MỞ ĐẦU
Để có được cuộc sống hạnh phúc hòa bình như ngày hôm nay đã biết bao
người đã ngã xuống cùng với những nỗi đau mất mát, nỗi đau chiến tranh vẫn còn âm
ĩ trong lòng mỗi thân nhân gia đình chính sách, người có công với nước. Nhằm mục
đích ghi nhận và đền đáp công lao đóng góp hi sinh của những người có công cách
mạng và các gia đình chính sách, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện để bù đắp
phần nào về giá trị vật chất và tinh thần cho họ. Chính vì vậy, mà chính sách ưu đãi,
chăm sóc người có công cách mạng đã ra đời và đi vào cuộc sống góp phần không
nhỏ trong việc nâng cao đời sống của người có công cách mạng, từ đó góp phần ổn
định kinh tế, chính trị của đất nước. Đây là một truyền thống tốt đẹp, một đạo lý cao
cả của người Việt Nam.
Ngành Lao động – Thương binh và xã hội là một đơn vị có tầm quan trọng rất
lớn trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách cho các đối tượng hưởng trợ cấp
ưu đãi xã hội. Trong ba năm gần đây, công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi,
chăm sóc người có công cách mạng tại thị xã
đã đạt được nhiều thành tích nổi
bật; góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người có công cách
mạng trên địa bàn; đưa chính sách ưu đãi, chăm sóc người có công cách mạng đến với
mọi người. Song trong quá trình tổ chức thực hiện còn gặp phải những khó khăn bất
cập, công tác tổ chức thực thi chính sách người có công cách mạng trên địa bàn còn
có những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới để phát huy và nâng cao hiệu quả
của chính sách. Do đó tôi chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp về thực hiện chính
sách ưu đãi đối với người có công cách mạng tại thị xã”. Để thực hiện tốt đề tài
này, tôi đã vận dụng các quy định của Nhà nước liên quan đến đề tài và qua thực tế tổ
chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng tại địa phương. Từ
đó, tìm ra những bất cập, hạn chế và đề xuất các giải pháp để thực hiện chính sách ưu
đãi người có công cách mạng tại địa phương ngày càng đạt hiệu quả cao.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc thực hiện chính sách xã hội đúng
đắn, là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, song song với việc đẩy nhanh phát
triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến chính sách xã hội và
nhờ có những quan điểm đúng đắn, hợp lý trong việc xây dựng và thực thi các chính
sách xã hội mà nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã
hội và không ngừng nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều
kiện ngày càng tốt hơn cho việc phát triển nhân cách, phẩm chất, năng lực, trí tuệ và
thể chất con người Việt Nam. Những kết quả mà chính sách xã hội mang lại đã phản
ánh bản chất và tính ưu việt của chế độ ta, góp phần không nhỏ vào việc giữ vững sự
ổn định chính trị và phát triển xã hội.
Mặt khác, chúng ta có thể thấy rằng chính sách xã hội là chính sách đối với con
người, nó phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực con người trong việc ổn định và phát
triển xã hội, nó ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của xã hội. Nhiệm vụ của chính
sách xã hội là căn cứ trên các yếu tố kinh tế - xã hội để đề ra và thực thi biện pháp,
các giải pháp làm cho con người, cho nhân dân lao động có điều kiện sống ngày càng
tốt hơn về cả vật chất lẫn tinh thần. Các chính sách xã hội được xây dựng dựa trên
nhu cầu hợp lý và lành mạnh của con người cả về vật chất và tinh thần, dựa trên
những dự báo khuynh hướng phát triển của con người, của nền kinh tế - xã hội để
khơi dậy tính tích cực, kích thích kinh tế - xã hội phát triển, nó góp phần điều tiết
quan hệ xã hội nhằm bảo đảm và thiết lập xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, để
con người chăm lo làm việc tốt cho mình và cho xã hội. Với ý nghĩa đó, chính sách xã
hội nói chung và chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng nói riêng thật sự
là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế, bản thân tôi nhận thấy tại thị xã hiện nay,
việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng đang thực sự là vấn
đề hết sức quan trọng, vì nó tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân. Tôi chọn
đề tài: “ Thực trạng và giải pháp về thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có
công cách mạng” để nghiên cứu, qua đó giúp tìm hiểu thêm về công tác, hồ sơ, thủ
tục trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng.
2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu công tác tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công
cách mạng tại thị xã để đánh giá được ưu, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và đề xuất
các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại nhằm thực hiện chính sách này ngày
càng đạt hiệu quả.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài, đòi hỏi phải thu thập các số liệu và nắm bắt tổng quan,
toàn diện về công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng
của địa phương. Vì thế, cần có những con số thống kê cụ thể, chính xác, cần nghiên
cứu vận dụng lí luận vào thực tiễn của địa phương và đề ra các mục tiêu, giải pháp
trong thời gian tới.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trong 2 năm 2015, 2016
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để hoàn thành đề tài khóa luận phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận chung trên cơ sở chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy
vật biện chứng.
- Phương pháp so sánh, thống kê, xử lý số liệu…
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Kết cấu của đề tài gồm có
03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách ưu đãi người có công cách mạng
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng
trên địa bàn thị xã
Chương 3: Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả thực
hiện chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng trên địa bàn thị xã trong thời
gian đến.
PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG
CÁCH MẠNG
I. CÁC QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG;
CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC, CỦA ĐỊA PHƯƠNG VỀ
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG CÁCH
MẠNG
1. Các khái niệm cơ bản về chính sách ưu đãi đối với người có công cách
mạng.
Chính sách là một bộ phận trong hệ thống quản lý nhà nước, chính sách vừa
mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Chính sách trước hết mang tính chính
trị thể hiện rõ nhất tính nhà nước. Có thể hiểu: “Chính sách là những sách lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và
tình hình thực tế mà đề ra”.
Chính sách xã hội là một hệ thống những quan điểm, chủ trương, phương
hướng, biện pháp của nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác được thể chế
hoá để giải quyết những vấn đề xã hội mà trước hết là những vấn đề xã hội gay cấn
nhằm bảo đảm sự an toàn và phát triển xã hội. Chính sách xã hội là chính sách đối với
con người, tìm cách tác động vào các hệ thống quan hệ xã hội (quan hệ các giai cấp,
các tầng lớp xã hội, quan hệ các nhóm xã hội khác nhau) tác động vào hoàn cảnh sống
của con người và của các nhóm xã hội, (bao gồm điều kiện lao động và điều kiện
sinh hoạt) nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm và thiết lập được công bằng
xã hội trong điều kiện xã hội nhất định.
Chính sách ưu đãi xã hội là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của cộng
đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt ưu tiên hơn mức bình thường về mọi mặt trong đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có công lao đặc biệt đối với đất nước.
Người có công với cách mạng là nhóm những người đã có công sức đóng góp
cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc bao gồm: những người
đã gắn bó cả cuộc đời của mình với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp của cộng đồng;
những người gặp rủi ro trong quá trình hoạt động cho sư nghiệp chung của cộng đồng.
Phần lớn những người thuộc nhóm này thường bị suy giảm, mất khả năng lao động,
khả năng cầu tiến trong điều kiện cạnh tranh của thị trường trong khi sự đóng góp của
họ là vô giá (tính mạng, thân thể, gia sản, …). Việc ưu đãi đặc biệt những người này
so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác
là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn.
Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công cách
mạng, là trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất
nước. Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng không chỉ mang tính chính trị,
kinh tế, xã hội mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện những truyền
thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm,
ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp gìn giữ, xây
dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những thành quả to lớn mà
cha ông ta đã ra sức gìn giữ. Đồng thời thể hiện được trách nhiệm của toàn xã hội
trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng. Vì
vậy, chính sách đối với người có công cách mạng là chính sách vô cùng quan trọng.
Làm tốt chính sách đối với người có công cách mạng sẽ góp phần vào sự ổn định xã
hội, giữ vững thể chế và ngược lại.
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày
01 tháng 01 năm 1945.
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng
khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt
động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19
tháng Tám năm 1945.
Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được
Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp như:
chiến đấu hoặc trực tiếp chiến đấu; trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có
tổ chức với địch,…
2. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về thực hiện chính sách ưu
đãi đối với người có công cách mạng.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước (năm 1991), Đảng ta cũng khẳng định rõ:
“Không chờ kinh tế phát triển cao mới giải quyết các vấn đề xã hội mà ngay trong
từng bước và trong suốt quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội”. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định:
“Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển. Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế. Thực hiện tốt
các chính sách ưu đãi người có công với nước, vận động toàn xã hội tham gia các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa, nâng cao mức sống về mặt vật chất tinh thần của người có
công…”.
Nhằm thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, các qui định của Hiến pháp,
năm 1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt
động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng. Sau 10 năm thực hiện, ngày
29/06/2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 26/2005/PLUBTVQH11 để sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh (năm 1994) về ưu đãi người có công với
Cách mạng. Sau hơn 3 năm, Pháp lệnh mới đi vào cuộc sống, đã đạt được những kết
quả rất lớn trong lĩnh vực ưu đãi xã hội, nhưng cũng còn không ít những vướng mắc,
tồn tại, thách thức cần phải tiếp tục nghiên cứu sữa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân,
gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận
chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ, Đảng, Nhà nước luôn luôn
trân trọng, ghi nhớ công ơn và làm được nhiều việc tốt để tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái,
quí trọng đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với nước.
Những việc làm đó không những có ý nghĩa về mặt đạo lý mà còn có tác động thiết
thực tạo động lực to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN”.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách ưu đãi xã hội đối với thương
binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng như sau:
Chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách
mạng vừa là trách nhiệm của Nhà nước vừa là trách nhiệm tình cảm của toàn dân:
Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã rất quan tâm đến việc động viên toàn dân tham
gia chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Người nói “ Thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ
tổ quốc, bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của tổ quốc, của đồng quốc, đồng bào,….Vì vậy,
Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”. ( Thư
gửi ban thường trực của ban tổ chức ngày “ thương binh toàn quốc” tháng 7/ 1947).
Quan điểm của Đảng và Nhà nước, của Bác Hồ về chăm sóc thương binh, gia
đình liệt sĩ, người có công cách mạng cũng là trách nhiệm và tình cảm của toàn dân
đối với họ. Thấu hiểu sự hy sinh mất mát của hàng triệu người con của dân tộc, trước
khi đi xa người con dặn lại: “ đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần
xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, quân nhân, du kích, thanh niêm xung phong,…)
Đảng, Chính phủ, đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn,
đồng thời phải mở những lớp học nghề thích hợp với mọi người để họ có thể dần dần
“ tự lực cánh sinh”.
Đối với cha, mẹ, vợ, con của thương binh liệt sĩ thiếu sức lao động và túng
thiếu thì chính quyền và địa phương ( nếu ở địa phương thì chính quyền xã cùng hợp
tác xã nông nghiệp phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ
đói rét”. ( Trích di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5 – 1968).
Quan điểm của Bác Hồ về trách nhiệm của Nhà nước, cộng đồng trong công tác
chăm sóc người có công với cách mạng cũng phù hợp với quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta. Điều đó được thể hiện trong nhiều Nghị quyết, văn bản của Đảng và
Nhà nước như: Pháp lệnh ưu đãi người có công, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 8, lần
thứ 9 của NXB Chính trị quốc gia Hà Nội; chỉ thị số 08/KT/TW của Ban chấp hành
trung ương ngày 1/3/2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”
trong giai đoạn mới.
II. Chính sách, pháp luật của Nhà nước, của địa phương về thực hiện
chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng.
1. Nhà nước ban hành chính sách ưu đãi đối với người có công cách mạng:
Hơn nữa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước ta đã hình thành một hệ thống chính
sách về ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Hệ
thống chính sách đó luôn được bổ sung sửa đổi nhằm từng bước cải thiện đời sống
những người có công với cách mạng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước và đời sống chung của nhân dân. Đồng thời cũng giải quyết có kết quả việc đưa
hàng chục vạn hài cốt liệt sĩ vào các nghĩa trang liệt sĩ. Những năm gần đây Nhà nước
đã ban hành pháp lệnh qui định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh
hùng và pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh,
bệnh binh,… Qua hai pháp lệnh trên, một lần nữa Đảng và Nhà nước đã khẳng định
trách nhiệm lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với người có công cách mạng. Đảng và
Nhà nước ta còn ban hành hàng loạt chính sách: Việc làm, đào tạo, dạy nghề, chăm
sóc sức khỏe, các ưu đãi về ruộng đất, thuế,…Đồng thời theo thời gian và truyền
thống của dân tộc ta một phong trào quần chúng sâu rộng với nhiều hình thức phong
phú và giải pháp với từng địa phương đã góp phần cùng Nhà nước đem lại cho hàng
triệu gia đình người có công với cách mạng một cuộc sống ổn định về vật chất, một
cuộc sống về tinh thần.
2. Những chính sách ưu đãi đã được áp dụng đối với người có công với
cách mạng theo Nghị định 31/2013NĐ- CP.
a) Các đối tượng là người có công với cách mạng theo khoản 1 điều 2 pháp
lệnh số 04/2012UBTVQH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945.
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa
tháng 8 năm 1945.
- Liệt sĩ
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Anh hùng Lực lượng lao động trong thời kỳ kháng chiến
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Bệnh binh
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt từ, đày
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
b) Những chế độ ưu đãi đã được áp dụng đối với người có công với cách mạng
và thân nhân:
- Đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945 và thân
nhân:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945 được hưỡng các chế độ
ưu đãi sau:
+ Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng
+ Được cấp tiền mua báo Nhân dân hàng ngày, được tạo điều kiện tham gia
sinh hoạt văn hóa tinh thần phù hợp với điều kiện nơi cư trú.
Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết:
+ Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định như trên của
Pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân
nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
+ Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy
định như trên của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức
50 triệu đồng.
+ Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một
lần mức 10 triệu đồng.
Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên
nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi
người hoạt động cách mạng chết;
Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12
năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi
hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;
Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng
từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập
hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ
ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi
nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức
chuẩn.
- Đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và thân nhân:
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945 được hưởng các chế độ ưu đãi sau từ ngày có quyết định
công nhận:
+ Trợ cấp hàng tháng.
+ Được cấp tiền mua báo Nhân dân hàng ngày, được tạo điều kiện tham gia
sinh hoạt văn hóa tinh thần phù hợp với điều kiện nơi cư trú.
Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết:
+ Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2
Điều 10 của Pháp lệnh số 26/2005/PL- UBTVQH11 về ưu đãi người có công với cách
mạng mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại điện thân nhân
được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
+ Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy
định tại Khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh số 26/2005/PL- UBTVQH11 thì đại diện thân
nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 25 triệu đồng.
Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một
lần mức 10 triệu đồng.
Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở
lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề
khi người hoạt động cách mạng chết;
+ Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12
năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi
hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;
+ Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi
nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
+ Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập
hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ
ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không
nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần
mức chuẩn.
- Đối với liệt sĩ và thân nhân:
Chế độ trợ cấp tiền tuất hàng tháng:
+ Thân nhân của một liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng một
lần mức chuẩn.
+ Thân nhân của hai liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng hai
lần mức chuẩn.
+ Thân nhân của ba liệt sĩ trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bằng
ba lần mức chuẩn.
+ Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền
tuất hàng tháng bằng một lần mức chuẩn.
+ Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng mà chết, người
tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một
lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
Thời điểm hưởng:
+ Người hy sinh từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên
nếu còn tiếp tục đi học hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi liệt sĩ
hy sinh;
+ Người hy sinh trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc
chồng, con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hưởng trợ
cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
+ Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi
nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận. Con bị khuyết tật
nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần
mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y
khoa có thẩm quyền kết luận;
+ Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng nuôi con liệt sĩ đến
tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Ủy ban nhân dân cấp
xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội ra quyết định;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con từ đủ 18
tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ
đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi
dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn.
Trợ cấp thờ cúng liệt sỹ:
Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng
được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng.
- Đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng và người phục vụ:
Chế độ ưu đãi:
+ Trợ cấp một lần.
+ Phụ cấp hàng tháng từ ngày Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh
hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình được hưởng trợ cấp người phục
vụ.
+ Khi Bà mẹ Việt Nam anh hùng chết, người tổ chức mai táng được nhận mai
táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ
cấp ưu đãi.
Trợ cấp người phục vụ:
+ Mức trợ cấp hàng tháng bằng một lần mức chuẩn từ ngày Chủ tịch nước ký
quyết định phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng trước ngày 01 tháng 9 năm 2012
hiện còn sống được hưởng trợ cấp người phục vụ từ ngày 01 tháng 9 năm 2012.
- Đối với anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời
kỳ kháng chiến:
Chế độ ưu đãi:
+ Trợ cấp hàng tháng từ ngày Chủ tịch nước ký quyết định cấp Bằng “Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”.
+ Khi Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời
kỳ kháng chiến chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân
nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
+ Trợ cấp một lần đối với đại diện thân nhân hoặc người thờ cúng Anh hùng
Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (trường
hợp được truy tặng hoặc đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi).
- Đối với thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh và thân
nhân:
Chế độ ưu đãi:
+ Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được
hưởng phụ cấp hàng tháng.
Trường hợp có vết thương đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên;
mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp
đặc biệt hàng tháng. Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không
hưởng phụ cấp hàng tháng.
+ Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên song
ở gia đình được trợ cấp người phục vụ.
+ Người bị thương được Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận
suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 5% đến dưới 21% được hưởng trợ cấp
một lần.
Thời điểm hưởng:
+ Đối với người bị thương từ ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ
cấp hàng tháng từ tháng liền kề khi bị thương;
+ Đối với người bị thương trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực thì được hưởng trợ
cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Đối với thương binh đồng thời là bệnh binh:
+ Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do
bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời
trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp
được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ
cấp.
+ Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật
và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật:
Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời
gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15
năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế
trước đó có đủ 20 năm trở lên.
Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã
trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả
năng lao động đã trừ.
Được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh
tật còn dưới 41%.
Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp.
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi thương binh chết:
+ Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại
diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
+ Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết,
thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55
tuổi trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi
học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi thương binh chết;
+ Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi
nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
+ Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập
hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ
ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
+ Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ
60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng
khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
+ Trường hợp thương binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân
được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng thương binh
chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên
đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng kể
từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không
nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần
mức chuẩn.
+ Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương
tái phát được xác nhận là liệt sĩ thì thân nhân được chuyển hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng của thân nhân liệt sĩ. Thời điểm hưởng theo quy định tại Khoản 6 Điều 20
của Nghị định này.
- Đối với bệnh binh:
Chế độ ưu đãi:
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên được
hưởng phụ cấp hàng tháng.
Trường hợp có bệnh tật đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hai chi trở lên; mù hai mắt;
tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ cấp đặc biệt
hàng tháng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì không hưởng phụ cấp
hàng tháng.
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 81% trở lên sống ở gia
đình được hưởng trợ cấp người phục vụ.
+ Trợ cấp hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết
luận suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân khi bệnh binh chết:
+ Khi bệnh binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện
thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
+ Bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên chết, thân
nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng như sau:
Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi
trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học
được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi bệnh binh chết;
Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu
suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng
từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy
giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập
hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ
ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;
Trường hợp khi bệnh binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60
tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi
đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ;
Trường hợp bệnh binh chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2013 thân nhân được
hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
Đến ngày 01 tháng 01 năm 2013 mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng bệnh binh
chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ; trường hợp đã đủ 60 tuổi trở lên
đối với nam, 55 tuổi trở lên đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ
ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi
nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức
chuẩn.
- Đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiểm chất độc hóa học và người
phục vụ:
Chế độ ưu đãi:
+ Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động từ ngày Hội
đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận, cụ thể như sau:
Suy giảm khả năng lao động từ 21% - 40%: Mức trợ cấp bằng 0,76 lần mức chuẩn;
Suy giảm khả năng lao động từ 41% - 60%: Mức trợ cấp bằng 1,27 lần mức chuẩn;
Suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%: Mức trợ cấp bằng 1,78 lần mức chuẩn;
Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Mức trợ cấp bằng 2,28 lần mức chuẩn.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng
lao động do bệnh tật từ 81 % trở lên được hưởng phụ cấp như bệnh binh cùng tỷ lệ
suy giảm khả năng lao động.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên, sống ở gia đình được trợ cấp người phục vụ bằng một lần
mức chuẩn.
+ Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chết, người tổ
chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một
lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
+ Khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng
như thân nhân của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết.
Trường hợp con đẻ từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng đối
với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì không
hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công từ trần.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và
đang hưởng chế độ trước ngày 01 tháng 9 năm 2012 thì thực hiện như sau:
Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ
81% trở lên thì tiếp tục hưởng theo chế độ hiện hưởng;
Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới
81% và trong biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao
động thì chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo các mức quy định tại Điểm a, Điểm b,
Điểm c Khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2013;
Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới
81% và chưa được xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì tạm thời được bảo
lưu mức trợ cấp đang hưởng. Trong thời gian bảo lưu, những trường hợp có nguyện
vọng được giám định thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đến Hội
đồng giám định y khoa có thẩm quyền và ra quyết định điều chỉnh trợ cấp theo các
mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này từ ngày Hội đồng giám
định y khoa có thẩm quyền kết luận.
Sau ngày 31 tháng 12 năm 2013, những trường hợp không giám định tỷ lệ suy
giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao
động từ 41% đến 60%;
Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động,
dưới 81% đồng thời sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do nhiễm chất độc hóa học
mà giám định không kết luận được tỷ lệ suy giảm khả năng lao động hoặc kết luận tỷ
lệ suy giảm khả năng lao động do nhiễm chất độc hóa học dưới 61% thì chuyển
hưởng trợ cấp như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% từ ngày 01
tháng 01 năm 2013.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận từ
ngày 01 tháng 9 năm 2012 được hưởng chế độ trợ cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều
này.
- Đối với người hoạt động cách mạng hoặc người hoạt động kháng chiến bị
địch bắt tù, đày:
Chế độ trợ cấp hàng tháng:
+ Trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 lần mức chuẩn.
+ Thời điểm hưởng:
Đối với người đã hưởng trợ cấp một lần hiện còn sống: Thời điểm hưởng trợ
cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 9 năm 2012;
Đối với người được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 trở về sau: Thời
điểm hưởng trợ cấp từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết
định.
Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến
bị địch bắt từ, đày chết:
+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
đang được hưởng trợ cấp hàng tháng chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai
táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.
+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động
kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần
bằng 1,5 lần mức chuẩn.
- Đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế:
Chế độ ưu đãi:
+ Trợ cấp một lần theo thời gian tham gia kháng chiến.
+ Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí.
- Đối với người có công giúp đỡ cách mạng:
Chế độ ưu đãi:
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi
công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người có công giúp đỡ cách mạng trong gia
đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”
trước cách mạng tháng Tám năm 1945 được hưởng chế độ ưu đãi từ ngày Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định:
Trợ cấp hàng tháng.
Trường hợp sống cô đơn không nơi nương tựa được hưởng thêm trợ cấp nuôi
dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn;
Các chế độ ưu đãi khác như thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp
lệnh.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến;
người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến
được hưởng chế độ ưu đãi từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra
quyết định:
Trợ cấp hàng tháng.
Trường hợp sống cô đơn không nơi nương tựa được hưởng thêm trợ cấp nuôi
dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn;
Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết thì người tổ chức mai táng được
nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ
cấp ưu đãi.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến;
người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Huy chương kháng chiến
được hưởng:
Trợ cấp một lần;
Khi người có công giúp đỡ cách mạng chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai
táng phí.
- Một số chế độ ưu đãi khác:
+ Chế độ chăm sóc sức khỏe:
Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước mua bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật.
Người có công với cách mạng đang được nuôi dưỡng tại cơ sở của ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội thì hưởng chế độ điều trị.
Người có công với cách mạng sống ở gia đình và thân nhân đã được quy định
tại Pháp lệnh hưởng mức chi điều dưỡng như sau:
Điều dưỡng tập trung là 2.220.000 đồng/người/lần;
Điều dưỡng tại nhà là 1.110.000 đồng/người/lần.