giá thuốc.
Giá thuốc ngoài sự phản ánh các chi phí, lợi nhuận của nhà sản xuất, nó còn
mang ý nghĩa lớn lao về sự nhân đạo. Tuy nhiên trong những năm vừa qua, bên
cạnh những bước tiến quan trọng của ngành Dược Việt Nam trong sản xuất, cung
ứng đảm bảo chất lượng thuốc thì vấn đề giá thuốc và quản lí nhà nước về giá vẫn
luôn là một vấn đề “nóng” được xã hội quan tâm. Giá thuốc liên tục tăng, ngoài
những nguyên nhân khách quan như sự tăng giá của nguyên vật liệu, xăng dầu,
điện, sự biến động của tỷ giá đồng ngoại tệ... còn có nguyên nhân chủ quan từ phía
các doanh nghiệp đó là để thực hiện mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp luôn tìm
cách lợi dụng những kẽ hở về mặt pháp lý nhằm tìm cách tăng giá thuốc. Giá thuốc
được hình thành từ các loại chi phí trong sản xuất, các loại chi phí trong lưu thông
và yếu tố lợi nhuận do thị trường tác động.
Hiện tại, tôi đang công tác tại phòng nghiên cứu và phát triển của công ty,

chuyên phụ trách về nhóm thuốc tân dược, cụ thể là các sản phẩm thuộc xưởng
thuốc viên. Trong quá trình nghiên cứu một sản phẩm thuốc (thuốc generic) thì có
thể có nhiều công thức cùng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Các công thức này sẽ được
gửi lên phòng Kế hoạch sản xuất để tính giá thành sản xuất sơ bộ và công thức được
1


chọn là công thức vừa đảm bảo chất lượng thuốc tốt vừa đảm bảo giá thành sản xuất
hợp lý. Vì vậy, các chi phí hình thành nên giá thuốc luôn là vấn đề được quan tâm
và câu hỏi đặt ra là yếu tố nào ảnh hưởng lớn đến giá thành sản xuất thuốc và làm
thế nào để giảm giá thành sản xuất? Để góp phần giải quyết vấn đề này, chúng tôi
tiến hành làm đề tài sau: “Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc tân dược tại
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2015” với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích các chi phí cấu thành giá thành sản xuất của một số thuốc tân dược sản
xuất tại công ty năm 2015.
2. Phân tích cơ cấu chi phí nguyên phụ liệu, cơ cấu chi phí tá dược theo từng dạng
bào chế và cơ cấu chi phí bao bì theo quy cách đóng gói của một số thuốc tân
dược sản xuất tại công ty năm 2015.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng thị trường thuốc tại Việt Nam
1.1.1. Trình độ phát triển trên bản đồ thị trường dược phẩm thế giới
Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ chức Phát triển
Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5 mức phát
triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên
Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc
gia theo 4 cấp độ:

- Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.
- Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc generic; đa số thuốc phải nhập khẩu.
- Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu
được một số dược phẩm.
- Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở gần cấp
độ 3 theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5 mức phát triển
của UNIDO thì công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở mức 3, nghĩa là “công
nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”.
Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự
đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Vì vậy, tính đến thời
điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh
bán tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100
tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ đủphục vụ nhu cầu của doanh nghiệp trước
áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ [5].
1.1.2. Thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu
Công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử
dụng thuốc tân dược của người dân và 50% còn lại phải nhập khẩu, chưa kể nhập
khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Tổng giá trị nhập khẩu
thuốc năm 2013 trên 1,8 tỷ USD, trong khi năm 2008 con số này chỉ mới 864 triệu
USD, tăng hàng năm trong giai đoạn 2008 – 2013 là 18% [20].

3


Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu
sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu. Theo các số liệu thống kê
của Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế và Cục quản lý dược, 90% nguyên liệu sản xuất
dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu [5]. Năm 2013, thuốc nhập vào Việt
Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp, Ấn Độ và Hàn Quốc…, còn nguyên liệu để

sản xuất thuốc đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt là 52% và 16%
tổng giá trị nhập khẩu [20]. Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung Quốc
do nguồn cung tại Việt Nam không đủ đáp ứng và nhiều loại thảo dược không thể
trồng tại Việt Nam do khí hậu không phù hợp, 10% nguyên liệu còn lại chủ yếu tập
trung vào các loại thảo dược khác phổ biến tại Việt Nam như Artiso, Đinh Lăng,
Cam Thảo, Cao Ích Mẫu, Diệp Hạ Châu…[4], [19].
1.2. Cơ cấu giá thành sản xuất trong nước
Thuốc là hàng hóa đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng
người bệnh. Vì vậy, đối với giá cả của thuốc ngoài sự phản ánh các chi phí, các lợi
nhuận của nhà sản xuất còn mang ý nghĩa lớn lao về sự nhân đạo. Trên cơ sở tính
giá thành sản phẩm, việc định giá bán có vai trò quan trọng trong việc phục vụ cho
điều trị bệnh tật đồng thời cũng là một yếu tố then chốt trong chiếm lĩnh và mở rộng
thị trường và đạt được các mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp [2].
Giống như các loại hàng hóa khác, cơ cấu giá thuốc sản xuất bao gồm các
khoản mục như trong thông tư số 154/2010/TT-BTC ngày 01/10/2010 của Bộ tài
chính về việc ban hành quy chế tính giá tài sản, hàng hóa dịch vụ. Có thể khái quát
cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nước như hình sau [3]:
CƠ CẤU GIÁ THUỐC SẢN XUẤT
TRONG NƯỚC

Chi phí sản
xuất

Chi phí bán
hàng

Lợi nhuận dự
kiến

Thuế GTGT


Hình 1.1. Cơ cấu giá thuốc sản xuất trong nước

4


1.2.1. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các
chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra tiến hành các hoạt động sản xuất trong
một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền [21].
Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản xuất của thuốc (còn gọi là giá
thành công xưởng), bao gồm các khoản mục phí như hình sau [13]:

CP bao bì

CP nguyên
liệu chính

CP tá dược

Chi phí NPL
Chi phí
khác

Chi phí
nhiên liệu
Chi phí
sản xuất

Chi phí

R&D

CP khấu
hao TSCĐ
CP tiền
lương

Hình 1.2. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất
1.1.1.1. Chi phí nguyên phụ liệu
Chi phí nguyên phụ liệu (NPL) bao gồm chi phí nguyên liệu chính (còn gọi là
hoạt chất, là thành phần chính trong công thức thuốc tạo ra các tác dụng dược lý của
thuốc), chi phí tá dược (thành phần được thêm vào để đảm bảo công thức thuốc, tuy
không có tác dụng điều trị nhưng nó góp phần tạo ra công thức thuốc theo dạng bào
chế mà sản xuất mong muốn), chi phí bao bì đóng gói (có tác dụng bảo vệ, tạo hình
dạng ngoài của thuốc, tạo tính thẩm mỹ và thương hiệu cho sản phẩm) [8], [15].
a. Chi phí nguyên liệu chính: Nguyên liệu chính tạo ra tác dụng trong một công
thức thuốc. Nguyên liệu chính thường có tỷ lệ không lớn trong các thành phần của
5


một công thức thuốc nhưng cũng là thành phần chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá
thành thuốc.
Các nguyên liệu chính phần lớn được xét phân loại theo nhóm tác dụng dược
lý. Theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/2/2008 về danh mục thuốc chữa
bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, có 27 nhóm điều trị, trong đó 3
nhóm điều trị chủ yếu là kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau và vitamin.
b. Chi phí tá dược:
Tá dược là thành phần thêm vào để đảm bảo công thức thuốc, tuy không có tác
dụng điều trị nhưng nó góp phần tạo ra một công thức thuốc theo dạng bào chế mà
nhà sản xuất mong muốn.

Tùy theo các dạng bào chế khác nhau là tá dược được chia thành các loại khác
nhau. Đối với thuốc viên có thể chia thành: Tá dược độn, tá dược bao trơn, tá dược
siêu rã, tá dược bao phim, tá dược tạo hương, tá dược tạo màu....Đối với thuốc bột
có tá dược độn, tá dược điều vị...Đối với viên nang có vỏ nang và tá dược bao trơn...
c. Chi phí bao bì: Bao bì có tác dụng bảo vệ, tạo dạng dùng cho thuốc. Ngoài ra nó
còn có vài trò thẩm mỹ và tạo thương hiệu cho sản phẩm. Bao bì có bao bì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc và bao bì khác. Tùy theo từng dạng quy cách đóng gói mà có các
loại bao bì tiếp xúc trực tiếp khác nhau. Đối với quy cách dạng vỉ thì bao bì tiếp xúc
trực tiếp là màng nhôm, màng PVC. Đối với quy cách dạng lọ thì bao bì tiếp xúc
trực tiếp là lọ nhựa còn đối với quy cách gói bột thì bao bì tiếp xúc trực tiếp là màng
phức hợp....
Chi phí NPL chiếm tỷ trọng cao trong chí phí sản xuất thuốc. Đối với thuốc
sản xuất trong nước tỷ trọng này thường chiếm trên 70%. Kết quả từ một nghiên
cứu được tiến hành năm 2007 cho thấy tại công ty Cổ phần Dược phẩm Hải Phòng
chi phí này chiếm 71,26% so với doanh thu và chiếm 83,4% so với chi phí sản xuất
[10]. Một nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy một số thuốc sản xuất trong nước chi
phí nguyên phụ liệu cũng chiếm từ 52,0% đến 96,1% so với giá thành sản xuất [23],
cũng theo một nghiên cứu vào năm 2013 cho thấy tại công ty cổ phần Dược – Vật
tư y tế Thanh Hóa chi phí này chiếm trên 80% so với chi phí sản xuất [8]. Với mức

6


tỷ trọng cao như vậy thì mọi biến động về chi phí nguyên phụ liệu đều gây ra những
biến động về giá thành sản xuất thuốc cũng như giá bán thuốc.
Mặt khác, các nguyên phụ liệu, đặc biệt là nguyên liệu chính đều phải nhập
khẩu (trên 90%) do công nghệ sản xuất trong nước còn yếu. Hệ quả tất yếu là chí
phí nguyên phụ liệu sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như biến động
giá nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ (đồng Đô la hay đồng Euro), khung thuế
suất nhập khẩu...

1.1.1.2. Chi phí tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người
lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp [13]. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ
yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế
để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất
lao động. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động là yếu
tố cấu thành nên giá sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp
cần phải sử dụng sức lao động hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương.
Chi phí tiền lương trong ngành Dược là khoản tiền trả cho người lao động trực
tiếp tham gia quản lý và sản xuất trực tiếp như tiền lương chính, lương phụ và các
khoản phụ cấp (phụ cấp độc hại, phụ cấp làm đêm hoặc làm thêm giờ…) cộng với
các khoản đóng góp khác như BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí công
đoàn… [2], [21].
Hiện nay chi phí tiền lương của ngành Y tế, trong đó có ngành Dược được xếp
vào hàng trung bình so với các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Chí phí về lương
cho sản xuất dược phẩm nước ta chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn trong cơ cấu giá
thành thuốc, tỷ trọng mức cao nhất chỉ chiếm khoảng 5 – 10% giá thành sản xuất.
Trong khi đó mức thu nhập của công nhân sản xuất dược trên thế giới thường chiếm
đến 15 – 20% giá thành sản xuất [1].
Chí phí nhân công trực tiếp (chi phí tiền lương) là một yếu tố cấu thành giá
thành sản xuất thuốc nên khi lương tăng sẽ kéo theo giá thuốc tăng. Tuy nhiên, theo
quan điểm hiện nay con người là vốn nhân lực – nhân tố quyết định thành bại của
7


danh nghiệp. Vì vậy, tăng mức sống, thu nhập của cán bộ công nhân chính là chiến
lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
1.1.1.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) trong quá trình sản xuất là phần tài sản cố

định bị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm trong kỳ kinh doanh.Tùy
thuộc vào nguyên giá TSCĐ, số năm sử dụng và chiến lược kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp mà mức khấu hao cho mỗi loại là khác nhau.Với việc đổi mới dây
chuyền sản xuất và quy định GMP trong sản xuất dược phẩm thì mức khấu hao và
giá trị khấu hao chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu giá thành sản xuất. Đối
với các doanh nghiệp sản xuất trong nước chi phí này thường chiếm dưới 10% chi
phí sản xuất. Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2012 tại công ty cổ phần
Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, chi phí này chiếm 2,24% trong chi phí sản xuất.
Trong sản xuất dược phẩm TSCĐ được tính khấu hao bao gồm:
- TSCĐ hữu hình: Nhà xưởng, máy móc (máy dập viên, máy đóng nang, máy sấy
tầng sôi, máy ép vỉ, lò hơi, hệ thống máy tạo hoàn cứng tự động,…)
- TSCĐ vô hình: Hợp đồng chuyển giao công nghệ của các hãng dược phẩm lớn
quốc tế, các bảo hộ độc quyền sáng chế, các đề tài ứng dụng các nghiên cứu khoa
của các các viện trong nước, của các bộ môn khoa học của các trường đại học Y Dược [8].
Hiện nay với yêu cầu các nhà máy sản xuất dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn
GMP – WHO, việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới đạt yêu cầu là một sự đầu tư
không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc, ước tính trung bình cho việc
xây dựng và thẩm định một dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP – WHO ít nhất phải
mất 40 – 70 tỷ. Vì vậy khấu hao hợp lý TSCĐ là biện pháp quan trọng để bảo toàn
vốn cố định giúp cho các doanh nghiệp dược thu hồi đủ vốn khi TSCĐ hết thời gian
sử dụng, thực hiện kịp thời được việc thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ. Và
điều quan trọng là xác định đúng đắn giá thành sản phẩm, đánh giá được kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [13].

8


1.1.1.4. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)
Nghiên cứu và phát triển là khâu đầu tiên của việc định hình và ra đời một sản
phẩm mới. Tại các nước phát triển, hoạt động R&D trong ngành dược rất dược rất

được chú trọng. Đối với ngành công nghiệp nói chung và đối với các hãng dược
phẩm lớn nói riêng thì R&D là một khâu không thể thiếu nhằm nghiên cứu ra các
loại thuốc mới đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng đa dạng của con người. Tuy
nhiên R&D không chỉ là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều thời gian và công sức
mà nó còn là một quá trình tốn kém. Mặc dù vậy các hãng dược phẩm lớn hàng năm
đều bỏ ra khoản chi phí không nhỏ cho công tác này. Đó chính là mục tiêu lợi
nhuận khổng lồ do các sản phẩm mới đem lại. Tại Việt Nam công tác R&D lại chưa
được quan tâm và phát triển đúng mức, một phần do nguồn lực có hạn của các
doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước.
Mỗi năm các nước trên thế giới đã giành cho quỹ nghiên cứu và phát triển
phẩm hơn 75 tỷ USD; Đứng đầu là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Đặc biệt tại Nhật
Bản và một số quốc gia, chính phủ đã hỗ trợ công tác nghiên cứu và phát triển bằng
ngân sách quốc gia và khấu trừ thuế cho phần chi phí R&D tính vào giá thành của
thuốc. Các thuốc biệt dược mới xuất hiện lần đầu giá thường đắt, điều này là do các
hãng dược phẩm nước ngoài đã phải đầu tư rất lớn cho nghiên cứu, để phát minh ra
một loại thuốc mới và đưa vào sử dụng cần ít nhất 1 – 2 tỷ USD và thời gian
khoảng 10 – 20 năm. Chi phí dành cho nghiên cứu và phát triển của các hãng dược
phẩm nổi tiếng thường chiếm từ 5 – 20% doanh số bán [11], [24].
Việc nghiên cứu, phát minh ra một loại thuốc mới cần rất nhiều thời gian và
đòi hỏi chi phí rất lớn. Thời gian trung bình để phát minh và đưa vào sử dụng một
loại thuốc mới khoảng 10 – 20 năm. Trong khi đó ở nước ta hiện nay, đầu tư cho
nghiên cứu và phát triển đối với các doanh nghiệp sản xuất dược mới chỉ ở mức
khiêm tốn và hầu hết chỉ là hoạt động để tạo ra các dạng bào chế ổn định từ các hoạt
chất gốc có tác dụng điều trị mà hầu như không có nghiên cứu tìm hoạt chất mới
(do yếu tố công nghệ và vốn). Chính vì vậy ở Việt Nam chi phí này thường không
cao. Theo một nghiên cứu năm 2012 tại công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh
Hóa cho thấy chi phí này chỉ chiếm 1,33% so với chi phí sản xuất [8].
9



1.1.1.5. Chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với quy trình sản xuất dược
phẩm. Các nhiên liệu được dùng trong quy trình chiết xuất và chế biến dược liệu,
trong vận hành máy móc ở các công đoạn của quy trình sản xuất thuốc. Các nhiên
liệu thường dùng bao gồm: điện, xăng dầu, than đá. Sự biến động giá những loại
nhiên liệu này đóng góp vào sự biến động giá thành sản xuất thuốc cũng như giá
bán thuốc.
Do giá xăng dầu và nhiên liệu trong nước được điều chỉnh theo giá thị trường
thế giới nên sau mỗi đợt biến động giá xăng dầu thì chi phí nhiên liệu lại thay đổi,
đây cũng là một trong những nguyên nhân làm thay đổi giá thành sản xuất, đồng
thời làm thay đổi giá thành tiêu thụ thuốc.
1.1.1.6. Chi phí khác
Các chi phí khác cấu thành nên giá thành công xưởng của thuốc như: chi phí
vật rẻ tiền mau hỏng, các vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong phân xưởng, chi phí
sửa chữa TSCĐ thuê ngoài,…của phân xưởng, bộ phận sản xuất.
1.2.2. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hành còn gọi là chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông là thể hiện
bằng tiền của hao phí lao động trong quá trình đưa sản phẩm hàng hóa từ nơi sản
xuất đến tay người tiêu dùng [2]. Theo đó, đối với các doanh nghiệp sản xuất Dược
thì sản phẩm hàng hóa ở đây được hiểu là thuốc.
Nếu phân loại theo tính chất thì chi phí lưu thông bao gồm chi phí lưu thông
thuần túy và chi phí lưu thông bổ sung. Chi phí lưu thông thuần túy là các chi phí
chỉ có quan hệ với việc mua và bán hàng (như chi phí sổ sách, kế toán, quảng cáo,
tiền lương của nhân viên bán hàng...), các chi phí này không làm tăng thêm giá trị
hàng hóa. Chi phí lưu thông bổ sung là chi phí để tiếp tục thực hiện quá trình sản
xuất trong lưu thông (như đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản hàng hóa...), chi
phí này có tính chất sản xuất và làm tăng giá trị hàng hóa [2], [13].
Nếu phân loại theo mối quan hệ với doanh số thì chi phí lưu thông bao gồm
chi phí lưu thông trực tiếp và chi phí lưu thông gián tiếp. Chi phí lưu thông trực tiếp
biến đổi theo doanh số, chi phí này tăng giảm theo sự tăng giảm của doanh số, ví

10


dụ: Chi phí vận chuyển. Chi phí lưu thông gián tiếp là chi phí mà khi doanh số tăng
nó cũng tăng nhưng tăng không đáng kể. Ví dụ: lương của người quản lý.
Nếu phân loại theo công dụng thì chi phí lưu thông có: Chi phí vận chuyển
(tiền thuê phương tiện, người vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho hàng, bến bãi); chi
phí chọn lọc và đóng gói hàng hóa; chi phí hư hao trong phạm vi định mức; chi phí
quản lý hành chính (tiền lương của người lao động gián tiếp, tiền văn phòng
phẩm...) [2].
1.2.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh
doanh. Đây là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động
của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của
doanh nghiệp đưa lại.
Lợi nhuận hay lợi nhuận dự kiến mà các doanh nghiệp sử dụng để tính toán
giá thành sản phẩm (giá thành tiêu thụ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó phải
kể đến yếu tố độc quyền trong sản xuất và phân phối sản phẩm. Yếu tố thứ 2 phải
tính đến là mức độ đầu tư cho sản phẩm và mức bù đắp các chi phí sản xuất sản
phẩm. Yếu tố tiếp theo là sự biến động của thị trường và nhu cầu sự dụng của người
tiêu dùng [23].
1.2.4. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuốc cũng như các hàng hóa khác, cũng phải chịu mức thuế suất áp dụng
chung - hoặc thấp hơn đối với các thuốc nằm trong danh mục thuốc ưu đãi về thuế
suất. Các loại thuế áp dụng cho dược phẩm và các nguyên phụ liệu sử dụng dùng
cho sản xuất thuốc bao gồm: Thuế suất thuế nhập khẩu (đối với hàng nhập khẩu),
thuế giá trị gia tăng (đối với bất kỳ sản phẩm nào lưu thông trên thị trường) nếu có
phát sinh giá trị so với giá trị ban đầu của hàng hóa.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thuốc thành phẩm: khi hạch

toán vào giá bán, thuế nhập khẩu đương nhiên nằm trong cơ cấu giá thành. Còn thuế
giá trị gia tăng sẽ được khấu trừ lại cho các doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng lại
phải chi trả, nên đương nhiên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá
11


thành. Điều này xảy ra tương tự với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước. Vì
các doanh nghiệp phải mua nguyên phụ liệu (bằng nhập khẩu trực tiếp hoặc phải
mua lại từ các doanh nghiệp phân phối trong nước) thì chi phí nguyên phụ liệu đã
bao gồm các thuế và các loại chi phí khác [23].
Trong vài năm gần đây, chính phủ đã có quan tâm trong việc ban hành các
chính sách liên quan đến thuế nhằm bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước phát
triển, nhiều mặt hàng giảm thuế xuất nhập khẩu ưu đãi xuống 0%. Xét đến ngành
Dược, kết hợp với Bộ Y tế, Bộ tài chính đã ban hành lại danh mục thuế nhập khẩu
(thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ tài chính) tăng mức thuế
suất nhập khẩu đối với một số nguyên liệu có thể sản xuất trong nước được để
khuyến khích các doanh nghiệp mua hàng trong nước [8].
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuốc trong nước
1.3.1. Sự biến động của giá nguyên liệu trong sản xuất thuốc
Nguyên liệu dùng cho sản xuất dược phẩm trong nước chủ yếu là nhập ngoại
(nguyên liệu sản xuất tân dược đến 90% là nhập khẩu). Giá nguyên vật liệu biến
động thất thường, một số thời điểm hàng khan hiếm dẫn đến giá trong nước và thị
trường trong nước cũng bị ảnh hưởng theo dẫn đến không chủ động được nguồn
cung và giá cả.
1.3.2. Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ
Hiện nay hơn 50% mặt hàng thuốc lưu thông trên thị trường là thuốc nhập
khẩu, còn lại là thuốc sản xuất trong nước, nhưng có tới 90% nguyên liệu phải nhập
khẩu. Vì vậy, nếu tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh sẽ dẫn đến giá thuốc sản xuất
trong nước và thuốc nhập khẩu tăng.
1.3.3. Sự tăng giá nhiên liệu trong sản xuất

Giá thuốc hiện nay ngày càng tăng cao một phần cũng do giá các nhiên liệu
dùng trong sản xuất thuốc như than, điện, xăng dầu,..tăng cao.
1.3.4. Các yếu tố khác
Các chính sách trong công tác quản lý giá thuốc của nhà nước, sự thay đổi
mức thuế suất nhập khẩu của thuốc và nguyên liệu làm thuốc, các chính sách trong
công tác đấu thầu thuốc, tình trạng độc quyền của một số công ty đối với một số
12


mặt hàng cũng là một trong những yếu tố tác động đến giá thuốc.
1.4. Một vài nét về Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa
1.4.1. Thông tin chung về công ty
-Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y Tế Thanh Hóa.
-Tên tiếng anh: Thanh Hoa Medical materials Pharmaceutical J.S.C.
-Tên viết tắt: THEPHACO.
-Trụ sở chính: Số 232 Trần Phú – P. Lam Sơn - Thành phố Thanh Hóa.
Điện thoại: 0373 852286
Email:

Fax: 0373 855209
Website: www.thephaco.com.vn

- Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP - WHO:
+ Nhà máy sản xuất thuốc Tân dược. Nhà máy gồm 3 xưởng sản xuất: Xưởng
thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt, xưởng thuốc viên β lactam, xưởng thuốc viên Non-β
lactam.
Địa chỉ: Số 04 Quang Trung, phường Ngọc Trạo, thành phố Thanh Hóa.
+ Nhà máy sản xuất thuốc Đông dược
Địa chỉ: Lô 4,5,6 KCN Tây Bắc Ga, thành phố Thanh Hóa.
- Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn “GLP”.

- Hệ thống kho đạt chuẩn “GSP”.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
Công ty Cổ phần Dược - Vật tư Y Tế Thanh Hóa tiền thân là quốc doanh
Dược phẩm Thanh Hóa được thành lập ngày 10/4/1961, cổ phần hóa từ ngày
01/12/2002 theo quyết định số 3664/QĐ-CT ngày 05/11/2002 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa.
- Vốn điều lệ: 67.930.410.000 VNĐ
- Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có trong toàn công ty: 916. Trong đó:
+ Đại học và trên đại học: 238.
+ Cao đẳng và trung cấp: 533.
+ Dược tá và công nhân dược: 145 [6].

13


1.4.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược. Kinh doanh thuốc tân
dược, cao đơn hoàn tán. Kinh doanh hóa chất dược dụng, hóa chất xét nghiệm, mỹ
phẩm. Kinh doanh sản xuất và sửa chữa thiết bị vật tư y tế;
- Kinh doanh thuốc thuốc nam, thuốc bắc. Kinh doanh nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế;
- Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phòng phẩm,
công nghệ phẩm;
- Đầu tư hoạt động phòng khám Đa khoa - phòng mạch;
- Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, sản xuất dinh dưỡng [18].
1.4.3. Một số kết quả đạt được
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty luôn giữ vững thành
tích tăng trưởng và mục tiêu phát triển bền vững. Những thành tích đã được ghi
nhận: Danh hiệu “Anh hùng Lao động”, Huân chương lao động hạng Nhất, Huân
chương Độc lập hạng Ba, cùng nhiều giải thưởng cờ thi đua của các Ban, ngành trao

tặng. Từ năm 2007 đến nay Công ty luôn nằm trong tốp các doanh nghiệp Dược
phẩm có doanh thu cao nhất ngành Dược Việt Nam, tốp 500 doanh nghiệp cổ phần
có doanh thu lớn nhất và tốp 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
lớn nhất cả nước, là một trong 30 doanh nghiệp Dược cả nước đạt danh hiệu “Ngôi
sao thuốc Việt - 2014”; sản phẩm thuốc ống uống bổ dưỡng Biofil của Công ty là
một trong 62 sản phẩm thuốc đạt danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt - 2014” [7].
Công ty lấy chất lượng, uy tín làm mục tiêu phát triển, trở thành một thương
hiệu đáng tin cậy của mọi người, mọi cơ sở y tế. Công ty không ngừng đầu tư đổi
mới công nghệ sản xuất, áp dụng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao, đầu tư
nghiên cứu phát triển các sản phẩm có giá trị, hiệu quả điều trị cao và nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty khẳng định trong những năm tới, tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 15% và phấn đấu đến năm 2017, doanh thu
sản xuất công nghiệp sẽ đạt 500 tỷ đồng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của
ngành Dược giai đoạn đến 2020.

14


Hiện nay, Thephaco có hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc đạt chuẩn
“GDP”. Gồm 32 chi nhánh ở các huyện thị trong tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh tại Hà
Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Miền Trung, 2 trung tâm bán buôn, 1 phòng khám
đa khoa, nhiều đại lý trên toàn quốc và một Công ty TNHH MTV DƯỢC – HỦA
PHĂN tại Tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
1.4.4. Sơ đồ tổ chức của công ty

Bộ máy tổ chức của Thephaco được hoạt động theo mô hình sau [6]:

15



×