Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Thuyết minh về Đền Quán Thánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.81 KB, 34 trang )

THUYẾT MINH ĐỀN QUÁN THÁNH
Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán là một ngôi quán cổ, tọa lạc ở một
vị trí đắc địa tại phố Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền nằm bên
cạnh hồ Trúc Bạch nhìn ra hồ Tây cùng với chùa Trấn Quốc và chùa Kim Liên tạo
nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hố tín ngưỡng đối với cả
khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.
Đền Quán Thánh có từ đời Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn
Vũ, đây là vị thần tiêu biểu của thần điện Đạo giáo và là một trong bốn vị thần
được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa hay còn gọi là
Thăng Long tứ trấn. Bốn ngơi đền đó là: Đền Bạch Mã thờ thần Long Đỗ (trấn giữ
phía Đơng kinh thành); Đền Voi Phục thờ thần Linh Lang (trấn giữ phía Tây kinh
thành); Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Quán
Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ (trấn giữ phía Bắc kinh thành).
Năm 1010 sau khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư - Ninh Bình về Đại La Thăng
Long (Hà Nội ngày nay). Ông đã cho xây dựng thành Thăng Long để bảo vệ cơ
quan đầu não của nhà nước phong kiến xưa. Có thể nói đây là một tịa thành hội tụ
tất cả những gì tinh hoa và nó thật xứng đáng với những kỳ vọng của Lý Thái Tổ
khi ông viết:" Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương ở vào nơi trung tâm trời đất,
được cái thế Rồng cuộn Hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện đường
nhìn sơng dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu
cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực tốt tươi. Xem khắp đất Việt chỉ có
nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng
là nơi kinh đô bặc nhất của đế vương muôn đời" (Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn).
Kinh thành Thăng Long xưa bên cạnh những rào chắn thiên nhiên như sơng
Nhị, núi Tản, sơng Tơ, núi Nùng cịn có những lực lượng bảo vệ kinh thành về mặt


tâm linh. Đó là 4 ngơi đền thờ các vị thần trấn 4 phương, mà chúng ta gọi là Thăng
Long tứ trấn. Đây là 4 ngôi đền linh thiêng bảo vệ thành Thăng Long khỏi các thế
lực bên ngoài, cũng như các lực lượng thù địch bốn phương luôn luôn đe dọa sự
bình yên của nhân dân Đại Việt. Bốn ngôi đền này ra đời cùng với sự ra đời của


kinh thành Thăng Long dưới triều Lý Thái Tổ (1010 - 1028). Nó khẳng định ý thức
độc lập chủ quyền của vương triều mới thành lập và sự gắn bó kết hợp chặt chẽ
giữa vương quyền và thần quyền trong việc bảo vệ kinh thành Thăng Long và bảo
vệ độc lập dân tộc.
Các vị thần được thờ trong tứ trấn đều là những nhân thần hoặc là những con
vật thiêng được nhân hóa. Như đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn, người có cơng giữ
n nội trị ngăn khơng cho nội chiến xảy ra (giữa vua Hùng với vua Thục, giúp vua
Lê Tương Dực khơi phục sự thanh bình của đất nước); đền Bạch Mã thờ thần Ngựa
trắng được nhân hóa thành thần linh của đất Thăng Long; đền Quán Thánh thờ
Huyền Vũ cùng 2 con vật thiêng là con Rùa và con Rắn - hai con vật biểu tượng
cho sự hiện diện của vị thần trấn giữ phương Bắc. Bốn ngơi đền này đều thờ những
người có cơng với nước, được các triều đại sắc phong với nhiều mỹ tự khác nhau
(thần Long Đỗ hay còn gọi là thần Bạch Mã là một vị thần được coi là sự hội tụ của
linh khí của đất kinh kỳ, được vua Lý Thái Tổ sắc phong là: Quốc Đô Thăng Long
thành hoàng đại vương; thần Cao Sơn trấn phương Nam, thần Cao Sơn đã có cơng
dẹp giặc ngoại xâm và phịng chống lũ lụt cùng với Sơn Tinh; thần Linh Lang trấn
phía Tây, thần đã có cơng đánh giặc cứu nước, sau hóa thành một lồi giao long bị
xuống hồ Thủ Lệ...). Có thể nói Thăng Long tứ trấn là sự tiếp nối tín ngưỡng thờ
thần truyền thống của người dân Việt kết hợp với tín ngưỡng thờ Thành Hồng của
Trung Hoa đã được Việt Hóa. Bốn ngơi đền là 4 cơng trình linh thiêng, 4 pháo đài
bất khả xâm phạm bảo vệ kinh thành và 4 vị thần được thờ ở đây chính là những
người bảo vệ đầy quyền năng - những Thành Hoàng của đất Thăng Long. Như vậy


đền Quán Thánh, ngôi đền chúng ta sắp thăm quan thực sự là một cơng trình kiến
trúc đặc biệt quan trọng gắn liền với sự hình thành và phát triển của kinh thành
Thăng Long và Hà Nội ngày nay.
Trấn Vũ qn là một cơng trình kiến trúc tiêu biểu của Đạo giáo, một tơn giáo
có nguồn gốc ở Trung Quốc, được hình thành vào thời Xuân Thu (770 - 480 TCN)
và Chiến Quốc (480 - 220 TCN), ở Trung Hoa diễn ra tình hình phong kiến cát cứ,

hàng năm nước lớn nhỏ, mỗi nước cát cứ một phương, trị dân mỗi cách, các nước
gây ra chiến tranh. Để ổn định thống nhất đất nước, nhiều học thuyết ra đời. Pháp
gia thì chủ trương trị nước, trị dân bằng pháp luật, Nho gia chủ trương trị nước
bằng lễ trị, đức trị. Đạo giáo do Lão Tử khởi xướng chủ trương trị nước theo học
thuyết Đạo và Đức và lấy tác phẩm "Đạo đức kinh" của Lão Tử làm tư tưởng giáo
lý của tôn giáo này. Những người tu hành theo Đạo giáo thường sống trong các đền
hay các cộng đồng tương tự thầy tu Phật giáo. Đền của họ được gọi bằng một cái
tên riêng là "Quán". Đạo giáo đã được du nhập vào Việt Nam vào thời thịnh Đường
thế kỷ VI - VII, khi tư tưởng Đạo giáo vào nước ta, nó đã kéo theo việc xây dựng
các kiến trúc của Đạo giáo đó là ngơi qn, nơi thờ những vị thần liên quan trực
tiếp đến ngơi qn đó, ví dụ như Bích Câu đạo quán thờ Tú Uyên, Giáng Kiều. Hay
như tại Lâm Dương quán (Hà Đông) hiện trong điện thờ vẫn thờ bộ tượng Tam
Thanh, Nam Tào, Bắc Đẩu.
Và ở quán Trấn Vũ vị thần được thờ là Huyền Thiên Trấn Vũ hay cịn có tên
gọi là Huyền Thiên thượng đế Đăng ma thiên tôn Trấn Vũ. Đây là vị thần tiêu biểu
của thần điện Đạo giáo. Ngài có nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc, người xưa cho
rằng: phía Đơng ứng với mùa xn, màu xanh, hành mộc và thờ thần Bạch Hổ;
phía Tây ứng với mùa thu, màu trắng hành kim và thờ thần Thanh Long; phía Nam
được coi là tiền án của kinh thành ứng với mùa hạ, màu đỏ, hành hỏa và thờ thần
Chu Tước (Sẻ Đỏ), phía Bắc ứng với mùa đơng, màu đen, hành thủy và thờ Huyền


Vũ (con Rùa). Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần rất hiển linh, Ngài có cơng lớn
trong việc diệt trừ yêu quái giúp cho việc xây dựng các công trình được bền vững,
giữ yên sơn hà xã tắc. Trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều huyền thoại về vị
thần Trấn Vũ như:
Sách Chân Vũ quán lục do Thanh Hịa Tứ soạn vào năm Tự Đức thứ 7 (1854)
có kể lại rằng: Vào thuở sơ khai, Huyền Thiên Trấn Vũ đã hiển linh vào cuối đời
Hùng Vương. Thời ấy tại làng Long Đỗ (tức thành Thăng Long bây giờ) thuộc bộ
Giao chỉ có một khu đất gọi là Lâm Ấp, có núi Thiết Lâm có con cáo 9 đi thường

ẩn hiện để làm hại người. Ngài đã dùng phép diệt trừ giống yêu quái ấy rồi cả khu
rừng sụp xuống thành Hồ Tây. Về sau thuộc bộ Vũ Minh, núi ơng Hổ lại có giống
u qi xuất hiện hại người. Huyền đế lại hiển linh trừ yêu rồi lại hóa. Vua sai lập
đền thờ chỗ Ngài hiển linh và đặt tên là Kim Khuyết cung, đổi tên núi Ông Hổ
thành núi Vũ Đương, tại núi Vũ Đương bên Trung Hoa. Huyền Đế thường hiển linh
ở đấy. Từ sự tích thánh Trấn Vũ giết cáo 9 đuôi nên Hồ Tây xưa cịn có tên là đầm
Xác Cáo.
Sang thời khai hoang nhà Tùy (589 - 600), Ngài giáng sinh vào vương cung
rồi bỏ ngôi thái tử, xuất gia ở núi Vũ Đương thuộc phủ Tường Nô bên Trung Quốc.
Khi ngài tu đắc đạo sang chơi nước Nam ta, đến sông Nhị Hà làng Long Độ, ngài ở
một ngôi đền bên hồ Tây để tu đạo. Ngài dùng phép diệt trừ yêu quái để cứu dân
rồi Ngài hóa. Người ta nhớ ơn đức Ngài mới lập đền thờ gọi là quán Huyền Thiên.
Theo tấm bia dựng năm Bảo Đại thứ 3 (1928) tại qn Trấn Vũ, thơn Ngọc
Trì, xã Cự Linh, huyện Gia Lâm có ghi rằng: "Huyền Thiên sau bốn lần giáng trần,
lần thứ 4 mới thành công. Nước ta thời An Dương Vương có đắp thành Phong Khê
(Cổ Loa), cứ đắp xong thì lại đổ, nhà vua bèn cho lập đàn cúng tế trời. Bỗng thấy
một con rùa vàng xuất hiện từ phương Đông tự xưng là Thanh Giang sứ giáng
xuống hộ quốc. Vua hỏi việc đắp thành, Thanh Giang xứ nói rằng ở núi Thất Diệu


có tinh gà trắng cũng là giống yêu quái. Thanh Giang sứ giúp nhà vua diệt trừ yêu
quái và xây thành Phong Khê. Thành được đắp xong nhân dân yên ổn cả". Thuyết
cho rằng Thanh Giang sứ là thần Kim Quy, thuộc hạ của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Đức Huyền Thiên Trấn Vũ không những đã hiển linh để diệt trừ các lồi u qi
mà ngài cịn sang mước Việt đánh đuổi giặc ngoài xâm ba lần.
Lần thứ nhất, vào đời Hùng Vương thứ 6 quân giặc từ vùng biển tràn vào đánh
phá, không tướng nào chống cự được. Thần đã hóa thân vào trong cái gậy đá của
một gia đình ông bà già ở Tiên Lạt, xứ Việt Thường, rồi biến thành một cậu bé bảy
tuooirm thông minh nhanh nhẹn, khi nghe vua cầu người tài giỏi để đánh giặc đã
một mình đánh tan giặc vào sau đó đến ngọn núi Phượng Hồng (hun Kim Anh

ngày nay) thì hóa. Lần thứ 2 vào đời Hùng Vương thứ 7 giặc Hán sang xâm lược
nước ta do tướng là Thạch Linh dẫn qn đến đóng đơ ơ ở bờ sơng Thương. Danh
tướng nước ta là Lý Công Đạt đem quân đến núi Tam Táng để chống giữ nhưng bị
thua, phải chạy đến thành Long Đỗ (Thăng Long). Vua cho cầu người tài để giúp
nước. Huyền Thiên Trấn Vũ đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Nghĩa Vũ tổng Vũ
Ninh thành một cậu bé, bỗng chốc lớn lên nhanh chóng và nói với sứ giả rèn cho
một con ngựa sắt nặng nghìn cân và một roi sắt nặng trăm cân. Thần cùng ba tướng
dẫn ba vạn quân, đuổi đánh chúng ở xứ Vũ Ninh, giết được 4 tướng giặc và sau đến
núi Vũ Ninh thì hóa. Vua Hùng phong tước gọi là Thiên Vương và cho lập đền thờ
thần. Ở nơi thần sinh ra, dân làng cũng lập đền thờ và khắc vào bia đá 7 chữ: Đồng
Thiên Vương Thành Mẫu cô trạch". Như vậy là Huyền Thiên Chân Vũ cũng chính
là Thánh Gióng mà nhân dân ta vẫn thờ cũng. Có cơng trong việc đánh giặc Ân.
Bên cạnh đó thần cịn có rất nhiều cơng lao như: giúp vua Lê Đại Hành chống
quân Tống và diệt trừ yêu quái, giúp vua Lý Thánh Tông giết chết 3 con vật là Hồ
tinh, Quy tinh và Xà tinh đã phá vỡ đê sông Hồng. Vua đã lập đền thờ gọi là đền
Chân Vũ, chính là ngơi đền Qn Thánh hiện nay.


Qua các truyền thuyết kể lại chúng ta có thể biết rằng, vị thần được thờ ở Trấn
Vũ Quán là một vị thần Đạo lão ở Trung Quốc. Đây là vị thần trấn giữ phương Bắc.
Vị thần này đã được du nhập vào nước ta từ khá sớm. Tuy nhiên, việc thờ Đức
Huyền Thiên Trấn Vũ đã trở thành một thứ tơn giáo pha trộn tín ngưỡng của người
dân Việt. Việc thờ đạo Lão nói chung và thờ thần Trấn Vũ nói riêng là rất phổ cập ở
xứ Bắc Kỳ. Tuy nhiên, trong hàng loạt những ngôi quán thờ đức Huyền Thiên Trấn
Vũ thì quán Trấn Vũ ở Hà Nội vẫn là ngơi qn cổ kính và là một di tích nổi tiếng
vào bậc nhất.
Là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, Trấn Vũ quán không chỉ
là một nơi thờ tự linh thiêng mà quán còn là một di tích nổi tiếng, một danh thắng
vào bậc nhất khơng những của kinh đơ Thăng Long mà trên tồn xứ Bắc Kỳ. Quán
tồn tại suốt nghìn năm lịch sử, được đời đời chúng dân hương đăng thờ phụng, các

đời phong kiến thế tập, quan lại luôn quan tâm tập trung nhân tài vật lực tu bổ tôn
tạo quán thêm bền vững, nguy nga tráng lệ.
Quán đã nhiều lần được tu bổ, tôn tạo lớn dưới sự trợ giúp của triều đình vua
Lê và phủ chúa Trịnh năm 1677 và triều đình nhà Nguyễn vào năm 1893 đời vua
Thành Thái.
Ngồi ra quán cũng được trùng tu vào năm 1618. Lần trùng tu này được ghi
trong tấm bia "Diệu cảm tu tâm kiến văn lạc đạo bi" dựng vào ngày tốt tháng Quý
Dậu, niên hiệu Đức Long ngũ niên (1633) có nói đến chuyện ơng họ Trần ở làng
Lương Xá, phủ Thuận Thành, Bắc Ninh, vì cha mẹ ơng cầu đảo ở quán này sinh ra
ông nên: "lại đến tháng 10 năm Mậu Ngọ (1618) xây dựng nền quán chỗ dấu xưa"
Đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị 2 (1677), chúa Trịnh sai đình thần là
Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ trong quán trước đây
bằng gỗ đã bị mối mọt, đã được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen. Tượng cao


3,72m và nặng gần 4 tấn. Ngồi ra cịn cho đúc một quả chng đồng cao 1,6m
hiện nay cịn được treo ở tam quan của đền. Sau khi sửa xong, trạng nguyên Đặng
Công Chất và tiến sĩ Hồ sĩ Dương đã soạn văn bia.
Niên hiệu Cảnh Hưng thứ 29 (1768) chúa Trịnh Sâm có cho sửa chữa khu đền
này và ghi thêm vào tấm bia đời Vĩnh Trị thứ 2 (tấm bia này khơng cịn).
Khoảng thế kỷ 18, đơ đốc Lê Văn Ngữ cùng nhiều người nữa đã quyên tiền
đúc chiếc khánh bằng đồng. Mặt khánh khắc chữ Hán đại ý nói đền có chng và
trống, nay có thêm khánh sẽ hoàn chỉnh hơn về những âm thanh phát ra. Khánh gợi
hình ảnh mặt trăng và núi rừng. Nghe tiếng khánh vang lên, những người đang
buồn rầu bỗng trở nên vui vẻ, người ngu dốt trở nên minh mẫn.
Đến thời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, vua đã cúng vào quán 50
lạng bạc để tu sửa, năm 1832 cho đổi tên là Chân Vũ quán.
Lần trùng tu quy mô lớn đưới triều Nguyễn được thực hiện vào năm Quý Tỵ,
năm thứ năm đời vua Thành Thái (1893). Toàn bộ hoành phi câu đối, cuốn thư,
biển đào...đề thơ được khảm trai lộng lẫy, tu sửa tơn ạo lại các tịa nhà bị hư hỏng

dột nát, bồi đắp sửa sang tam quan, dựng bia đá, xây nhà bia khiến Quán Trấn Vũ
trở nên khang trang diễm lệ hơn bao giờ hết.
Sang thế kỷ 20, dưới thời thuộc Pháp, Quán Trấn Vũ được Viễn Đông Bác Cổ
học viện liệt hạng số 1 và được nhà nước bảo hộ Pháp cùng quan dân sở tại tu sửa
nhỏ nhiều lần, như năm 1941, quán được đắp thêm đôi voi chầu ở sân trước khu
điện thờ chính...Những lần tu sửa này đã giữ cho ngơi quán được trang nghiêm như
hiện nay.


Việc tu sửa đền Quán Thánh vẫn được thực hiện rải rác cho đến ngày nay. Tuy
nhiên giá trị kiến trúc cảnh quan hiện nay mà ta có thể thấy được đó là phong cách
kiến trúc ở lần trùng tu đời vua Thành Thái thứ 5 (1893).
Tóm lại, sau gần nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển, do những biến động
của thời cuộc, quán Trấn Vũ đã bị thu hẹp nhiều về quy mơ nhưng vẫn giữ được
tồn bộ tổng thể những bộ phận chính của một cơng trình tơn giáo tín ngưỡng. Các
bộ phận kiến trúc của cơng trình cịn ngun vẹn, nguy nga đồ sộ, bên trong chứa
nhiều di vật quý giá của các thời đại đã qua. Lại nằm ở vị trí đẹp đẽ thuận lợi về
giao thơng, trung tâm chính trị, văn hóa xã hội và du lịch của Thủ Đô Hà Nội. Quán
Trấn Vũ quanh năm 4 mùa thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến
tham quan vãn cảnh, chiêm bái và ngưỡng vọng thờ phụng thần Trấn Vũ.
Nằm ở một vị trí đắc địa, cạnh hồ Tây và hồ Trúc Bạch, trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, mặt chính của ngơi qn lại quay ra phía đường Thanh Niên. Con
đường này có từ khoảng thế kỷ 17 (năm 1620) sau khi dân của hai làng Yên Hoa và
n Quang đắp một con đê nhỏ ngăn góc đơng nam Hồ Tây ra để cho tiện việc
đánh cá. Con đê này có tên chữ là "Cố Ngự yển" (nghĩa là Đập Giữ Vững). Từ chữ
Cố Ngự mà dân gian đọc chệch là Cổ Ngư. Con đường Cổ Ngư tồn tại mãi cho đến
năm 1957, khi mà Thành đoàn thanh niên lao động thành phố Hà Nội tổ chức lao
động xã hội chủ nghĩa đắp mở rộng đường ra. Thanh niên Hà Nội phải lao động
trong hai năm đường mới hồn thành và trở nên rộng đẹp, có vườn hoa, cây cảnh
tươi tốt như ngày nay. Theo sáng kiến đề xuất của Bác Hồ, con đường mang tên
Thanh Niên từ năm 1959. Hiện nay, đường Thanh Niên được nhiều người biết đến

không chỉ đơn thuần là một khu phố vui chơi với những cảnh đẹp thiên nhiên mà
mọi người còn biết tới nó bởi con đường này là nơi có nhiều di tích lịch sử nổi
tiếng của Thủ đơ Hà Nội.


Đối với các di tích, hướng Tây và hướng Nam là hai hướng đẹp và rất phổ
biến. Hướng Nam là hướng đầy dương tính, sáng sủa, hợp với khí hậu nước ta,
đồng thời là hướng của đế vương, là phương của trí tuệ. Hướng Tây là hướng thích
hợp với kiến trúc cổ truyền trên đất Bắc vì hướng này hợp với quy luật đối đãi của
âm dương, hướng này là hướng của thần. Quán Trấn Vũ là một ngôi quán được
quay theo hướng Tây. Di tích quay về phía Tây là điều hợp lý vì với mặt trước của
thần là dương nhìn về hướng Tây là âm là hợp. Lưng của thần là âm về hướng
Đông là dương, tay trái là âm về hướng Nam là dương, tay phải dương về hướng
Bắc là âm. Thần ngồi như vậy sẽ yên vị. Không chỉ tuân thủ theo quy luật của âm
dương mà quán Trấn Vũ quay theo hướng Tây thực chất là quay ra phía hồ Tây - là
hồ lớn nhất của thủ đô Hà Nội hiện nay. Hồ Tây ở đây được coi là một nơi tụ linh,
tụ thủy của di tích. Khơng những thế, qn cịn tọa lạc giữa một trong mấy nơi
thắng cảnh đẹp nhất vùng đồng bằng, với các thảm nước mênh mơng n tĩnh.
Có thể thấy, quán Trấn Vũ hội tụ khá trọn vẹn những yếu tố địa hình, cảnh
quan của một nơi linh địa, hút được sinh lực của tầng trên. Đây là mảnh đất đẹp,
gắn yếu tố nước, hợp với tư duy của cư dân nơng nghiệp. Yếu tố nước ở đây chính
là Hồ Tây chảy trước mặt và hồ Trúc Bạch gần bên.
Di tích đền Quán Thánh là một quần thể kiến trúc theo hướng Tây quay mặt
về phía hồ. Bốn cột trụ biểu nằm ở sát mặt đường Thanh Niên. Qua một khoảng sân
gạch hè chúng ta bước vào tam quan của đền. Tam quan thật đồ sộ, uy nghi được
xây dựng bề thế trên nền những phiến đã xanh lớn, rộng bản. Tam quan được xây
dựng hai tầng trên tầng hai của tam quan để treo chuông. Sau tam quan là một
khoảng sân rộng được tráng xi măng, hai bên có đơi voi được đắp xi măng đang
chầu q. Phái bên phải của sân, bên mé đường Quán Thánh là nhà bia "Thạch Bi
đình" trong dựng tấm bia đá lớn, cách nhà bia một khoảng là một ngôi nhà, đây là

nhà bia tưởng niệm các liệt sỹ phường Quán Thánh, được xây dựng năm 1997, cửa


hướng ra mặt phố Quán Thánh. Phía bên trái của đền cịn có 1 dãy nhà cấp 4, là nơi
bán hàng lưu niệm. Qua phần sân, ta vào tới ngôi đền. Phần chính của đền bao gồm
nhà Tiền tế với ba lớp nhà song song và Hậu cung. Không giống các kiến trúc khác
như đình, chùa được gọi theo tên chữ Trung Quốc. Các dãy nhà của quán Trấn Vũ
được cấu trúc theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, tạo nên những nét lô xô của các lớp
nhà.
Bước chân tới tham ngơi đền, hình ảnh đầu tiên mà chúng ta bắt gặp đó chính
là tứ trụ với bốn cột trụ biểu nằm sát mặt đường Thanh Niên, tứ trụ quay về hướng
Tây được xây băng gạch và vôi vữa. Kết cấu kiến trúc gồm bốn trụ cột: hai trụ lớn
và hai trụ nhỏ cân đối. Nối liền giữa trụ lớn và trụ nhỏ là tương bao xây liền khối.


Trụ chính
Cột trụ chính được chia làm nhiều phần nối liền nhau. Bên dưới là bộ phận

chân bệ đắp nổi khối vuông cả bốn mặt. Bên trên là phần thân cột được xây lõm,
bên trong đắp nổi hàng chữ Hán được viết rất đẹp và rõ nét. Tiếp theo đó là gờ chỉ
giật cấp thu nhỏ thân cột tạo ra phần trên thân cột một khối hình vng lồng đèn.
Bốn mặt của lồng đèn được đắp khung hình vng có gờ chỉ nối. Tại đây người ta
khắc nổi chữ Hỷ.
Phía trên lồng đèn là phần mui luyện. Mui luyện được thu nhỏ dần tạo sống
cạnh bốn góc. Trên mui luyện là một phần được đắp nổi khối trịn đều. Các mặt
chính của khối trịn có trang trí.
Đỉnh trụ được trang trí hình tượng tứ phượng quy hồi, biểu tượng cho chốn
hội tụ tinh hoa trời đất. Phượng là con vật linh thiêng, với ý nghĩa đầu đội công lý,
mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đi là
tinh tú, chân là đất, phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Bốn con chim phượng quay

ra bốn góc lộn ngược thân xuống dưới, đầu cong lên. Đuôi chim phượng chụm lại


thành bốn múi, chĩa lên trên, gọi là kiểu lá lật, đuôi phượng mang dáng dấp một thứ
là cách điệu. Cả hệ thống đỉnh trụ tứ phượng được đặt trên một bệ vng thót đáy.
Cả cột trụ chính cao tới 8m.


Trụ nhỏ.
Về hình thức và kiểu dáng, hai cột trụ nhỏ này có kết cấu kiến trúc giống hai

trụ lớn, tuy nhiên kích thước thấp hơn một chút là 6m. Phần đỉnh cột thay vì kiểu
phượng lá lật, người ta đã đắp ở đây hình một con nghê bằng xi măng. Trong quan
niệm dân gian của người Việt theo thuyết phong thủy, tượng nghê thường dùng trấn
giữ cửa nhà, hóa giải hung khí vào nhà, hóa giải Sao sát khí chiếu mỗi năm. Chúng
ta có thể thấy trên thân nghê có nhiều vân xoắn, có đơi mắt thú trịn lồi, mũi sư tử
lớn, khoằm, miệng mở rộng để môi trễ xuống. Tai thú, tóc và râu nghê xoắn lại
từng cụm nhỏ, thân uốn cong, hông hơi nâng cao, đuôi uốn cong lên trên. Bốn chân
nghê đang vươn về phía trước. Cách tạo dáng này như muốn thể hiện sức mạnh linh
thiêng của nó.
Nối giữa trụ lớn và trụ nhỏ là bức tường bao. Hai mặt chính diện trước sau của
tường bao đều được đắp nổi hình hổ. Hình hổ nằm gọn trong một khung hình chữ
nhật với những đường gờ nổi chạy xung quanh. Hổ được thể hiện trong tư thế vận
động, hai chân trước chồm lên và chụm lại, hai chân sau tạo thế đứng khỏe khoắn.
Đầu hổ lộ ra ngoài thể hiện nét mặt dữ tợn. Miệng hồ há rộng để lộ hàm răng thú
sắc nhọn. Đuôi hổ phất cao lên trên. Hổ là hình tượng biểu trưng cho sức mạnh và
trí tuệ của con người trước thiên nhiên. Ở đền Quán Thánh, hình tượng hổ được thể
hiện là một "con vật linh thiêng" có sức mạnh bảo vệ cho vị thần Trấn Vũ.
Bên trên tường bao là hình tượng hổ phù khắc thủng xen lẫn với đơi rồng
chầu. Hình hổ phù được thể hiện rất dữ tợn có đơi mắt thú lồi to trịn đều. Mũi theo

kiểu mũi sư tử to, cánh mũi nở rộng về hai bên. Miệng hổ phù há để lộ hàm răng
đang cắn nửa vành trăng có gắn chữ thọ. Hai tay hổ phù dang rộng ra hai bên chống
xuống như đỡ thân mình. Hình tượng hổ phù ngậm vành trăng là cầu mong sự no


đủ, hạnh phúc, trường tồn, biểu thị cho sự trường tồn mãu mãi của thần Trấn Vũ
trong niềm tin tâm linh của nhân dân Việt Nam. Hình tượng hổ phù cịn biểu hiện
vũ trụ bao la vơ bờ bến, là hình ảnh linh thiêng, xua đuổi tà mà, chống lại ám khí,
bảo vệ chủ nhân. Đối xứng hai bên hổ phù là hình một đơi rồng chầu. Tồn thân
rồng uốn thành nhiều nếp cong cân đối. Điểm xuyết thân rồng là những cụm mây
xoắn thành nhiều lớp nhỏ. Hai đuôi rồng chụm vào nhau nâng cằm của hổ phù. Với
cách thức bố cục cân đối, mảng trang trí rồng chầu hổ phù càng thêm trang trọng,
đẹp mắt.
• Tam quan.
Từ tứ trụ qua một khoảng vỉa hè rộng, ta tới tam quan của đền Quán Thánh.
Nếu như ở chùa, tam quan bao hàm ý nghĩa Phật triết sâu sắc, có thể coi như tun
ngơn của đạo Phật đối với đời thì tam quan của Quán lại là biểu tượng của "huyền"
tức là của đạo, của hư vô và huyền ảo.
Tam quan được xây dựng hai tầng, tầng trên là gác chuông, tầng dưới là cửa ra
vào. Phía trước tam quan có hai cột vng lớn cao 8m. Về hình thức hai cột này rất
giống với tứ trụ trước Tam quan. Cột trụ được nối với tam quan bằng tường bao.
Trên hai bức tường này có trang trí đề án Tùng - Hạc và Mai - Điểu.
Đố án Mai - Điểu được thể hiện dưới dạng phù điêu khá chi tiết. Cây mai cổ
thụ có nhiều nếp gấp uốn thân, để lộ ra những mắt cây già cỗi. Thân mai vươn cao
trên núi đá, cành hoa nở in trên nền trời xanh. Trên cây là một đôi uyên ương đang
chuyền cành, tạo ra khơng khí sinh động cho bức tranh. Bức tranh Mai - Điểu ở đây
muốn mang đến ý nghĩa tốt đẹp về một cuộc sống hạnh phúc.
Đồ án Tùng - Hạc được thể hiện ở tường bao bên trái, ở đây, cây tùng cũng có
những biểu hiện già cỗi mà cứng rắn. Những nếp uốn thân cây vươn lên trên núi đá,
tỏa bóng mát xuống thân hạc. Chính diện là một chim hạc đứng, bóng dáng hạc ở

đây trơng rất trầm tư như một con người cụ thể. Đồ án Tùng - Hạc thường được
biểu hiện cho sự trường thọ.
Tầng dưới của tam quan được kết cấu theo kiểu khối vuông đắp trụ đứng nổi.
Kết cấu kiến trúc được chia làm ba cửa ra vào. Bốn góc tam quan là hệ thống tứ trụ


nối liền với các tường bao bít đốc. Dọc theo phần thân trụ có đơi câu đối chữ Hán
màu đen trên nền vôi quét trắng. Ba tầng dưới tam quan được thể hiện theo kiểu
cuốn vịm, chính giữa phần cửa trên có trang trí hình tượng hổ phù lớn, hai chân
dang rộng, nửa như đe nẹt, nửa như mời chào. Cửa cuốn hai bên thấp hơn cửa
chính giữa, phía trên có tạo một khung hình chữ nhật chìm với những đường viền
được đắp nổi bằng xi măng, bên trong khung này có khắc chìm hai chữ được viết
hoa theo kiểu chữ triện. Phần chấn song cửa được chạm khắc hình thân cây trúc,
điểm xuyết là các cụm lá trúc được khắc nổi ngay trên chấn song.
Kiến trúc phần gác chuông cũng được thể hiện theo khối vng và có ba lớp
mái tương ứng với ba lầu nhỏ. Những lầu nhỏ này nối liền với nhau bằng một
tường xây. Lẫu giữa lớn hơn lầu hai bên, được kết cấu theo kiểu hai tầng tám mái.
Mặt chính diện phía trước cửa lầu đề ba chữ "Chân Vũ Quán" là tên của di tích.
Phía dưới phần chữ tầng lầu lớn này khơng sử dụng hệ thống cửa thông thường mà
cửa ở đây được tạo là một cửa trịn. Cửa sổ hình trịn kết hợp với tam quan được
xây dựng theo khối vuông tạo nên sự hài hòa về cảnh quan và hơn nữa đây là biểu
tượng cho sự kết hợp giữa trời đất, vũ trụ tại chính di tích này.
Kết cấu hai lớp mái tầng lầu giữa là lớp ngói ống trải đều. Đầu ngói ống mái
có một vàng trịn khắc chữ Hỷ. Đầu đao lá mái trên và dưới đều uốn cong thanh
thốt. Trên bờ dài của mái dưới đắp nổi hình rồng chầu về bốn hướng. Rồng được
thể hiện trong thế vận động, cuốn thân thành nhiều nếp như đang vươn tới. Đầu
rồng ngẩng cao, mắt thú trịn lồi nhìn thẳng. Tóc bay về phía sau, râu sắc nhọn uốn
xuống dưới. Các vây lưng sắc nhọn. Hình ảnh của những đơi rồng biệu tượng cho
sức mạnh, trí tuệ và sự uy nghiêm của di tích này.
Lớp mái trên có kết cấu tương tự nhưng được thu nhỏ hơn. Trên bờ nóc chính

giữa có hình ảnh rồng chầu mặt trời với ý nghĩa ngọn lửa thiêng bảo vệ sự an lành
cho nơi linh thiêng trước mọi sự xâm nhập của tà ma. Bờ dải có đắp nổi hình con
phượng chầu. Đầu phượng ngẩng cao quay về trung tâm. Thân phượng bám vào bờ
dải theo bốn hướng. Cánh phượng dài ôm lấy thân mình trịn đều. Đi phượng


chạy dài mềm mại theo bờ dải. Hình ảnh phượng hịa vào kiến trúc một cách thanh
thốt.
Đối xứng với lầu giữa là hai lầu nhỏ ở hai bên. Hai lầu này thấp hơn, đường
đao cong mềm mại, phía trong hai lầu nhỏ được xây theo kiểu cuốn vịm. Phía trên
cửa người ta đắp nổi hình hai trái đào và hia trái lựu lồng vào nhau chung một
cuống. Hình tượng quả ở đây cũng mang ý nghĩa nhất định: quả lựu (biểu tượng
của sự sung túc, no đủ), quả đào (biểu tượng cho sự trường thọ).
Toàn bộ Tam quan đền Quán Thánh được xây dựng trên nền là những phiến đá
xanh lớn ghép lại với nhau. Sự liên kết này tạo cho cơng trình sự vững chãi.
Bước qua cổng tam quan là một khoảng sân khá rộng, khoảng sân này chính là
không gian chứa đầy ánh sáng và màu xanh để chuyển tiếp giữa cái bình dị của đời
thường với cái uy nghiêm của Thần Thánh. Đặc biệt, hai bên sân có đơi voi phục.
Theo thuyết phong thủy, con voi có thể mang lại may mắn và thành công. Chúng
được ngưỡng mộ vì có trí thơng minh, sức mạnh và nhân phẩm tuyệt vời. Chúng
vừa có phẩm chất con người vừa có phẩm chất của thần linh, nên với người Phương
Đơng voi là biểu tượng chung cho sự may mắn, được thờ cúng và tơn vinh. Điều đó
dễ thấy vì sao đơi ngựa được đặt tại di tích này.
Sau khi qua khoảng sân rộng rãi chúng ta sẽ thấy trước mặt là tịa nhà Tiền tế.
Do ngơi qn được kết cấu theo kiểu trùng thiềm điệp ốc với những lớp nhà nối
tiếp nhau. Bởi vậy, khu nhà Tiền tế cũng có 3 lớp nhà.
• Lớp nhà thứ nhất
Nhà thứ nhất được làm theo kiểu tường hồi bít đốc với hai mái cân xứng, lợp
ngói kiểu vảy hến. Phần chính giữa bờ nóc đắp bầu rượu hai bên là cá chép. Cá
chép tỳ thân xuống nóc, hai vây xịe ra hai bên. Thân và đuôi uốn cong để lộ ra

những vẩy xếp đều nhau. Song đáng chú ý là bằng sự cách điệu rất khéo léo người
ta đã biến lá sen đỡ nậm rượu thành bộ mặt hổ phù sinh động. Đó là một lá sen
hoàn chỉnh, các gân lá được khắc rõ. Mép lá hai bên uốn cong xuống dưới tạo
thành tay của hồ phù, còn cuống lá sen ta thấy rõ hình chiếc mũi sư tử. Thêm vào
đó hau gân lá cuốn trịn hình thành đơi mắt thú lồi. Hình tượng cá chép chầu hồ lô


là hình tượng khá quen thuộc trong điêu khắc trang trí trong các cơng trình tín
ngưỡng dân gian. Theo triết lý của Nho gia, hình tượng cá chép chầu hồ lơ thể hiện
ý chí rèn luyện của bậc qn tử, điều này xuất phát từ sự tích "cá chép vượt vũ mơn
hóa rồng. Qua đây có thể thấy, qua hình tượng này các nhà điêu khắc ngụ ý muốn
ca ngợi vị thần Trấn Vũ với ý chí, phẩm chất của người quân tử với, đề cao sức
mạnh, uy quyền của thần trong việc giúp dân diệt trừ tai họa.
Bờ nóc kéo dài về hai phía, tạo dáng cho đầu kìm. Gối đầu kim là hoa văn
triện kỷ hà được khắc thủng rõ nét. Dọc phía bờ dải phía trước đắp nổi hai lá đi
phượng. Ở đây phượng được ẩn mình trong dải lá cuộn mềm mại bám lấy bờ dải.
Con kìm được tạo bởi đường bờ nóc xây bằng vữa hơi uốn cong lên. Đỡ phía
dưới đường cong là một hình hoa văn thủng. Bờ dải phía trên tường hồi chạy thẳng
từ đầu kìm xuống có đắp phượng uốn cong ngoảnh mặt về phía trong. Bờ dải nối
với tường hồi và trụ biểu. Tường hồi bên phải là thanh long đắp nổi, miệng phun
nước, thân được khảm các mảnh sứ, bên trái là Bạch Hổ đắp nổi ngồi trên núi. Trên
hai cột trụ biểu có đắp nổi hình tứ linh, những con vật này đều được thể hiện ở tư
thế động. Đỉnh trụ có đơi nghê quay mặt vào nhau và ngồi trên đài sen.
Chiều ngang của tòa nhà này là 9,5m, sâu 3,3m bộ khung được định vị khá
vững chắc bởi 4 bộ vì kèo giá chiêng, tạo thành 3 gian. Kích thước các gian khơng
đều nhau, gian giữa rộng nhất.
Gian chính giữa có một án thờ, giáp với mái hiên có một bức hồnh phi đề 3
chữ "Trấn Vũ Quán" là tên của di tích này. Phía sau hoành phi là bức chạm khắc
cảnh sinh hoạt của Tam phủ. Có thể coi đây là một bức tranh kiệt tác, bức phù điêu
lớn bằng gỗ. Với kỹ thuật chạm bông kênh điêu luyện, các nghệ nhân đã tạo nên

một khung cảnh sinh hoạt ở ba tầng là: Thiên phủ, Thủy phủ và Địa phủ hết sức
sinh động. Với những nét chạm nhỏ, mỏng nhưng sắc sảo hình ảnh con người, thần
tiên, những tòa lầu rực rỡ hiện lên hết sức chân thực và rõ nét.


Ngăn cách giữa lớp nhà Tiền tế thứ nhất và nhà tiền tế thứ hai là một hệ thống
cửa gỗ được chạm khắc dày đặc hình tứ q và thứ cây khá phổ biến trong tạo hình
là hình nho, sóc. Cửa được chia làm ba ô, hai ô trên dưới nhỏ, ở giữa để ơ to hơn.
• Lớp nhà thứ 2
Lớp nhà này nằm song song với lớp nhà thứ nhất, có chung hàng cột và được
ngăn cách bởi một hệ thống cửa gỗ. Mái được lợp ngói vẩy hến, trên bờ nóc có gắn
đơi rồng chầu mặt trời, bờ dải có gắn rồng uốn cong. Với ý nghĩa của ngọn lửa
thiêng, bảo vệ sự an lành của nơi linh thiêng trước mọi sự thâm nhập của tà ma.
Biểu tượng này cịn mang ý nghĩa cầu trời mua thuận gió hòa, mong ước mùa màng
bội thu.
Lớp nhà thứ 2 cũng có 3 gian, với chiều dài bằng với chiều dài của lớp nhà thứ
nhất, nhưng sâu hơn và có số đo là 8,14m. Lớp nhà thứ hai được trang trí cầu kì
nhất so với tất cả các lớp nhà, cửa võng, hoành phi đều được sơn son thiếp vàng
lộng lẫy, bộ vì nóc cũng được trang trí khá cầu kỳ, đặc biệt tại lớp nhà Tiền tế thứ 2
này đặt một nhang án thờ lớn nhất của di tích, được chạm khắc công phu; hơn nữa
đây cũng là nơi lưu giữ một số hiện vật có giá trị của di tích như: đơi cây đèn thần,
chiếc khánh đồng và biển đồng vào thời Nguyễn;
Trung tâm của lớp nhà thứ hai mà chúng thể có thể nhìn thấy chính là nhang
án được đặt ngay chính giữa của gian giữa nhà. Nhang án được làm như một chiếc
tủ hình hộp chữ nhật có nhiều ngăn nhỏ lắp kín. Bề mặt nhang án là tấm gỗ mỏng
được ghép kín, hai đầu uốn cong như cánh lá cuộn. Phía trước là một mảng chạm
khắc lớn được chia làm hai phần trên, dưới bằng một gờ chỉ nổi. Phần trên thể hiện
cảnh sinh hoạt cung đình của vua chúa. Phía dưới thể hiện thế giới động vật rất sinh
động với các đồ án tứ linh, tứ quý. Những linh vật này được thể hiện phong phú.
Mảng chạm đã thể hiện quan niệm thế giới, sự gần gũi con người với thiên nhiên.

Bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng, người nghệ nhân đã rất chú ý tới yếu tố phối
cảnh khơng gian; sự hài hịa của thiên nhiên, con người và động thực vật.


Trước nhang án là hình tượng đơi Rùa đội Hạc. Trong quan niệm của người
Việt, rùa là lồi bị sát lưỡng cư, có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị
cho sự trường tồn. Rùa là loài khơng ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh
cao, thoát tục. Hạc là loại chim quý được dùng để tượng trưng cho đạo giáo thần
tiên, ở đâu có hạc là ở đó có tiên nên các hoa văn, họa tiết trang trí thường có cảnh
tiên cưỡi hạc. Do đó hạc là biểu hiện cho sự tinh túy, thanh cao.
Theo một câu chuyện truyền thuyết thì hạc và rùa là đơi bạn thân của nhau.
Rùa là lồi sống ở dưới nước, biết bị. Hạc là lồi sống trên cạn, biết bay. Khi trời
mưa lũ, rùa đã giúp hạc vượt qua vùng ngập nước úng để đến nơi khô ráo. Ngược
lại, khi trời hạn hán rùa được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Câu chuyện này nói
lên lịng chung thủy, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn.
Chính vì ý nghĩa đó mà rùa và hạc là hai trong số những con vật được người
Việt đề cao, biểu thị cho sự khát vọng tốt đẹp may mắn và chúng có một vị trí quan
trọng trong nền văn hóa dân tộc, chúng cịn là hình ảnh biểu thị cho sự hòa hợp
giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm dương.
• Đèn đồng
Phía trước của nhang án là hai cây đền đồng do ông Nguyễn Văn Đạo người
làng Ngũ Xá đúc cho chùa Thần Quang tại làng. Cây đèn này đúc cùng năm với
pho tượng đồng Adiđà ở chùa Thần Quang làng Ngũ Xá vào năm 1950.
Đèn được chia làm 4 phần: cổ đèn, đĩa đèn, thân đèn và chân đế. Những bộ
phận này được đúc dời sau đó được khớp lại với nhau bởi những đường răng.
Đồ án trang trí chủ yếu đúc nổi hình "lưỡng long chầu nhật". Mặt trời là một
khối tròn nổi, để trơn nhẵn, xung quanh có các tia lửa mảnh bay lên. Phía dưới chân
đèn là hoa văn hình sóng nước.
Ở phần đế của đèn được chia thành những ơ hình chữ nhật. Ơ trước mặt có
đúc nổi chữ: Việt Nam - Hà Nội. Thần Quang Tự - Ngũ Xá phố (những chữ này

đều là chữ Hán). Ô ở mặt sau ghi rõ: Vĩnh Tường (điều tốt mãi mãi) Hưng Nguyên
Văn Đạo chú - Quý Tỵ niên.
• Khánh đồng


Khánh được treo ở phía bên phải tịa Tiền tế. Khánh được đúc dẹt. Hai mặt
bên khánh có hai núm trịn, xung quanh núm có 22 hạt trịn nổi tạo cho núm khánh
có dạng gương sen, phần tai khánh hình một chiếc lá ở giữa được đục lỗ để treo
khánh. Hai bên vai của khánh có đúc nổi hai đao móc nổi trịn, tiếp đến là hàng chỉ
nổi dạng lá đu đủ chạy dọc theo hai vai của khánh. Riêng phần bụng khánh được
nối liền bởi hàng hoa văn hình chữ T thuận ngược chiều với nhau. Trên khánh có
ghi rõ "Trấn Vũ quán khánh" và bài minh ghi những người có cơng đóng góp.
Mặt bên có dịng chữ: ...Nhị niên mạnh thu nguyệt cốc nhật trú tạo" ngày tốt
tháng 7 năm thứ hai đời đúc khánh"
Việc niên đại của chiếc khánh theo như Ban quản lý di tích và danh thắng cho
rằng hai chữ bị đục có thể là năm Cảnh Thinh thứ 2 (1794).
• Tấm biển đồng thời Nguyễn.
Tấm biển được treo bên trái tòa nhà tiền tế. Trong lịng tấm biển có khắc nổi
những chữ Hán rất to và rõ nét. Những chữ này còn được chạm bạc. Nội dung của
bài minh được khắc nói về sự tích Thánh Chân Vũ.
Đầu tấm biển đồng khắc 4 chữ " Đề Chân Vũ Quán". Cuối tấm biển đề: Thiệu
Trị nhị thấp nhị nguyệt cát nhật Ngự chế thi (Bài thơ của vua Thiệu Trị ngự chế
ngày tốt tháng 2 năm thứ 2 đời vua Thiệu Trị (1842).
Xung quanh tấm biển là đường diềm trang trí đề tài rồng chầu mặt trời cũng
được chạm khắc nổi khối. Kích thước của tấm biển: dài 1.36m, rộng 0.6m, dày
0.02m.
• Tượng đức ơng Trùm Trọng
Ở lớp nhà Tiền tế thứ hai, tại góc hiên bên trái có pho tượng bằng đá, được đặt
trên một bệ thờ. Theo như truyền thuyết thì đây là tượng đức ông Trùm Trọng nghệ nhân, người thiết kế và có cơng trong việc đúc pho tượng đồng Trấn Vũ. Sau
khi đúc xong tượng, được trả công ơn nhưng ông không lấy, chỉ xin được đặt bát

hương để thờ. Khi ông mất đi, để ghi công thầy, những học trị của ơng đã tạc
tượng ơng bằng đá để thờ.
Pho tượng được tạo tác có kích thước như người thật và ở trong tư thế ngồi
thiền, hai tay đan ngón vào nhau. Đầu tượng đội chiếc khăn mỏng, phần dưới chiếc


khăn mỏng, phần dưới chiếc khăn được buông xuống nhẹ nhàng ôm lấy bờ vai.
Khuôn mặt được tạc đầy đặn hình trái xoan, mắt mũi thể hiện chi tiết. Từ khn
mặt tốt lên vẻ ưu tư, hiền hậu. Thân tượng trịn, bụng hơi nở. Tượng mặc áo đạo
sĩ, khơng trang trí hoa văn. Chỉ có chiếc tay áo thụng rộng hơi kéo lên tạo ra những
nếp áo mềm mại rủ xuống phủ kín hai đầu gối.
• Lớp nhà thứ 3
Có kết cấu như lớp nhà thứ nhất. Phần mái cũng được lợp ngói vảy hến nhưng
trang trí có phần đơn giản hơn.
• Hậu cung
Hậu cung nằm song song với nhà Tiền tế và được ngăn cách với lớp nhà thứ 3
bởi hệ thống xà ngưỡng cao 0.35m và một hệ thống cửa được sơn son, thiếp vàng.
Hậu cung được làm cao, rộng, có hình vng theo kiểu phương đình với 2
tầng mái. Mái được lợp ngói vẩy hến. Tầng mái trên, bờ nóc có trang trí rồng chầu
mặt trời, tầng mái dưới 4 đầu đao được uốn con phượng, đắp hình rồng và hoa lá.
Hậu cung là gian thờ chính của ngôi đền, nơi đặt tượng Huyền Thiên Trấn Vũ.
Quán Trấn Vũ nổi tiếng cũng nhờ pho tượng này. Pho tượng được đặt tại gian giữa
nhà Hậu cung. Trước đây tượng Trấn Vũ được làm bằng gỗ, đến năm Vĩnh Trị thứ
2 đời vua Lê Hy Tông (1677) mới được đúc bằng đồng, tượng nặng 4 tấn, cao
3.96m, chu vi bệ tượng là 8m. Năm 1892 toàn bộ bức tượng được nâng lên bậc đá
xanh cao 1.5m.
Tượng được đặt trong tư thế ngồi trên tảng đá lớn, đầu để trần, tóc xõa ra đằng
sau. Khn mặt vng chữ điền, trán dô, lộ rõ quai hàm. Mũi rọc dừa cân đối, hai
cánh mũi nở đều. Mơi hơi mím, đơi mơi dày. Đơi mắt tượng đỏ ngàu nhìn thẳng về
phía trước thống nhìn qua thấy rất dữ tợn, nhưng nhìn kỹ ta sẽ thấy đơi mắt được

tạc hơi nhìn xuống cho ta cảm giác gương mặt tĩnh lại, hiền hậu.
Tượng mặc áo đạo sĩ choàng ở bên ngoài, áo giáp ở bên trong tạo nên sự
cương nhu trong điêu khắc, biểu thị tinh thần của đạo giáo. Áo giáp của thần được
tạo nên bằng mai rùa và vẩy rắn, đây là hai con vật biểu tượng của thần Trấn Vũ.
Các nếp áo chùm từ vai xuống lưng để lộ những mép áo mỏng không đều nhau.


Các chi tiết tay áo, gấu quần tạo nên sự mềm mại cho pho tượng kì vĩ. Lớp áo phủ
trên thân tượng, phía trước có hình hoa đào, hoa lan trang trí thể hiện rất chi tiết.
Lớp áo phủ trên chân tượng có trang trí rồng chầu mặt trời.
Tay trái tượng giơ lên ngang ngực, ngón trỏ và ngón út chỉ thẳng lên trời bắt
ấn thuyết pháp, khắc họa thuyết bắt hồ ly chín đi của thần. Ấn thuyết pháp diệt
trừ tà ma, cứu sinh độ thế.
Tay phải của tượng để thấp hơn, các ngón tay duỗi thẳng, lịng bàn tay chống
lên chuôi kiếm. Thanh kiếm chống thẳng xuống lưng rùa, lưỡi kiếm được thể hiện
uốn cong, phần chuôi kiếm có hình vịng trịn khắc thủng. Cuộn quanh thân kiếm là
hình một con rắn đang bị lộn. Đầu rắn ngẩng cao, mắt nhỏ dữ tợn. Rắn và rùa là
hai con vật biểu tượng của thần Trấn Vũ, là biểu trưng cho sự trường tồn và trí
thơng minh. Thanh kiếm là biểu tượng cho sức mạnh. Kết hợp lại tạo nên sự trường
tồn và sức mạnh siêu phàm của ngài.
Hai chân tượng đặt thế ngồi vững chãi. Chân cũng như tay đều có những nếp
vải mỏng phủ mềm mại. Đáng chú ý là chân tượng, phần ống quần là tọa được thắt
dây gọn gàng. Tượng đi chân không, bàn chân để bình thường, những ngón chân
được khắc nổi rõ móng và đường chỉ đốt.
Ngắm nhìn tượng thần Trấn Vũ ta có thể thấy rất nhiều các chi tiết Đạo giáo
được thể hiện trên bức tượng như: tượng mặc áo đạo sĩ, đầu để xõa. Tư thế ngồi
của tượng là tư thế "Giả tọa", nếu như trong Đạo Phật là ngồi "thiền", thì trong Đạo
giáo là tư thế "giả tọa" bắt quyết, làm ấn để biểu thị sức mạnh Đạo giáo. Trên bệ đá
tượng ngồi cũng chạm khăc rất nhiều các biểu tượng của Đạo giáo đó là tứ linh và
tứ quý, chốn bồng lai tiên cảnh...

Theo nghệ nhân làng Ngũ Xã kể lại rằng, tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được
làm bằng đồng thau, sau khi đúc xong người ta cho hun khói khiến cả bức tượng có
một màu đen như vậy, đôi khi người ta vẫn tưởng tượng của Ngài được làm bằng
đồng đen, sở sĩ làm tượng thần có màu đen bởi màu đen chính là biểu tượng của
phương Bắc.


Nhìn chung, pho tượng đồng Trấn Vũ là một kiệt tác nghệ thuật, đỉnh cao của
nghệ thuật đúc đồng của ông cha ta vào thế kỷ 17. Pho tượng đã thu hút sự chiêm
bái, thờ phụng của đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương. Du
khách đến đây chiêm bái thường có thói quen sờ vào chân của thần Trấn Vũ: người
ta tin rằng làm như vậy sẽ khiến tâm hồn thanh thản, thần sẽ truyền sức mạnh cho
mình sẽ thấy khỏe mạnh hơn.
• Tượng các đại nguyên soái
Tượng được đặt hai bên nhà Hậu cung. Theo quan niệm dân gian thì đây là
quân của thần Trấn Vũ. Mỗi bên nhà đặt hai tượng. Tượng được đắp bằng đất sơn
màu. Mỗi pho tượng cao 1.6m, mặc áo dài, các nếp áo ở thân và tay rủ xuống rất tự
nhiên và rõ nét, chân đi hài. Hai tượng ở gian bên trái: một ông cầm kiếm, một ông
cầm cờ. Hai tượng ở gian bên phải: một cầm roi, một cầm giáo.
Bốn pho tượng này có niên đại vào khoảng thế kỷ 19. Bởi theo như tấm bia
ghi lại việc tu sửa Quán Trấn Vũ vào năm Tự Đức thứ 10 (1857) thì khi sửa quán
đã cho đắp lại bốn pho tượng đại Ngun sối.
• Trang trí trên kiến trúc
Tại quán Trấn Vũ, trang trí trên kiến trúc rất dày đặc. Phổ biến là các đồ án tứ
linh và cỏ cây hoa lá. Di tích nổi bật lên với các mảng chạm khắc gỗ được thể hiện
trên các chi tiết kiến trúc của các lớp nhà. Đó là trên các đầu bảy, đầu dư vì nóc,
cửa võng, hệ thống cửa gỗ, hoành phi, câu đối...
Kĩ thuật chạm khắc được sử dụng phổ biến ở đây là kĩ thuật chạm lộng và
chạm thủng, các họa tiết sinh động, các chi tiết kiến trúc đều được sơn son, thiếp
vàng lộng lẫy.

Chủ đề trang trí chủ yếu ở đây là cảnh sinh hoạt của con người kết hợp với kĩ
thuật chạm lộng. Trên vì nóc khá tiêu biểu với mảng chạm khắc cảnh sinh hoạt,
gồm tám người. Ở giữa là hai người, một lão nhân râu dài và một người đàn bà trẻ.
Cả hai cùng ngồi bên nhang án, hoặc là mảng chạm khắc năm lão nhân ngồi dưới
bóng mai; các họa tiết về tứ linh như: hình tượng rồng chầu mặt trời, hình phượng
cách điệu thành một nhành lá, các hình tượng con rùa con lân cũng được tìm thấy ở


trang trí trên hai đầu địn bẩy, rùa chở trên lưng một bơng sen nở hay hình tượng
rùa cõng quả đào đi trong mây, lân có đi dài cùng với cụm lá có những con chim
nhỏ đang nhảy nhót bên trong.
Chủ đề tứ quý, hoa lá được tìm thấy rất nhiều ở đây như: phượng ngậm cành
hoa, bông sen trên lưng rùa, cây mai giá đứng cạnh khóm trúc nhỏ bên trên có đơi
chim nhỏ đang chuyền, khóm tùng già cành trên hệ thống cửa gỗ, những dây nho
trĩu quả điểm xuyết là những chú sóc, ở ơ cửa ở gian giữa cịn được chạm nổi hình
lãng hoa, ngồi ra cịn một số hình tượng trang trí khác như: chim, sóc, bướm...
Hình tượng các linh vật được chạm nổi trên các kiến trúc có nhiều ý nghĩa sâu
sắc và trở thành biểu tượng trong tạo hình. Lân là con vật "vũ trụ" được thể hiện
cho sức mạnh con người. Rùa là con vật được thể hiện cho sự bền bỉ trường tồn.
Phượng biểu trưng cho vũ trụ, cho những gì cao quí. Con rồng là con vật thường
thấy nhất, là con vật "linh thiêng hóa" thành biểu tượng của uy quyền, quyền lực,
biểu hiện của vương quyền, là biểu tượng cầu mong mưa thuận, gió hịa, cho mùa
màng tươi tốt.
Nghệ thuật trang trí trên cửa võng cũng đặc biệt được chú ý. Tại nhà Tiền tế
của quán Trấn Vũ có 9 bức cửa võng. Những bức cửa võng này được tạo tác giống
nhau với những đường nét kỷ hà lồng vào nhau, điểm xuyết những nhành mai nhỏ
mềm mại.
Giữa bốn mặt cột chính nhà Hậu cung có các võng lớn bao quanh gian đặt
tượng. Các cửa võng được sơn son thiếp vàng và được chạm khắc các đề tài quen
thuộc. Hai bên cửa võng sử dụng nhiều các lớp lá mềm mại. Chính giữa cửa võng

là cuốn thư, trong đó đề một bài thơ chữ Hán khảm trai.
Tóm lại, các đề tài trang trí trên kiến trúc tại đền Quán Thánh mang rõ màu
sắc của Đạo giáo, thể hiện tư tưởng của Đạo giáo, phổ biến là tứ linh và tứ
quý...Đặc biệt là chủ đề sinh hoạt của con người và thần tiên được thể hiện rất
thành công về mặt tạo hình. Các mảng trạm đều được sử dụng kỹ thuật chạm thủng,
chạm lộng và chạm bong kênh. Tất cả đều được sơn son, thiếp vàng đẹp mắt. Có


thể nói, điêu khắc trang trí tại đền Qn Thánh đã đạt tới giá trị cao về mặt tạo
hình.
• Các di vật bằng đá
 Bia Đức Long thứ 5 (1633)
Bia "Diệu cảm tu tâm kiến văn lạc đạo
bi" (Cảm lẽ huyền diệu tu dưỡng cõi
lịng, trơng nghe nhận hiểu, vui theo đạo
lý) niên hiệu Đức Long thứ 5 (1633).
Bia có dáng cung hơi tròn ở phần trán
bia. Trán bia được khắc nổi hình lưỡng
long chầu nhật, bên dưới có khung chữ
nổi "Diệu cảm tu tâm kiến văn lạc đạo
bi". Thân bia chữ được khắc chìm. Diềm
bia trạm nổi hình hoa sen dây (bia bên
phải)



Bia Tự Đức niên hiệu thứ 10 (1857) (ở giữa)

Bia "Trùng tu Trấn Vũ quán bi ký" niên
hiệu Tự Đức thứ 10 (1857) để nguyên

tảng hình chữ nhật. Trên trán bia có
chạm hình phượng chầu mặt trời. Trong
lịng mặt trời có khắc chữ nhưng đã bị
mờ. đầu phượng nhìn hơi giống đầu
rồng. Thân, hai cánh và chân có hình
như cánh lá. Đây chính là hoa lá hoa
phượng. Bên dưới có khung chữ chạm
nổi "Trùng tu Trấn Vũ quán bi ký.




Bia "Tự điển bi ký" (bia ghi ruộng chùa) niên hiệu Tứ Đức thứ 12 (1859). Bia hcn
khá cao. Không trang trí ( bia đơi - bên trái)

Bia "Trấn Vũ quán hậu bi" niên hiệu Thành Thái thứ 5 (1893).
Đây là tấm bia lớn và đẹp nhất tại đền Quán Thánh. Trán và diềm bia có trang
trí phủ kín. Văn bia do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn.
Nội dung văn bia ghi lại đợt trùng tu chùa lớn vào năm Thành Thái thứ 5 (Quý Tỵ
1893).
Bia Bảo Đại
Khắc vào năm Tân Mùi. Trán bia được lượn cong có trang trí ảnh đức Phật


Thích Ca sơ sinh đứng trên 1 đài sen, mình mặc áo, tay trái co lên, tay phải chỏ
thẳng xuống. Xung quanh là 9 đầu rồng chầu vào. Với tấm bia này là một minh


chứng, đó là sự hịa đồng cảu Đạo giáo và Phật giáo.
Chuông thời Lê

Đây là một đại hồng chung, được treo phái bên tay trái tầng hai của Tam quan.
Tồn bộ quai chng là một đơi rồng chụng lưng vào nhau. Rồng dáng khỏe,
dữ tợn, đầu rồng ngẩng cao quay sang hai phía, mũi và trán nổi hai khối gồ lên chắc
nịch. Miệng rồng khép hờ 4 răng nanh to khỏe ở hai bên mép và hai răng cửa đều
đặn.
Chân rồng mập mạp được phủ đầy vẩy và ở khủy chân có túm lơng hình đao
lửa bay lên, chân rồng bám chặt xuống đỉnh chuông, cùng với cổ rồng tạo ra một
khối bền vững chắc giữa quai và thân chng.
Thân chng hình trụ, có các núm hình đài sen, thân chng được chia làm 4
ơ hình chữ nhật xếp theo chiều đứng, trong lịng là các ơ để trơn, chỉ có 1 ơ có hai
hàng chữ dọc viết từ trên xuống
Hàng 1: Trấn Vũ quán chung (chuông quán Trấn Vũ)
Hàng 2: Định Tỵ niên, thập nguyệt cốc nhật tạo (đúc ngày tốt, tháng 10 năm
đinh Tỵ 1677)
Nối giữa 4 ô chữ nhật này là 4 đường chỉ chạy song song. Chng có 6 hình
trịn để trơn, xung quanh có 21 hạt trịn nổi, phần dưới thân chng là 4 ơ chữ nhật
nằm ngang để trơn khơng có hoa văn trang trí nào.


Đây là một quả chuông lớn được đúc dày, âm thanh trịn và ngân xa tiếng
chng ở đây đã đi vào ca dao xưa
"Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chng Trấn Vũ canh gà Thọ Xương"
Kích thước chng, cao tồn bộ 1.6m; quai chng cao 0.47m, đường kính đế
chng 0.88m
• Những tấm biển đề thơ
Hiện quán Trấn Vũ có 7 cuốn thư đề thơ và 7 bảng đề thơ hình trái đào. Với
những tấm biển trái đào gồm có 2 trái đào lồng vào nhau và có chung cuống. Các
cuốn thư được thể hiện có 3 nếp gấp 2 đầu được cuộn trịn, ở giữa có thanh kiếm lộ
chi lên phía trên. Bao quanh biển cuốn thư là những đường diềm hình những

cành mai mềm mại uốn quanh ơm lấy cuốn thư.
Biển trái đào và cuốn thư đều được sơn màu đen bóng, đường diềm có màu
vàng nhũ. Trong lịng là những bài thơ chữ Hán được khảm trai có màu trắng sáng.
Thăng Long tứ trấn – sự hội tụ văn hóa nội lực và ngoại sinh

TRẤN NAM - ĐỀN KIM LIÊN


×