Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ưu đãi đối với NGƯỜI và GIA ĐÌNH có CÔNG với CÁCH MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.21 KB, 15 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
LỚP BỒI DƯỠNG KT.QL.NN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-  -
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài :
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI VÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Họ và tên học viên : Phạm Hòa
Đơn vị : Văn phòng Huyện ủy Ninh Phước
Tháng 11 năm 2008
LỜI NÓI ĐẦU
Sau ngày đất nước được hoàn toàn thống nhất, mặt dù kinh tế nước nhà
còn nhiều khó khăn; bên ngoài thì bị bao vây, cấm vận bởi các thế lực thù địch,
nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm chăm sóc các gia đình Thương
binh - Liệt sĩ và Người có công với cách mạng. Đây là chủ trương lớn, nhằm ghi
nhận những đóng góp, công hiến lớn lao của bao thế hệ Việt Nam đã hy sinh
tính mạng, xương máu của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng
đất nước. Qua đó thể hiện sự tôn vinh và thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa
đối với Người và gia đình đã có nhiều công hiến cho Tổ quốc.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới và chủ trương cải
cách, đổi mới của Đảng, Nhà nước; sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đất
nước có những chuyển biến vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy
trì ở mức ổn định và khá cao; đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ
nét. Công tác chăm sóc Người và gia đình có công với cách mạng càng được
Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức, nhằm nâng cao đời sống của các gia
đình chính sách ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi
cư trú. Với ý nghĩa đó, công tác chính sách đối với Người và gia đình có công
với cách mạng đã và đang tiếp tục thực hiện.
Qua thực tiễn kinh nghiệm nhiều năm thực hiện công tác chính sách đối


với Người có công, đồng thời với hệ thống các văn bản quy định mang tính kế
thừa và phát triển phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, phù hợp với
tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhất là đối với bộ phận gia đình
chính sách, tăng thêm lòng tin của nhân dân vào sự ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa mà đất nước ta đã và đang xây dựng, tùng bước góp phần nâng cao hơn
nữa đời sống vật chất và tinh thần đối với Người và gia đình có công với cách
mạng.
Đề cập và nghiên cứu lĩnh vực này là góp phần bổ sung những thiếu sót
trong công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với Người
có công và cũng là mục tiêu của lớn lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
huyện Thuận Nam đang phấn đấu vươn tới trong thực hiện nhiệm vụ chính trị ở
địa phương.
I/ MÔ TẢ TÌNH HUỐNG :
Trong quá trình giải quyết hồ sơ cho các đối tượng chính sách; vào tháng
5/2008 bộ phận chính sách của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Thuận Nam có tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ cho thân nhân gia đình
liệt sĩ của 2 xã Diêm Hải và Phú Mách như sau :
UBND xã Diêm Hải chuyển đến 15 hồ sơ các loại, trong đó có hồ sơ đề
nghị giải quyết theo Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ về
“Trợ cấp 1 lần đối với thân nhân người có công với cách mạng đã chết trước
ngày 01/01/1995” do bà Trần Thị Hồng thường trú tại xã Diêm Hải đứng tên kê
khai vì bà là thân nhân của liệt sĩ Trần Văn Nên (Ỷ).
UBND xã Phú Mách chuyển đến 23 hồ sơ, trong đó có hồ sơ đề nghị giải
quyết theo Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ về “Trợ cấp
1 lần đối với thân nhân người có công với cách mạng đã chết trước ngày
01/01/1995” do ông Trần Hùng thường trú tại xã Phú Mách đứng tên kê khai vì
ông là thân nhân của liệt sĩ Trần Ỷ.
Sau khi đưa vào thụ lý để xem xét giải quyết hồ sơ chính sách, cán bộ
chuyên môn của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thuận Nam
phát hiện có nhiều yếu tố giống nhau giữa liệt sĩ Trần Văn Nên (Ỷ) do UBND xã

Diên Hải quản lý và liệt sĩ Trần Ỷ do UBND xã Phú Mách đang quản lý, nên đã
tạm thời dừng lại việc lập thủ tục đề nghị giải quyết 2 hồ sơ này. Đồng thời trao
đổi thông tin cho cán bộ chính sách của 2 xã Diêm Hải, Phú Mách và đề nghị
xác định lại nhân thân của 2 gia đình liệt sĩ nêu trên.
Qua xác minh và làm việc với 2 thân nhân của liệt sĩ là bà Hồng và ông
Hùng thì cả 2 người đề thừa nhận mối quan hệ trong gia đình như sau :
Ông Hùng là người có quan hệ cùng cha khác mẹ với liệt sĩ Trần Ỷ.
Bà Hồng là người có quan hệ cùng mẹ khác cha với liệt sĩ Trần Văn Nên
(Ỷ).
Sở dĩ liệt sĩ có hai tên gọi khác nhau là vì một tên thường gọi ở nhà (Nên),
một tên trong giấy khai sinh (Ỷ) và 2 liệt sĩ này là một người.
Mặt khác, thông qua chính quyền địa phương của 2 xã thì các thân nhân
này đều đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Nghị định 59/NĐ-CP của Chính
phủ vì họ đều cho rằng mình là người đang giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” và là
người đang thờ cúng liệt sĩ nên phải được hưởng quyền lợi theo quy định của
Nhà nước.
Trước sự việc tranh chấp quyền lợi của các thân nhân trong gia đình liệt
sĩ, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Thuận Nam đã đề nghị Sở
Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh trích lục từ hồ sơ gốc đang được lưu trữ
tại Sở về 2 liệt sĩ Trần Ỷ và Trần Văn Nên (Ỷ) để xem xét lại quá trình đề nghị
suy tôn liệt sĩ trước kia cũng như nguyên quán của liệt sĩ nhằm củng cố chứng cứ
giải quyết 1 cách hợp tình, hợp lý, không gây mối bất hòa trong gia đình liệt sĩ
và được cả 2 bên chấp thuận, kết quả xem xét như sau :
Vào tháng 6/1976 ông Trần Hùng có đứng kê khai và đề nghị công nhận
liệt sĩ cho ông Trần Ỷ, nguyên quán xã Dinh Hải, huyện Thuận Nam. Hồ sơ đã
được Đảng ủy – Chính quyền – Đoàn thể và nhân dân xã Dinh Hải thống nhất đề
nghị và đã được Nhà nước công nhận liệt sĩ vào tháng 01/1977. Sau khi được
Nhà nước công nhận liệt sĩ, Quyết định và Bằng “Tổ quốc ghi công” được
chuyển về xã Phú Mách cho thân nhân là ông Trần Hùng và UBND xã Phú
Mách quản lý (nơi ông Hùng đang cư trú).

Tháng 10/1977 bà Trần Thị Hồng đứng tên kê khai và đề nghị công nhận
liệt sĩ cho ông Trần Văn Nên (Ỷ), nguyên quán xã Dinh Hải, huyện Thuận Nam.
Hồ sơ đã được Đảng ủy – Chính quyền – Đoàn thể và nhân dân xã Dinh Hải
thống nhất đề nghị và đã được Nhà nước công nhận liệt sĩ vào tháng 7/1978. Sau
khi được Nhà nước công nhận liệt sĩ, Quyết định và Bằng “Tổ quốc ghi công”
được chuyển về xã Diêm Hải cho thân nhân là bà Trần Thị Hồng và UBND xã
Diêm Hải quản lý (nơi bà Hồng đang cư trú).
Đối chiếu 2 hồ sơ liệt sĩ nêu trên, Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội huyện khẳng định : Hai hồ sơ liệt sĩ hiện do 2 gia đình và 2 địa phương khác
nhau đang quản lý nhưng thực chất chỉ là 1 liệt sĩ vì tất cả các thông tin về liệt sĩ
như : cha, mẹ, ngày tháng năm sinh, quê quán, ngày tham gia cách mạng; cấp
bậc, chức vụ khi hy sinh; đơn vị công tác; thời gian hy sinh; trường hợp hy sinh
đều hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về chữ lót, tên thường gọi và tên trong
khai sinh. Đồng thời cả 2 thân nhân cũng thừa nhận trong gia đình chỉ có 1
người tham gia cách mạng và đã hy sinh.
Hiện tại, hồ sơ của hai liệt sĩ này được 2 thân nhân và 2 địa phương khác
nhau quản lý nên đã được cơ quan nhà nước giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng
liệt sĩ cho cả hai, mỗi trường hợp là 600.000đ.
Từ thực tế kết quả trên cho thấy công tác quản lý nhà nước, quy trình xét
duyệt hồ sơ, nắm bắt thông tin về đối tượng chính sách của chính quyền địa
phương, các ngành chức năng huyện, tỉnh thiếu chặt chẽ, đồng bộ nên để xảy ra
tình trạng tranh chấp không đáng có của 2 gia đình liệt sĩ, gây mất hòa thuận
trong dòng tộc, gia đình.
II/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG :
Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước là ghi nhận sự đóng góp hy
sinh xương máu của những thế hệ ưu tú của đất nước và thực hiện chính sách
đền ơn đáp nghĩa bằng giải quyết các chế độ chính sách cho bản thân đối tượng
và thân nhân gia đình họ. Đây là chính sách đúng đắn, ưu việt và rất cần thiết
của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự biết ơn của thế hệ hiện tại và tương lai đối
với sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với cách

mạng trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các cơ quan chức năng, chính quyền
địa phương còn nhiều thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý, xét duyệt hồ sơ
nên để xảy ra trùng lập dẫn đến tranh chấp quyền lợi trong gia đình liệt sĩ nói
trên.
Để giải quyết vấn đề này, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý nhà
nước trên lĩnh vực chính sách Người có công, mục tiêu xác định để giải quyết
tình huống này là :
- Giải quyết chế độ phải đúng với chính sách qui định của Nhà nước,
không thể để xảy ra trường hợp 1 đối tượng nhưng giải quyết chế độ 2 lần.
- Người được thụ hưởng chế độ phải đúng đối tượng, phù hợp đạo lý
truyền thống của dân tộc.
- Tạo sự đồng thuận trong gia đình liệt sĩ, giảm thiểu tối đa sự khiếu nại,
tranh chấp trong gia đình chính sách.
- Chấn chỉnh, củng cố công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ quan
chức năng và chính quyền địa phương; qua đó đề ra các giải pháp, biện pháp
quản lý đối tượng, xét duyệt hồ sơ nhằm hạn chế sự khiếu nại, tranh chấp trong
gia đình chính sách; bảo đảm trật tự và công bằng xã hội; tăng cường kỷ cương
pháp luật trong quản lý xã hội nói chung và chính sách đối với Người và gia
đình có công cách mạng nói riêng; tạo niềm tin tưởng trong nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước.
III/ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ :
1. Nguyên nhân :
Sự việc nêu trên có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chức
năng được giao nhiệm vụ giải quyết chính sách của các cấp, chính quyền địa
phương trong quá trình xét duyệt, giải quyết hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ và
thực hiện công tác quản lý nhà nước về chính sách, chế độ đối với Người và gia
đình có công với cách mạng.
- Về khách quan : Đất nước ta do chiến tranh kéo dài nên sau ngày giải
phóng thống nhất đất nước, công tác giải quyết chính sách cho các đối tượng còn

nhiều mới mẽ, bỡ ngỡ. Mặt khác sự việc lại thuộc về quá khứ, các nhân chứng
lịch sử ngày càng ít đi (như sự việc xảy ra đã lâu, các tình tiết liên quan đến đối
tượng đã quên; các nhân chứng tuổi đời ngày càng cao hoặc đã chết; di chuyển
chổ ở . . .) nên rất khó xác định và công tác giải quyết chính sách cũng kéo dài
do kinh tế đất nước còn khó khăn, ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp.
Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách của Nhà nước chưa
được kiện toàn; sự phối kết hợp thực hiện công tác quản lý hồ sơ, quản lý đối
tượng và thân nhân đối tượng chưa được chặt chẽ; chế độ báo cáo, trao đổi thông
tin 2 chiều giữa các cấp chưa được thường xuyên.
Đội ngũ cán bộ làm công tác chính sách của ngành và địa phương chưa
được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ. Chính sách chế độ lại thường
xuyên thay đổi, bổ sung, điều chỉnh; đội ngũ cán bộ thay đổi theo nhiệm kỳ hay
hoán đổi công tác đột xuất nên việc nắm bắt, thực hiện chế độ, quản lý đối tượng
thiếu chặt chẽ, liên tục trong khi lĩnh vực chính sách Người có công cách mạng
lại mạng tính kế thừa và phát triển.
Mặt khác, với số lượng đối tượng chính sách lớn nhưng cơ sở vật chất,
trang thiết bị hỗ trợ cho công tác quản lý của chính quyền địa phương và ngành
chức năng còn thiếu nên khó tránh khỏi sai sót.
- Về chủ quan : Sau ngày đất nước được thống nhất, do điều kiện kinh tế
còn nhiều khó khăn nên Đảng và Nhà nước thực hiện chế độ chính sách đối với
Người có công nói chung chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhận công lao về mặt tinh
thần là chính, còn chế độ ữu đãi, trợ cấp 1 lần hay thường xuyên, xét về vật chất
là không đáng kể. Do đó, đối tượng và thân nhân gia đình đối tượng cũng chưa
quan tâm lắm về vấn đề này, cho nên trong họ tộc, gia đình ai hưởng cũng được,
không có sự thắc mắc, khiếu nại.
Những năm gần đây nền kinh tế của nước nhà đã và đang phát triển và chế
độ ưu đãi, trợ cấp của Nhà nước được liên tục điều chỉnh nhằm góp phần nâng
cao mức sống cho đối tượng và gia đình chính sách ngàng bằng hoặc cao hơn
mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú theo quan điểm “các chế độ ưu đãi
Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với

điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Hàng năm Nhà nước
dùng phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi Người có công với
cách mạng và thân nhân của họ”.
Về nhận thức, chính quyền địa phương cũng chủ quan, chưa quan tâm
đúng mức và quản lý chặt chẽ ngay từ đầu từ khâu xét duyệt hồ sơ, quản lý đối
tượng, thân nhân đối tượng . . . Về phía gia đình do nhận thức có phần còn hạn
chế, không am hiểu chính sách nên nhiều thân nhân trong một gia đình liệt sĩ kê
khai nhiều lần về một liệt sĩ qua nhiều thời gian khác nhau, hoặc sau khi kê khai
hồ sơ thấy lâu chưa được Nhà nước công nhận lại tiếp tục kê khai hồ sơ khác.
Mặc khác cũng không loại trừ trường hợp trong nội bộ gia đình liệt sĩ biết nhưng
cố tình khai sai lệch một số chi tiết nhỏ về liệt sĩ để được công nhận và giải
quyết chế độ vấn đề này rất khó khăn cho công tác kiểm tra, xét duyệt và quản lý
đối tượng.
Phân tích nguyên nhân :
Một là : Công tác tiếp nhận thủ tục hồ sơ của thân nhân gia đình liệt sĩ kê
khai và tổ chức họp xét, hoàn chỉnh hồ sơ của UBND xã Dinh Hải (nơi liệt sĩ
tham gia cách mạng và hy sinh) đã thiếu kiểm tra xác minh, đối chiếu để xác
định trường hợp này đề nghị công nhận liệt sĩ được giải quyết rồi hay chưa.
Thiếu sổ sách ghi chép, theo dõi quản lý đối tượng và chế độ đã được thực hiện.
Hai là : Khi xác lập hồ sơ ban đầu để đề nghị công nhân liệt sĩ, theo qui
định phải được thực hiện nơi liệt sĩ trưởng thành, tham gia cách mạng và hy sinh
(trường hợp này là tại xã Dinh Hải); nhưng khi được Nhà nước công nhận liệt sĩ
(trong 2 lần ở 2 thời điểm khác nhau) thì các Quyết định công nhận và Bằng “Tổ
quốc ghi công” đối với liệt sĩ lại gởi về nơi thường trú của thân nhân đứng tên kê
khai hồ sơ (xã Diêm Hải và xã Phú Mách) mà không thông báo kết quả giải
quyết về hồ sơ của đối tượng cho địa phương đề nghị ban đầu (xã Dinh Hải) biết
nên địa phương không nắm được thông tin dẫn đến đề nghị công nhận trùng lặp
2 lần. Đây là thiếu sót trong công tác quản lý của ngành chuyên môn cấp huyện,
tỉnh đối với địa phương. Bên cạnh đó công tác kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh,
uốn nắn của ngành chức năng cấp trên để giúp địa phương thực hiện tốt công tác

quản lý chưa được triển khai thường xuyên.
Ba là : Về phía thân nhân liệt sĩ, lẽ ra trong gia đình, họ tộc phải thống
nhất xác định ai là người đại diện gia đình đứng ra kê khai hồ sơ liệt sĩ và đã
được công nhận chưa. Vì 1 liệt sĩ khi hy sinh có thể còn có nhiều thân nhân,
nhưng người đứng ra kê khai hồ sơ phải theo thứ tự ưu tiên (để có quyền lợi
nhiều hơn), trước hết là những thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ, vợ hoặc
chồng, con của liệt sĩ). Trường hợp thân nhân chủ yếu không còn ai thì các thân
nhân thứ yếu khác của liệt sĩ (anh, chị, em, chú, bác, cô, dì ruột . . .) phải họp họ
tộc và thống nhất (có biên bản họp họ tộc) chọn người đại diện đứng ra kê khai
và hưởng quyền lợi của gia đình liệt sĩ.
Hiểu theo nghĩa tiêu cực thì trong nội bộ gia đình liệt sĩ có thể đã biết
nhưng vẫn cố tình kê khai lần thứ 2 để được hưởng thêm chế độ ưu đãi về chính
sách; nhưng xét về mặt ý thức chấp hành pháp luật thì có thể thân nhân gia đình
liệt sĩ đã biết nhưng cố tình vi phạm.
2. Hậu quả :
Thứ nhất : Chỉ có 1 người là liệt sĩ nhưng Nhà nước phải công nhận công
nhận và cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” 2 lần (trong chuyệp vụ chuyên môn gọi là
liệt sĩ bị trùng lặp).
Thứ hai : Chế độ trợ cấp thờ cúng cho thân nhân của 1 liệt sĩ nhưng đã cấp
2 lần cho 2 thân nhân, không đúng theo quy định của Chính phủ và không công
bằng trong việc thực hiện chế độ chính sách ưu đãi đối với các gia đình chính
sách, gây thiệt hại về ngân sách cho Nhà nước (600.000đ).
Ngoài ra, nếu sự việc trùng lắp trên không được phát hiện thì Nhà nước
còn tiếp tục giải quyết quyền lợi vật chất cho cả 2 gia đình với số tiền là 01 triệu
đồng cho mỗi gia đình, gây tổn thất cho ngân sách Nhà nước thêm 01 triệu đồng
nữa.
Thứ ba : Nếu 2 gia đình là người thân của liệt sĩ không hòa thuận với
nhau, kiên quyết không chịu nhường nhịn và tranh chấp quyền lợi được hưởng
trợ cấp đối với liệt sĩ thì cơ quan giải quyết chính sách, chính quyền địa phương
cũng khó dàn xếp ổn thỏa việc tranh chấp, khiếu nại để giải quyết kịp thời chế

độ đối với gia đình chính sách theo qui định (trường hợp này xảy ra khá phổ
biến).
IV/ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG :
Qua việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng giải quyết chế độ
chính sách cho gia đình liệt sĩ không đúng theo quy định tại Nghị định số 28/CP
ngày 29/4/1995 của Chính phủ “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Pháp lệnh Ưu đãi Người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt
sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đợ
cách mạng”; Thông tư số 12/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/4/2000 của Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội “Hướng dẫn giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng
liệt sĩ”.
Hiện nay 2 gia đình của 1 liệt sĩ đang tranh chấp quyền lợi về vật chất
trong việc giải quyết “Chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân Người có công với
cách mạng đã chết trước ngày 01/01/1995” theo quy định tại Nghị định số
59/2003/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ.
Để giải quyết vấn đề trên thì có các phương án và giải quyết như sau :
1. Xây dựng phương án giải quyết :
- Phương án thứ nhất :
Cơ quan chức năng giải quyết chính sách làm việc với chính quyền địa
phương để thống nhất và lập văn bản đề nghị cấp trên thu hồi Quyết định công
nhận liệt sĩ và đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định thu hồi Bằng “Tổ
quốc ghi công” đối với hồ sơ liệt sĩ Trần Văn Nên (Ỷ) do bà Trần Thị Hồng là
thân nhân đứng tên kê khai (em gái cùng mẹ khác cha với liệt sĩ). Đồng thời ra
Quyết định thu hồi tiền “trợ cấp thờ cúng liệt sĩ” Trần Văn Nên (Ỷ) mà bà Hồng
đã nhận, với số tiền là 600.000đ .
Đề nghị giữ nguyên hồ sơ liệt sĩ Trần Ỷ và tiếp tục thực hiện “Chế độ trợ
cấp một lần đối với thân nhân người có công với cách mạng đã chết trước ngày
01/01/1995” theo Nghị định số 59/2003/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ
cho ông Trần Hùng, vì ông Hùng là anh trai cùng cha khác mẹ với liệt sĩ Ỷ. Điều

này phù hợp với truyền thống đạo lý của người Việt Nam là con trai phải có
trách nhiệm thờ phụng, hương khói cho người thân; còn con gái khi đã có gia
đình thì chăm lo phục vụ gia đình bên chồng, khó có điều kiện thờ phụng hương
khói cho anh trai là liệt sĩ.
Ưu điểm của phương án này :
Kịp thời chấn chỉnh, khắc phục sai sót trong quản lý hồ sơ đối tượng và
nghiêm túc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước theo đúng qui định.
Thực hiện công bằng trong xã hội nói chung và trong gia đình chính sách
nói riêng.
Thu hồi được số tiền cấp sai chế độ cho ngân sách Nhà nước.
Khuyết điểm :
Gia đình bà Hồng sẽ gặp khó khăn khi phải chấp hành quyết định nộp lại
số tiền “Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ” là 600.000đ (vì đa số hiện nay các gia đình
chính sách còn khó khăn về kinh tế), với khách quan mà nói là bà Hồng không
hề biết rằng trước đây mình đã nhận tiền sai chế độ chính sách. Mặt khác bà
Hồng có quyền tiếp tục khiếu nại vì theo quy định của pháp luật và các văn bản
hướng dẫn thực hiện chính sách thì việc xem xét giải quyết cho thân nhân hưởng
chế độ theo truyền thống và đạo lý dân tộc chỉ mang tính vận động thực hiện chứ
không mang tính luật định. Theo chính sách quy định về mặt pháp lý thì anh ruột
hay em ruột liệt sĩ đều có quyền lợi như nhau đối với liệt sĩ, không phân biệt
nam hay nữ, vì vậy nếu bà Hồng khiếu nại thì phương án này chỉ mang tính áp
đặt chứ không phù hợp theo quy định của pháp luật.
- Phương án thứ hai :
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với đại diện
chính quyền địa phương 3 xã Dinh Hải (nơi nguyên quán của gia đình liệt sĩ),
Diêm Hải, Phú Mách (nơi cư trú của 2 thân nhân) mời bà Hồng, ông Hùng và
những người thân khác trong dòng tộc như chú, bác, cô, dì . . . đến UBND xã
Dinh Hải làm việc để đề nghị thống nhất giải quyết như sau :
Vì chỉ có 1 liệt sĩ nên 2 thân nhân trong gia đình thống nhất chọn 1 người
đại diện để kê khai hồ sơ đề giải quyết được nghị hưởng “Chế độ trợ cấp 1 lần

đối với thân nhân người có công với cách mạng đã chết trước ngày 01/01/1995”
theo Nghị định số 59/2003/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ, đồng thời
người đại diện được quyền lợi này sẽ giữ một Bằng “Tồ quốc ghi công” của một
hồ sơ liệt sĩ và việc thống nhất chọn giữ lại hồ sơ liệt sĩ và Bằng “Tổ quốc ghi
công” của liệt sĩ Trần Văn Nên (Ỷ) hoặc Trần Ỷ là do thân nhân gia đình liệt sĩ
lựa chọn. Còn một hồ sơ và quyết định, Bằng “Tổ quốc ghi công” của một liệt sĩ
còn lại Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi.
Về quyền lợi kinh tế, nếu 2 thân nhân thống nhất chọn một người hưởng
trọn vẹn thì người được chọn sẽ hưởng hoàn toàn số tiền trợ cấp theo Nghị định
59/2003/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ. Trường hợp không thống nhất
được thì số tiền trợ cấp được chia đều cho cả 2 người để ổn định, khỏi xảy ra
tranh chấp về quyền lợi vật chất.
Xét về mặt quan điểm, cả hai thân nhân đều là anh em ruột của liệt sĩ, gia
đình họ đã có người thân tham gia và đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng giải
phóng đất nước. Hiện nay 2 gia đình đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên kiến
nghị với cơ quan nhà nước xem xét hoàn cảnh thực tế để không thu hồi lại số
tiền “trợ cấp thời cúng liệt sĩ” 600.000đ.
Giải quyết như vậy là có tình, có lý trên cơ sở kếp hợp giữa pháp luật và
đạo lý truyền thống của dân tộc, nhất là đối với gia đình có công với cách mạng.
Cách giải quyết này, qua kinh nghiệm thực tiễn được đông đảo nhân dân đồng
tình ủnh hộ, với gia đình chính sách khi nghe cơ quan chuyên môn và chính
quyền địa phương phân tích có lý, có tình sẽ dễ dàng chấp thuận. Hơn nữa, về
mặt pháp lý, sai sót phần lớn chủ yếu thuộc về các cơ quan chuyên môn của
ngành và chính quyền địa phương vì đã không thực hiện tốt công tác quản lý, xét
duyệt hồ sơ, chứ không phải thân nhân gia đình liệt sĩ sai, bởi họ là người dân,
hạn chế hiểu biết về chính sách, pháp luật.
Lập biên bản làm việc để làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các quyền
lợi của đối tượng sau này.
Ưu điển của phương án này :
Thân nhân gia đình liệt sĩ dễ dàng chấp thuận thực hiện.

Giải quyết được tranh chấp quyền lợi trong thân nhân gia đình liệt sĩ, góp
phần ổn định trật tự xã hội và tăng lòng tin của gia đình chính sách về cách giải
quyết có tình, có lý của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, được
nhân dân đồng tình ủng hộ.
Kịp thời chấn chỉnh và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc
thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Khuyết điểm :
Không thu hồi được số tiền 600.000đ đã cấp sai chế độ gây tổn thất cho
ngân sách nhà nước.
2. Lựa chọn phương án :
Qua xây dựng phương án giải quyết, theo tôi nên chọn phương án hai vì :
Đảm bảo được quyền lợi cho gia đình liệt sĩ, đồng thời giải quyết được
tranh chấp, khiếu nại không đáng có, tạo mối quan hệ hòa thuận trong gia đình,
góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
Qua đó thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực
giải quyết chế độ chính sách ưu đãi đối với thân nhân gia đình Người có công
với cách mạng trong việc kết hợp giữa lý và tình để giải quyết chế độ. Bảo đảm
tính nghiêm minh của pháp luật.
V/ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA
CHỌN:
Qua sự việc tranh chấp quyền giữa 2 thân nhân trong gia đình của một liệt
sĩ, sau khi phân tích nguyên nhân, hậu quả và thu thập các thông tin về tình hình
thân nhân trong gia đình của liệt sĩ. Căn cứ vào Nghị định của Chính phủ, Thông
tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, quy định về việc thực
hiện các chế độ chính sách trợ cấp ưu đãi cho thân nhân gia đình liệt sĩ.
Việc xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết, tôi xin lập kế hoạch tổ
chức thực hiện phương án đã chọn gồm các bước như sau :
Bước 1 :
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện chủ động lên lịch thời
gian mời hai thân nhân của liệt sĩ là ông Trần Hùng và bà Trần Thị Hồng, ngoài

ra mời thêm các thân nhân khác của gia đình liệt sĩ Trần Ỷ như : Chú, bác, cô, dì
. . . (nếu có), mời đại diện chính quyền địa phương của 3 xã : Dinh Hải (nơi
nguyên quán của gia đình liệt sĩ), Diêm Hải và Phú Mách (nơi trú quán của hai
thân nhân liệt sĩ có liên quan đến việc chứng nhận hồ sơ và đề nghị giải quyết
chế độ trợ cấp 1 lần cho thân nhân liệt sĩ theo Nghị định 59/2003/NĐ-CP ngày
04/6/2003 của Chính phủ), mời đại diện Ủy ban Mặt trận, Hội Cựu chiến binh,
Hội Phụ nữ và cán bộ phụ trách công tác chính sách của xã Dinh Hải cùng tham
gia. Thành phần này sẽ tham gia dự họp để giải quyết việc tranh chấp quyền lợi
trong gia đình liệt sĩ tại văn phòng UBND xã Dinh Hải.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện lập tờ trình đề nghị Ban
vận động, quản lý quỹ “đền ơn đáp nghĩa” huyện trích kinh phí để hỗ trợ tiền xe
đi lại cho thân nhân gia đình liệt sĩ về dự họp tại xã Dinh Hải.
Bước 2 :
Đề nghị Thủ trưởng đơn vị phân công cán bộ phụ trách công tác chính
sách chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu như : Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của
Chính phủ; Nghị định số 59/2003/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của Chính phủ; Thông
tư số 12/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/4/2000 của Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội; trích lục 2 hồ sơ gốc đang lưu trữ về liệt sĩ Trần Văn Nên (Ỷ) và Trần
Ỷ.
Chuẩn bị nội dung cuộc họp : Các vấn đề cần nêu ra với thân nhân liệt sĩ;
đối với cơ quan chuyên môn cũng như UBND các xã trong thực hiện công tác
quản lý hành chính Nhà nước cần khắc phục trong thời gian tới . . .
Nội dung giải quyết cần phải thấu tình, hợp lý trên cơ sở các quy định về
chế độ chính sách của Chính phủ, Bộ ngành và phù hợp với truyền thống đạo lý
của dân tộc Việt Nam. Trong đó chú ý khơi dậy lòng tự hào về truyền thống đấu
tranh cách mạng của địa phương cũng như tinh thần yêu nước nồng nàn của gia
đình liệt sĩ nhằm hướng họ về cội nguồn, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau
trong cuộc sống.
Kiểm tra các nội dung, công việc đã chuẩn bị.
Bước 3 :

Đến ngày tổ chức cuộc họp, kiểm tra thành phần tham dự; lãnh đạo phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội huyện tuyên bố lý do, thành phần tham dự,
nội dung công việc cần giải quyết. Đồng thời trình bày các quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác chính sách ưu đãi Người
có công; nêu sơ lược nội dung Nghị định số 59/2003/NĐ-CP ngày 04/6/2003 của
Chính phủ quy định thực hiện “Chế độ trợ cấp 1 lần cho thân nhân Người có
công với cách mạng đã chết trước ngày 01/01/1995” để cho gia đình liệt sĩ,
chính quyền, đoàn thể địa phương rõ. Qua đó xác định đây là nội dung công việc
chính của cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước là Phòng Lao động – Thương
binh và Xã hội huyện và UBND các xã, thị trấn. Tranh thủ ý kiến, sự đồng thuận
của các đoàn thể, Mặt trận ở cơ sở vì các tổ chức này có vai trò vận động, hòa
giải và được gia đình chính sách tin tưởng.
Lắng nghe ý kiến trình bày, tâm tư nguyện vọng của gia đình chính sách
cũng như các ý kiến của các thành viên trong dòng tộc để chắt lọc, giải thích một
cách rõ ràng, rành mạch về chế độ chính sách của Nhà nước.
Lập biên bản ghi lại nội dung cuộc họp, các ý kiến đóng góp về nội dung
cuộc họp làm cơ sở pháp lý sau này.
Sau khi các thành viên trong gia đình đã thống nhất ý kiến thì lãnh đạo
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện mời thư ký thông qua lại biên
bản cuộc họp và mời các thành phần tham dự ký vào biên bản làm cơ sở báo cáo
với cấp trên và làm căn cứ giải quyết chế độ theo Nghị định 59/2003/NĐ-CP cho
thân nhân gia đình liệt sĩ đã được chọn.
Bước 4 :
Hoàn chỉnh hồ sơ kê khai của gia đình và thủ tục theo quy định để đề nghị
giải quyết “Chế độ trợ cấp 1 lần đối với thân nhân Người có công với cách
mạng đã chết trước ngày 01/01/1995” theo Nghị định 59/2003/NĐ-CP ngày
04/6/2003 cho thân nhân liệt sĩ theo biên bản cuộc họp đã thống nhất.
Báo cáo kết quả đã giải quyết với cấp trên trực tiếp và đề nghị ngành chủ
quản giảm bớt 1 liệt sĩ đang được quản lý trên địa bàn huyện.
VI/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :

1. Kết luận :
Việc tranh chấp quyền lợi về vật chất xảy ra giữa 2 người thân trong gia
đình của một liệt sĩ nêu trên sẽ dẫn đến hậu quả gây ảnh hưởng trật tự an toàn xã
hội, làm gia tăng thắc mắc khiếu nại của công dân đối với đối với các cơ quan
công quyền, ảnh hưởng đến việc triển khai thực thi pháp luật của cơ quan nhà
nước, chính quyền địa phương chưa được nghiêm minh và đầy đủ.
Trách nhiệm trên, trước hết thuộc về các cơ quan chuyên môn Nhà nước
cấp tỉnh, huyện và UBND xã Dinh Hải trong việc thực hiện chưa tốt chức năng
quản lý của mình đối với công tác giải quyết chính sách đối với người có công,
cụ thể :
Cơ quan chức năng chuyên môn cấp tỉnh, huyện đã không thông báo kết
quả giải quyết về việc công nhận liệt sĩ Nên (Ỷ) về địa phương gốc nơi xây dựng
và xác lập hồ sơ ban đầu là UBND xã Dinh Hải, mà chỉ thông báo kết quả này
về địa phương nơi trú quán của 2 thân nhân liệt sĩ (Diêm Hải và Phú Mách) nên
UBND xã Dinh Hải không biết kết quả giải quyết cuối cùng của Nhà nước đối
với gia đình liệt sĩ (UBND xã Diêm Hải và Phú Mách chỉ có trách nhiệm tiếp
nhận, quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi đối với gia đình liệt sĩ từ khi có
quyết định công nhận của Nhà nước trở về sau, chứ không có trách nhiệm thông
báo kết quả cho UBND xã Dinh Hải).
Về phía UBND xã Dinh Hải do chủ quan trong công tác xét duyệt hồ sơ
đề nghị công nhân liệt sĩ, không xác minh, nắm bắt tình hình thân nhân trong gia
đình các đối tượng; không phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức
mặt trận, đoàn thể trong Hội đồng xét duyệt hồ sơ của địa phương, cũng như
không mở sổ sách, biên bản các cuộc họp xét duyệt hồ sơ để theo dõi. Nếu làm
tốt công tác này thì khi gia đình liệt sĩ kê khai đề nghị công nhận lần hai về liệt sĩ
thì địa phương sẽ phát hiện được sự trùng lặp công nhận liệt sĩ 2 lần và không
xảy ra hậu quả tranh chấp, khiếu nại trong gia đình liệt sĩ.
Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng những người thân trong gia đình
liệt sĩ nhận thấy công tác quản lý, xét duyệt hồ sơ còn lỏng lẻo của địa phương
nên đã cố tình kê khai trùng lặp 2 lần để hưởng thêm chế độ ưu đãi của Nhà

nước, nhất là quyền lợi về chính trị.
Tóm lại, đây là một thiếu sót cơ bản và phần lớn trách nhiệm thuộc về cơ
quan quản lý Nhà nước của ngành ở cấp tỉnh, huyện và UBND xã Dinh Hải.
2. Kiến nghị :
Thông qua sự việc nêu trên, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau :
- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện quy định chế độ thông tin
báo cáo 2 chiều bắt buộc đối với trong ngành chuyên môn và với chính quyền
địa phương trong việc thực hiện công tác chính sách ưu đãi Người có công.
- Thương xuyên tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để
kịp thời phát hiện, xử lý, chấn chỉnh những sai sót trong quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực này, từ đó mới nâng cao hơn nữa công tác quản lý hành chính nhà
nước đối với công dân.
- Có cơ chế chế tài đối với cán bộ, công chức chuyên môn của ngành cũng
như của chính quyền địa phương trong việc để xảy ra sai sót. Từ đó mới nâng
cao được tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ được
giao.
- Ngành chuyên môn cấp trên cần giúp và cung cấp đầy đủ danh sách các
loại đối tượng chính sách đang được quản lý theo từng địa bàn để địa phương
theo dõi và xử lý báo cáo tăng, giảm theo định kỳ cho cơ quan chủ quản. Thường
xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác chính sách Người có công cho cán
bộ làm công tác chính sách ở cơ sở vì những cán bộ này thường xuyên thay đổi,
không ổn định.

×