Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Vấn đề nâng cao năng lực quản lý lễ hội cho cán bộ ngành Văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.67 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VIỆT NAM

TÊN HỌC PHẦN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM
TRONG XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI

TÊN TIỂU LUẬN
Vấn đề nâng cao năng lực quản lý lễ hội cho cán bộ ngành Văn hóa

Chuyên ngành
Mã số

: Quản lý văn hóa

: 62310642

Tên giảng viên : GS.TS. Nguyễn Chí Bền
Tên NCS

: Hoàng Thị Bình


2
Hà Nội, 2016
MỞ ĐẦU
Vấn đề nâng cao năng lực quản lý văn hóa cho cán bộ là một trong
những chủ đề đã được đề cập khá thường xuyên hiện nay. Điều đó khẳng định


một điều rằng: năng lực quản lý văn hóa của cán bộ các cấp đang có vấn đề.
Nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào để nâng cao năng lực quản lý văn hóa?
Vẫn đang để ngỏ cho những người đã và đang làm nghiên cứu cũng như
những người đang trực tiếp quản lý văn hóa các cấp. Việc nâng cao năng lực
quản lý văn hóa nói chung và quản lý lễ hội dân gian tuy không mới nhưng
vẫn là đề tài cần được quan tâm cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Về phương diện lý luận khi bàn đến quản lý đương nhiên phải xem xét
chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Về quản lý nhà nước, chủ thể quản lý
nhà nước về văn hóa trên địa bàn là các cơ quan nhà nước các cấp. Trên cấp
cơ sở có quận, huyện, thành phố. Cấp cơ sở có phường, xã. Về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp quản lý đã được quy định rõ
trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Trước tiên xin nói về cán bộ văn hóa xã, phường. Hiện nay qua nhiều
năm kiên trì kiến nghị của ngành văn hóa, mỗi xã, phường đã có một cán bộ
văn hóa - xã hội (thường gọi tắt là văn - xã). Người này phải lo đủ thứ về văn
hóa, xã hội chứ không thể chuyên về văn hóa, càng không thể chuyên về lễ
hội văn hóa dân gian! Hoặc nếu có một cán bộ văn hóa xã, phường thật
chuyên sâu về lễ hội dân gian nhưng với một khối lượng lớn công việc như
vậy cán bộ ấy cũng không thể quán xuyến hết mọi việc của lễ hội dân gian.
Thêm vào đó, cán bộ ấy là người ở đâu? Độ tuổi nào? Trong văn hóa phường,
xã khi tổ chức lễ hội có bị quan hệ tuổi tác, họ tộc, cha chú ràng buộc không?
Ở mức độ nào? Chỉ cần đặt vấn đề như vậy đủ thấy việc nâng cao năng lực
quản lý tưởng như phải bắt đầu ngay từ cán bộ văn - xã của phường, xã.


3
Nhưng xét cho tổng thể chưa phải là giải pháp có hiệu quả ngay với vấn đề
quản lý lễ hội dân gian!
Trên xã phường là quận, huyện. Ở đó có phòng Văn hóa, Thông tin với
biên chế chừng trên mười người. Cấp thành phố có Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch, trong đó có các Ban quản lý di tích, danh thắng… Ở cơ quan này có
chuyên gia về di sản văn hóa, tuy nhiên phần lớn là chuyên gia về di sản văn
hóa vật thể. Điều đáng nói là dù có chuyên gia nhưng với những địa bàn rộng
lớn, các chuyên gia này không thể tham mưu cố vấn hết được.
Trong thực tiễn cuộc sống, vai trò của các cán bộ văn hóa trong các
hoạt động lễ hội cũng không hoàn toàn có quyền hạn và trách nhiệm như ta
vẫn nghĩ. Thường thì các vị bô lão trong làng làm việc trực tiếp với các đồng
chí lãng đạo đảng, chính quyền trong chủ trương tổ chức lễ hội. Khi có chủ
trương rồi và đặc biệt là khi đang diễn ra lễ hội thì cả các đồng chí lãnh đạo
trong phường, xã, thậm chí cả cấp trên nữa đôi khi cũng “phải diễn” như mọi
thành viên tham gia lễ hội (có thể được ưu tiên, trịnh trọng hơn, nhưng không
vượt ra ngoài sự sắp xếp của người chủ lễ và một kịch bản đã được quy ước
thực hiện). Có nghĩa là dù cán bộ văn hóa hay cán bộ đảng, chính quyền có
trực tiếp có mặt tại lễ hội ấy thì việc kiểm soát đúng nghĩa quản lý nhà nước
cũng khó bề thực hiện, nếu không muốn nói là lễ hội dân gian diễn ra ngoài
tầm kiểm soát của cán bộ vào thời điểm đó. Đặc biệt giữa lúc “đám đông như
hội” thì mọi việc rất có thể xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Và điều đó dễ hiểu có
hiện tượng cướp hoa tre “không văn hóa” như là việc khó tránh khỏi! Khi có
hiện tượng làm “vỡ hội” xảy ra thì khó có thể khắc phục tức thời. Còn sau đó
xem xét chắc chắn sẽ có hai luồng: người trong cuộc dễ thông cảm trong hoàn
cảnh thực tế hiện tượng không hay xảy ra; người không có mặt (ngoài cuộc)
dễ phê phán gay gắt và tìm ra rất nhiều khiếm khuyết trong một hiện tượng
không hay xảy ra!


4
Phân tích, đối chiếu từ lý luận đến thực tiễn cho ta thấy thêm một
điều hàng năm ngành Văn hóa từ Bộ cho tới cơ sở không khi nào quên nhắc
nhở, chỉ thị về lễ hội, trong đó có lễ hội dân gian. Nhưng năm nào trong và
sau kỳ lễ hội, nhiều nhất là mùa xuân, dư luận lại có “chuyện” để lên tiếng và

cái “tội” lễ hội thì năm nào cũng còn đó, và đương nhiên những người làm
văn hóa các cấp cũng có dịp đăng đàn hoặc từ tốn nhận lỗi, hoặc quá bức xúc
với điều gì đó như “bị oan” mà phát ngôn “hớ hênh” châm ngòi cho các nhà
mạng thỏa sức chê bai theo kiểu “ném đá hội đồng” chứ không phải “ném đá
giấu tay”! Nhưng đã ném đá thì kiểu ném nào cũng đáng thương cả!
Vậy vấn đề nên bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chủ thể quản lý hay từ khách
thể? Hay bắt đầu từ cả hai? Trong trường hợp này có lẽ phải từ cả hai, nếu
không muốn nói là về bản thân lễ hội có thể phải đi trước một bước! Vì sao
vây? Vì trên thực tế nhiều lễ hội dân gian đã bị quên lãng nhiều năm do nhiều
lý do khác nhau nếu nhắc lại nó e rằng sẽ có nhiều ý kiến trái chiều. Có một
thực tế là bị quên lãng, không được tổ chức trong một thời gian dài. Những
người tổ chức cuối cùng sau thời gian gián đoạn đó đến nay thường quá già,
hoặc đã không còn nữa! Những người còn nhớ được do đã từng tham gia lễ
hội cũng không còn trẻ, và sức nhớ cũng không hoàn toàn chính xác và cũng
ít có khả năng hiểu biết ngọn nguồn về ý nghĩa, nội dung, hình thức của lễ
hội, đặc biệt là những nghi lễ cũng như các trò diễn xướng trong lễ hội. Vậy
nên, nhớ đến đâu làm đến đó, làng này phục dựng, làng bên cũng phục dựng.
Đa phần lễ hội ná ná nhau. Lễ hội có trò diễn đặc sắc như lễ hội Phù Đổng,
hay lễ hội đền Sóc…luôn thu hút đông người tham gia. Tuy nhiên, ngay việc
“cướp hoa tre” trong lễ hội đền Sóc có mấy ai đã hiểu tường tận ý nghĩa của
nó. Nếu đơn giản theo ngôn từ, nói cướp là cướp, cướp như kẻ cướp thì còn ý
nghĩa gì nữa! Đến với lễ hội là để thành kính, tôn vinh một sự kiện, một nhân
vật đã được tôn vinh là thần, thánh. Gọi các trò vui trong lễ hội là trò diễn


5
xướng dân gian vì theo tiềm thức của cư dân bản địa (địa phương) những trò
diễn thường gắn với thần tích nên khi diễn lại thường để ghi nhớ, tái hiện với
mục đích làm “sống lại” cái quá khứ theo tâm tưởng của người sống với thái
độ tôn kính, cầu ước những điều tốt đẹp. Đã là trò diễn dân gian thì muôn vàn

cách hiểu khác nhau, nhưng ý nghĩa làm cho lễ hội thêm tôn nghiêm, thêm
vui thể hiện ý nguyện của cộng đồng phải là tư tưởng chủ đạo. Cướp hoa tre
chẳng hạn phải được “diễn” như thật, nhưng không có nghĩa là “cướp như kẻ
cướp” vì đã cướp như kẻ cướp thì không còn tôn kính ai nữa, không còn vui
đúng nghĩa lễ hội nữa! Vậy là người tổ chức lễ hội phải hiểu về lễ hội, người
tham gia lễ hội cũng cần được hướng dẫn để hiểu phần nào về lễ hội mình
tham gia, có như thế lễ hhội mới thú vị, mới “tải” được ý nghĩa cần có của lễ
hội. Vậy là việc liên quan đến hai phía: người quản lý lễ hội và người tổ chức
lễ hội; Và cả hai nhân tố con người và bản thân lễ hội.
Như vậy, có thể nói, quản lý lễ hội là một nhiệm vụ quan trọng và cấp
bách. Càng cấp bách hơn khi sự “bùng nổ” của lễ hội trong những năm gần
đây đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, xã hội. Lễ hội không còn là
việc riêng của từng địa phương hay ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch mà
quản lý lễ hội là vấn đề của cả hệ thống chính trị. Mùa lễ hội vừa qua, hàng
loạt sự kiện về “chém lợn”, đập đầu trâu, cướp hoa tre... càng làm nóng bầu
không khí lễ hội. Vậy quản lý lễ hội trong xu hướng biến đổi như thế nào? Giải
pháp quản lý ra sao? Đây là nội dung của tiểu luận.
Nghiên cứu về quản lý lễ hội, bên cạnh các tài liệu hướng dẫn của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn có một số công trình nghiên cứu của các tác
giả Dương Văn Sáu (2004), Lê Hồng Lý (2008), Bùi Hoài Sơn (2009), Trần
Hữu Sơn (2011), Từ Thị Loan (2012), Nguyễn Chí Bền (2013),... Các công
trình này đề cập một số vấn đề quản lý. Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện
nay, những năm gần đây nhiều vấn đề đã đặt ra đòi hỏi phải đổi mới công tác


6
quản lý, cần có giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn. Vì vậy, tiểu luận này chủ
yếu đề cập đến các giải pháp trong quản lý lễ hội đang diễn ra hiện nay.
1. Xu hướng biến đổi của lễ hội truyền thống các dân tộc ít người
trong hơn 20 năm mở cửa và cải cách kinh tế.

Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh lễ hội cổ
truyền đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương đại nên biến
đổi, còn xuất hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện đại. Vì vậy khái
niệm lễ hội cổ truyền chỉ là khái niệm tương đối vì hầu hết các thành tố, thậm
chí cả chức năng của lễ hội cũng thay đổi.
- Về thời gian tổ chức lễ hội: có hai xu hướng biến đổi. Một số lễ hội
làng, lễ hội cổ truyền ở miền núi không kéo dài về thời gian. Trước kia một lễ
hội Gầu Tào vùng người Hmông, một lễ hội Roóng Poọc vùng người Giáy, lễ
hội Lồng Tồng (xuống đồng) vùng người Tày thường tổ chức từ 3 đến 5 ngày
thì nay chỉ tổ chức trong nửa ngày hoặc kéo dài đến hai, ba ngày. Nhưng mặt
khác có một số lễ hội cổ truyền kéo dài hàng tháng hoặc vài tháng trời như
hội Chùa Hương, hội Bà Chúa Xứ, hội Đền Hùng,...
- Không gian lễ hội cũng mở rộng. Trước đây các hội làng chỉ được tổ
chức ở một không gian nhất định trong làng và phạm vi, quy mô tổ chức cũng
chỉ của làng. Nhưng hiện nay, do nhiều yếu tố (do quảng bá du lịch, do tâm lý
muốn vượt trội của các nhà lãnh đạo địa phương,...) nên quy mô của các hội
làng cũng được mở rộng cả về không gian và thời gian. Nhiều lễ hội không
còn là lễ hội làng mà đang có xu hướng biến thành lễ hội vùng, thậm chí là lễ
hội chung của huyện. Đối tượng đến dự hội không chỉ là dân làng, không chỉ
là một dân tộc mà là nhiều dân tộc, có cả du khách nước ngoài tham dự. Lễ
hội Gầu Tào ở Pha Long, huyện Mường Khương, Lào Cai trước đây chỉ là lễ
hội của vùng Pha Long nhưng ngày nay đã trở thành lễ hội chung của người
Hmông ở các huyện miền đông tỉnh Lào Cai. Lễ hội Gầu Tào không chỉ thu


7
hút người Hmông ở huyện Mường Khương, Bắc Hà ở Lào Cai mà còn thu hút
người Hmông ở huyện Sín Mần, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang và cả cư
dân người Hmông ở châu Vân Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng như
người Hmông ở vùng Thượng Lào và người Hmông phía bắc Thái Lan về dự.

Đối tượng người tham dự lễ hội càng ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
Năm 2000, lễ hội Gầu Tào của người Hmông ở Pha Long chỉ có khoảng 500
người tham dự thì đến năm 2011 đã có hàng vạn người tham dự. Lễ hội Chùa
Hương đầu thế kỷ XXI thu hút được vài chục vạn người nhưng đến năm 2008
đã đón 1,3 triệu lượt khách và đến năm 2012 đón khoảng 2 triệu lượt khách.
Một lễ hội Roóng Poọc của người Giáy thôn Tả Van, huyện Sa Pa từ cuối thế
kỷ XX trở về trước chỉ là hội làng, có vài trăm người tham dự nhưng đến nay
đã trở thành lễ hội của cả vùng hạ huyện Sa Pa. Chủ nhân của lễ hội trước đây
là người Giáy thì đến giờ bên cạnh người Giáy còn có cộng đồng người
Hmông, Dao, Tày cùng tham gia tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong
lễ hội. Đặc biệt, sau khi được quảng bá trên các trang website du lịch thì lễ
hội Roóng Poọc đã trở thành điểm đến của hàng trăm du khách với nhiều
quốc tịch khác nhau. Như vậy, quy mô của lễ hội ngày càng mở rộng cả về số
lượng người tham gia đã gây sự quá tải về không gian tổ chức lễ hội. Các
cánh đồng tổ chức lễ hội xuống đồng cổ xưa hay các ngọn đồi tổ chức lễ hội
Gầu Tào của thế kỷ XX cũng như sân đình làng ở vùng đồng bằng đều trở nên
quá tải khi đón hàng vạn du khách tham dự. Từ sự quá tải này đã nảy sinh
hàng loạt những vấn đề bức xúc về vệ sinh môi trường, sự chen lấn xô đẩy,
quá tải các dịch vụ ăn, nghỉ, hành lễ, về cách điều hành tổ chức (ban tổ chức
bất lực trong tổ chức các chương trình lễ hội),...
- Chủ thể lễ hội: các lễ hội từ miền núi cho đến đồng bằng hiện nay đã
có sự biến đổi về chủ thể tổ chức lễ hội. Trước đây trong các lễ hội làng cổ
truyền, người dân thực sự là chủ thể của lễ hội. Cộng đồng người dân địa


8
phương đều háo hức tập luyện hàng tháng trời để mong được tham gia gánh
vác một việc nào đó, hoặc sắm một vai nào đó trong nhiệm vụ tổ chức lễ hội.
Người được khiêng kiệu, rước lễ là một vinh dự cho cả phe, giáp, dòng họ.
Các hội làng hầu hết do chủ làng và hội đồng quản lý của làng thực hiện.

Nhưng hiện nay, hầu hết các lễ hội ở làng quê, miền núi đều do chính quyền
các cấp chỉ đạo sát sao. Lễ hội ở miền núi dù là lễ hội của một làng hay lễ hội
của một số gia đình nhưng đều có chủ tịch hoặc phó chủ tịch xã đứng ra khai
mạc, đọc diễn văn. Nhiều lễ hội đồng bằng, ban tổ chức thuê các công ty sự
kiện, các đoàn nghệ thuật đứng ra dàn dựng chương trình, đứng ra làm dịch
vụ tổ chức. Người dân, chủ thể của lễ hội, bị “gạt ra rìa” và chỉ đóng vai trò
thụ động như các du khách. Thậm chí có tỉnh tổ chức festival nhưng từ việc
trang trí khánh tiết, biểu diễn nghệ thuật, tổ chức các hoạt động đều không
cần sự tham gia của ngành văn hóa, thể thao. Hoặc nếu ngành văn hóa được
tham gia thì cũng với tư cách đi làm thuê cho các công ty sự kiện. Như vậy,
vai trò của cộng đồng địa phương, vai trò của người dân – chủ thể sáng tạo
của lễ hội cổ truyền, đã bị đánh mất.
- Lễ hội cổ truyền đang có xu hướng biến đổi cả về mục đích, chức
năng và cấu trúc. Mục đích của các hội làng là cầu người yên vật thịnh, lễ hội
được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi, giải trí của
người dân trong thời điểm nông nhàn. Nhưng hiện nay, do tác động của cơ
chế thị trường, lễ hội lại có mục đích quảng cáo cho các thành thị và địa
phương, hoặc là nơi cầu may rủi, cầu lợi lộc cho cá nhân, cầu thăng quan tiến
chức,... Biến đổi của lễ hội còn thể hiện ở sự nghèo nàn, đơn điệu trong các
hình thức giải trí nhưng lại cực đoan, “nở rộ” trong các hình thức tín ngưỡng,
mê tín. Quan hệ giữa ban tổ chức lễ hội và du khách thập phương là quan hệ
dịch vụ, tận thu được nhiều nguồn tiền, dẫn đến tình trạng “chặt chém” ở các
dịch vụ ăn nghỉ.


9
- Lễ hội hiện nay có phổ biến được xem xét dưới góc độ cấu trúc. Lễ
hội có hai phần: phần lễ và phần hội (dẫu sao cách xem xét dưới góc độ cấu
trúc như vậy chưa hẳn thỏa đáng vì bản chất phần hội cũng đan xen, hướng
theo phần lễ). Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh: “Tính tổng thể của lễ hội không

phải là thực thể “chia đôi” như người ta đã quan niệm, mà nó nảy sinh và tích
hợp các hiện tượng văn hóa phát sinh để tạo nên một tổng thể lễ hội... Không
có một loại lễ hội nào mà không có nghi lễ giữ vai trò gốc rễ”. Nhưng hiện nay,
xuất hiện rất nhiều hình thức mít tinh, kỷ niệm không có “phần hội”, không có
sự tham gia của cộng đồng mà chỉ là sự kiện của chính quyền cũng gọi là lễ
hội. Hoặc có sự kiện chỉ mang tính hội hè nhằm quảng bá tới du khách, người
mua hàng mà vẫn gọi là lễ hội... Như vậy, cấu trúc của lễ hội cũng biến dạng.
2. Các giải pháp quản lý lễ hội
Trước thực trạng các xu hướng biến đổi của lễ hội đang diễn ra nhanh
chóng như hiện nay, xuất hiện hai luồng dư luận trái chiều. Một số cơ quan
thông tin đại chúng cho rằng việc tổ chức lễ hội và quản lý lễ hội vô cùng lộn
xộn, mất bản sắc văn hóa dân tộc, gây ra nhiều hậu quả tai hại và đề xuất các
biện pháp mang tính hành chính như “cấm”, “bỏ”. Thậm chí có người chưa
hiểu rõ xu hướng biến đổi của lễ hội là một yêu cầu khách quan khi chuyển
sang cơ chế thị trường nên sốt ruột đề ra các giải pháp mang tính chất chữa
cháy là chính. Hoặc cũng có khuynh hướng coi nhẹ vai trò quản lý nhà nước,
cần để cho người dân tự do làm chủ, tự do tổ chức lễ hội. Cả hai luồng dư
luận như vậy đều không đánh giá đúng thực tế. Từ kinh nghiệm tổ chức và
quản lý lễ hội ở các tỉnh, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
2.1. Về quan điểm: Cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội cổ truyền cũng
như xuất hiện nhiều loại hình tổ chức sự kiện mới là một yếu tố khách quan
trong đời sống văn hóa hiện nay. Vì thế không nên có quan điểm cứng nhắc,
lấy các nguyên lý tổ chức lễ hội truyền thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức


10
các lễ hội, tổ chức các sự kiện như hiện tại. Ở lĩnh vực này cần bám sát thực
tiễn, tổng kết thực tiễn trên cơ sở lý luận về quản lý văn hóa. Trong đó cần
đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể của cộng đồng người dân tổ chức lễ hội.
Người dân phải được tham gia các quá trình tổ chức lễ hội, phải được trao quyền

tổ chức lễ hội hiệu quả. Đồng thời cũng không coi nhẹ việc quản lý của nhà nước
đối với lễ hội.
2.2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý các lễ hội truyền thống hiệu
quả
Hiện nay, có nhiều nhà khoa học cho rằng nên trả lại lễ hội cho dân?
Vậy có cần tổ chức lễ hội không? Các mô hình quản lý như thế nào? PGS. Từ
Thị Loan (2012) đưa ra một số mô hình, chúng tôi đề xuất một số vấn đề cụ thể
như sau:
- Mô hình quản lý, và tổ chức lễ hội do cộng đồng tự quản, có sự giám
sát của nhà nước ở cơ sở
Đây là mô hình quản lý và tổ chức lễ hội bước đầu có sự tham gia của
nhà nước. Chủ thể tổ chức của các lễ hội này nhất thiết phải là người dân
trong cộng đồng. Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện ở chỗ: giám sát và chỉ
đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc xảy ra. Mặt khác, vai trò quản lý
nhà nước cũng cần được phân cấp dần tới cộng đồng và thể chế hóa bằng hệ
thống hương ước, quy ước chung của làng. Thậm chí, có thể sử dụng và phát
huy vai trò của già làng, trưởng bản hoặc người có uy tín trong dòng họ, cộng
đồng. Đồng thời, vai trò của quản lý của nhà nước cũng thể hiện ở chỗ thường
xuyên giám sát, theo dõi diễn biến của các lễ hội để nắm bắt những thay đổi
trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào để đảm bảo không có hiện tượng lợi
dụng tín ngưỡng để thực hiện hình thức mê tín dị đoan hoặc xuyên tạc, truyền
bá tư tưởng phản cách mạng. Đồng thời vai trò của nhà nước cũng thể hiện ở


11
việc đảm bảo trật tự, an ninh xã hội trong thời gian tổ chức lễ hội. Kinh phí tổ
chức những lễ hội này hoàn toàn do nhân dân đóng góp.
Mối quan hệ giữa cộng đồng và nhà nước trong các lễ hội trên được thể
hiện cụ thể trong mô hình sau:


Trưởng thôn, bản
(Thực hiện)

Người có uy tín trong
cộng đồng, nghệ nhân,
thầy cúng (Thực hiện)

phối hợp

Giám sát,
điều chỉnh

Giám sát,
điều chỉnh

Nhân dân (Thực hiện)
Giám sát, điều chỉnh

Nhà nước (UBNX xã,
Phòng Văn hóa cấp huyện
Mô hình kết hợp vai trò tự quản của cộng đồng với sự giúp đỡ của nhà nước
Đối với một số lễ hội của làng, liên làng có quy mô ngày càng mở rộng
và đang được nâng lên thành các lễ hội để phục vụ du lịch. Ở một số địa
phương, cần có xây dựng mô hình phối hợp chặt chẽ giữa vai trò của cộng
đồng với vai trò quản lý của nhà nước.
Trong mô hình này, các hoạt động lễ và hội vẫn do cộng đồng quyết định
và thực hiện là chính, tuy nhiên, đã có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của
các ban, ngành chính quyền và đoàn thể. Kinh phí tổ chức lễ hội cũng được
Nhà nước tài trợ một phần. Vai trò của nhà nước thể hiện rõ trong vấn đề đảm
bảo an ninh, trật tự, an toàn thực phẩm…



12
Trước kỳ tổ chức lễ hội, chính quyền cấp xã - nơi tổ chức lễ hội cần tổ
chức họp dân bản để cùng bàn về việc tổ chức lễ hội. Trong đó, có sự phân
công cụ thể công việc cho cộng đồng. Ở đây, Nhà nước đứng vai trò là nhà
tổ chức nhưng việc thực thi lễ nghi và chủ trì lễ hội phải giao lại cho cộng
đồng, cụ thể là Trưởng thôn, bản. Trưởng thôn, bản sẽ có trách nhiệm triển
khai các hoạt động của lễ hội sau khi đã cùng bàn bạc với chính quyền với
nhân dân và cùng cùng nhân dân trong thôn, bản chuẩn bị các hoạt động
phục vụ cho hoạt động của lễ hội. Những lễ hội này sẽ được cấp hoặc hỗ trợ
kinh phí của chính quyền.
Phòng Văn hóa
cấp huyện, thành phố (xây dựng
chương trình, kế hoạch)

UBND xã (Triển khai
chương trình, kế hoạch)

Ban tổ
chức lễ
hội (Tổ
chức
thực
hiện)

Trưởng thôn, bản (Triển khai
chương trình, kế hoạch)

Nhân dân (Tham gia)


Loại hình lễ hội này thường được tổ chức vào dịp đầu xuân hoặc mùa
thu. Ban tổ chức lễ hội được thành lập để tổ chức, điều hành lễ hội, người dân
tham gia vào lễ hội. Hiện nay, trong các lễ hội đầu xuân, vai trò của người dân
đang bị mờ nhạt, thay vào đó là Ban tổ chức lễ hội. Do đó, để người dân thực
sự trở thành chủ thể, trong mô hình lễ hội này, thành phần ban tổ chức cần có
sự tham gia của già làng, nghệ nhân hay người có uy tín trong dòng họ. Mặt
khác, có nhiều hoạt động cần có sự tham gia cả làng, cả bản. Mỗi người dân
trong cộng đồng đều tự hào, hãnh diện tham gia lễ hội. Đồng thời, phải để


13
người dân được chủ động tham gia vào lễ hội ngay từ khâu chuẩn bị đến khi
tổ chức. Chính quyền xã, cơ quan chuyên môn (phòng văn hóa - thông tin)
thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua việc hướng dẫn người dân
chuẩn bị và tham gia lễ hội theo đúng quy định của nhà nước và thực hiện các
biện pháp đảm bảo trật tự - an ninh xã hội trong thời gian tổ chức lễ hội.
- Mô hình quản lý, tổ chức lễ hội có sự chỉ đạo chặt chẽ của nhà nước
Hiện nay, nhiều sự kiện văn hóa tổ chức theo quy mô lễ hội như lễ hội
quảng bá sản phẩm, lễ kỷ niệm, năm du lịch quốc gia… Các lễ hội này đều có
Ban tổ chức do lãnh đạo chính quyền (tỉnh, huyện, thành phố…) làm trưởng
ban. Cả bộ máy chính quyền tổ chức lễ hội từ khâu kịch bản, luyện tập, dàn
dựng, khai hội, màn bế mạc… Loại hình này tổ chức có vẻ hoành tráng,
nhưng người dân ít được tham gia hoặc tham gia với vai trò thụ động, có “lễ”
mà không thành “hội”.
2.3. Về đào tạo nguồn nhân lực tổ chức, quản lý lễ hội
Vấn đề tổ chức các sự kiện, các lễ hội hiện nay là vấn đề rất quan trọng.
Nhưng thực trạng ở các tỉnh hiện nay, từ cấp cơ sở lên đến tỉnh (cả Bộ
VHTTDL) đều rất thiếu đội ngũ cán bộ có khả năng về quản lý, chỉ đạo và
trực tiếp tổ chức các sự kiện, các lễ hội. Chương trình tổ chức lễ hội chưa

được giảng dạy thành một ngành học trong hệ thống trường Cao đẳng Cộng
đồng, trường Cao đẳng sư phạm và trường Trung cấp văn hóa nghệ thuật.
Ngay số cán bộ am hiểu về việc tổ chức lễ hội ở ngành VHTTDL hầu như rất
ít. Hầu như hiện nay chưa có ai là chuyên gia về vấn đề này. Chỉ có một vài
người có kinh nghiệm và khả năng tổ chức của ngành. Lớp trẻ chưa được đào
tạo qua trường lớp và thực tiễn.
Vì vậy, một nhiệm vụ cấp bách đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du
lịch là phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều cấp độ khác nhau:


14
+ Ở cấp tỉnh: Lựa chọn một vài cán bộ có khả năng cử đi học ở các viện
nghiên cứu, các trường đại học, các công ty tổ chức sự kiện lớn. Nội dung học
theo hai chuyên ngành cụ thể. Chuyên ngành thứ nhất là về Quản lý lễ hội
(chuyên ngành này yêu cầu các chuyên viên phải có khả năng độc lập nghiên
cứu, chỉ đạo thực tiễn, có khả năng tham khảo kinh nghiệm ở một số nước và
ở các địa phương vận dụng vào thực tiễn, có khả năng tham mưu xây dựng
các văn bản mang tính chất quản lý mang đặc thù). Chuyên ngành thứ hai là
đào tạo các tác giả có khả năng viết kịch bản lễ hội, xây dựng chương trình,
đề án lễ hội hoặc đào tạo ra các tổng đạo diễn tổ chức các sự kiện, đào tạo
một số nhạc sĩ, biên đạo, họa sĩ có khả năng sáng tác nhạc, sáng tác múa, sáng
tác các logo trang trí lễ hội... Đây là nhiệm vụ khó khăn, hiện nay trừ một vài
thành phố đào tạo được vài cán bộ như vậy, còn hầu hết các tỉnh chưa đào tạo
được đội ngũ này. Những người này là những người có năng khiếu về quản lý,
về thực hành nghệ thuật, sáng tạo nghệ thuật. Cho nên bước đầu cần lựa chọn ở
các đoàn nghệ thuật, các trung tâm văn hóa, các tác giả có năng khiếu cử đi học
nâng cao trình độ. Thậm chí có thể bố trí họ học việc, làm trợ lý cho các
chuyên gia quản lý, tổ chức lễ hội ở các thành phố, các công ty sự kiện lớn.
Ở cấp huyện cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho đội ngũ quản lý lễ hội
ở phòng Văn hóa - Thông tin. Kiến thức quản lý lễ hội là kiến thức tổng hợp.

Xu hướng biến đổi lễ hội là xu hướng thường xuyên, tất yếu, vì vậy các cán
bộ quản lý cũng cần được tập huấn, cập nhật thường xuyên. Mặt khác, ở các
trung tâm văn hóa các huyện cần đào tạo các biên đạo múa, các diễn viên có
khả năng làm MC (dẫn chường trình). Đội ngũ này cũng cần phải lựa chọn
những người có năng khiếu từ cơ sở gửi đi đào tạo ở các trường đại học, các
trung tâm tổ chức sự kiện để học tập.
Ở cấp xã, phường: Cần tập huấn các nguyên tắc, quy chế, các kiến thức
chuyên môn về quản lý lễ hội cho cán bộ chuyên trách ban văn hóa xã


15
phường và các cán bộ đoàn thể. Ở đây cũng cần bồi dưỡng, tập huấn những
người có khả năng làm MC, tổ chức các sự kiện, trang trí, sử dụng âm thanh,
ánh sáng phù hợp... Tuy nhiên, ở cấp xã phường cần đặc biệt chú ý đến đội
ngũ già làng, nghệ nhân dân gian, những thầy cúng am hiểu về lễ hội cổ
truyền.Vận động những người này truyền dạy cho lớp trẻ trong cộng đồng.
Việc truyền dạy cũng cần phải có chế độ đối với người truyền dạy và học trò.
Nhưng quan trọng nhất là phải chọn những người có phẩm chất, tâm huyết
với văn hóa của dân tộc mình. Bài học thực tiễn ở các xã vùng cao chỉ rõ
nhiều nơi lễ hội cổ truyền bị biến mất hoặc biến dạng là do thiếu đội ngũ nghệ
nhân dân gian, thầy cúng am hiểu các nghi lễ về lễ hội này. Do đó, việc đào
tạo nghệ nhân, thầy cúng là việc làm cấp bách. Nhưng quá trình đào tạo
những người này lại là quá trình tự học, tự đào tạo, Nhà nước chỉ đóng vai trò
hỗ trợ bằng chế độ, bằng chính sách cụ thể.
2.4. Xây dựng nhóm giải pháp về truyền thông
Thông tin, quảng bá lễ hội là hình thức tác động mạnh mẽ đến nhận thức
của người dân về lễ hội. Trong xã hội hiện đại hiện nay, vai trò của thông tin
quảng bá càng đóng vai trò quyết định đến số lượng du khách tham dự lễ hội.
Có thu hút được du khách trong nước và quốc tế đến với lễ hội hay không,
điều quan trọng nhất là phải thông tin sớm, kịp thời và chi tiết về lễ hội.

Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, hình thức truyền thông trực tiếp (truyền
miệng) đóng vai trò quan trọng. Ở vùng người H'mông, khi mở hội Gầu tào
thì trong phiên chợ cuối cùng của năm đó phải dựng được cây nêu ở địa điểm
mở hội. Người dân đi chợ đều thông tin cho nhau rằng năm đó, làng đó, khu
vực đó tổ chức hội Gầu tào. Sự lan truyền thông tin (qua hệ thống người đi
chợ, qua quan hệ dòng họ, qua sinh hoạt ngày tết...) đóng vai trò truyền thông
quan trọng nhất đối với việc mở hội Gầu tào. Hiện nay, với sự bùng nổ thông


16
tin, trong quá trình toàn cầu hóa thì việc tuyên truyền, quảng bá về lễ hội cần
phải sử dụng đa dạng các kênh thông tin.
- Kênh thông tin truyền thống:
Ban tổ chức lễ hội thông qua hệ thống thông tin trực tiếp (phổ biến trong
các buổi họp thôn bản, họp đoàn thể...) thông báo cho người dân về việc tổ
chức lễ hội. Đặc biệt, các hình thức thông tin cổ truyền qua hệ thống chợ
phiên, giao tiếp họ hàng, trao đổi nam nữ...vẫn đóng vai trò quan trọng với
cộng đồng. Hình thức này, cần phải phát huy trong việc tuyên truyền đối với
người dân ở các thôn bản về thời gian, địa điểm, giá trị, nội dung, quy chế của
việc tổ chức lễ hội.
- Qua hệ thống thông tin đại chúng:
Trong hệ thống thông tin đại chúng, các loại hình Radio, truyền hình, các
báo chí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thông tin về giá trị, quy chế lễ
hội. Thông tin đại chúng còn tạo áp lực rất lớn đối với dư luận xã hội. Vì vậy,
ban tổ chức cũng cần phát huy lợi thế của “kênh” thông tin này đối với cộng đồng.
- Thông tin qua hệ thống internet, mạng xã hội:
Ngày nay, internet đã đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng nhất
cung cấp thông tin du lịch cho du khách. Trong các cuộc điều tra về thông tin
của dự án EU đối với Sa Pa (tháng 6/2014), điều tra của Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch của Lào Cai đối du khách nước ngoài đến với các tuyến, điểm du

lịch ở Lào Cai thì có tới 68-85% số du khách có được thông tin về các sự
kiện, các sản phẩm du lịch, về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đều thông qua hệ
thống internet. Vì vậy, các ban tổ chức lễ hội cần phối hợp chặt chẽ với các
nhà quản trị Website sớm cung cấp thông tin cho du khách từ trước 6 tháng
đến 1 năm. Có cung cấp thông tin sớm các du khách mới đặt mua các dịch vụ
du lịch, các doanh nghiệp mới có điều kiện bán các tua, tuyến, sản phẩm du
lịch của mình.


17
Hiện nay, các mạng xã hội Facebook, Youtube, Yahoo đóng vai trò rất
quan trọng trong việc cung cấp thông tin với đối tượng là du khách thanh
niên. Chỉ một hiện tượng “chém lợn” ở một làng quê trở thành cơn bão dư
luận khiến người quản lý không thể thờ ơ.
Như vậy, cần kết hợp và đa dạng hóa các loại hình thông tin cả cổ
truyền và hiện đại trong việc quảng bá, tuyên truyền về lễ hội ở Lào Cai. Xác
định, tuyên truyền, quảng bá qua các kênh thông tin là giải pháp hàng đầu
dẫn đến việc tổ chức, quản lý lễ hội hiệu quả.
2.5. Nhóm giải pháp về xây dựng và đổi mới tổ chức các ban quản
lý lễ hội:
Trong xã hội cổ truyền, khi tổ chức lễ hội cộng đồng có hình thức tổ
chức các ban quản lý gọn nhẹ. Tuy nhiên, phạm vi của ban quản lý này chủ
yếu mang tính chất phạm vi gia đình, dòng họ (Gầu tào). Hoặc chỉ mang tính
chất là hội của làng, ban quản lý của làng. Các ban quản lý này vận hành đơn
giản, đôi khi mang tính chất tự phát, nhưng vẫn đảm bảo được việc tổ chức lễ
hội. Bởi lẽ, nhiều lễ hội cổ truyền chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp, trong không
gian của làng bản, của một cánh đồng, hoặc một sườn đồi có sự tham gia của
số ít người dân trong vùng. Nhưng hiện nay, lễ hội cổ truyền có xu hướng
chuyển đổi mạnh mẽ. Các lễ hội làng có xu hướng trở thành lễ hội vùng, liên
vùng. Đối tượng tham gia gồm các người dân trong vùng và du khách thập

phương. Quy mô lễ hội mở rộng, số lượng người tham gia đông đảo, trở thành
một sức ép đối với địa phương tổ chức lễ hội. Vì thế, các lễ hội (dù là lễ hội
dân gian cổ truyền) cũng đều phải có ban tổ chức lễ hội. Lễ hội muốn tổ chức
thành công, không xảy ra ngộ độc thực phẩm, đảm bảo trật tự an ninh, đảm
bảo dịch vụ ăn nghỉ phù hợp... đều phải có sự vào cuộc của cả bộ máy chính
quyền, đoàn thể ở địa phương. Do đó, không thể khoán trắng việc tổ chức lễ
hội cho một gia đình, một cá nhân hoặc một doanh nghiệp nào tổ chức. Quan


18
điểm “trả” lại lễ hội cho dân của một số nhà khoa học nêu ra sẽ không đúng
với thực tiễn tổ chức lễ hội. Các ban tổ chức lễ hội này phải có kiến thức, phải
được tập huấn, phải nắm vững nội dung, yêu cầu của lễ hội. Đồng thời, họ
cũng là những người giỏi xử lý tình huống trong việc tổ chức các sự kiện.
Thực tiễn ở nông thôn vùng cao, các ban tổ chức lễ hội rất lúng túng trong
việc tổ chức các dịch vụ đón khách du lịch, quản lý du khách. Nhưng chính
quyền địa phương (ở cấp xã, có nơi là ở cấp huyện) lại quản lý quá sâu, thậm
chí “lấn sân” cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội. Các lễ hội
truyền thống đều xác định trung tâm lễ hội là câu nêu, là khu vực thờ cúng,
tạo không gian thiêng cho lễ hội. Nhưng nhiều ban tổ chức xóa bỏ không gian
thiêng, coi nhẹ hoặc hạn chế phần nghi lễ, giao cho ban văn hóa trang trí một
sân khấu lễ hội khác. Thay bằng việc hành lễ của cộng đồng (mà người đại
diện là già làng, trưởng bản, hay thầy cúng) là các diễn văn khai mạc dài
dòng, không đúng mục đích của lễ hội. Chính sự can thiệp quá sâu của chính
quyền vừa làm mất đi tính chất thiêng của lễ hội, vừa chịu “bao cấp”, vừa hạn
chế tính chủ động của cộng đồng.
Vì vậy, việc tổ chức tập huấn về chức năng, nhiệm vụ, về phương pháp
ứng xử, phương thức tổ chức các dịch vụ trong lễ hội đều phải được tiến hành
thường xuyên ở cơ sở. Mặt khác, hàng năm Bộ VHTTDL đều có các quy định
mới về quản lý lễ hội. Các quy định này phải trở thành những yêu cầu bắt

buộc đối với các cấp chính quyền, các ban tổ chức lễ hội và của cả cộng đồng.
2.6. Các giải pháp nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kịch bản
của lễ hội đương đại và lễ hội du lịch.
Lào Cai là một tỉnh trọng điểm về du lịch. Ở các vùng, các tuyến điểm
du lịch cần xây dựng lễ hội trở thành sản phẩm đặc thù có sức hấp dẫn du
khách. Những nơi này, cần coi trọng cả việc tổ chức các lễ hội cổ truyền đến
việc tổ chức các sự kiện mang tính chất lễ hội du lịch (như tuần văn hóa du


19
lịch, lễ hội rượu, lễ hội hoa, lễ hội thuốc...). Trong các lễ hội cổ truyền nguyên
tắc quan trọng nhất là vấn đề các cấp chính quyền, cũng như cả cộng đồng
đều phải đảm bảo bảo tồn tính nguyên bản của lễ hội cổ truyền (đặc biệt là
những lễ hội đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trải qua nhiều biến đổi và thăng trầm của thời đại, lễ hội cũng phần
nào bị ảnh hưởng, tức là có sự vận động và biến đổi về mặt không gian cũng
như thời gian. Đồng thời, sự biến đổi của lễ hội cũng không thể nằm ngoài sự
tác động của ý thức hệ hay quan niệm của từng thời đại về việc tổ chức, gìn
giữ và chuyển giao cho thế hệ sau. Dù vậy, lễ hội, vẫn là một sản phẩm của
quá khứ, cần được giữ gìn cho hiện tại và mai sau. Chính vì lý do đó mà hiện
nay lễ hội (lễ hội truyền thống) được xem là phạm trù thuộc khái niệm di sản
văn hóa phi vật thể đã được UNESCO bảo vệ thông qua Công ước bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể phê chuẩn tại Paris năm 2003.
Ngoài ra, liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
phi vật thể, đang tồn tại hai quan điểm: bảo tồn nguyên vẹn tính xác thực và
bảo tồn trên cơ sở kế thừa. Cả hai quan điểm nói trên đều có những điểm
thuận lợi và khó khăn riêng. Cụ thể như sau:
Trên thực tế, sự phát triển của lễ hội là một quá trình mà trong đó có sự
tích hợp của nhiều yếu tố ở từng giai đoạn lịch sử. Bảo tồn nguyên vẹn hay
bảo tồn kế thừa đều không quá quan trọng nếu chúng ta xác định việc bảo tồn

di sản đó để làm gì và mang lại lợi ích cho ai, chính quyền đương thời, cộng
đồng địa phương hay cho du khách?
Đối với trường hợp lễ hội mùa xuân, bên cạnh yếu tố công phu và hoành
tráng, việc phục dựng và tái hiện các lễ hội này vẫn chưa đạt được sự kỳ
vọng của các nhà nghiên cứu cũng như người quan tâm đến công tác phục
dựng di sản văn hóa phi vật thể. Nhìn chung, các sai sót và hạn chế trong
công tác phục dựng thể hiện ở các khía cạnh như sau:


20
- Về chủ thể tham gia lễ hội: vì lý do khách quan nên chủ thể của lễ hội
không còn là đối tượng sáng tạo nên lễ hội mà chỉ là đối tượng đại diện và sử
dụng di sản văn hóa. Từ đó dẫn đến thái độ của người tham gia lễ hội không
còn thành kính như trước. Đặc biệt là các du khách khi đến lễ hội chỉ thụ
động tham gia quan sát, chụp ảnh, chứ không phải là “người trong cuộc” nên
không hòa đồng với cộng đồng, không cảm nhận được không khí thiêng.
Những người đến dự hội (nhất là thanh niên) chủ yếu lại giao tiếp bằng trò
chuyện, hoặc một số ít tham gia các trò chơi, các cuộc thi hát. Nhưng nhiều
thanh niên không còn thuộc các bài hát giao duyên, không sôi nổi trong các
điệu múa khèn. Thậm chí một số trò chơi như kéo co, đánh én, ném còn cũng
ít hào hứng như xưa. Đối tượng người đến dự lễ hội đông hơn trước, nhưng
sự tham gia của đối tượng với cộng đồng lại “nhạt” hơn trước.
- Về nội dung chương trình lễ hội: đặt mục tiêu phục vụ du lịch lên hàng
đầu, dẫn đến việc nội dung và hình thức tổ chức của lễ hội bị sai lệch vì lý do
thương mại. Đặc biệt, một số lễ hội do các già làng, thầy cúng mất nên không
được tổ chức thường xuyên định kỳ. Có lễ hội được tổ chức, song quy trình lễ
hội bị biến dạng, hoặc bị cắt xén nhất là phần lễ. Một số lễ hội, các chương
trình văn nghệ đã thay thế các cuộc hát đối đáp nam nữ thanh niên. Cả không
gian lễ hội trở thành một sân khấu biểu diễn nghệ thuật quần chúng, không
phải là không gian nghệ thuật dân gian, chỉ có một số ít nghệ nhân (các diễn

viên nghệ thuật quần chúng tham gia lễ hội, độc tấu nhạc cụ, hát các ca khúc,
múa các điệu múa đã được cải biên, cải tiến nâng cao). Vì vậy, ban tổ chức
cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bảo tồn nguyên bản hoặc bảo tồn có chọn
lọc các lễ hội cổ truyền. Nhưng riêng các lễ hội đã được công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tuyệt đối phải được phục dựng nguyên bản,
không được tùy tiện cắt xén, thêm bớt các nội dung không đúng với lễ hội.


21
- Về hình thức tổ chức lễ hội: chưa đảm bảo được tính nguyên gốc của
các yếu tố liên quan đến lễ hội, từ các loại trang phục, đạo cụ truyền thống sử
dụng trong lễ hội cho đến ẩm thực, trò chơi dân gian…Hiện nay, điều kiện
kinh tế biến đổi nên toàn bộ các yếu tố ẩm thực, trang phục, đạo cụ...của lễ
hội cũng có xu hướng biến đổi. Trong ẩm thực, một số món dâng cúng, có
tính biểu tượng và một số món bánh, đồ uống giữ nguyên được ẩm thực
truyền thống. Hình thức, thể lệ của một số trò chơi thi đấu dân gian được cải
tiến theo luật thi đấu mới. Trò chơi ném còn được thay bằng trò chơi tung còn,
đánh phết trở thành cướp phết.
Sự biến đổi này là xu hướng tất yếu vì điều kiện kinh tế xã hội đã biến đổi.
Tuy nhiên, đối với các lễ hội cổ truyền cần bảo lưu các yếu tố truyền thống. Du
khách nước ngoài háo hức đến xem lễ hội là người ta muốn chụp ảnh, muốn trải
nghiệm với không khí lễ hội xưa, hoặc muốn quan sát trang phục, đạo cụ, các hình
thức trò diễn mang sắc thái riêng của từng dân tộc, từng vùng. Do đó, việc đánh
mất bản sắc dân tộc, việc cải tiến tràn lan các chương trình lễ hội sẽ làm nghèo
nàn lễ hội, không thể tạo cho lễ hội sức hút riêng đối với du khách. Trước thực
trạng này, cộng đồng người dân, cũng như chính quyền cơ sở cần phải nhận thức
vấn đề bảo tồn lễ hội trong các lễ hội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể
cấp quốc gia, lễ hội du lịch là một nguyên tắc bất di bất dịch. Quy chế mở hội, kế
hoạch tổ chức lễ hội cần phải thấm đậm vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đối với các lễ hội du lịch: Lễ hội du lịch là các lễ hội nhằm quảng bá du

lịch, nhằm tạo sản phẩm phục vụ du khách. Vì vậy, các lễ hội này cần căn cứ
vào nhu cầu của du khách để xây dựng kịch bản, chương trình lễ hội phù hợp.
+ Về nguyên tắc: Phần nghi lễ có thể tổ chức theo hình thức sự kiện,
nhưng phần hội cần tổ chức nhiều hình thức khác nhau. Có những chương
trình giành riêng cho người dân địa phương biểu diễn theo đặc trưng nghệ
thuật của địa phương, những cũng có chương trình có sự tham gia của đông


22
đảo du khách tạo ra tính hoạt náo trong lễ hội. Đó là các màn biểu diễn trên
đường phố, các chương trình múa tập thể, các chương trình sinh hoạt cộng
đồng đan xen giữa cư dân địa phương và du khách.
+ Về kịch bản: Bên cạnh việc tuân thủ một số chương trình, tiết mục
mang bản sắc địa phương, các ban tổ chức cần nghiên cứu đưa vào nhiều nội
dung mang tính chất Festival hấp dẫn du khách, như: tổ chức các trải nghiệm,
khám phá nghề thủ công, tham gia nghề nông, đánh bắt cá, tham gia các trò
chơi mang tính cộng đồng.
Trong khoảng hơn 20 năm qua, ở nước ta “nở rộ” một số loại hình sự
kiện, nhiều người cho rằng đó là lễ hội mới và cũng được các cơ quan thông
tin báo chí, các nhà quản lý đặt tên là lễ hội. Ví dụ như các sự kiện (event),
mít tinh kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập tỉnh, kỷ niệm “sinh nhật”
của một địa phương đều gọi là lễ hội. Hoặc lễ hội được hiểu như một chương
trình nghệ thuật (các màn nghệ thuật khai mạc hoặc minh họa cho các sự
kiện). Hay lễ hội lại được hiểu như cuộc biểu diễn đường phố (roadshow).
Đặc biệt hiện nay loại hình festival phát triển khá mạnh cũng đều gọi là lễ hội
như lễ hội trái cây Nam Bộ, lễ hội hoa Đà Lạt, các lễ hội gắn với năm du lịch
quốc gia, kỷ niệm về một sự kiện lịch sử nào đó. Như vậy, về thuật ngữ, nhiều
nhà quản lý, cơ quan thông tấn báo chí dùng không chính xác, chỉ là một cuộc
mít tinh kỷ niệm hay một chương trình nghệ thuật, kỷ niệm ngày thành lập địa
phương nào đó không nên gọi là lễ hội. Thậm chí cũng cần phải phân biệt rõ

giữa lễ hội và festival, phân biệt rõ lễ hội với việc tổ chức sự kiện...
Sự bùng nổ của việc tổ chức các sự kiện là nhu cầu tất yếu khi chuyển
đổi sang cơ chế thị trường. Việc tổ chức các sự kiện có nhiều ưu điểm như
quảng bá được thương hiệu, quảng bá du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách
về phát triển du lịch,... Một số địa phương nhờ tổ chức các sự kiện mà thu hút
được lượng lớn du khách đến tham quan. Tổ chức các sự kiện thực sự là công


23
cụ đòn bẩy để thu hút khách du lịch, tiêu thụ được nhiều hàng hóa của địa
phương, tạo việc làm cho số đông người lao động,... Tuy nhiên, việc tổ chức
các sự kiện cũng bộc lộ nhiều nhược điểm. Trước hết các sự kiện được tổ
chức theo kiểu khoa trương. Thậm chí, thi đua làm lễ hội theo kiểu “con gà
tức nhau tiếng gáy”. Một số địa phương không có tiềm năng, lợi thế về du lịch
mạnh nhưng vẫn tổ chức sự kiện gọi là “lễ hội du lịch” hoặc là tổ chức theo
kiểu “lễ sinh nhật” của địa phương, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng. Các chương
trình nghệ thuật được gọi là lễ hội lại na ná giống nhau… khi được dàn dựng
ở một tỉnh thì sẽ dàn dựng ở tỉnh khác cũng tương tự như vậy. Chương trình
nghệ thuật thường theo các công thức như sau:
+ Đầu thế kỷ XXI, các chương trình nghệ thuật thường ưa tính chất
hoành tráng, huy động hàng vạn người tham gia dàn dựng khá công phu
nhưng nếu đạo diễn là nghệ sỹ sân khấu thì nghệ thuật sân khấu chiếm vai trò
chủ đạo; còn nếu đạo diễn là biên đạo múa thì chương trình lại chủ yếu là múa
minh họa.
+ Dường như thấy huy động hoành tráng thì tốn kém và vất vả, các công
ty tổ chức sự kiện và các tổng đạo diễn hiện giờ lại lựa chọn phương án đơn
giản và sơ lược, chỉ cần chọn một chủ đề, sau đó tổ chức các tiết mục (chủ
yếu là ca hát và múa) của từng đoàn đơn lẻ, gộp lại tạo thành chương trình.
Việc tổ chức theo kiểu - đơn lẻ cũng không mất nhiều công dàn dựng, sáng
tạo, tập luyện và cũng dễ - nghèo nàn, chất lượng nghệ thuật thấp. Hầu hết các

sự kiện này đều đặt người dân ở địa phương ra ngoài - rìa trong việc tổ chức
nhưng vẫn mang danh lễ hội.
Như vậy, chương trình kịch bản của các festival du lịch hiện nay có điểm
yếu là chỉ chú ý màn nghệ thuật khai mạc với hệ thống âm thanh, ánh sáng,
trang trí hiện đại, hoành tráng. Kinh phí của màn nghệ thuật này chiếm đến 70
– 90% tổng thể kinh phí chi cho phần nội dung tổ chức lễ hội. Nhưng du
khách xem xong màn nghệ thuật vào tối hôm trước, thì hôm sau làm gì, đi đâu


24
thì đều ít được ban tổ chức coi trọng. Tất nhiên, màn nghệ thuật là đỉnh điểm
của lễ hội, nhưng chỉ là một thành tố trong tổng thể lễ hội, chứ không thể thay
cho lễ hội như quan niệm của nhiều ban tổ chức hiện nay. Vì vậy, các chương
trình lễ hội du lịch (nhất là các địa phương tổ chức năm du lịch quốc gia) phải
hết sức chú ý việc xây dựng các chương trình sau lễ khai mạc, như: chương
trình thăm làng nghề, chương trình khám phá bản làng, chương trình đua thể
thao mang tính quần chúng, như giải đua ngựa, xe đạp, marathon. Hoặc các
hội chợ, như hội chợ hoa, hội chợ ẩm thực, hội chợ đồ lưu niệm và quà tặng.
Tóm lại, sau chương trình nghệ thuật khai mạc cần căn cứ vào nhu cầu của du
khác để tổ chức các chuỗi sự kiện tiếp theo. Trong chuỗi sự kiện đó cần phải xây
dựng, bố trí có những sự kiện mang tính sự kiện “đinh”, sự kiện đỉnh cao, sự kiện
cao trào của lễ hội.
+ Về dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại: Trong lễ hội du lịch, các vấn đề về dịch vụ
là vô cùng quan trọng. Các dịch vụ này tạo nên thành công cho lễ hội. Lễ hội
xưa khách ở các làng bên, ở trong vùng đến tham gia lễ hội đều có thể ăn nghỉ
tại các gia đình họ hàng, quen biết. Số lượng du khách ít, cho nên hình thức
phục vụ “tại gia” mang nặng tính gia đình, có thể đáp ứng được. Nhưng hiện
nay, mỗi lễ hội du lịch đều thu hút hàng nghìn, thậm chí hàng vài vạn người
tham gia lễ hội. Do đó lễ hội du lịch chỉ nên mở ở các trung tâm du lịch có hệ
thống hạ tầng phục vụ du lịch tốt (như hệ thống khách sạn, nhà hàng, phương

tiện vận chuyển, có quảng trường, sân vận động...). Ban tổ chức phải thành lập
các tiểu ban gồm nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm phục vụ đón khách. Các
ban tổ chức cũng phải tăng cường các biện pháp an ninh, tăng cường kiểm tra
an toàn thực phẩm, cháy nổ, an ninh, đề phòng nạn trộm cắp, khủng bố.
Trong dịch vụ ăn, nghỉ, đi lại cần chú ý đến nhu cầu của du khách, nhất
là khách nước ngoài. Theo điều tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào
Cai tháng 12/2014 có tới 91% du khách nước ngoài đến với Sa Pa đều muốn
khám phá các bản làng, chiêm ngưỡng phong cảnh tự nhiên, được trải nghiệm


25
trong bầu không khí văn hóa dân gian của các tộc người địa phương. Do đó,
đối với du khách nước ngoài cần phải sáng tạo ra nhiều hình thức dịch vụ
nghỉ, đi lại an toàn, nhưng thân thiện với môi trường, hòa đồng với bản sắc
văn hóa dân tộc. Tùy điều kiện của từng khu du lịch có thể bố trí du khách
trải nghiệm trên phương tiện đi lại bằng xe trâu, xe ngựa, đi mảng, đi thuyền...
chứ không nhất thiết ngồi ô tô. Bố trí cho du khách nghỉ tại các nhà nghỉ cộng
đồng, đảm bảo vệ sinh chứ không nhất thiết phải nghỉ ở các khách sạn 2 sao,
3 sao trên thị trấn, thành phố.
2.7. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học
Chú trọng nghiên cứu xu hướng biến đổi của lễ hội và tổ chức sự kiện
nhằm dự báo sát với thực tiễn của tình hình lễ hội. Trong đó, cũng cần phân
loại các loại hình lễ hội theo chức năng, hoặc theo quy mô lễ hội (như lễ hội
cấp thôn làng, lễ hội vùng, lễ hội liên vùng, liên tỉnh). Trong thực tiễn, nhiều
yếu tố tiêu cực, nhiều điểm hạn chế gây tác hại xấu đến đời sống văn hóa là
việc không quản lý chặt chẽ loại hình tổ chức sự kiện mới (có nhiều người gọi
là lễ hội hiện đại, lễ hội du lịch, hoặc festival).
-

Nhiều huyện, nhiều tỉnh đua nhau mở các lễ hội, tổ chức các sự


kiện như các sự kiện kỷ niệm năm chẵn thành lập địa phương, ngành. Tổ
chức các festival quảng bá du lịch, tổ chức các lễ hội đón nhận danh hiệu thi
đua khá tốn kém,... Nguyên nhân xuất hiện của các loại hình lễ hội, tổ chức
sự kiện mới này có những yếu tố tích cực và cũng có những yếu tố tiêu cực.
Ở các tỉnh, các địa phương kinh tế du lịch phát triển yêu cầu tổ chức các
festival, các sự kiện là một nhu cầu đúng và cần thiết. Việc tổ chức các sự
kiện này thực chất là việc quảng bá cho du lịch, giới thiệu về du lịch. Nhiều
địa phương sau khi tổ chức các sự kiện, du lịch phát triển rất mạnh, lượng
du khách tăng từ 20 – 30% so với trước khi tổ chức sự kiện. Trong nền kinh
tế thị trường, việc tổ chức các sự kiện quảng bá là một yêu cầu khách quan


×