Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG VEN BIỂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ; ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

TRẦN THỊ HÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG
VEN BIỂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ;
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI- 2017




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

TRẦN THỊ HÂN


NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG
VEN BIỂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ;
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 62 42 01 20

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. ĐỖ HỮU THƯ
2. PGS. TS.. PHẠM VIỆT CƯỜNG

Hà Nội-2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án "Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng
ven biển ở tỉnh Quảng Trị, đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển" là công
trình nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Hữu Thư và
PGS.TS Phạm Việt Cường. Các số liệu trình bày trong luận án là trung thực.
Một số kết quả đã được công bố đồng tác giả, phần còn lại chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số
liệu trong luận án này.

Hà Nội, ngày

tháng 3 năm 2017


Tác giả luận án

Trần Thị Hân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ tận tình của các Thầy, các Cô, các cơ quan, đơn vị hữu quan, các đồng
nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất
đến:
- Quý Thầy, Cô phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập và thực
hiện luận án.
- TS. Đỗ Hữu Thư (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam), người Thầy đã giành rất nhiều thời gian và
tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận án.
- PGS.TS Phạm Việt Cường (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học
Miền Trung) đã tận tình hướng dẫn và quan tâm tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành luận án.
- Các đồng nghiệp ở Trung tâm KHCN Quảng Trị, Viện Nghiên cứu Khoa
học Miền Trung đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án.
- Lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị, Chi
cục bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị, các Hạt Kiểm lâm các huyện Vĩnh Linh;
Gio Linh; Triệu Phong và Hải Lăng đã tham mưu và cung cấp cho tôi nhiều tài
liệu quý giá phục vụ quá trình nghiên cứu.
- Gia đình và bạn bè đã luôn luôn quan tâm và động viên. Đây là động lực

lớn cho tôi trong quá trình học tập, cũng như trong lúc thực hiện luận án.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận án bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn.
Trân trọng.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

Tác giả

Trần Thị Hân
ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 3
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA ......................................................... 3
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÙNG VEN BIỂN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ......................................................... 6
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển trên thế giới ............. 6
1.2.2 Tổng quan hình nghiên cứu vùng ven biển ở Việt Nam ..................... 9
1.3 TỔNG QUAN VỀ HST VÙNG CÁT VEN BIỂN MIỀN TRUNG
VIỆT NAM ................................................................................................ 11
1.3.1 Vị trí HST ......................................................................................... 11
1.3.2 Qui mô HST ...................................................................................... 11

1.3.3 Diện tích HST ................................................................................... 11
1.3.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển Miền Trung ........... 12
1.4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÙNG VEN BIỂN
QUẢNG TRỊ .............................................................................................. 21
1.4.1 Các công trình nghiên cứu vùng ven biển tỉnh Quảng Trị................ 21
1.4.2 Các nhân tố phát sinh tính ĐDSH vùng cát ven biển Quảng Trị ....... 25
CHƯƠNG 2.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN
CỨU
.................................................................................................. 41
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..................................................................... 41
2.1.1 Vị trí địa lý, hành chính .................................................................... 41
2.1.3. Khí hậu, thủy văn .............................................................................. 42
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................... 45
2.2.1 Dân số, lao động và dân tộc .............................................................. 45
2.2.2 Đời sống và thu nhập của người dân ................................................ 45
2.2.3 Cơ sở hạ tầng và hoạt động xã hội .................................................... 46
CHƯƠNG 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 47
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 47
3.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 47
3.2.1 Phạm vi địa lý ................................................................................... 47
3.2.2 Phạm vi khoa học.............................................................................. 47
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 47
3.3.1 Nghiên cứu hiện trạng các HST tự nhiên ......................................... 47
3.3.2 Nghiên cứu đặc trưng cơ bản của khu hệ thực vật trong các HST tự
nhiên .......................................................................................................... 47
iii


3.3.3 Đánh giá vai trò và giá trị của các HST tự nhiên tại vùng nghiên cứu .

.......................................................................................................... 47
3.3.4 Dự báo xu thế biến đổi của các HST tự nhiên khu vực nghiên cứu ....
.......................................................................................................... 48
3.3.5 Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ, bảo tồn và phát triển các HST tự
nhiên tại vùng nghiên cứu. .......................................................................... 48
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 48
3.4.1 Phương pháp kế thừa số liệu, tài liệu ................................................ 48
3.4.2 Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ................................... 48
3.4.3 Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm..................... 52
3.4.4 Phương pháp thành lập bản đồ.......................................................... 54
3.4.5 Phương pháp tính chỉ số thực vật NDVI ......................................... 54
3.4.6 Phương pháp phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng. ............ 54
3.4.7 Phương pháp đánh giá tính ĐDSH ................................................... 55
3.4.8 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 55
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................ 56
4.1 HIỆN TRẠNG CÁC HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH
QUẢNG TRỊ .............................................................................................. 56
4.1.1 Nguồn gốc hình thành ....................................................................... 56
4.1.2 Phân loại ........................................................................................... 62
4.1.3 Diện tích và phân bố ......................................................................... 68
4.2 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA KHU HỆ THỰC VẬT TRONG
CÁC HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ. ....................... 73
4.2.1 HST rừng kín thường xanh hình thành trên đất bazan ..................... 73
4.2.2 HST rừng trên cát (HST-RTC) ......................................................... 84
4.2.3 HST rừng đầm lầy ngập nước ngọt (HST-RNN).............................. 95
4.2.4 HST rừng ngập nước mặn (HST-RNM) ......................................... 100
4.3 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC HST TỰ NHIÊN
VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ ............................................................... 106
4.3.1 Vai trò và giá trị đối với kinh tế - xã hội - môi trường và phát triển
khu vực...................................................................................................... 106

4.3.2 Vai trò và giá trị của các HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị đối
với khoa học và nghiên cứu khoa học....................................................... 108
4.3.3 Vai trò và giá trị trong nghiên cứu bảo tồn các HST đặc thù và độc
đáo ........................................................................................................ 113
4.4 DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC HST TỰ NHIÊN VEN
BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ ...................................................................... 115
4.4.1 Xu thế biến đổi theo chiều hướng tiêu cực của các HST tự nhiên
ven biển tỉnh Quảng Trị ........................................................................... 115
4.4.2 Xu thế biến đổi theo chiều hướng tích cực của các HST tự nhiên ven
biển tỉnh Quảng Trị ................................................................................... 117
4.4.3 Xác định nguyên nhân suy giảm các HST tự nhiên ven biển tỉnh
Quảng Trị .................................................................................................. 119
iv


4.5 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN CÁC HST TỰ NHIÊN VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ ......... 125
4.5.1 Đánh gía tác động của suy giảm HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng
Trị
........................................................................................................ 125
4.5.2 Một số giải pháp bảo tồn và phát triển các HST tự nhiên ven biển
tỉnh Quảng Trị ........................................................................................... 126
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

...................................................................135

1. Kết luận ................................................................................................ 135
2. Kiến nghị .............................................................................................. 136
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ...........................................137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC

GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
……………………………..138
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………139

Phần Phụ lục............................................................................................147

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CNM

Cây ngập mặn

ĐNN

Đất ngập nước

FAO

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc
(Food and Agriculture Organization of the United

Nations)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Global International Systems)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

HST

Hệ sinh thái

HST-RKTX

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá rộng trên đất
bazan

HST-RNM

Hệ sinh thái rừng ngập nước mặn

HST-RNN

Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt

HST-TRC

Hệ sinh thái rừng kín thường xanh cây lá cứng trên cát

ven biển

IUCN

Liên minh Bảo tồn thiên
nhiên Quốc tế
(International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources)

KTMT

Kỹ thuật môi trường

KT-XH

Kinh tế - xã hội

N-B-S

Phố sinh học tiêu chuẩn/Phổ dạng sống tiêu chuẩn
(Normal Biological Spectrum)

OTC

Ô tiêu chuẩn

PDS

Phổ Dạng Sống
vi



PRA

Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng
(Participatory Rapia Appraisal)

RNM

Rừng ngập mặn

KTTV

Khí tượng thủy văn

SP-RCC
TVC

Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu
(Support Program to Response to Climate Change)
Thực vật chính

TVNM

Thực vật ngập mặn

TVTG

Thực vật tham gia


UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (United Nations
Environment Programme)

UNESCO

Tổ chức Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United
Nations Educational Scientific and Cultural Organizaion)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1: Các kiểu HST thuộc vùng ven biển Việt Nam [56] ........................... 10
Bảng 4.1: Phân loại thảm thực vật ven bờ tỉnh Quảng Trị và những đặc điểm chủ
yếu ....................................................................................................................... 63
Bảng 4.2: Phân bố diện tích các HST rừng tự nhiên ven biển Quảng Trị năm
2015 theo số liệu điều tra tại các Hạt Kiểm lâm 4 huyện ................................... 68
Bảng 4.3: Biến động diện tích các HST rừng tự nhiên từ năm 2000 đến 2015 theo số
liệu điều tra tại các Hạt Kiểm lâm 4 huyện ......................................................... 69
Bảng 4.4: Biến động diện tích lớp phủ thực vật vùng nghiên cứu qua
phân tích chỉ số NDVI ........................................................................................ 70
Bảng 4.5: Sự phân bố các taxon ở HST-RKTX .................................................. 75
Bảng 4.6: So sánh hệ thực vật HST-RKTX với hệ thực vật toàn tỉnh ............... 75
Bảng 4.7: Đa dạng họ hệ thực vật bậc cao HST-RKTX ..................................... 76

Bảng 4.8: Công thức tổ thành cây gỗ tại các điểm nghiên cứu HST-RKTX ...... 77
Bảng 4.9: Mật độ thực vật rừng HST-RKTX tại các vị trí nghiên cứu ............. 78
Bảng 4.10: Số lượng và tỷ lệ nhóm dạng sống chính của hệ thực vật hạt kín HSTRKTX .................................................................................................................. 81
Bảng 4.11: So sánh PDS của HST-RKTX Quảng Trị và phổ sinh học tiêu chuẩn
của Raunkiaer (1934) .......................................................................................... 83
Bảng 4.12: Sự phân bố các taxon ở HST-RTC .................................................... 84
Bảng 4.13: Các họ có nhiều loài được ghi nhận tại HST-RTC .......................... 85
Bảng 4.14: Đa dạng chi ghi nhận tại HST-RTC ................................................. 86
Bảng 4.15: Công thức tổ thành cây gỗ tại các điểm nghiên cứu HST-RTC ....... 87
Bảng 4.16: Mật độ thực vật rừng HST-RTC tại các vị trí nghiên cứu ............... 88
Bảng 4.17: Số lượng và tỷ lệ nhóm dạng sống chính của hệ thực vật hạt kín HSTRTC ..................................................................................................................... 90
Bảng 4.18: So sánh PDS của HST-RKTX và HST-RTC với PDS tiêu chuẩn ... 92
Bảng 4.19: Sự phân bố các taxon ở HST-RNN .................................................. 95
Bảng 4.20: Đa dạng taxon họ và chi hệ thực vật HST-RNN .............................. 96
Bảng 4.21: Sự phân bố và xuất hiện của các loài tại 2 điểm nghiên cứu HSTRNN ..................................................................................................................... 96
Bảng 4.22 : Công thức tổ thành cây gỗ tại các điểm nghiên cứu HST-RNN ..... 97
Bảng 4.23: Mật độ thực vật rừng HST-RNN tại các vị trí nghiên cứu .............. 97
Bảng 4.24: So sánh đa dạng hệ thực vật HST-RNM Quảng Trị với các tỉnh lân
cận ..................................................................................................................... 102
Bảng 4.25 Mật độ TVNM thân gỗ trong quần xã ở các điểm nghiên cứu ........ 103
Bảng 4.26: Biến động diện tích RNM qua các thời kỳ ............................... 105
Bảng 4.27: Phân bố diện tích RNM ở tỉnh Quảng Trị ...................................... 105
Bảng 4.28: Giá trị tài nguyên hệ thực vật ở các HST rừng tự nhiên ven biển
Quảng Trị .......................................................................................................... 109
Bảng 4.29. Danh sách các loài quý hiếm được ghi nhận ở vùng ven biển Quảng Trị ....111
Bảng 4.30: Ma trận biến động diện tích Rú Lịnh từ 2005-2015 ....................... 122
Bảng 4.31: Danh mục các loài cây gỗ bản địa ở vùng cát ven biển Quảng Trị đề
nghị trồng bổ sung, phục hồi các rú .................................................................. 128
Bảng 4.32: Danh mục các loài cây bụi ở vùng cát ven biển Quảng Trị đề nghị
trồng bổ sung, phục hồi các rú ........................................................................... 130

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ các tuyến và điểm khảo sát ............................................ 51
Hình 4.1: Bản đồ chỉ số NDVI năm 2000 .................................................. 71
Hình 4.2: Bản đồ chỉ số NDVI năm 2015 .................................................. 72
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh tỷ lệ phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan 76
Hình 4.4: Cây Garcinia fusca tại rú Lịnh ................................................... 80
Hình 4.5: Dây leo ở rú Vĩnh Tú .................................................................. 80
Hình 4.6: Tầng cây bụi ở rú Đưng .............................................................. 80
Hình 4.7: Cây con tái sinh từ hạt ở rú Lịnh ............................................... 80
Hình 4.8: Biểu đồ nhóm dạng sống chính của hệ thực vật HST-RKTX ... 83
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh số lượng loài của 8 họ nhiều loài ................................. 85
Hình 4.10: Rêu ở rú Hải Ba ...................................................................... 89
Hình 4.11: Cây ký sinh ở rú Đông Dương ................................................. 89
Hình 4.12: Biểu đồ nhóm dạng sống chính của hệ thực vật HST-RTC ..... 91
Hình 4.13: Sinh cảnh trằm Trà Lộc ........................................................... 98
Hình 4.14: Rừng tràm ở Nhĩ Thượng ................................................................ 98
Hình 4.15: Rừng bán ngập ở Nhĩ Thượng ................................................ 99
Hình 4.16: Cây Bần chua ......................................................................... 101
Hình 4.17: Cây Dừa nước ....................................................................... 101
Hình 4.18: Cây Ghi Đông dương ............................................................. 112
Hình 4.19: Cây Dó bầu Aquilaria crassna ở rú Lịnh ............................... 112
Hình 4.20: Cây gỗ ở rú Gio Quang ........................................................................114
Hình 4.21: Cây lan Ty trụ Zeuxine grandis ở rú Vĩnh Chấp ............................115
Hình 4.22: cây Dó bầu bị khai thác ở rú Lịnh .......................................... 123
Hình 4.23: Khai thác gỗ củi ở rú Lịnh ..................................................... 124
Hình 4.24: Sinh cảnh HST-RNN ............................................................. 125
Hình 4.25: Sinh cảnh rú Gio Thành ......................................................... 127



ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, các hệ sinh thái vùng ven biển
Việt Nam nói chung, vùng ven biển Quảng Trị nói riêng, đang bị biến đổi cả về mặt
diện tích, phân bố, lẫn cấu trúc nội tại, do ảnh hưởng của các tác động của con
người và các nhân tố tự nhiên (khí hậu, gió bão…).
Hệ sinh thái vùng ven biển được xem là một trong những hệ sinh thái kém ổn
định và dễ bị tổn thương nhất, nhưng đồng thời đây cũng là hệ sinh thái có vai trò
quan trọng trong việc bảo vệ vùng đới bờ trước những hiểm họa của thiên tai và
biến đổi khí hậu. Nhận thức được ý nghĩa của các hệ sinh thái này, Quỹ Quốc tế về
Bảo vệ thiên nhiên WWF (2008) [52], đã xếp các hệ sinh thái rừng thường xanh
trên vùng đất thấp là 1 trong 12 hệ sinh thái nhạy cảm và có nguy cơ bị đe dọa.
Cho đến nay, tại vùng ven biển tỉnh Quảng Trị đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu về hệ thực vật và thảm thực vật. Tuy chưa được, nghiên cứu, đánh giá
một cách đầy đủ, nhưng những điều tra bước đầu cũng cho thấy vùng ven biển tỉnh
Quảng Trị chứa đựng tài nguyên đa dạng sinh học hiếm có của hệ sinh thái vùng cát
biển của vùng khí hậu khô nóng của Việt Nam.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu vùng ven biển Quảng Trị chỉ
tập trung ở một vài địa điểm mang tính nỗi bật như Rú Lịnh, trằm Trà Lộc. Đặc
biệt, chưa có công trình nào đánh giá một cách tổng thể vùng ven biển tỉnh Quảng
Trị trên quan điểm sinh thái học.
Với những đặc trưng và giá trị cả về mặt khoa học, kinh tế lẫn xã hội và môi
trường, các hệ sinh thái tự nhiên ven biển ở Quảng Trị cần phải được nghiên cứu,
gìn giữ, bảo tồn và phát triển.
Vì vậy, với mong muốn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo

tồn, phát triển và khai thác sử dụng nhằm phục vụ đời sống nhân dân ở địa phương
và phát triển kinh tế-xã hội trong vùng, chúng tôi đã tiến hành đề tài luận án
“Nghiên cứu đặc trưng các hệ sinh thái rừng ven biển ở tỉnh Quảng Trị; đề xuất
các giải pháp bảo vệ và phát triển”.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được đặc trưng của các HST tự nhiên vùng ven biển tỉnh Quảng
Trị, góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác bảo tồn, phát triển
và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vùng ven biển.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đa dạng hệ thực vật và thảm thực vật tự nhiên vùng nghiên
cứu theo không gian; đặc trưng của hệ thực vật trong một số kiểu thảm thực vật tiêu
biểu của vùng nghiên cứu
- Đánh giá sự đa dạng, phân loại, hiện trạng, cấu trúc và sự biến động của các
trạng thái thảm thực vật tự nhiên tại vùng nghiên cứu theo thời gian.
- Góp phần làm rõ những đặc điểm về phát sinh, phát triển, tính độc đáo của
một số HST tự nhiên vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.
- Góp phần bổ sung vai trò và các giá trị của HST tự nhiên vùng nghiên cứu.
Đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển các HST tự nhiên ven
biển ở tỉnh Quảng Trị.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đã bổ sung các dẫn liệu về vị trí, phân loại và tính đặc
trưng, đặc hữu, tính độc đáo khu hệ thực vật các HST tự nhiên ở vùng ven biển tỉnh
Quảng Trị.
Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, bảo tồn và phát triển các
HST tự nhiên ven biển tỉnh Quảng Trị.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ các kết quả nghiên cứu được, đã dự báo 3 xu thế biến đổi theo chiều
hướng tiêu cực và 2 xu thế biến đổi theo chiều hướng tích cực. Qua đó, đề xuất đề

2


xuất được 4 nhóm giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển và khai thác hợp lý các HST
tự nhiên vùng nghiên cứu.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, vùng ven biển và các HST tự
nhiên vùng ven biển là một trong những đối tượng được các nhà khoa học, các nhà
quản lý quan tâm nhiều do vai trò và tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng quốc gia, vùng và lãnh thổ. Vì vậy, có thể nói việc
nghiên cứu đối tượng này trong thực tiễn là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi nhiều
phương pháp khoa học cũng như tính thực tiễn để đánh giá đúng thực trạng khu vực
nghiên cứu.
1.1

KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
Hệ sinh thái (HST) là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm

quần xã sinh vật và sinh cảnh (khu vực sống) của quần xã, trong đó các sinh vật tác
động qua lại với nhau và với các thành phần của sinh cảnh, tạo nên các chu trình
sinh địa hóa (E.P Odum, 1983) [69].
HST rừng là HST mà thành phần nghiên cứu chủ yếu là các sinh vật rừng
(các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng) và môi trường
vật lý của chúng (E.P Odum, 1983) [69].
Rừng ven biển, theo Nghị định 119/2016 của Chính phủ, ban hành ngày
23/8/2016, về một số chính sách phát triển rừng ven biển, bao gồm Rừng đặc dụng,

Rừng phòng hộ và đất được quy hoạch để trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở
vùng ven biển và hải đảo.
Vùng ven biển (hay còn gọi là đới bờ, dải ven bờ, dải ven biển, dải bờ
biển…) là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh cấp hành tinh, có đặc trưng riêng về
nguồn gốc phát sinh, cấu trúc, cơ cấu tài nguyên và quá trình phát triển, tiến hóa
[10]. Tuy vậy, cho đến nay chưa có sự thống nhất về vùng ven biển giữa các nhà
khoa học, các quốc gia, vùng và lãnh thổ, do đó, có khá nhiều khái niệm và định

3


nghĩa vùng ven biển. Các nhà khoa học và các nhà quản lý thường căn cứ vào mục
đích hoặc phạm vi quản lý để định nghĩa giới hạn vùng nghiên cứu của mình [75].
Theo “Từ điển bách khoa các thuật ngữ Địa lý tự nhiên” của nhà xuất bản
Tiến bộ, Maxcova 1980, vùng ven biển được định nghĩa như sau “Vùng ven biển là
dải ranh giới giữa đất liền và biển, đặc trưng bởi sự có mặt phổ biến của các dạng
địa hình bờ biển cổ và hiện đại. Ở dạng đầy đủ hơn, bao gồm khái niệm miền duyên
hải, là dải lục địa có các thềm biển cổ, dải bờ-nơi có các dạng bờ hiện đại, và ven
bờ biển hoặc là nơi có các dạng bờ cổ bị chìm ngập” [55]. Trong thực tế, cách xác
định ranh giới vùng ven biển như trên không bao quát hết được những đối tượng
nghiên cứu mà các nhà khoa học và các nhà quản lý quan tâm, nhất là trong các lĩnh
vực khoa học Địa lý, Kinh tế-xã hội, Kinh tế học và Nhân khẩu học…
Theo Giáo sư Joe Baker, Viện Khoa học biển Autraulia : “Vùng ven biển là
vùng đất-biển kéo dài từ giới hạn phía trên của lưu vực các con song, suối…chảy
vào biển, tới giới hạn của lục địa” [55], [75]. Như vậy, vùng ven biển có giới hạn
rất rộng và, đối với Việt Nam thì hầu như bao trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Nếu
vậy, việc xác định nội dung nghiên cứu, trọng điểm nghiên cứu và quy hoạch phát
triển vùng ven biển sẽ có nhiều khó khăn, không cụ thể và không sát với thực tế.
Phần lớn các nước ASEAN đều dựa vào nguồn lợi tài nguyên để xác định
ranh giới tương đối của vùng ven biển. Malaysia và Philippine xác định ranh giới

tương đối của vùng ven biển là từ vùng nước sâu 50 mét trên biển đến nơi có HST
nước lợ tồn tại (khoảng 10km). Còn Bangladesh lại xác định vùng ven biển từ
đường đẳng sâu 100m đến vùng nước lợ ở các cửa sông lúc triều lên, vào sâu trong
lục địa khoảng 12km [75],[55].
Ở Việt Nam, khái niệm về vùng ven biển cũng đã được đề cập đến từ rất lâu,
trong một số công trình khoa học liên quan đến biển và ven biển.
Theo đề tài “Đánh giá kinh tế tổng hợp tài nguyên biển Việt Nam phục vụ
quy hoạch phát triển kinh tế đến năm 2005”, do Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố
LLSX thực hiện từ năm 1986-1990, các tác giả xác định “Vùng ven biển bao gồm
dải đất liền ven biển tạm giới hạn bằng ranh giới hành chính của các huyện ven

4


biển và phần trên biển bao gồm toàn bộ vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (trong
đó tập trung chủ yếu vào khu vực ven bờ, từ độ sâu 50m trở vào) [55]
Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và các hải
đảo Việt Nam đến năm 2000", do Bộ Kế hoạch-Đầu tư thực hiện từ năm 19951996, xác định phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ vùng biển, thềm lục địa thuộc
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam (rộng khoảng 1 triệu km2) cùng
các hải đảo nằm trên đó và vùng ven biển, là “khu vực chịu sự tác động trực tiếp
giữa biển và lục địa, tạm lấy theo địa giới hành chính của tất cả các thành phố, các
huyện thị giáp biển với diện tích là 6,4 triệu ha, chiếm 19,8% diện tích tự nhiên của
cả nước.” [55]
GS.TSKH Đặng Ngọc Thanh, Chủ nhiệm các chương trình điều tra nghiên
cứu về biển từ 1997-2000, trong báo cáo của Uỷ ban Quốc gia về biển của Việt
Nam (IOC) đã đưa ra khái niệm: “Vùng ven biển Việt Nam chạy dài trên 3200km bờ
biển của đất nước, bao gồm 24/50 tỉnh và thành phố, 100/400 huyện với số dân
chiếm ¼ dân số cả nước…” [55]. Cách xác định này giúp cho việc nghiên cứu về
kinh tế-xã hội và dân cư thuận lợi nhưng hạn chế các nghiên cứu về tài nguyên thiên
nhiên và điều kiện tự nhiên vì các đối tượng này không bị ảnh hưởng bởi ranh giới

hành chính.
Năm 2004, trong Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài “Cơ sở
khoa học cho việc phát triển kinh tế-xã hội dải ven biển Việt Nam, đề xuất các mô
hình phát triển cho một số khu vực trọng điểm do Viện Chiến lược phát triển-Bộ Kế
hoạch-Đầu tư thực hiện, các tác giả đã sử dụng khái niệm của Nguyễn Chu Hồi
“Dải ven biển (hay còn gọi là đới bờ biển) là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và
biển, giữa nước ngọt và nước mặn và giữa các HST khác nhau trong dải” [55],
[26].
Thái Văn Trừng (1978,1999) [69, 68], khi nghiên cứu thảm thực vật rừng
Việt Nam trên quan điểm HST, đã đưa ra một số khái niệm gần gũi cộng đồng hơn
như rú, trảng hay truông. Nguyễn Hữu Tứ (2007) [72], cũng sử dụng các thuật ngữ
này khi xây dựng hệ thống phân loại thảm thực vật tỉnh Quảng Trị. Theo đó, Rú là
vùng đất có rừng tự nhiên trên cát, Trảng là vùng đất có thảm tự nhiên, hình thành
5


các quần thể ưu thế là cây thân cỏ hay cây bụi thứ sinh và Truông là vùng đất có các
quần thể cây bụi hay cây gỗ chiuj hạn trên cát chiếm ưu thế. Ngoài ra, còn có thuật
ngữ Trằm là vùng đất trũng chứa nước, thường chỉ hình thành trong vùng cát [tương
đương với đầm (ở Miền Bắc) hay bàu (ở miền Nam)].
Trong luận án này, vùng ven biển được hiểu là khu vực giới hạn giữa đường
sắt Bắc Nam và bờ biển tỉnh Quảng Trị. Định nghĩa Rú, Trảng và Truông theo khái
niệm của Thái Văn Trừng.
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÙNG VEN BIỂN TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển trên thế giới
HST vùng cát ven biển được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu.
Trong các mô hình nghiên cứu diễn thế, vùng cát là địa điểm nghiên cứu lý tưởng
cho các nhà sinh thái học.
Sau 10 năm nghiên cứu thảm thực vật ven biển tại Morro Bay, California, hai

nhà nghiên cứu Wayne T. Williams and Jo Anne Williams (1984) kết luận: Các
HST ven biển, bãi biển và cồn cát vốn không ổn định [91]. Thảm thực vật chịu tác
động lớn của gió, hơi muối, sóng biển, đặc biệt là trong những trận bão, sự bùng nổ
số lượng động vật ăn cỏ, sự bồi lấp và cát bay. Tác giả chỉ ra các khả năng chống
chịu của thực vật dưới các yếu tố bất lợi của môi trường. Ở những vùng bị cát lấp,
đầu tiên các cây thân thảo sinh trưởng tốt, chiếm ưu thế, ở vùng ít bị cát lấp hơn, kín
gió hơn sẽ dần xuất hiện thêm các cây họ Đậu [91].
Theo các tác giả H. Olff, J. Huisman and B. F. Van Tooren (1993) [82], khi
nghiên cứu diễn thế sinh thái tại khu vực ven biển trên đảo Schiermonnikoog thuộc
biển Wadden, Hà Lan. Các tác giả đã chỉ ra sự thay đổi của thảm thực vật đã được
nghiên cứu trong 18 năm bằng phương tiện của các tuyến nghiên cứu cùng một
gradient địa hình từ đồng bằng ẩm đến cồn khô. Trong khoảng thời gian khoảng 16
năm đầu, nitơ tổng số trong lớp hữu cơ của đất tăng từ 7 đến 50 g ở đất vùng đồng
bằng và từ 1 đến 15 g ở đất cát. Khi hàm lượng dinh dưỡng của đất tăng sẽ kéo theo
sự gia tăng của các loài có thân cao, tán rộng, dần dần hình thành các thảm thực vật
ổn định hơn. Các tác giả cũng cho biết, sự khác biệt về độ mặn, lũ lụt và độ ẩm là
6


những yếu tố quyết định quan trọng của sự khác biệt về thành phần loài trong cùng
một gradient địa hình.
Theo Gregory P. Cheplick và Hary Demetri (1999) [81], trong HST ven biển,
hai yếu tố vô sinh ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng và sinh sản của các cá thể
trong quần xã cây trồng là hơi nước mặn trong không khí và cát lắng đọng. Nghiên
cứu trường hợp loài Triplasis purpurea, họ Poaceae, cho thấy, cát không ảnh hưởng
nhiều đến sinh trưởng phát triển của cây nhưng muối thì ảnh hưởng rất lớn. Nồng
độ muối càng cao thì cây phát triển càng kém. Nghiên cứu được thực hiện ở đảo
Staten, New York với hai thí nghiệm, một trong nhà kính và một ngoài thực địa.
Tác giả còn dẫn ra một loạt các công trình nghiên cứu liên quan của các tác giả như:
Oost-ing, năm 1945; Boyce, năm 1954; Barbour, 1978; Cartica và Quinn, 1980;

Sykes và Wilson, 1988; Hesp, 1991; van der Valk, 1974; Barbour, DeJong, và
Pavlik, 1985; Sykes và Wilson, 1990; Maun, 1994.
Catherine E. Bach (2001) [79], khi nghiên cứu tác động lâu dài của côn
trùng ăn cỏ và bồi đắp cát ở diễn thế đồi cát đã đưa ra nhận xét: Các nghiên cứu
khác đã tìm thấy ảnh hưởng của côn trùng ăn cỏ đối với diễn thế thực vật trong thời
gian mà côn trùng ăn thực vật nở rộ. Tuy nhiên, theo tác giả, có ít nghiên cứu theo
dõi diễn thế thực vật sau thời gian bùng phát côn trùng hại và sự tác động của ấu
trùng lên cấu trúc thảm thực vật trong một đồng cỏ bán khô cằn, mặc dù sự tác động
này là thường xuyên.
Cát bồi tụ có tác động mạnh hơn rất nhiều so với côn trùng gây hại thực vật
trong ảnh hưởng đến thành phần cộng đồng thực vật và những thay đổi trong sự
phong phú của thực vật, trong đó đồng ý với ý kiến các yếu tố vật lý quan trọng hơn
yếu tố sinh học trong diễn thế nguyên sinh. Cát bồi tụ có tác dụng rất mạnh mẽ trên
tất cả các khía cạnh phản ứng của cộng đồng thực vật. Những thay đổi trong sự
phong phú của tất cả các loại thực vật liên quan đến bồi tụ cát qua các giai đoạn.
Thành phần tỷ lệ của quần xã thực vật cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ bồi tụ
cát. Khi mức cát bên trên cao 15 cm, hầu hết các ô tiêu chuẩn nghiên cứu đã tăng tỷ
lệ cây hai lá mầm, nhưng tỷ lệ cây một lá mầm giảm. Tỷ lệ phần trăm cây một lá
mầm giảm bởi cho rằng cây một lá mầm tăng với một tốc độ nhanh hơn trong suốt
7


nghiên cứu so với sự phong phú của cây hai lá mầm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng
chung trong tỷ lệ cây hai lá mầm qua nghiên cứu rõ ràng chỉ xảy ra ở những vùng
đất với các cấp cao nhất của sự bồi tụ cát, cây một lá mầm tăng với tốc độ lớn hơn
nhiều so với cây hai lá mầm ở những vùng đất cát bồi tụ thấp [79].
Có ít nhất hai cách giải thích cho sự gia tăng tỷ lệ cây hai lá mầm trong khu
vực với bồi đắp cát cao. Đầu tiên, một số các loài hai lá mầm hàng năm, và sự bổ
sung hạt giống một cách dày đặc của hệ thực vật xung quanh (Payne Maun 1984).
Thứ hai, hơn một nửa trong số các loài hai lá mầm không sinh sản vô tính, trong khi

một lá mầm đa số sinh sản vô tính, có lẽ tuyển dụng cây giống là quan trọng hơn so
với dòng vô tính loài (Erikkson 1989). Như vậy, ít nhất là một số các cây hai lá
mầm được đáp ứng nhanh chóng về giống cơ sở nảy mầm và cây giống, trái ngược
với phản ứng chậm hơn bởi nhân giống vô tính của các cá thể bị vùi lấp (như có lẽ
xảy ra gần như tất cả các cây một lá mầm). Sykes và Wilson (1990) [79].
Cát bồi tụ cũng giảm độ phong phú loài trong nghiên cứu, nhưng ở các mức
độ khác nhau tùy vào độ bồi tụ của cát. Đối với loài mà không có khả năng mọc lại
sau khi bị vùi lấp, nếu lớp cát vùi lấp cao hơn chiều cao của cây cao nhất, sau đó là
các loài có lẽ đã bị mất trong một ô nghiên cứu cụ thể. Cát bồi tụ mạnh mẽ ảnh
hưởng đến cá thể loài thực vật, và thay đổi trong sự phong phú vẫn tiếp tục để đáp
ứng cát bồi tụ trong nhiều năm sau [79].
Báo cáo của Nick Page and Patrick Lilley (2011) [85] đã xác định được 9
mối đe dọa với các loài và sinh thái cộng đồng có nguy cơ trong các HST vùng cát
ven biển, và cung cấp một bảng xếp hạng mức độ nghiêm trọng của tác nhân dựa
vào đánh giá chuyên môn . Các mối đe dọa đó là:
1/. Xâm lấn thực vật
2/. Phát triển ven biển
3/. Sự gián đoạn để vận chuyển bùn cát
4/. Xói lở bờ biển
5/. Biến đổi khí hậu
6/. Giải trí
8


7/. Kiểm soát xói mòn ven biển
8/. Ảnh hưởng xe cộ
9/. Xâm hại động vật
Các khu rừng ngập mặn ven biển là HST được nghiên cứu nhiều và khá chi
tiết về nhiều khía cạnh.
Năm 1982 Watson [90] đã lập ra một bảng phân loại thủy triều liên quan đến

sự phân vùng của các loài cây ngập mặn ở phía Tây Malaysia, cho đến nay nhiều
nhà khoa học vẫn sử dụng để nghiên cứu sự phân bố các loài thuộc các khu vực
khác nhau trên thế giới [32].
1.2.2 Tổng quan hình nghiên cứu vùng ven biển ở Việt Nam
Bờ biển Việt Nam trãi dài từ Bắc chí Nam nên diện tích đất cát ven biển rất
lớn, 502.045 ha, chiếm 1.4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, là vùng đất đang bị
sa mạc hoá do điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, nạn cát bay, cát trôi xảy ra
thường xuyên gây khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc cải
tạo và sử dụng vùng cát được đặt ra từ rất sớm [55], [26].
Vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam rộng gần gấp ba lần diện tích đất
liền và là một trong những khu vực giàu tài nguyên, với các tiềm năng lớn về hải
sản, dầu khí, năng lượng sạch và du lịch, v.v. Theo một số công trình nghiên cứu đã
công bố, vùng biển Việt Nam có trữ lượng nguồn lợi từ các loài động vật ước tính
khoảng 32,5 tỷ tấn; trong đó, các loài cá chiếm tới 86%. Những năm gần đây, sản
lượng khai thác hải sản thường xuyên đạt trên 2 triệu tấn/năm. Điều đáng nói là,
vùng biển Việt Nam quanh năm có cá đẻ và thường phân theo đàn, hình thành các
bãi cá lớn, cả ở gần bờ và xa bờ với trên 2.000 loài cá; trong đó, nhiều loài có giá trị
kinh tế cao [73].
Tài nguyên sinh vật và giá trị sinh thái của vùng ven biển của Việt Nam rất
có ý nghĩa toàn cầu, cả về mặt lợi ích kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.
Trong 30 VQG của Việt Nam có đến còn 12 VQG ở dải ven biển bao gồm:
Xuân Thuỷ (Nam Định), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hoá), Pù Mát
(Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã
9


(Thừa Thiên - Huế), Phước Bình, Núi Chúa (Ninh Thuận), U Minh Thượng, Phú
Quốc (Kiên Giang), U Minh Hạ và Cà Mau (Cà Mau). Trong số các VQG trên thì
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng còn được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Cho
đến năm 2011, ở Việt Nam đã được công nhận 08 khu dự trữ sinh quyển, trong đó

có tới 06 khu dự trữ sinh quyển nằm ở dải ven biển. Đó là : rừng ngập mặn Cần Giờ
(2000), quần đảo Cát Bà (2004), vùng ven biển đồng bằng sông Hồng (2004), vùng
biển đảo Kiên Giang (2006), Cù Lao Chàm (2009), và VQG Cà Mau (2009) [73].
Ngoài ra, còn có 29 Khu BTTN trong tổng số 69 Khu BTTN trên toàn quốc và
12/45 Khu bảo vệ cảnh quan [73], [26], [75].
Theo các kết quả nghiên cứu từ năm 2002 đến nay, vùng ven biển có 12 kiểu
HST khác nhau, phân bố ở các vị trí khác nhau [56].
Thảm thực vật rừng ngập mặn ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ở vùng
triều cao có các quần xã Vạng hôi và các cây bụi; vùng triều trung có Trang, Đước,
vẹt…vùng triều thấp chủ yếu là quần thể Sú.
Bảng 1.1: Các kiểu HST thuộc vùng ven biển Việt Nam [56]

Phan Nguyên Hồng (1991) [24], khi nghiên cứu HST rừng ngập mặn Việt
Nam đã lập được danh lục thành phần loài gồm 75 loài thuộc 2 nhóm: cây ngập
mặn điển hình và cây ngập mặn gia nhập. Tác giả chia hình thái thảm thực vật rừng
ngập mặn Việt Nam thành 7 dạng sống cơ bản: cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thân
thảo (T), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), ký sinh (K), bì sinh (B).
10


Nguyễn Thế Hưng ((2003) [27], khi nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục
hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng
Ninh) đã chú trọng xây dựng dạng sống thực vật trong các trạng thái thảm thực vật
. Kết quả cho thấy nhóm cây chồi trên đất có 196 loài chiếm 60,49% tổng số loài
của toàn hệ thực vật; nhóm cây chồi sát đất có 26 loài chiếm 8,02%; nhóm cây chồi
nửa ẩn có 43 loài chiếm 13,27%; nhóm cây chồi ẩn có 24 loài chiếm 7,47%; nhóm
cây 1 năm có 35 loài chiếm 10,80%
1.3 TỔNG QUAN VỀ HST VÙNG CÁT VEN BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT
NAM
1.3.1 Vị trí HST

Hệ sinh thái vùng cát ven biển miền Trung nằm trên địa phận 11 tỉnh từ
Quảng Bình đến Bình Thuận với chiều dài khoảng 600km, bắt đầu từ vĩ tuyến 10
đến vĩ tuyến 18 độ vĩ Bắc.
1.3.2 Qui mô HST
Hệ sinh thái vùng cát miền Trung là những vùng đất cát đan xen với các
vùng đất, cửa sông, vũng, vịnh, đầm, phá, tạo ra những vùng bãi ngang biệt lập. Là
một hệ sinh thái nhạy cảm, chịu nhiều tác động của thiên nhiên như bão, gió lốc,
nước biển dâng, cát di động, cát bay, cát chảy, lũ lụt, hạn hán v.v... [76]
1.3.3 Diện tích HST
Cho đến nay vẫn còn có những ý kiến khác nhau về ranh giới và diện tích
vùng cát. Theo Phan Liêu (1981) [33], đưa ra con số thống kê diện tích vùng cát ven
biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận là 533.000ha. Trong cuốn "Kỉ yếu
Hội thảo nuôi tôm trên cát - các vấn đề môi trường và giải pháp" do Cục Môi
trường xuất bản năm 2004, Nguyễn Chu Hồi cho rằng vùng cát miền Trung chỉ có ở
Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên và Quảng Ngãi với diện tích xấp xỉ 100.000 ha.
Trong khi Lê Xuân Nhật đưa ra con số 85.100 ha cho vùng cát từ Hà Tĩnh đến Ninh
Thuận. Hà Xuân Thông, trên cơ sở phân tích trên bản đồ GIS cho thấy dải cát ven
biển miền Trung là 141.809ha. Trong báo cáo nghiên cứu giải pháp tổng thể sử

11


dụng hợp lý các giải cát ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, Trần
Văn Ý và cộng sự (2005) nêu ra con số là 337.768ha [26]
Như vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà các tác giả đã nêu ra những con
số diện tích vùng cát khác nhau. Trong số đó, chúng tôi cho rằng với diện tích
533.000 ha được Phan Liêu đưa ra là hợp lý vì đây là số liệu bao gồm không chỉ
vùng cát mà cả vùng đất cát khác đã được người dân khai thác và sử dụng qua nhiều
thế hệ từ trước đến nay.
1.3.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển Miền Trung

Các công trình nghiên cứu về thực vật vùng cát ở miền Trung đến nay còn
rất ít, nghiên cứu có hệ thống đầu tiên là công trình của Bary J.P, Lê Công Kiệt và
Nguyễn Văn Thụy (1961) [29], giới thiệu về thảm thực vật ở vùng cát ven biển Cam
Ranh, Nha Trang. Trong đó, các tác giả đã phân chia đất cát ở đây thành 3 vùng với
thảm thực vật tương ứng đó là vùng đất cát cố định, vùng cát di động và vùng cát
ẩm. Từ đó, tác giả xây dựng bản đồ phân bố của các quần hệ hệ thực vật và vẽ lát
cắt sinh thái cho thấy sự thay đổi cấu trúc của thảm thực vật từ mép biển vào nội địa
(từ Đông sang Tây) trên vùng cát ở vịnh Cam Ranh
Tạp chí “Khảo cứu niên san khoa học đại học đường-Viện Đại học Sài gòn”
là nơi đăng tải nhiều công bố nghiên cứu về vùng ven biển Nam Trung Bộ. Ngoài
công trình của Nguyễn Văn Thụy và Lê Công Kiệt năm 1961, tạp chí này còn công
bố các công trình nghiên cứu về thảm thực vật trên đất xám bạc màu ở vịnh Cam
Ranh “La vegetation spammophile de la presquíle de Cam Ranh” của Lê Công Kiệt
vào năm 1962 [29]. Trong bài viết “Góp phần vào sự khảo sát thực vật cảnh các đồi
cát của bán đảo Quy Nhơn” Phùng Trung Ngân và Lê Công Kiệt đã công bố danh
lục thực vật cảnh ở các đồi cát của bán đảo Quy Nhơn.
Trong nhiều năm, các công trình chủ yếu nghiên cứu ở các khu vực nhạy
cảm như các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên, hoặc các khu vực được
dự kiến đưa vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, cần có sự nghiên
cứu về động thực vật trước khi trình phê duyệt thực hiện. Các nội dung nghiên cứu
chủ yếu là hệ thực vật, hệ động vật, các kiểu thảm thực vật, các động thực vật quý
hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng...
12


v

Hệ thực vật

Cho đến nay có rất ít công trình nào nghiên cứu về hệ thực vật vùng cát ven

biển miền Trung và phạm vi nghiên cứu hầu như chỉ giới hạn trong các VQG, Khu
BTNT. Có thể nêu lên một số dẫn liệu nghiên cứu hệ thực vật và thảm thực vật
trong khu vực như sau:
Nghiên cứu của Trần Ngũ Phương (1970) [51], đã mô tả khu rừng Gụ mật
(Sindora siamensis) trên đất bazan, phù sa cổ ở rú Lịnh (Quảng Trị) và cho rằng
thảm thực vật ở rú Lịnh thuộc kiểu phụ thổ nhưỡng của đai rừng nhiệt đới mưa mùa
lá rộng thường xanh với độ cao dưới 200-300m.
Thảm thực vật ở đèo Hải Vân ưu thế bởi các loài Dung Symplocos longifolia
và Dẻ Lithocarpus nebulorum. Tuy nhiên, phần lớn diện tích trên đèo là rừng trồng,
phổ biến là keo lá tràm Acacia auriculiformis, keo tai tượng A. mangium và thông
Pinus sp [32], [44].
Vùng cát huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã xác định được 320
loài (Phan Thị Thúy Hằng, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2009) [20], [21].
Vườn quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) có thảm thực vật nguyên sinh là
rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và rụng lá. Phần lớn rừng tự nhiên ở khu vực
này đã bị phá hủy trong những năm đầu của thập kỷ 90 do khai thác quá mức. Hiện
nay, kiểu rừng nguyên sinh còn lại duy nhất là rừng thường xanh phân bố ở phía bắc
VQG ở độ cao trên 800 m so với mặt biển. Rừng thứ sinh thường phân bố ở các đai
thấp hơn. Phần phía nam của VQG, ở độ cao từ 150 - 800 m là các trảng cây bụi ưu
thế bởi các loài cây có gai nhọn. Kiểu sinh cảnh này chỉ thấy ở những vùng có khí
hậu khô và nóng. Đây là kiểu sinh cảnh có rất ít đại diện trong hệ thống các khu bảo
vệ cảnh quan hiện có của Việt Nam [29].
Khu BTTN Kalon-Sông Mao (Bình Thuận) có các kiểu thảm thực vật chính
là rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, và rừng rụng lá. Rừng thường xanh được ưu
thế bởi các loài thuộc họ Fabaceae, Fagaceae, Dipterocarpaceae và Sapindaceae.
Rừng nửa rụng lá có ở các đai thấp, ưu thế bởi các loài Lagerstroemia calyculata,
Cratoxylon sp. và Peltophorum pterocarpum. Các loài cây thuộc họ dầu chiếm ưu

13



thế là Dipterocarpus tuberculatus, D. obtusifolius và D. intricatus. Các kiểu rừng
thứ sinh trong khu bảo tồn được ưu thế bởi các loài Imperata cylindrica, Saccharum
sp., Spondias sp., Cratoxylon sp., Aporusa sp., Lagerstroemia calyculata và
Phyllanthus emblica. Có nhiều loài có giá trị kinh tế như Sao Shorea
cochinchinensis, Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc Dalbergia cochinchinesis, Giáng
hương D. sp., Pterocarpus macrocarpus và Vên vên Anisoptera cochinchinensis
[62].
Khu BTTN Tà Kou (Bình Thuận) đã ghi nhận được 751 loài thực vật (Ban
quản lý khu BTTN Tà Kou, 2003). Theo số liệu phân tích viễn thám, thảm thực vật
tự nhiên ở khu bảo tồn là rừng thường xanh và rừng rụng lá. Tuy nhiên, rừng tự
nhiên đã bị phát quang nhiều và đang được thay thế bởi các kiểu thảm thực vật thứ
sinh [70].
Khu BTTN Núi Ông (tỉnh Bình Thuận) với diện tích 23.194 ha đã ghi nhận
332 loài thực vật bậc cao có mạch, trong đó có một số loài đang bị đe dọa trên toàn
cầu như Gõ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc bà rịa Dalbergia bariensis[62]
v

Thảm thực vật

Vai trò thảm thực vật trên vùng cát rất quan trọng đối với việc bảo vệ môi
trường và ổn định vùng cát. Do đất cát có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém,
nghèo dinh dưỡng thoát nước nhanh. Đất hầu như chỉ đủ nước cho thảm thực vật
vào thời kỳ mưa. Sau mưa đất chuyển sang trạng thái khô hạn. Hơn nữa ở miền
Trung có những thời khô nóng kéo dài làm cho tính chất khô hạn của đất cát càng
thêm khắc nghiệt. Mùa khô ở vùng Bắc Trung Bộ khoảng 1-3 tháng nhưng ở Nam
Trung Bộ kéo dài đến 7-8 tháng. Do vậy, trên đất cát tồn tại kiểu rừng gồm chủ yếu
cây có bộ lá cứng và dai, hệ rễ phát triển sâu để thích nghi với chế độ khô hạn. Cây
thường có hình dáng của cây bụi hơn là cây gỗ. Khi bị khai thác rừng chuyển sang
trạng thái thảm cây bụi và thảm cỏ thích nghi với khô hạn. Do lửa cháy hầu như

thường xuyên, cát bề mặt di động theo gió, lớp đất mặt có mùn hình thành rất chậm
rừng rất khó phục hồi nên trạng thái cây bụi và cỏ khá bền vững.
Thảm thực vật trên cạn:

14


×