Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG QUAN HỌ BẮC NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.93 KB, 15 trang )

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
QUAN HỌ BẮC NINH
I)Khái niệm
- Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân
phối hợp với tổ chức,quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ
được môi trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc
trưng của địa phương (phong cảnh, văn hoá…) Du lịch cộng đồng dựa trên sự
tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểu thêm về cuộc sống hàng
ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du lịch cộng đồng thường
liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởng thức cuộc
sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong bức tranh tổng thể của du lịch Việt Nam, Bắc Ninh nổi lên như
một điểm sáng với thế mạnh nổi bật của thiên nhiên, con người và nền văn
hóa đậm đà bản sắc đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt mà ít nơi có được. Với
những tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, Bắc Ninh như một
bức tranh sơn thuỷ, hữu tình sống động và đầy sức hấp dẫn, trở thành điểm
đến thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế.
*Giới thiệu khái quát về quan họ bắc ninh
Dân ca quan họ bắc ninh được hình thành khá lâu đời,do cộng đồng
người Việt(Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam,nữ. Họ hát quan họ vào mùa
xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát
với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và
đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát


của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca
dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc
đệm kèm theo. Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như
trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ


thuật dân ca quan họ này.
II, Tài nguyên du lịch
1, TN DL tự nhiên
*Vị trí địa lí :
-Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam
giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía
Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Nằm trên trục đường HN-HA LONG trục
đường chính để khách DL đến với di sản văn hóa TG => Do đó BN có tiềm
năng rất lớn về phát triển DL
*Địa hình :
- Chủ yếu là địa hinh đồng bằng tương đối bằng phẳng, gồm địa
hình đồng bằng và chuyển tiếp giữa ĐB và Trung Du ,
- Địa hình trung du và đồi núi chiếm tỉ lệ nhỏ và phân bố rải rác.
- Đặc điểm địa chất: mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa
chất thuộc vủng trũng sông Hồng. Bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh
hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng
=> với đặc điểm địa hình địa chất của BN có tính ổn định hơn so
với HN & các đô thị vùng ĐB khác về việc phát triển , xây dựng công
trình , CSHT trong kinh doanh & phát triển DLCĐ ( lưu trú)
- KHÍ HẬU: Cận nhiệt đới , có 4 mùa rõ rệt . Mùa hè nóng ẩm
mùa đông khô lạnh.
=> Với KH cần nhiệt đới ẩm BN có thể hoạt động DL cả năm
- Thủy văn : Có mạng lưới sông ngòi dày đặc . Có 3 hệ thống sông
lớn chảy qua - Sông Đuống, Sông Cầu , Sông Thái Bình


=> BN nằm trong vùng văn minh sông Hồng có 3 sông lớn chảy
qua các làng mạc thôn xóm & bồi đắp hình thành các bãi bồi ven sông
xanh ngắt , bãi lúa , nương dâu.
=> Là đkien thuận lợi để BN phát triển loại hình DL sinh thái với

nhưng câu hò điệu lí trên dòng sông thơ mộng trữ tình. Các làng quan
họ bắc ninh chủ yếu ở ven các con sông lớn
-BN còn là vùng đất hội tụ nhiều dấu tích văn hóa & tôn giáo lớn.
Và là vùng đất đã hình thành nhiều huyền thoại đi vào tâm linh của cư
dân người Việt.
BN là vùng "đất tổ" của những làn điệu dân ca Quan họ đặc sắc ,
tiêu biểu cho loại hình dân ca chữ tình BẮC BỘ.
2.Tài nguyên du lịch nhân văn
a.

Lễ hội

Hội Đại Bái
- thời gian: 29/9 âm lịch
- địa diểm: xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: ông tổ nghề đúc đồng, chạm bạc- ông Nguyễn
Công Truyền
- đặc điểm:trưởng họ mang các sản phẩm đồng, bạc chạm dâng lên
bàn thờ, dâng hương tổ sư, hát ả đào, cướp cây bông..
Hội Đồng Kỵ
- thời gian: 4/1 âm lịch
- địa điểm: làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: thành hoàng làng Hùng Huy Vương


- đặc điểm: lễ rước mô hình quả pháo ( được gọi là ông Quan
Đám)
Hội Đình Bảng
- thời gian: 14-15/2 ân lịch

- địa điểm: đình làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: thờ thần núi, thần nước, thần đất và sáu nhân
thần có công dựng lại làng sau cuộc tàn phá của quân Minh
- đặc điểm: Tế thần, đấu vật, chọi gà.
Hội chùa Bút Tháp
- thời gian: 23-24/3 âm lịch
- địa điểm: xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: Đức Phật
- đặc điểm: lễ cúng Phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần cấu tế
phúc, lễ cúng Tổ, hát quan họ trên thuyền, hội thi thả chim bồ câu
Hội chùa Dâu
- thời gian: 8/4 âm lịch
- địa điểm: xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: Phật Mẫu Man Nương và bốn con gái bà là
Pháp Vân ( Mây- Bà Dâu- thờ ở chùa Dâu), Pháp Vũ ( Mưa- Bà Đậuthờ ở chùa Thành Đạo), Pháp Lôi ( Sấm, Sét- Bà Tương- thờ ở chùa
Phi Tương), Pháp Điện ( Chớp- Bà Dàn- thờ ở chùa Phương Quan).
- Đặc điểm: lễ rước lớn, múa rồng.


Hội chùa Phật Tích
- thời gian: 4/1 âm lịch
- địa điểm: xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: Phật Bà Quan Âm và Lý Thánh Tông
- đặc điểm: lễ Phật, nghe giảng kinh, cầu yên, cầu phúc, thăm di
tích.
Hội làng Đông Hồ
- thời gian:15/3 âm lịch
- địa điểm: làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh
Bắc Ninh

- đối tượng suy tôn: thành hoàng làng, tổ nghề
- đặc điểm: trưng bày và bán tranh dân gian Đông Hồ trong sân
đình, dựng một cầu bằng tranh trong sân đình tượng trưng cho sự giao
lưu, hòa hợp.
Hội Lim
- thời gian: ngày 13/1 âm lịch
- địa điểm: đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh
- đối tượng suy tôn: vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền
là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ
- đặc điểm: hát quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.
Lễ đền Bà Chúa Kho
- thời gian: 14/1 âm lịch


- địa điểm: làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng
- đặc điểm: lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa “cầu
tài lộc”
Lễ hội đền Đô
- thời gian: 15/3 âm lịch
- địa điiểm: làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, Thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh
- đối tượng suy tôn: 8 vị vua nhà Lý
- đặc điểm: rước 8 cỗ kiệu ngựa mang bài vị của 8 vị vua nhà Lý
từ chùa Dận về Đền Đô; lễ dâng hương và đại lễ đăng quang; hát quan
họ, hát tuồng, đấu vật, nấu cơm niêu, gói bánh phu thê
b.


Ẩm thực

- Bún làng Tiền: không biết từ bao giờ món bún đã trở thành món
ăn không thể thiếu trong đời sống con người Kinh Bắc. Mỗi khi thưởng
thức món riêu cua, chả nướng, bún ốc… người dân sứ Kinh Bắc lại
nhắc tới bún làng Tiền.
- Bánh tẻ làng Chờ: một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Chờ,
huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ không thể nào quên được vị ngọt
từ thịt , mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ, và sự dẻo thơm của
bột bánh
- Tương Đình Tổ: tương là loại nước chấm truyền thống của Việt
Nam, chắt lọc tinh túy từ hạt gạo, hạt ngô, dưới bàn tay khéo léo của


các mẹ các bà đã tạo nên sản phẩm đặc trưng không thể nào thiếu trong
bữa cơm của người việt
- Bánh phu thê Đình Bảng- biểu tượng của sự thủy chung: không
biết từ bao giờ trong các đám cưới đám hỏi của người Việt và đặc biệt
là người Kinh Bắc lại không thể thiếu. Loại bánh tượng trưng cho sự
thủy chung- bánh phu thê (bánh xu xê)
- Nem Bùi: nói đến vùng quê Kinh Bắc, người ta thường nghĩ
ngay đến những làn điệu quan họ, nhưng ở nơi đây còn có những món
ăn dân dã đậm chất quê hương trong đó có nem làng Bùi.

c.

làng nghề

làng Đông Hồ có nghề in tranh điệp, nghề sơn mài Đình Bảng có từ thời
Lý, nghề chăn tằm dệt lụa ở Vọng Nguyệt có từ thời công chúa Thiều Hoa,

nghề rèn Đa Hội có từ thời Thánh Gióng, nấu rượu ở thôn Cẩm, nấu kẹo
mạch nha ở Quan Đình, làm cối đá ở Bất Lự, dệt vải ở Tương Giang, làm ghế
song mây ở Trang Liệt, làm guốc gỗ ở Phù Lưu, nghề thợ xây ở Nội Duệ…
d.

nghệ thuật

Hát Quan họ: dân ca Quan họ được hình thành lâu đời do cộng đồng
người Việt ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc 2 tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang sáng tạo ra. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam nữ. Họ hát quan họ
vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay bạn bè. Một cặp nam nữ ở làng này
hát với một cặp nam nữ ở làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca
từ và đối giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong
sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi. Không có nhạc đệm kèm theo


G1
•Cơ sở hạ tầng: là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế xã hội
của đất nước, cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm
năng du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
•Trong kết cấu cơ sở hạ tầng kĩ thuật quan trọng nhất là mạng lưới
phương tiện giao thông vận tải,hệ thống cung cấp điện năng,cấp thoát
nước và thông tin lien lạc trong đó mạng lưới giao thông đặt lên hang
đầu.
•Giao thông:
+Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.
Trong những năm gần đây hệ thống giao thông của tỉnh phát triển
mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ và đương thủy nội địa
•Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thông
thương và tiếp cận của khách du lịch từ cảng biển, sân bay quốc tế nội

bài và các cửa đường bộ ở các tỉnh bạn. Nhìn tổng thể hệ thống giao
thông của tỉnh Bắc Ninh có một số đặc điểm cơ bản sau:
+Về mạng lưới: khá hợp lý về quy hoạch mạng lưới chung đảm bảo
cho xe ô tô đi từ tỉnh đến các tỉnh xa, các thôn trong toàn tỉnh và liên hoàn
với mạng lưới giao thông quốc gia
+Về tình trạng kĩ thuật đường bộ: trừ các tuyến quốc lộ, còn lại các
tuyến địa phương nhìn chung chưa tốt nền đường mặt đường hẹp. Hiện tại chỉ
có các tuyến quốc lộ tỉnh lộ và 1 số tuyến đường huyện được trải nhựa còn lại
đa số vẫn là đường đất tuy nhiên hầu hết các tuyến đường nội thôn, xóm hầu
như đã được gạch hóa , bê tong hóa.


+Về đường sông: có 3 con sông lớn chảy qua, sông Cầu dài 70km,
sông Đường dài 42km, và sông Thái Bình dài 17km
+Về đừng sắt có tuyến đường sắt Hà Nội –Lạng Sơn chạy qua dài
20km với 4 ga chất lượng và ga đều đã xuống cấp khả năng sử dụng hạn
chế, lượng hành khách qua lại ngày càng giảm. Hiện nay Bắc Ninh đang
xây dựng tuyến đường sắt Yên Liên –Hạ Long đoạn qua Bắc Ninh dài 18
km và 2 ga là Nam Sơn Và Chân Cầu
+Về đường hàng không Bắc Nam: ko có cảng hàng ko như cảng hàng
ko quốc tế Nội Bài chỉ cách Bắc ninh khoảng 40km về phía Tây và cách
thị xã Từ Sơn 25 km với tuyến đường cao tốc nội bài – Bắc Ninh hiện đại
thuận lơi cho khách du lịch đến Bắc Ninh bằng đường ko
+Điện:
Có hệ thống điện lưới từ tỉnh về đến huyện và từng thôn xóm được
xây dựng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
+Hệ thống thông tin liên lạc: Bắc Ninh có dịch vụ bưu chính viễn
thông phát triển mạnh đảm bảo liên lạc thông suốt. Là 1 trong những tỉnh
đầu tiên trong cả nước xây dựng và đưa vào sử dụng cổng giao tiếp điện
tử, bán điện tử phục vụ trong công tác hiện đại hóa dịch vụ thông tin.

=>Nhìn chung cơ sở hạn tầng có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó ko
tránh khỏi hạn chế.
IV.Đăc thù của quan họ Bắc Ninh

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh tồn tại trong một môi trường văn
hóa với những tập quán xã hội riêng. Đầu tiên là tập quán kết chạ
giữa các làng quan họ. Đó là sự kết chạ bằng một hình thức sinh


hoạt văn nghệ dân gian. Từ tục kết chạ, trong các bọn quan họ xuất
hiện một tập quán xã hội đặc biệt là tục kết bạn quan họ. Mỗi bọn
quan họ của một làng đều kết bạn với một bọn quan họ ở làng khác
theo nguyên tắc quan họ nam kết bạn với quan họ nữ và ngược lại.
Không chỉ ca hát, họ còn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, khi gia đình
mỗi người trong bọn có việc hiếu, việc hỉ. Với họ, Quan họ là một
thành tố không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
+ Khác biệt của Dân ca quan họ Bắc Ninh so với các loại hình
dân ca ở Việt Nam trong việc truyền dạy là tục ngủ bọn. Sau một
ngày lao động, đêm đến, bọn quan họ, nhất là thiếu niên nam, nữ từ
9 đến 16, 17 tuổi thường rủ nhau ngủ bọn nhà ông/bà Trùm để học
câu, luyện giọng: phải học đủ lối, đủ câu, luyện giọng sao cho vang,
rền, nền, nảy, tập nói năng, ứng xử, giao tiếp và phải biết đặt câu, bẻ
giọng, ứng đối kịp thời. Yêu cầu đặt với tục ngủ bọn là liền anh/liền
chị phải ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau để
đi hát.
+Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ.
Miếng trầu của người quan họ có hai loại: giầu têm cánh phượng và
giầu têm cánh quế. Cơm quan họ dung mâm đan, bát đàn, các món
ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng, nhưng phải
có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dung

thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.

+ Trong trang phục quan họ có sự phân biệt: trang phục của
người nữ quan họ gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn
vấn tóc (khăn vấn và khăn mỏ quạ), yếm, áo, váy, thắt lưng; trang


phục của người nam quan họ gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo gồm hai
loại: áo cánh bên trong và áo dai 5 thân bên ngoài, quần, dép. Chiếc
ô của liền anh, cái nón của liền chị quan họ là biểu tượng chứa đựng
tín ngưỡng cổ xưa của người Việt về thế giới tự nhiên: thờ linga,
yoni.

V. Thực trạng phát triển du lịch công đồng ở làng quan họ Bắc Ninh
+Lượng khách tới Bắc Ninh hàng năm có tốc độ tăng 17-20%,
doanh thu du lịch cũng tăng 17-18%. Tỉnh Bắc Ninh đạt mục tiêu phấn đấu
đến năm 2015 doanh thu du lịch đạt trên 250 tỷ đồng, đón 400.000 lượt
khách/năm; khuyến khích đầu tư xây dựng thêm 4 khách sạn tiêu chuẩn 3 -5
sao để đảm bảo đáp ứng lượng khách đến thăm khi tổ chức các sự kiện lớn;
sớm hoàn chỉnh các dự án xây dựng khu du lịch văn hóa lịch sử tiêu biểu. Chỉ
tính riêng trong năm 2010, tỉnh Bắc Ninh đạt doanh thu 125 tỷ đồng từ du
lịch, đón gần 200.000 lượt khách đến thăm quan.
+ Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ những năm gần đây được
đầu tư mở rộng, từng bước đưa du lịch Bắc Ninh trở thành điểm đến quen
thuộc trong nước
Toàn tỉnh hiện có 422 cơ sở lưu trú du lịch với nguồn nhân lực là 1826
lao động, trong đó một số cơ sở lưu trú kinh doanh có thương hiệu, uy tín
như: Trung tâm văn hóa thể thao Phú Sơn, khách sạn Hoàng Gia 4 sao, khách
sạn Đông Đô 3 sao… Chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và chất lượng
phục vụ trong các cơ sở lưu trú cơ bản đáp ứng yêu cầu của khách nội địa và

quốc tế khi đến Bắc Ninh.
+ Thực trạng hoạt động đầu tư khai thác quan họ phục vụ du lịch: Đã có
nhiều nhà đầu tư xây dựng và phát triển nhiều dự án dựa vào tài nguyên du


lịch văn hóa quan trọng này của Bắc Ninh để phát triển du lịch, thu hút nhiều
hơn nữa khách du lịch tới Bắc Ninh.
+ Thực trạng công tác quản lý của tỉnh trong việc khai thác quan họ phục
vụ du lịch: Sau khi quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại, các cấp quản lý đã chú trọng hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá
trị của di sản, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền,
giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sắc và độc đáo của dân ca quan họ
Bắc Ninh dưois nhiều hình thức, khơi niềm tự hào dân tộc, nâng cao ý thức
tự tôn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các cộng đồng dân cư về bảo
tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh.

VI. Vấn đề tồn tại và giải pháp khác phục
1.

Vấn đề tồn tại

Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động khai thác: Bên cạnh
những hoạt động, những dự án đầu tư có trọng điểm, có sức thu hút và
quảng bá quan họ của du lịch Bắc Ninh, vẫn còn tồn tại những vấn đề bất
cập xoay quanh việc phát triển du lịch Bắc Ninh dựa trên việc khai thác
các giai trị văn hóa quan họ. Điều đó dần làm mất đi vẻ đẹp của Quan họ,
của ngườii dân Kinh Bắc.
dân ca quan họ Bắc Ninh vốn hình thành và phát triển gắn liền với
không gian văn hóa làng xã, thì nay quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
khiến không gian văn hóa truyền thống đang bị thu hẹp dần. Chưa kể tới

việc, dân ca quan họ - vốn được xem như một thú chơi nghệ thuật thuần
nhất phi thương mại, rất hiếm trên thế giới – nay bị sân khấu hóa và
thương mại hóa. Một bộ phận không nhỏ những người hát quan họ hiện
nay (nhất là các bạn trẻ) đã gần như rời xa các lề lối và kĩ thuật thanh nhạc


cổ điển, lạm dụng nhạc đệm điện tử và các thiết bị loa đài… dẫn tới việc
những nét tinh tú của quan họ đang bị biến dạng.
Trong công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch, báo
chí Bắc ninh vẫn còn có những điểm hạn chế như: Chưa xây dựng được một
kế hoạch truyền thông tổng thể, mang tính chiến lược, lâu dài; Công tác tuyên
truyền còn mang tính “thời vụ”, khi có những sự kiện, vấn đề nổi cộm thì tập
trung tuyên truyền một cách rầm rộ, khi thì vắng bóng, thưa thớt dẫn đến việc
tuyên truyền thiếu tập trung, chạy theo số lượng, chất lượng và hiệu quả thông
tin chưa đạt yêu cầu, thiếu tính bền vững; Hiện tượng trùng lắp về nội dung
thông tin trên sóng Phát thanh và Truyền hình vẫn còn xảy ra, các chương
trình, chuyên mục được phát đi phát lại nhiều lần có thể khiến cho khán, thính
giả nhàm chán. Số lượng thông tin về phát triển du lịch tuy có tần số xuất hiện
khá lớn, nhưng phân bố không đều giữa các địa phương trong tỉnh, chủ yếu
chỉ tập trung ở khu vực thành phố, thị xã, còn những địa phương khác thì có
lúc dường như bị lãng quên...
=> Tất cả những hạn chế, yếu kém đó đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu
quả của công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch của báo
chí Bắc Ninh. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận một điều: với tất cả những
cố gắng của mình, trong những năm qua, báo chí Bắc Ninh đã góp phần tích
du lịch trong và ngoài nước, tạo môi trường hoạt động du lịch thuận lợi, nhằm
thu hút các dự án đầu tư vào phát triển du lịch tại địa phương.

2.


Giải pháp khắc phục

Năm 2009, UNESCO đã công nhận “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thực hiện cam kết với
UNESCO, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều động thái tích cực và hành động cụ thể


để nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Dân ca
Quan họ Bắc Ninh.
+ Tuyên truyền quảng bá di sản văn hoá dân ca Quan họ

Dựa trên chất liệu chủ đạo Dân ca Quan họ Bắc Ninh, các chương trình
nghệ thuật đã chuyển tải thông tin về vùng đất, lịch sử, văn hóa, con người
Bắc Ninh trong quá khứ, hiện tại và tương lai; đồng thời quảng bá, giới thiệu
văn hoá Quan họ và dân ca Quan họ Bắc Ninh với bạn bè trong nước và quốc
tế.
+Tôn vinh và có chế độ đãi ngộ đối với những “Báu vật sống”
Nghệ nhân là những nhân chứng sống cho sự tồn tại phát triển và lan tỏa
của một ngành nghề, một dòng nghệ thuật, một dòng văn hóa cụ thể. Những
nghệ nhân Quan họ chính là những “báu vật sống” đảm bảo cho hát Quan họ
tồn tại, phát triển từ đời này sang đời khác và đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong hệ thống văn hóa phi vật thể của mỗi quốc gia. Nhận thức rõ vị
trí, vai trò của Nghệ nhân dân ca Quan họ, tỉnh Bắc Ninh đã phong tặng danh
hiệu “Nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh” cho những người có nhiều đóng
góp cho việc bảo tồn và phát triển dân ca Quan họ Bắc Ninh.
+Mở rộng các hình thức truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các nghệ nhân về một số kỹ năng, nội
dung liên quan trong việc truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh trong gia đình
và cộng đồng. Triển khai tổ chức các lớp dạy hát dân ca Quan họ tại cộng
đồng trên địa bàn 8 huyện, thị xã, thành phố.

+ Khôi phục và bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa
Quan họ.


Tổ chức Hội thi hát dân ca Quan họ Bắc Ninh đầu xuân, thi người đẹp
vùng Quan họ, liên hoan tiếng hát Quan họ người cao tuổi, liên hoan tiếng hát
Quan họ thiếu nhi, mở các lớp hướng dẫn thiếu nhi học hát dân ca Quan họ
cổ.vv...
+ Ngoài ra còn Sưu tầm, nghiên cứu khoa học về dân ca Quan họ
Bắc Ninh
+Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách bảo tồn và phát huy giá
trị của di sản văn hóa đại diện của nhân loại
+Đầu tư các thiết chế phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hoá - Dân ca Quan họ Bắc Ninh



×