Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thế giới nhân vật trong tập những truyện hay viết cho thiếu nhi ma văn kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.07 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

TRẦN THỊ LOAN

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TẬP NHỮNG TRUYỆN HAY
VIẾT CHO THIẾU NHI MA VĂN KHÁNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Dương Thị Thúy Hằng

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Dương Thị Thúy Hằng ‐ người đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã quan tâm
động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng song do thời gian không nhiều, năng lực bản
thân có hạn nên khóa luận chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được
sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để được học
hỏi và rút kinh nghiệm cho những công trình sau.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Loan




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng

tôi.

Những gì được triển khai trong khóa luận không trùng với bất cứ một công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Loan


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3
4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Bố cục khóa luận ......................................................................................... 4
NỘI DUNG ........................................................................................................ 5
Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG .................................................................. 5
1.1. Nhân vật văn học ...................................................................................... 5
1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Ma
Văn Kháng” .................................................................................................... 6

1.2.1. Tác giả Ma Văn Kháng....................................................................... 6
1.2.2. Tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Ma Văn Kháng” ............. 8
CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TẬP “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO
THIẾU NHI - MA VĂN KHÁNG” .................................................................. 10
2.1. Nhân vật trẻ em ...................................................................................... 10
2.1.1. Những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh.................................................. 10
2.1.2. Những đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu.................................. 23
2.2. Nhân vật người lớn ................................................................................. 26
2.2.1. Nhân vật người lớn chất phác, giàu lòng vị tha ................................ 27
2.2.2. Nhân vật người lớn bị tha hóa .......................................................... 35
Chương 3.......................................................................................................... 43


MỘT SỐ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TẬP
“NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT CHO THIẾU NHI - MA VĂN KHÁNG” ... 43
3.1. Miêu tả ngoại hình.................................................................................. 43
3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................... 45
3.2.1. Ngôn ngữ phong phú, đa dạng.......................................................... 46
3.2.2. Ngôn ngữ đời thường, giản dị ........................................................... 48
3.2.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh............................................. 51
3.3. Giọng điệu .............................................................................................. 54
3.3.1. Giọng điệu nhẹ nhàng ...................................................................... 54
3.3.2. Giọng điệu triết lí ............................................................................. 56
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Văn học những năm đầu thập niên 80 có những dấu hiệu đổi mới từ

các cây bút tên tuổi. Trong số đó Ma Văn Kháng được coi là một trong những
người “đi tiền trạm”. Ông từng được mệnh danh “người khuấy động văn đàn
Việt Nam hiện đại” (Lưu Khánh Thơ). Những tác phẩm mở đường như Mưa
mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không giấy giá thú
(1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989)... đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều
độc giả, các nhà nghiên cứu và phê bình. Ma Văn Kháng từng bước lặng lẽ dấn
bước vào con đường mới đã chọn với một quyết tâm mạnh mẽ và đã thành công
ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Đặc biệt hơn một số tác phẩm của
ông được chuyển thể thành phim, được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ
thông như Mùa lá rụng trong vườn, Người giúp việc, Xa phủ... Giải thưởng nhà
nước về văn học nghệ thuật 2001 cùng con đường sáng tác gần nửa thế kỷ đã
khẳng định vị thế của ông trong lòng độc giả cũng như nền văn học hiện đại.
1.2 Ma Văn Kháng không chỉ nhà văn có nhiều tác phẩm xuất sắc dành
cho người lớn mà ông còn rất thành công khi viết cho thiếu nhi. Ông đặc biệt
quan tâm đến những số phận trẻ em trong cuộc sống với những hoàn cảnh éo le
đầy biến động. Tác giả tâm sự rằng: “Viết cho thiếu nhi quan trọng không chỉ là
viết cái gì? Mà là viết như thế nào? Mà viết như thế nào lại quan hệ đến tâm hồn
người viết. Tôi ao ước ngoài cái duyên với chữ nghĩa và con trẻ ra, tâm hồn
mình lúc nào cũng tươi mát, trong sáng và dào dạt tình yêu với cuộc đời với con
người” [6]. Ông đã có những tác phẩm đặc sắc viết cho thiếu nhi như: tiểu
thuyết: Côi cút giữa cảnh đời, Chó Bi đời lưu lạc, Chuyện của Lý...; truyện ngắn:
Khu vườn tuổi thơ, Con chó lạc nhà, Đồng cỏ nở hoa, Quê nội... Khi viết cho trẻ
em ông luôn dành những tình cảm yêu thương, chia sẻ, quan tâm sâu sắc cho
nhân vật của mình.
1.3 Tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng do nhà
xuất bản Kim Đồng in 2014 chắt lọc những tác phẩm hay và đặc sắc nhất của Ma

1



Văn Kháng viết cho thiếu nhi. Cuốn sách gồm 12 truyện với những cái tên thú vị
như: Khu vườn tuổi thơ; Ông Pồn và chú hổ con; Con chó lạc nhà, Hoa gạo đỏ;
Ông nội cổ giả và quê mùa; Giấc mơ của bà nội; Đồng cỏ nở hoa; Kiểm - Chú
bé - Con người; Giéc, con dân làng Mai; Buổi bình minh huyền thoại; Bà ngồi ở
góc nhà; Quê nội. Tất cả những truyện ngắn này được chọn lọc từ hơn 200
truyện ngắn của Ma Văn Kháng xoay quanh những nhân vật là trẻ em hoặc
những nhân vật, sự việc về thế giới tuổi thơ. Tập trung vào hai mảng hiện thực
lớn ở miền núi và đô thị, thế giới nhân vật trong Những truyện hay viết cho thiếu
nhi của ông rất phong phú và đa dạng… Từ những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh
đến những đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu, từ những con người chất phác,
giàu lòng vị tha, đến những con người bị tha hóa và ngay cả đến nhân vật loài
vật cũng hiện lên thật sinh động, chất phác, mộc mạc được phân tích một cách
cặn kẽ, tỉ mỉ. Cuốn sách như những trang nhật ký về tuổi thơ, về cuộc sống của
tác giả. Ẩn sau những câu chuyện, những nhân vật là tấm lòng yêu thương, chia
sẻ của tác giả đối với những số phận, những mảnh đời bất hạnh.
Với tất cả những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nhân vật trong
tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Ma Văn Kháng để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn lớn có đóng góp đáng kể
trong công cuộc đổi mới văn xuôi đương đại. Con người và những sáng tác của
ông có sức hút kỳ lạ không chỉ với các nhà văn mà còn đối với giới nghiên cứu
phê bình. Từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài phê bình, nhận xét
về truyện ngắn của ông.
Trong công trình nghiên cứu Truyện ngắn Ma văn Kháng và vấn đề thức
tỉnh tinh thần con người vùng cao, Đào Thủy Nguyên có viết: “Tác giả đi sâu
vào nghiên cứu khẳng định một cách đầy thuyết phục những vấn đề nhân sinh,
thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng
ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma văn kháng”
[9]. Tác giả Nguyễn Nguyên Thanh trong bài viết Ngày đẹp trời -tính dự báo về
những tình thế xã hội (Báo Văn nghệ số 21 ngày 23/5/1987) khẳng định: “Ma


2


Văn Kháng đã khám phá cuộc sống từ những bình diện khác nhau, ông lách sâu
hơn vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân và quy luật
khắc nghiệt của tồn tại xã hội” [12]. Điều này cho thấy Ma Văn Kháng là một
nhà văn rất tâm huyết khi dùng ngòi bút của mình phản ánh lên cuôc sống đời
thực.
Cũng có rất nhiều ý kiến bàn về nhân vật trong sáng tác văn xuôi của Ma
Văn Kháng, như Lã Nguyên đã nhấn mạnh: “Nhân vật của Ma Văn Kháng dù
phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc,
ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng
hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm...” [8]. Hay Đoàn Trọng Huy
trong bài viết “Ngọn cờ đổi mới có sức vẫy gọi” (Tạp chí Văn nghệ Quân đội
ngày 8/10/2012) đã viết: “Nếu theo dõi sẽ thấy thế giới nhân vật trong văn xuôi
Ma Văn Kháng ngày càng đông đảo hơn nhưng phân hóa rõ rệt thành hai loại,
hai hạng. Không phải là ranh giới giai cấp, cũng không phải là vết ngang đậm
địch - ta. Mà là một quy định đạo đức - xã hội: nhân cách cao thượng và nhân
cách thấp hèn; người thiện, người trí tuệ và kẻ hèn ngu, xấu xa, độc địa, tàn ác”
[5].
Trong luận văn Thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng thời
kỳ đổi mới, Hồ Thị Minh Chi có đề cập đến hệ thống những nhân vật mang nét
đặc trưng miền núi, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật vượt lên số phận
và các phương thức thể hiện thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới.
Tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ra đời
vào tháng 7 năm 2014 được nhà xuất bản Kim Đồng - một nhà xuất bản danh
tiếng in và lưu hành là cuốn sách được chọn lọc, hội tụ những truyện hay, đặc
sắc nhất viết cho thiếu nhi của ông. Tất cả những ý kiến bàn về tập truyện này

mới chỉ rải. Chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung tìm hiểu về tập truyện
này. Trên cơ sở đó chúng tôi đã quyệt định lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật
trong tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Ma Văn Kháng”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3


3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tìm hiểu về tập truyện Những truyện hay viết cho thiếu nhi của
Ma Văn Kháng.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận, chúng tôi tập trung vào Thế giới nhân vật trong
tập Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận hướng tới mục đích tìm hiểu sâu về thế giới nhân vật qua các
câu truyện mang những nét đặc trưng và màu sắc riêng trong tập truyện.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng những phương pháp như: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, đối chiếu...
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được
triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Giới thuyết chung.
Chương 2: Đặc điểm thế giới nhân vật trong tập “Những truyện hay viết
cho thiếu nhi - Ma Văn Kháng”.
Chương 3: Một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật cơ bản trong
tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Ma Văn Kháng”.

4



NỘI DUNG
Chương 1. GIỚI THUYẾT CHUNG
1.1. Nhân vật văn học
Nhắc đến nhân vật văn học chính là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học. Mácxim Gorki từng nói: “Văn
học là nhân học”. Trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học có vai trò rất quan
trọng. Có thể nói con người là tinh hoa của cuộc sống là cái đích để nhà văn hướng
tới. Tuy nhiên, nhân vật văn học có thể hiện được thành công tính cách, hình tượng,
lý tưởng… của mình hay không điều đó phụ thuộc vào việc xây dựng tính cách
nhân vật. Bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, văn học tái hiện lại đời
sống qua những tác phẩm hay nói cách khác văn học là tấm gương phản chiếu đời
sống. Nhân vật văn học trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng
trong tác phẩm văn học mà còn thể hiện quan điểm về con người của nhà văn qua
những thời điểm lịch sử nhất định. Mỗi nhà văn lại có quan niệm sáng tác, quan
niệm về con người khác nhau. Nhà văn Nam Cao quan niệm: “Văn chương không
cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương
chỉ cần dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai
khơi sáng tạo những gì chưa có”. Nhà văn Tô Hoài lại cho rằng: “Nhân vật là nơi
duy nhất tập trung hết thảy trong một sáng tác”. Qủa đúng như vậy, “Nhân vật
không chỉ là nơi bộc lộ tu tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung các gía
trị nghệ thuật của tác phẩm. Thành bại của một đời văn, của một đời văn, của một
tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào xây dựng nhân vật” [Phương Lựu, Trần Đình Sử,
Lê Ngọc Trà ( 1986), Lý luận văn học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.73]. Quan
niệm về con người là một phương diện quan trọng của văn học. Quan niệm nghệ
thuật về con người không chỉ bộc lộ nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tác phẩm,
mà còn phản ánh chiều sâu cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người, về cuộc
đời. Khi nhắc tới tên tác giả, hay tác phẩm của nhà văn người ta thường nghĩ ngay
tới tên nhân vật trong tác phẩm văn học: Khi nhắc tới Nam Cao người ta nghĩ tới

Chí Phèo, Lão Hạc còn khi nhắc tới Tô Hoài người ta lại nghĩ tới Dế Mèn, A phủ,
Mị... Nhân vật trong tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng. Nhân vật chính là
nơi mang, chứa đựng nội dung phản ánh, tư tưởng, chủ đề của tác phẩm là nơi kí

5


thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn. Nhân vật là đứa con tinh
thần của nhà văn. Chính ví thế, thành công trong công cuộc xây dựng nhân vật
chính là thành công của tác phẩm văn học.

1.2. Tác giả Ma Văn Kháng và tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi Ma Văn Kháng”
1.2.1. Tác giả Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1/12/1936, tại làng
Kim Liên, Kẻ Chợ nay thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây
là vùng đất chân lấm, tay bùn, nghèo khổ, lam lũ kiếm sống bằng mấy nghề vặt
như nhuộm vải, cắt tóc dạo, buôn bán lặt vặt ở ven thành “Đồng Lầm”.
Từ tuổi thiếu niên, Đinh Trọng Đoàn đã tham gia quân đội và được cử đi
học ở khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc). Năm 1954, sau khi tốt nghiệp sư
phạm trung cấp ông được cử về tiếp quản thủ đô nhưng ông từ chối và xin về
dạy học ở Lào Cai với lí do “muốn viết văn thành ra dám liều mạng lên miền
biên ải một phen xem sao”. Đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời ông. Ông
về dạy cấp II và bắt đầu xung phong tham gia nhiều hoạt động. Năm 1960, Đinh
Trọng Toàn được cử về học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sự nhiệt huyết
với nghề đã thúc đẩy ông không ngừng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Tốt
nghiệp năm 1964 ông lại xin về Lào Cai để dạy cấp III và làm hiệu trưởng của
trường rồi chuyển sang làm thư ký cho đồng chí Bí thư tỉnh ủy.
Ma Văn Kháng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1959 và là
hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ 1974. Bút danh Ma Văn Kháng bắt nguồn từ
câu chuyện đặc biệt của ông. Năm 1964, Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội,

ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, sống và gắn bó với đồng bào dân tộc miền núi
hơn 20 năm... Ngày ấy ông quen anh Ma Văn Nho, phó chủ tịch huyện Bảo
Thắng, Lào Cai. Trong đợt đi làm thuế ở thôn Giáng Tùng Tung, Bảo Thắng,
ông bị sốt rét ác tính, may nhờ có anh Ma Văn Nho tiêm thuốc và cứu sống, Từ đó
ông kết nghĩa anh em với anh Ma Văn Nho rồi lấy họ Ma của anh ghép với tên
của ông thành Ma Văn Kháng. Cái tên Ma Văn Kháng là bút danh nói lên tình yêu
của ông với miền đất này đồng thời là lòng biết ơn với người đã cứu mình. Có thể

6


nói quãng thời gian sống và làm việc ở Lào Cai là quãng đời trẻ trung sôi nổi nhất
của ông. Với một khoảng thời gian dài gắn bó với mảnh đất Lào Cai ông dường
như đã là người của vùng đất này bởi sự thấu hiểu sâu sắc, tường tận về cuộc sống
của con người nơi đây. Ông không chỉ khám phá ra vẻ đẹp về tâm hồn cua con
người mà thiên nhiên ở vùng sơn cước này cũng hiện lên trong mắt ông đầy thơ
mộng và lung linh. Đây được xem như là quê hương thứ hai của ông - nơi đã đem
lại cho ông nhiều thành công trong sự nghiệp văn chương.
Với bề dày kinh nghiệm tuổi trẻ từng bôn ba với các dân tộc thiểu số được
tận mắt chứng kiến, tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán của con người miền núi,
ông đã tích lũy được một kho tư liệu quý giá phục vụ cho những sáng tác sau này
của mình. Những sáng tác đầu đời của ông mang đậm bức tranh miền núi, nó
như những trang nhật ký kể lại những trải nghiệm về cuộc đời. Truyện ngắn đầu
tay mang tên Phố cụt (1961) chưa để lại dấu ấn gì trong lòng người đọc. Chỉ khi
Xa Phủ (1969) ra đời mới thực sự là bước khởi đầu cho sự nghiệp của ông. Năm
1972, ông lần lượt cho ra đời hàng loạt tập truyện ngắn về miền núi ca ngợi
những con người nhân hậu, con đường đấu tranh xay dựng quê hương như Bài
ca trăng sáng, Góc rừng xinh xắn, Người con trai họ Hạng, Mùa mận hậu...
Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 ông chuyển về công tác tại Hà
Nội, từng làm Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên

Ban chấp hành, Tổng biên tập tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt
Nam... Khi “an cư” cũng là thời gian ông viết được nhiều nhất và thăng hoa nhất.
Nhiều tác phẩm của ông trong thời kỳ này đã trở thành những dấu ấn không thể
mờ phai trong nền văn xuôi hiện đại. Tiểu thuyết đầu tay Gió rừng (1976) ra đời
như một sự khởi đầu cho một trang mới về cuộc đời của ông. Ma Văn Kháng
dần khẳng định vị thế của mình trên văn đàn cũng như trong lòng người đọc khi
tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe (1978) ra đời. Trong giai đoạn đầu, tiểu
thuyết của ông vẫn tập trung viết về đề tài miền núi. Đến 1982 khi tiểu thuyết
Mưa mùa hạ ra đời như một dấu mốc khai sáng trong sự nghiệp văn chương của
ông. Giai đoạn này, tiểu thuyết của ông đã có sự thay đổi rõ rệt về đề tài, về tư
duy nghệ thuật, từ đề tài dân tộc miền núi với cảm hứng sử thi chuyển sang đề

7


tài thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Sau đó một loạt các tiểu thuyết có giá trị
ra đời như Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới
không có giấy giá thú (1989), Côi cút giữa cảnh đời (1989), ... Gần đây trong hai
năm từ năm 2010-2011, ông vừa cho ra mắt độc giả liên tiếp ba cuốn tiểu thuyết:
Một mình một ngựa, Bóng đêm và Bến bờ và năm 2013 ông có tiểu thuyết
Chuyện của Lý.
Suốt 50 năm miệt mài cầm bút, nhà văn Ma Văn Kháng đã để lại dấu ấn
riêng biệt trong tâm trí nhiều thế hệ độc giả. Ở thế hệ của ông, ông là một trong số
những nhà văn có tốc độ viết nhiều nhất, ông luôn tranh thủ từng giây khắc của
cuộc đời để cần mẫn gieo trồng trên cánh đồng chữ nghĩa. Gia tài văn chương của
ông đến nay có khoảng hơn 200 truyện ngắn, 17 cuốn tiểu thuyết, một cuốn hồi
ký, một tập bút ký - tiểu luận phê bình và hầu hết đều đã được xuất bản.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhận được rất
nhiều giải thưởng quan trọng, điều đó khẳng định tài năng và vị trí của ông trong
nền văn học nước nhà. Truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì của tuần báo văn nghệ

1968 - 1969. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn được tặng giải thưởng loại B
của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985. Tập truyện Trăng soi sân nhỏ nhận tặng
thưởng của Hội đồng Văn xuôi Nhà văn Việt Nam năm 1995 và giải thưởng văn
học Đông Nam Á 1998. Truyện ngắn San Cha Chải nhận giải thưởng “Cây bút
vàng” cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn
đồng tổ chức. Năm 2001, ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ
thuật với cụm tác phẩm: Đồng bạc trắng hoa xòe, Mùa lá rụng trong vườn. Năm
2012, ông vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
1.2.2. Tập “Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Ma Văn Kháng”
Những truyện hay viết cho thiếu nhi được in và lưu hành vào tháng 7 năm
2014, tới nay đã xuất bản tới lần thứ 3. Cuốn sách là tập hợp những truyện ngắn
tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Ma Văn kháng.
Cuốn sách gồm 12 truyện với những cái tên thú vị như: Khu vườn tuổi
thơ; Ông Pồn và chú hổ con; Con chó lạc nhà, Hoa gạo đỏ; Ông nội cổ giả và
quê mùa; Giấc mơ của bà nội; Đồng cỏ nở hoa; Kiểm - Chú bé - Con người;

8


Giéc, con dân làng Mai; Buổi bình minh huyền thoại; Bà ngồi ở góc nhà; Quê
nội. Trong mỗi câu truyện là những nhân vật với những tính cách, số phận hoàn
cảnh khác nhau phong phú, đa dạng tạo nên một bức tranh về cuộc sống đầy màu
sắc. Từ những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh như cái Bống có tài vẽ đẹp nhưng
không được sự ủng hộ của gia đình, cuộc sống, sự nghiệp lận đận; chú bé Kiểm
sống trong cảnh thiếu tình yêu của bố mẹ, chịu sự ngược đãi, tệ bạc của dì ghẻ,
của con dì; cậu bé Giéc sống với bà ngoại từ nhỏ, thiếu tình yêu thương của mẹ,
bị dân làng kỳ thị; cuộc sống nghèo khó của hai cô bé Hà và Ngàn làm mọi việc
để kiếm sống; hay cái Thía sống thiếu tình cảm của cha, bị cha bỏ rơi... đến những
đứa trẻ giàu mơ ước và lòng nhân hậu như anh em Hải, Thắm đối với chú chú chó
lạc nhà; anh em Tuấn, Tú mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc; cái Bống

mong ước được vẽ và những bức tranh của mình được trân trọng... Từ những con
người chất phác, giàu lòng vị tha như Lí A Lừ; Ông nội cổ giả, quê mùa; bà nội
của Tuấn, Tú; bác Lan, họa sĩ Phan; vợ chồng chú Tư; bà nội của Giéc; bà nội của
Tèo, Tuất, Hải, Hồng; bà nội của Thía và Thủy Tiên... đến những con người bị tha
hóa như anh em Mẹo, Mộc; bố mẹ của Bống; dì ghẻ của Kiểm; ba của Thủy
Tiên... Ngay cả đến nhân vật loài vật chú hổ con, con chó lạc nhà cũng hiện lên
thật sinh động, chất phác, mộc mạc. Với một giọng văn tha thiết tác giả đã đi qua
một vài nhân vật mang âm hưởng của những số phận nhiều lo toan, vất vả, nhọc
nhằn, có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng đó cũng là những con
người có nhiều phẩm chất tốt đẹp mà nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, sự can đảm
và ý chí kiên cường.Sau mỗi câu truyện đều có năm viết như một cuốn nhật ký về
cuộc sống, về số phận con người mà Ma Văn Kháng được gặp, được chứng kiến.
Dòng nhật ký của ông như lời tâm sự muốn gửi gắm tình cảm sẻ chia, thông cảm
của mình tới những con người, những số phận đau thương.
Những truyện hay viết cho thiếu nhi của Ma Văn Kháng ngày càng được
nhiều bạn đọc đón nhận không chỉ bởi thế giới nhân vật phong phú mà còn bởi
giá trị nhân văn sâu sắc, đặc biệt với thế hệ trẻ. Nó đóng góp khá nhiều cho nền
văn học thiếu nhi nước nhà.

9


Chương 2
CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TẬP “NHỮNG TRUYỆN HAY VIẾT
CHO THIẾU NHI - MA VĂN KHÁNG”
Với Ma Văn Kháng, thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông được lấy
từ cảm hứng cuộc sống, cảm hứng đời thường, cảm hứng sự thật. Các nhân vật
của ông hiện thân cho hiện thực cuộc sống với những hoàn cảnh éo le, phức tạp.
Đặc biệt với truyện ngắn viết cho thiếu nhi, ông đã rất thành công và khéo léo
khi xây dựng một hệ thống nhân vật rất đa dạng và phong phú ở nhiều thế hệ: từ

ông, bà đến bố, mẹ rồi các con, cháu, thậm chí có cả con vật nữa. Mỗi nhân vật,
mỗi tính cách, số phận, hoàn cảnh khác nhau nhưng được Ma Văn Kháng xây
dựng một cách trọn vẹn, tinh tế, sinh động qua từng mẩu truyện ngắn trong tập
Những truyện hay viết cho thiếu nhi của ông.
2.1. Nhân vật trẻ em
Nhắc đến trẻ em, người ta liên tưởng ngay đến sự hồn nhiên, ngây thơ,
trong sáng. Thế nhưng, đâu phải đứa trẻ nào cũng được hưởng cái quyền đó khi
chúng phải sống trong cảnh nghèo khó, thiếu tình yêu thương của cha, của mẹ,
phải bôn ba để mưu sinh kiếm sống. Đối lập với hoàn cảnh đó, những đứa trẻ
này luôn giàu lòng mơ ước và lòng nhân hậu khiến người đọc phải suy ngẫm về
cuộc đời về bản thân mình.
2.1.1. Những đứa trẻ nghèo khó, bất hạnh
Xuyên suốt tập truyện là những mảnh đời, những số phận trẻ thơ đầy sóng
gió, đau khổ, bất hạnh. Có những số phận mà người đọc chứng kiến từ nhỏ cho
tới lúc trưởng thành. Bống trong Đồng cỏ nở hoa là một trong số đó. Bống mê
vẽ, hầu như lúc nào, ở đâu người ta cũng thấy cô bé vẽ trong giờ văn cũng như
giờ toán. Dù là cái bút chì, viên phấn, cái que, dù là trên giấy, trên bảng, trên đất
thì cô bé đều vẽ được và cô bé thật sự có tài hội họa. Bác Lan, chị gái của bố

10


Bống là người đầu tiên phát hiện ra tài năng của cô bé khi em học lớp hai. Tài
năng của em càng được khẳng định khi bác Lan mời họa sĩ Phan, người có kiến
văn hết sức sâu rộng xem những bức tranh của Bống và ông đã phải tặc lưỡi
trầm trồ: “Chà chà! Vẽ được lắm! Vẽ như đồng cỏ đến kỳ nở hoa! Vẽ được lắm,
được lắm!” [6,tr.93]. Tuy vậy cô bé lại có cuộc sống thật bất hạnh khi có một
người bố làm nghề gác chắn xe lửa, không biết gì là nghệ thuật, tính tình cục
mịch, chỉ vui với bia rượu, nói tục không ai bằng, mê tổ tôm, còn mẹ Bống buôn
hoa quả Tầu, dán mác Mĩ lên táo Tầu để bán giá cao, thạo lên đồng và trò lô, đề

một ăn bảy. “Thấy con gái vẽ nhiều, giấy bút, mầu mè bừa bộn, lắm khi mẹ Bống
quát tháo mắng mỏ ầm ĩ, coi như mày vẽ vời vô tích sự. Còn bố Bống thì cứ tiện
tay là vơ hết tranh vẽ của con gái, để làm giấy nhóm lò rang cơm mỗi sáng” [6,
tr.93]. Những lúc như thế, cô bé lại ngồi khóc vì buồn, vì tủi thân. Nỗi bất hạnh
của cô bé không phải là mồ côi cha mẹ mà là thiếu vắng sự quan tâm, sự yêu
thương và thấu hiểu của cha mẹ. Có lẽ, cha mẹ của em nghĩ em còn nhỏ chưa
hiểu gì, chưa biết gì. Họ đâu biết rằng dù là một đứa trẻ nhưng em có một tâm
hồn rất nhạy cảm, chân thật. Điều này được thể hiện qua chính những nét vẽ của
cô bé khi em vẽ chân dung của cha mẹ mình “Bố Lít nó ra bố Lít nó, cái mặt
hoằm hoặp, cái mũi cà chua, cái mồm thổi lửa. Cũng vậy, mẹ Phít nó cũng cẳng
lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu, trắng phau phau với hai con mắt lá
dăm, cái mũi tin hin và cái cằm lẹm một nét vát dài” [6, tr.92]. Những nét vẽ của
cô về cha mẹ mình là những gì em được thấy, được chứng kiến và tiếp xúc hàng
ngày. Dù cuộc sống như vậy, nhưng cô bé không hề bị mất đi sự hồn nhiên, ngây
thơ của một đứa trẻ:
“- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?
- Dạ! Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.
- Thế con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái
gì?
- Dạ! Là lưng con mèo ạ. Ý cháu là... hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn,

11


mèo chưa quay đầu lại đâu!
- Khá lắm! Thế hai người dắt tay nhau đi trong bức tranh này là những
ai? Sao một người thì to đùng, còn một người thì bé tí và đen thui như
than thế?
- Thưa ông, người to là mẹ cháu. Người bé và đen thui là bố cháu
- Sao bố cháu lại bé tí và đen thui thế?

- Tại là vì bố cháu hay cốc đầu cháu. Mấy lị cũng có bận say rượu, cầm
cái ghế đẩu giơ lên đánh mẹ cháu ạ.” [6, tr.93].
Đoạn hội thoại giữa họa sĩ Phan với Bống khiến người ta không nhịn được
cười bởi những con vật xung quanh hiện lên trong mắt cô bé thật ngộ nghĩnh và
đáng yêu. Những tưởng tượng mà có lẽ chỉ có trẻ con mới nghĩ ra được còn
người lớn thì chẳng thể nào nghĩ tới. Nỗi ám ảnh của Bống khi người cha thường
xuyên cốc đầu, uống rượu say đánh mẹ được em phác họa lại trong bức tranh.
Làm sao có thể hiểu được ý nghĩa sâu sa của bức tranh khi không có câu trả lời
ngây thơ và hồn nhiên của cô bé. Dưới cái nhìn trẻ thơ, bố của em trở lên xấu xa
những lúc say đánh mẹ và cốc đầu em. Và trong bức tranh, hình ảnh người bố
“bé tí và đen thui” như là niềm mong ước bố sẽ không thể đánh mẹ và em nữa.
Niềm mong ước thật trẻ con nhưng khiến người đọc không khỏi xót xa, ngậm
ngùi.
“Chẳng một ai dạy bảo, Bống cứ vẽ. Vẽ theo con mắt mình nhìn và trái
tim yêu gét của con trẻ mách bảo. Vẽ như một niềm vui được hít thở không khí
trong lành, được ngắm nhìn mọi người, được tiếp xúc với thiên nhiên tạo vật
trong một không gian tràn ngập ánh sáng. Vẽ như đồng cỏ nở hoa đến thế!” [6,
tr.97]. Với cô bé vẽ không chỉ là niềm đam mê mà còn là còn là niềm vui duy
nhất của em, là cách em có thể giao tiếp với mọi người và tạo vật xung quanh.
Em vẽ bằng cả tâm hồn, cả trái tim, bằng tất cả nững gì em có và có lẽ khi em vẽ
là lúc em thấy bình yên, thanh thản nhất.
Bống cứ lớn lên trong sự vô tâm của cha mẹ mình, em đã nộp đơn thi và

12


đậu với số điểm cao ngất ngưởng vào trường Đại học Mĩ thuật Yết Kiêu, một
trường nghệ thuật danh tiếng. Điều đáng buồn là cha mẹ em đã không hề biết
việc này bởi họ đâu quan tâm đến con gái mình và càng buồn hơn khi cha em
biết tin ông không những không vui mà còn mỉa mai không muốn cho em đi học.

Có cha mẹ nào lại không muốn con mình học giỏi, đỗ đạt thành tài, có đứa trẻ
nào lại không có đam mê và mơ ước. Cô bé Đinh Minh Yên trở thành sinh viên
đại học và từ đây mở ra một trang mới mở ra trong cuộc đời đầy sóng gió của
em. Năm đầu em được nhận học bổng toàn phần, được nhiều bạn bè quý mến,
kết thân. Những tưởng số phận đã mỉm cười với em, thế nhưng thói đời không
thể lường trước được bạn bè dần xa lánh em. Nhờ học tập năng khiếu của em
phát triển thành tài năng hội họa thực sự và bạn bè đố kỵ với tài năng của em.
Dù vậy với niềm đam mê, sự khao khát, cô bé vượt qua nỗi đau này và tiếp tục
vẽ, chấp nhận ít dần những người bạn. Suốt bốn năm đại học em luôn phấn đấu
dành những thành tích cao và khi ra trường nhờ bác Lan xin cho làm ở phòng
hành chính - trị sự báo Văn hóa Thành phố. Hai tháng qua đi Bống vẫn chưa kí
được hợp đồng và sóng gió lại ập đến, em đã nghỉ việc.
“Bống vụt đứng dậy, mếu xệch miệng, khóc òa:
- Các người có hiểu cho tôi không? Cái người đàn bà mặc áo thổ cẩm
đó là cai ngục! Là kẻ giam hãm, đọa đày tôi. Đến ngủ mê tôi cũng thấy
cái mặt lưỡi cày nanh ác của mụ. Các người có biết hôm qua mụ ấy
nói với tôi thế nào không? Mụ ấy nghiến răng kèn kẹt chỉ tay vào mặt
tôi, rủa: “Con kia! Tao căm thù mày! Mày là đứa cướp cơm chim của
tao. Chỗ của mày lẽ ra là của con tao. Tháng này nó tốt ngiệp trường
Mĩ thuật Công nghiệp. Tao đã dấm sẵn chỗ cho nó. Vậy mà mày đến
tranh phần của nó! Tao phải vạch vôi vào cái mặt bất lương của
mày!” [6, tr.106].
Thì ra suốt mấy tháng qua cô bé đã phải chịu đựng sự đay nghiến, trù dập
của bà trưởng phòng mà không ai biết. Công việc hàng ngày chỉ rửa ấm chén và

13


quét nhà, không được vẽ hay làm gì liên quan đến nghệ thuật. Em biết tâm sự
với ai khi mà chính cha mẹ mình, những người thân yêu nhất của em còn không

ủng hộ em. Thương thay cho sự bất hạnh của cô bé, em nào có tội tình gì, em chỉ
muốn có một công việc để có thể bộc lộ tài năng của mình nhưng em không có
cái quyền đó. Ít lâu sau, nhờ sự giúp đỡ của bác Lan, Bống là họa sĩ vẽ bìa sách
ở Nhà xuất bản Trí Tuệ rồi ở nhiều báo, tạp trí khác nhưng ở đâu cũng chỉ được
dăm bữa nửa tháng và cô bé trở thành họ sĩ tự do.
Niềm đam mê vẽ vẫn rực cháy trong em khi cô bé hoàn thành bức sơn dầu
Thiếu nữ và hoa phượng và được trưng bày ở Triển lãm Mĩ Thuật Thành phố và
sau đó được thành phố mua để đưa vào Bảo tàng Văn hóa. Với thành quả này cô
bé vui lắm vì tài năng của mình đang dần được công nhận. Thế nhưng tai họa lại
ập đến gia đình em: “Bố Lít mắc chứng đái tháo đường, phải về hưu sớm, suốt
ngày chỉ lê la ở các chiếu tổ tôm. Mẹ Phít bị phát hiện gian lận trong việc dán
mác hoa quả, phải phạt cả chục triệu, vốn liếng hao hụt gần hết” [6,tr.108]. Gia
đình em rơi vào cảnh túng quẫn. Còn Bống chỉ có một mối bận tâm là vẽ, càng
lúc càng ngập chìm vào cơn mê man thác lũ, em vẽ trong cơn thác loạn của tâm
thần. Em biết làm gì khi em chỉ là một họa sĩ tự do, không nơi nào nhận em vào
làm, cha mẹ không quan tâm, ủng hộ, gia đình gặp khó khăn. Nỗi buồn cứ chồng
chất lấy nhau, vây quanh lấy em thật khiến người ta xót thương.
Còn gì tủi nhục, ê chề hơn khi bức Thiếu nữ và hoa phượng của em bị Bảo
tàng Văn hóa thành phố cho rằng là tranh chép lại và có ý tưởng xấu nên bị gỡ
ra, trả lại và người làm việc này là bạn học cũ có dính dáng cả đến người đàn bà
mặc áo thổ cẩm. Bao nhiêu nỗi đau em phải chịu vẫn chưa đủ hay sao? Cô bé đã
nghỉ việc rồi mà họ vẫn không tha, vẫn muốn trù dập em tới cùng. Thật tàn nhẫn
đối với một cô bé ngây thơ, trong sáng như em, em có làm gì có lỗi với người ta
đâu. Có chăng là do em mê vẽ, muốn cống nghiến hết mình cho nghệ thuật
nhưng như thế đâu có tội tình gì. Thật căm phẫn khi tác phẩm do chính tay em
vẽ lên, dồn tất cả đam mê, tâm huyết vào mà người ta bảo là đi chép, là có ý

14



tưởng xấu. Cô bé đã chép của ai? Và cái ý tưởng đó xấu ở chỗ nào? Có một lời
giải thích nào thỏa đáng không? Tội nghiệp cho cô bé khi không thể chứng minh
sự trong sạch của mình, không biết tâm sự, chia sẻ cùng ai. Em lại chịu đựng
một mình và nén nỗi đau trong lòng để rồi niềm khát khao được vẽ của em lại
rực cháy lên. Không giờ giấc, chẳng ngày đêm, như bị thiêu đốt trong khát vọng
được biến tất cả thành hình hài, màu sắc, trong trạng thái phẫn thì phát, dâng trào
cảm xúc. Sau ba hôm đóng chặt cửa buồng im ỉm, cô bé đã hoàn thành bức tranh
để đời của mình với biết bao tâm trạng đan xen lẫn lộn, với sự khát khao mơ
ước. Bức tranh Cánh đồng hoa hiện ra như một giấc mơ. Nó tươi mát, thánh
thiện đến lạ thường như chính cô bé. Có lẽ những cay đắng, bất hạnh của cô bé
hòa tan vào cánh đồng hoa đó và nó đã qua đi như một giấc mơ. Và bức tranh đó
là minh chứng khẳng định tài năng của cô bé. Dù cuộc đời em có biết bao sóng
gió, đau khổ, tủi nhục nhưng niềm đam mê vẽ, khát khao được vẽ không bao giờ
dập tắt. Tài năng của em là sức mạnh chiến thắng mọi thứ, là bất diệt. Câu
chuyện khép lại với lời hứa hẹn công việc tương lai của Bống là thay thế họa sĩ
Phan trong đoàn cải lương. Hi vọng nó sẽ đem lại cho cô bé nhiều may mắn và
phát huy được tài năng của em.
Với Bống nỗi bất hạnh của em là tài năng bị vùi dập, bị kìm hãm bởi
chính cha mẹ mình, bởi những người đố kỵ xung quanh em thì chú bé Kiểm
trong chuyện Kiểm - chú bé - con người lại có một nỗi bất hạnh khác. Kiểm là
một chú bé mới khoảng mười bốn tuổi, hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng nhưng
lại phải sống trong sự ghẻ lạnh của dì ghẻ, sự đày đọa của hai em cùng cha khác
mẹ. Có câu:

“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.

Không phải tự nhiên mà ông cha ta lại nghĩ ra được những câu ca dao tục
ngữ như thế. Đã có rất nhiều người sống trong cảnh như thế và chú bé Kiểm là
một trong những trường hợp đó. Qua những lời tâm sự của chú bé với vợ chồng

bác Tư là hàng xóm ta có thể thấy rõ hơn những bất hạnh mà chú phải chịu

15


đựng. Khi bố pha cho cậu cốc sữa thì mụ “hất toẹt ra sân”, mụ ra hẹn với cậu bé
hôm nào không lấy đủ rau thỏ thì cắt cơm, không cho ngủ trong nhà, khi cậu bé
bế ẵm con mụ, mụ đe dọa sẽ giết cậu bé nếu làm ngã chúng. Có lẽ vì thế mà
người ta mới gọi cái tên là dì ghẻ. Dù cậu bé không phải con đẻ của mụ nhưng
cũng là anh của các con mụ, cậu bé có quyền được đối xử như người bình
thường chứ không phải như một nô lệ. Hơn nữa Kiểm mới chỉ là một cậu bé lại
rất ngoan và nghe lời không bao giờ dám cãi lại. Khác với những gì người đọc
có thể nghĩ, cậu bé không hề trách móc gì: “Như bố cháu ấy, thật ra không phải
con người độc ác, nhưng hay a dua, xu thời và hèn” [6, tr.115]. Lẽ ra cậu có
quyền giận dỗi bố mình sao lại để cho dì ghẻ hành hạ cậu như thế nhưng cậu chỉ
nghĩ đó là tính xấu của bố chưa sửa được thôi. Cậu bé dường như cũng biết thân
phận của mình: “Cháu biết suy nghĩ chứ, bác. Không nên đòi hỏi cái gì quá.
Công bằng cũng phải dựa trên sự hợp lí. Đến bữa cơm, dì cháu chia thịt, trứng
cho hai em cháu. Cháu chỉ được một bát rau. Cháu thấy thế là phải. Vì hai em
cháu, một đứa lên ba, một đứa lên sáu, chúng còn bé, chả lẽ cháu tướng, sĩ,
tượng thế này lại ăn tranh phần của chúng” [6, tr.115]. Lẽ ra cậu cũng có quyền
đòi, được chia thịt, trứng như hai em con dì. Nhưng cậu hiểu được có rau ăn là
tốt lắm rồi, nếu mà đòi có khi lại phải nhịn. Nhưng lí do sâu xa hơn cả là cậu biết
nhường cho hai em của mình vì chúng còn bé, vì cậu là anh và vì cậu quý chúng.
Khó có thể dành tình cảm cho con của dì ghẻ khi mà bị mẹ chúng đối xử tệ bạc
như thế. Nhưng Kiểm lại luôn lo lắng, quan tâm, chăm sóc cho chúng, khi bế
chúng cậu chẳng bao giờ đánh ngã chúng. Cậu thường xuyên bế chúng không
phải vì cậu sợ mẹ chúng mà vì cậu yêu thương chúng. Đó là tình yêu chân thành
của một người anh, của một cậu bé thật thà, chất phác.
Cậu bé thực sự là một người tốt khi hồn nhiên kể về những việc mình đã

làm: “Bác ạ, cháu ấy mà, cháu không độc ác được đâu. Thật đấy, bác ạ. Thấy
người tàn tật cháu thương lắm. Đi tàu điện lần nào có tiền cháu cũng cho bố con
ông xẩm mù. Một bận, cháu cho hai mẹ con người đến ăn xin hai bát cơm, dì

16


cháu dộng đầu cháu vào tường sưng vếu lên đấy. Hôm nọ đi ra ga, một bà cụ
gánh gạo nặng quá, cháu gánh hộ bà cụ. Tới ga, bà cụ cho cháu mười đồng,
cháu nhất định không lấy. Mình phải biết thương người chứ, bác nhỉ?” [6,
tr.116]. Cậu bé thấy vui khi mình làm được nhiều việc tốt, thích thú khi kể cho
người khác nghe. Bản chất trong con người cậu bé là sự lương thiện, luôn đồng
cảm, thương xót cho những hoàn cảnh khó khăn. Còn mụ dì ghẻ thật quá đáng
không một lời khen ngợi còn đánh phạt cậu bé, mụ đúng là không có lương tâm.
Dù sống trong cảnh chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần của dì ghẻ nhưng
Kiểm vẫn là một đứa trẻ lanh lợi, suy nghĩ chín chắn. Cậu biết rất nhiều chuyện
đời, biết nhiều thủ đoạn, mánh khóe, tệ lậu trong xã hội. Dù bị vùi dập và dồn
vào cảnh sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm, cậu bé vẫn giữ được một
khoảng cách, chưa đồng hóa với cái xấu, chưa bị tha hóa.
Không chỉ bị dì ghẻ hành hạ, cậu bé còn bị hai em cùng cha khác mẹ đày
đọa, đành hanh ghê người, quái ác, bịa tạc đổ tội lên đầu khiến cậu phải chịu đòn
oan của dì ghẻ. Theo thói thường, cậu bé Kiểm phải căm ghét chúng. Nhưng cậu
bé lại chẳng thể ghét chúng vì cậu bế chúng từ lúc chúng đỏ hỏn giặt giũ, tắm
rửa, quấy bột, bón cơm cho chúng ăn. Cậu chăm sóc chúng như một người mẹ và
có lẽ còn hơn cả mẹ chúng chăm sóc chúng. Cậu chỉ mong chúng lớn lên, khỏe
mạnh, yêu thương nhau và yêu thương cả cậu nữa. Câu nói của cậu bé: “Cháu
mà lấy vợ thì hai vợ chồng cháu sẽ yêu thương nhau suốt đời, hai bác ạ”
[6,tr.122] khiến người ta không khỏi xót xa và nhói trong lòng. Thì ra trong tâm
tư của cậu bé luôn mong muốn về một gia đình hạnh phúc, bố mẹ, con cái không
phải chia lìa nhau. Cậu bé đã bất hạnh khi sống với người bố nhu nhược, mẹ con

dì ghẻ đày đọa lại càng xót xa khi gặp mẹ đẻ mà phải lén lút. Cậu sợ người đàn
ông kia sẽ đay nghiến mẹ cậu, sợ mẹ lại chịu khổ. Cậu cũng không trách mẹ đã
bỏ mình mà đi lấy người khác, cậu hiểu được mẹ là một người phụ nữ, cũng cần
được yêu thương.Thế đấy, cậu bé Kiểm luôn nghĩ cho người khác mà quên đi
chính cậu là nạn nhân phản ánh tính phức tạp của đời sống con người. Cậu mới
chỉ là một đứa trẻ thôi, lẽ ra cậu phải được hưởng mọi quyền mà bao đứa trẻ

17


khác được hưởng hay ít ra là tình yêu thương con người với tính cách đồng loại,
không mảy may vụ lợi.
Dì của Kiểm quả thật là người đàn bà độc ác khiến người ta căm phẫn:
“Khốn khổ, hôm kia nó lỡ tay đánh sứt cái quay chén, bà ấy ném cả cái chén vào
mặt nó, suýt mù mắt thằng bé. Bà con ở tổ dân phố họ nói: có hôm bà ấy còn bắt
nó quỳ, rồi nhét cả phân con bà ấy vào mồm nó. Hôm nọ họp tổ dân phố, người
ta phê bình bà ấy, bà ấy về nhà, bắt chồng trói nó vào chân giường đánh một
trận thừa sống thiếu chết” [6, tr.128]. Dì ghẻ quái ác là thế, đến bố cũng nhu
nhược không biết bảo vệ con mình. Đã rất nhiều lần cậu bé định bỏ đi vì những
trận đòn của dì nhưng cậu lại thương hai đứa em không có ai chăm sóc sẽ khổ.
Nhưng sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó, khi không thể chịu đươc nữa
cậu đã lên Lào Cai vừa đi học vừa đi làm. Vợ chồng bác Tư có ý nhận cậu làm
con nuôi nhưng cậu đã từ chối vì sợ dì ghẻ sẽ gây chuyện cho vợ chồng bác. Dù
còn nhỏ tuổi nhưng suy nghĩ của cậu như một người trưởng thành, luôn biết lo
lắng cho người khác, luôn chịu thiệt thòi về mình. Dù không nhận được tình cảm
yêu thương từ dì ghẻ nhưng cậu bé luôn sẵn sàng chia sẻ tình yêu, sự kính trọng
của mình với mụ. Khi biết tin dì bệnh nặng cậu đã vội trở về một cách tự nguyện
và đầy lo lắng, lo cho hai đứa em, lo ho bố và thương cho bà dì vì không ai vào
thăm. Không một chút hả hê, không hề có ý định trả thù với kẻ đã gây bao đau
khổ cho cuộc đời mình mà trong thái độ, lời nói chứ đầy tình thương cảm trước

cơn tai biến của người ruột thịt. Cậu bé quả thật là người có tấm lòng nhân hậu.
Mỗi số phận, mỗi hoàn cảnh, chú bé Kiểm không những phải chịu sự khó
khăn, thiếu thốn về vật chất, về tinh thần mà còn chịu nỗi đau về thể xác, thiếu
cảm gia đình. Nhưng lòng lương thiện trong em vẫn không hề bị phai nhạt mà
còn thể hiện mạnh mẽ hơn ở chính tình cảj em dành cho mọi người, đặc biệt là
với những người đối xử tệ bạc với em. Một thứ tình cảm chân thực mà không
phải đứa trẻ nào trog hoàn cảnh như em mà vẫn có được.
Cậu bé Giéc trong chuyện Giéc, con dân làng Mai có một hoàn cảnh thật

18


đặc biệt. Cậu là con lai, mẹ Việt - bố Tây, năm tuổi cậu về Việt Nam sống với bà
ngoại. Hình ảnh đầu tiên khi về của cậu là “tóc nâu, mũi cao, nhưng còm nhom
như con mèo hen”. Cậu nói tiếng Việt rất sõi và nhanh chóng hòa đồng với mọi
người, có lẽ vì mang một nửa dòng máu Việt. Sự ngây thơ, trong sáng của em
khiến người lớn phải xót xa: “Mẹ cháu bảo mẹ cháu ghét bố cháu nên ứ cho bố
cháu về Việt Nam với bà, bà ạ... Bà ơi cháu là người Việt Nam chứ không phải
lai Tây bà nhỉ” [6, tr.143]. Câu nói đáng yêu của cậu bé ẩn chứa biết bao khát
khao, mong ước mình cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, cũng được đón
nhận tình yêu thương của mọi người. Và cũng như bao đứa trẻ khác “Ngủ nó sờ
tai, ôm tay bà, bắt bà kể chuyện cổ tích, theo bà đi chợ, đi thăm hàng xóm láng
giềng, nó nhong nhong trên lưng bà, thích nghe bà hát ru” [6, tr.143]. Cậu mới
chỉ năm tuổi, cũng nũng nịu bà như mọi đứ trẻ, cũng muốn chứng tỏ cậu như bao
đứa trẻ Việt khác. Sự thay đổi về vóc hình của cậu bé đã chứng minh điều đó.
Ngủ đầy giấc, ăn khỏe dù chỉ là rau dưa, cháo hến, canh cua, tép rang, cá kho.
Chưa đầy ba tháng mà mặt Giéc tròn phính, ngực sườn đầy lên, chân tay phổng
phao, có ngấn ở mỗi khớp. Tình yêu thương của bà, của đất và nước, của cội
nguồn giúp cậu bé như được thổi hơi vào. Nhưng ngoài vẻ ngây thơ, hồn nhiên,
khờ khạo đến hoang sơ của cậu bé, đôi lúc vẫn thấp thoáng nỗi đăm chiêu bí ẩn

bất chợt hiện lên ở hai bên khóe mắt. Nhất là khi nghe bà đọc thư mẹ gửi về:
“Mẹ bây giờ vất vả lắm. Con được ở với bà là sướng rồi. Con phải nghe lời bà.
Không, mẹ gọi con mèo cụt đuôi nó đến đấy!” [6, tr.144]. Những lúc như thế cậu
bé đã khóc rất nhiều, buồn và đau khổ vì thương bà, thương mẹ, vì nhớ mẹ. Thật
đáng thương cho một đứa trẻ khi phải sống xa bố mẹ, thiếu thốn tình cảm của bố
mẹ.
Giéc lớn từng ngày, vào học lớp một, to béo phục phịch bằng đứa trẻ lên
mười nhưng tính khí lại khác thường, nghịch ngợm tai quái, ương bướng hơn
hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa. Ngoài những thói tật trẻ con như trưa không
nghỉ mà trốn đi bêu nắng bắt con chuồn chuồn, trốn học, đi ăn trộm ổi nhà hàng

19


xóm, leo trèo cây cối, vẽ bậy lên tường Giéc còn trở lên ngỗ ngược, xấc xược, tai
ác đến mức dị thường. “Đi học về là vứt sách đấy, đi chơi. Bà gọi về, đóng cửa
nhốt lại thì nó đập phá, lấy búa bổ vỡ hết cửa kính và đồ đạc trong nhà... Nó lấy
tiền của bà đi chơi điện tử. Con chó bông và con mèo vàng nhà nuôi, bị nó bắt
về trói ghì lại, định tẩm dầu hỏa thiêu... mắng nó thì nó bỏ nhà đi đem đó. Sáng
hôm sau hơn chục nhà trong ngõ trở dậy đều la hoảng vì cửa nhà nào nhà nấy
cũng bị nó ghì giây thép bên ngoài, tức tối cứ thế ọ réo gọi Giéc là thằng con
Tây bất trị. Chú Tửu Công an bắt được nó đưa về nhà bà thì nó đấm lại chú, nó
cắn tay chú, nó chửi chú, nó dọa đốt nhà chú” [6, tr.145]. Làm sao có thể tưởng
tượng được một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ ngày nào mà lại trở lên nghịch
ngợm, phá phách không sợ ai, không sợ trời đất như thế. Phải chăng cậu bé có
điều gì uất ức chưa nói ra được nên sinh ngỗ ngược, phá phách hay là cậu bé trời
đã định sẵn kiếp này như thế. Cậu bé thật đáng thương vì bị người dân làng Mai
xa lánh dần bởi không ai hiểu được, chấp nhận được những trò nghịch tai quái
của cậu. Có lẽ vì thế mà cậu không giống người bình thường ở làng Mai này.
Xót thương cho một thân phận trẻ thơ đang bị đẩy đến trạng thái đơn côi trước

cộng đồng.
Một trận ốm ập đến Giéc, cậu sốt mê man lảm nhảm suốt đêm: “Trong
cơn mê, nó đòi đi tàu bay, nó đòi ăn kem, ăn chè đậu vãi. Co rúm người lại, nó
kêu hức hức rồi rên rỉ: “Ứ ừ con mèo đen cụt đuôi đâu” rồi gọi mẹ liên tục” [6,
tr.148]. Thì ra sâu thẳm trong con người cậu bé vẫn luôn thường trực những ký
ức đẹp đẽ về tuổi thơ. Cậu vẫn thích đi tàu bay, thích ăn kem, ăn chè đậu vãi, vẫn
sợ con mèo đen cụt đuôi, vẫn là một đứa trẻ đáng yêu. Thì ra cậu vẫn giữ trong
lòng tậm sự trong lòng sâu kín của một đứa trẻ. Thật buồn thương thay cho số
phận của cậu bé đang chịu cảnh sống xa mẹ, hàng ngày, hàng đêm vẫn mong
ngóng được gặp mẹ. Dù được bà yêu thương hết mực nhưng cậu bé thiệt thòi
hơn những đứa trẻ khác rất nhiều vì không được sống cùng bố mẹ, thiếu thốn
tình cảm yêu của bố mẹ. Có một nỗi ấm ức nghẹn ứ trong lòng cậu bé đang khao

20


×