Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu nhân giống Trà hoa vàng Hakoda (Camelia hakodae Ninh, Tr.) bằng phương pháp giâm hom (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐÌNH NHẠ

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG TRÀ HOA VÀNG
HAKODA (Camelia hakodae Ninh, Tr.)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐÌNH NHẠ

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG TRÀ HOA VÀNG
HAKODA (Camelia hakodae Ninh, Tr.)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM
Chuyên ngành: Lâm ho ̣c
Mã số: 62.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS, Trần Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN - 2016



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều đã
được ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện cho luận văn này
đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng
quản lý sau đại học và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Người viết cam đoan


ii

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban
chủ nhiệm khoa Sau Đại học - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến
hành nghiên cứu tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Để thực hiện đề tài
“Nghiên cứu nhân giống Trà hoa vàng Hakoda (Camelia hakodae Ninh,
Tr.) bằng phương pháp giâm hom”.
Sau thời gian làm việc nghiêm túc, đến nay bản luận văn của tôi đã hoàn

thành. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn
PGS.TS Trần Thị Thu Hà là người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng đào tạo sau đại học,
khoa Lâm nghiệp những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và
phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tôi theo học tại trường.
Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình và bạn
bè..những người luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong
thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, nên bản luận văn không
tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi kính mong được sự đóng góp ý kiến
quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi
thêm phong phú và hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2016
Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính ...................................................... 4
1.1.1. Cơ sở tế bào học ....................................................................................... 5
1.1.2. Cơ sở di truyền học .................................................................................. 5
1.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể .............................................................. 6
1.1.4. Sự hình thành rễ bất định ......................................................................... 6
1.1.5. Ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình giâm hom ...................... 7
1.2. Tổng quan về loài cây Trà hoa vàng Hakoda ........................................... 11
1.3. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam ......... 15
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới ............................ 15
1.3.2. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng ở Việt Nam............................. 17
1.4. Tổng quan về các nghiên cứu nhân giống từ hom của các loài khác ....... 20
1.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................. 22
1.5.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .................... 22
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 29


iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 29
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 30
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 30
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 41
3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ tới khả năng ra rễ và

bật chồi của hom giâm cây Trà hoa vàng Hakoda ........................................... 41
3.1.1. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ tới khả năng ra rễ của Trà hoa
vàng Hakoda ..................................................................................................... 41
3.1.2. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ tới chiều dài rễ của hom
Trà hoa vàng ..................................................................................................... 43
3.1.3. Ảnh hưởng của chất kích thích và nồng độ tới tỷ lệ bật chồi và số
chồi của Trà hoa vàng ...................................................................................... 46
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm hom và mùa vụ đến sinh
trưởng của cây trà hoa vàng Hakoda ở giai đoạn vườn ươm ........................... 48
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom và mùa vụ đến tỷ lệ sống của
hom giâm ......................................................................................................... 48
3.2.2. Ảnh hưởng của giá thể giâm hom và mùa vụ đến động thái tăng
trưởng của cây trà hoa vàng Hakoda ở giai đoạn vườn ươm ........................... 55
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 61
1. Kết luận ........................................................................................................ 61
2. Tồn tại .......................................................................................................... 62
3. Kiến nghị ...................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 63
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 67


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đc

: Thí nghiệm đối chứng

IAA


: Indol axetic axit

IBA

: Indo butyric axit

NAA

: Naphtalen axit axetic

R

: Lần lặp

VQG

: Vườn quốc gia

CT

: Công thức


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí các thí nghiệm............................................................. 30
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả ra rễ của cành hom sau khi giâm ....................... 34
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả bật chồi của cành hom sau khi giâm ................. 34
Bảng 2.4: Tình hình sinh trưởng của hom Trà hoa vàng ................................ 34

Bảng 2.5: Đánh giá khả năng tăng trưởng lá của hom Trà hoa vàng Hakoda 35
Bảng 2.6: Thống kê tỉ lệ sống và tỉ lệ đạt tiêu chuẩn xuất vườn của hom Trà
hoa vàng Hakoda ................................................................................. 35
Bảng 3.1: Khả năng ra rễ hom giâm cây trà hoa vàng Hakoda cuối đợt
thí nghiệm ........................................................................................... 42
Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng
độ đến chiều dài rễ của hom giâm....................................................... 44
Bảng 3.3: Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố 3 lần lặp về chiều dài rễ ........ 44
Bảng 3.4: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của loại thuốc kích thích và nồng
độ đến số chồi của hom giâm .............................................................. 47
Bảng 3.5: Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố 3 lần lặp về số chồi trung
bình của hom chè ................................................................................ 48
Bảng 3.6: Tỉ lệ sống của hom trà hoa vàng Hakoda cuối đợt thí nghiệm....... 49
Bảng 3.7: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể giâm hom và mùa vụ
đến chiều dài rễ của hom giâm............................................................ 52
Bảng 3.8: Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố 3 lần lặp về tỉ lệ sống của
hom giâm ............................................................................................. 53
Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả ảnh hưởng của mùa vụ và chế độ ánh sáng đến
động thái tăng trưởng của cây trà hoa vàng Hakoda........................... 55
Bảng 3.10: Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của giá thể giâm hom và mùa
vụ đến chiều cao chồi của hom giâm .................................................. 58
Bảng 3.11: Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố 3 lần lặp về chiều cao chồi
của hom giâm ...................................................................................... 59


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây trà hoa vàng tự nhiên tại vùng đệm VQG Tam Đảo ............... 12
Hình 1.2. Cây trà hoa vàng tái sinh tự nhiên tại Vùng đệm VQG Tam Đảo .......... 14

Hình 2.1. Chuẩn bị hom Trà hoa vàng trước khi bố trí thí nghiệm ................ 33
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ ra rễ của hom giâm ở các công thức thí nghiệm .. 42
Hình 3.2: Biểu đồ so sánh chiều dài rễ của hom giâm ở các
công thức thí nghiệm....................................................................... 43
Hình 3.3. Khả năng ra rễ của Trà hoa Vàng ................................................... 45
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ bật chồi của hom giâm ở các
công thức thí nghiệm....................................................................... 46
Hình 3.5: Biểu đồ so sánh số chồi trung bình/hom của hom giâm ở các công
thức thí nghiệm ............................................................................... 46
Hình 3.6. Khả năng bật chồi của Trà hoa Vàng .............................................. 50
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của hom giâm ở các
công thức thí nghiệm....................................................................... 51
Hình 3.8: Biểu đồ so sánh số lá TB/hom của hom giâm ở các
công thức thí nghiệm....................................................................... 57
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh chiều cao chồi của hom giâm ở các
công thức thí nghiệm....................................................................... 57


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trà hoa vàng Hakoda (Camelia hakodae Ninh, Tr.) thuộc chi Camellia
là một chi lớn thuộc họ Chè Theaceae. Các loài trong chi Camellia có nhiều
tác dụng như làm gỗ, làm đồ gia dụng bền chắc, lá hoa làm đồ uống, làm dược
liệu và làm cây cảnh. Ngoài ra, có thể trồng dưới tán cây khác trong các đai
rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi dưỡng nguồn nước [5]. Chi Camellia trên
thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài có hoa đẹp với đủ các màu sắc khác
nhau như trắng, đỏ, hồng và nhiều màu sắc lạ mắt, độc đáo được lai tạo đã thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà chơi cảnh. Trong số đó, các loài trà hoa vàng

là loài hiện mới chỉ phát hiện được tại Việt Nam và Trung Quốc. Trà hoa
vàng là một loại đồ uống bổ dưỡng cao cấp có tác dụng phòng và chữa bệnh
tốt, các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dưỡng trong lá, hoa còn có tác
dụng hạ huyết áp, tim mạch, giảm tiểu đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu,
chống u bướu, tăng cường hệ miễn dịch nhưng chưa được khai thác, do rất
hạn chế về nguồn giống [9] Ngoài ra đây còn là một loài cây cảnh quan được
ưa chuộng do màu vàng của trà hoa vàng rất đặc trưng, khó có thể tạo ra được
bằng phương pháp lai hữu tính. Trà hoa vàng còn có giá trị sử dụng để lấy gỗ,
có thể làm cây trồng tầng dưới ở các đai rừng phòng hộ. Ngày nay các nhà
thực vật thế giới xem các loài trà hoa vàng là nguồn gen quý hiếm cần được
bảo vệ nghiêm ngặt [11].
Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ XX Trà hoa vàng được phát
hiện ở nhiều nơi ở một số vùng phía Bắc. Trong đó Vườn Quốc gia Tam Đảo
có 8 loài trong đó Trà hoa vàng Hakoda (Camelia hakodae Ninh, Tr.) là một
trong những loài đặc hữu của vườn quốc gia Tam Đảo. Đây là nguồn gen vô
cùng quý cho hệ thực vật Tam Đảo nói riêng và của Việt Nam nói chung đây
là loài có hoa to, màu vàng đậm, óng, rất đẹp. Tuy nhiên, trong những năm


2

qua, tư thương đã thu gom từ rừng tự nhiên rất nhiều hoa Trà trên để buôn
bán, với giá khoảng trên 1.500.000/1kg hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây
tươi với giá 20.000đ/kg,... Sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo
đường tiểu ngạch. Cùng một số nguyên nhân khác làm cho Trà hoa vàng
Hakoda đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong tự nhiên [11].
Vì thế việc nghiên cứu các biện pháp nhân giống, chăm sóc để bảo tồn
và phát triển các loài trà hoa vàng này là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên
cho tới nay những nghiên cứu về các loài trà hoa vàng còn rất hạn chế. Để
góp phần cho công tác bảo tồn phát triển loài cây Trà hoa vàng Hakoda và

ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học. Đồng thời tạo hướng sản xuất hàng
hóa loài cây này phục vụ nhu cầu sử dụng cây cảnh, cây dược liệu, tăng thu
nhập cho người dân địa phương và giảm áp lực của cộng đồng lên tài nguyên
thiên nhiên Vườn quốc gia Tam Đảo việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu nhân
giống Trà hoa vàng Hakoda (Camelia hakodae Ninh, Tr.) bằng phương
pháp giâm hom” là việc làm hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Về khoa học: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thuật áp dụng
trong quá trình nhân giống bằng hom cây trà hoa vàng Hakoda tại Vườn Quốc
gia Tam Đảo góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống, nuôi trồng và
chăm sóc cây trà vàng.
- Về thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Trà
hoa vàng Hakoda tại khu vực nghiên cứu, từ đó mở ra một hướng mới về việc
sử dụng phát triển loài Trà hoa vàng Hakoda thành một loài cây dược liệu và
cây cảnh có giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao phục vụ cho nhu cầu trong và
ngoài nước.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng nhân giống loài trà


3

hoa vàng (Camelia hakodae Ninh, Tr.). Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài
liệu tham khảo trong nghiên cứu hoa trà nói chung và trà hoa vàng nói riêng.
Mặt khác qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài này sẽ giúp tôi làm quen
được với việc nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó còn giúp tôi củng cố được
lượng kiến thức chuyên môn đã học, có thêm cơ hội kiểm chứng những lý
thuyết đã học trong nhà trường đúng theo phương châm học đi đôi với hành.

Qua quá trình học tập nghiên cứu đề tài, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến
thức và kinh nghiệm thực tế trong về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. Đây sẽ
là những kiến thức rất cần thiết cho quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc
của tôi sau này.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng quy trình kỹ
thuật nhân giống và chăm sóc cây Trà hoa vàng đồng thời góp phần vào việc
bảo tồn, phát triển nguồn gen hoa quý của Vườn Quốc gia Tam Đảo.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính
Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống để
cung cấp hạt hoặc hom cành cho trồng rừng trên quy mô lớn và cho các bước
cải thiện giống theo các phương thức sinh sản thích hợp.
Nhân giống bằng hom (cutting propagation) là một trong những
phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Đó là việc dùng một phần lá, một đoạn
thân, đoạn cành, hoặc đoạn rễ để tạo nên cây mới gọi là cây hom, cây hom có
đặc tính di truyền như của cây mẹ.
Nhân giống vô tính là từ một phần của các cơ quan dinh dưỡng (như rễ,
thấy, lá dùng phương pháp nuôi nhân tạo để mọc ra cây - mới, còn gọi là nhân
giông sinh dưỡng. Đặc điểm chủ yếu của nhân giống vô tính là chúng có thể
giữ được đặc tính của bố mẹ, có thể ra hoa sớm, nhưng sự phát triển bộ rễ cây
có thể kém hơn, tính thích ứng và sức sống không mạnh và không thể trồng
hàng loạt như cây gieo hạt. Phương pháp thường được trồng nhân giống vô
tính có tách cây, chiết cành, giâm cành tiếp ghép [8].
* Ưu điểm của giâm hom

- Hệ số nhân cao: Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều
cành hom để tạo ra nhiều cây con. Trong khi chiết không cho phép lấy nhiều
cành trên một cây [22].
- Giữ nguyên đặc tính cây mẹ, chất lượng và tính chống chịu ổn định:
Trong giâm hom đặc tính di truyền, phẩm chất và tính trạng trội của cây mẹ
được giữ nguyên. Có khả năng khống chế số lượng đực hoá [22].
- Năng suất, sản lượng cao: Cây giâm hom hầu hết đều ra quả nhanh
hơn cây trồng bằng hạt, vì nó hoàn thành diện tích tán lá cần thiết để ra hoa
sớm hơn [22].


5

* Nhược điểm của giâm hom
Giâm hom đòi hỏi kỹ thuật công phu, giá thành cao hơn nhân giống
bằng hạt (chi phí cao gấp 6 - 8 lần so với trồng bằng hạt). Hạn chế tuổi của
cây mẹ lấy hom [22].
1.1.1. Cơ sở tế bào học
Bất kỳ một loài sinh vật nào cũng có cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị
cấu trúc nhỏ nhất, cơ bản nhất của sinh vật. Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể
(NST) mang đầy đủ thông tin di truyền cho quá trình phát triển của sinh vật,
đồng thời chất nguyên sinh của tế bào có khả năng thu nhận năng lượng từ
môi trường để phục vụ cho quá trình sinh sản, bản chất của cây con tạo bởi
quá trình sinh sản dinh dưỡng có nguồn gốc từ bản sao của cây mẹ [15].
1.1.2. Cơ sở di truyền học
Sinh vật bậc cao được phát triển từ một tế bào hợp tử qua nhiều lần
phân bào liên tiếp cùng với quá trình phân hoá các cơ quan. Trong suốt quá
trình phân bào số lượng (NST) của tế bào khởi đầu và tế bào mới được phân
chia như nhau nên được gọi là phân bào nguyên nhiễm hay nguyên phân. kết
quả từ một tế bào ban đầu cho hai tế bào con có số lượng NST cũng như cấu

trúc và thành phần hoá học giống như tế bào ban đầu [13].
Nhờ có quá trình nguyên phân mà khối lượng cơ thể cây con có thể
tăng lên, sau đó nhờ có quá trình phân hoá các cơ quan trong quá trình phát
triển cá thể mà tạo thành một cây con hoàn chỉnh. Đây là quá trình đảm bảo
cho cây con duy trì tính trạng của cây mẹ.
Khả năng ra rễ của hom cũng phụ thuộc vào xuất xứ, có loại hom dễ ra
rễ có loại hom khó ra rễ, chồi đỉnh có khả năng ra rễ tốt hơn chồi nách, đặc
biệt là cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây. Mỗi loài cây có một
loại hom phù hợp riêng, tuỳ từng loài mà lấy hom ở tuổi, vị trí nào cho phù
hợp [15].


6

1.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể
Bất kỳ một loài sinh vật nào trong quá trình sinh trưởng và phát triển
đều chịu sự điều hoà của bộ gen và bộ gen do môi trường xung quanh điều
chỉnh. Trong bộ gen sẽ có những gen hoạt động theo điều kiện nhất định và
được điều khiển nhịp nhàng theo môi trường với sự phát triển cá thể đặc trưng
cho từng loài cụ thể.
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây được thể hiện qua các giai
đoạn: non trẻ, chuyển tiếp, thành thục. Khả năng ra chồi rễ ở các bộ phận
cũng khác nhau, ở các bộ phận thuộc giai đoạn non trẻ khả năng ra rễ lớn hơn
ở giai đoạn trưởng thành. Do vậy việc xử lí trẻ hoá là một biện pháp quan
trọng trong nhân giống bằng hom ở những loài cây khó ra rễ [13].
1.1.4. Sự hình thành rễ bất định
Nhân giống bằng hom dựa trên khả năng tái sinh hình thành rễ bất định
của một đoạn thân hoặc cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể mới.
Rễ bất định là rễ được sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó,
trong hom giâm và chiết điều quan trọng là quá trình hình thành rễ bất định.

Có 2 loại rễ: Rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh.
- Rễ tiềm ẩn: Là loại rễ có nguồn gốc từ trong thân cây, cành cây
nhưng chỉ phát triển khi bộ phận của thân được tách ra khỏi cây mẹ.
- Rễ mới sinh: Là loại rễ sinh ra sau khi cắt và giâm hom. Khi đó các tế
bào chỗ bị cắt, bị tổn thương, và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ
được mở ra là giai đoạn các chu trình trao đổi chất và vận chuyển các chất
trong thân cây, dẫn đến dòng nhựa luyện được dẫn từ lá xuống đây bị dồn lại
khiến cho các tế bào phân chia hình thành mô sẹo, đây là cơ sở hình thành rễ
bất định [12].
Sự hình thành rễ bất định có thể được phân chia làm 3 giai đoạn:
- Các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình thành lên một lớp tế
bào bị thối trên bề mặt.


7

- Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành
lớp mô mềm gọi là mô sẹo.
- Các tế bào vùng thượng tầng hoặc lân cận và libe bắt đầu hình thành rễ.
1.1.5. Ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình giâm hom
Thông thường người ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ
của hom giâm thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố nội sinh bao gồm những đặc
điểm di truyền của loài, của xuất xứ và của cá thể, vai trò của tuổi cây, tuổi
cành, vị trí cành... và nhóm nhân tố ngoại sinh gồm các loại chất kích thích ra
rễ và các nhân tố ngoại cảnh như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, thời vụ giâm hom
* Nhân tố nội sinh
- Đặc điểm di truyền loài
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả
năng ra rễ như nhau, tuỳ theo đặc điểm di truyền các loài cây khác nhau có tỉ
lệ ra rễ khác nhau đã dựa theo khả năng ra rễ để chia các loài cây gỗ thành các

nhóm chính sau:
+ Nhóm các loài cây tương đối khó ra rễ gồm 26 loài trong đó có các
chi Morus sp, Ficus sp, Populus sp …
+ Nhóm các loài cây có khả năng ra rễ trung bình gồm 65 loài trong đó
có các chi Eucaluptus sp, Quercus sp …
+ Nhóm các loài cây dễ ra rễ gồm có 29 loài như một số loài thuộc các
chi Malus sp., Prunus sp., Pyrus sp. … thuộc họ Rosaceae, và một số chi khác
như Aesculus ps, Bauhinia sp …
Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì có một số
loài ở nhóm 1, hoặc nhóm 2 vẫn dễ ra rễ như Gạo, Liễu sam, Vân sam … do
vậy theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật thành 2 nhóm chính là:
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành gồm các loài thuộc họ Dâu
tằm (Moraceae) như Dâu tằm, Sung… và họ Liễu (Salicaseae) như Sắn,


8

Mía… đối với nhóm này khi giâm hom không cần phải xử lý thuốc hom vẫn
ra rễ bình thường.
+ Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom giâm bị
hạn chế ở mức độ khác nhau. Những loài cây dễ ra rễ như Sở đến 35 tuổi vẫn
có khả năng ra rễ 70 - 90%. Những loài cây khó ra rễ như Mỡ (Manglietia
glauca) 5 tuổi vẫn chỉ ra rễ 14% , với nhóm này muốn có tỉ lệ ra rễ cao phải
dùng cây non và xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp [13].
- Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể
Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có
khả năng ra rễ khác nhau. Nghiên cứu cho Bạch đàn trắng Caman
(E.Camaldulensis) 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ Katherine có tỉ
lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River có tỉ lệ ra rễ 50%, còn xuất xứ Nghĩa
Bình chỉ ra rễ được 35% [13].

- Vị trí cành và tuổi cành lấy hom
Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân cũng có khả năng ra rễ khác
nhau. Thông thường hom lấy từ cành ở tầng dưới dễ ra rễ hơn ở tầng trên.
Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây, vì vậy người ta thường xử lý
cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm [13].
- Sự tồn tại của lá trên hom
Lá là cơ quan quang hợp tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây, đồng
thời cũng là cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán các chất kích thích ra rễ
đến các bộ phận của hom. Lá còn là cơ quan điều tiết các chất điều hoà sinh
trưởng ở hom giâm, vì thế khi giâm hom phải để lại một diện tích lá cần thiết,
song diện tích lá quá lớn, quá trình thoát hơi nước mạnh sẽ làm cho hom bị
héo và có thể chết trước khi ra rễ. Do vậy hom phải có 1 - 2 lá, và phải cắt bớt
một phần (chỉ để lại 1/3 - 1/2) diện tích lá [15].
- Kích thước hom: hom có đường kính lớn ra rễ tốt hơn hom có đường
kính nhỏ.


9

- Tuổi cây mẹ lấy cành
Khả năng ra rễ của hom giâm không những do tính di truyền quy định
mà còn phụ thuộc rất lớn về tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây chưa ra
hoa kết quả dễ nhân giống bằng hom hơn khi đã cho quả, những cây mẹ còn
trẻ, sức sống mạnh mẽ, có năng lực phân sinh mạnh nên hom ra rễ tốt hơn.
Cây càng già khả năng ra rễ của hom càng yếu. Thậm chí ở một số loài cây
khả năng ra rễ chỉ tồn tại ở những cây 1 - 2 tuổi [15].
- Các chất điều hoà sinh trưởng
Chất điều hoà sinh trưởng bao gồm các hoóc môn thực vật tự nhiên và
những hợp chất hữu cơ được tổng hợp nhân tạo. Người ta chia chất điều hoà
sinh trưởng ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm có đặc trưng riêng của nó, trong đó

nhóm Auxin có tác động kích thích ra rễ mạnh nhất khi xâm nhập vào tế bào
thực vật làm cho tính thấm của nguyên sinh chất và hô hấp tăng lên … thúc đẩy
sự ra rễ của thượng tầng dẫn đến sự thúc đẩy ra rễ của hom. Tuy nhiên sự kích
thích sinh lý của Auxin phụ thuộc chặt chễ vào nồng độ của nó trong tế bào.
Khi nồng độ quá cao thì tác động kích thích trở thành kìm hãm. Do đó việc
chọn loại thuốc và nồng độ phù hợp cho từng loại cây là rất quan trọng [30].
* Các nhân tố ngoại sinh
Khả năng ra rễ của hom giâm chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại
sinh như điều kiện sinh sống của cây mẹ và các nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình giâm hom như mùa vụ, ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ và giá thể giâm hom.
- Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành
Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành như điều kiện chiếu sáng, độ
ẩm không khí, độ ẩm đất có ảnh hưởng khá rõ đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm,
nhất là hom lấy từ những cây non.
- Giá thể hay môi trường giâm hom
Giá thể cũng góp phần vào thành công của giâm hom. Các loại Giá
thể giâm hom thường dùng là mùn cưa để mục, xơ dừa băm nhỏ, đất tầng B,


10

cát tinh …giá thể giâm hom tốt phải duy trì được ẩm độ trong thời gian dài và
không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đồng thời phải sạch, không
bị nhiễm nấm và không có nguồn sâu bệnh, độ PH khoảng 6,0 - 7,0.
- Thời vụ giâm hom
Thời vụ là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả
năng ra rễ của hom giâm. Một số loài cây có thể giâm quanh năm, song nhiều
loài có thời vụ giâm hom rõ rệt. Theo Frison (1967) và Nesterov (1967) thì
mùa mưa tỉ lệ ra rễ của hom giâm cao hơn so với các mùa khác, kết quả giâm
hom tốt hay xấu thường gắn liền với các yếu tố như diễn biến khí hậu thời tiết

trong năm, mùa sinh trưởng của cây và trạng thái sinh lý của cành [13].
- Ánh sáng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh vật,
ánh sáng đóng vai trò sống còn trong việc ra rễ của hom giâm (Tewari, 1994).
Không có ánh sáng và không có lá thì hom không có hoạt động quang hợp,
quá trình trao đổi chất khó xảy ra do đó hom khó ra rễ. Trong thực tế ảnh
hưởng của ánh sáng đến việc ra rễ của hom giâm thường mang tính chất tổng
hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng - nhiệt độ - ẩm độ [13].
- Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của
sinh vật, là nhân tố quyết định đến tốc độ ra rễ của hom giâm (Pravdin, 1938)
nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn mà không ra rễ, còn nhiệt độ
quá cao sẽ làm tăng cường độ hô hấp, giảm tỉ lệ ra rễ của hom hoặc làm chết
hom, đối với các loài cây nhiệt đới nhiệt độ không khí thích hợp nhất cho quá
trình giâm hom là từ 25ºC - 35ºC. nhiệt đô giá thể cao hơn nhiệt độ không khí
3ºC - 5ºC thì tỉ lệ ra rễ tốt hơn. Nhiệt độ không khí trên 35ºC sẽ làm tăng tỉ lệ
héo lá ảnh hưởng xấu đến quá trình giâm hom [13].


11

- Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể
Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong
quá trình giâm hom. Các hoạt động sống của cây đều cần nước. Khi giâm
hom mỗi loài cây đều cần một ẩm độ thích hợp, mất 15 - 20% độ ẩm hom
hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 50 70% khi tăng ẩm độ lên 100% chỉ một số loài như Nerium oleander mới giữ
được tỉ lệ ra rễ cao, các loài khác đều giảm rõ rệt hoặc không ra rễ [13].
- Các chất kích thích sinh trưởng
Romixarop (1964) đã tìm hiểu ảnh hưởng của các chất kích thích ra rễ ở
130 loài cây, trong đó tác giả cho thấy thuốc kích thích đã làm tăng hiệu quả ra

rễ lên 1,5 đến 3 lần ở 27 loài, 23 loài cho kết quả trung bình, 72 loài không có
hiệu quả và 8 loài kém hơn cả đối chứng. Điều đó chứng tỏ không phải thuốc
kích thích là phương sách quy nhất để tăng tỉ lệ ra rễ của các loài cây rừng.
Đối với từng loài cây, cần xác định rõ loại thuốc, nồng độ và thời gian
xử lý thích hợp nhất. Trạng thái hom khác nhau (hom hoá gỗ yếu, hom nửa
hoá gỗ hay hom đã hoá gỗ) cũng yêu cầu nồng độ và thời gian xử lý thuốc
khác nhau và điều này cần được quan tâm khi có kế hoạch xử lý một số lượng
lớn hom cành cho sản xuất [15].
1.2. Tổng quan về loài cây Trà hoa vàng Hakoda
a) Phân loại khoa học
Giới (regnum): Thực vật (Plantate)
Bộ (ordo): Thạch nam (Ericales)
Họ (familia): Họ chè (Theaceae)
Chi (genus): Trà (Camellia)
Loài (species): Trà hoa vàng Hakoda (Camelia hakodae Ninh, Tr.)
b) Đặc tính sinh học
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao từ 2 - 4 m, cành non màu nâu nhạt, có
lông mịn, cành già nhẵn. Lá có cuống dài 8 - 15mm, xanh đậm và láng ở mặt


12

trên, xanh sáng ở mặt dưới với nhiều điểm tuyến màu đen, cả hai mặt đều
không lông, lá dạng da, dày, gốc lá hình nêm hoặc tròn, chóp lá có mũi nhọn,
mép lá có răng cưa nhỏ cách đều nhau, hệ gân lõm ở mặt trên và nổi rõ ở mặt
dưới, gân bên 12 -16 cặp. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành hoặc nách lá,
đường kính khi nở khoảng 6-8 cm. Cuống hoa dài 1 - 1,2 cm, mang 5 - 6 lá
bắc hình móng hoặc hình vẩy đến gần tròn, cao 4 - 6 mm, rộng 7 - 12 mm,
mép và mặt trong có lông. Tràng hoa gồm 16 - 17 cánh, gần tròn đến bầu dục,
dài 2 - 5,3 cm, rộng 2,3 - 3,5 cm, có lông ở mặt trong và thưa dần ở các cánh

bên trong. Bộ nhị nhiều, cao 4-4,5 cm, các chỉ nhị vòng ngoài, dính nhau 1,4 2,1 cm, chỉ nhị bên trong rời, có lông. Bộ nhụy gồm 4 hoặc 5 lá naonx hợp
thành bầu 4 - 5 ô, không lông, vòi nhụy 4 hoặc 5, rời, dài 3,2 - 3,5 cm, không
lông. Quả gần dạng cầu, đường kính 5 - 6 cm, cao 4 - 4,5 cm, 3 - 4 hạt trong
mỗi ô, vỏ quả dày 4,5 - 6,5 mm. Hạt dài 2,2 cm, có lông [11].

Hình 1.1. Cây trà hoa vàng tự nhiên tại vùng đệm VQG Tam Đảo
(Ảnh điều tra thực tế tháng 11/2015)
c) Giá trị tiêu thụ
Ở Việt Nam, trong những năm gần tư thương đã thu Trà hoa vàng với
giá khoảng trên 1.500.000/1kg hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây tươi với giá
20.000đ/kg,... Sau đó sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu


13

ngạch. Ngày nay các nhà thực vật thế giới xem các loài trà hoa vàng là nguồn
gen quý hiếm cần được bảo vệ nghiêm ngặt [11].
d) Vùng phân bố
Trà hoa vàng Hakoda chỉ mới được phát hiện ở vườn Quốc gia Tam
Đảo. là loài chỉ được tìm thấy ở độ cao dưới 800 m [11].
e) Yêu cầu sinh thái của cây Trà hoa vàng Hakoda
- Ánh sáng: Trà hoa vàng Hakoda là loại cây ưa ánh sáng tán xạ từ 30 50 %, thích hợp với điều kiện phát triển dưới tán rừng. kỵ chiếu sáng mạnh,
ánh sáng trực xạ sẽ làm cho chức năng quang hợp của lá bị thay đổi dẫn đến
hiện tượng héo sinh lý, nhất là khi độ chiếu sáng mạnh của mùa hè nhiệt độ
tăng đột ngột quá trình quang hợp sẽ bị ngừng trệ ảnh hưởng đến hoạt động
sinh lý bình thường thậm chí phá hoại chất diệp lục lá chuyển sang màu nâu,
xuất hiện hiện tượng lão hoá [6].
- Nhiệt độ: Trà hoa vàng Hakoda là loài ưa mát không thích hợp với
môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp là 23,5 0C. Nhưng các
giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau yêu cầu đối với nhiệt độ cũng khác

nhau , nhiệt độ cao hay thấp đều có liên quan rất mật thiết đối với sinh trưởng
phát triển của Trà hoa vàng Hakoda, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra chồi
hoa và nụ hoa, là nhân tố quan trọng khống chế sự ra hoa. Sinh trưởng mạnh
nhất của Trà hoa vàng Hakoda vẫn yêu cầu khí hậu mát mẻ của Mùa khô và
những mùa nhiệt độ cao sinh trưởng rất chậm, trong thời kỳ ra hoa môi trường
nhiệt độ cao hoa khó hình thành [6].
- Nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể thực vật. Nước giữ
vai trò quan trọng trong phân chia tế bào, khi có đầy đủ nước và môi trường
thích hợp, tế bào phân chia, phát triển thuận lợi cây sinh trưởng nhanh. Khi
thiếu nước các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây hoa giảm, các hợp chất hữu
cơ được tạo thành ít, cây còi cọc, phát triển kém. Nếu sự thiếu nước kéo dài,


14

cây có thể khô héo và chết. Nhưng, nếu quá nhiều nước, cây bị úng ngập, sinh
trưởng phát triển của cây cũng bị ngừng trệ. Quá ẩm ướt, sâu bệnh phát triển
mạnh, cây cho năng suất thấp, chất lượng kém. Mỗi loại Trà hoa vàng yêu cầu
độ ẩm khác nhau. Trà hoa vàng Hakoda thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt
đới gió mùa yêu cầu độ ẩm khoảng 81%. Lượng mưa trung bình năm là 1.526
mm, cây phát triển tốt ít sâu bệnh, ra hoa đẹp, chất lượng hoa cao [6].
- Đất: Đất là một yếu tố môi trường quan trọng cơ bản nhất, là nơi
nâng đỡ cây trồng, cung cấp nước, dinh dưỡng cơ bản và không khí cho sự
sống của cây hoa. Phần lớn các cây hoa yêu cầu đất tốt, nhiều mùn, tơi xốp,
thoát nước, có khả năng giữ ẩm, tầng canh tác dày [6].
Nhìn chung Trà hoa vàng Hakoda thích nghi và phát triển tốt trên
những loại đất Feralit phát triển trên đá mẹ Macmaxit kết tinh chua, đất hơi
chua pH = 5,17 - 5,63. Đất trồng Trà hoa vàng phải đảm bảo đủ các yếu tố
sau: Đất tơi xốp, đủ ẩm nhưng thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ
phân bón là phù hợp nhất [6].


Hình 1.2. Cây trà hoa vàng tái sinh tự nhiên tại Vùng đệm VQG Tam Đảo
(Ảnh điều tra thực tế tháng 11/2015)


15

1.3. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình nghiên cứu cây Trà hoa vàng trên thế giới
Chi Camellia bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 17, tên Camellia
do nhà thực vật học nổi tiếng của Thuỵ Điển tên là Line đặt. Trong cuốn
"Genera plantarum" để tưởng nhớ vị cha cố kính yêu là "Camellus Job" và
gần 20 năm sau mới có một số loài được nghiên cứu và mô tả. Loài đầu tiên
được nghiên cứu và mô tả là Camellia japonica, sau đó là loài Camellia
sinensis. Mặc dù những nghiên cứu về các loài thuộc chi này còn ít và chưa
sâu. Đồng thời lịch sử nghiên cứu về các loài trong chi Camellia có rất nhiều
thay đổi và chi Camellia mới thực sự được các nhà thực vật học chú ý nghiên
cứu kỹ từ khoảng cuối thế kỷ 17 nhưng nó đã đánh dấu một bước khởi đầu và
là tiền đề cho các nghiên cứu về chi Camellia sau này [11].
Từ những năm đầu của thế kỷ XX (1904 - 1931) nhà sưu tập thực vật
học G. Forest (người Anh) đã đến Vân Nam - Trung Quốc và thu thập các loài
Camellia reticulata, Camellia saluenensis... về trồng tại Vườn thực vật hoàng
gia Anh. Và nhà thực vật học Robert Sealy cũng đã đi sâu và nghiên cứu kỹ
chi Camellia, trong cuốn "Revesion of the genus Camellia" năm 1958 ông đã
giới thiệu và mô tả 82 loài, trong đó có 62 loài ông đã căn cứ vào những đặc
điểm cần thiết để phân loại chúng thành 12 nhánh, còn lại 20 loài không được
xếp vào nhánh nào có lẽ vì thiếu những đặc điểm cần thiết [11].
Các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện ra loài Camellia hoa
vàng đầu tiên tại Quảng Tây vào năm 1964, đó là loài Camellia chrysantha
(Hu) Tuyama, kể từ đó đến nay việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung

Quốc được đặc biệt chú ý [11].
Theo Dat. Truong Hong (1998) đã có 16 loài Camellia hoa vàng được
phát hiện tại Trung Quốc và họ đã nhanh chóng tìm ra tác dụng nhiều mặt của
nó. Có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng và
khai thác các nguồn lợi từ các loài trong chi Camellia đặc biệt trong nghệ


16

thuật làm cây cảnh. Việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc đã được
thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản và có hệ thống từ cuối thế kỷ 19 cho
tới hiện nay như nghiên cứu của Cheng Jin Shui và các cộng sự đã tiến hành
phân loại các loài trong chi Camellia, tiến hành nhân chéo, lai tạo giống mới.
Chỉ sau 20 năm họ đã tạo ra được hơn 300 loài cho hoa khác nhau [27].
Khi tiến hành phân loại chi Camellia hai tác giả Trình Kim Thuỷ
(1998), và Dat. Truong Hong (1998) đã phân thành 4 chi phụ là:
Protocamellia, Camellia, Metacamellia và Thea. Trong các chi phụ này lại
được chia ra thành các nhóm loài và các loài khác nhau. Sau này nghiên cứu
của Chang Hung Ta một nhà thực vật học Trung Quốc trong cuốn
"Camellias" xuất bản năm 1981 ông cũng thống nhất chia chi Camellia thành
4 chi phụ và 20 nhánh. Trong công trình nghiên cứu của ông cho thấy sự phân
bố của chi Camellia rất tập trung ở một số tỉnh miền nam Trung Quốc như:
Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam và kéo xuống miền bắc Việt Nam. Quan
điểm và kết luận đó rất giống với quan điểm của một số nhà thực vật học
Trung Quốc như: Xia Lijang, Quan Kaiyun. Khi giới thiệu về những loài
thuộc chi Camellia hoa vàng trong cuốn "An introduction to the yellow
Camellia" [20] [27].
Một nghiên cứu khác trên tạp chí nghiên cứu thực vật học Vân Nam
của tác giả Chu Tương Hồng cho thấy ở Trung Quốc các loài cây trong chi
Camellia có phân bố tự nhiên ở 16 tỉnh và có nhiều loài có giá trị thẩm mỹ

cao. Việc nghiên cứu về các loài trong chi Camellia được bắt đầu ở Trung
Quốc từ những năm 40 của thế kỷ XX. Bằng kết quả của việc chọn giống,
nhân giống, gây tạo đã đưa số chủng loại từ 20 lên 120 loài. Đầu những năm
1950 ở Côn Minh - Trung Quốc đã đưa việc nghiên cứu các loài trong chi
Camellia thành trọng điểm và cũng đi sâu vào nghiên cứu nguồn giống, phân
loại, lai tạo ra các giống mới để phát triển và thiết lập các nguồn giống, xây
dựng thành ngân hàng gen phục vụ cho các mục tiêu sản xuất nguyên liệu
công nghiệp, đồ uống và cây cảnh [9].


×