Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Hướng dẫn trẻ (3 - 6 tuổi) khám phá khoa học ở mầm non dựa theo quan điểm giáo dục Montessori

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 82 trang )

Header Page 1 of 16.

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------------------

HÀ THỊ DUNG

HƢỚNG DẪN TRẺ (3 - 6 TUỔI) KHÁM PHÁ
KHOA HỌC Ở MẦM NON DỰA THEO QUAN ĐIỂM
GIÁO DỤC MONTESSORI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Môi trƣờng xung quanh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. LÊ THỊ NGUYÊN

HÀ NỘI, 2016

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Lê
Thị Nguyên - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình làm khóa luận.
Tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong


khoa Giáo dục Mầm non, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà trƣờng. Xin gửi lời
cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Phƣơng Thảo đã tận tình giúp đỡ và cung cấp những
tài liệu bổ ích cho tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận.
Xin đƣợc cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cô giáo và các
cháu trƣờng mầm non Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội đã tạo điều kiện cho em
khảo sát các vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Ngƣời thực hiện

Hà Thị Dung

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là thành quả
của riêng tôi. Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên
cứu nào.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Ngƣời thực hiện

Hà Thị Dung


Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................3
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .......................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................3
8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HƢỚNG DẪN TRẺ (3 - 6
TUỔI) KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở MẦM NON DỰA THEO QUAN ĐIỂM
GIÁO DỤC MONTESSORI......................................................................................5
1.1 Một số vấn đề về quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori ...................5
1.1.1 Khái lƣợc sự hình thành và cơ sở của quan điểm giáo dục Montessori ...........5
1.1.2 Chƣơng trình, nội dung giáo dục theo phƣơng pháp Montessori ....................7
1.1.3 Ngƣời học trong lớp học Montessori .............................................................10
1.1.4 Ngƣời giáo viên trong lớp học Montessori .....................................................11
1.1.5 Môi trƣờng học tập theo phƣơng pháp Montessori .......................................13
1.1.6 Đặc trƣng và ƣu thế của phƣơng pháp giáo dục Montessori .........................14
1.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ 3-6 tuổi theo quan điểm của Maria Montessori ....16
1.2.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ 3-6 tuổi ...............................................................16
1.2.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ theo Montessori .................................................17


Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.

1.3 Tổ chức hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở mầm non theo quan điểm giáo
dục Montessori .........................................................................................................22
1.3.1. Chƣơng trình, nội dung cho trẻ khám phá khoa học ở mầm non ..................22
1.3.2. Yêu cầu của việc hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở mầm non theo quan
điểm giáo dục Montessori ........................................................................................28
1.4 Cơ sở thực tiễn của việc hƣớng dẫn trẻ (3-6 tuổi) khám phá khoa học ở mầm
non dựa theo quan điểm giáo dục Montessori .........................................................32
1.4.1 Mục đích khảo sát thực trạng ..........................................................................32
1.4.2 Đối tƣợng khảo sát thực trạng........................................................................32
1.4.3 Nội dung và phƣơng pháp khảo sát thực trạng ..............................................32
1.4.4 Kết quả khảo sát thực trạng ...........................................................................35
CHƢƠNG 2: BIỆN PHÁP HƢỚNG DẪN TRẺ HƢỚNG DẪN TRẺ (3 - 6 TUỔI)
KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở MẦM NON DỰA THEO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC
MONTESSORI ........................................................................................................41
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở trƣờng mầm
non dựa theo quan điểm giáo dục của Maria Montessori ........................................41
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tƣơng tác ................................................................41
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tự do-kỷ luật...........................................................42
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính độc lập....................................................................43
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính cá nhân hóa ............................................................44
2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo một môi trƣờng đƣợc chuẩn bị .....................................45
2.2 Tiến trình thiết kế bài học hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở trƣờng mầm
non dựa theo quan điểm giáo dục Montessori .........................................................46
2.3 Minh họa thiết kế bài học hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở mầm non dựa
theo quan điểm Montessori ......................................................................................54


Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

KẾT LUẬN ...........................................................................................................677
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................688

Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GD: Giáo dục
GDMN: Giáo dục mầm non
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
KP-MTXQ: Khám phá môi trƣờng xung quanh
HTTN: Hiện tƣợng tự nhiên
PTGT: Phƣơng tiện giao thông
ĐV: Động vật
MGB: Mẫu giáo bé
MGN: Mẫu giáo nhỡ
MGL: Mẫu giáo lớn

Footer Page 7 of 16.



Header Page 8 of 16.

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.2.2: Sơ đồ quá trình nhận thức của trẻ theo quan điểm Montessori
Bảng 1.3.1: Bảng so sánh giữa phƣơng pháp giáo dục Montessori và phƣơng
pháp giáo dục truyền thống
Bảng 1.4.1: Bảng tổng hợp nội dung điều tra thực trạng
Bảng 1.4.2: Bảng mức độ sử dụng các phƣơng pháp tổ chức cho trẻ khám phá
khoa học
Bảng 1.4.3: Bảng mức độ sử dụng các hình thức cho trẻ khám phá khoa học
Bảng 1.4.4: Bảng thực trạng việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học hiện nay
Bảng 1.4.5: Bảng đánh giá của GV về vai trò của việc vận dụng quan điểm
giáo dục Montessori cho trẻ khám phá khoa học

Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lứa tuổi mầm non rất quan trọng trong quá trình phát triển cuộc đời của
mỗi con ngƣời. Là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân
cách con ngƣời, nó đƣợc ví nhƣ “Thời kì vàng của cuộc đời”.Chính vì vậy
GDMN đƣợc đánh giá là rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trẻ
em ở lứa tuổi mầm non (0-6 tuổi) có sự tăng trƣởng rất lớn về cơ thể, về trí
tuệ, về tình cảm. Từ đó cho thấy chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ những năm
tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dƣỡng trẻ trở
thành những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc có trí tuệ, năng động sáng tạo,

có khả năng thích ứng với những hoạt động mới.
Sáu năm đầu đời là thời kì vô cùng quan trọng của mỗi con ngƣời, nhận
thức đƣợc điều đó nên công tác giáo dục sớm cho trẻ ngày càng đƣợc chú
trọng trong các trƣờng mầm non để có thể phát huy đƣợc tối đa khả năng tƣ
duy và óc sáng tạo của trẻ. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm giáo dục sớm
cho trẻ nhƣ: quan điểm giáo dục sớm của Maria Montessori, quan điểm giáo
dục sớm của Glenn Doman, quan điểm giáo dục sớm của Shichida Makoto….
Montessori là phƣơng pháp giáo dục lấy khả năng tự học là nền tảng cơ sở.
Chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có, không áp đặt trẻ, giáo viên chỉ
quan sát đƣa ra gợi ý và hỗ trợ khả năng tự phát triển của trẻ vì bản thân mỗi
trẻ từ khi sinh ra vốn đã có khả năng tự học tuyệt vời.Trái ngƣợc hoàn toàn
với hình thức dạy học truyền thống, trẻ đƣợc tiếp thu kiến thức một cách bị
động do giáo viên đã chuẩn bị kĩ lƣỡng từ trƣớc, trẻ chỉ việc làm theo một
cách dập khuôn máy móc thì phƣơng pháp giáo dục Montessori sẽ lấy trẻ làm
1

Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

trung tâm, trẻ đƣợc học tập vui chơi dựa trên nền tảng tự do, trẻ đƣợc phép
tiếp xúc, ứng xử, khám phá một cách tự nhiên với môi trƣờng xung quanh.
Mặt khác, trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi có lối tƣ duy trực quan hành
động và thiên về cảm tính. Đây là giai đoạn trẻ tiếp thu và nhận thức môi
trƣờng thông qua đôi bàn tay. Các giác quan- công cụ để phát triển trí tuệ
ngày một trở nên hoàn thiện, nhạy bén và tinh tế hơn vì vậy dẫn đến những
biến đổi nhất định trong nhận thức. Trẻ học thông qua cảm giác và chúng
muốn sờ, nếm, ngửi, nghe và thử nghiệm tất cả mọi thứ xung quanh. Trẻ thực
sự ham học hỏi và thể hiện nó bằng hàng loạt các câu hỏi “Vì sao?” “Tại

sao?”. Môi trƣờng tự nhiên lúc này trở thành một nguồn hứng thú vô cùng, vô
tận với trẻ. Đó là điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp thu nguồn tri thức của nhân
loại và phát triển trí tuệ của mình.
Để phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý này, nội dung chƣơng trình
khám phá môi trƣờng xung quanh ở các trƣờng Mầm non cũng có những thay
đổi. Hiện nay “Khám phá môi trƣờng xung quanh là một nội dung mới trong
chƣơng trình giáo dục mầm non (ban hành tháng 7/2009) thay cho nội dung
“Làm quen với môi trƣờng xung quanh” trong chƣơng trình trƣớc đó. Việc
cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh đã có những đổi mới về đề tài, nội
dung khám phá và cách tổ chức hoạt động…. Trẻ rất có nhu cầu khám phá về
thế giới tự nhiên xung quanh chúng, tuy nhiên nội dung chƣơng trình khám
phá môi trƣờng xung quanh ở các trƣờng mầm non hiện nay cũng vẫn còn một
số hạn chế nhƣ: quá nhiều nội dung khám phá, quy trình khám phá đơn điệu,
nhàm chán….
Để trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh theo quan điểm giáo dục sớm
Montessori là một lựa chọn cần thiết giúp giáo viên giải quyết những hạn chế
trên và giúp giáo viên có một cái nhìn đúng đắn về trẻ em và các phƣơng pháp
2

Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

dạy học mới. Đó cũng chính là lí do tôi lựa chọn cho mình đề tài: “Hướng
dẫn trẻ (3 - 6 tuổi) khám phá khoa học ở mầm non dựa theo quan điểm
giáo dục Montessori ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp hƣớng dẫn trẻ (3 - 6 tuổi) khám phá khoa học ở mầm
non dựa theo quan điểm Montessori.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở
mầm non theo quan điểm Montessori.
Tìm hiểu và đánh giá thực tiễn của việc hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa
học ở mầm non dựa theo quan điểm Montessori.
Đề xuất một số biện pháp hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở mầm non
theo quan điểm Montessori.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Bản chất, đặc trƣng của quan điểm giáo dục Montessori và những yêu
cầu, nguyên tắc khi vận dụng quan điểm Montessori trong hƣớng dẫn trẻ
khám phá khoa học ở mầm non.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tổ chức hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở trƣờng mầm non.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu thực tiễn tại các trƣờng mầm non thuộc Đông
Anh- Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
3

Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

Quan sát
Phỏng vấn
Điều tra

7. Giả thuyết khoa học
Nếu các hoạt động cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh đƣợc thiết
kế và tổ chức dựa theo quan điểm giáo dục Montessori trong đó trẻ đƣợc sử
dụng tối đa các giác quan, đƣợc thao tác và tƣơng tác tích cực với môi trƣờng
đƣợc chuẩn bị thì trẻ sẽ khám phá môi trƣờng xung quanh tích cực và hiệu
quả hơn.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu -kết luận, nội dung của đề tài gồm hai phần sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của hƣớng dẫn trẻ (3 – 6 tuổi) khám phá
khoa học ở mầm non dựa theo quan điểm Montessori
Chƣơng 2: Biện pháp hƣớng dẫn trẻ khám phá khoa học ở mầm non dựa theo
quan điểm Montessori

4

Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HƢỚNG DẪN TRẺ (3
- 6 TUỔI) KHÁM PHÁ KHOA HỌC Ở MẦM NON DỰA THEO QUAN
ĐIỂM GIÁO DỤC MONTESSORI
1.1 Một số vấn đề về quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori
1.1.1 Khái lƣợc sự hình thành và cơ sở của quan điểm giáo dục
Montessori
Montessori (1870-1952) là một bác sĩ y khoa tại Ý nhƣng bà đƣợc biết đến
nhiều hơn với vai trò là một nhà giáo dục. Sau khi tốt nghiệp đại học Rome,
bà đƣợc giữ lại làm bác sĩ phụ tá chuyên khoa lâm sàng tại Viện Tâm thần của

trƣờng. Tại đây bà đã miệt mài nghiên cứu phƣơng pháp giáo dục trẻ chậm
phát triển và đã trở thành hiệu trƣởng của trƣờng dành cho trẻ chậm phát triển
của nhà nƣớc từ năm 1899-1901 giúp những trẻ chậm phát triển phát triển
bình thƣờng. Sau khi rời khỏi trƣờng, bà nghĩ đến việc giáo dục trẻ bình
thƣờng theo phƣơng pháp của trẻ chậm phát triển. Không lâu sau đó, bà tiếp
tục học chuyên ngành tâm lý học, giáo dục học, triết học tại đại học Rome và
lập nên “Ngôi nhà trẻ thơ” đầu tiên vào năm 1907 tại khu ổ chuột ở Rome.
Ngôi trƣờng này là nơi bà quan sát, nghiên cứu, thực nghiệm và đƣa ra một
triết lý giáo dục hoàn toàn mới mà ngày nay đƣợc gọi là phƣơng pháp giáo
dục Montessori và đƣợc ứng dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Phƣơng pháp giáo dục Montessori đƣợc hình thành trên cơ sở thực
nghiệm, quan sát và nghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng
cho nền giáo dục thế giới. Sở dĩ phƣơng pháp giáo dục Montessori có thể gây
ảnh hƣởng tới toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới vì bà cho rằng “trẻ em
ngay từ khi sinh ra đã có một sức sống nội tại rất tích cực không ngừng phát
triển . Nó mang trong mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụ của giáo dục là giúp
5

Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.

trẻ em phát huy đƣợc sức sống nội tại để nó phát triển một cách tự nhiên và tự
do theo một quy luật riêng” [4,19].
Phƣơng pháp Montessori là phƣơng pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ đƣợc học theo sở thích của mình và đƣợc
tự do tiếp xúc, tƣơng tác, ứng xử với môi trƣờng xung quanh một cách tự
nhiên.
Qua đó, trẻ sẽ tăng cƣờng vốn hiểu biết, có cơ hội rèn luyện, hoàn thiện các kĩ

năng phục vụ cho cuộc sống, có thái độ đúng đắn và tiếp thu đƣợc các quy tắc
ứng xử xã hội; góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
* Cơ sở của quan điểm và phương pháp giáo dục Montessori
Giáo dục trẻ mầm non theo quan điểm Montessori đƣợc xây dựng dựa
trên hai cơ sở là: xuất phát từ nhu cầu khám phá bản năng của trẻ và xuất phát
từ thiên hƣớng bẩm sinh của loài ngƣời
Xuất phát từ “nhu cầu khám phá bản năng của trẻ”
Khám phá đã trở thành hành vi chủ đạo của con ngƣời từ rất sớm và khi
thành công, nó mang đến cảm giác vui sƣớng của việc đạt đƣợc một thành
quả. Ngay cả chúng ta khi khám phá những điều chƣa biết, niềm vui sƣớng
của con ngƣời tiền sử đó vẫn sống dậy nơi chúng ta. Trẻ sơ sinh sẽ bƣớc ra thế
giới bên ngoài nhƣ một nhà thám hiểm, đón nhận nó và sẽ là một con ngƣời
khác khi quay trở về, giống nhƣ cách tất cả những nhà thám hiểm đã dò dẫm
tìm khiếm và mang tri thức về để sử dụng vậy.
Xuất phát từ thiên hướng bẩm sinh của loài người
Việc tƣơng tác tích cực với môi trƣờng là xu hƣớng có sẵn ở con ngƣời
mọi độ tuổi. Vào mỗi giai đoạn phát triển, xu hƣớng này đi theo những chiều
hƣớng khác nhau. Chính việc tƣơng tác với môi trƣờng là tiền đề đầu tiên để
con ngƣời tự tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Trong quá trình
6

Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

tìm hiểu thế giới rộng lớn, có những hành vi thỏa mãn đƣợc nhu cầu, có
những hành vi không đáp ứng đƣợc điều đó. Vì vậy, con ngƣời có xu hƣớng
ngả theo những hành vi đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ. Cùng với trí thông
minh của mình, con ngƣời thuở sơ khai không ngừng khám phá, tìm hiểu mọi

thứ theo nhiều cách khác nhau “ Khám phá đã trở thành hành vi chủ đạo của
con ngƣời”.
Trẻ em cũng vậy, quá trình khám phá môi trƣờng tự nhiên xung quanh
trẻ em cũng tƣơng tự nhƣ loài ngƣời xƣa khám phá thế giới. Trẻ em bắt đầu
hành trình khám phá trái đất ngay từ giây phút đầu tiên đƣợc sinh ra. Chúng
ngay lập tức bị tấn công dồn dập bởi ánh sáng, âm thanh, mùi hƣơng, sự tiếp
xúc với mọi thứ xung quanh chúng. Montessori mô tả trải nghiệm này của trẻ
nhƣ là “đƣợc sinh ra lần thứ hai” bởi vì nó đại diện sự khởi đầu cho một đời
sống phôi thai lần thứ hai của đứa trẻ lần này là bên ngoài bụng mẹ. Ngay cả
khi trông chúng nhƣ có vẻ chẳng đang làm gì cả, nhƣ trẻ sơ sinh chẳng hạn,
nằm im cũng đang khám phá trong cái nôi của chúng. Đó là quá trình khám
phá vô hình việc nghe, việc nhìn, việc cảm nhận không khí và những cái vuốt
ve trên da thịt.
1.1.2 Chƣơng trình, nội dung giáo dục theo phƣơng pháp Montessori
Chƣơng trình học của Montessori không chia thành các môn học mà chia
theo các lĩnh vực giáo dục và tập trung vào 5 lĩnh vự cơ bản: thực hành kĩ
năng sống, phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ để nhận thức thế giới
xung quanh, toán học và kiền thức chung về văn hóa.
Hoạt động thực hành cuộc sống:
Trẻ đƣợc trải nghiệm những kỹ năng thực tế để đƣợc chăm sóc và phục
vụ bản thân nhƣ tự cởi-mặc quần áo, rót đồ uống….Trẻ chăm sóc môi trƣờng
7

Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.

bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tƣới cây, quét bụi,…Trẻ cũng học đƣợc thói
quen biết chờ đợi đến lƣợt mình, chờ đợi hoạt động mình muốn làm, đƣa ra

những lời nhận xét mang tính xây dựng và tích cực đồng thời biết lắng nghe
ngƣời khác.
Hoạt động giác quan:
Phần này đƣợc thiết kế khoa học để phát triển, phân loại và đánh giá sự
kích mà trẻ nhận đƣợc thông qua các giác quan. Những hoạt động này bao
gồm 5 phần:
Thị giác……………………tấm màu sắc, khối hình học, bánh xe màu...
Thính giác…………………khối trụ âm thanh, chuông , …
Vị giác……………………..khay vị giác, …
Khứu giác………………….lọ khứu giác, …
Xúc giác……………………túi thần kì, …
Ngôn ngữ:
Những hoạt động này đƣợc tổ chức theo trình tự phát triển tự nhiên của
trẻ. Hằng ngày trẻ đƣợc đọc sách,nghe kể chuyện, hát và lắng nghe các bạn
khác chia sẻ. âm vị của các chữ cái đƣợc giới thiệu thông qua phƣơng pháp
ngữ âm một cách tự nhiên thông qua các hoạt động nhƣ xô âm, bảng chữ cái,
cây dừa ngữ âm, chữ cát…. Qua đó, trẻ dần biết đến chữ cái, ghép vần, đánh
vần các từ đơn giản, thậm chí trẻ có thể tự viết các chữ cái. Sự phát triển từ
vựng của trẻ đƣợc nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực, trong tất cả các hoạt động
của trẻ hàng ngày từ việc ghép tên của chính mình, ghi tên đến việc gọi tên cụ
thể cho các đồ vật trong lớp.
Toán học:

8

Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.


Tất cả các hoạt động toán học đƣợc thiết kế nhằm phát triển trí tuệ của
trẻ. Việc học toán bắt đầu từ cách sử dụng các giáo cụ cụ thể nhƣ gậy số, số
cát, đồ vật để đếm, xếp hình và các trò chơi toán học tại chỗ nhƣ nối ghép,
phân loại, các phép tính và giá trị.
Kiến thức chung về văn hóa (khoa học, địa lý, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc,
giáo dục thể chất):
Khoa học: Thông qua các giáo cụ, trẻ học cách nối và phân loại các đồ
vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh và vật động, thực vật và động vật. Trẻ thích tạo
ra các cuốn sách nhỏ về các bộ phận của động vật nhƣ tai, mắt, đuôi, lƣng…,
từ côn trùng đến động vật có vú. Khám phá thông qua các bông hoa, quả táo
hoặc quả cam mang lại sự thích thú cho trẻ trong lớp học. Các giáo cụ khoa
học là niềm yêu thích của trẻ.
Địa lí: Trẻ đƣợc học về quả địa cầu, thế giới chúng ta đang sống và học
về cấu tạo cuả đất, nƣớc thông qua những con thuyền thu nhỏ nổi trên mắt hồ
vịnh thu nhỏ,…Trẻ đƣợc dùng bản đồ thế giới và bản đồ nƣớc Mỹ cũng nhƣ
thực hiện các hoạt động xếp hình, tô theo viền và tô màu bản đồ. Trẻ thích hát
các bài hát về các châu lục cho cha mẹ nghe!
Lịch sử: Môn học này đƣợc giới thiệu thông qua các khái niệm về thời
gian với các dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm
các mốc thời gian cho chính mình với các bức ảnh và lịch tháng. Vào các
ngày thứ 6, trẻ chuẩn bị các tác phẩm của mình thật cẩn thận để mang về cho
cha mẹ xem.
Nghệ thuật: Trẻ có những kĩ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu,
màu nƣớc, sơn keo, đất nặn, xé dán và các loại vật liệu khác.
Âm nhạc: Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động
hàng ngày của lớp học theo các hình thức khác nhau nhƣ giai điệu, nhạc cụ,
9

Footer Page 17 of 16.



Header Page 18 of 16.

nhảy, hát hoặc đóng kịch. Các bài hát cổ điển hoặc về chúa cũng đƣợc mở
trong lớp. Trẻ có thể sử dụng tai nghe hoặc đài đĩa để nghe bản nhạc chúng
yêu thích bất cứ lúc nào trẻ thích.
Giáo dục thể chất: Kể từ khi trẻ nhỏ biết chuyển động và vận động cơ
thể, trẻ có thể học đƣợc cách kiểm soát các cơ lớn và nhỏ. Trẻ kê bàn và bê
ghế và tin rằng chúng có thể làm đƣợc. Trẻ đƣợc ra ngoài 30 phút mỗi ngày
trừ những hôm trời mƣa.
1.1.3 Ngƣời học trong lớp học Montessori
Trong lớp học ở các trƣờng mầm non truyền thống, trẻ chủ yếu đƣợc
giáo viên truyền đạt tri thức có sẵn, theo một hệ thống chuẩn và trẻ sẽ học mọi
thứ một cách bị động, hầu nhƣ tính chủ động và sáng tạo không đƣợc khuyến
khích ở đây. Trẻ sẽ đƣợc tuyên dƣơng nếu học và làm đúng theo những gì mà
giáo viên hƣớng dẫn. Hầu nhƣ ngƣợc lại hoàn toàn với phƣơng pháp mà
Montessori đề ra, ở đây trẻ bị kiểm soát chặt chẽ các hoạt động học tập và vui
chơi của trẻ đƣợc giáo viên phân chia, chuẩn bị kĩ lƣỡng. Trẻ đƣợc giáo viên
hƣớng dẫn tận tình và làm răm rắp theo sự hƣớng dẫn đó. Nếu làm sai trẻ có
thể bị kỉ luật và khiển trách. Điều này sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ rất
lớn, bởi chúng sợ nếu làm sai hoặc làm hỏng thì có thể bị cảnh cáo hoặc kỉ
luật.
Để có thể phát huy đƣợc tối đa sự độc lập và sáng tạo của trẻ thì trong
lớp học Montessori trẻ đƣợc coi là trung tâm còn giáo viên chỉ là ngƣời quan
sát trẻ, tôn trọng sự tự do của trẻ. Trẻ là ngƣời tự khám phá, tự chơi và tự học,
mỗi trẻ sẽ là cá nhân độc lập về nhận thức và tính cách. Montessori coi trọng
việc trẻ “tự học”, chơi các trò chơi có ý nghĩa hƣớng đến những hoạt động
thực tế, trẻ đƣợc trải nghiệm thực tế từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Trẻ đƣợc tự do phát huy khả năng cũng nhƣ trí tƣởng tƣợng của mình, đƣợc tự
10


Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

do thể hiện cá tính của mình mà không bị gò ép theo khuôn mẫu nào. Trẻ
đƣợc học trong môi trƣờng phù hợp với khả năng của mình, những dụng cụ
hay đồ dùng học tập đều phải đƣợc chuẩn bị một cách kĩ lƣỡng, chu đáo, có
mục đích nhằm phát huy tối đa khả năng thiên bẩm của trẻ. Trẻ đƣợc học theo
sở thích, hứng thú của mình có nghĩa là trẻ sẽ đƣợc tự do lựa chọn môn học
mà mình yêu thích, tự chọn lựa đồ chơi hay vị trí ngồi mà mình thấy thoải
mái. Lúc này giáo viên là ngƣời quan sát để phát hiện những khả năng vƣợt
trội của mỗi trẻ để vun đắp, bồi dƣỡng. Trong quá trình học nhóm trẻ đƣợc
phân theo nhóm hàng dọc. Có nghĩa là tại lớp học Montessori những đứa trẻ
có cùng nhóm sở thích hay hứng thú học tập sẽ đƣợc xếp vào một nhóm, từ
đó chúng có cơ hội học hỏi lẫn nhau và cùng nhau phát triển. Trẻ đƣợc tự học
hoặc học theo nhóm không chính thức dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Thời
khóa biểu của trẻ không phải là thời khóa biểu cố định mà đƣợc thay đổi linh
hoạt theo sở thích và vốn hiểu biết của trẻ, nên trẻ có thể thoải mái hoàn tất
công việc của mình hoặc đổi sang hoạt động khác nếu cần thiết.
1.1.4 Ngƣời giáo viên trong lớp học Montessori
Hiện nay trong các lớp học, ngƣời giáo viên sẽ là trung tâm, trẻ sẽ đƣợc
học gián tiếp và học theo nhóm. Với phƣơng pháp này giáo viên sẽ áp đặt
quan niệm của mình lên một nhóm trẻ, trẻ tiếp nhận tri thức một cách bị động.
Các hoạt động của trẻ hầu hết đã đƣợc giáo viên chuẩn bị kĩ lƣỡng và trẻ đƣợc
giáo viên hƣớng dẫn tận tình và làm răm rắp theo sự hƣớng dẫn đó. Ngƣời
giáo viên vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào những phƣơng pháp cứng nhắc của
giáo án truyền thống mà ít chú ý đến nhu cầu sở thích của từng học sinh.
Khác hẳn với phƣơng pháp dạy học truyền thống của Việt Nam, phƣơng

pháp giáo dục Montessori lấy ngƣời học làm trung tâm và ngƣời giáo viên đã
thoát khỏi những phƣơng pháp cứng nhắc của giáo án truyền thống, giúp họ
11

Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.

có thể chú ý nhiều hơn đến nhu cầu của từng học sinh và tạo ra một môi
trƣờng học tập thoải mái, hứng thú hơn. Các hoạt động lên lớp của giáo viên
Montessori cần đơn giản và rõ ràng. Montessori cho rằng đơn giản là đặc
điểm đầu tiên GV cần lƣu ý khi lên lớp cho trẻ. Khi chuẩn bị lên lớp, GV cần
cân nhắc giá trị trong từng lời nói của mình, lời nói càng cô đọng thì tiết học
càng hiệu quả hơn. GV nên lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với
bài học. GV cần loại bỏ những nội dung không phù hợp thực tế, những chi tiết
quá rƣờm rà và chú ý trọng tâm khi giảng bài.
Các hoạt động lên lớp cần thực tế, khách quan. Khi giảng bài, GV cần
điều tiết cảm xúc của mình, đảm bảo tính chân thực của nội dung bài giảng.
Theo Montessori, GV cần nhận thức đƣợc rằng nội dung và lời nói đơn giản,
dễ hiểu chính là sự thuyết mình và giải thích hiệu quả cho trẻ về đối tƣợng.
Bên cạnh việc giúp trẻ nắm bắt nội dung bài học, một nhiệm vụ quan
trọng của GV là quan sát. GV cần để ý xem trẻ có hứng thú với đối tƣợng
quan sát không, hứng thú nhƣ thế nào, thời gian hứng thú bao lâu, những biểu
hiện hứng thú trên gƣơng mặt trẻ… Một điểm cần nhấn mạnh là, trong quá
trình quan sát, GV phải luôn tuân thủ nguyên tắc về tự do vì nếu vi phạm
nguyên tắc đó GV sẽ khiến những nỗ lực khám phá của trẻ trở nên không tự
nhiên, ảnh hƣởng đến nhu cầu tự thân của trẻ.
GV có vai trò là ngƣời chuẩn bị, duy trì và bảo vệ môi trƣờng học tập và
cần quan tâm đến công việc này. Theo Montessori, GV không nên quá chú

trọng vào các vấn đề khó khăn hàng ngày của trẻ mà cần tin tƣởng rằng môi
trƣờng sống và học tập sẽ kích thích nhu cầu tự nhiên, khiến trẻ trải nghiệm
khám phá và dần giải quyết các khó khăn đó bằng nỗ lực của chính trẻ.
GV cần giúp đỡ những trẻ còn bỡ ngỡ, chƣa biết phƣơng hƣớng hay cách
làm, suy nghĩ và hành động còn chậm chạp, thích lang thang, khó tập trung
12

Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

vào các công việc. Cần hiểu rằng việc hình thành cho trẻ phƣơng pháp học
tập, tính độc lập, kỉ luật, làm chủ bản thân và tự do có trách nhiệm là cả một
quá trình.
Khi lên lớp với trẻ, trƣớc tiên cần dựa vào những hoạt động thông thƣờng để
giúp trẻ có hứng thú, định hình hƣớng đi và cách thức học tập cho trẻ; sau đó
cô có thể lùi về phía sau vị trí của mình để tránh làm phiền đến các hoạt động
của trẻ, để trẻ có thể tự do lựa chọn và hoạt động theo đúng nhu cầu và sở
thích. Điều này là rất quan trọng. Theo Montessori, sở thích bắt nguồn từ
những gì một ngƣời quan tâm và đƣợc hình thành trong giai đoạn phát triển
mà ngƣời đó đang trực tiếp trải qua. Những gì xuất phát từ sở thích sẽ tạo
động lực thôi thúc ngƣời đó hành động để tƣơng tác với môi trƣờng, nghĩa là
hứng thú và tự do chính là yếu tố giúp trẻ tƣơng tác hiệu quả với môi trƣờng.
1.1.5 Môi trƣờng học tập theo phƣơng pháp Montessori
Ở nền giáo dục truyền thống, giáo viên là ngƣời dạy mọi thứ. Còn với
giáo dục Montessori thì dù ở mọi cấp độ nào, sự học của trẻ diễn ra trong quá
trình tƣơng tác với môi trƣờng, ngƣời giáo viên chỉ là một phần của môi
trƣờng đó. Để làm đƣợc điều đó, bắt buộc rằng môi trƣờng lớp học không thể
đƣợc thiết kế lộn xộn theo sự ngẫu hứng của giáo viên. Cấu trúc của nó phải

“đƣợc hoạch định theo một cách khoa học và sắp đặt theo một phƣơng pháp
rõ ràng”.
Các giáo cụ đặc biệt đƣợc bày lên kệ một cách trật tự theo chủ đề. Số
lƣợng giáo cụ đƣợc giới hạn một cách cố ý. Từng bộ đều đƣợc cân nhắc kĩ về
mục tiêu và công dụng. Các giáo cụ có màu sắc rất bắt mắt nhƣng rổ, khay
đựng của chúng thì lại có màu sắc trung tính để giáo cụ không bị lấn át đi.
Mỗi giáo cụ chỉ có một bộ duy nhất. Việc khiến trẻ cảm thấy rằng mỗi bộ giáo
cụ trong lớp là độc nhất, là đặc biệt và đáng để chờ đến lƣợt mình đƣợc dùng
13

Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.

là rất quan trọng. Trong các giáo cụ để trẻ khám phá về sinh vật sống cũng
vậy – mỗi loài chỉ có một cá thể: một con chim, một con vật có vú, một con
thuộc loài bò sát…Thông qua việc tƣơng tác với giáo cụ, trẻ sẽ đạt đƣợc khả
năng tƣ duy trừu tƣợng và suy nghĩ sáng tạo ở mức độ cao.
1.1.6 Đặc trƣng và ƣu thế của phƣơng pháp giáo dục Montessori
Đặc trưng của phương pháp giáo dục Montessori
Giáo dục theo phƣơng pháp Montessori khác hẳn so với lối giáo dục
truyền thống giáo viên là ngƣời dạy mọi thứ còn ngƣời học chỉ nghe - nhìn mà
ít đƣợc trực tiếp làm việc với chúng. Còn với giáo dục Montessori thì bất kì
cấp độ nào, sự học của trẻ diễn ra trong quá trình tƣơng tác với môi trƣờng,
ngƣời giáo viên chỉ là một phần của môi trƣờng đó. Trẻ tự tìm hiểu, khám phá
và trải nghiệm thực tế bằng tất cả các giác quan của mình để tiếp thu đƣợc tri
thức để biến nó thành tri thức của chính mình. Phƣơng pháp Montessori dạy
học chủ yếu bằng các giáo cụ đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định trong
lớp học chứ không phải theo sự bố trí ngẫu nhiên của cô giáo.

Giáo dục Montessori giúp sự phát triển của trẻ nhỏ đƣợc tối đa hóa thông
qua quá trình chuẩn bị một cách khoa học. Giáo viên hƣớng dẫn cẩn thận cho
trẻ các hoạt động đã đƣợc chuẩn bị để trẻ tự xây dựng kỹ năng cần thiết trong
cuộc sống. Trẻ sẽ đƣợc phát triển cá tính bản thân trong môi trƣờng này thông
qua các hoạt động có tính thu hút trẻ, thông qua các giác quan cảm nhận và
khuyến khích trẻ khám phá thế giới.
Theo tổ chức AMI (-Hiệp hội Montessori quốc tế) và AM (-Hiệp hội
Montessori Mỹ) đã nêu ra đặc trƣng của phƣơng pháp học Montessori nhƣ
sau:
_ Lớp học ghép các lứa tuổi vơi nhau. Thông thƣờng là các trẻ từ 2,5 hay
3 tuổi đến 6 tuổi
14

Footer Page 22 of 16.


Header Page 23 of 16.

_ Trẻ tự lựa chọn các hoạt động ( với điều kiện là các hoạt động này đã
đƣợc các giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trƣớc)
_ Trẻ không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình làm việc
_ Học sinh học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với
các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá xây dựng, hơn là học
theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên
_ Các học cụ đặc biệt đƣợc bà Montessori và đồng sự nghiên cứu, sáng
tạo và phát triển nên.
Ưu thế của phương pháp giáo dục Montessori trong việc hướng dẫn trẻ khám
phá khoa học
Việc sử dụng các giáo cụ trong hƣớng dẫn trẻ khám phá thế giới xung
quanh nhƣ trẻ học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh

và vật động, thực vật và động vật. Trẻ thích tạo ra các cuốn sách nhỏ về bộ
phận của động vật nhƣ tai, mắt, đuôi, lƣng… từ côn trùng đến động vật có vú.
Khám phá thế giới thông qua các bông hoa, quả táo hoặc quả cam mang lại sự
thích thú của trẻ trong lớp học. Các giáo cụ khoa học là niềm yêu thích của
trẻ.
Trẻ ham mê khám phá và giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng các dụng
cụ học tập phù hợp nhằm phát triển sự kết hợp, tập trung, yêu cầu và cách tiếp
cận học tập một cách độc lập.Trẻ phát triển đƣợc tất cả các mảng: thính giác,
thị giác,vận động từ các dụng cụ học tập đƣợc thiết kế riêng biệt theo phƣơng
pháp giáo dục Montessori giúp trẻ có cảm nhận về giác quan một cách tinh tế.

15

Footer Page 23 of 16.


Header Page 24 of 16.

1.2 Quan điểm của Montessori về sự phát triển của trẻ em
1.2.1 Đặc điểm nhận thức của trẻ 3-6 tuổi
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo trong hoạt động khám phá
khoa học đƣợc thể hiện ở các mốc phát triển sau đây:
Đặc điểm nhận thức của trẻ 3-4 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan – hành động)
 Thích các hoạt động chân tay và khám phá bằng các giác quan
 Có thể nắm các thông tin qua giao tiếp và qua các sách đơn giản, dễ hiểu
 Hay đặt câu hỏi nhƣng không phải lúc nào cũng hiểu câu trả lời
 Bắt đầu nhận ra các mối quan hệ nhân quả đơn giản dƣới dạng các câu hỏi:
để làm gì?, tại sao?, nhƣ thế nào?
 Có thể móc nối các sự kiện khi thảo luận nhƣng có thể khó khăn trong phát
âm, diễn đạt bằng lời nói; trẻ cần đƣợc ngƣời lớn chú ý lắng nghe và nói

lại/giải thích rõ ràng hơn những gì trẻ nói
 Học tốt nhất trong những tình huống cụ thể có ý nghĩa với bản thân chúng
và khi có sự tin tƣởng, khích lệ của ngƣời lớn.
Đặc điểm nhận thức của trẻ 4-5 tuổi (giai đoạn tư duy trực quan – hình
tượng)
 Trẻ hay sử dụng các trò chơi đóng vai (chơi giả vờ) để xử lí thông tin mới
và để hiểu các khái niệm phức tạp
 Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng nhƣ sáng tạo hơn
trong việc khám phá
 Thƣờng thích các thí nghiệm do chúng tạo ra hơn là thí nghiệm do ngƣời
lớn hƣớng dẫn
 Thích nói chuyện với những trẻ khác khi chơi và thử nghiệm

16

Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

 Bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động; chẳng hạn nhƣ nghĩ về
việc gieo hạt trƣớc khi trẻ thực hiện hành động này trong thực tế
 Bắt đầu đƣa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ đƣợc trải nghiệm; thích
nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát đƣợc, thƣờng thêm các chi
tiết tƣởng tƣợng vào các sự việc
 Bắt đầu sử dụng các hình vẽ để trình bày và diễn đạt ý kiến; thích nói để
ngƣời lớn ghi lại và thử tự viết ra.
Đặc điểm nhận thức của trẻ 5-6 tuổi (giai đoạn tư duy logic)
 Có nhiều thông tin về một số sự vật, hiện tƣợng nào đó nhƣng chƣa có hiểu
biết đầy đủ về sự vật, hiện tƣợng đó.

 Có thể tự tạo ra các thí nghiệm để xem việc gì xảy ra và nghĩ ra lời giải
thích cho những gì trẻ quan sát đƣợc - mặc dù trẻ vẫn chƣa đủ khả năng sử
dụng suy luận logic và trừu tƣợng
 Có thể làm một số thí nghiệm do cô hƣớng dẫn và có thể giải thích theo
nhiều cách khác nhau
 Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tƣợng song trẻ vẫn cần các sự việc có
thực/cụ thể để giải thích các khái niệm đó.
 Thƣờng dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào những hoạt động mà trẻ
thích; thích chơi theo nhóm 5-6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ
 Thích vẽ và viết để ghi lại các sự việc.
1.2.2 Đặc điểm nhận thức của trẻ theo Montessori
Theo Montessori quá trình nhận thức của trẻ em có tính giai đoạn, thời kì
phôi thai, thời kì nhạy cảm và trẻ em trƣởng thành trong công việc.
* Quá trình nhận thức của trẻ em có tính giai đoạn

17

Footer Page 25 of 16.


×