Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận môn quan trắc môi trường“ đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước đoạn sông cầu bây đi qua khu công nghiệp sài đồng b ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.76 KB, 39 trang )

DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 2 – LỚP MTB
STT Họ Và Tên Mã sinh viên
1 Nguyễn Thị Duyên
2 Đào Thị Hằng
3 Đặng Thị Thu Hiền
4 Nguyễn Văn Hợp
1
Mục Lục
I. MỞ ĐẦU 4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 5
1.3. Yêu cầu 5
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
2.1. Tài nguyên nước Việt Nam 6
2.2. Tình hình khai thác và sự dụng nước ở Việt Nam 7
2.3. Những vấn đề môi trường hiện nay 9
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1. Đối tượng nội dung nghiên cứu 12
3.2. Phạm vi nghiên cứu 12
3.3. Nội dung nghiên cứu 12
3.4. Phương pháp nghiên cứu 13
1.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 13
1.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa 13
1.1.3 Phương pháp vận chuyển và bảo quản mẫu 14
1.1.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 15
1.1.5 Phương pháp so sánh đánh giá 16
1.1.6 Phương pháp xử lý số liệu 17
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 18
4.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn 19
4.3. Hiên trạng môi trường đoạn sông Cầu Bây ở khu công nghiệp Sài Đồng 19


1.1.7 Các áp lực lên đoạn sông 19
2
1.1.8 Hiện trạng môi trường của đoan sông 20
4.4. Đánh giá chung về chất lượng nước 20
1.1.9 Các thông số hóa lý 20
1.1.10 Các thông số dinh dưỡng 25
V. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 32
5.1. Kết luận 32
5.2. Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC 35
1. Đối tượng - phạm vi quan trắc 35
2. Mục tiêu quan trắc 35
3. Các thông số cần quan trắc 35
4. Tần số và vị trí quan trắc. 36
5. Dụng cụ 37
6. Tiến hành 37
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 37
1. Mục tiêu quan trắc 37
2. Nội dung quan trắc 37
2.1 Quan trắc hướng gió chủ đạo 37
2.2 Các bước xác định hướng gió chủ đạo 37
3. Kết quả 38
3.1 Kết quả của các lần đo đạc 38
3.2 Nhận xét: 38
3.3 Yếu tố vật cản 38
3
I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là tài nguyên vô cùng quý giá và rất cần thiết đối với cuộc sống của con

người. Nước đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như sản xuất của con
người. Là môi trường sống của nhiều loài sinh vật và là thành phần quan trọng
tham gia vào cấu trúc sinh quyển. Con người đã sự dụng nước cho các mục đích
snh hoạt, tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tham gia
vào dây chuyền sản xuất công nghiệp, xây dựng nhà máy thủy điện…Với các quốc
gia phát triển, tài nguyên nước đóng vai trò vô cùng quan trọng và được đặt lên
hàng đầu trong việc khai thác, sự dụng và quản lý với quy mô lớn. Ngược lại, đối
với các quốc gia chậm phát triển hoặc các nước đang phát triển, vai trò của nước
vẫn chưa được nhận thức rõ ràng, song hành với điểu đó là việc sự dụng lãng phí
và ít có động thái bảo tồn nguồn khoáng sản quý báu này.
Suy thoái nguồn nước đang là thực trạng chung của rất nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam. Nước bị ô nhiễm do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu
cơ quá dư thừa gây ra hiện tượng các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng
hóa được. Kết quả làm cho lượng ôxy trong nước gảm đột ngột, các khí độc tăng
lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Việc ô nhiễm nguồn nước ảnh
hưởng rất lớn đến những hoạt động sự dụng nguồn nước của con người trong đó có
tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp.
Sông Cầu Bây là con sông đào lâu năm dẫn thoát nước mặt từ khu vực sân bay
Gia Lâm và các ao hồ lân cận đổ ra cống Xuân Thủy, phục vụ hệ thống tưới tiêu
Bắc Hưng Hải. Sông có chiều dài khoảng 12km, xưa nay vẫn là nguồn cung cấp
nước tới tiêu sinh hoạt, chống hạn tiêu úng cho cả một vùng sản xuất nông nghiệp
rộng lớn phía đông Hà Nội. Nhưng gần chục năm nay, sông Cầu Bây đã bị ô nhiễm
và từ khoảng 5 – 7 năm nay thì nước sông hoàn toàn không sự dụng được nữa.
4
Nguyên nhân chủ yếu là do khu công nghiệp Sài Đồng B hoạt động trên 14 năm
nhưng không có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn mà xả thẳng xuống sông
Cầu Bây.
Đứng trước nhiều áp lực đối với môi trường nước như vậy nhóm chúng tôi tiến
hành đề tài:
“ Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước đoạn sông Cầu Bây đi

qua khu công nghiệp Sài Đồng B ”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cầu Bây đi qua khu công nghiệp
Sài Đồng B.
- Xác định các áp lực ảnh hưởng đến chất lượng nước sông.
- Thiết kế mạng lưới qua trắc tại đoạn sông Cầu Bây.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước sông.
1.3. Yêu cầu
- Lấy mẫu, đo đạc và phân tích thông số môi trường nhiệt độ, Ph, DO,
COD….So sánh vớ hệ thống quy chuẩn QCVN 08-2008/BTNMT- Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải…
- Nêu ra diễn biến chất lượng nước đoạn sông Cầu Bây đi qua khu công
nghiệp Sài Đồng.
- Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chấ lượng nước sông.
5
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Tài nguyên nước Việt Nam
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước
biển. Nguồn nước mặt thường được gọi là nguồn tài nguyên nước mặt, tồn tại
thường xuyên hay không thường xuyên trong các thủy vực ở trên mặt đất như:
sông ngòi, mương máng, hồ tự nhiên, hồ chứa (hồ nhân tạo), đầm lầy, đồng ruộng
và băng tuyết. ài nguyên nước sông chính là thành phần chủ yếu và quan trọng
nhất, được sự dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình khá
nhưng có nhiều yếu tố không bền vững. Nước ta có khoảng 830 tỷ m3 nước mặt.
trong đó chỉ có 310 tỷ m3 nước được tạo ra do trời mưa rơ trong lãnh thổ, chiếm
37%, còn lại phần lớn 67% lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước
ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Công chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%) ở lưu
vực sông Hồng nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề mặt.
Còn ở lưu vực sông Cửu Long 90% nguồn nước bề mặt có nguồn gốc ngoại lai.

Phó giáo sư Phan Văn Tân (Khoa khí tượng thủy văn và Hải Dương Học,
trường đại học khoa học tự nhiên) cho rằng nguồn tài nguyên nước của Việt Nam
không quá dồi dào mà còn có nhiều cực đoan. Điều này được thể hiện qua sự phân
bố rất không đồng đều theo thời gian: mùa khô và mùa mưa – mà khô thì hạn hán,
mà mưa thì ngập úng. Theo không gian – trong một thời điểm có vùng đang chịu lũ
lụt, có vùng đang thiếu nước trầm trọng.
Theo không gian, nơi có lượng mưa nhiều nhất là Bạch Mã với 8000mm/năm,
trong khi đó ở Phan Rí chỉ xấp xỉ 400mm/năm. Theo thời gian, mùa lũ chỉ kéo dài
từ 3 – 5 tháng, nhưng lại chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm, mùa lũ lowngj
mưa lớn nhất chỉ đạt 1500mm/tháng, song mùa cạn nhiều tháng lại không có mưa.
6
Trong số 13 lưu vực chính và nhánh với diên tích hơn 10.000km2 thì đến 10/13
con sông có quan hệ với nước láng giềng, trong đó 3/10 con sông có thượng nguồn
ở Việt Nam và hạ nguồn chảy sang các nước láng giềng, 7/10 sông có thượng
nguồn ở các nước láng giềng và hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này cho thấy Việt
Nam không những bị ràng buộc nguồn lợi về nước với các quốc gia thứ hai, thứ ba
chia sẻ mà còn bị tác động.
2.2. Tình hình khai thác và sự dụng nước ở Việt Nam
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chi phí nhều nhất cho thủy lợi, cả nước hiện
nay có 15 hệ thống thủy nông, với 659 hồ, đập lớn và vừa, có trên 3500 hồ, đập
nhỏ, 1000 cống tiêu, trên 2000 trạm bơm nhỏ, trên 10000 máy bơm các loại có khả
năng cung cấp 60 – 70 tỷ m3/ năm. Tuy nhiên nhiều hệ thống thủy nông đã xuống
cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng được 50 – 60 % công suất thiết kế.
Đối với Việt Nam, tài nguyên nước ẩn chứa nhiều yếu tố không bền vững.
Tổng lượng nước mặt bình quân năm ở Việt Nam có khoảng 830 tỷ m3. Gần 57%
lượng dòng chảy này là ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sông Hồng-
Thái Bình và hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, nơi diễn ra hầu hết các hoạt động
phát triển kinh tế-xã hội. Tổng trữ lượng nước dưới đất ước tính khoảng 63 tỷ
m3/năm.
Hơn 60% nguồn nước mặt của Việt Nam được sản sinh ở nước ngoài, chỉ có

bình quân 309 tỷ m3 mỗi năm được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Lượng nước
mặt bình quân đầu người ở nước ta hiện nay đạt khoảng 3.840 m3/người/năm. Nếu
tính tổng lượng tài nguyên nước sông ngòi ở Việt Nam, kể cả nước từ bên ngoài
chảy vào thì bình quân đạt 10.240 m3/người/năm. Với tốc độ phát triển dân số như
hiện nay thì đến năm 2025 lượng nước mặt tính bình quân đầu người ở nước ta chỉ
đạt khoảng 2.830 m3/người/năm. Tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào thì
bình quân đạt 7.660 m3/người/năm. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên
7
nước quốc tế (IWRA), quốc gia có lượng nước bình quân đầu người dưới 4.000
m3/người/năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nếu chỉ tính riêng lượng tài
nguyên nước mặt sản sinh trên lãnh thổ thì ở thời điểm hiện nay Việt Nam đã
thuộc số các quốc gia thiếu nước và sẽ gặp phải rất nhiều thách thức về tài nguyên
nước trong tương lai gần.
Ninh Thuận là tỉnh có nền nhiệt độ cao. Hầu hết các vùng đồng bằng ven biển
và các vùng núi thấp đều có nhiệt độ trung bình năm trên 26oC và tổng nhiệt quanh
năm trên 9.400oC. Tổng lượng mưa năm thấp nhất trong cả nước và giảm dần từ
Tây sang Đông. Khu vực thượng lưu sông Cái Phan Rang từ 1.800-2.200mm, Khu
vực đồng bằng ven biển trung bình vào khoảng 700-1000mm. Tổng lượng bốc hơi
hàng năm từ 1.650 – 1.850 mm.
Với các điều kiện tự nhiên về khí hậu như vậy, dẫn đến tài nguyên nước của
Ninh Thuận được các chuyên gia ngành nước đánh giá vào loại khan hiếm so với
cả nước, cụ thể là tổng lượng nước nội địa của tỉnh Ninh Thuận là 1,868 tỷ
m3/năm, trung bình đầu người chưa đến 3.000 m3/người/năm, thấp hơn nhiều so
với bình quân của cả nước. Lượng nước được bổ sung từ Nhà máy Thủy điện Đa
Nhim: 580 triệu m3/năm và từ các sông, suối thuộc các tỉnh lân cận đổ vào là 450
triệu m3/năm. Điều này cho thấy số lượng nước của tỉnh rất hạn chế và lệ thuộc rất
nhiều vào nguồn nước bổ sung từ các tỉnh khác. Còn về nước ngầm càng khan
hiếm hơn, theo số liệu điều tra chưa đầy đủ, thì tổng trữ lượng có thể khai thác
được từ các tầng chứa nước ở các khu vực đồng bằng toàn tỉnh chỉ khoảng 300.000
m3/ngày-đêm.

Lượng nước hàng năm sự dụng cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m3 , cho công
nghiệp khoảng 17.3 tỷ m3, cho dịch vụ là 2 tỷ m3, cho sinh hoạt là 3.09 tỷ m3. Dự
tính đến năm 2030, dân số cả nước là 129 triệu người trong đó dân số thành thị lên
tới 60 triệu người, kinh tế tăng gấp 10 lần, GDP đầu người gấp 7 lần, 100% dân
8
được cấp nước sạch vào năm 2020. Cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi theo xu hướng
nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%, nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp
đôi, chiếm khoảng 1/10 tổng lượng nước sông ngòi, 1/3 lượng nước nội địa, 1/3
lượng nước dòng chảy ổn định.
Trong sinh hoạt, ước tính mỗi người dùng 200 – 300 lít nước sinh hoạt/ ngày.
Trong sản xuất công nghiệp, để sản xuấ 1 tấn phân đạm cần 600 tấn nước, 1 tấn
đường cần 1000 tấn nước cho sự bốc hơi và hấp thụ. Riêng sản xuất lương thực,
thực phẩm cho một khâu phần ăn hàng ngày tốn 1800 lít nước. Với mức sự dụng
nước như hiện nay nếu không có cách quản lý hiệu quả nhằm cân bằng giũa việc
sự dụng và tái sự dụng nước thì nước dùng cho tương lai sẽ là câu hỏi khó trả lời.
2.3. Những vấn đề môi trường hiện nay
Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh
mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Nhu cầu
dùng nước cho sinh hoạt, sản xuất – công nông nghiệp sẽ tăng lên mạnh mẽ trong
tất cả các vùng.
Những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá
rừng bữa, canh tác nông lâm không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thủy
vực…đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị
cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt. Nguy cơ thiếu nước sạch
càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.
Tài nguyên nước Việt Nam còn có xu hướng thoái hóa do khai thác và sự dụng
thiếu bền vững. Các sông nhỏ trong nội đô của các thành phố bị ô nhiễm nặng do
nowcs thải sinh hoạt, công nghiệp. Xây dựng quá nhiều dập dâng thủy lợi và sự
dụng hết lượng nước cơ bản, tọ ra khúc sông “khô” dưới đập. Các đập thủy điện
tạo ra khúc sông “ chết” dưới hạ lưu đập, tàn phá môi trường thủy sinh.

9
Một thực trạng đáng quan tâm đó là hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng
như số lượng nguồn nước mặt đang ngày một tăng lên do ô nhiễm từ chất thải cũng
như ước thải công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy bộ, các khu dân cư,
sự xói mòn rửa trôi trên các lưu vực sông. Đặc biệt là nước thải từ các khu công
nghiệp lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Biên Hòa. Tại Hà Nội
tổng lượng chất thải ngày đêm là 300 – 400 nghìn m3, trong đó nước thải từ hoạt
động công nghiệp là 85 – 90 nghìn m3, từ sinh hoạt là 1,8 – 2,0 nghìn m3/ ngày
đêm. Hầu hết nước thải không qua xử lý nên càng gây ô nhiễm nặng nề hơn. Chỉ số
ô xy sinh hóa vượt quá chỉ tiêu cho phép hàng trăm lần. Tại thành phố Hồ Chí
Minh, tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo động do nước thải sinh hoạt, nước
thải của các ngành công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý sơ sài thả thẳng vào môi
trường. Với lượng chất thải khá lớn từ các nhà máy xí nghiệp, nước thải công
nghiệp chiếm một lượng khá lớn trong tổng lượng nước thải hngf ngày của thành
phố, hơn nữa mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp cao hơn rất nhiều so
với nước thải sinh hoạt do chứa nhiều hóa chất độc hại và khó phân hủy.
Ở các vùng nông thôn, ý thức người dân chưa tốt, vệc xả thải sinh hoạt hàng
ngày xuống các sông, ao, hồ tự nhiên vẫn đang còn phổ biến, gây ô nhiễm, đe dọa
đến chất lượng nước ngầm do nước thải không qua xử lý thấm xuống tầng nước
ngầm và gây mất mỹ quan môi trường. Mặt khác bà con nông dân còn sự dụng
phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật trong nông nghiệp với nồng độ
lớn làm cho nước vùng này bị ô nhiễm các chất hóa học.
Biến đổi khí hậu oàn cầu cũng đang tác đọng không nhỏ đến môi trường nước
mặt của thế giới cũng như Việt Nam. Khí hậu toàn cầu nóng lên đã và sẽ tác động
nhiều đến tài nguyên nước. Nhiều dự báo trên thế giới và trong nước đã cho thấy
khi nhiệt độ trong không khí tăng bình quân 1,50 thì tổng lượng dòng chảy có thể
giảm khoảng 5%
10
Ngoài ra trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển dâng cao thêm 0,3 – 1,0 m và
do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và

ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước. Nếu nước bển dâng lên 1 m thì
diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đòng bằng sông Cửu Long, 1700 km2
vùng đất ngập nước cũng bị đe dọa và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của ngập lụt.
Tất cả những điều đó sẽ làm cho suy thoái thêm nguồn nước, khiến không có đủ
nguồn nước ngọt để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
11
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tượng nội dung nghiên cứu
Đoạn sông Cầu Bây đi qua khu công nghiệp Sài Đồng B – Long Biên, Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu, khảo sát đoạn sông Cầu Bây dài 850m, chiều rộng 11m
từ ngày 8/9/2013 – 8/12/2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Tiến hành nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu dân cư xung
quanh đoạn sông Cầu Bây.
- Đi quan sát thực tế đoạn sông Cầu Bây và đánh giá cảm quan hiên trạng của
đoan sông.
12
- Tiến hành lấy mẫu phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường
nước của đoạn sông
- Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường nếu như ô nhiễm môi trường là
nghiêm trọng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
1.1.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Phương pháp được sự dụng nhằm thu thập tài liệu thứ cấp, số liệu các cơ quan
quản lý tại địa phương.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài nhóm chúng tôi đã thu thạp ccs bản
đồ, thông tin trên mạng Internet có liên quan tới đề tài.
1.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát thực đia: Đi đến khu vực lấy mẫu quan sát thực tế để nắm được đặc

điểm nơi quan trắc, đưa ra vị trí lấy mẫu
- Đo đạc: Đo đạc các giá trị vận tốc bằng phương pháp đo, đo lưu lượng dòng
chảy ằng phương pháp thể tích, chiều rộng, độ sâu đoạn mương bằng thước
mét.
 Đo đạc tại hiện trường nhiệt độ, lưu lượng (Q), vận tốc dòng chảy (V),
mực nước (H), chiều dài L, chiều rộng B của đoạn mương.
 Đo nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế.
 Đo lưu lượng: Lưu lượng của dòng chảy phụ thuộc vào vận tốc và diện
tích mặt cắt ngang.
Q(m
3
/s) = F*v
Trong đó F: là tiết diện mặt cắt ngang của mương
v: Vận tốc dòng chảy
13
- Chiều dài và chiều rộng đoạn mương được đo bằng thước dây.
- Độ sâu thủy vực đo bằng cách: chọn 1 vị trí trên đoạn mương, thả đoạn dây
có buộc sẵn 1 viên ngói nhỏ vào 1 đầu dây xuống nước đến khi thấy dây
trùng lại. Đo đoạn dây ngập trong nước.Tiến hành đo ở 3 vị trí, ở giữa lòng
mương và ven 2 bên bờ mương, lấy giá trị trung bình. Từ độ sau thủy vự xác
định điều kiện nền đáy.
- Vân tốc nước: Thả 1 cánh hoa nhỏ tại 1 vị trí ở giữa dòng, đo thời gian và
quãng đường mà cánh hoa đó di chuyển được, từ giá trị quãng đường và thời
gian ta tính được vận tốc.
v = S/t (m/s)
Trong đó: S: quãng đường di chuyển của vật nổi (m)
t: thời gian vật di chuyển tương ứng vs quãng đường trên (s)
 Quan sát hệ thống kênh mương ở khu vực nghiên cứu và các nguồn thải
đổ ra mương.
1.1.3 Phương pháp vận chuyển và bảo quản mẫu

Tất cả mẫu nước sau khi lấy về được bảo quản tức thời trong những túi bóng
đen và được đem về phòng thí nghiệm (PTN). Tại PTN các mẫu được lưu trong tủ
lạnh cho tới khi đem đi phân tích. Bảo quản mẫu và vận chuyển về phòng thí
nghiệm được thực hiện nghiêm ngặt. Quy định về bảo quản mẫu nước và phương
pháp phân tích đối với các chỉ tiêu khác nhau được nêu trong bảng sau:
Bảng 3.1 Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu nước
TT Thông số quan
trắc
Dụng cụ chứa mẫu Điều kiện bảo
quản
Thời gian lấy
mẫu
1 NO
3
-
Chai nhựa (500ml) Bảo quản lạnh 7
14
2 NH
4
+
Chai nhựa (500ml) Bảo quản lạnh 7
3 PO
4
3-
Chai nhựa (500ml) Bảo quản lạnh 7
4 COD Chai nhựa (500ml) Bảo quản lạnh 14
5 SO
4
2-
Chai nhựa (500ml) Bảo quản lạnh 7

1.1.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Các mẫu nước được phân tích trong phòng thí nghiệm môi trường do Bộ môn
Công nghệ môi trường Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội
Bảng 3.2 Thông tin về trang thiết bị và phương pháp phân tích
STT Thông số Phương pháp phân tích Thiết bị phân tích
1 pH Đo nhanh PH metter
2 DO Đo nhanh DO metter
3 NO
3
-
So màu Máy UV/VIS ở bước sóng
420nm
4 NH
4
+
So màu Máy UV/VIS ở bước sóng
420nm
5 PO
4
3-
So màu Máy UV/VIS ở bước sóng
660nm
6 COD Chuẩn độ bằng dung dịch
muối Morh
-
7 Cl
-
Chuẩn độ bằng dd AgNO
3
-

15
1.1.5 Phương pháp so sánh đánh giá
So sánh đánh giá các thông số phân tích đoạn sông với nhau và với quy chuẩn
môi trường QCVN 08 – 2008/BTNMT cột B1 làm căn cứ chỉ diễn biến chất lượng
môi trường, sự ô nhiễm và nhiễm bẩn.
16
Bảng 6: Giá trị giới hạn một số thông số chất lượng nước mặt
TT Thông số Đơn vị B1
1 pH 5,5-9
2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 4
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 50
4 COD mg/l 30
5 BOD
5
(20
0
C) mg/l 15
6 Amoni (NH
+
4
) (tính theo N) mg/l 0,5
7 Clorua (Cl
-
) mg/l 600
8 Nitrat (NO
-
3
) (tính theo N) mg/l 10
9 Phosphat (PO
4

3-
) (tính theo P) mg/l 0,3
1.1.6 Phương pháp xử lý số liệu
- Tính ra nồng độ NO3-, NH4+ trong nước mương
- Trình diễn kết quả bằng Excel
17
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Vị trí địa lý: Quận Long Biên được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự
nhiên và dân số của các xã: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt
Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và các thị
trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm.
- Diện tích: 6.038,24 ha
- Dân số: 170.706 nhân khẩu
- Địa giới hành chính quận Long Biên:
 Đông giáp huyện Gia Lâm
 Tây giáp quận Hoàn Kiếm
 Nam giáp huyện Thanh Trì
 Bắc giáp các huyện Đông Anh, Gia Lâm.
- Đơn vị hành chính: 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Gia
Thuỵ, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Thượng Thanh, Giang
Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Đức Giang,
Sài Đồng.
- Sài Đồng là một phường thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Phường
này có 90,67 ha diện tích tự nhiên và 14.029 nhân khẩu. Trước đây, Sài
Đồng là một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm. Ở đây có khu công nghiệp Sài
Đồng, khu công nghệ cao Sài Đồng và Bệnh viện Tâm Thần. Địa giới hành
chính phường Sài Đồng: Đông giáp phường Phúc Lợi; Tây giáp phường
Phúc Đồng; Nam giáp phường Thạch Bàn; Bắc giáp phường Việt Hưng.
18

4.2. Đặc điểm khí tượng thủy văn
Quận Long Biên nằm trọn trong vùng khí hậu đặc trưng của vùng Đông Bắc
Bộ, nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới, gió mùa Đông Á ảnh hưởng chủ yếu đến
khí hậu của vùng. Nhiệt độ trung bình năm của vùng vào khoảng 230 C – 24.50 C.
uy nhiên nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch khá lớn, vế mùa lạnh nhiệt độ có thể
xuống dưới 100 C, mùa nóng nhiệt độ có thể lên đến 390 C - 400 C. Điều kiện này
vừa thuận lợi vừa khó khăn cho công tác nghiên cứu và xử lý môi trường. Lượng
mưa cũng chia làm 2 mùa mưa chính là mùa mưa và mùa khô, do có hệ thống
cống, kênh mương đầy đủ nên không ảnh hưởng tớ việc cấp thoát nước của vùng.
4.3. Hiên trạng môi trường đoạn sông Cầu Bây ở khu công nghiệp Sài Đồng
1.1.7 Các áp lực lên đoạn sông
Đoạn sông Cầu Bây hiện nay chủ yếu chịu áp lực của nguồn xả bao gồm nước
thải sinh hoạt của khu vực dân cư quận Long Biên và Gia Lâm, đặc biệt là nước
thải của 2 khu công nghiệp Sài Đồng B và Đài Tư.
Tại khu công nghiệp Sài Đồng B hiện nay có 23/26 doanh nghiệp đang hoạt
động. Trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Sài Đồng B do Công ty
điên tử HANEL (chủ đầu tư) đã đề nghị thành phố cấp phép xây dựng trạm xử lý
nước thải tập trung tại lô D từ năm 2007. Tuy nhiên, sau đó để phù hợp với quy
hoạch tổng thể khu vực Tây Nam quận Long Biên nên dự án này chuyển giao cho
công ty cổ phần Him Lam xây dựng.
Khu công nghiệp Đài Tư hiên có 26/29 doanh nghiệp đang hoạt động. Công ty
xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hà Nội – Đài Tư đã xây
dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 2000m3 / ngày. Hiên nay trạm
đã đưa vào vận hành giai đoạn I với công suất xử lý 500m3 / ngày.
19
Đoạn sông được quan trắc là 1 đoan sông Cầu Bây nên cũng chịu ảnh hưởng
của các dòng thải này.
1.1.8 Hiện trạng môi trường của đoan sông
Cũng lâu rồi ảnh hưởng dòng nước trong xanh hiền hòa đã chìm vào quên lãng,
gờ đây con sông Cầu Bây cung cấp nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp

cho một số phường thuộc quận Long Biên và các xã lân cận đang “oằn mình” chịu
đựng ô nhiễm.
Mới đây, Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội lấy 17 mẫu nước tại 17 điểm
trên dòng sông để phân tích, kết quả chất lượng nước mặt bị ô nhiêm nặng, vượt
quá ngưỡng cho phép nhiều lần (QCVN 08:2008/BTNMT, cột 1).
Đứng cách bờ cả chục mét vẫn ngửi thấy mùi hôi của nước. Vào dịp mùa cạn,
nước đặc quánh, chẳng con gì sống được trong cái mớ sền sệt, hôi thối ấy. Dân cư
hai bên bờ sông nhiều người bị viêm mũi họng, viêm xoang, đau mắt đỏ, lở loét,
nước ăn chân rất thương tâm.
4.4. Đánh giá chung về chất lượng nước
1.1.9 Các thông số hóa lý
- Giá trị pH
Biểu đồ: Giá trị pH tại các điểm lấy mẫu
20
- Giá trị pH tại các mẫu phân tích đều nằm trong quy chuẩn cho phép từ 5,5 –
9. Chứng tỏ môi trường nước của đoạn sông này trung tính (7,56 – 7,81).
Đồ thị: Diễn biến giá trị pH trên đoạn sông
Nhận xét:
 Giá trị pH trên mẫu 1 (đoạn đầu) lớn nhất, giảm dần và thấp nhất là mẫu 3
(cuối đoạn sông)
 Diễn biến giá trị pH trên đoạn sông nghiên cứu là giảm từ đầu đến cuối đoạn
sông, tuy nhiên giá trị pH thay đổi không nhiều.
- Hàm lượng oxy hòa tan ( DO )
Biểu đồ: Giá trị DO (mg/l) so với QCVN 08:2008
21
- Giá trị DO ở tất cả các mẫu trên cả đoạn song nghiên cứu đều thấp hơn rất
nhiều lần so với quy chuẩn cho phép (khoảng 7 lần). Do vậy,các loài sinh
vật hầu như không thể sống được trong đoạn sông này.
Biểu đồ: Diễn biến hàm lượng DO trên đoạn sông
Nhận xét:

 Nồng độ DO ở mẫu 1 (đầu đoạn sông) cao nhất, thấp nhất ở mẫu 2 (đoạn
giữa sông) và sau đó đến mẫu 3 (đoạn cuối sông)
 Hàm lượng DO của đoạn sông diền biến theo xu hướng giảm dần từ đoạn
đầu đến đoạn giữa và tăng dần ở đoạn cuối sông.
 Hàm lượng oxy hòa tan có sự thay đổi trên là do ở đoạn giữa sông chịu ảnh
hưởng của nguồn nước thải khu công nghiệp.
22
- Hàm lượng Cl
-
Biểu đồ: Giá trị Cl
-
(mg/l) so với QCVN 08:2008
- Giá trị của Cl- trong nước rất thấp, thấp hơn so với quy chuẩn khoảng 10,5
lần. Điều này cho thấy nước ở đoạn song khảo sát không bị nhiễm mặn,
không ảnh hưởng đến tưới tiêu cho nông nghiệp.
Đồ thị: Diễn biến giá trị của Cl
-
trên đoạn sông
23
Nhận xét:
 Nồng độ Cl
-
mẫu 1 (đầu đoạn song) thấp hơn đoạn 2 ( đoạn giữa chảy qua
khu công nghiệp) và đoạn 3 (đoạn cuối) có giá trị thấp nhất
 Diễn biến giá trị Cl
-
ở khúc sông này có xu hướng tăng dần từ đầu đoạn sông
đến giữa đoạn sông và giảm nhiều ở phía cuối đoạn sông. Có sự thay đổi
nồng độ Cl
-

tương đối nhiều.
- Hàm lượng COD.
COD (mg/l) = (V
a
-V
b
).N.8.1000/V
mẫu
Trong đó: V
a
: Thể tích muối Mohr đã sử dụng để chuẩn độ mẫu trắng (ml)
V
b
: Thể tích muối Mohr đã sử dụng để chuẩn độ mẫu phân tích (ml)
N: Nộng độ đương lượng muối Mohr
V
mẫu
: Thể tích mẫu đã lấy phân tích
V
mẫu trắng
(ml) V
mẫu pt đoạn đầu
V
mẫu pt đoạn giữa
V
mẫu pt đoạn cuối
4,6 4,5 4,3 4,4

Biểu đồ: Giá COD (mg/l) so với QCVN 08:2008
Nhận xét: Hàm lượng COD trong mẫu nước đem phân tích thấp hơn rất nhiều so

với quy chuẩn
24
 Đoạn đầu thấp hơn khoảng 0,6 lần
 Đoạn giữa thấp hơn khoảng 2 lần
 Đoạn cuối cao hơn khoảng 1,3 lần

Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi hàm lượng COD giữa các đoạn
Nhận xét: Có sự thay đổi nộng độ COD giữa các đoạn từ 40 lên 60 rồi lại
xuống 20(mg/l). Theo QCVN 08/2008/BTNMT cột B1- quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt dùng có quy định ngưỡng tối đa cho phép của COD là
30 mg/l. Qua quá trình phân tích nước mương tại 2 vị trí lấy mẫu đều cho giá trị
COD dao động trong khoảng 20 - 60 mg/l.Giá trị COD giữa 2 mẫu dao động khá
lớn, do trời không mưa, không có quá trình pha loãng các chất trong nước mương
mà các nguồn thải đều đổ trực tiếp xuống mương nên nồng độ các chất có xu
hướng tăng
Như vậy, nói chung giá trị COD đều vượt QCVN 08 – 2008/BTNMT, không
thể sử dụng ngay cho mục đích nông nghiệp, cần có các biện pháp để xử lý.
1.1.10Các thông số dinh dưỡng
- Hàm lượng Phosphat:
25

×