Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tổ chức các sự kiện vùng văn hóa dân tộc thiểu số: Đặc điểm văn hóa dân tộc Thu Lao tại Si Ma Cai, Lao Cai.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.75 KB, 17 trang )

ĐỀ Bài:
Đặc điểm văn hóa vùng Dân Tộc Thiểu Số
BÀI LÀM
Đặc điểm văn hóa dân tộc Thu Lao tại Si Ma Cai, Lao Cai.
1.Người Thu Lao.
Nguồn gốc Thu lao là một dân tộc thiểu số có dân số ít, ở việt nam chỉ khoảng
vài nghìn người. Người Thu Lao chỉ cư trú ở việt nam và Trung Quốc là chủ
yếu, họ cư trú đông hơn ở trung quốc. Người Thu Lao họ sinh sống định cư ít di
chuyển nên chỉ sinh sống tập trung ở phía nam Trung Quốc và phía bắc Việt
Nam.Người Thu Lao thuộc nhóm dân tộc Tày, Nùng. Ở Lào Cai, người Thu Lao
tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao Mường Khương, Si Ma Cai, thường
sống xen kẽ với các dân tộc anh em khác, như Pa Dí, Tu Dí và Mông.
Ở Việt Nam dân tộc Thu Lao là một trong những dân tộc thiểu số có dân
số it ở miền bắc nước ta chủ yếu là Lào Cai. Cùng với 53 dân tộc anh em, dân
tộc Thu Lao luôn là một phần không thể thiếu của sự thống nhất khối đại đoàn
kết các dân tộc và góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc ở Việt
Nam. Người Thu Lao huyện Si Ma Cai, tỉnh Lao Cai có khoảng 540 người.
Được xếp vào một nhánh của dân tộc tày nhưng họ có tiêng nói, trang phục
riêng biệt không giống dân tộc nà. Họ có chung nguồn gốc với người thu lao ở
các xã khác trong huyện Si Ma Cai và cùng nguồn gốc tổ tiên với người Thu
Lao ở các xã trong huyện Mường Khương và người thu lao ở tỉnh Vân Nam
( Trung quốc). Người Thu Lao đã đến và định cư, làm ăn ở xã Nàn Sán từ hàng
nghìn năm nay, qua các thế hệ con cháu người Thu Lao đã coi mảnh đất này là
một phần máu sương của dân tộc mình.
2.Huyện Si Ma Cai

1


Vị trí địa lý: Huyện Si Ma Cai là một huyện vùng cao cách Trung tâm tỉnh
Lào Cai 100 Km hướng về Đông Bắc, là một huyện được tái lập theo Nghị định


số 36/NĐ.CP, ngày 18/8/2000 của Chính phủ (tách từ huyện Bắc Hà từ).
Phía Bắc giáp với huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai và Trung Quốc.
Phía Nam giáp với huyện Bắc Hà.
Phía Đông giáp với huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang.
Phía Tây giáp với huyện Mường Khương.
Địa hình: Si Ma Cai là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, độ cao trung
bình từ 1200m đến 1800m, cao nhất là 1800m thấp nhất là 180m, độ dốc trung
bình từ 24 – 280. Địa hình được kiến tạo bởi nhiều dãy núi chạy theo hướng
Đông Bắc – Tây Nam, thấp dần về hướng Tây Bắc các dải núi trong phạm vi
ranh giới huyện.
Khí hậu thuỷ văn: Si Ma Cai là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của địa hình nên diễn biến của khí hậu khá
phức tạp, hình thành 2 vùng tiểu khí hậu cơ bản (Khí hậu cận nhiệt đới và vùng
khí hậu nhiệt đới không điển hình.) Các yếu tố khí hậu đặc trưng như nhiệt độ,
lượng mưa cho thấy sự thay đổi của địa hình, độ cao là tác nhân chính hình
thành những vùng tiểu khí hậu trên địa bàn huyện.
Nhiệt độ: Theo số liệu quan trắc nhiều năm cho thấy huyện Si Ma Cai
thuộc vùng khí hậu khá lạnh, nhiệt độ trung bình năm là 18,90C có những tháng
nhiệt độ trung bình xuống dưới 10C. Nhiệt độ có sự thay đổi theo các đai cao
khá rõ nét, sự thay đổi này diễn ra ngay trên địa bàn của một xã. Sự chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn điều này được thể hiện rõ nhất vào mùa hè,
ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của người dân, gia súc và sản xuất nông - lâm
nghiệp.

2


Lượng mưa: Si Ma Cai là huyện có lượng mưa trung bình thấp so với các
vùng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, lượng mưa thay đổi qua các năm từ 1.300 –
2.000mm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 6, 7, 8 các tháng còn lại

trong năm mưa ít, cường độ không tập trung; Mùa lạnh, khô kéo dài từ tháng 11
năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhìn chung lượng mưa trung bình thấp, cường
độ mưa không đều, hiện trạng tài nguyên rừng ít nên hiện tượng xói mòn, sụt lở,
rửa trôi vẫn còn xẩy ra khá nghiêm trọng.
Sương: Si Ma Cai có độ dốc lớn do đó vào mùa đông hiện tượng sương mù
thường sảy ra.
Độ ẩm không khí: Huyện Si Ma Cai thuộc vùng có độ ẩm không khí tương
đối đều và cao qua các tháng, trung bình từ 83 - 87%. Về mùa mưa độ ẩm không
khí lớn hơn, thường từ 85 – 88%. Độ ẩm thay đổi theo từng vùng lãnh thổ của
huyện. Vùng núi cao hơn 800m có độ ẩm thấp và hanh khô. Đây cũng là điều
kiện bất lợi cho sản xuất lâm nghiệp.
Khoáng sản: Si Ma Cai có các loại vật liệu như đá, sỏi cho khai thác để
phục vụ cho các công trình xây dựng, ngoài ra còn có các loại quặng, chì, kẽm, ô
xít sắt (Fe202, Fe203) nhưng ở dưới dạng quặng phân tán chữ lượng không lớn.
Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên của Si Ma Cai là 23.493,83 ha, trải qua
quá trình Feralit, bào mòn, rửa trôi, bồi tụ, hình thành mùn, trên địa bàn huyện
Si Ma Cai có các loại đất sau: Đất mùn đỏ vàng trên đất đá biến chất, loại đá mẹ
Firit (Hs), tầng dầy 50 -120cm, có tổng diện tích khoảng 5.324 ha phân bố rộng
trên khắp lãnh thổ; Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs), có khoảng 1.570 ha phân
bố phần thấp ven sông Chảy, loại đất này có tầng dày từ 50 -100cm; Đất đỏ mùn
trên đá sét (Hs), diện tích khoảng 2.150 ha, thành phần cơ giới thịt nặng; Đất đỏ
vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), chiếm tỷ lệ không đáng kể; Đất thung lũng dốc
tụ trồng lúa (Dl); Đất phù sa, sông suối (Py); Đất mòn, trơ sỏi
3


Si Ma Cai là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Lào Cai. Thuộc trong
62 huyện nghèo nhất trong cả nước. Si Ma Cai là huyện biên giới giáp với huyện
Mã Quan của tỉnh Vân Nam Trung Quốc, toàn huyện có hơn 36.000 người, dân
tộc H'Mông chiếm 78% dân số, các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thu Lao, Na

Chí...; Dân tộc kinh chiếm 7% dân số. Đời sống bà con trong huyện chủ yếu là
làm nông nghiệp (trồng Ngô, lúa là chủ yếu) toàn huyện có 47,8 % là hộ nghèo,
phong tục tập quán lạc hậu.
Từ cao nguyên trắng Bắc Hà, ngược lên chưa đầy 30 km là đến với mảnh
đất biên cương Si Ma Cai. Con đường như dải lụa vắt quanh triền núi đưa chúng
ta đến vùng đất lưu dấu ngựa thần để khám phá những nét văn hóa rất riêng.
"Dập dìu sắc màu chợ phiên…"
Nét đặc trưng đầu tiên của Si Ma Cai đó là chợ phiên, chợ không chỉ là nơi
trao đổi hàng hóa, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của
người dân nơi đây. Chợ phiên họp vào chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ sáng sớm
cho đến tận chiều, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán. Người đi chợ có khi chỉ
mang 1 con gà, 1 con ngan, con lợn cắp nách, dắt theo sau là con chó hay ít
lương thực, rau quả để bán, đôi khi cũng là vài ba cây mía, cái lồng chim…
Những thiếu nữ Thu lao,người Mông xuống chợ với xúng xính váy áo, cùng
chiếc ô xòe rộng trên tay. Chợ phiên còn là dịp để phụ nữ Si Ma Cai có dịp khoe
tài may vá, thêu thùa qua những sản phẩm thổ cẩm của mình. Sau khi bán hàng,
họ mua những vật dụng cần thiết và thưởng thức các món ăn được bán ở chợ.
Chợ là nơi trao tình bằng hữu, trao cái bắt tay rồi chạm chén bên nồi thắng cố
dậy mùi và chia sẻ nỗi tâm giao.
Chợ phiên Cán Cấu.

4


Trung tâm chơ phiên cán cấu
Dù không được xây dựng khang trang như ở Sa Pa, Bắc Hà, nhưng chợ phiên
Cán Cấu lại thu hút khách thập phương bởi sắc màu văn hóa của đồng bào dân
tộc nơi vùng cao miền biên viễn Lào Cai.
Chợ phiên Cán Cấu là một buổi chợ kỳ lạ nhất Tây Bắc Cách Sapa 115 km,
chợ họp vào thứ 7 hàng tuần. Từ tờ mờ sáng, người dân tộc từ các buôn làng đã

lũ lượt kéo nhau về chợ. Họp chợ phiên Cán Cấu phần lớn là người Mông, Thu
lao,nùng…, nhưng lại theo lối buôn bán của người Dao, tức là họp vào sáng thứ
bảy hàng tuần. Khu chợ chỉ rộng khoảng một héc ta, chen chúc cả ngàn con
người đủ các dân tộc, rất lạ lùng, êm đềm tĩnh lặng như đang ở giữa một cánh
rừng thông samu mùa đông.
Bà con đến chợ mang theo đủ thứ hàng nông thổ sản ngô, ớt, lạc, mía, sắn,
chè shan, hoa quả, mật ong, rượu, trang phục thổ cẩm, đồ trang sức bạc những
thứ hàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người vùng cao. Người dân từ các
5


bản vùng cao xuống chợ dắt theo những con ngựa, trâu, lợn... càng làm cho hoạt
động trao đổi hàng hóa nơi đây thêm phần nhộn nhịp. Không chỉ đến để mua
bán, người dân các xã xung quanh xuống chợ, chơi chợ như một thú vui vào mỗi
dịp cuối tuần.
Nhìn từ trên cao xuống, chợ Cán Cấu như vườn hoa di động với đủ sắc
mầu trang phục của những thiếu nữ dân tộc trên miền sơn cước. Bao quanh chợ
là những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau bám vào sườn
núi, tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Tuy chỉ là phiên chợ nhỏ, với
những lều tạm, những gian hàng chỉ được dựng lên vào ngày họp chợ, nhưng
chợ lại làm say lòng du khách bởi tính hoang sơ, dân dã của đất và người Cán
Cấu.

Người dân hmông bán hàng tại chơi phiên
Chợ được chia thành những khu riêng dành cho đủ mọi mặt hàng. Những
mặt hàng như: các loại rau quả, dược thảo, gia vị, đồ dùng trong gia đình và các
sản phẩm thổ cẩm đủ màu sắc thể hiện tài năng khéo léo của phụ nữ Mông
Hoa,người Thu Lao, ngươi Nùng… tập trung thành một khu và được bày lên
6



những tấm nilon dải trên mặt đất. Tuy nhiên, nổi bật nhất có lẽ lại là khu vực
bán gia súc, gia cầm; vì người Mông Hoa, người Thu Lao,… rất thích gia súc và
muốn chọn được giống gia súc tốt phục vụ nông nghiệp. Không khí trong khu
vực này thật náo nhiệt, người mua, kẻ bán, đứng, ngồi rải rác và cùng thỏa thuận
mua bán với nhau.
Bên cạnh đó, khu vực dành cho các món ăn truyền thống của người dân tộc
cũng khá sôi động. Hòa trong làn khói nghi ngút bốc lên từ những căn lều tranh
lụp xụp, là vô số các âm thanh khác nhau: tiếng nói chuyện ầm ì, tiếng bát đũa
va vào nhau tanh tách và trong không khí náo nhiệt đó, du khách sẽ phải dừng
chân, ngồi xuống và cùng người dân tộc thưởng thức các món ẩm thực của họ.
Trong tất cả các món ở đây, món thắng cố có lẽ được người dân tộc yêu thích
nhất. Đây là món pha trộn tất cả các loại nội tạng của một số con vật như: lợn,
bò, trâu...
Đến chợ Cán Cấu, du khách đừng quên ghé thăm khu chợ chim. Ở đây, có
rất nhiều loài chim được đồng bào mang bán như họa mi, ngũ sắc, quế lâm,
khướu… Mỗi loài mang một nét đẹp riêng, có những loài được người chơi thích
vì có bộ lông đẹp mượt mà như hoàng yến, thanh tước, hồng tước, yến phụng,
chích chòe lửa... cũng có những loài chim được lựa chọn bởi có tiếng hót hay
như chào mào, khướu, họa mi…

7


Một gốc chợ phiên cán cấu
Với những nét văn hóa độc đáo của mình, chợ Cán Cấu không chỉ hấp dẫn
người bản địa, mà những du khách đều bị hút hồn bởi sắc màu rực rỡ của những
bộ váy, áo truyền thống của thiếu nữ dân tộc Mông và các dân tộc huyện Si Mai
Cai, những gian hàng bán thổ cẩm, họ cũng bị cuốn hút bởi sự náo nhiệt của
những hàng thắng cố đông đúc, nhộn nhịp…

Chiều xuống, khi hoàng hôn phủ lên sườn non màu tím của núi rừng,
vẳng đâu đây tiếng mõ trâu về bản, ấy là lúc các chàng trai vắt mình trên lưng
ngựa để nàng "rước về dinh". Đó là hình ảnh thường thấy sau mỗi buổi chợ
phiên và có lẽ chỉ vùng cao nơi đây mới có.
3. Canh tác nông nghiệp người Thu Lao Si Mai Cai

8


Người Thu Lao có hai hình thức canh tác là làm nương rẫy để trồng cây
ngô, cây lúa nương, và các cây hoa màu khác và trồng lúa nước. Ở nhiều vùng,
người Thu Lao phát núi làm thành những bậc thang nhằm giữ nước bên trong để
trồng lúa nước. Mảnh đất được chọn để làm ruộng nước hay ruộng bậc thang
thường là những mảnh nằm dưới chân đồi, giữa hai sườn đồi. Vùng đất này phải
có độ dốc không cao lắm, đặc biệt phải có nguồn nước tự nhiên do suối và mạch
nước mang lại, ngươi Thu Lao làm từ dưới chân đồi lên trên ngọn đồi. Bà con
dùng cuốc đánh tơi đất và làm mặt phẳng. Người ta lấy từ kinh nghiệm sẵn có và
truyền thống cuả dân tộc. Đánh mặt bằng chuẩn là độ dốc đổ về một phía. Căn
cứ vào đó lấy điểm chuẩn để làm thửa khác. Làm đến vụ cấy cày, bừa cũng phải
đảm bảo lượng nước phẳng trên một mặt ruộng”.
Chăn nuôi, thu y
Mỗi gia đình người Thu Lao điều chăn nuôi trâu, bò,ngựa, lợn, gà, chó,…
để phục vụ cho sản xuất nông ngiệp sức kéo, dung ngựa để thồ các đồ vật nặng ,
người dân chăm sóc con vật nuôi của họ rất chu đáo.
4. Trang phục phụ nữ Thu Lao
Bộ y phục của phụ nữ Thu Lao thường may bằng chất liệu vải chàm tự dệt,
không cầu kỳ, không nhiều đồ trang sức, màu chủ đạo trên bộ y phục là màu
đen. Áo phụ nữ may kiểu 5 thân, cúc cài bên phía nách phải, gấu áo dài, không
trang trí hoa văn, cửa tay áo thường đắp thêm khoanh vải sáng màu làm vật
trang trí.

Váy phụ nữ Thu Lao may kiểu xòe nơm, được ghép từ nhiều mảnh vải
hình thang cân, tạo ra chu vi gấu váy dài tới 4 - 5 m (cạp váy chỉ 0,80m). Khi
mặc, phần vải thừa được túm thành một túm phía sau. Đây là điểm khác biệt đặc
trưng so với các dân tộc khác.
Khăn đội đầu của phụ nữ được thiết kế từ mảnh vải chàm có chiều dài
khoảng 4 m, rộng 20 cm, khi đội khăn được gấp nhỏ thành 4 nếp theo chiều dài
rồi quấn quanh thành hình chóp trên đỉnh đầu, hai đầu khăn vắt qua nhau rồi để

9


xõa dài, rủ từ gáy xuống tới thắt lưng. Đây là nét đội khăn độc đáo nhất của phụ
nữ Thu Lao.

Trang phục của phụ nữ Thu lao
5. Hương vị ẩm thực vùng cao.
Nếu như Bắc Hà nổi tiếng với đặc sản rượu Bản Phố, thì Si Ma Cai có
rượu Mản Thẩn, Sín Chéng cũng được xếp hạng và có thương hiệu riêng. Rượu
Si Ma Cai được nấu bởi kỹ thuật truyền thống bao đời của đồng bào Mông, tạo
nên sự tinh túy nhất trong hương vị rượu ở đây. Đến với Si Ma Cai, ai cũng
10


muốn được thưởng thức các món ăn được chế biến từ thịt gà đen của dân tộc
Thu lao, theo cách gọi của dân bản là gà "okê". Loại gà này rất dễ phân biệt bởi
lông đen tuyền, toàn bộ da, thịt và xương đều đen, gà thường được nuôi thả tự
nhiên trên các triền đồi nên thịt rất thơm ngon. Thịt lợn hun khói cũng là món
đặc sản của vùng cao Si Ma Cai. Loại thịt này có thể dự trữ lâu ngày, được chế
biến cùng với món dưa cải cay rất thật thú vị. Si Ma Cai còn hút lòng thực khách
bởi các món ăn ngon mang đậm bản sắc dân tộc, như xôi ngũ sắc, canh óc đậu…

6. Nhà tường trình bên sườn non.
Đối với người Thu lao, ở Si Ma Cai, nói đến kiến trúc cổ xưa thì nhà ở
cũng là một nét văn hóa còn giữ nguyên giá trị, đó là nhà trình tường đất phù
hợp với đặc điểm khí hậu và địa hình ở đây. Nhà trình tường của người Thu lao
Si Ma Cai được làm rất công phu. Theo truyền thống, thì từ tháng 10 -11 âm
lịch, sau khi thu hoạch mùa xong, đồng bào Thu lao bắt tay vào làm nhà. Nhà
trình tường ở Si Ma Cai có kiến trúc độc đáo, cột được làm bằng gỗ, mái lợp
ngói, tường làm bằng đất nên mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Khi công việc
làm nhà bắt đầu thì cả thôn đến giúp hoặc làm đổi công, đây là thể hiện tinh thần
đoàn kết và tính cố kết cộng đồng cao. Nhờ quy trình làm rất kỳ công nên nhà
trình tường rất bền.
7. Lễ hội,tôn giáo tín ngưỡng truyền thống.
Các dân tộc ở Si Ma Cai có nhiều lễ hội thể hiện được bản sắc riêng của
dân tộc mình, như Gầu Tào, xuống đồng và cúng rừng. Trong đó, cúng rừng là
lễ hội thể hiện ý thức tâm linh và ý thức tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên. Lễ cúng
rừng đầu xuân là một trong những nghi lễ rất quan trọng nên đồng bào chuẩn bị
chu đáo, cẩn thận. Theo nghi lễ, sau khi cúng xong, trong 3 ngày sau đó người
dân không được động thổ, dùng dao, cuốc, xẻng đào đất hay chặt bất cứ thứ cây
gì, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng. Suy nghĩ này xuất phát quan niệm thần rừng
rất thiêng và sẽ phù hộ, che chở cho người có cái tâm trong sáng và biết bảo vệ
thiên nhiên. Đến Si Ma Cai hôm nay, ngay giữa trung tâm huyện là khu rừng với

11


các loại cây xanh có tên "Rừng Cấm", đây là nơi thường diễn ra các lễ hội cúng
rừng đầu năm.
Bên cạnh lễ hội xuống đồng của người thu lao tưng bưng vào mùa xuân thì
người Mông Si Ma Cai có lễ hội Gầu Tào rất đặc trưng, thường tổ chức sau tết
cổ truyền của dân tộc. Trong lễ hội thường có hát đối đáp nam nữ giao duyên, tỏ

tình bằng hát ống, dùng khèn lá, đàn môi gọi nhau tâm sự. Trong các lễ hội này
thường được các chàng trai thể hiện tinh thần thượng võ qua trò chơi võ đá. Lễ
hội được tổ chức trên bãi sân rộng bằng phẳng tại các thôn, bản thu hút mọi
người dân tham gia.
Lễ cúng rừng của người Thu Lao Si Mai Cai, Lào Cai
Với người Thu Lao, lễ cúng rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống
tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Đây cũng là nghi lễ lớn nhất trong năm của
người Thu Lao được tổ chức hằng năm vào dịp tháng hai và tháng sáu âm lịch
để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, các gia đình trong làng có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Trước ngày tổ chức lễ cúng, già làng cùng các thầy mo trong làng họp bàn
chọn ngày tổ chức, chọn thầy cúng chính và bầu hai gia đình trong làng làm chủ
cúng. Theo phong tục của người Thu Lao, hằng năm đều cử hai gia đình làm chủ
cúng, là người có trách nhiệm bảo vệ khu rừng cấm của làng. Chủ cúng được
bầu theo hình thức luân phiên giữa các gia đình trong làng. Bên cạnh đó, làng sẽ
chọn một thầy cúng giỏi, có uy tín trong cộng đồng, gia đình êm ấm, hạnh phúc,
có đủ con trai, con gái và chưa từng vi phạm hương ước của làng.
Lễ cúng chính thường được tổ chức vào ngày mùng 02/02 hoặc mùng 02/6
âm lịch. Khi mặt trời bắt đầu mọc, thầy cúng chính, thầy cúng phụ cùng với hai
gia đình được bầu mang lễ vật, nồi niêu, xoong chảo đến địa điểm tổ chức lễ
cúng của làng. Còn các gia đình sẽ đến muộn hơn. Ngày lễ cúng rừng, mỗi gia
đình cử một người đi đại diện, nhưng phải là con trai, còn con gái tuyệt đối
không được tham gia. Trước khi đến địa điểm tổ chức, thầy cúng cùng mọi
người phải kiêng cho thân thể được sạch sẽ, phải mặc đúng trang phục truyền
12


thống, không được mặc các loại áo sáng màu vì sợ các vị thần rừng phạt. Riêng
hai thầy cúng trước khi đi phải đun một nồi nước lá thơm để rửa mặt, chân tay
cho sạch sẽ. Mỗi làng của người Thu Lao đều có một khu rừng cấm, hay còn

được gọi là khu rừng thiêng. Ngày thường, các gia đình trong làng kiêng không
được chặt cây, lấy củi, chăn thả trâu, lợn và làm những điều không sạch sẽ trong
khu rừng này, vì họ sợ làm ảnh hưởng đến vị thần rừng và bị thần rừng trừng
phạt. Chỉ đến ngày làng tổ chức lễ cúng thì mọi người mới tập trung tại khu
rừng cấm để phát quang các cây bụi, dây leo xung quanh gốc cây thờ. Trong khu
rừng, người Thu Lao chọn hai gốc cây to làm hai ban thờ được gọi là cây bố và
cây mẹ.
Lễ vật dâng cúng các vị thần trong lễ cúng rừng của người Thu Lao gồm: 2
con gà trống trưởng thành (kiêng gà trắng) - một con để cúng ở cây bố, một con
để cúng ở cây mẹ; 1 con lợn đực 25 - 30 kg , 1 sải vải trắng, 2 chai rượu, vài nén
hương. Ngoài đồ lễ chung, đại diện mỗi gia đình khi lên rừng cấm còn mang
thêm rượu để cùng nhau uống trong bữa liên hoan cộng đồng. Ngoài ra, những
người chuẩn bị cũng mang theo một bát gạo nếp để nấu cơm cúng. Củi đun sẽ
được lượm từ những cành cây khô trong rừng cấm (củi trong rừng cấm chỉ được
sử dụng để nấu đồ cúng rừng trong dịp này). Các thành viên tham gia bữa ăn sau
lễ cúng đều mang theo mỗi người một gói cơm, một chai rượu để cùng ăn
(không tính vào đồ lễ cúng).
Sau khi lễ vật được chuẩn bị xong, thầy cúng chính và thầy cúng phụ đọc
bài cúng gọi các thần rừng cùng các loại ma về nhận lễ rồi phù hộ cho dân làng
làm ăn gặp nhiều may mắn. Trong lúc thầy cúng đang hành lễ, mọi người dân
trong làng chăm chú nghe thầy cúng và đặc biệt kiêng những người lạ đến tham
gia lễ cúng, nếu có người khác dân tộc tham gia thì tuyệt đối không được nói vì
sợ phá vỡ sự linh thiêng của lễ cúng, sẽ bị các vị thần rừng trừng phạt. Sau lễ
cúng, họ mang thực phẩm chế biến thành các món ăn trong ngày lễ. Trước khi
mọi người ngồi vào mâm, thầy cúng sẽ nhắc nhở mọi người về những điều kiêng

13


kỵ, cấm lý và ý thức bảo vệ khu rừng cấm của làng, nếu ai vi phạm sẽ bị làng

phạt bằng số lễ vật dâng cúng các vị thần.
Tàn cuộc rượu, mọi người ra về nhưng không ai quên dành một phần thức
ăn về cho gia đình cùng vui hưởng lộc của thần rừng. Sau đó, nhà nào cũng làm
các loại bánh, mổ gà cúng tổ tiên. Và cũng từ ngày đó, người ta chơi trong ba
ngày. Trong ba ngày này, nam nữ thanh niên, trẻ em trai gái đều diện những bộ
quần áo mới, tham dự các trò chơi truyền thống, như ném còn, đu quay, đánh
quay, đánh én… tạo không khí nhộn nhịp trong ngày lễ.
8. Phong tục cưới của người Thu Lao ở Nán Sán, Si Mai Cai.
Người Thu Lao có những quy định chặt trong việc cưới tạo thành những
nguyên tắc trong hôn nhân. Trước hết, luật tục Thu Lao cho phép hôn nhân
ngoại tộc. Nam, nữ người Thu Lao có thể lấy vợ, lấy chồng là người dân tộc
khác, nhưng nghiêm cấm trai gái là anh em trong nội bộ nhóm họ kết hôn với
nhau. Trai gái cùng họ nhưng cách từ 4 đời trở lên mới được phép lấy nhau.

14


Hình ảnh đón dâu về nhà trai của người thu lao
Trước đây người Thu Lao có tục nối dây trong hôn nhân, một hình thức tàn
dư của hôn nhân mua bán. Người anh chết, chị dâu phải lấy em chồng. Trường
hợp em trai chết, em dâu phải lấy anh chồng. Chỉ trường hợp tuổi của hai người
quá chênh lệch nhau thì tục này mới được miễn. Tục kết hôn con cô, con cậu,
con dì, con già cũng khá phổ biến.
Đám cưới người Thu Lao được chia thành các nghi thức: Lễ dạm hỏi, lễ ăn
hỏi, lễ đón dâu và lễ lại mặt.
Theo thông lệ, trong lễ dạm hỏi, ông mối không phải mang theo vật phẩm
và cũng không có nghi thức nào đáng kể. Tuy nhiên, ông mối phải đến nhà gái 3
lần. Nhà gái dù có ưng thì cũng phải lựa lời từ chối hai lần đầu. Đến lần thứ ba
mới nhận lời và hẹn ngày tổ chức lễ ăn hỏi. Đồng bào quan niệm làm như vậy


15


mới khẳng định được giá trị của cô gái cũng như gia đình, không lo bị mọi
người chê cười.
Sau lễ dạm ngõ, nhà trai nhờ ông mối và người làm chứng mang theo 1 đôi
gà, 3 lít rượu sang nhà gái làm lễ ăn hỏi. Nhà gái cũng mời ông trưởng họ và
một số anh em trong nội bộ nhóm họ đến dự và chứng kiến. Trong lễ này, nhà
gái sẽ đưa ra số đồ thách cưới mà nhà trai phải mang sang trong ngày tổ chức
đón dâu. Lễ vật thách cưới bao giờ cũng được thực hiện theo thông lệ xưa; gồm
4 cái cúc áo bạc, 4 cái vòng tay, 4 cái nhẫn bạc, 3 đồng bạc trắng, 80 kg lợn hơi,
80 lít rượu, 1 con trâu.
Lễ cưới của người Thu Lao diễn ra trong 3 ngày tương ứng với 3 nghi lễ
lớn, mỗi nghi lễ được tổ chức trọn vẹn trong 1 ngày. Đó là: Lễ đón dâu, lễ đưa
dâu và lễ lại mặt. Trong mỗi nghi lễ lại có nhiều nghi thức nhỏ, như nghi thức
xin mở cửa; nghi thức giao nhận đồ thách cưới; nghi thức giao của hồi môn;
nghi thức xuất giá; nghi thức bái tổ tiên, nghi thức tranh buồng…
Sáng ngày thứ nhất, nhà trai tổ chức đón dâu. Đoàn đi đón dâu gồm có 6
người, mang theo những vật phẩm thách cưới cùng 1 túi bánh dày để làm lễ xin
mở cửa. Sau khi vào nhà, nhà trai tiến hành giao đồ thách cưới cho nhà gái, nhà
gái mời những người làm chứng hôm ăn hỏi đứng ra kiểm tra cho đủ.
Sáng hôm sau, nhà gái tổ chức lễ đưa dâu. Của hồi môn của cha mẹ cho cô
dâu mang về nhà chồng và những tư trang của cô dâu được trình ra công khai
trước đoàn nhà trai và quan khách của nhà gái. Buổi chiều, đoàn nhà trai xin
phép đón dâu. Ông mối bỏ những đồng bạc, vòng bạc, cúc áo bạc vào bát đặt lên
mâm rượu trao cho nhà gái. Nhà gái nhận đủ bạc rồi sắp xếp một đoàn đưa dâu
gồm 40 người đưa dâu.
Theo phong tục của người Thu Lao, bố mẹ chồng kiêng gặp mặt con dâu
khi cô dâu, chú rể chưa làm lễ bái gia tiên. Đồng bào tin rằng nếu phạm phải
điều kiêng kỵ ấy, sau này mối quan hệ giữa bố mẹ chồng và nàng dâu sẽ không

tốt. Chú rể đứng đón cô dâu ở cửa nhà, dắt tay cô dâu vào. Người chủ trì lễ cưới
16


của nhà trai thắp hương lên ban thờ khấn báo tổ tiên rằng con dâu đã về, cầu xin
tổ tiên phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ.
Người Thu Lao có tục tranh buồng trong đám cưới để “phân ngôi cao
thấp” sau này. Theo tục này, sau khi lễ tổ tiên xong, cô dâu và chú rể phải thi
nhau chạy thật nhanh vào buồng. Người ta cho rằng, ai vào trước là người đó
nhanh nhẹn hơn, sau này nên là người quyết định việc làm ăn của gia đình.
Sau nghi thức tranh buồng, nhà trai sắp mâm mời rượu đoàn đưa dâu của
nhà gái. Đám cưới bước vào tiệc rượu linh đình thâu đêm. Hôm sau, sau bữa
cơm sáng, đoàn đưa dâu mới ra về. Nhà trai đưa tiễn đoàn nhà gái đến tận cổng
làng, đồng thời chuẩn bị vật phẩm để thực hiện lễ lại mặt.

17



×