Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Môn: Tổ chức sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số Na HangTuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.79 KB, 13 trang )

Bài điều kiện:
Môn: Tổ chức sự kiện văn hóa vùng dân tộc thiểu số
Na Hang là huyện miền núi xa nhất so với các huyện khác trong toàn
tỉnh.Yên Hoa là một xã vùng cao thuộc huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Trong toàn xã người Tày có số dân đông nhất chiếm 66,7%. Con người nơi đây
với những giá trị văn hóa phong phú, độc đáo, chứa đựng tính nhân văn cao cả.
Dân tộc Tày có vốn truyền thống văn hóa lâu đời cũng như vốn văn hóa dân
gian phong phú, nó đã gắn bó với sự hình thành tộc người được nuôi dưỡng
trong môi trường sinh thái tự nhiên- kinh tế xã hội. Trong kho tàng ấy chứa
đựng vô vàn những trò chơi mang tính dân gian và tính cố kết cộng đồng cao,
cụ thể là“tung còn” – 1 nét văn hóa đậm chất.
Nếu được một lần đặt chân đến vùng đất này hãy đến với chúng tôi. Với
những giá trị văn hóa từ ngàn đời xưa để lại, nay vẫn còn được duy trì. Với
những nét văn hóa đó tạo nên cho đời sống con người nơi đây ngày càng
phong phú,đậm đà bản sắc dân tộc. Xã Yên Hoa một xã nghèo thuộc huyện
Na hang, nơi đây vẫn còn giữ được những nét văn hóa từ lâu đời. Ngững nền
văn hóa đó tạo nên những bản sắc riêng với những xã thuộc cùng khu vực.
Những nền văn hóa truyền thống vẫn còn được giữ vững đến bây giờ.

1.Điều kiện tự nhiên
1.1Địa hình đất đai
Địa hình núi cao: Chủ yếu là các đồi núi có độ dốc lớn, phân làm hai
loại: đồi núi đất và đồi núi đá vôi. Đặc điểm của địa hình này là độ dốc lớn, địa
hình chia cắt, đi lại và canh tác khó khăn.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 6.008,7 ha được phân bố sử dụng như
sau: Nhóm đất nông nghiệp (gồm cả diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất thuỷ sản) có 5376,59 ha, chiếm 89,48 % tổng
1


diện tích tự nhiên. Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 471,72 ha, chiếm


7,85 % tổng diện tích tự nhiên.
1.2Sông ngòi và khí hậu
Sông ngòi:
Xã Yên Hoa có 3 con suối (Suối Bản Thác, Suối Nặm Mường, Suối Bản
Cuôn) và các khe nước từ núi chảy ra là nguồn nước chủ yếu để dùng cho sinh
hoạt và tưới nước cho cây trồng. Ngoài ra còn có một diện tích mặt nước lớn
của hồ thuỷ điện Tuyên Quang. Tuy nhiên về mùa khô lượng nước suối, khe
giảm không đủ nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Nguồn nước mặt của xã Yên Hoa được cung cấp chủ yếu từ 3 con suối chảy
qua xã, diện tích mặt nước của hồ thuỷ điện Tuyên Quang và nước mưa tự nhiên.
Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất.Nguồn nước ngầm có nhiều từ
các khe núi chảy ra; việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho nhân
dân trong xã còn hạn chế, đến nay trên địa bàn xã có 5 công trình nước sạch
trong đó: CT Nà Khuyến đã hỏng do bị nước ngập, Bản Va đã hỏng còn lại 3
công trình (Bản Cuôn, Cốc Khuyết, và trạm máy bơm khu trung tâm) cung cấp
nước cho 218 hộ. vì vậy trong thời gian tới cần phải xây dựng thêm một số công
trình mới đủ nước sạch phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong xã.
Khí hậu:
Xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa
mưa và mùa khô, mùa mưa thường từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, khí hậu nóng
ẩm, lượng mưa cả năm thường tập trung vào mùa này (Chiếm khoảng 75% đến
80% lượng mưa cả năm). Mùa khô khí hậu khô hanh và kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp, nhiệt độ có thể xuống thấp hơn 4 oC. Nhiệt độ
trung bình năm 23,40C, độ ẩm không khí 80-86%, lượng mưa trung bình 1.800
– 2.200 mm, số giờ nắng bình quân 1.436 giờ/năm, tháng có số giờ nắng cao
nhất là tháng 6,7,8,9.
2

Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1 Dân tộc, dân số và sự phân bố dân cư

2


Tính đến năm 2013, xã Yên Hoa có 1046 hộ, cư trú trên địa bàn 14 thôn
với số dân là 4.893. Trong đó có 2.749 lao động (lao động nam có 1.322 người;
nữ có 1.427 người). Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,2 nghìn/năm. Có mật độ dân
số là 81người/km2.
Trên địa bàn xã chủ yếu có 4 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó: Tày
3.171 người (chiếm 66,7%), Dao 1.287 người (chiếm 27,1%), Kinh 59 người
(chiếm 1,2 %) và các dân tộc khác 234 người (chiếm 4,9 %).
2.2Người Tày ở xã Yên Hoa
a.Đời sống kinh tế và phương thức canh tác.
Dân tộc Tày cùng với các dân tộc khác đã cư trú và tồn tại lâu đời trên
mảnh đất Yên Hoa. Trong đó tính đến nay, tộc người tày chiếm 66,7% dân số
trong toàn xã. Họ sống hòa thuận cũng các dân tộc khác và có đời sống kinh tế
tương đối ổn định. Xã Yên Hoa có vị trí địa lý khá thuận lợi, do có tuyến đường
ĐT 190 đi qua; xã có vị trí nằm ở trung tâm cụm xã khu C nên người Tày ở đây
có điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và giao lưu buôn bán, trao đổi
hàng hóa.
Với đặc điểm sinh sống ở thung lũng, ven sông suối, người Tày nơi đây chủ
yếu làm nghề nông là chính làm ruộng nước, làm nương rẫy, thâm canh, xen
canh gối vụ với các giống khác như ngô, khoai, sắn, lạc, đậu tương….Họ biết
đắp đập khai mương đưa nước vào ruộng.
Trên những chân ruộng sâu sẵn nước thường được cấy 2 vụ lúa mùa, ở đám
ruộng cạn thì tranh thủ trồng ngô. Đồng bào Tày có kinh nghiệm trồng xen canh
gối vụ trên các loại đất. xen canh với ngô ở trên nương với các loại đậu nhất là
đậu tương.
Trước kia cũng như ngày nay mỗi gia đình người Tày đều có một mảnh
vườn nhỏ quanh nhà để trồng rau sạch và trồng cây ăn quả.
Chăn nuôi của người Tày thì họ nuôi cả gia súc để lấy sức kéo, gia cầm nhằm

phục vụ cho kinh tế và tăng khẩu phần cho bữa ăn. Ngoài ra họ còn có thể đánh
3


bắt thêm cá, tôm ở sông suối.Ngày nay nhờ có hệ thống đắp đập thủy điện Na
Hang mà người Tày còn có thể nuôi trồng thủy hải sản để tăng thêm thu nhập
Công nghiệp và Thủ công nghiệp: Trước đây người Tày ở đây thường có
nghề rèn dao, búa, đúc nồi, đóng gạch, nhưng hiện nay không còn tồn tại các
ngành nghề đó nữa. Nghề dệt thổ cẩm của người Tày không ai rõ có từ bao
giờ, mà chỉ biết những tấm vải thổ cẩm do hộ dệt ra từ lâu đã nổi tiếng với
những hoa văn đặc sắc mang đậm nét tộc người. Săn bắt hái lượm để làm bữa
ăn thếm phong phú thì người Tày cũng lên rừng bẫy chim, lợn, rắn…hái một số
loại rau rừng như ngót, rớn, măng.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước từ các chương trình mục tiêu, cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội của xã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, xây mới đã
làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông hôn của xã, bước đầu tạo cơ sở cho thực
hiện các chi tiêu trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của người
Tày cũng như các dân tộc khác cùng sinh sống nơi đây.
2.3Đời sống văn hóa xã hội.
Văn hóa vật chất:
Nhà của người Tày ở Yên Hoa thường là những ngôi nhà sàn độc lập, có
khuôn viên bao bọc xung quanh bằng rào nứa đan thành phên buộc vào cọc tre
hay dùng những đoạn nứa cắm sát vào nhau, cũng có nhà trồng một số loại cây,
hoa làm hàng rào. Sát cạnh khuôn viên nhà lại có một mảnh vườn nhỏ trồng các
loại rau xanh, bầu bí, cây gia vị, cây thuốc, cũng dùng nứa cây rào dậu cẩn thận
để dùng để tránh gia súc, gia cầm trong nhà phá hoại; Nhiều nhà còn có ao thả
cá, xung quanh nhà trồng các loại cây ăn quả như mận, hồng, lê, táo...
Gầm sàn mở ra không gian xung quanh, được sử dụng để buộc trâu bò, quây
chuồng lợn, chuồng gà, chứa củi, đặt cối giã gạo, để quạt hòm, cối xay, cối giã,
để


cày

bừa



các

loại

nông

cụ,

xe

đạp,

xe

máy.

Nhà của người Tày ở Yên Hoa có bố cục mặt bằng hình chữ nhật, hai đầu
hồi còn được mở rộng, kéo dài thêm bằng những sàn phơi, sàn rửa. Diện tích
4


trung bình 150 - 200m2, chiều cao trung bình 7 - 9m tính từ nền lên đến nóc.
Phổ biến là loại nhà kiểu 4 gian 2 chái có chiều dài khoảng 18 - 20m, rộng

khoảng 8 - 10m. Nhà có hai mái chính có độ dốc vừa phải, mái trước và mái sau
bằng nhau hợp thành một hình tam giác cân, khác với kiểu nhà 7 hàng cột ở
vùng Chiêm Hóa có mái sau dài hơn mái trước do có thêm một hàng cột ở phía
sau. Phía hai đầu nhà còn có hai mái phụ để che mưa nắng cho phần hiên, cầu
thang phía trước và phần sàn rửa, cầu thang phía sau. Hai mái phụ này không
gặp nhau với mái chính ở bờ nóc mà được làm thấp hơn, ở phía dưới mái chính,
những rui mè liên kết với nhau bằng cách buộc với một thân vầu, hay gỗ đặt cao
hơn vị trí câu đầu của bộ vì nóc đầu tiên và cuối cùng một chút. Nhìn bên ngoài
vẫn thấy đây là một ngôi nhà 4 mái cân xứng. Vật liệu lợp mái là lá cọ rất sẵn ở
những rừng cọ trong vùng, cách lợp cũng như hầu hết ở các nơi khác: tách tàu lá
cọ làm 2 mắc lên thanh mè, cứ mỗi hàng mè lại trở mặt xếp từ phải qua trái rồi
đến từ trái qua phải. Do nguồn lá cọ tại địa phương sẵn có nên mái được lợp rất
dày,

bền

chắc.

Kết cấu khung nhà sàn của người Tày ở Yên Hoa tương đối thống nhất về
tổng thể nhưng rất phong phú về chi tiết ở phần kết cấu vì nóc. Hầu hết là loại vì
kèo 4 hàng cột, gồm 2 kèo, 2 cột cái, 2 cột quân. Cũng có loại nhà theo kiểu 6
hàng cột, thêm 2 hàng cột hiên. Các cột được liên kết với nhau bằng câu đầu,
thanh ngang, các bộ vì liên kết với nhau bằng thanh xuyên dọc. Kết cấu vì nóc
đơn giản nhất chỉ gồm một thân cột đỡ chỏm kèo đứng chân lên một thanh
ngang liên kết hai đầu cột cái. Kết cấu phức tạp hơn được làm như kiểu vì nóc
giá chiêng của người Việt: cột trốn đỡ chỏm kèo đứng chân trên một thanh
ngang ngắn, thanh ngang này liên kết hai cột trốn khác đỡ kèo ở vị trí hoành
mái hai bên lại đứng chân lên một thanh ngang dài liên kết hai cột cái. Kiểu kết
cấu này khiến cho lòng nhà được mở rộng. Hai bộ vì ở hai đầu hồi nhà thường
được đan phên che chắn hay bưng ván trổ thủng thành những hình hoa văn,

những bộ vì trong nhà được để trống giữa các gian. Hệ thống cột này xuyên suốt
từ mặt nền lên đến tận mái, các cột thường được kê trên những chân tảng bằng
5


đá, chân tảng thường không có hình dạng nhất định mà phụ thuộc vào hình dáng
của những tảng đá trong tự nhiên. ở Nà Hang hiện vẫn còn bảo lưu những nhà
sàn có hệ thống cột được chôn xuống nền đất, nhiều cột bị ẩm, mục, đã đứt hẳn
chân nên phải kê lại bằng đá tảng, bằng gỗ hay bất cứ vật liệu gì mà chủ nhà có
thể kiếm được. Điều đó chứng minh những nhà sàn truyền thống trước kia có
kiểu chân cột được chôn xuống đất, nhưng những ngôi nhà được dựng trong
khoảng 20 - 30 năm trở lại đây đều có kiểu chân cột kê đá tảng nhằm mục đích
kéo dài tuổi thọ của các chân cột bằng các loại gỗ đang dần ngày một hiếm đi.
Nguyên liệu dùng để làm khung nhà thường là những loại gỗ sẵn có tại địa
phương, phổ biến là gỗ trò, trâm, nghiến, có khi cũng dùng cả thân vầu, tre,
diễn, gỗ cọ để làm những chi tiết phụ. Trước đây, khi dựng nhà, để làm bộ
khung, đồng bào thường phải mất từ 1 đến 3 năm để đi tìm gỗ trên rừng, tìm
được một cây gỗ ưng ý đốn xuống rồi cho trâu kéo về vứt ở ngoài trời mưa
nắng, đến khi đủ gỗ dựng nhà thì những cây gỗ này cũng đã tương đối khô,
những cây nào bị mối mọt thì bỏ luôn không dùng. Sau khi kiếm gần đủ nguyên
liệu là đã có thể dựng nhà, nếu thiếu có thể vay mượn thêm của bà con trong
bản. Nguyên liệu lá cọ lợp mái cũng thường được khai thác ở những rừng cọ
gần nhà, ai làm nhà hay sửa nhà thì được ưu tiên khai thác lá cọ, người khác
không

được

lấy.

Thợ dựng nhà của người Tày ở Yên Hoa thường ở ngay trong bản và là

những người biết kĩ thuật dựng nhà chứ không phải là thợ chuyên nghiệp,
những người này bình thường vẫn làm công việc nông nghiệp khác, khi có
người dựng nhà mới thì được mời đến và cũng được trả công để đảm nhiệm
những công việc chủ yếu, còn lại các công việc khác do mọi người trong bản
cùng đến giúp, ai biết việc gì thì giúp việc ấy, ngoài việc giúp công, bà con còn
giúp nhau cả về nguyên liệu dựng nhà, tiền, gạo... Về kĩ thuật xây dựng, chủ yếu
sử dụng các kĩ thuật đẽo, bào, đục mộng, chốt, buộc, néo... Theo tập quán, khi
dựng nhà người ta xếp hết các vì liên kết theo hàng ngang các cột trước rồi mới
dựng các bộ vì lên để chia thành gian, bộ vì xếp đầu tiên bao giờ cũng được
6


dựng lên cuối cùng và bộ vì xếp cuối cùng (vì thứ 5) lại được dựng lên đầu tiên.
Nhà của người Tày ở Yên Hoa cũng như ở một số nơi khác, có các mặt
xung quanh được che bằng liếp hoặc bưng bằng ván. Trước đây chủ yếu là sử
dụng nứa đan thành liếp, hoặc đầu tiên khi mới dựng nhà dùng liếp, ở một thời
gian, khi có điều kiện mới thay dần các tấm liếp bằng ván gỗ. Tuy vậy, xung
quanh nhà vẫn để rất nhiều cửa sổ bằng những tấm liếp được chống lên vào mùa
hè và đóng lại khi trời lạnh, do vậy những ngôi nhà này thường rất sáng sủa,
thoáng mát. Gần đây đồng bào ưa làm loại cửa sổ bằng ván gỗ hai cánh có ổ
quay và then cài cũng bằng gỗ có thể đóng mở dễ dàng. Những cửa sổ này cũng
được chắn bằng những loại chấn song đơn giản bằng những đoạn tre, vầu hay
gỗ được đẽo gọt tạo thành hoa văn trang trí. Đầu hồi phía sau thường được bưng
kín, chỉ có một cửa duy nhất đi ra phía cầu thang phụ. Trong nhà rất ít khi được
ngăn thành các buồng nhỏ, nếu có cũng chỉ có khoảng 1 - 2 buồng dành cho con
gái,

con

dâu.


Mặt sàn cách nền đất phía dưới khoảng trên dưới 2 m, nền đất thường được
đầm kĩ. Sàn nhà được làm bằng các loại mai, vầu được đập dập, chẻ nhỏ lát theo
chiều ngang nhà và khi hỏng đâu được sửa, thay đến đấy rất dễ dàng, nhanh
chóng. Cũng giống như hệ thống vách tường bao quanh nhà, mặt sàn cũng được
lát cả bằng ván gỗ theo chiều ngang nhà hoặc khi mới làm nhà thì lát theo kiểu
trên, qua một thời gian gia chủ có điều kiện kinh tế thì dần được thay bằng ván
gỗ.
Sàn phơi và sàn rửa cùng một mặt bằng với sàn nhà nhưng có tính chất như
một công trình phụ gá vào với tòa nhà chính, hệ thống cột chống phía dưới sàn
không có liên kết gì với nhà chính, thường được dùng những đoạn cây nhỏ dễ
kiếm hay nguyên vật liệu thừa trong quá trình làm nhà, cách bố trí các cột cũng
không theo quy luật nào, chỗ nào yếu thì chống thêm cột, phía dưới các sàn này
không sử dụng để chứa gì. Thực tế sử dụng chỉ một thời gian dưới trời mưa
nắng, hay thường xuyên bị dội nước, những sàn phơi, sàn rửa này thường nhanh
chónh

bị

hỏng

phải

gia

cố
7

thêm


hoặc

làm

mới.


Bố trí không gian sử dụng trong ngôi nhà của người Tày ở Yên Hoa cũng có
điểm khác biệt so với một số địa phương khác: Trước nhà đối diện với cầu
thang thường là một máng nước bằng gỗ, thân vầu hoặc bằng đá dùng để dựng
nước rửa chân trước khi lên nhà. Cầu thang lên nhà bằng gỗ thường gồm 9 bậc,
có một số ít nhà làm 7 bậc, không có tay vịn. Lên hết cầu thang tới một hiên
rộng nhìn ra phía trước nhà. Toàn bộ phần này nằm ở phía dưới mái phụ phía
đầu hồi để tránh mưa nắng. Qua hiên vào cửa chính của nhà ở phía đầu hồi phía
trước, cánh cửa thường được làm bằng liếp hay gỗ tấm có hai cánh. Gian thứ
nhất là gian khách, khách đến chơi nhà hoặc ngủ lại chỉ có thể ở phần không
gian này. Gian thứ hai có đặt bàn thờ tổ tiên trên gác xép (phần không gian sát
mái đua ra), phía dưới hai bên đều có kê sập, bếp giành cho khách có thể ở ngay
gian thứ nhất hoặc gian thứ hai. Bàn thờ bao giờ cũng đặt ở phía đối diện chéo
góc với cửa chính ra vào, nếu cửa ở bên trái thì bàn thờ ở bên phải gian thứ hai
và ngược lại, cách bài trí bàn thờ cũng khá đơn giản chỉ gồm: bát hương, đèn,
đĩa đựng hoa quả, chai rượu. Ông chủ nhà nếu lớn tuổi cũng thường ở gian thứ
hai này ngay phía dưới bàn thờ để tiện hương khói, tiếp khách. Gian thứ 3
thường có một đố ngăn cách với gian thứ hai là nơi dành cho chủ nhà hoặc vợ
chủ nhà, cũng ở gian này giữa nhà là bếp của gia đình, chạn bát, phía sau nhà ở
gian này có thể mở thêm ra một sàn rửa để rửa bát đũa, đồ ăn. Phía trên bếp gia
đình có gác bếp hai tầng dùng để xông khói một số loại thực phẩm hoặc những
đồ đan lát nhằm mục đích bảo quản, gác bếp được treo lên bằng những đoạn tre
gác giữa các vì kèo. Gian thứ tư là nơi dành cho các con, cũng có gia đình sử
dụng 1 bên để lương thực, chạn bát hoặc nơi rửa bát. Đầu hồi phía sau thường là

một chái có cửa mở ra cầu thang phụ, sàn rửa, nơi rửa ráy, tắm giặt, nơi đại tiểu
tiện xuống chuồng lợn phía dưới. Có gia đình dùng không gian ở phần chái này
làm

bếp

để

tiện

việc

rửa

ráy,

nấu

nướng,

chăm

sóc

lợn

gà.

Những nghi lễ liên quan đến quá trình dựng nhà của người Tày ở Yên Hoa
ngoài việc xem hướng, xem ngày giờ, như đã nói, quan trọng nhất khi bắt đầu

tiến hành dựng nhà phải có nghi thức xin một lá bùa trấn trạch (gọi là "Biên").
8


Bùa này là một tấm vải đỏ kích thước khoảng 30 - 40cm do các thầy cúng sau
những nghi lễ viết, trên đó dùng chữ Hán: Sắc lệnh, Khương Thái Công tại
thử ... niên ... nguyệt ... nhật, có nơi ghi thêm chữ Phúc như Đông Hải, thọ tỉ
Nam Sơn, lễ để xin lá bùa này dứt khoát phải có 12 chiếc bánh dày, thịt lợn. Khi
dựng vì kèo lên thì lấy bùa dán lên câu đầu để cho ngôi nhà có sinh khí và vững
bền. Sau khi nhà đã dựng xong cũng phải có những nghi lễ thì mới được phép ở,
hôm về nhà mới, người chồng đi trước tay cầm một bó đuốc để xua đuổi tà ma,
vợ tay cầm chạc trâu, gánh vài cum lúa và một ống nứa đựng nước. Khi vào nhà
hai vợ chồng khấn thổ công, thổ thần xin cho được tạm trú. Lúc đó trong nhà đã
có một vị già làng, trưởng bản đứng đợi sẵn lên tiếng trả lời đồng ý cho vào ở
(giả làm tiếng thổ thần).
Trang phục: Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt,
nhuộm chàm, hầu như ko thêu thùa trang trí, cả nam và nữ đều mặc áo nhuộm
chàm màu đen. Ngày thường bà con con vẫn mặc quần áo như người Kinh, đến
ngày hội hè hay vào dịp quan trọng họ mới mặc trang phục truyền thống cụ thể
như: Nữ mặc áo dài 5 thân dài xuống mắt cá chân có thắt đai ở giữa, mặc váy
rộng bên trong. Áo nữ may hẹp, hơi thắt eo ống tay nhỏ, cổ tròn. Khi mặc bó sát
khoe được vẻ đẹp của cơ thể. Trên đầu họ chít khăn màu đen, cổ đeo vòng tròn
bằng bạc. Đàn ông mặc áo chàm thân ngắn cài khuy, sẻ tà hai bên, khăn đội đầu
và đi giày vải. Quần nam giới được may bằng vải sợi bông màu chàm theo kiểu
quần đũng chân què, ống rộng vừa phải. Phần cạp may rộng và không có đường
luồn dải rút. Khi mặc vấn mối về phía trước, buộc dây vải ra ngoài.
Ăn uống: Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó,
nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là những sản phẩm thu được
từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh. Đó là thóc,
gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ cùng các loại rau quả do trồng trọt trong vườn

hoặc hái lượm trong rừng, các loại thuỷ sản như cá, tôm, cua do nuôi thả và
đánh bắt ở sông suối, các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, vịt hoặc chim,
thú săn bắt ở trong rừng. Thường ngày, người Tày ăn hai bữa: bữa trưa và bữa
9


tối. Cơm hàng ngày là cơm gạo tẻ. Gạo nếp thường dùng làm bánh, đồ xôi.
Trong những ngày giáp hạt ngô thường là lương thực chính. Trong mỗi bữa ăn,
phổ biến nhất là rau. Bên cạnh đó ở một số vùng đồng bào còn ưa ăn đồ nướng
trên than hồng hay gói lá vùi vào tro nóng. Ngoài rau, đậu, thức ăn còn có cá,
trứng và đôi khi có cả thịt.
Về đồ uống họ có các loại nước uống hàng ngày được nấu từ các loại lá
cây như nhân trần, chè, hạt muồng, lá vối…. Các loại rượu gồm rượu ngô, rượu
sắn nấu rất ngon và có bí quyết riêng. Phụ nữ là người già thường ăn trầu cau,
đàn ông hút thuốc lào.
Phương tiện vận chuyển trước đây của người Tày chủ yếu là các thức
dùng để gánh gồng, những vùng xa xôi hẻo lánh thifdungf sức người, xe trâu
được dùng tại vùng có đường xá thuận tiện. Hiện nay, ở khắp mọi nơi hệ thống
giao thông cũng được mở mang ít nhiều nên việc đi lại của bà con cũng dễ dàng
hơn, vì vậy xe đạp và xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất.
Văn hóa tinh thần:
Đời sống tinh thần của người Tày ở Yên Hoa rất phong phú, đa dạng , thể
hiện qua các phong tục, tập quán như : lễ cưới, lễ hội dân gian, lễ cơm mới, lễ
cầu phúc,…tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo. Phong phú hơn là thể loại hát then,
hát cọi, xli, lượn với cây đàn tính độc đáo.
Đám cưới: Nghi lễ cưới truyền thống của người Tày Yên Hoa gồm: lễ
“thông tin”, lễ "khớp số", lễ "ăn hỏi", lễ “mjều mác”, lễ “khát cằm”, lễ “nhăm
phạc lườn”.
Lễ “thông tin” giống như lễ dạm hỏi, đại diện nhà trai mang rượu sang nhà
gái để thưa chuyện với gia đình nhà gái. Lễ "khớp số", hay còn gọi là lễ “khả

cáy”, nhà trai mang rượu, gà sang nhà gái. Trong lễ này, nhà gái mổ gà để xem
chân gà, khớp số mệnh cho đôi trai gái. Lễ "ăn hỏi", nhà trai mang rượu, đôi gà
trống thiến, bánh dầy, bánh chưng, gạo... đến nhà gái để hỏi xin cưới. Lễ “mjều
mác” tức là lễ trầu cau, là lễ to nhất trước khi cưới. Trong lễ này, nhà gái tổ
10


chức ăn uống, đãi anh em hàng xóm. Lễ “khát cằm”, còn gọi là lễ thách cưới,
đại diện hai nhà trao đổi với nhau về những lễ vật nhà trai phải mang đến nhà
gái trong đám cưới.
Ngoài ra, khi không được năm tuổi kết hôn, người Tày còn lễ “nhăm phạc
lườn”, tức là lễ đón dâu lên nhà trước. Trong lễ này, cô dâu chưa được ra mắt tổ
tiên, mà chỉ được đón đến trình họ hàng nhà trai. Sau lễ “nhăm phạc lườn”, đôi
trai gái được tự do đi lại với nhau, chờ năm cưới.
Trong đám cưới truyền thống của người Tày còn có một nét văn hóa độc
đáo, đặc sắc khác, đó là hát Quan làng để xin dâu. Để xin được dâu, Quan làng
giao thiệp bằng những lời ca tế nhị, đằm thắm làm ấm bụng họ hàng cô dâu, để
họ đồng ý cho rước dâu. Những thử thách của họ nhà gái thường mang ý nghĩa
tượng trưng như “căng dây” bằng một sợi chỉ chăng ngang cửa, “giữ cửa” bằng
cách nhốt con chó đặt ở sàn nhà, một chiếc đòn gánh đặt ngang lối đi... Những
vật đó bỗng trở thành “chướng ngại vật kiên cố” ở trước mặt đoàn nhà trai.
Quan làng lần lượt cất tiếng hát mà phải hát hay, hát đối đáp nhanh hơn nhà gái.
Lời hát Quan làng có khi được truyền miệng từ đời này sang đời khác nhưng
cũng có câu hát phải ứng tác kịp thời. Có nhiều đám cưới trở thành đám thi hát.
Hát trôi chảy thì được “cắt dây”, “vào cổng”, “lên nhà” có chiếu ngồi. Không
hát được thì phải chờ đợi phạt uống rượu thay lời hát. Hai họ vừa là công chúng
thưởng thức vừa là người xét thưởng, phạt. Những việc đó diễn ra sôi nổi hào
hứng, náo nhiệt. Ông Quan làng phải vượt qua bao cửa ải mới rước được cô dâu
về nhà chồng.
Người con gái Tày đi lấy chồng mang theo nhiều của hồi môn đựng trong

những chiếc “loỏng” sơn màu sặc sỡ. Phần lớn của hồi môn là vải vóc, chăn
màn do cô gái tự dệt và may lấy. Số vải vóc này đủ dùng cho một đời người.
Tới nhà trai, cô dâu, chú rể vào lễ công báo trước bàn thờ gia tiên họ nội.
Chú rể và cô dâu chắp tay vái tổ tiên, uống chén rượu thề chung thủy trăm năm
rồi được ông bà đưa đón vào buồng hạnh phúc.
11


Nghi lễ về tang ma:
Theo quan niệm của người Tày, con người sinh ra có linh hồn. Song để linh hồn
người chết được siêu thoát, trở về đoàn tụ với tổ tiên ở bên kia thế giới thì làm
ma chay càng có ý nghĩa quan trọng. Tục ma chay của người Tày đã có từ xa
xưa, đây là nghi lễ mang đậm tính tín ngưỡng tôn giáo. Làm ma chay cho
người chết là sự báo hiếu của người sống đối với người chết, hay tỏ rõ công ơn
sinh thành dưỡng dục với đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã có từ
lâu đời. Tập tục ma chay là lĩnh vực thuộc cõi tâm linh nhằm thỏa mãn nhu cầu
tình cảm con người với con người, là sự thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu
với người quá cố. Người Tày có hai nghi lễ làm ma cho người đã khuất, đó là
đưa tang (làm ma tươi) và dâng nhà xe (làm ma khô). Trước đây do điều kiện
kinh tế còn khó khăn nên đồng bào thường làm ma khô (nhang phi héo) khi có
điều kiện.
Làm ma tươi (khi trong nhà có người vừa chết):
Khi gia đình có người chết con cháu phải nhịn ăn đến khi khâm liệm xong. Khi
liệm, người chết được quấn vào một đến hai tấm vải trắng tự dệt trải ít tro bếp
sạch tượng trưng cho phân, một ít lúa nếp đốt cháy tượng trưng cho lúa giống
chia cho người chết bên dưới, đầu kê gối, đặt nằm trên chiếc chiếu đã được cắt
một góc để lên bàn thờ. Khi đưa tang (pây vậy) các con thay nhau 3 lần chạy lên
phía trước để nằm xuống cho quan tài đi qua với ý nghĩa trải đường cho cha mẹ
đi. Khi quay trở về con cháu không được khóc. Thầy cúng ở lại sau cùng để làm
các thủ tục cúng yên mộ, không cho vong quay trở về theo con cháu. Một năm

sau làm lễ tháo tang (phiết khăn). Trong lễ tháo tang gia chủ mời thầy, mời con
cháu mổ lợn, cúng ở nhà và làm xe bé để đốt ở mộ. Trong một năm đó, ngày
nào cũng làm cơm, đặt lên bàn thờ mời người đã khuất. Sau lễ tháo tang, chuyển
bài vị người đã khuất lên nhập vào bát hương tổ tiên.
Nghi lễ làm ma khô (nhang phi héo): Diễn ra trong 3 ngày, các nghi lễ chính
trong cúng ma khô của người Tày không có quan tài và tử thi mà chỉ mang tính
tượng trưng.
12


Lễ thỉnh pò tào (mời tổ sư) thầy cà (pèng) làm lễ để mời các tổ sư về nhập đàn
cúng và xin âm binh làm lễ cúng ma khô.
Lễ thự nặm (lễ mua tước): Mua tước để rửa bài vị cả người chết.
Lễ đọc thò (đọc thư): Là lễ đọc tên con cháu (đọc tiệp) để thông báo với người
đã khuất có bao nhiêu con cháu trong gia đình đã về để dự lễ.
Lễ khâm liệm và lễ chổng xe (nhập nhà táng): Là nghi thức rất quan trọng thể
hiện sự tôn kính, xót thương của những người còn sống đối với người đã chết
Lễ chằm tiệp (mời vong về ký lá thư): Đây là nghi lễ thể hiện lòng hiếu thảo của
con cháu đã làm nhà xe mới gửi xuống cho vong hồn người chết nơi chín suối.
Lễ phá ngục chuộc vong (phú nhục): Cứu vong ra khỏi địa ngục giúp cho vong
có thể hồi sinh lại
Lễ tràn dầu (đàn dầu): Con cháu chịu những hình phạt thay cho vong dưới âm
phủ
Lễ đại tế: Là nghi lễ thể hiện lòng báo hiếu của con cháu đối với cha mẹ
Lễ tè phi (xua đuổi tà ma): Thầy tào đi vòng quanh chung nhà để xua đuổi tà ma
Lễ pông xe (đốt nhà xe): Để cho linh hồn người chết được trở về với tổ tiên

13




×