Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN CHÍNH SÁCH BĐKH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.37 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TẬP GIỮA KỲ
MÔN HỌC: CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2015


CONTENTS


CHÍNH SÁCH VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Ở HÀ
LAN
***

Khí hậu đang thay đổi trên toàn thế giới, gây nhiều tác động đến con
người và môi trường, bao gồm cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Trong báo cáo gần đây của IPCC đặc biệt chú ý đến những sự kiện cực đoan và các
tác động tiềm tàng cho các khu vực khác nhau của thế giới (IPCC, 2012). Các
nghiên cứu cũng đã được tiến hành đối với những thay đổi trong khí hậu của châu
Âu. Những thay đổi trong khí hậu cũng có thể là quan sát thấy ở Hà Lan.
Hà Lan là một lãnh thổ mà phần lớn là vùng đất thấp, được hình hành từ bốn
châu thổ của các sông Rhine (Rhin), Maas (Meuse), Schelde và Ijssel. Lịch sử Hà
Lan là lịch sử chiến đấu không ngừng và kiên cường với biển và ngập nước để tồn
tại từ trên 2000 năm nay.
1, Hà Lan trước thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng
Theo các số liệu được công bố, nhiệt độ ở Hà Lan từ năm 1900 đến nay đã
tăng +1,7°C, gần gấp đôi mức tăng trung bình trên thế giới (+0.8 °C). Mức tăng
nhiệt độ được đo ở Hà Lan ở vào khoảng gấp đôi so với mức tăng trung bình toàn
cầu, và trong vòng 20 năm qua, xu hướng này vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu suy


giảm.
Nước biển dâng ở Hà Lan bình quân trong thời gian qua là 24cm/100 năm,
lớn hơn trung bình của thế giới (khoảng 20cm/100 năm).
Trong 10 năm gần đây mực nước dâng bình quân nhanh hơn 30cm/100 năm.
Lưu lượng max của sông Rhine tăng 12%, và của sông Maas tăng 24%.
Dự báo đến cuối thế kỷ XXI, mực nước biển sẽ dâng lên từ 0.65 ÷1.3 mét và
từ 2 ÷ 4 m cho đến cuối thế kỷ XXII.
Tuy nhiên, trước tốc độ tan băng nhanh chóng ở Bắc Cực mà Hà lan ở cách đó
không xa và nằm đúng ở eo nối liền Biển Bắc với Đại Tây Dương qua Biển Manche,
phương án mực nước biển dâng đến 5 mét vào một thời điểm sớm hơn cũng đã được
xem xét.


Những tác động khác nhau của biến đổi khí hậu đã được quan sát thấy ở Hà
Lan: Một số tác động tích cực như gia tăng sản lượng nông nghiệp và số ngày thời
tiết tốt cho các hoạt động giải trí. Các tác động tiêu cực như: sự gia tăng ngập lụt các
khu vực sông và hệ thống thoát nước ( kết quả của những trận mưa lớn), sự suy giảm
chất lượng nước mặt ( nhiệt độ nước, sinh trưởng của tảo).
Biến đổi khí hậu và những tác động của nó dự kiến còn tiếp tục trong một vài
thế kỷ tới. Những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu liên quan chặt chẽ đến


những thay đổi của những điều kiện thời tiết cực đoan gần đây ( hạn hán, bão, sóng
nhiệt). Tuy nhiên những thay đổi đó cũng mang lại những cơ hội cho Hà Lan bao
gồm những lợi ích trong ngành nông nghiệp và du lịch
Với tốc độ hiện nay của sự thay đổi, các tác động của biến đổi khí hậu ở
Hà Lan, về nguyên tắc, có thể quản lý được.
Việc giải quyết các rủi ro khí hậu hiện nay được đưa vào hầu hết các chính
sách có liên quan, mặc dù về bản chất và các mức độ thích ứng là khác nhau giữa
các lĩnh vực chính sách:

+ Các rủi ro khí hậu và bất ổn liên quan đến an toàn lũ, nguồn nước ngọt và
phát triển đô thị được đề cập đầy đủ trong Delta Programme. Chương trình này cho
phép Hà Lan trang bị các thiết bị để ứng phó với các nguy cơ về nước.
+ Thành lập các kế hoạch hành động và mạng lưới quan sát quy mô vùng và
toàn cầu nhằm phát hiện dịch bệnh trên con người, cây trồng và vật nuôi.
Trong những năm gần đây chỉ có một số ít những chính sách quan tâm ở mức
độ quốc gia những tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái và đa dạng sinh
học.
2. Các chính sách của Hà Lan nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ
phát triển
Dựa trên thống nhất đã đạt được với Kyoto và Liên minh châu Âu, Hà Lan
hướng tới cắt giảm 6% lượng phát thải KNK so với mức năm 1990 trong giai đoạn
2008 – 2012. Con số này ở vào khoảng 50 triệu tấn C02 tương đương, hoặc khoảng
20% lượng phát thải tính đến năm 2010 so với kịch bản phát triển bình thường mà
không có sự can thiệp ( Business as Usual Scenario). Hà Lan phấn đấu để đáp ứng
cam kết này một cách hiệu quả về mặt chi phí bằng cách sử dụng các khả năng được
đưa ra bởi các cơ chế linh hoạt: Cơ chế đồng thực hiện, Cơ chế phát triển sạch và
Buôn bán phát thải Carbon, đồng thời thực hiện các nỗ lực giảm phát thải trong
phạm vi lãnh thổ của mình.
Ở Hà Lan, các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện bao
gồm cả giảm nhẹ ( giảm phát thải khí nhà kính) và thích ứng với biến đổi khí hậu
( nâng cao khả năng chống chịu với các tác động dự kiến của biến đổi khí hậu).


2.1. Thích ứng trong các chính sách biến đổi khí hậu quốc tế
2.1.1. Chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu ở châu Âu
Có thể kể đến một số chính sách quan tâm đến vấn đề thích ứng với BĐKH ở
cấp độ châu Âu. Tháng 4/2009 Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch thích ứng với
BĐKH. Những kế hoạch này được dựa trên 4 trụ cột của hành động : (i), Xây dựng
nền tảng kiến thức vững chắc, (ii), tích hợp vấn đề thích ứng với BĐKH trong các

quá trình ra các chính sách khác ( lồng ghép), (iii), sử dụng kết hợp các công cụ
chính sách và phát triển một hệ thống tài chính hiệu quả, (iv), đẩy mạnh hợp tác giữa
các nước thành viên và giữa Liên minh EU với các quốc gia khác trên thế giới.
Kiến thức cơ bản hiện nay đang được thực hiện do ủy ban EU đã khởi xướng
những dự án nghiên cứu cần thiết và phát triển các website, diễn đàn kỹ thuật số
nhằm ghi lại các nguồn thông tin có sẵn.
Ngoài việc có nhiều thông tin về các ảnh hưởng của BĐKH trên thế giới, các
công cụ, các kế hoạch, trên các diễn đàn này còn cung cấp một cách khái quát về các
hoạt động thích ứng tại các quốc gia thành viên. Các trang của các quốc gia được
biên soạn và duy trì bởi chính các nước thành viên.
2.1.2. Thích ứng với biến đổi khí hậu (CCA) trong lĩnh vực chính sách EU
Việc lồng ghép vấn đề thích ứng với BĐKH vào các chính sách ở châu Âu đã
được thực hiện. Theo đề xuất hiện tại của ủy ban liên minh châu Âu, các chương
trình nhiều năm tiếp theo sẽ dành riêng 20% tổng ngân sách của châu Âu cho việc
thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, bao gồm các ngành với những nguồn ngân sách lớn
như Chính sách Nông nghiệp chung, sự gắn kết khu vực và cơ cấu các nguồn vốn,
các quỹ nghiên cứu, các mạng lưới giao thông và năng lượng. Ủy ban EU cũng
hướng tới việc lồng ghép CCA vào các chính sách bên ngoài các nguồn ngân sách
đã cam kết.
Chiến lược về hạn hán và khan hiếm nước và chỉ thị về lũ của Ủy ban châu
Âu cũng đưa ra giải quyết các vấn đề thừa và thiếu nước , mà trong cả hai trường
hợp trên, biến đổi khí hậu đều giữ một vai trò quan trọng. Chỉ thị khung về tài
nguyên nước của EU ( WFD) yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét các tác động
bất lợi của biến đổi khí hậu đối với chất lượng nước khi thực hiện WFD vào luật


pháp quốc gia, theo WFD và các văn bản hỗ trợ, yêu cầu các quốc gia thành viên
phải chỉ ra cách họ thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào.
Ngoài ra, EU thừa nhận BĐKH gây ra những rủi ro đối với hệ sinh thái và đa
dạng sinh học, cũng như những đóng góp của hệ thống tự nhiên vào quá trình biến

đổi khí hậu ( hệ sinh thái chưa một lượng lớn Carbon và đóng vai trò quan trọng
trong điều tiết khí hậu). Hạn chế các tác động của BĐKH tới đa dạng sinh học và
giảm mức đóng góp của các hệ thống tự nhiên làm thay đổi khí hậu là những nội
dung chính của chương trình hành động đa dạng sinh học của Ủy ban châu Âu.
Bằng cách phát triển hơn nữa mạng lưới sinh thái tự nhiên châu Âu năm 2000,
hy vọng rằng các hệ sinh thái sẽ có khả năng thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
và tiếp tục cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái về lâu dài, ví du như bảo vệ đất, giữ
nước….
Ủy ban châu Âu cũng đưa ra kế hoạch giải quyết các tác động của biến đổi
khí hậu tới sức khỏe trong một văn bản chiến lược mới, mà các nguyên tắc hướng
dẫn hiện nay vẫn đang được phát triển. Ủy ban EU đưa ra các đề xuất cho một hệ
thống châu Âu để giám sát sự lan truyền các vetor dịch bệnh, với sự ràng buộc chặt
chẽ giữa các mạng lưới quốc gia. Thêm vào đó, theo Cam kết hành động Parma,
được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 được tổ chức tại Parma, năm 2010,
các quốc gia thành viên EU đã thống nhất phát triển các chính sách về giảm nhẹ và
thích ứng khí hậu liên quan đến rủi ro sức khỏe. Thỏa thuận này gồm 6 hành động cụ
thể:
1. Tích hợp các vấn đề về sức khỏe vào các chính sách giảm nhẹ và thích ứng
ở tất cả các cấp, các ngành
2. Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh môi trường để nâng
cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với với các tác động của BĐKH.
3. Tăng cường giám sát /theo dõi các hiện tượng thời tiết cực đoan và khả
năng bùng phát các dịch bệnh.
4. Thực hiện các chương trình nâng cao thông tin và nhận thức về tác động
của BĐKH đối với sự khỏe.
5. Tăng cường đóng góp của lĩnh vực y tế trong việc giảm phát thải KNK


6. Khuyến khích nghiên cứu và phát triển các công cụ giám sát và ước tính
những rủi ro về sức khỏe do biến đổi khí hậu cả ở hiện tại và tương lai, xác định các

nhóm rủi ro và đánh giá hiệu quả của các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ.
Cuối cùng, Ủy ban châu Âu đã chỉ ra rằng giảm nhẹ và thích ứng BĐKH nên
được xem xét trong các đánh giá môi trường, và muốn các quốc gia bao gồm vấn đề
thích ứng trong các báo cáo quốc gia về BĐKH.
2.1.3 Qũy thích ứng toàn cầu cho các nước đang phát triển
Ở cấp độ toàn cầu, thích ứng với các tác động của BĐKH là một phần của các
cuộc đàm phán khí hậu trong khuôn khổ Công ướng khung của LHQ về BĐKH.
Nhìn chung, các vấn đề về thích ứng của Công ước khung của LHQ về BDKH
về việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển
và các quốc đảo nhỏ để họ có thể thích ứng với các hậu quả của BDKH.
Một trong các Hội nghị các bên ( COP) - ở Nairobi vào tháng 12/2006 – mục
tiêu này đã được xác định trong một điều kiện cụ thể hơn để nâng cao hiểu biết về
tác động và các giải pháp thích ứng ( Chương trình làm việc Nairobi, NWP). Tháng
12/2007, Kế hoạch hành động Bali được thông qua. Điều này xác định thích ứng khí
hậu là một trong những khối chính cho sự ứng phó hiệu quả, bền vững và hợp tác
giữa các quốc gia. Kế hoạch hành động chỉ ra các hành động có thể và các cơ hội tài
chính, dựa trên các nguyên tắc chính của quỹ khí hậu toàn cầu và hợp tác quốc tế.
Những ý tưởng này được phát triển hơn nữa trong các COP tiếp theo, đặc biệt trong
COP Cancun năm 2010, đã quyết định thành lập quỹ Khí hậu xanh để hỗ trợ cho các
hành động khí hậu ở các quốc gia đang phát triển, bao gồm cả các giải pháp thích
ứng.
2.2. Các chính sách biến đổi khí hậu phục vụ phát triển trong nước
2.2.1. Chương trình khí hậu (Climate Agenda)
Chương trình nghị khí hậu quốc gia vạch ra cách thức chính phủ Hà Lan có ý
định để đối phó với biến đổi khí hậu. Chương trình chứa tham vọng, mục tiêu và
hành động để ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục đích chính của
chương trình nghị sự là:
+ Ngăn chặn sự biến đổi khí hậu càng nhiều càng tốt;



+ Thích ứng với những hậu quả dự kiến của biến đổi khí hậu quy mô quốc gia
và quốc tế (như quá nóng hoặc lượng mưa tăng lên).
Đồng thời, chương trình nghị khí hậu nhằm mục đích để tiếp cận với các
doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự và công dân để cùng hướng tới một xã hội bền
vững. Để đạt được điều này, đòi hỏi sự cần thiết có sự nhất quán giữa chính sách,
việc thực hiện và điều chỉnh.
Chương trình nghị khí hậu phác thảo một phương pháp tiếp cận khí hậu tập
trung vào việc tạo ra một liên minh rộng rãi cho hành động khí hậu và một cách tiếp
cận kết hợp để thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ.
Tiền đề của chương trình nghị khí hậu là các Bộ có liên quan cùng chịu trách
nhiệm cho các mục tiêu cuối cùng, nhưng đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm
với các chính sách thuộc lĩnh vực riêng.
2.2.2. Hiệp định năng lượng SER ( SER Energy Agreement)
Hơn 40 tổ chức, bao gồm cả các chính phủ quốc gia, người sử dụng lao động,
công đoàn, tổ chức môi trường, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức tài chính,
kể từ tháng 9 năm 2013, đã cam kết Hiệp định năng lượng của Hà Lan cho tăng
trưởng bền vững.
Trong thỏa thuận này, các bên đã đặt nền móng cho một chính sách năng
lượng và khí hậu trên diện rộng.
Bản chất của thỏa thuận năng lượng này là: một gói các thỏa thuận được đưa
ra để bắt đầu bây giờ, với tinh thần trách nhiệm cao nhất của mỗi bên tham. Dần
dần, sẽ có những bổ sung và sửa đổi có thể được thực hiện để đạt được các mục tiêu
đã đề ra một cách hiệu quả nhất .
2.2.3. Quy chế ưu đãi đối với năng lượng bền vững (SDE +)
Các SDE + khuyến khích việc sản xuất năng lượng bền vững và tập trung vào
các công ty và các tổ chức phi lợi nhuận. Năng lượng bền vững được tạo ra từ các
nguồn năng lượng sạch và vô tận, vì thế nó còn được gọi là "năng lượng tái tạo".
Một nguồn ngân sách có sẵn hằng năm để hỗ trợ các dự án. Trong năm 2014,
nguồn ngân sách này vào khoảng 3,5 tỉ euro.



Một doanh nghiệp chỉ nhận được trợ cấp đối với thời gian tối đa là 15 năm,
đối với nguồn năng lượng tái tạo mà họ sản xuất. Số tiền trợ cấp thay biến động theo
giá năng lượng. Nếu giá năng lượng tăng cao, số tiền trợ cấp giảm xuống là điều cần
thiết (vì khi đó công ty có doanh thu nhiều hơn). Và ngược lại, khi giá năng lượng
giảm d thì số tiền trợ cấp được tăng lên.
Các SDE + được trả thông qua việc tăng các hóa đơn ( chi phí) cho năng
lượng của các cá nhân và doanh nghiệp nhiệp ( mà không phải từ nguồn thu thuế).
2.2.4, Delta Program
Hà Lan cần phải chuẩn bị cho việc ứng phó với các hậu quả của biến đổi khí
hậu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nước, như nước biển dâng và sự gia tăng
lượng mưa. Các kế hoạch cho tương lai cần được thực hiện được bao gồm trong
chương trình Delta.
Chương trình Delta là một chương trình quốc gia, mà ở đó có sự tham gia của
chính phủ, các tỉnh, thành phố và các ban quản lý tài nguyên nước. Các mục tiêu
chính của chương trình Delta là để bảo vệ Hà Lan, bây giờ và trong tương lai, trước
các tác động do lũ và đảm bảo đủ nguồn cấp nước ngọt.
Ở Hà Lan các ủy ban về nước (water board) đã có từ 700 năm nay. Đây là một thể
chế bao gồm chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn và các tổ chức đại diện
cho người dân trên địa bàn cả về quyền lợi và nghĩa vụ. Năm 1955, có tất cả khoảng 2500
ủy ban. Năm 1969, số ủy ban còn 1000 và hiện nay còn 27.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, ủy ban về nước có các trách nhiệm: (a) quản lý
và bảo trì các công trình có tác động đối với dòng chảy của nước như đê, giồng, bến cảng;
(b) quản lý và bảo trì các thủy lộ; bảo trì một mực nước thích hợp trong các polder và các
thủy lộ; (c) bảo trì chất lượng nước mặt thông qua việc xử lý nước thải. Tuy nhiên, ủy ban
về nước không phụ trách việc cung cấp nước sạch và cũng không phải là cơ quan dịch vụ
công ích.

2.2.5. Deal Green ( Ưu đãi xanh)
Nếu các doanh nghiệp, tổ chức cộng đồng hoặc chính quyền địa phương mong

muốn thực hiện hướng phát triển bền vững, chính phủ Hà Lan có thể hỗ trợ cho họ
thông qua một chương trình ưu đãi xanh ( Deal Green).


Trong một Deal Green, chính phủ Hà Lan cố gắng loại bỏ các cản trở cho sự
phát triển bền vững. Chẳng hạn Chính phủ có thể sửa đổi luật và các nguyên tắc
hoặc tìm các đối tác. Bằng cách này, “Ưu đãi xanh” có thể giúp thực hiện các kế
hoạch bền vững liên quan tới năng lượng, khí hậu, nguồn nước, các nguồn nhiên
liệu, nền kinh tế sinh học, xây dựng và thực phẩm….
Tính đến tháng 9 năm 2014, Chính phủ Hà Lan đã hoàn thành trên 160 “Ưu
đãi xanh” với các doanh nghiệp và nhiều tổ chức khác.



×