Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chuyên đề Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.76 KB, 12 trang )

Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................................................2
CHƯƠNG I...........................................................................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC TRĂNG..............................................................................3
I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.......................................................................................................................3

I.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................3
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo ........................................................................................3
I.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ...................................................................................4
I.1.3.1. Địa chất.....................................................................................................................4
I.1.3.2. Thổ nhưỡng...............................................................................................................4
I.1.4. Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng...........................................................5
I.2. ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU ...................................................................................................................................5
CHƯƠNG II.........................................................................................................................................................................6
QUY HOẠCH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CẢNG BIỂN, DI TÍCH, KHU DU LỊCH...........................................6
II.1. HIỆN TRẠNG CẢNG BIỂN, KHU DI TÍCH, KHU DU LỊCH TẠI SÓC TRĂNG........................................6

II.1.1. Hiện trạng cảng biển...................................................................................................6
II.1.2. Hiện trạng khu di tích.................................................................................................7
II.1.3. Hiện trạng khu du lịch................................................................................................7
MẶN TĂNG CAO, NẾU KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN THÌ NHỮNG VƯỜN CÂY ĂN QUẢ CÓ NGUY CƠ BỊ MẤT.
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI THAM QUAN VƯỜN CÂY ĂN QUẢ SẼ KHÔNG ĐƯỢC KHAI THÁC. CÁC KHU DU LỊCH
HỒ BỂ (VĨNH CHÂU), CỒN NỔI, MỎ Ó (TRẦN ĐỀ) CÓ NGUY CƠ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH ĐÃ ĐƯA RA................8
II.2. QUY HOẠCH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CẢNG BIỂN, DI TÍCH, KHU DU LỊCH....................................8

II.2.1. Giải pháp bảo vệ cảng biển........................................................................................8
II.2.2. Giải pháp bảo vệ di tích..............................................................................................9
II.2.3. Giải pháp bảo vệ khu du lịch ...................................................................................10


KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................12

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

MỞ ĐẦU
Hiện nay, BĐKH đang diễn ra tại tỉnh Sóc Trăng và đã có những tác động đáng kể
đến cơ sở hạ tầng và kinh tế của tỉnh. Theo kịch bản nước biển dâng 1 m thì Sóc Trăng sẽ
là 1 trong 10 tỉnh đứng đầu về thiệt hại với diện tích bị ngập khoảng 1.425 km 2, chiếm
đến 43,7% diện tích cả tỉnh, tác động mạnh mẽ đến công trình cảnh biển, di tích, khu du
lịch...
Để có thể thích ứng với BĐKH và nước biển dâng cần “Quy hoạch các giải pháp
bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...”. Đây là vấn đề mang tính trên phạm vi toàn
tỉnh, nhằm giúp cho các cấp, ban ngành có liên quan xây dựng định hướng bảo vệ môi
trường tốt hơn trong tương lai.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

2


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH SÓC
TRĂNG
I.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

I.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL). Diện tích tự nhiên 3.311,76 km 2, xấp xỉ 1% diện tích của cả
nước và 8,3% diện tích của khu vực ĐBSCL. Dân số trung bình năm 2009 là 1.293.165
người.
Tỉnh hiện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Sóc Trăng và các
huyện Châu Thành, Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Ngã Năm,
Thạnh Trị, Vĩnh Châu, Trần Đề, trong đó thành phố Sóc Trăng là trung tâm chính trị –
kinh tế – văn hóa xã hội của tỉnh.
Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 4 tỉnh trong vùng ĐBSCL:
- Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Đông – Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long qua sông Hậu.
- Phía Tây – Nam giáp tỉnh Bạc Liêu.
- Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 72 km.
I.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, địa hình bao gồm phần đất
bằng xen kẽ những vùng trũng và các giồng cát. Toàn bộ tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Nam
của vùng cửa sông Hậu, cao độ biến thiên không lớn, chỉ từ 0,2 – 2m so với mực nước
biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 – 1,0m. Địa hình của tỉnh có dạng hình
lòng chảo thoải, hướng dốc chính từ sông Hậu thấp dần vào phía trong, từ biển Đông và
kênh Quản lộ thấp dần vào đất liền với những giồng đất ven sông, biển.
Dựa vào địa hình có thể chia tỉnh Sóc Trăng thành 3 vùng như sau:
- Vùng địa hình thấp, vùng trũng: Tập trung ở huyện Mỹ Tú, Châu Thành, Thạnh
Trị, Ngã Năm và một phần phía Bắc huyện Mỹ Xuyên, thường bị ngập dài vào mùa mưa.
- Vùng địa hình cao ven sông Hậu và ven biển, gồm các huyện Vĩnh Châu, Trần
Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, cao trình từ 1,2 – 2 m, giồng cát cao đến 2m.
- Vùng địa hình trung bình: gồm có thành phố Sóc Trăng và huyện Kế Sách.
Với địa hình thấp, bị phân cắt nhiều bởi hệ thống các sông rạch và kênh mương
thủy lợi, lại tiếp giáp với biển cho nên dễ bị nước biển xâm nhập (nhiễm mặn) , nhất là
vào mùa khô.

Địa hình vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng có sự phân bậc rõ rệt ở 3 mức độ sâu:
- Độ sâu từ 0 – 10m nước: nhìn chung địa hình khá thoải và bằng phẳng. Khu vực
cửa sông có địa hình khá phức tạp, thay đổi theo mùa do tương tác động lực sông biển, có
nhiều cồn và doi cát ngầm đan xen với các luồng lạch.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

- Độ sâu từ 10 – 20m nước: địa hình có dạng sườn dốc. Địa hình khu vực cửa sông
(phía Đông Bắc) dốc hơn phía Tây Nam. Đây là giới hạn ngoài của khu vực lắng đọng
trầm tích hiện đại và vì thế địa hình thường thay đổi theo thời gian.
- Độ sâu 20 – 30m nước: địa hình khá thoải và rộng, có nhiều sóng cát, một số khu
vực phân bố các cồn ngầm thoải.
I.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng
I.1.3.1. Địa chất
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng được hình
thành bởi các loại trầm tích nằm trên nền đá gốc Mezoic xuất hiện từ độ sâu gần mặt đất
ở phía Bắc đồng bằng cho đến độ sâu khoảng 1.000 m ở gần bờ biển. Các dạng trầm tích
có thể chia thành những tầng chính sau:
- Tầng Holocene: nằm trên mặt, thuộc loại trầm tích trẻ, bao gồm sét và cát. Thành
phần hạt từ mịn tới trung bình.
- Tầng Pleistocene: có chứa cát sỏi lẫn sét, bùn với trầm tích biển.
- Tầng Pliocene: có chứa sét lẫn cát hạt trung bình.
- Tầng Miocene: có chứa sét và cát hạt trung bình.
I.1.3.2. Thổ nhưỡng
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, đất Sóc Trăng gồm 6 nhóm chính:

Bảng 1.1: Thống kê các loại đất chính tỉnh Sóc Trăng
TT

Loại đất

Diện
tích (ha)

Tỷ lệ
(%)

Phân bố

1

Đất cát

8.491

2,65

Dọc ven biển thuộc huyện Vĩnh Châu,
Mỹ Xuyên.

2

Đất phù sa

6.372


2,00

Tập trung ở các huyện Kế Sách, Mỹ Tú.

3

Đất gley

1.076

0,33

Các xã phía Bắc huyện Kế Sách

4

Đất mặn

158.547

49,50

Tập trung với diện tích lớn ở các huyện
Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên.

5

Đất phèn

75.823


23,70

Tập trung thành diện tích lớn ở các
huyện Mỹ Tú, Ngã Năm, Mỹ Xuyên và
một phần ở Thạnh Trị, Vĩnh Châu.

6

Đất nhân tác 46.146

21,82

Tập trung nhiều nhất ở huyện Kế Sách
và Long Phú.

Nguồn: Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, năm 2009
Đất đai trong tỉnh Sóc Trăng thuộc loại trầm tích hỗn hợp sông biển, có hàm lượng
sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ. Do nằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều vùng
trũng, khó tiêu thoát, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn. Diện tích đất mặn
và phèn không những ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, mà còn ảnh
hưởng đến nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu cũng như cung cấp cho ăn uống và sinh
hoạt (đất phèn hoạt động và đất phèn tiềm tàng là nguồn gốc gây ra nước chua), đặc biệt
là thời kỳ đầu mùa mưa.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...


I.1.4. Đặc điểm chế độ thủy, hải văn tỉnh Sóc Trăng
Sông rạch tỉnh Sóc Trăng đa phần thuộc vùng ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
không đều, cao độ mực nước của hai đỉnh triều và hai chân triều không bằng nhau. Đỉnh
triều cao nhất là 160 cm (vào tháng 10, 11), thấp nhất là 123 cm (vào tháng 5, 8), chân
triều cao nhất là -24 cm (tháng 11), thấp nhất là -103 cm (tháng 6), biên độ triều trung
bình từ 194 – 220 cm.
Nguồn nước trên hệ thống sông rạch tỉnh Sóc Trăng là kết quả của sự pha trộn
giữa lượng mưa tại chỗ, nước biển và nước thượng nguồn sông Hậu đổ về. Dòng cửa
sông Hậu khá mạnh vào mùa mưa, ảnh hưởng ra xa quá 4 hải lý, đây cũng là thời kỳ mùa
lũ ở sông Hậu. Dòng tổng hợp ven bờ khoảng 1m/s. Dòng hải lý theo mùa và dòng chảy
ven bờ lấn át dòng chảy sông tại vùng cửa Định An – dòng chảy theo hướng Tây – Nam
là chủ yếu trong mùa khô và theo hướng Đông – Bắc trong mùa mưa.
Do ảnh hưởng bởi dòng thủy triều và hải triều nên nước trên sông trong năm có
thời gian bị nhiễm mặn vào mùa khô, vào mùa mưa nước sông được ngọt hóa, có thể sử
dụng cho tưới nông nghiệp. Phần sông rạch giáp biển bị nhiễm mặn quanh năm, do đó
không thể phục vụ tưới cho nông nghiệp, nhưng bù lại nguồn nước mặn, lợ ở đây lại tạo
thuận lợi trong việc nuôi trồng thủy sản.
I.2. ĐẶC TRƯNG KHÍ HẬU
Khí hậu tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và
chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 26,6°C (năm 2008). Nhiệt độ cao nhất trong
năm vào tháng 4 (28,2°C) và nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (25,4°C).
- Nắng: Tổng lượng bức xạ trung bình trong năm tương đối cao, đạt 140 – 150
kcal/cm2. Tổng giờ nắng bình quân trong năm 2.292,7 giờ (khoảng 6,28 giờ/ngày), cao
nhất thường vào tháng 3 là 282,3 giờ, thấp nhất thường vào tháng 9 là 141,5 giờ.
- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.660 – 2.230 mm, chênh lệch lớn theo
mùa, mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa, mùa khô rất ít, có tháng không mưa.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình cả năm là 84% (cao nhất 89% vào mùa mưa, thấp nhất

75% vào mùa khô).
- Gió: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tỉnh Sóc Trăng có các hướng gió
chính như sau: Tây, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam và gió được chia làm hai mùa rõ rệt
là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam là chủ yếu; còn mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là chủ yếu với tốc
độ gió trung bình là 1,77m/s.
- Các yếu tố khác: Tỉnh Sóc Trăng nằm trong khu vực rất ít gặp bão. Theo tài liệu
về khí tượng thủy văn ghi nhận, trong 100 năm qua chỉ có 2 cơn bão đổ bộ vào Sóc Trăng
(năm 1952, 1997) gây thiệt hại rất lớn.
Những năm gần đây, lốc thường xảy ra ở Sóc Trăng. Lốc tuy nhỏ nhưng cũng gây ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

CHƯƠNG II
QUY HOẠCH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CẢNG BIỂN, DI
TÍCH, KHU DU LỊCH
II.1. HIỆN TRẠNG CẢNG BIỂN, KHU DI TÍCH, KHU DU LỊCH TẠI SÓC
TRĂNG
II.1.1. Hiện trạng cảng biển
Sóc Trăng có 72 km bờ biển, có 03 cửa sông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh,
có hai cảng lớn là cảng Đại Ngãi và Trần Đề. (Cảng Trần Đề nằm ở khu vực cửa biển
Trần Đề, Cảng Đại Ngãi cách Trần Đề 35km bên sông Hậu).
BĐKH gây ra nhiều tác động đến cảng, nhưng chủ yếu là gây hư hại thiết kế công
trình của cảng, dẫn đến việc phải xây dựng cảng mới hoặc tốn chi phí để tu sửa cảng bị

hỏng, việc giao lưu buôn bán thông qua các cảng bị đình trệ.
Hiện nay khi nước ròng, cảng Trần Đề mấp mé nước. Vào ba tháng cuối năm,
cảng cá này chịu cảnh “chết chìm” trong triều cường. Do đó cần phải có các giải pháp kịp
thời để giải quyết vấn đề hiện tại và lập kế hoạch nâng cấp, sửa chữa theo hướng thích
ứng với điều kiện nước biển dâng trong tương lai.

Hình 2.1. Hiện trạng cảng Trần Đề
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

Cửa Định An là cửa sông có diễn biến phức tạp, thường xuyên bị bồi lắng. Theo
số liệu khảo sát từ năm 1991 đến nay, luồng tàu qua lại cửa Định An luôn dịch chuyển và
bị bồi lấp tạo thành các bãi cạn ở phía Bắc và Nam cửa Định An. Theo bản đồ biến động
đường bờ biển hiện có, cho thấy tại huyện Cù Lao Dung về phía cửa sông Hậu đang mở
rộng với tốc độ trung bình từ 20 đến 50 m mỗi năm làm cho tàu thuyền khó qua lại tại
khu vực này.
Cụ thể, lượng tàu biển qua cửa Định An trên sông Hậu (một trong những cửa sông
quan trọng về giao thông vận tải biển ở ĐBSCL) sụt giảm liên tục trong những năm gần
đây. Từ năm 2006 đến nay, số lượt tàu biển trên tổng số các loại tàu qua cửa Định An đã
liên tục giảm. Nếu lấy mốc năm 2006 là 100%, thì đến năm 2007 chỉ còn 64,1%, năm
2008 là 28,1% và năm 2009 là 13,3%. Số lượng tàu biển vào sông Hậu không chỉ giảm
về số lượng mà còn giảm về tải trọng, trọng tải bình quân hiện chỉ còn 1.200 DWT. Việc
đi lại của tàu biển theo luồng vào sông Hậu qua cửa Định An ngày càng khó, bởi quy luật
bồi lắng bùn cát ở cửa sông, và mặt khác bởi cách nạo vét cầm chừng, không tới nơi tới
chốn từ nhiều năm nay. (Nguồn: Báo cáo nghiên cứu biến động đường bờ biển tỉnh Sóc
Trăng bằng công nghệ Viễn Thám).

Theo quy hoạch phát triển KTXH vùng ven biển sẽ xây dựng cảng nước sâu (cách
bờ biển cửa Trần Đề và bãi biển Cù Lao Dung khoảng 20km). Cảng Trần Đề và cảng Đại
Ngãi được mở rộng thành hai cảng trung chuyển. Cảng hỗ trợ và chuyển tải cho Cảng nước
sâu (loại tàu 30.000 -50.000DWT) được xây dựng ở khu vực bờ biển Trần Đề - Vĩnh Châu.
Trước tình hình BĐKH đang diễn ra, vấn đề bồi xói tại khu vực ven biển ngày càng
nghiêm trọng, nước biển dâng gây ngập các công trình ở khu vực có địa hình thấp. Các
cảng này khi xây dựng nếu không có quy hoạch chi tiết về vị trí xây dựng, cốt nền có tính
đến yếu tố BĐKH thì sẽ không phát huy được mục tiêu phát triển kinh tế mà tỉnh nhắm tới,
mà sẽ gây tốn kém tiền của khi xây dựng, sửa chữa cảng do tác động của BĐKH (cảng
ngập, chân cảng bị rỉ sét, xói lở...) khi đưa vào sử dụng.
II.1.2. Hiện trạng khu di tích
Hiện tại ở Sóc Trăng có 2 khu di tích cần được bảo tồn là khu di tích chùa Mã Tộc
(chùa Dơi) và Bửu Sơn Tự (chùa Đất Sét). Hai khu di tích này hiện nằm sâu trong lục
địa, tuy không bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng nhưng chịu tác động của BĐKH. Vì thế
cần có các biện pháp để ngăn ngừa BĐKH diễn ra.
II.1.3. Hiện trạng khu du lịch
BĐKH tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương
mại, dịch vụ. Thông qua tác động tiêu cực, ảnh hưởng gián tiếp đến các lĩnh vực khác
như giao thông, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng,..
Du lịch chủ yếu bao gồm các hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và lữ hành
(đưa đón và hướng dẫn khách tại các địa điểm tham quan du lịch) nên phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố thời tiết. Do đó, nếu thời tiết xấu, các hoạt động du lịch sẽ bị ảnh hưởng
rất lớn.
Một vài năm trở lại đây, do thời tiết biến đổi thất thường, Vườn Cò Tân Long (xã
Long Bình, huyện Thạnh Trị) có nguy cơ bị xóa sổ. Loài Dơi ngựa lớn tại chùa Dơi có
nguy cơ tuyệt chủng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh Sóc Trăng.
Với kịch bản nước biển dâng 75cm, các khu vực ven biển như Trần Đề, Vĩnh
Châu không bị ngập, vì thế vẫn có thể thực hiện quy hoạch phát triển du lịch sinh thái
nhà vườn kết hợp nghỉ dưỡng tại hạ lưu sông Hậu. Tuy nhiên khi đầu tư xây dựng các
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


7


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, khách sạn ven biển tại Vĩnh Châu và Trần Đề cần chú
ý đến hiện tượng sạt lở bờ biển.
Đối với huyện Cù Lao Dung muốn xây dựng khu du lịch cần chú ý vấn đề bờ bao.
Bờ bao cũng chính là sự bảo đảm sống còn đối với mỗi gia đình giữa một vùng sông
nước mênh mông, thủy triều lên xuống, thiên tai đe dọa. Những bờ bao cũng chính là
đường đi nối liền giữa các khu vườn, mảnh rẫy. Đây cũng là nét đặc trưng của huyện xem
xét đưa vào khai thác du lịch. Vấn đề bảo vệ rừng bần của Xã An Thạnh Nam và An
Thạnh III rất quan trọng vì vừa có thể sử dụng rừng chống xói lở bờ biển vừa khai thác
để phát triển hình thức du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp nhà vườn hình thành nên
cụm du lịch Cù Lao Dung.
Mặn tăng cao, nếu không có giải pháp ngăn chặn thì những vườn cây ăn quả có
nguy cơ bị mất. Tiềm năng du lịch sinh thái tham quan vườn cây ăn quả sẽ không được
khai thác. Các khu du lịch Hồ Bể (Vĩnh Châu), Cồn Nổi, Mỏ Ó (Trần Đề) có nguy cơ
không đạt được lợi ích đã đưa ra.
II.2. QUY HOẠCH CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CẢNG BIỂN, DI TÍCH, KHU DU
LỊCH
Cảng biển, khu di tích là các đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi xảy ra
BĐKH và nước biển dâng. Nếu như các khu công nghiệp, khu dân cư có thể di dời đi nơi
khác khi nước biển dâng thì 2 đối tượng này không thể di dời được.
Khu di tích gắn với 1 vị trí nhất định, nếu nước biển dâng thì biện pháp bảo vệ,
thích ứng với nước biển dâng là rất khó khăn.
Nước biển dâng làm cho cảng biển ngập, có thể thực hiện di dời theo mực nước
dâng, nhưng đó không phải là giải pháp tối ưu vì khi di dời thì chi phí là rất lớn.
Các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch trước BĐKH và nước biển

dâng chỉ có thể là làm giảm tác động của những đối tượng này lên sự BĐKH toàn cầu.
II.2.1. Giải pháp bảo vệ cảng biển
Biển là đối tượng dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu. Nhưng nếu biết nắm
bắt, thực hiện nhiều giải pháp phù hợp thì chúng ta vừa có cơ hội phát triển kinh tế biển,
vừa giảm thiểu những tác động xấu của biến đổi khí hậu.
- Nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư biển để chủ động đối phó với BĐKH
và nước biển dâng
+ Phổ biến kiến thức về BĐKH cho người dân trong khu vực cảng.
+ Khuyến khích hành động bảo vệ môi trường cảng biển.
+ Tăng cường quản lý ven bờ dựa vào cộng đồng dân cư
+ Xây dựng khu tái định cư cho nhân dân, di dời cơ sở hạ tầng trong khu vực nguy
hiểm vào sâu trong lục địa (có chính sách hỗ trợ tái định cư và giúp xây dựng nhà ở kiên
cố cho nhân dân vùng ven biển).
- Tôn cao đất đai tại các cảng. Thường xuyên gia cố chân công trình để tránh sạt
lở.
- Ngăn ngừa xâm nhập mặn cho các công trình tại cảng: như quét sơn vào các
chân công trình cầu cảng ngăn hiện tượng rỉ sét
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

8


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

- Bảo vệ cảng khỏi ô nhiễm
+ Trong giai đoạn thiết kế các dự án đầu tư xây dựng, mở rộng cảng biển: Nghiên
cứu, lựa chọn vị trí và thiết kế cảng một cách phù hợp, chú ý đến khả năng tù đọng nước,
quan tâm đến độ nhạy cảm môi trường và thực hiện nghiêm đánh giá tác động môi
trường.
+ Trong giai đoạn xây dựng cảng biển: Thực thi đánh giá tác động môi trường và

kế hoạch quản lý môi trường và các biện pháp giảm thiểu môi trường, chương trình giám
sát và quản lý thi công cảng.
+ Trong giai đoạn vận hành cảng biển: Thu gom và xử lý chất thải rắn, lỏng và
chất thải công nghiệp; xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống sự cố (tràn dầu, tràn
hóa chất, cháy nổ, an toàn lao động); sẵn sàng phối hợp ứng phó sự cố tràn dầu; định kỳ
lập báo cáo môi trường khu vực cảng
- Kiểm soát ô nhiễm biển
+ Tất cả các cảng biển trên toàn quốc cũng như các cơ sở phá dỡ tàu cũ cần phải
được lắp đặt hệ thống tiếp nhận và xử lý các chất thải từ tàu. Quan tâm đúng mức đến các
biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tại các khu vực cầu cảng tiếp nhận hàng dầu
khí, hoá chất. Xây dựng nguyên tắc và cơ chế quản lý, giám sát hoạt động vệ sinh két dầu
lắng và la canh buồng máy của tàu tại cảng.
+ Nước thải từ các nhà máy đóng và sửa chữa tàu phải được thu gom, xử lý bảo
đảm trước khi thải ra môi trường.
+ Tiến hành xây dựng và hoạt động được hệ thống quan trắc đối với hoạt động
hàng hải nói chung cũng như hoạt động cảng biển nhằm phát hiện, dự báo ô nhiễm môi
trường, góp phần bảo vệ môi trường biển
+ Thiết lập một chương trình giám sát và quản lý môi trường của các dự án đối với
từng cụm cảng hoặc từng cảng. Mỗi cảng tuỳ theo quy mô mà lựa chọn để thành lập một
tổ chức quản lý môi trường nhằm mục đích giám sát và cảnh báo môi trường, thực hiện
luật, quy chế về bảo vệ môi trường.
- Xây dựng cảng bền vững
+ Mục tiêu của bến cảng là sẽ trở thành công trình tự cung cấp năng lượng và là
hình mẫu lí tưởng về môi trường cho những công trình công cộng. Do đó, kiến trúc của
bến cảng sẽ tích hợp những công nghệ như: năng lượng mặt trời và gió
+ Thực hiện nạo vét luồng lạch thường xuyên để tàu thuyền có thể thông thương
vào cảng dễ dàng.
II.2.2. Giải pháp bảo vệ di tích
BĐKH gây ra hiện tượng mưa axit, một trong những nguyên nhân gây phá hủy
các công trình di tích. Vì thế để bảo vệ các khu di tích cần có các biện pháp bảo vệ bầu

không khí trong sạch, ngăn ngừa hiện tượng BĐKH. Vì khi BĐKH và nước biển dâng
xảy ra, các khu di tích sẽ không thể thích ứng được mà sẽ bị mất đi hoàn toàn.
Để bảo vệ các di tích trước BĐKH cần thực hiện một số biện pháp để hạn chế các
nguyên nhân gây ra BĐKH như:
- Giảm lượng khí thải nhà kính bằng cách thay đổi thói quen sử dụng các loại
nhiên liệu hóa thạch bằng các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

9


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

- Xử lý các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra môi trường.
- Thực hiện dự án trồng cây nhằm tạo lập lớp phủ thực vật.
- Giáo dục ý thức bảo vệ di tích cho người dân.
II.2.3. Giải pháp bảo vệ khu du lịch
Biện pháp hữu hiệu để bảo vệ khu du lịch trước nguy cơ BĐKH và nước biển
dâng là ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm do các khu du lịch gây ra bằng một số biện pháp
sau:
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoà vào thiên nhiên. Khuyến khích phát triển
loại hình du lịch thân thiện với môi trường;
- Đặt các thùng để thu gom rác thải. Tạo sự tự giác cao đối với nhân viên phục vụ,
nhân dân trong vùng và du khách bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi theo
kiểu “tiện đâu bỏ đó”.
- Xây dựng các nhà vệ sinh công cộng hợp vệ sinh tại các khu du lịch.
- Khu vực nhà hàng trong khu du lịch có hệ thống thu gom nước thải xuống các
hầm rút tại chỗ.
- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và tái sử dụng tới 50% lượng nước
thải để tưới cây, vừa tiết kiệm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

- Đối với khu du lịch ven biển thì hàng ngày quét dọn và thu gom rác trên bãi
biển.thường xuyên cử công nhân viên vệ sinh bờ biển, thu gom và vớt váng rong
- Làm tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong các khu du lịch, điểm
du lịch; làm cho nhân viên phục vụ và nhân dân trong vùng hiểu được mối quan hệ giữa
môi trường và du lịch. Việc tôn tạo cảnh quan môi trường sinh thái phải gắn với bảo vệ vì
nếu can thiệp quá nhiều sẽ không tránh khỏi việc làm vỡ hệ thống cấu trúc tự nhiên và
môi trường sinh thái của các khu du lịch, gây ra sự xáo trộn và mất cân bằng của môi
trường; có sự phối hợp hành động giữa các ngành, các cấp và toàn xã hội trong hoạt động
du lịch. Trong quy hoạch phát triển du lịch nên có quy hoạch chi tiết trồng cây xanh tại
các diểm du lịch, khu du lịch tạo không khí mát mẻ để thu hút du khách.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

10


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

KẾT LUẬN
Với lợi thế nằm cuối nguồn sông Hậu, gồm nhiều cù lao (cồn) lớn nhỏ trên sông,
mỗi cù lao là một ốc đảo xanh tươi bốn mùa trái chín sum xuê. Ngoài ra tỉnh còn có hàng
trăm kilomet đường sông, kênh, rạch; 72 km bờ biển với ngư trường rộng nhiều cá tôm;
có hàng ngàn ha rừng ngập mặn ven biển,... Sự ưu đãi này của thiên nhiên cùng với
những nét văn hoá tinh thần, văn hoá vật chất do con người tạo lập khiến Sóc Trăng có
lợi thế về phát triển cảng biển và các khu du lịch.
Hiện nay các cảng biển, di tích, khu du lịch trên địa bàn tỉnh đang chịu sự tác động
của BĐKH và nước biển dâng, phá vỡ cơ sở hạ tầng, gây thiệt hại về mặt kinh tế của tỉnh.
Để giảm tác động của BĐKH và nước biển dâng đối với các cảng biển, di tích, khu du
lịch cần có sự đầu tư về mặt ngân sách và phải được sự quan tâm của các cấp, ban ngành
có liên quan của tỉnh Sóc Trăng.


TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

11


Quy hoạch các giải pháp bảo vệ cảng biển, di tích, khu du lịch...

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Kế hoạch KTXH 2006 - 2010 và phương hướng 2011-2015 - Sở TNMT - Năm 2009

2.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Sóc Trăng - UBND tỉnh
- Năm 2009

3.

Báo cáo HTMT năm 2006-2009 - Sở TNMT - Năm 2009

4.

Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 và phương hướng hoạt động năm 2009 phòng
tài nguyên khoáng sản - Sở TNMT - Năm 2008

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

12




×