Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích danh mục hóa chất và vật tư y tế sử dụng tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an trong năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.29 KB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU HẰNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC HÓA CHẤT VÀ
VẬT TƯ Y TẾ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHI ĐA KHOA NGHỆ AN TRONG
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU HẰNG

PHÂN TÍCH DANH MỤC HÓA CHẤT VÀ
VẬT TƯ Y TẾ SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN
HỮU NGHI ĐA KHOA NGHỆ AN TRONG
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA I
CHUYÊN NGHÀNH: TCQLD
MS: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: DSCK II: Trần Minh Tuệ
Nơi thực hiện: - Trường Đại Học Dược Hà Nội
- Bệnh viện hữu nghi đa khoa Nghệ An
Thời gian thực hiện: 07/2016 – 11/2016



HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tôi đã nhận được sự
hướng dẫn giúp đỡ và sự góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học
Dược Hà Nội.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành
đến: DSCKII Trần Minh Tuệ, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết
hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trong Ban giám hiệu, Bộ môn Quản
lý kinh tế Dược, Phòng Sau đại học trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và triển khai luận án.
Cảm ơn quý thầy cô giáo đã đóng góp ý kiến quý báu cho luận văn.
Xin cảm ơn Ban giám đốc, Khoa Dược, phòng Kế hoạch tổng hợp,
phòng tài chính kế toán bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để viết luận văn.
Tôi xin cảm ơn bố mẹ, gia đình, các bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ,
động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện để hoàn thành luận văn.

Nghệ An, ngày tháng 11 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thu Hằng


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương I: TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1.Quản lý cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại bệnh viện................... 3
1.1.1.Lựa chọn hóa chất. vật tư y tế ....................................................... 3
1.1.2.Mua hóa chất, vật tư y tế. .............................................................. 6
1.1.3.Tồn trữ, cấp phát hóa chất, vật tư y tế........................................... 8
1.1.4.Quản lý sử dụng hóa chất, vật tư y tế .......................................... 10
1.2.Vài nét về bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. ............................... 11
1.2.1.Khái quát vài nét về bệnh viện. .................................................... 11
1.2.2.Mô hình tổ chức. .......................................................................... 11
1.2.3.Cơ cấu nhân lực của bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An được
thể hiện tại bảng 1.1. ............................................................................ 13
1.2.4.Khái quát vài nét về khoa dược ................................................... 14
1.2.5.Mô hình bệnh tật tại bệnh viện .................................................... 16
1.3.Một số nguyên tắc áp dụng và cách thức thanh toán đối với hóa chất và
vật tư y tế để tính chi phí chi trả. ................................................................ 17
1.4. Tính thiết yếu của đề tài ....................................................................... 22
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 23
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu ......................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 23
2.1.2. Thời gian nghiên cứu. ................................................................. 23
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu. .................................................................. 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 23
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu được nghiên cứu theo bảng 2.1. .......... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................... 27


2.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................... 27
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 28

3.1. Kết quả về cơ cấu và giá trị hóa chất, vật tư y tế sử dụng tại bệnh viện
HNĐK Nghệ An năm 2015 ......................................................................... 28
3.1.1. Chi phí thuốc, hóa hất, vật tư y tế của bệnh viện năm 2015 ...... 28
3.1.2. Cơ cấu HC, VTYT sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ năm 2015 29
3.1.3. Cơ cấu hóa chất, vật tư y tế trúng thầu tại bệnh viện HNĐK
Nghệ An năm 2015 ................................................................................ 30
3.1.4. Cơ cấu về số lượng trúng thầu hóa chất, vật tư y tế theo nguồn
gốc trong đấu thầu năm 2015 được trình bày trong bảng 3.14. .......... 31
3.1.5. Cơ cấu sử dụng hóa chất, vật tư y tế sau trúng thầu tại bệnh viện
HNĐK Nghệ An năm 2015.................................................................... 32
3.1.6. Cơ cấu danh mục vật tư y tế theo thông tư 27/2013/TT-BYT ..... 33
3.2. Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ của hóa chất, vật tưu y
tế cho một số thiết bị và một số khoa chính tại bệnh viện HNĐK Nghệ An
năm 2015 .................................................................................................... 42
3.2.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ vật tư y tế sử dụng tại một
số khoa chính tại bệnh viện HNĐK Nghệ An năm 2015 ...................... 42
3.2.2. Cơ cấu VTYT theo dịch vụ kỹ thuật cao bệnh viện HNĐK Nghệ
An năm 2015 được trình bày trong bảng 3.16...................................... 43
3.2.3. Sử dụng hóa chất cho các máy xét nghiệm trong năm2015 được
trình bày trong bảng 3.17. .................................................................... 44
3.2.4. So sánh vật tư y tế sử dụng cho các máy chụp x quang trong hai
năm 2014-2015 được trình bày trong bảng 3.18. ................................. 45
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 46
4.1. Phân tích cơ cấu danh mục hóa chất vật tư y tế sử dụng tại Bệnh viện
HNĐK Nghệ An năm 2015 theo một số chỉ tiêu. ....................................... 46
4.2. Tỷ lệ các vật tư y tế nằm trong trong danh mục theo thông tư


27/2013/TT-BYT ........................................................................................ 48
4.3. Sử dụng vật tư y tế và hóa chất cho một số thiết bị trong bệnh viện năm

2014-2015. .................................................................................................. 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 54
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 54
1.1. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ của hóa chất, vật tư y tế sử dụng
tại bệnh viện năm 2015. .............................................................................. 54
1.2. Cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ của vật tư y tế và hóa chất cho
một số thiết bị và tại một số chuyên khoa chính tại bệnh viện HNĐK Nghệ
An năm 2015 ............................................................................................... 54
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 57


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TT

CHỮ, KÝ HIỆU

CHÚ THÍCH

1

HNĐK

Hữu nghị đa khoa

2

BHYT

Bảo hiểm y tế


3

BHXH

Bảo hiểm xã hội

4

HC

Hóa chất

5

HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

6

VTYT

Vật tư y tế

7

SYT

Sở Y tế



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực bệnh viện năm 2015. ............................................ 13
Bảng 1.2 Mô hình bệnh tật trong điều trị nội trú tại Bệnh viện HNĐK Nghệ
An năm 2015.................................................................................................... 16
Bảng 1.3 Danh mục các nhóm VTYT trong thông tư 27/2013/TT-BYT. ......... 19
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu.................................................................... 23
Bảng 3.1. Tỷ trọng chi phí thuốc, hóa chất , vật tư y tế tại bệnh viện năm 2015 .....28
Bảng 3.2. Cơ cấu HC VTYT sử dụng theo nguồn gốc, xuất xứ năm 2015 ... 29
Bảng 3.3. Cơ cấu HC, VTYT trúng thầu năm 2015 ....................................... 30
Bảng 3.4. Cơ cấu về số lượng trúng thầu HC, VTYT theo nguồn gốc trong
đấu thầu năm 2015 .......................................................................................... 31
Bảng 3.5. Cơ cấu sử dụng VTYT, HC sau trúng thầu tai bệnh viện HNĐK
Nghệ An năm 2015. ......................................................................................... 32
Bảng 3.6. Cơ cấu về số lượng và giá trị các vật tư y tế nằm trong trong danh
mục của thông tư 27/2013/TT-BYT . .............................................................. 33
Bảng 3.7. Cơ cấu danh mục nhóm vật tư y tế sử dụng tại BVĐKNA năm 2015
theo 27/2013/TT-BYT ...................................................................................... 34
Bảng 3.8. Cơ cấu danh mục vật tư y tế sử dụng trong nhóm Băng, gạc, vật
liệu cầm máu, điều trị các vết thương ........................................................... 36
Bảng 3.9. Cơ cấu danh mục vật tư y tế sử dụng trong nhóm Bơm, kim tiêm, dây
truyền, găng tay và các vật tư y tế sử dụng trong chăm sóc người bệnh ................37
Bảng 3.10. Cơ cấu danh mục vật tư y tế sử dụng trong nhóm Ống thông, ống
dẫn lưu, ống nối, dây nối, chạc nối, catheter ............................................... 38
Bảng 3.11. Cơ cấu danh mục vật tư y tế sử dụng trong nhóm Kim khâu, chỉ
khâu, dao phẫu thuật ..................................................................................... 39
Bảng 3.12. Cơ cấu danh mục vật tư y tế sử dụng trong nhóm Vật liệu thay thế,
vật liệu cấy ghép nhân tạo ) . ......................................................................... 40



Bảng 3.13. Cơ cấu danh mục vật tư y tế sử dụng trong nhóm Các loại vật tư y
tế sử dụng trong một số chuyên khoa ............................................................ 41
Bảng 3.14. Cơ cấu vật tư y được sử dụng tại một số khoa chính tại bệnh viện
HNĐK Nghệ An năm 2015 .............................................................................. 42
Bảng 3.15. Cơ cấu VTYT theo dịch vụ kỹ thuật cao ...................................... 43
Bảng 3.16. Sử dụng hóa chất cho các máy xét nghiệm trong năm2015 ......... 44
Bảng 3.17. Cơ cấu vật tư sử dụngcho các máy chụp x quang ........................ 45


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1Chu trình cung ứng HC, VTYT trong bệnh viện ................................. 3
Hình 1.2 Các yếu tố để xây dựng danh mục HC, VTYT tại bệnh viện ..................... 4
Hình1.3 Sơ đồ quy trình kho và cấp phát HC, VTYT của khoa Dược. ............. 9
Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức bệnh viện HNĐK Nghệ An ...................................... 12
Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện HNĐK Nghệ An .................... 15
Hình 3.1 Biểu đồ biễu diễn tỷ trọng chi phí mua thuốc, HC, VTYT tại bệnh
viện năm 2015. ................................................................................................ 28


ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu
đối với mỗi cộng đồng, mỗi xã hội, mỗi quốc gia. Vì thế Đảng và Nhà nước
luôn luôn coi “sức khỏe là vốn quý nhất của con người” và “sức khỏe là tài
sản của quốc gia”. Quan điểm đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
ngành Y tế. Việc phòng chữa bệnh bồi dưỡng sức khỏe tinh thần, thể lực là
trách nhiệm của toàn dân toàn xã hội mang tính cấp thiết của mỗi quốc gia
trong đó ngành y tế đóng vai trò chủ đạo và nhận được sự quan tâm của Đảng,
của Nhà nước.

Bệnh viện là cơ sở khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện
cho người bệnh, là một trong những nhân tố quan trọng trong sự nghiệp y tế
của đất nước. Một trong những nhiệm vụ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
khám, chữa bệnh của bệnh viện là công tác quản lý, cung ứng thuốc, hóa chất,
vật tư y tế đầy đủ, kịp thời, đảm bảo chất lượng an toàn, hợp lý.
Trong những năm gần đây, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, mở
cửa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Thị trường dược
phẩm là thị trường rất sôi động với nhiều loại thuốc, hóa chất, vật tư y tế đa
dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, dạng bào chế. Tuy nhiên, điều này
cũng gây ra một số khó khăn cho công tác quản lý và cung ứng thuốc, hóa
chất, vật tư y tế. Vì vậy, việc cung ứng, quản lý sử dụng thuốc, hóa chất, vật
tư y tế hợp lý, an toàn, hiệu quả trở thành một đòi hỏi cấp thiết.
Hiện nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề cung ứng, sử
dụng thuốc trong bệnh viện, tuy nhiên có rất ít đề tài đi sâu phân tích về cung
ứng và quản lý hóa chất, vật tư y tế tại bệnh viện. Hóa chất, vật tư y tế hiện
nay chưa được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ như thuốc. Cùng với sự phát

1


triển của bệnh viện cũng là phát triển các kỹ thuật mới. Khi triển khai kỹ thuật
mới thì những hóa chất và vật tư y tế sử dụng cho dịch vụ đó cần phải đáp
ứng đầy đủ. Do đó để có một cái nhìn tổng quan về việc sử dụng hóa chất, vật
tư y tế từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng
có hiệu quả tốt hơn, chúng tồi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Phân
tích danh mục hóa chất và vật tư y tế được sử dụng tại bệnh viện HNĐK
Nghệ An trong năm 2015” với hai mục tiêu chính như sau:
1. Phân tích cơ cấu về số lượng và giá trị tiêu thụ của hóa chất, vật tư y
tế sử dụng tại bệnh viện năm 2015.

2. Cơ cấu về vật tư y tế và hóa chất cho một số thiết bị và kỹ thuật tại
một số chuyên khoa chính trong bệnh viện năm 2015.
Sau khi phân tích đề tài có thể xem xét sử dụng hóa chất và vật tư y tế
có điều gì hợp lý và chưa hợp lý. Việc dự trù hóa chất, vật tư y tế đã phù hợp
với thực tế sử dụng tại bệnh viện hay chưa. Phân tích sử dụng hóa chất một số
máy xét nghiệm từ đó làm cơ sở để đưa ra định mức sử dụng và dự trù số
lượng hóa chất cho từng thiết bị.

2


Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Quản lý cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại bệnh viện.
Cung ứng HC, VTYT đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu điều trị
hợp lý, an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa Dược bệnh
viện. Chu trình cung ứng HC, VTYT trong bệnh viện cũng theo chu trình của
thuốc gồm 4 giai đoạn: Lựa chọn, mua sắm, cấp phát và sử dụng được thể
hiện trên hình sau:

Lựa chọn

Mua sắm

Sử dụng

Cấp phát

Hình 1.1Chu trình cung ứng HC, VTYT trong bệnh viện
Trong chu trình nay mỗi giai đoạn đều có vai trò rất quan trọng tác
động và ảnh hưởng tới nhau cần được quản lý, thực hiện một cách hợp lý và

hiệu quả.
1.1.1. Lựa chọn hóa chất. vật tư y tế
Lựa chọn là bước đầu tiên của hoạt động cung ứng cũng là bước quan
trọng nhất để tạo tiền đề cho các bước sau.

3


Lựa chọn HC, VTYT là việc xác định chủng loại để cung ứng. Trong
bệnh viện, chủng loại HC,VTYT được thể hiện qua danh mục HC, VTYT
bệnh viện. Lựa chọn và xây dựng DM hóa chất, vật tư y tế bệnh viện là công
việc đầu tiên của qui trình cung ứng HC, VTYT. Một danh mục hóa chất, vật
tư y tế được xây dựng tốt giúp loại bỏ được các mặt hàng không đảm bảo an
toàn, hiệu quả do đó tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý nguồn tài chính đồng
thời cải thiện chất lượng chăm sóc y tế tại bệnh viện [11].
Các yếu tố liên quan đến hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục hóa
chất, vật tư y tế được khái quát trong hình 1.2 như sau:
HDT&ĐT

Mô hình bệnh tật

Dịch vụ kỹ thuật

Trình độ chuyên môn.
kỹ thuật

Chức năng nhiệm vụ.
kinh phí

Các chính sách về HC.

VTYT của nhà nước

Nhu cầu HC. VTYT đã
sử dụng và dự đoán
trong tương lai

Danh mục HC,
VTYT bệnh viện

Hình 1.2 Các yếu tố để xây dựng danh mục HC, VTYT tại bệnh viện[2], [8]
DM hóa chất, vật tư y tế BV là danh mục những loại HC, VTYT cần
thiết thỏa mãn nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng

4


của bệnh viện phù hợp với mô hình bệnh tật, kỹ thuật điều trị và bảo quản,
khả năng tài chính của từng bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh.
DMTBV được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí dung điều trị trong
bệnh viện; Phù hợp với phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;
- Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc dịch vụ kỹ thuật đã được xây dựng và
áp dụng tại Bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh. chữa bệnh;
- Đáp ứng với phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;
- Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;
- Thống nhất với danh mục hóa chất, vật tư

y tế

theo thông


27/2013/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành;
- Ưu tiên mặt hàng sản xuất trong nước [5]
- Khả năng kinh phí của bệnh viện (ngân sách Nhà nước. viện phí và
bảo hiệm y tế).
- Một số tiêu chí khác: an toàn, hiệu quả điều trị, chi phí hoặc nguồn
cung ứng tại chỗ [6] [7].
DM hóa chất, vật tư y tế là danh mục đặc thù cho mỗi bệnh viện.
Danh mục này được xem xét cập nhật điều chỉnh từng thời kỳ theo yêu cầu
điều trị. Việc bổ sung hoặc loại bỏ hóa chất, vật tư y tế ra khỏi danh mục
cần phải được cân nhắc thận trọng. Danh mục hóa chất, vật tư y tế phản
ánh sự thay đổi trong thực hành lâm sàng để công tác khám và điều trị
nhằm đạt hiệu quả cao.
Mô hình bệnh tật thuộc bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong
khoảng thời gian nhất định. Tùy theo hạng và tuyến bệnh viện mà mô hình
bệnh tật bệnh viện có thể thay đổi (do hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí,

5


kỹ thuật điều trị, biên chế). Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan
trọng giúp bệnh viện không chỉ xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn
làm cơ sở để bệnh viện hoạch định, phát triển toàn diện trong tương lai.
Kinh phí cho mua hóa chất, vật tư y tế, trình độ chuyên môn, nhu cầu
sử dụng là những căn cứ quan trọng trong việc xây dựng DM hóa chất, vật tư
y tế của bệnh viện.
1.1.2. Mua hóa chất, vật tư y tế.
Mua HC, VTYT là khâu rất quan trọng. Mua sắm không hiệu quả dẫn
tới chất lượng kém gây lãng phí hoặc bệnh nhân sử dụng những HC, VTYT
chất lượng kém [4].

Hoạt động mua HC, VTYT tại bệnh viện được thực hiện khi có bản dự
trù trên cơ sở đó lập kế hoạch mua; lựa chọn nguồn cung ứng; hơp đồng mua
HC, VTYT; giám sát thực hiện cung ứng, nhập hàng, kiểm soát chất lượng…
Xác định nhu cầu: Xác định số lượng hóa chất, vật tư y tế trong danh
mục chính là xác định được nhu cầu để chuẩn bị cho quá trình mua hóa chất,
vật tư y tế được chủ động và đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời. Bình thường
trong hệ thống cung ứng hóa chất, vật tư y tế điều mang tính quyết định về
nhu cầu hóa chất, vật tư y tế thường là lượng hóa chất, vật tư y tế tồn trữ và
luân chuyển qua kho. Khi có thay đổi cơ chế cung ứng, thay đổi cách điều trị
thì việc xác định nhu cầu sử dụng hóa chất, vật tư y tế là thực sự cần thiết và
phải dựa vào một số yếu tố khác ngoài yếu tố lượng hóa chất, vật tư y tế tồn
trữ và luân chuyển. Do nhu cầu thuốc được quyết định và chi phối bởi rất
nhiều yếu tố, có ba phương pháp tính toán và ước tính nhu cầu thuốc:
- Thống kê dựa trên mức sử dụng thực tế.
- Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế.
- Dựa trên mô hình bệnh tật và dịch vụ kỹ thuật.
6


Trong thực tế để xác định nhu cầu thuốc cần kết hợp các phương pháp
trên và xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu hóa chất, vật tư
y tế như : bệnh tật, thời tiết, điều kiện kinh tế, sức khoẻ, trình độ chuyên môn,
phác đồ điều trị, những tiến bộ trong y học và kỹ thuật điều trị mới, giá cả, sự
xuất hiện các mặt hàng mới… Mặt khác phải chú ý phân tích và loại bỏ sai số
do nhu cầu hóa chất, vật tư y tế bất hợp lý. Nhu cầu hóa chất, vật tư y tế bất
hợp lý là nhu cầu thuốc không phù hợp với kỹ thuật và phương pháp điều trị.
Việc mua bán HC, VTYT phải thực hiện qua thể thức đấu thầu công
khai theo quy định của nhà nước. Phương thức mua sắm HC, VTYT gồm: đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm
trực tiếp….[9].

Tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. việc mua sắm được dựa trên
kết quả đấu thầu tập trung tại sở y tế đối với các mặt hàng thông dụng và kết
quả đấu thầu tại bệnh viện đối với các mặt hàng chuyên khoa, kỹ thuật cao
hoặc các mặt hàng theo máy.
Lựa chọn nhà cung ứng: lựa chọn ra nhà thầu có năng lực đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của bên mời thầu.
Giám sát đơn hàng: Việc nhập hàng vào khoa dược được giám sát bởi
hội đồng kiểm nhập. Kiểm tra đơn hàng có đảm bảo thời gian giao hàng, có
đúng số lượng, chủng loại, chất lượng, kỹ thuật, đơn giá như đã quy định
trong hợp đồng trước đó hay không.
Nhận HC, VTYT và kiểm tra: phải nguyên đai nguyên kiện, bảo quản ở
điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Thu thập thông tin sử dụng: Thông qua các báo cáo sử dung, phản ánh
của khoa phòng, triển khai những kỹ thuật mới từ đó đánh giá lại những HC,
VTYT để có thể bổ sung về kỹ thuật và bổ sung những mặt hàng mới.

7


Căn cứ danh mục và các báo cáo thống kê HC, VTYT đã sử dụng để
lập dự trù mua HC, VTYT sử dụng cho năm sau.
Tuy nhiên việc mua thuốc tại các bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập:
- Kinh phí còn eo hẹp, thủ tục thanh toán phức tạp kéo đến tình trạng nợ
tiền thuốc các doanh nghiệp từ 3-6 tháng khiến cho việc cung ứng hàng hóa
nhiều khi bị gián đoạn
- Mua thuốc từ nhiều nguồn: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, các hãng thuốc từ nước ngoài, đây là thuận lợi cho công tác cung ứng
nhưng đồng thời cũng là khó khăn trong việc quản lý và lựa chọn [8].
1.1.3. Tồn trữ, cấp phát hóa chất, vật tư y tế.
Quy trình cấp phát HC,VTYT từ khoa dược đến khoa lâm sàng và từ

các khoa lâm sàng đến người bệnh nội trú được xây dựng dựa trên tình hình
nhân lực của khoa dược, nhân lực khoa lâm sàng và yêu cầu điều trị của bệnh
viện. Cấp phát HC, VTYT phải đảm bảo nguyên tắc: cung cấp đầy đủ, chính
xác, kịp thời và thuận tiện cho điều trị.[4]
Sau khi HC, VTYT nhập vào kho việc tồn trữ, bảo quản, cấp phát theo
sơ đồ trong hình 1.3 như sau:

8


KHOA DƯỢC

KHO HOA CHẤT

KHO VẬT TƯ Y TẾ

KHO BÔNG BĂNG

KHO PHA CHẾ

KHO GÂY MÊ

KHOA GÂY MÊ

CÁC KHOA PHÒNG

BỆNH NHÂN

Hình1.3 Sơ đồ quy trình kho và cấp phát HC, VTYT của khoa Dược.
Để tránh xảy ra sai sót trong khâu cấp phát trước khi cấp phát thuốc

người cấp phải thực hiện:
3 Kiểm tra: Phiếu lĩnh, quy chế. Số lượng, chủng loại. Tên HC, VTYT.
Chất lượng HC, VTYT.
3 Đối chiếu: Tên HC,VTYT trên vỏ, trên hộp. Kích cỡ, số. Số khoản,
số lương mối khoản.
Bảo quản hóa chất, vật tư y tế: là một nhiệm vụ quan trọng trong quản
lý cấp phát hóa chất, vật tư y tế đó là công tác tồn trữ, bảo quản gồm (quá

9


trình xuất nhập kho an toàn, hợp lý, quá trình kiểm kê, dự trữ và các biện
pháp kỹ thuật bảo quản hóa chất, vật tư y tế theo quy định.
Bảo quản hóa chất, vật tư y tế trong kho theo tính chất từng loại theo
yêu cầu để đảm bảo đúng nhiệt độ, độ ẩm, có chế độ phòng chống cháy nổ.
Hệ thống kho đảm bảo: cao ráo, thoán mát, đủ ánh sang, đủ phương
tiện bảo quản, an toàn, chống mất cắp, mối mọt, hỏa hoạn.
Công tác tồn trữ hóa chất, vật tư y tế là trong những khâu quan trọng
của việc bảo quản cung cấp hóa chất, vật tư y tế đến khoa phòng, đến bệnh
nhân với chất lượng tốt [1]
1.1.4. Quản lý sử dụng hóa chất, vật tư y tế
Tăng cường sử dụng hóa chất, vật tư y tế hợp lý, an toàn hiện nay là
vấn đề quan tâm chung. Việc sử dụng hóa chất, vật tư y tế không hợp lý,
không đúng cách sẽ gây ra một số hậu quả như thất bại trong điều trị, gây biến
chứng và tăng nguy cơ một số bệnh như nhiễm trùng vết mổ, nhiễm khuẩn
huyết, kéo dài thời gian điều trị, gây lãng phí tiền bạc của nhà nước và nhân
dân.
Đối với các vật tư y tế dùng trong kỹ thuật cao, cần phải tập huấn
chuyên sâu cho cán bộ y tế về cách sử dụng cũng như cách bảo quản.
Cần xây dựng các định mức để làm cơ sở cho việc quản lý sử dụng hóa

chất, vật tư y tế. Tránh hiện tượng lãng phí, thất thoát hoặc sử dụng không
đúng mục đích.
Ngoài ra với một số hóa chất, y dụng cụ và máy có thể thu hồi vỏ sau
khi sử dụng để quản lý chặt chẽ hơn. Tuy nhiên hiện nay, việc quản lý sử
dụng hóa chất và vật tư y tế còn gặp nhiều khó khăn và đây cũng là mối quan
tâm của nhiều bệnh viện.

10


1.2. Vài nét về bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An.
1.2.1. Khái quát vài nét về bệnh viện.
Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, quá trình hình thành và phát
triển của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An trải qua bao khó khăn vất vả,
nhờ sự nỗ lực hết mình. Ngày 01/4/2009 Bệnh viện HNĐK Nghệ An được
công nhận là Bệnh viện hạng I trực thuộc Tỉnh với chức năng, nhiệm vụ chính
là cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh; đào tạo cán bộ; nghiên cứu khoa học về
y học; chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỷ thuật, phòng bệnh; hợp tác Quốc tế
theo quy định của Nhà Nước và Quản lý kinh tế như Ngân sách Nhà nước
cấp, viện phí bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
Tháng 10/2014. Bệnh viện HNĐK Nghệ An chính thức di chuyển tới địa
điểm làm việc mới tại Km5, đại lộ Lê Nin, xã Nghi Phú, TP Vinh. Nghệ An
với quy mô rộng hơn, đầu tư trang thiết bị hiện đại và không ngừng nâng cao
chất lượng khám chữa bênh. Bệnh viện triển khai rất nhiều kỹ thuật sau khi
chuyển đến địa điểm mới.
1.2.2. Mô hình tổ chức.
Ban giám đốc bệnh viện gồm 02 BSCKII, 01 PGS.TS, 01 Tiến sỹ.
Bệnh viện có 28 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 7 phòng chức
năng và 1 trung tâm dịch vụ tổng hợp được thể hiện trong hình 1.4 như sau.


11


BAN GIÁM ĐỐC

KHOA LÂM SÀNG

ĐƠN VỊ
Khám bệnh
Cấp cứu
Gây mê hồi sức
Ngoại thận – Tiết niệu
Ngoại tiêu hóa
Ngoại lồng ngực
Ngoại tổng hợp
Phẫu thuật thần kinh cốt sống
Chấn thương chỉnh hình

CẬN LÂM SÀNG

ĐƠN VỊ
Thăm dò chức năng
X- quang
Hóa sinh
Huyết học
Vi sinh
Giải phẫu bệnh
Chống nhiễm khuẩn
Dược


PHÒNG CHỨC NĂNG

ĐƠN VỊ
Tổ chức hành chính
Kế hoạch tổng hợp
Đào tạo – chỉ đạo
tuyến
Tài chính kế toán
Điều dưỡng
Quản trị
Vật tư kĩ thuật

Phụ sản
Tai muĩ họng
Răng hàm mặt
Mắt
Hồi sức tích cực chống độc
Hồi sức tích cực ngoại khoa
Nội tiêu hóa
Nội lão khoa
Nội dị ứng hô hấp
Nội tiết
Nội thận – tiết niêu – lọc máu
Nội huyết học lâm sàng
Nội tim mạch
Nội cơ xương khớp
Thần kinh
Bệnh nhiệt đới
Da liễu
Y học cổ truyền

Phục hồi chức năng

Hình 1.4 Cơ cấu tổ chức bệnh viện HNĐK Nghệ An

12


1.2.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An được
thể hiện tại bảng 1.1.
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân lực bệnh viện năm 2015.
Phân loại

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ %

Phó giáo sư

1

0,11%

Tiến sỹ

1

0,11%


BSCKII

9

0,97%

BS nội trú

8

0,86%

Thạc sỹ

57

6,12%

BSCKI

34

3,65%

Bác sỹ đa khoa

141

15,15%


Đại học

30

3,22%

Cao đẳng

226

24,27%

Trung học

192

20,62%

DSCKI

2

0,21%

Thạc sỹ

3

0,32%


DS đại học

10

1,07%

Trung học

27

2,90%

Cán bộ khác

190

20,41%

Tổng

931

100

Bác sỹ

Điều dưỡng

Dược sỹ


Bệnh viện có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Trong đó bác sỹ
sau đại học chiếm 11,68% ( với PGS: 01; Tiến sỹ: 01; BSCKII: 09; BS nội trú:
08; Thạc sỹ: 57; BSCKI: 34). Ngoài ra còn một số cán bộ đang được đào tạo.
Bệnh viện luôn quan tâm tới công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ:
tăng cán bộ đại học và trên đại học, giảm trung học và sơ học nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, chăm sóc người bệnh. Bệnh viện luôn tạo cơ hội tốt nhất

13


cho nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề. Luôn tổ
chức các cuộc thi như “Điều dưỡng giỏi” hằng năm để nâng cao tay nghề cho
nhân viện toàn viện.
1.2.4. Khái quát vài nét về khoa dược
Tổ chức và hoạt động của khoa dược được thực hiện theo thông tư
22/2011/TT – BYT. Với vai trò là một khoa cận lâm sàng có nhiệm vụ cung
cấp thuốc, vật tư y tế tiêu hao, hóa chất cho toàn bệnh viện theo đúng quy chế
xuất, nhập, tồn, cấp phát, bảo quản, thống kê, pha chế, trực nhằm đáp ứng cơ
bản nhu cầu điều trị nội và ngoại trú; tổ chức cấp phát thuốc tới các khoa lâm
sàng đạt > 80% (theo chỉ thị 05/2004/CT-BYT); thực hiện thu hồi triệt để vỏ
chai lọ các thuốc quý hiếm, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, kháng sinh,
dịch truyền và có báo cáo hàng tuần, hàng tháng trình Ban giám đốc bệnh
viện, điều dưỡng trưởng khoa để kịp thời uốn nắn nhằm tránh tình trạng thất
thoát thuốc ra ngoài; công tác Dược lâm sàng, thông tin thuốc, theo dõi ADR
của thuốc từng bước đi vào chiều sâu và đã thu được hiệu quả nhằm góp phần
cùng các bác sỹ nâng cao dần chất lượng điều trị tại Bệnh viện. Bệnh

viện

Hữu Nghị đa khoa Nghệ An là bệnh viện hạng I, có số lượng bệnh nhân đông

và tình trạng nặng do đó nhu cầu về thuốc cũng như hóa chất, vật tư y tế rất
đa dạng về chủng loại và chất lượng. Vấn đề cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư
y tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng
công tác khám chữa bệnh của bệnh viện. Mặt khác hoạt động cung ứng chịu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố vì vậy bên cạnh những mặt thuận lợi cũng có
những khó khăn nhất định.
Cơ cấu nhân lực khoa dược:
Hiện tại khoa dược bệnh viện HNĐK Nghệ An có tổng số 38 nhân
viên, trong đó gồm 2 DS đang học CKII, 4 DS đang học CKI, 1 DS đang học

14


thạc sỹ, 2 thạc sỹ, 1 DS CKI, 1 DS đại học đang thực tập, 1 dược tá và còn lại
28 dược sỹ trung học. Với cơ cấu nhân lực như vậy thì tập thể khoa dược đã
cố gắng hết sức phấn đấu và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, trong
đó phải kể đến là công tác Dược lâm sàng. Để làm được điều đó, dưới sự lãnh
đạo khoa tập thể khoa dược đã đoàn kết, gắn bó với nhau, chia sẻ những khó
khăn cũng như thuận lợi trong công việc. Vì thế mà trong năm 2015 công
đoàn khoa dược là 1 trong 4 đơn vị của tỉnh Nghệ An được tặng bằng khen
của Công đoàn ngành Y tế, được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng danh hiệu tập thể
lao động xuất sắc. Sơ đồ tổ chức khoa được thể hiện ở hình 1.5
Trưởng
khoa
Ban lãnh
đạo Khoa

Phó khoa

Văn phòng

trưởng

Các
bộ
phận

Dược lâm
sàng

Hệ thống
kho

Dược
chính

Bộ phận
khác

Hình 1.5 Sơ đồ tổ chức khoa Dược bệnh viện HNĐK Nghệ An

15

Nhà
thuốc
bệnh
viện


×