ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------***----------
NGUYỄN THẾ KHOA
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2013 – 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------***----------
NGUYỄN THẾ KHOA
ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2013 – 2016
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯ NGỌC THÀNH
Thái Nguyên - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Dư Ngọc Thành.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được
công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Học viên
NGUYỄN THẾ KHOA
ii
LỜI CẢM ƠN.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo và sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, các đồng nghiệp và gia đình. Nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành đến TS. Dư Ngọc
Thành đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND quận Hà Đông, Phòng Tài nguyên
và Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Biến đổi khí hậu, Viện kỹ thuật
và công nghệ môi trường.
Xin cảm ơn các cơ quan, tổ chức, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình
đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016
Tác giả
NGUYỄN THẾ KHOA
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể. ........................................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 2
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học ......................................................................... 2
4.2. Ý nghĩa thực tế ......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................... 3
1.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................... 4
1.2. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng nước mặt trên thế giới. ..................................... 4
1.3. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng nước mặt tại Việt Nam. .................................... 6
1.3.1. Đặc điểm sông, hồ tại thành phố Hà Nội .............................................................. 7
1.3.2 Những nghiên cứu về sông, hồ của thành phố Hà Nội ........................................... 9
1.4. Những vấn đề còn tồn tại ........................................................................................ 12
1.5. Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết ...................................... 13
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 14
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 14
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 14
2.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................................. 14
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................ 14
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 15
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................................. 15
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu thực địa. ........................................................................... 15
iv
2.4.3. Phương pháp phân tích ........................................................................................ 16
2.4.4. Phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) ......................................... 17
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 21
3.1. Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông .............................. 21
3.2. Diễn biến chất lượng nước các sông, hồ của quận Hà Đông giai đoạn 2013 2016… ........................................................................................................................... 24
3.2.1. Đánh giá diễn biến ô nhiễm các sông giai đoạn 2013 - 2016.............................. 25
3.2.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước các ao, hồ của quận Hà Đông giai đoạn
2013 – 2016. .................................................................................................................. 48
3.3. Ứng dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) trong đánh giá chất lượng nước mặt
quận Hà Đông giai đoạn 2013 – 2016. .......................................................................... 68
3.3.1. Diễn biến chất lượng nước các sông quận Hà Đông giai đoạn 2013 – 2016 theo
WQI… ........................................................................................................................... 69
3.3.2. Diễn biến chất lượng nước ao, hồ quận Hà Đông giai đoạn 2013 – 2016 theo
WQI. .............................................................................................................................. 71
3.3.2.1. Diễn biến chất lượng nước hồ quận Hà Đông .................................................. 71
3.3.2.2. Diễn biến chất lượng nước ao quận Hà Đông. ................................................. 73
3.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt của
quận Hà Đông ................................................................................................................ 74
3.4.1. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm nước mặt ......................................................... 74
3.4.2. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt của quận Hà Đông ............... 78
3.4.2.1. Các giải pháp tổng quát .................................................................................... 78
3.4.2.2. Các giải pháp cụ thể ......................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 82
1. Kết luận ..................................................................................................................... 82
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 84
MỤC LỤC
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy định các giá trị qi, BPi............................................................................ 18
Bảng 2.2. Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa ......................................... 18
Bảng 2.3. Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH ....................................... 19
Bảng 2.4: Mức đánh giá chất lượng nước ..................................................................... 20
Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu, tọa độ lấy mẫu nước sông quận Hà Đông .................. 24
Bảng 3.2: Các vị trí lấy mẫu tại các ao, hồ quận Hà Đông ................................. 25
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ô nhiễm các hồ thông qua chỉ tiêu BOD5 ....................................................... 9
Hình 1.2. Bản đồ quận Hà Đông, thành phố Hà nội...................................................... 10
Hình 3.1. Diễn biến nồng độ pH các sông vào mùa khô giai đoạn 2013 – 2016 .......... 26
Hình 3.2. Diễn biến nồng độ pH các sông vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016.......... 27
Hình 3.3. Diễn biến nồng độ DO các sông vào mùa khô giai đoạn 2013 - 2016 .......... 28
Hình 3.4. Diễn biến nồng độ DO các sông vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 ......... 30
Hình 3.5. Diễn biến nồng độ BOD5 các sông vào mùa khô giai đoạn 2013 - 2016 ...... 32
Hình 3.6. Diễn biến nồng độ BOD5 các sông vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 ..... 34
Hình 3.7. Diễn biến nồng độ COD các sông vào mùa khô giai đoạn 2013 - 2016 ....... 36
Hình 3.8. Diễn biến nồng độ COD các sông vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 ...... 38
Hình 3.9. Diễn biến nồng độ NH4+ các sông vào mùa khô giai đoạn 2013 - 2016 ...... 40
Hình 3.10. Diễn biến nồng độ NH4+ các sông vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 ... 42
Hình 3.12. Diễn biến nồng độ PO43- các sông vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 .... 46
Hình 3.13. Diễn biến nồng độ pH các hồ vào mùa khô giai đoạn 2013 – 2016............ 48
Hình 3.14. Diễn biến nồng độ pH các hồ vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 ........... 48
Hình 3.15. Diễn biến nồng độ DO các hồ vào mùa khô giai đoạn 2013 – 2016 ........... 49
Hình 3.16. Diễn biến nồng độ DO các hồ vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 .......... 50
Hình 3.17. Diễn biến nồng độ BOD5 các hồ vào mùa khô giai đoạn 2013 – 2016 ....... 52
Hình 3.18. Diễn biến nồng độ BOD5 các hồ vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 ...... 53
Hình 3.19. Diễn biến nồng độ COD các hồ vào mùa khô giai đoạn 2013 – 2016 ........ 54
Hình 3.20. Diễn biến nồng độ COD các hồ vào mùa mưa giai đoạn 2013 - 2016 ........ 55
Hình 3.21. Diễn biến nồng độ NH4+ các hồ vào mùa khô giai đoạn 2013 – 2016 ....... 57
Hình 3.22. Diễn biến nồng độ NH4+ các hồ vào mùa mưa giai đoạn 2013 – 2016 ...... 58
Hình 3.23. Diễn biến nồng độ PO43- các hồ vào mùa khô giai đoạn 2013 – 2016 ........ 59
Hình 3.24. Diễn biến nồng độ PO43- các hồ vào mùa mưa giai đoạn 2013 – 2016 ....... 60
Hình 3.25. Diễn biến nồng độ pH các ao vào mùa mưa và khô từ năm 2013-2016 ..... 62
Hình 3.26. Diễn biến nồng độ DO các ao vào mùa mưa và khô từ năm 2013-2016 .... 62
Hình 3.27. Diễn biến nồng độ BOD5 các ao vào mùa mưa và khô từ năm 20132016….. ......................................................................................................................... 63
vii
Hình 3.28. Diễn biến nồng độ COD các ao vào mùa mưa và khô từ năm 2013-2016 .. 65
Hình 3.29. Diễn biến nồng độ NH4+ các ao vào mùa mưa và khô từ năm 20132016….. ......................................................................................................................... 66
Hình 3.30. Diễn biến nồng độ PO43- các ao vào mùa mưa và khô từ năm 20132016…… ....................................................................................................................... 67
Hình 3.31. Diễn biến chỉ số WQI các sông mùa khô giai đoạn 2013 – 2016. .............. 69
Hình 3.32. Diễn biến chỉ số WQI các sông mùa mưa giai đoạn 2013 – 2016. ............. 70
Hình 3.33. Diễn biến chỉ số WQI các hồ mùa khô giai đoạn 2013 – 2016. .................. 71
Hình 3.34. Diễn biến chỉ số WQI các hồ mùa mưa giai đoạn 2013 – 2016. ................. 71
Hình 3.35. Diễn biến chỉ số WQI các ao giai đoạn 2013 – 2016. ................................. 73
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT
Bộ Tài nguyên và Môi trường
BOD
Nhu cầu ôxy sinh học.
BOD5
Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày ở nhiệt độ 200C
COD
Nhu cầu ôxy hóa học
CECR
Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng Đồng
DO
Tổng oxy hòa tan trong nước
NH4+
Amoni
NO3-
Nitrat
NO3-
Nitrit
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
PO43-
Phosphat
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TCMT
Tổng cục môi trường
TCCP
Tiêu chuẩn cho phép
TSS
Tổng chất rắn lơ lửng
UBND
Ủy ban nhân dân
WQI
Chỉ số chất lượng nước
WQISI
Chỉ số chất lượng nước tính toán cho mỗi thông số
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ô nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề quan trọng, hệ quả của một quá
trình phát triển nóng của các nước đang phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa và
hiện đại hóa như Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và
dịch vụ, quá trình đô thị hoá và tập trung dân cư nhanh chóng là những nguyên nhân
gây nên hiện trạng quá tải môi trường ở những thành phố lớn. Tình trạng ô nhiễm
nước mặt là đáng báo động hơn cả, nhất là ở những khu đô thị và công nghiệp.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn Hà
Nội nói chung và địa bàn quận Hà Đông nói riêng. Điều đặc biệt quan trọng là vấn đề
chất thải lỏng của các Công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh và hộ gia đình trên địa bàn
Quận đều chưa qua xử lý mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.
Quận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội, là một trong số các quận huyện có tiềm
năng kinh tế, là nơi tập trung nhiều điểm, khu, cụm công nghiệp đang đi vào hoạt
động. Hà Đông nằm bên bờ sông Nhuệ và sông Đáy, cách trung tâm Hà Nội 10 km về
phía Tây Nam. Trên địa phận Quận có ba con sông lớn chảy qua là: sông Nhuệ, kênh
La Khê và sông Đáy, ngoài ra còn có nhiều hồ lớn nhỏ như: hồ Văn Quán, hồ Xa La,
hồ, ao tại các làng nghề,…Hệ thống sông, hồ ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc
tiếp nhận và điều hoà nước và khí hậu, tạo cảnh quan, và là nơi vui chơi giải trí của
cộng đồng. Hiện nay, các sông, hồ Hà Nội nói chung cũng như quận Hà Đông nói
riêng đang tiếp nhận trên 400.000 m3 nước thải thải ra môi trường trong đó số lượng
nước thải được xử lý chỉ có 2,5%; gần 1.200m3 rác thải sinh hoạt/ngày chưa được thu
gom đang xả vào các khu đất ven hồ, kênh mương. Chỉ số BOD, DO, NH4+,
Coliform,... ở các kênh hồ đều vượt quá quy định cho phép [2].
Do đó, cần phải có những phân tích, đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt để đề
xuất các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường nước, cải thiện chất lượng cuộc
sống.
Từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2016”.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đặc điểm, diễn biến chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn quận
Hà Đông, phân tích và đánh giá những tác động đến chất lượng nguồn nước mặt hiện
nay. Từ đó đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt; nguyên nhân và đề xuất các
giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng nước trong các sông, hồ điển hình.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
- Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông.
- Diễn biến ô nhiễm sông, hồ điển hình của quận Hà Đông từ năm 2013 – 2016.
- Sử dụng chỉ số WQI để đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt.
- Nguyên nhân ô nhiễm và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng các sông, hồ.
3, Yêu cầu của đề tài
- Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông.
- Phân tích diễn biến chất lượng nước mặt trên địa bàn Quận giai đoạn 2013 2016;
- Ứng dụng phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) trong đánh giá
chất lượng nước mặt quận Hà Đông giai đoạn 2013 - 2016, đánh giá mức độ ô nhiễm.
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông;
- Đề xuất các giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng nước mặt.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
- Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế;
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về công nghệ, giải
pháp cải thiện chất lượng nước mặt bị ô nhiễm.
4.2. Ý nghĩa thực tế
- Chỉ ra yếu tố gây ra tác động đến chất lượng nước mặt trên địa bàn Quận;
- Phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt tại quận Hà Đông từ năm
2013 - 2016;
- Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp quản lý, xử lý nhằm
nâng cao chất lượng nước các dòng sông, các hồ trên địa bàn quận Hà Đông.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Một số khái niệm
* Khái niệm môi trường
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường
được định nghĩa như sau: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và
nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. ” [5].
* Một số khái niệm về tài nguyên nước
Một số khái niệm về nước được quy định trong Luật Tài nguyên nước năm
2012 cụ thể như sau:
- Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước
biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
- Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành
phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép,
gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
- Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so
với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong
các thời kỳ trước đó.
- Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể
tiếp nhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục
đích sử dụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng
[4].
* Khái niệm về chỉ số chất lượng nước
- Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index- WQI) là một chỉ số được tính
toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất
lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó; được biểu diễn qua một thang
điểm [9].
-Các nguyên tắc xây dựng WQI bao gồm:
4
+ Bảo đảm tính phù hợp;
+ Bảo đảm tính chính xác;
+ Bảo đảm tính nhất quán;
+ Bảo đảm tính liên tục;
+ Bảo đảm tính sẵn có;
+ Bảo đảm tính có thể so sánh.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2015;
- Luật Tài nguyên nước 2012 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 06 năm 2012 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/01/2013.
- Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 của Tổng cục Môi trường về
việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật của Nhà nước Việt Nam
(QCVN) bắt buộc áp dụng.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng nước mặt trên thế giới.
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra
sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ
vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước
quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc
tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9.
Việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và kỹ thuật canh tác nông nghiệp đã đưa
nền kinh tế phát triển không ngừng, tuy nhiên vấn đề chất thải gây ô nhiễm môi trường
cũng là vấn đề cấp bách cần được quan tâm. Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp gây ô
nhiễm môi trường phần lớn bị dồn chảy vào sông, hồ và cuối cùng tích tụ ở đáy đại
dương. Tại Mỹ (1950) hơn 200 km2 nước (tương đương với 1/4 dòng chảy thường
xuyên của Mỹ) đã cho chạy qua các nhà máy điện nguyên tử và làm tăng nhiệt độ 10120C, phá vỡ nghiêm trọng hệ thống thuỷ văn. Anwar và CS (1999) nghiên cứu về
5
chất lượng nước uống ở Punjab cho thấy 95,83% giếng khoan và 91,3% bể chứa nước
bị nhiễm khuẩn.
Phần lớn các nước trên thế giới có sử dụng nước bề mặt, ở Anh là 2/3, Mỹ là
1/2, Nhật đến 90% tổng nước sử dụng, ở một số nước khác như Cộng hoà liên bang
Đức và Hà Lan lại hoàn toàn sử dụng nước ngầm (vì nước bề mặt đã bị ô nhiễm).
Nước ao, hồ, sông, suối (nước bề mặt) là nguồn nước ngọt quan trọng, nhưng
con người đã làm cho nguồn nước này bị ô nhiễm bởi những chất thải, điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khoẻ người dân. Các nguyên nhân dẫn đến ô
nhiễm nước bề mặt:
Theo tính toán của một số chuyên gia, cứ 1 m3 nước bị ô nhiễm sẽ làm cho 5060 m3 nước ngọt khác không sử dụng được. Trên thế giới hiện nay cứ mỗi năm có tới
500 km3 nước bị ô nhiễm trộn vào nước nguồn tự nhiên trên trái đất, làm cho khoảng 2
tỷ người thiếu nước ngọt hợp vệ sinh.
Mặc dù các nước đã có những quan tâm đúng mức tới nguồn tài nguyên nước:
năm 1950, Mỹ thành lập ủy ban cố vấn về các nguồn tài nguyên nước, năm 1956, ủy
ban thanh tra quốc tế về nước được thành lập. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá
diễn ra với tốc độ nhanh, các biện pháp bảo vệ môi trường chưa đủ mạnh nên tình hình
ô nhiễm nước ngày càng trở nên trầm trọng.
Trong sinh hoạt hàng ngày con người cũng thải vào môi trường một lượng rác
thải đáng kể và đấy cũng là một trong những nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt.
Qua phân tích mẫu nước tại 20 điểm của 18 con sông ở Kanagawa, Nhật Bản từ 19871995 cho thấy 64,7% mẫu nhiễm V.cholerae, ở Nga 98% mẫu xét nghiệm nước sông
Cama có chỉ số E.coli 102-104/100ml nước.[1]
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003 được thảo luận tại
diễn đàn thế giới lần thứ 3 về nước, tổ chức tại Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 1623/3/2003 cho thấy, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do
sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên
sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay đã có
khoảng 12.000 km3 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu
người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ
sinh nghèo nàn.[10]
6
1.3. Tổng quan nghiên cứu về chất lượng nước mặt tại Việt Nam.
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần lớn ở
vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và đồng
bằng phù sa, chủ yếu là ở đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Việt
Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều năm
trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình đồi núi,
lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã và đang
tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam.
Tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) của một vùng lãnh thổ hay một
quốc gia là tổng của lượng dòng chảy sông ngòi từ ngoài vùng chảy vào và lượng dòng
chảy được sinh ra trong vùng (dòng chảy nội địa).
Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng
847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng
chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong
khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một
đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời
gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất
không đều giữa các hệ thống sông và các vùng.
Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm
tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống
sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), sông Mã,
Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9
km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%).
Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần
lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài,
trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành
phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng
7
có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông
Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%).
Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng
mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Tài
nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững
kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không? Đây là một vấn đề
lớn cần được quan tâm.
Trước hết, sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nước sạch cho
ăn uống và lượng nước cần dùng cho sản xuất. Đồng thời, tác động của con người đến
môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ, có
thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.
Hơn nữa, nguồn nước sông tự nhiên trong mùa cạn lại khá nhỏ chỉ chiếm
khoảng 10 - 40% tổng lượng nước toàn năm, thậm chí bị cạn kiệt và ô nhiễm, nên mức
bảo đảm nước trong mùa cạn nhỏ hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình toàn
năm.
Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài
nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ
không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo
mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể
giảm 17 - 53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với
kịch bản nhiệt độ không khí tăng 4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam
Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0
m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ
Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1
m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2
vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt. [10]
1.3.1. Đặc điểm sông, hồ tại thành phố Hà Nội
Vào đầu thế kỷ 19, theo thống kê, Thủ đô Hà Nội có 602 hồ lớn nhỏ. Tuy
nhiên, trải qua thời gian, con số này giảm đi đáng kể. Đến tháng 8/2012, trên địa bàn
8
9 quận nội thành Hà Nội hiện còn 110 hồ với tổng diện tích hơn 1.000 ha. Đô thị hóa
là nguyên nhân chính của quá trình này. [5]
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho đến tháng 8/2012, trên địa bàn 9 quận
nội thành Hà Nội hiện có 110 hồ với tổng diện tích hơn 1.000 ha, trong đó, riêng diện
tích Hồ Tây là 526 ha. Chỉ có vài hồ được cải tạo, kè xung quanh, tách nước thải và nước
mưa riêng như Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Kim Liên; vài hồ đang được cải tạo như
Văn Chương, Linh Quang... Những hồ chưa được cải tạo, chưa tách hệ thống nước thải
và nước mưa sẽ là nơi gánh chịu nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh cùng lượng
nước thải từ hoạt động sản xuất.
Do địa bàn Hà Nội dốc từ Bắc xuống Nam, toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước
thải công nghệp dịch vụ, các loại nước thải khác được đổ vào các con sông thoát nước
của Hà Nội (xả thải ra 4 con sông thoát nước chính là sông Tô lịch, sông Kim Ngưu,
sông Lừ, sông Sét và hồ Tây).
- Tổng lượng nước thải từ các nguồn khác nhau của thành phố khoảng 670.000
m3, trong đó có tới hơn 620.000 m3 (93% tổng lượng nước thải) chưa được xử lý xả
thẳng vào hệ thống thoát nước. Lượng nước thải còn lại chỉ được xử lý sơ bộ hoặc
trong các bể tự hoại, các bể lắng trong các tuyến thoát nước chung. Nước thải có chất
dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua hữu cơ,
axit béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa Clo. Thành phố Hà Nội hiện nay mới chỉ
có 4 trạm xử lý nước thải tập trung (Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long - Vân Trì
và một trạm xử lý nhỏ trong Khu đô thị mới Mỹ Đình), với tổng công suất thiết kế
50.000 m3/ngày đêm nhưng hầu hết các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung này có
tỷ lệ xử lý còn rất thấp so với yêu cầu [6].
Nội đô thành phố Hà Nội có 4 con sông thoát nước chính là sông Lừ, Sét, Tô
Lịch và Kim Ngưu với tổng chiều dài 38,6km cùng khoảng trên 40km kênh, mương.
Sau khi Hà Nội sáp nhập có thêm sông Nhuệ, sông Đáy. Ngoài việc giảm về số lượng,
thu hẹp diện tích do bị lấn chiếm, tình trạng ô nhiễm môi trường của hệ thống sông, hồ
ở Hà Nội cũng là một vấn đề cần giải quyết.
Hiện việc thoát nước ở Hà Nội chủ yếu nhờ các sông, mương nội tại của thành
phố và cuối cùng xả ra các sông lớn.
9
1.3.2 Những nghiên cứu về sông, hồ của thành phố Hà Nội
Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR)
năm 2010 của 6 quận lõi đô thị, hiện có 120 hồ lớn nhỏ ở Hà Nội. Trong đó, kết quả
khảo sát 80/120 hồ đó, số hồ hiện có diện tích từ 1.000m2 trở lên chiếm tới 76%, trong
khi các hồ hiện có diện tích dưới 500m2 chiếm 17,5%; hồ có diện tích 500- 1.000 m2
chiếm 6%. Mức độ ô nhiễm của 80/120 ao hồ, hầu hết đều bị ô nhiễm nước. Có tới
71% hồ có giá trị BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép (>15mg/l - BOD5 là lượng oxy
cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn gây ra, với thời gian
xử lý nước là 5 ngày ở điều kiện nhiệt độ là 20°C), 14% hồ bị ô nhiễm hữu cơ rất
nặng, 32% hồ bị ô nhiễm nhẹ. Ngoài chỉ tiêu BOD5, các chỉ tiêu khác như nồng độ
COD, NH4+... trong hầu hết các hồ cũng đều vượt quá giá trị cho phép.
Hình 1.1. Ô nhiễm các hồ thông qua chỉ tiêu BOD5
(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng, 2009)[17].
Một thông số quan trọng khác để đánh giá mức độ ô nhiễm nước và khả năng tự
làm sạch của thuỷ vực là nồng độ oxy hoà tan (DO). Oxy hoà tan cần thiết cho sự phát
triển của các vi sinh vật, đặc biệt cho quá trình phân huỷ hiếu khí các chất hữu cơ. Khi
nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, lượng oxy hoà tan trong nước sẽ
giảm. Có tới 70% số lượng các hồ khảo sát có giá trị DO dưới tiêu chuẩn cho phép (<
4mg/l); 6 hồ có nồng độ DO dưới 1mg/l, nghĩa là hầu như không có sự sống của vi
sinh vật.
Nghiên cứu cho thấy Hồ Tây, hồ Thủ Lệ, hồ Hoàn Kiếm... bị ô nhiễm chính là
do chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Hồ Tây và Hồ Đống Đa có mức ô nhiễm nhẹ do
10
hai hồ này có diện tích lớn và có khả năng tự làm sạch cao. Hồ Hoàn Kiếm đang có
khả năng tự làm sạch dần, tuy nhiên mục pH của nước hồ quá cao -8,1 -10,2 so với
mức pH cho phép đối với nước thủy vực 6,5 -8,5. Trong số hồ, ao còn lại trong 6 quận
ở Hà Nội thì có 26% số ao hồ chưa được kè bờ, số hồ ao được kè một phần chiếm 8%
[18].
Điều kiện tự nhiên quận Hà Đông
Hình 1.2. Bản đồ quận Hà Đông, thành phố Hà nội
Vị trí địa lý, địa hình
Quận Hà Đông mới được thành lập trên cơ sở thành phố Hà Đông, là đô thị
thuộc trực thuộc tỉnh Hà Tây cũ trước đây và nay là quận nội thành phía Tây Nam lớn
thứ hai của thủ đô Hà Nội, có toạ độ địa lý là 20o59’ vĩ độ Bắc, 105o45’ kinh độ Đông,
11
nằm dọc hai bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hoà Bình, cách trung tâm thành phố Hà Nội
10 km về phía Tây, Tây Nam.
Ranh giới hành chính của Quận được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm.
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai.
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì.
- Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Chương Mỹ.
Trên địa phận Quận có ba con sông lớn chảy qua là: sông Nhuệ, kênh La Khê
và sông Đáy.
* Về địa hình: Quận Hà Đông nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng nên có địa
hình đặc trưng của vùng đồng bằng là bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên
độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m đến 6,8m. Địa hình Quận chia làm 3 khu vực
chính:
+ Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ
+ Khu vực Bắc kênh La Khê
+ Khu vực Nam kênh La Khê
* Về địa chất: Hà Đông có lịch sử hình thành do quá trình trấm tích, chủ yéu là
đất pha cát, điều kiện địa chất thuận lợi cho công tác xây dựng.
Điều kiện khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của miền khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nên quận Hà Đông có 2 mùa rõ rệt: mùa đông khô lạnh và hè nóng
ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23o C, chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió
chính: Mùa hè gió Đông Nam, mùa đông gió Đông Bắc. Lượng mưa trung bình năm
2015 là 2267,1 mm, thuộc loại cao so với lượng mưa của cả nước.
Đặc điểm thủy văn
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có mạng lưới thủy văn khá dày đặc. Trong
khu vực có tổng số sông, ao, hồ ở Hà Đông : 52,6 ha gồm các sông: Sông Nhuệ, Kênh
La Khê và có nhiều hồ như hồ Văn Quán, hồ Đầm Khê, hồ XaLa. Điều đó đã tạo điều
kiện cho khu vực có nguồn nước khá phong phú.
Sông Nhuệ là thủy vực quan trọng nhất của Hà Đông, với chiều dài 74km, rộng
trung bình 30 – 40m, diện tích là 107,530 ha, trong đó diện tích chảy qua Hà Đông
12
chiếm 1,630 ha. Sông Nhuệ có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã
hội và du lịch của người dân. Sông có chiều dày lớp nước lớn nhất từ cầu Hà Đông,
3,46m; mực nước lớn nhất là 5,77m và có lưu lượng dao động từ 26m3/s vào mùa khô
đến 150m3/s vào mùa mưa. Hiện nay, chức năng chính của sông Nhuệ là cung cấp
nước cho hoạt động sản xuất chủ yếu là tưới tiêu, và tiêu thoát nước thải cho toàn
thành phố.
1.4. Những vấn đề còn tồn tại
Theo báo cáo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường & Cộng đồng,
hiện nay, chất lượng nước tại nhiều ao, hồ trên địa bàn Hà Nội đang bị ô nhiễm
nghiêm trọng. Trong số 30 hồ trọng điểm được phân tích, có tới 6 hồ ô nhiễm rất nặng,
8 hồ ô nhiễm nặng và 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm bởi các hoạt động của con người như
xả trực tiếp nước thải sinh hoạt, rác thải và lấn chiếm lòng ao hồ để nuôi cá, kinh
doanh…
Thông tin thêm về hiện trạng hồ tại Hà Nội, năm 2015, số lượng ao, hồ Hà Nội
đã được kè toàn phần tăng lên và chất lượng vệ sinh ở các bờ hồ khá tốt; trong đó có
82% hồ đã kè toàn phần có bờ được đánh giá là sạch và khá sạch. Tuy nhiên, còn 14%
chất lượng nước là bẩn và 4% rất bẩn. Riêng với các ao hồ chỉ kè được một phần và
chưa được kè, có đến 80% chất lượng nước bẩn, trong đó có 52% chất lượng nước rất
bẩn.
Số lượng và diện tích mặt nước hồ có xu hướng giảm. Cụ thể về số lượng hồ, từ
năm 2010 – 2015, có 17 hồ đã bị san lấp hoàn toàn và 7 hồ mới được bổ sung. Như
vậy, tổng số lượng ao, hồ Hà Nội trong năm 2015 là 112 giảm 10 cái so với năm 2010.
Về diện tích mặt nước hồ: tổng diện tích nước mặt hồ năm 2015 là 6.959.305 m2, giảm
72.540 m2 so với năm 2010. Đặc biệt nhiều hồ hiện nay vẫn được sử dụng cho mục
đích khai thác kinh tế bằng việc nuôi cá, hoặc trồng rau và giữ chức năng thoát nước.
Chính sự phân cấp chức năng hồ không rõ ràng trên dẫn đến nhiều hồ bị xuống cấp và
gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. [19]
Để hạn chế và xử lý ô nhiễm các dòng sông, các hồ trên địa bàn thành phố Hà
Nội cần có những giải pháp đồng bộ, quy hoạch tổng thể và phân cấp chức năng rõ
ràng. Hiện nay vẫn chưa có những đánh giá đầy đủ và cụ thể những nguồn gây ô
nhiễm, những tác động tiêu cực từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như những
13
ảnh hưởng của dân cư khu vực xung quanh các hồ, dòng sông. Do vậy và hiệu quả của
các biện pháp xử lý, cải thiện chất lượng nước còn hạn chế.
Các sông, hồ Hà Nội vừa mang giá trị cảnh quan vừa có chức năng tiêu thoát
nước cho Thành phố. Do đó dẫn đến sự chồng chéo, bất cập trong công tác quy hoạch,
quản lý, và phân cấp quản lý. Dẫn đến ảnh hưởng đến quy trình xử lý ô nhiễm cũng
như hiệu quả của các biện pháp xử lý áp dụng.
Trên địa bàn quận Hà Đông có hệ thống sông hồ ít, do vậy chất lượng nguồn
nước mặt ngày càng bị ô nhiễm do sự thoát nước bề mặt không hợp vệ sinh, rác thải xả
bừa bãi. Diện tích các sông, hồ ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Trên địa
bàn có nhiều xí nghiệp công nghiệp mà trong quá trình hoạt động sẽ có nhiều chất thải
độc hại. Vì vậy công tác bảo vệ, kiểm soát chất lượng nguồn nước thải cần được thực
hiện thường xuyên.
1.5. Những vấn đề mà đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết
Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện đa phần mang tính cục bộ theo từng
sông, hồ riêng biệt và trong khoảng thời gian, chỉ tiêu, vị trí nghiên cứu khác nhau.
Các nghiên cứu về nước mặt quận Hà đông cũng rất hạn chế do ở khu vực
ngoại thành.
- Dựa trên kết quả thu thập số liệu nghiên cứu về môi trường quận Hà Đông
năm 2013- 2014 của Trung tâm nghiên cứu môi trường và biến đổi khí hậu và kết quả
quan trắc môi trường nước mặt quận Hà Đông năm 2015 -2016 của học viên. Luận văn
đã tiến hành đánh giá diễn biến ô nhiễm ở các đoạn sông, các hồ trên địa bàn quận Hà
Đông, bằng phương pháp đánh giá chất lượng nước của Tổng cục môi trường – WQI.
- Luận văn tiến hành nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước mặt trên địa bàn
quận Hà Đông để nắm rõ hiện trạng và chỉ ra những nguồn gây ô nhiễm. Từ đó đề xuất
các giải pháp quy hoạch, cải thiện chất lượng nước cũng như các biện pháp xử lý phù
hợp áp dụng.
14
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông, cụ thể các dòng sông, một số
hồ trên địa bàn.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Một số sông, hồ điển hình trên địa bàn quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội;
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành đánh giá chất lượng nước mặt trong 4
năm, giai đoạn 2013 - 2016. Thực hiện báo cáo vào năm 2016.
- Phạm vi về nội dung: Đề tài đánh giá diễn biến ô nhiễm nước mặt và đề xuất
giải pháp cải thiện chất lượng nước sông, hồ điển hình trên địa bàn quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội.
2.2. Địa điểm và thời gian
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Các dòng sông, một số ao, hồ điển hình trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội và phòng phân tích môi trường VIMCERTS 112.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 8/2015 đến tháng 9/2016.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông.
- Khái quát về tài nguyên nước mặt trên địa bàn quận Hà Đông.
+ Các sông trên địa bàn quận Hà Đông.
+ Các ao, hồ điển hình trên địa bàn quận Hà Đông.
Diễn biến chất lượng nước mặt của quận Hà Đông từ năm 2013 – 2016.
- Diễn biến chất lượng nước của các sông.
- Diễn biến chất lượng nước của các ao, hồ điển hình.
Ứng dụng phương pháp sử dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) trong đánh giá
chất lượng nước mặt quận Hà Đông
15
Nguyên nhân gây ô nhiễm và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt
của quận Hà Đông
- Nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước mặt của quận Hà Đông.
- Các giải pháp cải thiện chất lượng nước mặt của quận Hà Đông
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp này thu thập số liệu từ nguồn thông tin do các đối tượng khác đã
thu thập, xử lý. Khi sử dụng phương pháp tác giả cần thu thập các dữ liệu từ:
- Các báo cáo của các Bộ, Sở, ngành, cơ quan thống kê.
- Các báo cáo nghiên cứu của các cơ sở nghiên cứu.
- Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành.
- Tài liệu, giáo trình hoặc các ấn phẩm khoa học liên quan tới vấn đề
nghiên cứu,…
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thu thập các thông tin tổng quan về
các sông hồ trên địa bàn quận, quy hoạch quản lý của các cấp, hiện trạng ô nhiễm và
các giải pháp khắc phục.
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu thực địa.
Đề tài tiến hành lấy mẫu quan trắc môi trường nước mặt tại quận Hà Đông năm
2015-2016 với số mẫu như sau:
Tiến hành lấy mẫu tại 12 điểm trên các hệ thống sông và ngòi trong địa bàn
quận Hà Đông, đại diện cho các mẫu nước trên thủy vực nước động. Các mẫu được
bảo quản đúng quy trình kỹ thuật và phân tích tại phòng thí nghiệm theo quy định của
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Các thủy vực nước tĩnh hiện nay trên địa bàn quận Hà Đông bao gồm hai hồ lớn
nằm liền kề nhau là hồ Văn Quán nằm trong khu đô thị Văn Quán, ngoài ra còn các ao,
hồ lớn nằm rải rác trên địa bàn quận như hồ Xa La, Đầm Khê. Ba làng nghề nằm trong
chương trình quan trắc chất lượng môi trường là làng nghề Dương Nội, Đa Sỹ, Vạn
Phúc. Nước mặt tại các khu vực làng nghề này chủ yếu là ao, hồ chứa và kênh thoát
nước thải từ các hộ gia đình sản xuất thủ công. Ở những ao, hồ điển hình tiến hành lấy
10 mẫu đánh giá hiện trạng nước ao, hồ quận Hà Đông.