Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ của tổng cục công nghiệp quốc phòng đối với sản xuất axít nitric tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 95

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 125 trang )

Header Page 1 of 16.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ
CỦA TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
ĐỐI VỚI SẢN XUẤT AXÍT NITRIC
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 1 of 16.

/>

Header Page 2 of 16.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN VĂN QUANG

NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ
CỦA TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG


ĐỐI VỚI SẢN XUẤT AXÍT NITRIC
TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số ngành: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Footer Page 2 of 16.

/>

Header Page 3 of 16.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
“Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ của Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng
đối với sản xuất Axít Nitric tại Công ty TNHH Một thành viên 95” là trung
thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các

, số liệu sử dụng trong luận văn do Công ty TNHH Một thành

viên 95 cung cấp, và ngoài ra là các số liệu do tác giả thu thập khảo sát từ đồng

nghiệp trong công ty,
.
Vĩnh Phúc, ngày

tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn:“Nghiên cứu các biện
pháp hỗ trợ của Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng đối với sản xuất Axít
Nitric tại Công ty TNHH một thành viên 95”, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng
dẫn, giúp đỡ, tận tình của thầy cô giáo trong nhà trƣờng cũng nhƣ các cán bộ
của Công ty TNHH Một thành viên 95- Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình của PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri
Nguyên Viện trƣởng Viện Khoa học quản lý-Học viện Hành chính
Quốc gia ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo cùng Ban Giám hiệu Nhà
trƣờng, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng
ế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Một thành
viên 95 cùng các anh chị đồng nghiệp trong công ty đã tận tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan luận văn còn những hạn chế
nhất định. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các thầy cô giáo và các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn../.
Vĩnh Phúc, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quang

Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ .................................................................................x


MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.....................................................3
4. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................3
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn..............................................................................4
6. Kết cấu của luận văn ..............................................................................................4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ
CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ SẢN XUẤT............................................................5
1.1. Những vấn đề cơ bản về sản xuất và hỗ trợ sản xuất .......................................5
1.1.1. Khái niệm về sản xuất: ....................................................................................5
1.1.2. Khái niệm về hỗ trợ sản xuất ..........................................................................6
1.1.3. Vì sao có hỗ trợ sản xuất .................................................................................6
1.2. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp và nhà máy sản
xuất nói chung ............................................................................................................8
1.2.1. Biện pháp hỗ trợ sản xuất về vốn ...................................................................9
1.2.2. Biện pháp hỗ trợ sản xuất về nhân lực .........................................................12
1.2.3. Biện pháp hỗ trợ về khoa học và công nghệ ................................................16
1.2.4. Một số biện pháp hỗ trợ khác .......................................................................18
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới biện pháp hỗ trợ sản xuất ....................................18
1.3.1. Nhân tố khách quan .......................................................................................18
1.3.2. Nhân tố chủ quan ...........................................................................................21
Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

iv
1.4. Kinh nghiệm hỗ trợ sản xuất của một số doanh nghiệp .................................23
1.4.1. Hỗ trợ sản xuất của Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng trong hoạt

động sản xuất pháo hoa tại nhà máy Z121- Bộ Quốc Phòng ................................23
1.4.2. Hỗ trợ sản xuất của tập đoàn Vinamilk Việt Nam với hoạt động sản
xuất của nhà máy sữa Vinamilk Bắc Ninh .............................................................25
1.4.3. Hỗ trợ sản xuất của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam với công ty
Cổ phần Than khoáng sản Miền Bắc ......................................................................27
1.4.4. Một số bài học rút từ công tác hỗ trợ sản xuất của Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng cho hoạt động sản xuất Axít Nitríc tại Công tyTNHH
Một thành viên 95 ....................................................................................................29
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................31
2.1 Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................31
2.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................31
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................32
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin....................................................................32
2.3.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin.........................................................................34
2.3.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin ..................................................................35
2.4. Hệ thố

...........................................................................36

2.4.1. Các tiêu chí phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ................36
2.4.2. Các tiêu chí để đánh giá Biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công
nghiệp quốc phòng đối với sản xuất Axít Nitríctại Công ty TNHH Một
thành viên 95 ...........................................................................................................37
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ CỦA
TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG ĐỐI VỚI SẢN XUẤT
AXÍT NITRÍC TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95 .................40
3.1. Tổng quan về công ty TNHH một thành viên 95 ...........................................40
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH một thành
viên 95 ......................................................................................................................40


Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

v
3.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu sản xuất của công ty TNHH một
thành viên 95 ..........................................................................................................46
3.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH một thành
viên 95 giai đoạn (2011-2013) ................................................................................53
3.1.4. Giới thiệu về sơ đồ sản xuất Axít Nitríc tại công ty TNHH một
thành viên 95 ...........................................................................................................56
3.2. Thực trạng các biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng
đối với sản xuất Axít Nitríc tại công ty TNHH Một thành viên 95 ......................57
3.2.1. Một số biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng đối
với sản xuất AxítNitríc tại công ty TNHH một thành viên 95 ..............................57
3.2.2. Phân tích đánh giá các biện pháp hỗ trợ Tổng cục công nghiệp quốc
phòng đối với sản xuất AxítNitric tại công ty TNHH một thành viên 95 ............69
3.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới Biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công
nghiệp quốc phòng đối với sản xuất AxítNitric tại Công ty TNHH một thành
viên 95 ......................................................................................................................86
3.3. Những kết quả đạt đƣợc và hạn chế trong các biện pháp hỗ trợ Tổng cục
CNQP đối với sản xuất Axít Nitric tại công ty TNHH một thành viên 95 ..........87
3.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................87
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................88
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÁC BIỆN
PHÁP HỖ TRỢ CỦA TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT AXÍTNTRIC TẠI CÔNG TY
TNHH MỘT THÀNH VIÊN 95 ..........................................................................90
4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của công ty TNHH Một thành viên

95 trong thời gian tới. ..............................................................................................90
4.1.1. Sản phẩm kinh tế ...........................................................................................90
4.1.2. Định hƣớng về khoa học công nghệ và nhân lực ........................................91

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

vi
4.2. Những yêu cầu về các biện pháp hỗ trợ sản xuất Axít Nitric đối với
Công ty từ phía Tổng cục công nghiệp quốc phòng ..............................................93
4.2.1. Biện pháp hỗ trợ về nguồn vốn.....................................................................93
4.2.2. Biện pháp hỗ trợ về nhân lực ........................................................................95
4.2.3. Biện pháp hỗ trợ về khoa học công nghệ .....................................................97
4.2.4. Biện pháp hỗ trợ khác....................................................................................99
4.3. Một số khuyến nghị nâng cao các biện pháp hỗ trợ .................................... 100
4.3.1. Về phía Nhà nƣớc ....................................................................................... 100
4.3.2. Về phía Tổng cục công nghiệp quốc phòng ............................................. 101
4.3.3. Về phía Công ty TNHH Một thành viên 95 ............................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 106
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 109

Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

vii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


Footer Page 9 of 16.

AT, SKZ, SS

: Trang 42

BQP

: Bộ quốc phòng

CB-CNV

: Cán bộ công nhân viên

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CNQP

: Công nghiệp Quốc phòng

CNSX

: Công nhân sản xuất

Nhóm I

: Doanh thu sản xuất quốc phòng


Nhóm II

: Doanh thu sản xuất kinh tế

Nhóm III

: Doanh thu khác

QPAN

: Quốc phòng an ninh

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


Header Page 10 of 16.

viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số liệu cơ cấu theo nhóm điều tra .................................................. 34
Bảng 3.1:Tình hình doanh thu của công ty TNHH một thành viên 95 giai
đoạn 2011-2013 .............................................................................. 53
Bảng 3.2: Cơ cấu vốn đầu tƣ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng đối với

sản xuất Axit Nitric ......................................................................... 57
Bảng 3.3: Diễn biến lao động trong lĩnh vực sản xuất Axít Nitric tại Công
ty TNHH một thành viên 95 trong giai đoạn 2011 -2013 .............. 60
Bảng 3.4: Cơ cấu chi phí mà Tổng cục công nghiệp quốc phòng hỗ trợ
đào tạo nhân lực phục vụ sản xuất cho công ty TNHH một
thành viên 95 .................................................................................. 63
Bảng 3.5: Một số hỗ trợ đầu tƣ của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đối
với sản xuất AxítNitric tại Công ty TNHH một thành viên 95 ...... 66
Bảng 3.6: Đánh giá biện pháp hỗ trợ vốn bằng tiền của Tổng cục CNQP
đối với hoạt động sản xuất AxítNitric tại công ty TNHH một
thành viên 95 ................................................................................... 70
Bảng 3.7: Đánh giá biện pháp hỗ trợ vốn bằng tài sản hữu hình của Tổng
cục CNQP đối với sản xuất AxitNitric tại Công ty TNHH một
thành viên 95 ................................................................................... 72
Bảng 3.8: Đánh giá biện pháp hỗ trợ vốn bằng tài sản vô hình của Tổng cục
CNQP đối với sản xuất AxitNitric tại công ty TNHH một thành
viên 95 ............................................................................................. 75
Bảng 3.9 : Đánh giá biện pháp hỗ trợ tuyển dụng và bố trí nhân sự của
Tổng cục CNQP đối với sản xuất AxitNitric tại Công ty TNHH
một thành viên 95............................................................................ 77
Bảng 3.10: Đánh giá biện pháp hỗ trợ đào tạo nhân viên của Tổng cục
CNQP đối với sản xuất Axit Nitric tại công ty TNHH một thành
viên 95 ............................................................................................. 79
Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

ix
Bảng 3.11: Đánh giá biện pháp hỗ trợ khoa học công nghệ của Tổng cục

CNQP đối với hoạt động sản xuất AxítNitric tại công ty TNHH
một thành viên 95............................................................................ 81
Bảng 3.12: Đánh giá biện pháp hỗ trợ khác của Tổng cục CNQP đối với
hoạt động sản xuất Axit Nitric tại Công ty TNHH một thành
viên 95 ............................................................................................ 84

Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu doanh thu ........................................................................ 54
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu vốn đầu tƣ của Tổng cục CNQP .................................... 58
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động của Công ty ..................................................... 61
Biểu đồ 3.4. Cơ cấu chi phí đào tạo nguồn nhân lực ...................................... 64
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Tổ chức Công ty TNHH Một thành viên 95 .................................. 48
Sơ đồ 3.1. Khối dây truyền sản xuất Axit Nitric 60% .................................... 56

Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế ngày càng phát triển thì hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh. Đối với
mỗi loại hình doanh nghiệp thì sự phát triển hoạt động sản xuất lại phụ thuộc
vào các nhân tố khác nhau. Đối với doanh nghiệp tƣ nhân thì sự phát triển của
doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp,
đối với các công ty nhà nƣớc thì sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất
lớn vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Các công ty TNHH một thành viên hiện nay
ở nƣớc ta đang hoạt động dựa vào 100% vốn từ cấp trên cấp xuống. Để hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc diễn ra ổn định và hiệu quả thì
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng phải có các chính sách, biện pháp hỗ trợ
tích cực và đạt đƣợc kết quả mong muốn trong việc giúp đỡ công ty sản xuất
kinh doanh. Khi nói tới biện pháp hỗ trợ Tổng cục công nghiệp quốc phòng
với hoạt động sản xuất của công ty thì có rất nhiều biện pháp nhƣng vẫn tập
trung chủ yếu ở các biện pháp: hỗ trợ về vốn sản xuất, hỗ trợ về nguồn nhân
lực phục vụ cho quá trình sản xuất, hỗ trợ về khoa học công nghệ, ngoài ra
còn hỗ trợ khác: hỗ trợ về thị trƣờng, về các chính sách phát triển công ty...
Mỗi biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng tạo điều kiện
thúc đẩy hoạt động sản xuất của công ty ở khía cạnh khác nhau. Tùy từng giai
đoạn và phụ thuộc vào nhu cầu của công ty cũng nhƣ điều kiện hoàn cảnh của
Tổng cục công nghiệp quốc phòng mà có những biện pháp hỗ trợ khác nhau,
có thể ƣu tiên biện pháp và để lại biện pháp kia hoặc đồng thời sử dụng tất cả
các biện pháp.
Mặc dù đƣợc nhận đƣợc hỗ trợ trong khâu sản xuất của Tổng cục công
nghiệp quốc phòng là sự quan tâm rất lớn cho công ty, nhƣng việc tận dụng
hiệu quả các biện pháp hỗ trợ để mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.


2
doanh cho công ty là một trong những vấn đề rất khó khăn đối với cả Công ty
và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Tại công ty TNHH một thành viên 95 là một doanh nghiệp quốc phòng
phục vụ cho quốc phòng an ninh trực thuộc Tổng cục công nghiệp quốc
phòng và mọi hoạt động của công ty đều chịu sự điều hành Tổng cục công
nghiệp quốc phòng. Trong những năm qua, công ty cũng nhận đƣợc rất nhiều
sự hỗ trợ sản xuất từ Tổng cục công nghiệp quốc phòng, nhìn chung các biện
pháp hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng đã mang lại hiệu quả rất
lớn cho Công ty về phát triển sản xuất công ty nói chung và phát triển hoạt
động sản xuất AxitNitric nói riêng. Tuy nhiên, trong các biện pháp hỗ trợ của
Tổng cục công nghiệp quốc phòng vẫn còn một số hạn chế. Điều này cũng
ảnh hƣởng đến chi phí bỏ ra cho công tác hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp
quốc phòng và làm giảm đi hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt
là sản xuất AxítNitric một trong những ngành đang đƣợc định hƣớng là ngành
mũi nhọn của công ty trong thời gian tới. Vì vậy tôi đã lựa chọn vấn đề:
“Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ của Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng
đối với sản xuất Axít Nitric tại Công ty TNHH một thành viên 95” làm đề
tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn nâng cao hơn nữa các biện
pháp hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng đến việc phát triển sản
xuất AxítNitric phục vụ cho ngành Công nghiệp quốc phòng cũng nhƣ cho sự
phát triển của đất nƣớc tại Công ty trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Với đề tài:“Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ của Tổng cục Công
nghiệp Quốc Phòng đối với sản xuất AxítNitric tại Công ty TNHH một
thành viên 95”. Luận văn tập trung nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về sản
xuất, hỗ trợ sản xuất và các biện pháp hỗ trợ sản xuất của Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng đối với một doanh nghiệp trực thuộc Tổng cục công

nghiệp quốc phòng.

Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

3
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết sẽ là cơ sở để tác giả tiến hành xây dựng
câu hỏi nghiên cứu và căn cứ vào cơ sở lý thuyết để Phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp Quốc phòng đến sự
phát triển sản xuất Axít Nitric tại Công ty TNHH Một thành viên 95.
Căn cứ vào thực trạng để đề xuất các giải pháp và kiến nghị với công
ty, với Tổng cục công nghiệp Quốc phòng nhằm nâng cao chất lƣợng các biện
pháp hỗ trợ sản xuất của Tổng cục công nghiệp quốc phòng đối với hoạt động
sản xuất AxítNitric tại Công ty TNHH một thành viên 95.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng
đối tới hoạt động sản xuất AxitNitric tại Công ty TNHH một thành viên 95.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ của Tổng cục công
nghiệp quốc phòng đối với sản xuất AxitNitric tại Công ty TNHH một thành
viên 95. Vì vậy đề tài chỉ nghiên cứu
Thực trạng các biện pháp hỗ trợ sản xuất Axit Nitric của Tổng cục công
nghiệp quốc phòng đối với công ty TNHH một thành viên 95;
- Về không gian: Thực hiện tại Công ty TNHH Một thành viên 95 và
một số công ty, địa bàn hoạt động của công ty
- Về thời gian: Nghiên cứu thông qua số liệu của công ty giai đoạn

2011-2013
4. Đóng góp của luận văn
Đánh giá đúng thực trạng các biện pháp hỗ trợ sản xuất AxítNitric của
Tổng cục công nghiệp quốc phòng đối với Công ty TNHH một thành viên 95
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của các biện pháp hỗ trợ.

Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.

4
Đây là một đề tài lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
về các biện pháp hỗ trợ sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên 95, đặc
biệt là quá trình sản xuất AxítNitric.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài sẽ có ý nghĩa lớn đối với hoạt động sản xuất AxítNitric tại công
ty, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng làm cơ sở cho việc tăng
cƣờng hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp quốc phòng đối với hoạt động của
Công ty.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ
lục, đề tài bao gồm bốn chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và các biện pháp hỗ
trợ sản xuất;
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu;
Chƣơng 3: Thực trạng các biện pháp hỗ trợ sản xuất Axit Nitric của
Tổng cục công nghiệp quốc phòng đối với công ty TNHH một thành viên 95;
Chƣơng 4: Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ của
Tổng cục công nghiệp quốc phòng đến sự phát triển sản xuất Axit Nitric tại

Công ty TNHH một thành viên 95.

Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT
VÀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ SẢN XUẤT
1.1. Những vấn đề cơ bản về sản xuất và hỗ trợ sản xuất
1.1.1. Khái niệm về sản xuất:
Khái niệm sản xuất là một trong những khái niệm rất quan trọng và
đƣợc ứng dụng từ lâu trong các nghiên cứu. Hiện nay, có rất nhiều khái niệm
về sản xuất các khái niệm này đƣợc trình bày ở các góc độ khác nhau.
Khái niệm sản xuất theo nghĩa chung nhất phản ánh quá trình con
ngƣời cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện vật chất cần thiết
cho sự sinh tồn của mình. Nhƣ vậy, sản xuất là hoạt động tự nhiên vĩnh hằng
cho cuộc sống của con ngƣời và trọng thực tế bao giờ cũng tồn tại một
phƣơng thức sản xuất nhất định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, khái niệm sản xuất
cũng thay đổi theo thời gian và các nhà kinh tế đã đƣa ra những khái niệm
khác biệt nhau về sản xuất. Vào thế kỷ thứ XVIII, các nhà kinh tế Pháp
theo trƣờng phái trọng nông mà đại diện là Quesnay- ngƣời đầu tiên đƣa ra
khái niệm sản xuất, cho rằng: “Sản xuất trƣớc hết phải tạo ra sản phẩm và
mang lại thu nhập ròng”.
Tác giả Adam Smith (1723 -1790) trong tác phẩm: “ của cải Quốc gia”
xuất bản năm 1784 đã đƣa ra khái niệm sản xuất nhƣ sau: “Công nghiệp chế
biến cũng là ngành sản xuất và hoạt động chế biến thuộc khái niệm sản xuất”.

Tuy vậy Adam Smith không thừa nhận các hoạt động dịch vụ và khái niệm
sản xuất của Adam Smith đƣợc dùng trong thống kê và kinh tế vĩ mô của nền
kinh tế kế hoạch tập trung tồn tại suốt thập kỷ 40 cho tới đầu những năm 90
của thế kỷ XX.

Footer Page 17 of 16.


Header Page 18 of 16.

6
Thống kê tài khoản quốc gia của Liên hợp quốc (1993) đã đƣa ra khái
niệm sản xuất nhƣ sau: “ Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc
thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ
thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả hàng hóa và dịch vụ sản
xuất ra phải có khả năng bán trên thị trƣờng hay ít ra cũng có khả năng cung
cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”. Đây cũng là
khái niệm đƣợc sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về các công tác liên
quan tới quá trình sản xuất. Vì vậy, trong luận văn của mình tác giả sử dụng
khái niệm sản xuất theo thống kê tài khoản quốc gia Liên Hợp Quốc (1993)
để tiến hành nghiên cứu.
1.1.2. Khái niệm về hỗ trợ sản xuất
Hiện nay vẫn chƣa có định nghĩa rõ ràng về hỗ trợ sản xuất và biện
pháp hỗ trợ sản xuất. Vậy để tìm hiểu khái niệm hỗ trợ sản xuất trƣớc tiên tác
giả xuất phát từ khái niệm hỗ trợ.
Theo từ điển tiếng Việt, Hỗ trợ là sự giúp đỡ lẫn nhau, giúp đỡ thêm
vào. Đó là sự giúp đỡ cá nhân, tập thể, hay một tổ chức nào đó.
Xét về khía cạnh doanh nghiệp thì sự hỗ trợ có thể đƣợc hiểu là sự
giúp đỡ lẫn nhau giữa các cấp trong doanh nghiệp hoặc giữa các phòng
ban trong doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp nhận

hỗ trợ để thực hiện những mục tiêu nhất định. Chẳng hạn, những mục tiêu
nhiệm vụ đƣợc giao, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp để tăng
hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
Từ các khái niệm và các cách hiểu trên có thể khái quát: Hỗ trợ sản xuất là
khái niệm để chỉ sự hỗ trợ về các tiềm lực cho quá trình sản xuất nhằm thúc đẩy
và phát triển sản xuất đạt được các hiệu quả và mục tiêu đặt ra.
1.1.3. Vì sao có hỗ trợ sản xuất
Thứ nhất:Việc hỗ trợ sản xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
cho công ty nhận hỗ trợ sản xuất. Khi công ty nhận đƣợc hỗ trợ cho quá trình

Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

7
sản xuất, công ty nhận hỗ trợ sản xuất sẽ có các tiềm lực mạnh hơn: tài chính,
khoa học công nghệ, nhân lực… Từ đó làm tăng thêm hoặc đổi mới các điều
kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ thiết bị công nghệ, nhà xƣởng, nơi
làm việc cho công ty nhận hỗ trợ sản xuất.
Thứ hai:Việc hỗ trợ sản xuất sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận thông tin,
khả năng quản lý cho công ty nhận hỗ trợ sản xuất. Khi hỗ trợ sản xuất, các tổ
chức hỗ trợ còn hỗ trợ công ty nhận hỗ trợ về các kỹ năng, kiến thức quản lý
cũng nhƣ việc chia sẻ các kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm sản xuất…giúp
công ty nhận hỗ trợ có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình sản xuất, lƣờng
trƣớc đƣợc những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế đƣợc những tổn thất không
đáng có.
Thứ ba: Việc hỗ trợ sản xuất góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh
cho công ty nhận hỗ trợ sản xuất. Khi nhận đƣợc sự hỗ trợ sản xuất, công ty
nhận hỗ trợ sản xuất sẽ có khả năng và cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn

hơn cũng nhƣ khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại hơn giúp tăng năng suất
lao động và giảm các chi phí đầu vào… Điều này sẽ góp phần nâng cao đƣợc
năng lực cạnh tranh cho công ty nhận hỗ trợ sản xuất góp phần nâng cao vị
thế của công ty trên thị trƣờng.
Thứ tư:Hỗ trợ sản xuất không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân công ty
nhận hỗ trợ mà còn có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế. Khi đƣợc hỗ trợ sản
xuất thì hoạt động sản xuất của công ty nhận hỗ trợ sẽ phát triển hơn và thu
hút một lƣợng lớn lao động, điều này giúp tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao
động góp phần ổn định xã hội.
Trong điều kiện phát phát triển phức tạp của xã hội hiện nay thì không
thể thiếu sự phát triển của các doanh nghiệp công ích. Hầu hết các quốc gia
trên thế giới đều nhất trí là không thể để cho các doanh nghiệp công ích phát
triển tùy tiện bắt buộc phải thuộc sự quản lý, điều tiết và chi phối của Nhà
nƣớc đặc biệt là sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc để tiến hành hoạt động sản xuất

Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.

8
kinh doanh duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp công ích nhƣ:
công ty cấp thoát nƣớc, các công viên xanh, xí nghiệp xe buýt, các doanh
nghiệp phục vụ cho hoạt động quốc phòng…
Công ty TNHH một thành viên 95 là một doanh nghiệp công ích quốc
phòng, hoạt động độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có chức năng, nhiệm vụ sản
xuất các sản phẩm quốc phòng phục vụ cho Quân đội.
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc Phòng là một
tổ chức của Nhà nƣớc có hai chức năng:
Chức năng thứ nhất: Tổ chức quản lý các cơ sở quốc phòng bao gồm

các Viện nghiên cứu thiết kế, các nhà máy chế tạo vũ khí trang bị và kỹ thuật
quân sự, đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Chức năng thứ hai: Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh các sản
phẩm kinh tế của các doanh nghiệp trong Tổng cục phục vụ cho xã hội góp
phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nƣớc.
Vì vậy sự hỗ trợ của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đối với các
doanh nghiệp trong Tổng cục công nghiệp quốc phòng nói chung và Công ty
TNHH Một thành viên 95 nói riêng là đặc biệt cần thiết theo đúng quan điểm chỉ
đạo của Đảng, của Bộ quốc phòng. Do đó, việc hỗ trợ của Tổng cục công nghiệp
quốc phòng đối với công ty TNHH một thành viên 95 là thật sự cần thiết.
1.2. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp và nhà máy sản
xuất nói chung
Hiện tại, chƣa có nhiều nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ sản xuất.
Nhƣng với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau và tùy thuộc vào hình thức
quản lý của doanh nghiệp khác nhau thì sẽ có các biện pháp hỗ trợ khác
nhau.Trong luận văn này tập trung vào nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ sản
xuất của Tổng cục công nghiệp quốc phòng đối với Công ty TNHH Một
thành viên 95. Sự hỗ trợ này đƣợc hiểu là sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với
công ty. Với hình thức hoạt động đặc thù thì toàn bộ tài sản của công ty

Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

9
TNHH một thành viên 95 sẽ đƣợc Tổng cục công nghiệp quốc phòng đầu tƣ
và chịu sự quản lý giám sát của Tổng cục công nghiệp quốc phòng.
1.2.1. Biện pháp hỗ trợ sản xuất về vốn
Vốn cho quá trình sản xuất là: Vốn sử dụng trong quá khứ và hiện tại

phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là số tiền, tài sản hữu hình, vô
hình... dùng cho việc hình thành công việc sản xuất duy trì và phát triển. Hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất thƣờng đƣợc đánh giá thông qua sự phát triển sản
xuất của doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Nhƣ vậy, căn cứ vào khái niệm về vốn cho quá trình sản xuất có thể rút
ra khái niệm vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất bao gồm:
1.2.1.1. Vốn bằng tiền
Các tổ chức hỗ trợ vốn bằng tiền cho công ty phục vụ các nhu cầu của
sản xuất: vốn để mua sắm nguyên vật liệu, để chi trả các khoản nợ, chi tiêu
tiền mặt hàng ngày tại công ty..Có thể nói, việc chi tiêu vốn bằng tiền của
công ty thƣờng rất lớn, trong quá trình hỗ trợ vốn bằng tiền cho công ty thì tổ
chức hỗ trợ cũng cần đƣa ra các giải pháp hỗ trợ công ty sử dụng nguồn vốn
có hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng thất thoát nguồn vốn một cách lãng phí.
Bởi việc chi tiêu vốn bằng tiền rất dễ bị lạm dụng hoặc bị đánh cắp. Công ty
cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong việc chi tiêu vốn bằng tiền của tổ
chức hỗ trợ, đảm bảo việc chi tiêu một cách tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả
cao. Chẳng hạn nhƣ tiền mặt tại quỹ của công ty dùng để chi tiêu hàng ngày
không đƣợc vƣợt quá giới hạn cho phép mức tồn quỹ mà tổ chức hỗ trợ đã
quy định.
Do vốn bằng tiền có tính linh hoạt và tính thanh khoản rất cao do vậy
việc hỗ trợ vốn bằng tiền của tổ chức hỗ trợ có ý nghĩa rất to lớn đối với công
ty. Vốn bằng tiền rất dễ sử dụng nên công ty có thể chủ động thực hiện các
khoản giao dịch khi có nhu cầu và đƣợc sự đồng ý cho phép của tổ chức hỗ
trợ. Ngoài việc hỗ trợ bằng vốn để công ty sản xuất thì cơ quan hỗ trợ cũng

Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.


10
cần phải xây dựng các chính sách, các quy định rõ ràng và yêu cầu công ty
thực hiện đúng các chính sách đó để hỗ trợ công ty sử dụng vốn bằng tiền một
cách đúng mục đích.
Các loại vốn bằng tiền mà cơ quan hỗ trợ công ty bao gồm: tiền Việt Nam.
1.2.1.2. Vốn bằng tài sản hữu hình
Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có đủ điều kiện
của tài sản cố định về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ
quản lý tài chính hiện hành đối với các tài sản hiện vật cụ thể nhƣ: nhà xƣởng,
máy móc… Hay nói cách khác, đây chính là những yếu tố thuộc về cơ sở vật
chất ban đầu của doanh nghiệp. Đây là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong việc hỗ trợ sản xuất đối
với công ty, nếu đƣợc cơ quan hỗ trợ quan tâm hỗ trợ cơ sở vật chất cho công
ty thì sẽ đem lại sức mạnh kinh doanh cho công ty trên cơ sở sức sinh lời của
tài sản. Cơ sở vật chất của công ty càng đƣợc bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng
góp phần đem lại hiệu quả sản xuất bấy nhiêu. Điều này thể hiện rõ nhất ở các
công ty có hệ thống nhà xƣởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi đƣợc bố trí hợp
lý, nằm trong khu vực mật độ dân cứ lớn, thu nhập và cầu về tiêu dùng của
dân cƣ cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho công ty một tài sản vố
hình rất lớn đố chính là lợi thế kinh doanh đảm bảo hoạt động sản xuất nói
riêng và sản xuất kinh doanh nói chung đạt đƣợc hiệu quả cao.
Các tổ chức hỗ trợ về cơ sở vật chất phục vụ mục đích sản xuất cho
công ty bao gồm các tài sản chủ yếu sau:
- Nhà cửa, phân xƣởng, trụ sở làm việc: Là nơi để công ty tiến hành
thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Các loại máy móc thiết bị: các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ: máy móc chuyên dùng, thiết bị công
tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc bổ trợ khác...

Footer Page 22 of 16.



Header Page 23 of 16.

11
- Phƣơng tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: các phƣơng tiện vận tải bao
gồm phƣơng tiện vận tải đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng bộ, đƣờng không,
đƣờng ống và các thiết bị truyền dẫn nhƣ hệ thống thông tin, hệ thống điện,
đƣờng ống nƣớc, băng tải...
Đối với doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất về
công nghiệp nặng thì tài sản hữu hình chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng tài
sản của doanh nghiệp. Nếu không có tài sản hữu hình thì hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp sẽ không thể diễn ra đƣợc. Có thể nói, tài sản hữu hình tác
động trực tiếp vào đối tƣợng sản xuất để tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp.
Vì vậy việc hỗ trợ vốn bằng tài sản hữu hình cho công ty còn là mục tiêu
trƣớc mắt và lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
Ngoài đặc điểm tài sản cố định có giá trị lớn có thời hạn sử dụng lâu
dài, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng hiện đại nên
máy móc thiết bị rất khó tránh khỏi hao mòn vô hình ở mức cao, nguy cơ
không bảo toàn đƣợc vốn cố định là rất lớn. Vì vậy, tổ chức hỗ trợ cần nghiên
cứu xem xét và đánh giá thật kỹ trƣớc khi tiến hành đầu tƣ tài sản một cho
công ty xem đã phù hợp với nhu cầu thực tế của công ty chƣa, máy móc thiết
bị có hiện đại không, phù hợp với năng lực sản xuất hiện tại của công ty
không. Để đảm bảo sử dụng tối đa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của tài sản cố định, tổ chức hỗ trợ cần có những quy định cụ thể về bảo quản
và giữ gìn tài sản cố định đối với công ty. Công ty cũng cần thƣờng xuyên
chủ động duy tu bảo dƣỡng tài sản cố định để đạt đƣợc hiệu quả cao cho việc
sử dụng tài sản cố định, phát huy đƣợc tối đa khả năng sản xuất của tài sản cố
định, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho công ty.
1.2.1.3. Tài sản vô hình

Tài sản cố định vô hình là những tài sản thể hiện bằng những lợi ích
kinh tế, chúng không có cấu tạo vật chất mà tạo ra những quyền và những ƣu

Footer Page 23 of 16.


Header Page 24 of 16.

12
thế đối với ngƣời sở hữu và thƣờng sinh ra thu nhập cho ngƣời sở hữu. Tài
sản cố định vô hình bao gồm:
Các sáng chế, phát minh, công thức tính, quy trình, mô hình, kỹ năng.
Bản quyền, các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật
Thƣơng hiệu, tên thƣơng mại nhãn hiệu
Thƣơng quyền, giấy phép, hợp đồng.
Phƣơng pháp, chƣơng trình, hệ thống, thủ tục, nghiên cứu, dự báo,dự
toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật…
Mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty nhƣng việc hỗ trợ bằng những tài sản cố định vô hình có ý nghĩa rất to
lớn đối với hoạt động sản xuất của công ty. Đặc biệt là các sáng chế, phát
minh, công thức tính…cũng đƣợc đem ứng dụng sản xuất tại công ty sẽ đem
lại lợi nhuận rất lớn cho công ty, đồng thời thƣơng hiệu của tổ chức hỗ trợ
cũng là một trong những yếu tố mang lại lợi ích lớn cho công ty. Mọi hoạt
động của công ty sẽ thuận lợi hơn nếu tổ chức hỗ trợ có tiềm lực lớn và uy tín.
1.2.2. Biện pháp hỗ trợ sản xuất về nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt đối với sự phát
triển của doanh nghiệp và là yếu tố cơ bản nhất cho sự phát triển nhanh, bền
vững của doanh nghiệp. Do đặc thù kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có
những nhu cầu khác nhau về nguồn nhân lực. Nhƣng nhìn chung thì nguồn
nhân lực của doanh nghiệp nào cũng bao gồm: lao động quản lý, lao động

trực tiếp và lao động gián tiếp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nhu cầu
về lao động trực tiếp khá lớn, đặc biệt là các công nhân thực hiện nhiệm vụ
sản xuất tại nhà máy.
Đóng vai trò là chức hỗ trợ nhân lực cho công ty trong quá trình sản
xuất thì thƣờng hỗ trợ công ty về: công tác tuyển dụng và bố trị nguồn nhân
lực, công tác đào tạo và phát triển nhân lực.

Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

13
1.2.2.1. Công tác tuyển dụng và bố trí nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực trong công ty làm việc có hiệu quả hay không phụ
thuộc rất lớn vào công tác tuyển dụng và bố trí nguồn nhân lực. Tuyển dụng
nhân lực trong doanh nghiệp là tiến trình tìm kiếm, thu hút và lựa chọn nhân
viên phù hợp với các chức danh cần tuyển dụng.
Đối với công ty TNHH một thành viên 95, thì mọi hoạt động của công
ty đều thông qua sự chỉ đạo của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Vì vậy
công tác tuyển dụng và bố trí nguồn nhân lực của công ty cũng bị chi phối rất
lớn bởi Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là bổ nhiệm các vị trí
lãnh đạo cho công ty. Tổ chức hỗ trợ giải quyết đúng mực trong công tác
tuyển dụng và bố trí nguồn nhân lực cho công ty thì bộ máy hoạt động của
công ty sẽ đƣợc vận hành một cách nhịp nhàng và đạt đƣợc hiệu quả cao.
Nội dung hỗ trợ về tuyển dụng và bố trí nhân lực thể hiện ở những khía
cạnh sau:
Thứ nhất: Cần hỗ trợ công ty về cách thức tuyển dụng nguồn nhân lực.
Để tuyển dụng nguồn nhân lực thì công ty cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao
động trong từng bộ phận của công ty và đặc điểm từng công việc. Quá trình

tuyển dụng lao động tại công ty con cũng cần phải quan tâm tới động cơ và
tâm lý của ngƣời lao động. Tổ chức hỗ trợ cần thƣờng xuyên giám sát việc
tuyển dụng tại công ty xem có tuân thủ các tiêu chuẩn trong tuyển dụng nhân
sự cho công ty không và có bám sát các văn quy định hay không.
Thứ hai:Tổ chức hỗ trợ cũng có thể hỗ trợ công ty trong việc tìm kiếm
các nguồn tuyển dụng. Nguồn tuyển dụng có thể là nguồn bên trong công ty
hoặc nguồn bên ngoài công ty.
Khi có nhu cầu về việc bổ nhiệm hoặc tuyển dụng các chức danh có vị
trí cao, cán bộ chủ chốt trong công ty: giám đốc, phó giám đốc, các trƣởng
phòng… thì thƣờng tuyển dụng các nhân viên nội bộ của công ty, hay nói

Footer Page 25 of 16.


×