Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ THÁI Ở THỊ TRẤN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.4 KB, 17 trang )

ĐỀ TÀI
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
CỦA PHỤ NỮ THÁI Ở THỊ TRẤN MAI CHÂU
TỈNH HÒA BÌNH


[I]. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, phân bố đồng đều khắp dải
đất hình chữ S. Mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa đặc sắc riêng,
phong tục tập quan riêng, tạo nên cho đất nước Việt Nam nền văn
hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với ngôn ngữ, trang phục chính là nét văn hóa tạo nên dấu
hiệu thông tin quan trọng để chúng ta nhận biết dân tộc người này
với dân tộc người khác. Trang phục của 54 dân tộc Việt Nam nói
chung và của dân tộc Thái ở thị trấn Mai Châu nói riêng là một nét
đẹp văn hóa cần được tôn vinh, gìn giữ.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu
không chỉ là phương tiện để thể hiện các giá trị văn hóa, tín ngưỡng,
thẩm mỹ dân gian mà còn mang nhiều giá trị sử dụng. Việc tìm hiểu
trang phục của phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu, cũng chính là tìm
hiểu một thứ ngôn ngữ riêng, độc đáo, mang đậm bản sắc của mảnh
đất và con người nơi đây.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng nền
văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, sẽ là thiếu sót nếu
không tiếp cận với văn hóa cổ truyền, lấy văn hóa cổ truyền của dân
tộc là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng, bảo tồn và
phát triển một nền văn hóa mới nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc,
một nền văn hóa hòa nhập nhưng không hòa tan.


[II]. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU


Mảnh đất Tây Bắc nói chung và dân tộc Thái nói riêng luôn là
nguồn cảm cho các công trình nghiên cứu văn hóa học và dân tộc
học. Mỗi một đề tài nghiên cứu lại làm rõ thêm về những nét đẹp,
sự phong phú, đa dạng của người Thái. Có thể kể đến các công trình
nghiên cứu như :Văn hóa truyền thống của một số tộc người ở Hòa
Bình của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoa văn Thái của tác giả
Hoàng Lương, Trang phục các dân tộc người thiểu số nhóm ngôn
ngữ Việt – Mường và Tày – Thái của tác giả Đỗ Thị Hoài, Nghệ
thuật trang phục Thái của Lê Ngọc Thắng…
Trong Văn hóa truyền thống của một số tộc người ở Hòa Bình,
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Nga đã đề cập đến kết cấu, tập tục mặc
trang phục trong các lễ hội, tang ma, ở phụ nữ có chồng, phụ nữ lớn
tuổi và sự giao lưu với trang phục của người phụ nữ Mường.
Hoa Văn Thái tác giả Hoàng Lương đã nghiên cứu hoa văn
Thái trên khăn piêu, trên trang phục, mặt gối, mặt địu, túi đeo và đồ
trang sức… Qua đó, nói lên những quan niệm của đồng bào về các
họa tiết hoa văn, giá trị văn hóa và giá trị lịch sử của hoa văn Thái.
Tác giả Đỗ Thị Hoài trong Trang phục các dân tộc người thiểu
số nhóm ngôn ngữ Việt-Mường và Tày Thái đã trình bày những đặc
điểm cơ bản của trang phục các nhóm Thái, từ y phục hàng ngày, y
phục trong cưới xin, tang ma, tín ngưỡng cho đến đồ trang sức.
Nghệ thuật trang phục Thái của Lê Ngọc Thắng đã giải mã
được những dung lượng thông tin của vă hóa Thái ẩn chứa trong


những bộ trang phục và có những phát hiện mới mẻ về sự giao lưu
văn hóa của các dân tộc qua trang phục.
Các công trình nghiên cứu trên đều là những tài liệu rất quan
trọng, đóng góp vào việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam. Tuy nhiên, các tác giả vẫn chưa nghiên cứu sâu về

trang phục của phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu. Do đó, trang phục
của người phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu ít được mọi người biết
đến.
[III]. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu

- Khái quát lịch sử hình thành mảnh đất Mai Châu
- Hệ thống hóa về điều kiện tự nhiên, đời sống kinh tế cũng
như đời sống văn hóa của người Thái ở thị trấn Mai Châu.
- Dựng lại một cách có hệ thống về bức tranh trang phục
truyền thống của phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu từ nguyên liệu,
công cụ, quá trình làm ra bộ trang phục, cách sử dụng bộ trang
phục, các yếu tố hoa văn cùng những quan niệm của đồng bào, sự
biến đổi của trang phục, so sánh với trang phục của phụ nữ Mường
trong mối quan hệ giao thoa văn hóa Thái – Mường, tìm ra giải
pháp làm cơ sở cho việc bảo tồn và phục hồi trang phục truyền
thống của đồng bào Thái Mai Châu.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu và thấy được nét đẹp trong văn hóa truyền thống của
người Thái qua trang phục của Phụ nữ Thái Mai Châu.


Hiểu được những nét riêng có trong nghề dệt của người Thái ở
thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
Hiểu được sự giao thoa văn hóa Mường-Thái thông qua trang
phục.
Đề ra những giải pháp để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền
thống trên trang phục phụ nữ Thái thị trấn Mai Châu.
[IV].ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nữ phục cổ truyền của người Thái ở thị trấn Mai Châu là đối tượng

nghiên cứu chính của đề tài.
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Mai Châu tỉnh Hòa Bình trong hai
giai đoạn truyền thống và đổi mới.
[V]. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều
phương thức như :
- Kế thừa các tài liệu có sẵn của các tác giả đi trước.
- Tham khảo các sách, báo, tạp chí, luận án, luận văn…của các tác

giả nghiên cứu về đề tài này.
- Áp dụng các phương pháp : so sánh, phân tích để làm sáng tỏ đề tài
nghiên cứu.
[VI]. BỐ CỤC
[1]. Khái quát về mảnh đất và người dân tộc Thái ở thị trấn
Mai Châu – tỉnh Hòa Bình
1.1. Khái quát về mảnh đất Mai Châu
1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính


- Thị trấn Mai Châu nằm gọn trong 1 thung lũng, dọc theo quốc
lộ 15, cách Hà Nội 135km về phía Tây Nam. Phía bắc giáp với xã
Tòng Đậu, đông giáp Thung Khe, nam giáp Noong Luông và
Chiềng Châu, tây và tây nam giáp Nà Phòn.
1.1.2. Địa hình
- Mai Châu là 1 vùng đất có địa hình, địa thế hiểm trở, núi rừng
trùng điệp, địa hình núi đá chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của thị
trấn.
1.1.3. Khí hậu
- Vị trí địa lí và địa hình đã tạo nên nền khí hậu đặc trưng cho
vùng đất này. Do chịu ảnh hưởng của gió mùa tây bắc, 1 năm chia

thành 2 mùa rõ rệt: mưa 5-10, khô 11-4
1.2. Khái quát về người Thái ở thị trấn Mai Châu
- Ng Thái chiếm 60% trong tổng số dân ở thị trấn Mai Châu
nên bản sắc văn hóa Thái chiếm vị trị chủ đạo, rất tiêu biểu luôn đc
bảo lưu và phát huy.
1.2.1. Lịch sử cư trú của nhóm Thái ở Mai Châu
Tổ của ng Thái Mai Châu từ miền đầu sông Hồng, tức miền
Bắc Hà thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn theo dọc sông Hồng rẽ sang
sông Đà r tới lập nghiệp ở vùng Mộc Châu, Mường Khòong, Thanh
Hóa và vùng Mai Châu Hà Sơn Bình vào khoảng thế kỉ thứ 14.
1.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội của thị trấn Mai
Châu trong thời kỳ hiện nay


- Thị trấn Mai Châu hiện nay chiếm 1 vị trí vô cùn quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của toàn huyện nói riêng và
toàn tỉnh nói chung với các ngành như nông nghiệp, thủ công
nghiệp và đặc biệt là du lịch, dựa trên những lợi thế sẵn có.
1.2.3. Truyền thống văn hóa của người Thái ở thị trấn Mai
Châu
- Nét VH của mỗi dân tộc thg đc gửi gắm qua các tác phẩm
dân gian, qua những câu chuyện cổ tích, bài hát ca ngợi t/y đôi lứa,
những lễ hội truyền thống riêng có, những nếp nhà sàn và đặc biệt là
những bộ trang phục truyền thống.
[2]. Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái ở thị trấn
Mai Châu
2.1. Nghề dệt
- Nghề dệt của ng Thái thị trấn Mai Châu chính là tiền đề để tạo
nên những bộ trang phục.
2.1.1. Nguyên liệu của nghề dệt

- Các sản phẩm dệt của ng Thái chủ yếu đc làm ra từ chất liệu
vải sợi bong và một số là vải sợ tơ tằm. Muốn có sợi bông, sợi tơ
tằm để dệt, ng Thái phải trồng bông và trồng dâu nuôi tằm.
Việc trồng bông, ng Thái coi trọng như việc trồng lá, vì cây lúa
mang lại lương thực để nuối sống họ, còn cây bông giúp họ có cái
mặc quanh năm. Cùng với nghề trồng bông, nghề nuôi tằm lấy tơ
của ng Thái đã có từ lâu đời. Hầu như gia đình nào cũng trồng dâu
quanh nhà, ven suối và trong nhà lúc nào cũng có 1 vài nong tằm.


2.1.2. Chế biến nguyên liệu
- Bông sau khi đc thu hoạch về phải trải qua những công đoạn
hết sức cẩn thận như bỏ lá, tách hạt, bật bông, quấn bông, hồ sợi,
nhuộm vải, ng Thái sử dụng chủ yếu là cây chàm và cây hỏm.
- Sau khi kéo kén tằm, ng p/nữ Thái tiếp tục công đoạn kéo tơ,
hồ tơ và nhuộm màu bằng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như
lá cây, đất, đá.
2.1.3. Kỹ thuật dệt vải
- Vải của ng Thái Tây Bắc nói chung và ng Thái Mai Châu nói
riêng đều đc dệt bằng kĩ thuật thủ công .Để dệt được vải cần phải có
các công cụ bao gồm:công cụ bật bông,công cụ quấn bông,công cụ
xe sợi và khung dệt.
- Các công đoạn phải được làm hết sức cản thận để đảm bảo khi
mắc sợi len khung cửi,sợi phải thật căng.
-Có 2 cách dệt vải:dệt trơn và dệt hoa văn
2.1.4. Sản phẩm của nghề dệt
-Người phụ nữ Thái không chỉ nổi tiếng với việc dệt ra những
tấm vải thổ cẩm độc đáo mà còn nổi tiếng với những sản phẩm thủ
công tinh xảo,các sản phẩm phục vụ cho việc mặc và đắp.Trong đó
y phục đươc xem là sp quan trong nhất của nghề dệt.

2.2. Trang phục truyền thống
2.2.1. Trang phục trong sinh hoạt và lao động thường ngày
-Đây là loại trang phục ít được trang trí thêu thùa,mang ý nghĩa
che thân.bảo vệ cơ thể là chính,còn yếu tố làm đẹp ít được chú ý


tới.Trong những ngày bình thường,phụ nữ Thái Mai Chau sử dụng 2
loại trang phục chính đó là áo(xửa),váy(xỉn),khăn đội đầu(khăn hua)
đã cũ,thắt lưng(xài ẻo),trang sức và trang phục may chuyên dùng
trong lao động
2.2.2. Trang phục trong ngày lễ hội và cưới xin
-Là trang phục đẹp nhất,sang trọng nhất,ngoài tác dụng chê
thân,bảo vệ con người,còn biểu thị thái độ nghiêm túc và tinh thần
trách nhiệm cao đối với cả cộng đồng trong những sự kiện quan
trọng của Xã hội và cộng đồng.Về cơ bản giống như trong sinh hoạt
thường ngày cũng bao gồm các bộ phận là,váy,áo,thắt lưng,khăn và
đồ trang sức.điểm khác biệt đó là chất liệu,hoa văn và có cách
may,cắt cầu kỳ,đẹp hơn.
2.2.3. Trang phục trong tang ma, thầy cúng
- Trong tang ma vải để may quần áo là loại vải nhiều
màu:Trắng,chàm,đỏ,tím,xanh.Tùy đối tượng trong mối quan hệ với
người chết mà co kiểu áo màu tương ứng.
-Áo tang dài của phụ nữ Thái Mai Châu chỉ mặc khi thầy cúng
đến làm lễ gọi hồn hay mời người chết ăn và khi đưa người chết đi
chon cất.
-Ở dân tộc Thái những người làm nghề cúng bái được gọi là
ông “một” và bà”một”.Khi cúng bà “một” vẫn mặc quần áo bình
thường nhưng có thêm một chiếc khăn đội đầu màu đỏ,khi đọi phủ
lên đầu che cả mặt,một chiếc đai lưng bằng vải đỏ rộng 15cm.Cả



khăn và đai lưng được trang trí ghép vải tạo thành hình hoa ban,cây
gạo,con rắn,hợp thành sức mạnh để đuổi tà ma.
2.3. Giá trị của trang phục phụ nữ Thái
2.3.1. Giá trị sử dụng
- Tác dụng:che kín cơ thể theo quan iệm văn hóa của dân tộc,
đẹp thì phô ra xấu xa thì đậy lại. Trang phục cùng với việc che kín
cơ thể cũng có ý nghĩa làm tôn lên vẻ đẹp choh con người, đảm bảo
co cơ thể đủ ấm vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè, chống lạ
ruồi muỗi, côn trùng, cây rừng, gai rừng.
2.3.2. Giá trị kinh tế và trao đổi
- Nghề dệt là 1 nghề thủ công mà sản phẩm của nó bao gồm cả
y phục , chăn, gối, đệm được đem trao đổi trong nội bộ người dân,
từng bản Thái, giữa người Thái với các dân tộc trong vùng, trở
thành nguồn thu đáng kể ở một số hộ gia đình.
- Trao đổi, một mặt là để bổ sung những thứ còn thiếu, đá ứng
nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, mặt khác còn thể hiện tinh thần
đoàn kết, gắn bó, sự hòa hợp thống nhất trong đa dạng giữa các dân
tộc.
2.3.3. Giá trị văn hóa
Trang phục phụ nữ Thái Mai Châu k chỉ là sản phẩm vật chất
của cộng đồng mà còn biểu hiện văn hóa giới nữ. Phụ nữ Thái là
những nghệ sĩ dân gian thể hiện các tác phẩm nghệ thuật trang trí
trên vải, góp phần tạo dựng bản sắc van hóa tộc ng, thể hiện tư duy
về tự nhiên-xã hội.


2.3.4. Giá trị thẩm mỹ
- Nghệ thuật tạo hình trang phục
- Nghệ thuật trang trí hoa văn

2.4. Giao thoa văn hóa Thái – Mường trên trang phục phụ nữ
Thái Mai Châu
Thái và Mường vốn là 2 dân tộc có quá trình cộng cư lâu đời
trên mảnh đất Mai Châu nói riêng và Hòa Bình nói chung, cả 2 tộc
người này lại cư trú gần gũi, đan xen nhau. Do đó hiện tượng giao
thoa văn hóa Thái Mường ở thị trấn Mai Châu – Hòa bình là 1 tất
yếu.
2.4.1. Những yếu tố Mường trong Thái
- Khăn đội đầu: Người Mường gọi là Tênh, người Thái gọi là
Piêu, đó là chiếc khăn màu trắng dài 70cm, rộng 20cm, khăn có hoa
văn, có viền mép hoặc không có viền mép và đã được phụ nữ Thái
Mai Châu tiếp thu sử dụng trong cuộc sống hang ngày.
- Váy: váy của phụ nữ Thái Mai Châu giống với váy của phụ
nữ Mường Hòa Bình. Đó là chiếc váy được may theo kiểu váy ống,
màu chàm hoặc đen, gồm 2 phần thân váy và cạp váy.
- Thắt lưng: Phụ nữ Thái Mai Châu cũng sử dụng thắt lưng
giống phụ nữ Mường Hòa Bình. Xét về độ dài rộng, thăts lưng của
phụ nữ Thái có ngắn và hẹp hơn, song đều được làm bằng sợi tơ
tằm, sợi bông có nhiều màu sắc.
2.4.2. Những yếu tố Thái trong Mường


- Những kiểu hoa văn trên cạp váy của phụ nữ Mường rất gần
gũi với kiểu hoa vă trên mặt chăn của Thái.
[3]. Những biến đổi trong trang phục của phụ nữ Thái và
giải pháp bảo tồn trang phục của phụ nữ Thái.
3.1. Biến đổi
- Nghề dệt không chỉ đơn giản là lo cái mặc cho bản thân, mà
còn phục vụ sự phá triển của nghành du lịch, tăng thu nhập cho gia
đình.

3.1.1. Biến đổi trong nghề dệt:
- Chủng loại dệt bông hiện nay khá đa dạng, không chỉ là vải
sải, vải trắng, từ đó sản phẩm của nghề dệt cũng đa dạng hơn, có thể
là: mặt gối, túi xách, ví, khăn trải giường,..
- Nguyên liệu dệt ngày xưa là tự cung tự cáp, ngày nay do việc
trồng bông, nuôi tằm mất nhiều thời gian, diện tíh rừng bị thu hẹp ro
phát nương rấy và cháy rừng, nên nguyê liệu phục vụ cho nghề dệt
được mua hoàn toàn taị các của hang do người kinh đưa ở dưới xuôi
lên.
- Số khung vải trên địa bàn có phần thu hẹp lại vì nhiều lý do
như: tiền công lao động thấp nên nhiều người đã chuyển sang lao
động ngòi, không tìm được thị trường tiêu thụ, không được sự đỡ
đầu hay hỗ trợ của nhà nước hoặc 1 tổ chức nào đó.
3.1.2. Biến đổi trong trang phục truyền thống
- Biến đổi trong hoa văn: có nhiều mẫu hoa văn mới như móc
xích, hoa sen, quả mây, hạt bông,..


- Biến đổi về chất liệu
- Biến đổi về trang sức
- Biến đổi về cách sử dụng trang phục
3.2. Những vấn đề đặt ra:
Vấn đề đặt ra đối với trang phục truyền thống của phụ nữ Thái
thị trấn Mai Châu là giải quyết tốt việc giao lưu, phát triển kinh tế,
văn hóa xã hội, hòa nhập mà không hòa tan, vẫn bảo lưu và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
[VII]. KẾT LUẬN
Nằm ở trung tâm của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, thị trấn
Mai Châu được xem như một vị trí chiến lược trong việc phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn huyện. Trải qua quá trình di cư và

sinh sống lâu dài trong điều kiện tự nhiên và xã hội riêng, người
Thái ở thị trấn Mai Châu đã tạo dựng nên đời sống văn hóa, xã hội
mang rất nhiều nét riêng, đặc sắc và phong phú. Trong kho tàng văn
hóa và đời sống tộc người, trang phục truyền thống của phụ nữ Thái
thị trấn Mai Châu là một thành tố quan trọng, là sản phẩm sáng tạo,
góp phần vào việc duy trì và phát triển đời sống tộc người Thái nói
riêng, và làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của 54 tộc người ở
Việt Nam nói chung. Từ những nguồn tư liệu và kết quả đã nghiên
cứu cho thấy:
Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu
phản ánh kỹ thuật sản xuất trang phục của người Thái, từ các khâu
đoạn trồng bông, trồng dâu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải… đều tuân


theo một quy trình nghiêm ngặt và tỉ mỉ. Qua đó, ta thấy được sự
khéo léo của người phụ nữ Thái trong việc chăm lo đời sống, giải
quyết nhu cầu ăn mặc của gia đình, của cộng đồng…
Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái không chỉ mang giá
trị sử dụng đơn thuần mà còn chứa đựng trong đó cả giá trị kinh tế,
văn hóa, giá trị thẩm mỹ.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu
có sự “giao thoa” văn hóa với các dân tộc anh em sống trên cùng
một khu vực. Tuy nhiên, đồng bào Thái ở Mai Châu luôn có ý thức
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình trên cơ sở tiếp thu, chọn lọc.
Tìm hiểu trang phục truyền thống của phụ nữ Thái ở thị trấn
Mai Châu ta thấy được cả thế giới tâm hồn người Thái gắn bó, hòa
quyện với thiên nhiên, với con người; hiểu được những tâm tư, tình
cảm cũng như những quan niệm, tâm linh của người Thái được gửi
gắm qua từng bộ trang phục.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, việc tìm

hiểu, nhận thức được các yếu tố văn hóa và con người của các dân
tộc thiểu số là một nhu cầu khách quan tất yếu. Tìm hiểu trang phục
truyền thống và cuộc sống là góp phần tìm hiểu văn hóa và con
người Thái trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, góp phần nhỏ
bé vào sự nghiệp xây dựng nếp sống mới, con người mới ở nước ta
nói chung và đồng bào dân tộc Thái nói riêng.
Việc tìm ra những giải pháp để lưu giữ những giá trị văn hóa
truyền thống trên trang phục của phụ nữ Thái ở thị trấn Mai Châu là


một điều hết sức cần thiết, nhất là trong xã hội hiện nay. Giáo dục,
tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị trang phục của mình,
phát triển du lịch để qua đó giữ lại trang phục Thái và tổ chức các
hợp tác xã nghề dệt thủ công thổ cẩm tại địa phương.. là vài giải
pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra, để trang phục truyền thống của
phụ nữ Thái sẽ mãi được lưu giữ và dần hòa nhập vào cộng đồng
văn hóa Việt Nam – một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
[VIII]. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài báo “Trang phục của dân tộc Thái ở Mai Châu” thứ ba,

14/12/2010 trên website: www.baohoabinh.com.vn.
2. Luận án tiến sĩ - Trang phục cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc
Việt Nam 1991 tại địa chỉ: />a=d&d=TTkFfqyuVARe1991.1.5&e=-------vi-20--1--img-txIN%22L%C3%AA+Ng%E1%BB%8Dc+Th%E1%BA%AFng
%22------#
3. “Người Thái ở Tây Bắc” – nhà xuất bản Thông tấn – Hà Nội, 2008.
4. Bài viết “Hàng thủ công của người Thái” trên website:
/>5. “Dệt thổ cẩm Mai Châu- sản phẩm thuộc nghề truyền thống của tỉnh
Hòa Bình được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ”Thứ hai, 07 Tháng 10
2013,


website:

/>
option=com_content&view=article&id=464:dt-th-cm-mai-chau-snphm-thuc-ngh-truyn-thng-ca-tnh-hoa-binh-c-bo-h-quyn-s-hu-tritu&catid=48:s-hu-tri-tu&Itemid=85


6. “Làng

dệt

thổ

cẩm

Mai

Châu”

website:

/>7. “Bảo tồn, phát huy sắc thái văn hóa đặc trưng” website:
/>%BFt.aspx?itemid=1899&listId=cb018edc-28eb-4aca-9b21bd3ad3eef91d&ws=content
8. “Thổ cẩm người Thái ở Mai Châu - Nguy cơ biến mất của một nghề
truyền thống” 03/12/2009 />9. “Về
xem
thổ
cẩm

Thái


Mai

Châu”

website:

/>10. “Thổ cẩm Mai Châu- sự trau chuốt của người phụ nữ Thái”,
27/12/2011, tại địa chỉ: />11. Luận án tiến sĩ - Nghề dệt thủ công của người Thái trắng ở Mai
Châu, Hòa Bình trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam 2012 trên website: />a=d&d=TTcFlGutYyUe2012&e=-------vi-20--1--img-txIN-------




×