Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

bài báo cáo thực tập nhà máy đường cam ranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 111 trang )

Lời mở đầu
Ngành công nghiệp Đường mía là một trong ngành chủ lực, lâu đời ở nước ta. Vụ
mía đường năm 2012-2013, diện tích mía cả nước 298.200 ha, tăng hơn vụ trước 15.000
ha, năng suất mía bình quân cả nước đạt 63,9 tấn/ha, tăng so với vụ trước 2,2, tấn/ha, sản
lượng mía cả nước đạt 19,04 triệu tấn, tăng so với vụ trước 1,5 triệu tấn
Cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động, sản lượng mía ép công nghiệp đạt 16,6
triệu tấn, sản xuất được 1.530.000 tấn đường. So với vụ trước, công suất thiết kế tăng
3,3%, lượng mía ép tăng 14,5%, sản lượng đường tăng 17%. Tổng lượng đường các nhà
máy bán râ là 1.269.500 tấn, tăng so với cùng kỳ năm trước 58.000 tấn, trong đó xuất
khẩu khoảng 200.000 tấn. Tổng lượng nhập khẩu là 69.000 tấn (theo qouta năm 2012),
mức tiêu thụ bình quân khoảng 100.000 tấn do đường/tháng, tương đương niên vụ trước
Ngành mía đường luôn gắn chặt với đời sống người trồng mía, hiện nay ngành
Đường mía nước ta phải chịu cạnh tranh vô cùng gay gắt với đường Thái Lan, nhưng
nhiều công ty Đường mía trong nước vẫn đang có lãi. Trong đó Công ty cổ phần Đường
Khánh hòa. Đó là mô hình tiêu biểu cho sự hợp tác người nông dân và nhà sản xuất. Do
đó, tôi đã chọn nhà máy Đường Cam Ranh (công suất lớn nhất trong tổng công ty), là đối
tượng nghiên cứu, học tập

1


Phần 1: Tìm hiểu chung về nhà máy
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của nhà máy, xu hướng phát triển sản xuất và
kinh doanh của nhà máy
Nhà máy đường Khánh Hòa là một đơn vị Công ty cổ phần Đường Khánh Hòa
xây dựng. Để hiểu rõ quá trình hình thành và phát triển của nhà máy trước hết xin sơ lược
về quá trình hình thành của Công ty cổ phần đường Khánh Hòa.
Từ trước năm 1990 tỉnh Phú Khánh để triển khai và xây dựng hàng loạt các nhà
máy gồm: Nhà máy đường Ninh Hòa công suất 200 tấn mía/ngày, Nhà máy đường Đông
Xuân công suất 100 tấn mía/ ngày. Các nhà máy này do huyện quản lý.
Năm 1991 theo nghị định 388/CP của chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng về việc sắp


xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhà máy đường Diên Khánh được bàn giao lại cho sở
công nghiệp Khánh Hòa trực tiếp quản lý và đổi tên thành Nhà Máy Đường Mía Khánh
Hòa.
Tháng 9/1995 UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định đổi tên thành Công ty Đường
Khánh Hòa.


Tên giao dịch: Công ty Đường Khánh Hòa.



Tên giao dịch nước ngoài: KHANHHOA SUGAR COMPANY.



Tên viết tắt: KSC



Trụ sở: Xã Suối Hiệp- Huyện Diên Khánh- Tỉnh Khánh Hòa.



Điện thoại: 0583.745.453 (745.424- 745.447).



Fax: 0583.745.440
Theo nghị định của UBND tỉnh Khánh Hòa, công ty Đường Khánh Hòa có 3


thành viên là:


Nhà máy Đường Diên Khánh công xuất 400 tấn mía/ ngày. Địa chỉ: Xã Suối HiệpHuyện Diên Khánh- Tỉnh Khánh Hòa.

2




Nhà máy Đường Ninh Hòa công xuất 1250 tấn mía/ ngày. Địa chỉ: Xã Ninh XuânHuyện Ninh Hòa- Tỉnh Khánh Hòa.



Nhà máy Cơ khí Diên Khánh- Tỉnh Khánh Hòa. Địa chỉ: Xã Suối Hiệp- Huyện
Diên Khánh- Tỉnh Khánh Hòa.
Năm 1997 được sự chấp nhận của UBND Tỉnh Khánh Hòa, công ty lập dư án khả

thi đầu tư nhà máy thực phẩm, nhà máy Đường Khánh Hòa nhằm khai thác chế biến vùng
nguyên liệu mía cây có sẵn Huyện Cam Lâm và nhà máy chế biến Bánh Xốp.
Năm 1998 có thêm phân xưỡng Komix.Tháng 9 năm 1998 Nhà máy Đường
Khánh Hòa do công ty khởi động xây dựng và đến tháng 12 năm 2000 nhà máy hoàn tất
chạy thử và đưa vào sản xuất thử.
Dự án nhà máy Đường Khánh Hòa được UBND Tỉnh Khánh Hòa phê duyệt cho
phép đầu tư tại quyết định 811/QĐ-UB ngày 31/8/1998 và giao cho công ty Đường
Khánh Hòa làm chủ đầu tư.
Tháng 9/1998 nhà máy chính thức được khởi công xây dựng. Tháng 12/2000 nhà
máy đã hoàn tất và chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để đua vào sản xuất chính thức.
Từ ngày 29/1/2007 Bố cáo chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ
phần.

Thực hiện quyết định số 2194.QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND Tỉnh
Khánh Hòa về việc phê duyệt phương án bán nhà máy Đường Khánh Hòa và các cơ sở
còn lại của Công ty Đường Khánh Hòa có kế thừa nợ cho tập thể người lao động tại
doanh nghiệp. Ngày 18/01/2007 Công ty Đường Khánh Hòa tổ chức đại hội cổ đông
thành lập Công ty cổ phần Đường Khánh Hòa.
Ngày 25/01/2007 Công ty cổ phần Đường Khánh Hòa được đăng ký kinh doanh,
sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Khánh Hòa cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3703000240.
Công ty cổ phần Đường Khánh Hòa xin bố cáo chuyển doanh nghiệp Nhà Nước
thành công ty cổ phần như sau:


Tên công ty: Công ty cổ phần Đường Khánh Hòa.
3




Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần Đường Khánh Hòa .



Tên công ty viết bằng tiếng Anh: KHANHHOA SUGAR JOINT STOCK
COMPANY.



Tên công ty viết tắt: KSC.




Giám đốc:



Tên trụ sở chính của công ty: Thôn Thủy Xưởng- Xã Suối Hiệp- Huyện Diên

Đỗ Thành Liêm

Khánh- Tỉnh Khánh Hòa.


Điện thoại: 0583.745.440



Email: KSC



Điện thoại:



Fax:



Website : kscvn.com


(84-58) 745447-745424-745453

(84-58) 745440-745453

1.1 .1 Các chi nhánh trực thuộc công ty
1.1.1.1 Nhà máy Đường Khánh Hòa.


Địa chỉ: Thôn Tân Quý- Xã Cam Thành Bắc- Cam Lâm- Tỉnh Khánh Hòa.



Điện thoại: 0583.859.860-859.970



Fax:0583.859.713

1.1.1.2 Nhà máy Cơ Khí Diên Khánh.


Địa chỉ: Thôn Thủy Xưởng- Xã Suối Hiệp- Huyện Diên Khánh- Tỉnh Khánh Hòa.



Điện thoại: 0583.745.424

1.1.1.3 Xưỡng sản xuất Komix



Địa chỉ: Thôn Cư Thạch- Xã Suối Hiệp- Huyện Diên Khánh- Tỉnh Khánh Hòa.



Điện thoại: 0583.745.447

1.1.1.4 Cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm.


Địa chỉ: 119 Phan Bội Châu- Phường Vạn Thạnh- Thành Phố Nha Trang- Tỉnh
Khánh Hòa.



Điện thoại: 0583.821.170
4


Giấy chứng nhận đăng ký kinh doánh số 3703000240 do phòng đăng ký kinh doanh,
sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 25/01/2007.
1.1.2 Nghành nghề kinh doanh
• Sản xuất Đường mía và các sản phẩm phụ.
• Chế tạo, lắp đặc dây chuyền thiết bị nhà máy Đường.
• Mua bán thiết bị nhà máy Đường, nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ
nghành cơ khí chế tạo, sản xuất Đường và thực phẩm.
• Nghiên cứu đầu tư phát triển vùng mía.
• SX kinh doanh phân bón Komix.
• Hiện tại nhà máy dự kiến nâng công suất hoạt động lên 15000 tấn mía cây/ngày nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước.
1.2 Tìm hiểu chung các sản phẩm của Nhà máy: Chủng loại sản phẩm, sản lượng, cơ

cấu sản phẩm, thi trường tiêu thụ.
• Có 4 loại Sp:
o Đường Tinh Luyện.
o Đường Thượng Hạng
o Đường Trắng tiêu chuẩn
o Đường Đồn điền
• Ngoài ra công ty còn bán ra các phụ phẩm từ quá trình sản xuất:
o Mật rỉ cung cấp cho nhà máy chế biến bột ngọt Vedan
o Bã bùn và tro cung cấp cho nông dân, nông trường trồng mía
o Nếu trong vụ sản xuất, điện từ lò hơi của nhà máy có thể cung cấp cho toàn
bộ nhà máy, và một phần hòa vào lưới điện quốc gia.
• Sản lượng nhà máy đạt được là 10000 tấn mía cây/ ngày làm ra được 1000 tấn đường
tinh/ngày. Các sản phẩm của nhà máy được khách hàng đánh giá cao vì chất lượng

5


được công ty đưa lên hàng đầu, ngoài ra còn có giá cả hợp lý phù hợp khách hàng, sản
phẩm công ty chủ yếu bán ở thị trường trong nước

1.3 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và quản lý của nhà máy
Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy:
Giám đốc nhà máy

Phó giám đốc sản
xuất đường

Phân
xưởng
sản xuất

đường

Phòng
hóa
nghiệm

Phó giám đốc Tự
động

Phòng
kỹ
thuật

Phân
xưởng
cơ điện

Phó giám đốc
Nguyên liệu

Phòng
nguyên
liệu

Phòng
tổ chức
hành
chính

Phòng

kinh tế

Đội
xây
dựng
cơ bản

1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của phòng ban
Giám đốc nhà máy: Chịu trách nhiệm trước công ty về kết quả sản xuất của nhà
máy, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, điều hành sản xuất thống nhất theo chỉ đạo của
công ty
Phó giám đốc kỹ thuật công nghệ: trực tiếp quản lý điều hành phân xưỡng sản xuất
đường chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về phần hành công nghệ mình phụ
trách.
Phó giám đốc tin học: phụ trách quản lý toàn bộ mạng máy tình của nhà máy, lập
trình các chương trình quản lý của nhà máy, quản lý phần mềm hoạt động của các thiết bị
điều khuyển tự động, chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy về phần hành công việc
mình phụ trách.

6


Phó giám đốc nguyên liệu: phụ trách công tác đầu tư phát triển vùng mía, điều
hành việc cung cấp mía cho nhà máy sản xuất, chịu trách nhiưệm trước giám đốc nhà
máy về phần hành côngviệc mình phu trách.
Phó giám đốc xây dựng cơ bản: phụ trách công tác xây dựng cơ bản, xử lý nước
sạch, nước thải và môi trường toàn nhà máy, chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy
về phần hành công việc mình phụ trách.
Các phòng bang:
Phòng kinh tế tổng hợp: bao gồm bộ phận kế toán thống kê, cung cấp vật tư, kiểm

tra chất lượng mía nhập để thanh toán cho khách hang, bán hang, quản lý toàn bộ cho nhà
máy.
Bộ phân kế toán: chịu trách nhiệm quản lý kho, quỹ tiền mặt, theo dõi mọi nghiệp
vụ kinh tế phát sinh hoạch toán đầy đủ kiệp thời, lập báo cáo định kỳ và các báo cáo
nhanh hàng ngày phục vụ cho điều hành Sx, tổ chức giao hàng theo lệnh của CT.
Bộ phận cân, kiểm tra nhập mía: chịu trách nhiệm cân mía, khoan lấy mẫu kiễm
tra tính tỷ lệ rác để làm cơ sở thanh toán tiền mía.
Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm tuyển dụng lao động, theo dõi quản lý
lao động theo số lượng, thời gian làm việc và chất lượng lao động.Theo dõi quản lý công
lao động và hàng tháng tính lương cho cán bộ công nhân viên. Quản lý nhà ăn, tổ chức
bữa ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên.Trực tiếp phụ trách tổ bảo vệ, quản lý trật tự trị
an trong nhà máy.Tổ chức công tác lưu trữ văn thư.
Phòng kỹ thuật: quản lý máy móc thiết bị, kiểm tra thường xuyên bảo dưỡng thiết
bị của công nhân như thực hiện chế độ bôi trơn thiết bị, kiểm tra an toàn máy móc thiết
bị, kiểm tra chế độ vận hành máy móc thiết bị, lập chế độ sữa chữa thường xuyên và sữa
chữa lớn.
Phòng nguyên liệu: tổ chức đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía, tổ chức mua
mía, vận chuyển mía cung ứng cho nhà máy

7


Đội xây dựng cơ bản: thực hiên công tác xây dựng, sữa chữa thường xuyên các
hạng mục công trịnh nhà xưỡng, mương thoát nước.
Bộ phận hoá nghiệm: là một bộ phận của phân xưỡng sản xuât có nhiệm vụ lấy
mẫu kiểm tra các bán thành phẩm trên từng công đoạn để phục vụ cho nấu Đường đạt
tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng Đường để quyết định nhập kho hay không. Bộ phận hoá
nghiệm cũng được tổ chức theo ba ca sản xuất, ngoài ra còn có bộ phận kiểm tra chữ
Đường của mía khi mua để làm cơ sở thanh toán khách hang. Toàn bộ bộ phận hoá
nghiệm do giám đốc nhà máy trực tiếp điều hành.

Phân xưỡng sản xuất Đường: nhiệm vụ của phân xưỡng là sản xuất Đường theo
tiêu chuẩn của cấp trên giao, quản lý xưỡng có tổng điều độ và 3 phó tổng điều độ.
Phân xưỡng cơ điện: chịu trách nhiệm sữa chữa những hỏng hóc các thiết bị về
mặt cơ khí, điện hoạt điện tự động.
1.3.2 Ban lãnh đạo chính của nhà máy
• Giám đốc nhà máy: Dương Công Tiễn
• Phó giám đốc nguyên liệu: Lê Đức Duy
• Phó giám đốc sản xuất đường: Phan Đình Hoàng
• Trưởng phòng nhân sự: Nguyễn Văn Thuận
• Trưởng phòng kinh tế: Nguyễn Thị Hải Phượng
• Trưởng phòng nguyên liệu: Lê Văn Hông
1.3.3 Phân công quản lý theo khu vực
Quản đốc, Phó Quản đốc và phòng Kỹ thuật:
Ông Đỗ Đăng Khoa: Quản đốc xưỡng đường chịu trách nhiệm quản lý về lao
động, công tác vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng toàn xưỡng sản xuất.
Ông Trương Ngọc Bảo: Phó giám đốc xưỡng Đường chịu trách nhiệm quản lý, về
lao động, an toàn lao động, kiểm tra, giám sát và báo cáo mức độ hoàn thành công việc
vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng, lao động, bộ phận xữ lý mía, bộ phận nhiệt và điện.
8


Ông Đỗ Hồng Phong: Phó quản đốc xưỡng Đường chịu trách nhiệm quản lý, về
lao động, an toàn lao động, kiểm tra, báo cáo mức độ hoàn thành công việc vệ sinh sửa
chữa, bảo dưỡng bộ phận nấu Đường.
Ông Hồ Hưu Trung: Phó Trưỡng phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm tổng hợp và
nhu cầu vật tư để sửa chữa, bảo dưỡng ngoài vụ và lập dự toán và thanh quyết toán sửa
chữa, bảo dưỡng ngoài vụ
1.3.4 Phân công phụ trách khu vực các điều độ bộ phận
1.3.4.1 Bộ phận xử lý mía



Ông Nguyễn Minh Hoàng: Điều độ xử lý mía phụ trách khu vực từ



Ông Nguyễn Văn Vàng: Điều độ xử lý mía phụ trách khu vực từ Búa Đập đến
Khuếch Tán.



Ông Nguyễn Quốc Huy: Điều độ xử lý mía phụ trách khu vực Khoan mẫu và khu
vực ép mía.

1.3.4.2 Bộ phận lò hơi


Ông Nguyễn Chí Nghĩa: Tổ trưỡng nhiệt và điện phụ trách khu vực Lò Hơi và
TurBine máy phát điện.



Ông Phạm Đắc Tuyển: trưỡng nhiệt và điện phụ trách khu vực nhà chứa bã đến hố
tro.



Ông Lê Minh Hải: trưỡng nhiệt và điện phụ trách phụ trách phần mở rộng và làm
mới thiết bị khu vực lò hơi.

1.3.4.3 Bộ phận Xử lý Nước và Nước thải



Ông Trịnh Trường Sơn: Tổ Phó khu vực Xử lý Nước và Nước Thải.

9


1.3.4.4 Bộ phận hoá chế


Ông Võ Thanh Toàn: Điều độ hoá chế phụ trách khu vực nhà đốt lưu huỳnh, nhà
vôi, tầng trệt.



Ông Nguyễn Thanh Trung: Điều độ hoá chế phụ trách khu vực hoá chế tầng 3
mét, tầng 6 mét và tầng 9 mét.



Ông Nguyễn Minh Bảo: Điều độ hoá chế phụ trách khu vực bóc hơi tầng 19 mét.

1.3.4.5 Bộ phận nấu đường


Ông Phạm Văn Long: Điều độ nấu đường phụ trách tầng 2 khu trợ tinh và tầng 3
khu nấu đường.




Ông Nguyễn Tấn Đạt: Điều độ nấu đường phụ trách khu vực tầng ly tâm và tầng
trệt.



Ông Nguyễn Thành Tâm: Điều độ nấu đường phụ trách các tầng khu vực sấy và
đóng bao.

10


1.4. Sơ đồ mặt bằng tổ thể, mặt bằng phân xưởng sản xuất. Phân tích ưu nhược
điểm của mặt bằng
1.4.1. Sơ đồ mặt bằng các khu vực

Hồ Chứa
Nước

Nơi Nhã Bã

XL.Nướ
c Thải

XL.Nước

Khu Ép

Kho Vật Tư

Kho Hóa CHất


Xưởng Cơ
Khí

Lò Hơi
Khu Xã và Nấu
Đường
Khu Ly Tâm
Khuếch
tán
Bàn Lùa
Mía

Băng
Chuyền

Khu Sấy và
Đống Gói

Kho
Đường 2

Kho Đường 1

Bãi Chứa Mía Và Cẩu
Mía

Cổng

Nơi đễ xe hành

chính

P.Lễ Tân

T.Giám Đốc

P.TC-HC

PGĐ.Kỹ
Thuật
P.Kỹ Thuật

P.Vi Tính

P.Tài Liệu

PGĐ.Tự Động

GĐ.Nhà Máy

Phòng Xe

Bãi Xe Ô tô

P.Bảo
vệ

Khoan Mẫu
Mía


Nhà Ăn

Nhà Cân
Mía

11
Hình 1: Sơ đồ mặt bằng tổng thể

Ca A
Ca B
Ca C


NỒI NẤU LIÊN
TỤC A.1

NỒI
NẤU 1

Lọc Chân Không

NỒI
NẤU 2
NỒI
NẤU 3

P. ĐIỆN

Lọc Tấm 9


NỒI
NẤU 4

Gầu Tải
Đường 1

Lọc Tấm 10

Lọc Tấm 11

KHU VỰC CÂN VÀ ĐÓNG
BAO

Hình
nồi- Chế
nấu liên
tục
Hình2.4:Khu
Khuvực
Hoá
Đường
Hình 3: Khu vực sấy Đường

Lọc Tấm 12

NỒI
NẤU 6

PHỂU CHỨA ĐƯỜNG


NỒI
NẤU 5

Lọc Tấm 7

P. VẬN HÀNH P. THƯ VIỆN
NẤU ĐƯỜNG

NỒI
NẤU
Gầu Tải
Đường 2

Lọc Tấm 6

Lọc Ép 2

Lọc Tấm 5

Lọc Chân Không

Lọc Tấm 8

Lọc Ép 1

NỒI
NỒI
NỒI
NẤU
8 ĐườngNẤU Sấy

9 Làm Nguội
NẤU
Sàn
2
Đường 210

Sàn Đường
1

Xử
Lý 5

Lắng
Sấy Làm Nguội Đường 1 Nổi

Lọc Tấm 2

Lọc Tấm 4

Xử
Lý 4

P. ĐIỀU
Chế
KHIỂN
TRUNG TÂM

Lắng
Trong 2


Lọc Tấm 1

Lọc Tấm 3

Sấy Sơ Cấp 1
P. Điều
Khiển Hóa

Xử
Lý 3

NỒI NẤU LIÊN
TỤC A.2

tải 1
LIÊN
NỒI NẤUGầu
TỤC 2

NỒI

Lắng
Trong 1

Xử
Lý 2

Gầu tải 2

2 7

Sấy Sơ Cấp NẤU

NỒI NẤU LIÊN
TỤC 3

Xử
Lý 1

Lọc Tấm 13

12


1.4.2 Ưu nhược điểm của mặt bằng
1.4.2.1 Thuận lợi.
Nằm sát đường quốc lộ 1A, là đường giao thông Bặc – Nam nên thuận lợi cho việc
vận chuyển, cũng như quá trình thu mua nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa. Gần bên cạnh
là cảng trung chuyển quốc tế Cam Ranh thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị
từ nước ngoài, và xuất khẩu các sản phẩm đến các tỉnh thành trong nước
Công ty nằm gần vùng nguyên liệu, xe mía từ Cam Ranh, Ninh Thuận, Ninh Hòa,
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm, Đắc Lắc,….đến dễ dàng. Nên việc điều phối xe mía
dễ dàng theo nguyên tắc xe ở xa nhà máy thì bốc giỡ trước, những vùng ở gần thì bốc giỡ
sau. Đảm bảo cho công ty luôn hoạt động khi vào vụ, tránh ngắt đoạn trong sản xuất.
Mặt bằng công ty được sắp xếp hợp lý, và khoa học thuận lợi cho quá trình sản
xuất khi vào vụ. Xe chở mía khi qua cổng sẽ đi qua hệ thống cân, và tới thẳng bãi cẩu
mía rồi từ đó mía được cẩu vào đưa vào sản xuất một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian di chuyển. Hệ thống xử lý nước thải nằm tách biệt, và cách xa nơi sản xuất, giúp
tránh sự nhiễm chéo vi sinh vật, các chất bẩn vào sản phẩm. Dãy phòng hành chính được
bố trí hợp lý, gần cổng ra vào thuận tiện cho sự trao đổi thông tin, làm việc với khách
hàng. Các khu vực trong phân xưởng sản xuất Đường được bố trí gần nhau, giúp giảm

khoảng cách di chuyển của nước mía sau ép, tránh thất thoát đường, dễ dàng quản lý.
Kho đường có diện tích lớn, nằm gần cổng nên thuận lợi cho việc bốc giỡ Đường thành
phẩm.
Hệ có hệ thống đường nội bộ có 2 làn xe chạy, đủ giúp cho xe tải lớn, các xe nâng,
máy xúc, máy ủi, cần cẩu có thể di chuyển dễ dàng tới mọi nơi của nhà máy. Thuận lợi
cho việc sửa chữa nhà máy, bốc giỡ Đường thành phẩm, bã bùn phía sau nhà máy, xe
mua mật rỉ từ công ty Vedan

13


Do nhà máy có diện rộng, nên diện tích đất đủ để mở rộng quy mô khi cần, tạo
cảnh quan bằng cách trồng cây xanh, chống tiếng ồn. Có nhà ăn rộng rãi, tiện nghi tách
biệt khu sản xuất tránh bụi bẩn.
Ngoài ra đường vào nhà máy có 4 làn xe chạy, nên khi vào vụ xe chở mía có thể
dừng đỗ để chờ bốc giỡ, giúp không gây tắt đường, đảm bảo nhà máy hoạt động liên tục

1.4.2.2 Khó khăn.
Ở các huyên cũng như ở Thị xã Cam Ranh thì vẫn còn hơn 600 lò đường thủ công
nên việc thu mua mía của nhà máy còn đang gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, do thời tiết cũng như nguồn vốn của các hộ gia đình nên họ đã phá mía
để đầu tư trồng các cây có thu hoạch nhanh như: đậu, bắp, mì ... Ở các vùng mía như
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh do thời tiết không ổn định nên trữ lượng đường để đáp ứng cho
nhà máy thấp.Khi nguyên liệu trong tỉnh không đáp ứng đủ thì nhà máy phải thu mua
nguyên vật liệu ở các Tỉnh lân cận nên gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển.
Để bố trí các khu vực sản xuất rộng rãi, thuận tiện như ở nhà máy đòi hỏi phải có
diện tích đất phải lớn, khoảng cách đi lại giữ các khu vực xa nên để hạn chế công ty đã bố
trí các xe đạp cho nhân viên để thuận tiện cho việc đi lại, kiểm tra các khu vực trong nhà
máy.
Các máy móc trong phân xưởng sản xuất Đường bố trí còn khá rối gây phức tạp

cho nhân viên vận hành, bảo dưỡng, kiểm tra.

14


Phần 2: Công nghệ chế biến tại nhà máy
2.1 Nguyên liệu
2.1.1. Giới thiệu cây mía đường, yêu cầu chất lượng, và các thông tin liên quan.
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về cây mía
Mía thuộc họ hòa thảo – Graminae, giống
Sacharrum, phân bố rộng rãi từ 35 vĩ độ nam đến 35 vĩ độ
bắc. Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi độ ẩm rất cao.
Nhiệt đọ bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây
mía là 15 – 26 0C. Giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm
khi nhiệt độ dưới 210C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ 13
0

C và dưới 5 0C thì cây sẽ chết
Tuỳ theo nhóm giống chín sớm, chín trung bình

hoặc chín muộn, thời gian sinh trưởng từ lúc trồng hoặc tái
sinh gốc đến khi thu hoạch trung bình từ 10 đến 12 tháng. Chu kỳ sinh trưởng gồm 4 thời
kỳ chính:
Thời kỳ mọc mầm: Cây non mọc lên, rễ sơ sinh bắt đầu phát triển 6
Thời kỳ đẻ nhánh: Thời kỳ đẻ nhánh rất quan trọng vì nó có quan hệ trực tiếp đến
mật độ cây, một trong hai yếu tố quyết định năng suất của ruộng mía.
Thời kỳ vươn lóng: Quyết định đến độ lớn của cây mía, tác động lớn đến năng
suất và chất lượng mía, thời kỳ này mía cần được chăm sóc tốt
Thời kỳ mía chín: Ở thời kỳ này tốc độ sinh trưởng chậm lại, tốc độ tích lũy
đường tăng nhanh, ruộng mía đã ổn định về cơ bản số cây và độ lớn. Thời điểm bắt đầu

cây mía tích luỹ đường từ tháng thứ 8 cho đến khi đạt đường ở mức cao nhất khi mía
chín hoàn toàn. Sau thời kỳ chín, lượng đường giảm dần cho đến mức thấp nhất, vì vậy
nó mang tính mùa vụ rất cao.

15


Các nước trồng nhiều như: Ấn Độ, Trung Quốc, Cuba, Brazin, Thái Lan… Ở nước
ta hiện nay có 3 vùng trồng mía lớn: duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng Bắc bộ
Giống mía đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến đường. Các giống mía có thời gian sinh trưởng khác nhau (chín sớm,
chín trung bình, chín muộn) góp phần hình thành cơ cấu giống mía, nhằm rải vụ trống và
kéo dài thời gian chế biến đường cho các nhà máy
Một số giống mía đang trồng ở nước ta: F156, MY55-44, Ja-605, H39-3633,
NCO310, Comus, ROC10, ROC16, ROC1, ROC 18, ROC20…
Trong sản xuất thường chú ý mạnh các giống sau:
Giống ROC1 (Tân Đại đường 1) do Đài Loan lai tạo là giống chín sớm, thích ứng
rộng, hàm lượng đường cao. Năng suất cao, chịu đất xấu và chịu hạn, gốc nẩy mầm chậm
thu hoạch vào đầu vụ
Giống ROC10 (Tân Đại đường 10) do Đài Loan lai tạo các đặc tính giống ROC1
như thích ứng rộng, chịu được đất chua mặn, chịu thâm canh, chín trung bình, thu
hoạch vào giữ và cuối vụ
Giống Quế đường 11 (Quảng Tây – Trung Quốc sản xuất) là giống chín sớm, thu
hoạch đầu vụ. Giống này sinh trưởng mạnh, khả năng lưu gốc tốt, tính thích ứng rộng,
chịu hạn, chịu đất xấu, chịu ẩm ướt, năng suất cao, hàm lượng đường cao
Do điều kiện khí hậu, thời tiết, do đặc điểm, tính chất của cây mía, nên việc trồng
và thu hoạch mía mang tính chất thời vụ rất cao. Chất lượng nguyên liệu mía phụ thuộc
rất lớn vào giống mía, điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canh tác mía và công tác thu
hoạch, vận chuyển mía. Mùa vụ sản xuất của nhà máy chỉ có thể kéo dài tối đa 6 tháng

vào mùa khô.
2.1.1.2 Yêu cầu về nguyên liệu
Mía phải chín tức là hàm lượng đường trong mía đạt tối đa, hàm lượng đường khử
còn lại rất thấp
Các biểu hiện đặc trưng của thời kỳ mía chín:
16




Hàm lượng đường giữa gốc và ngọn xấp xỉ bằng nhau



Hàm lượng đường khử dưới 1%, có khi dưới 0,3%



Lá chuyển vàng, độ dài của lá giảm, các lá xếp sít vào nhau, dong ngắn dần



Dóng mía có bột phấn rơi, bề mặt nhẵn nhụi



Hàm lượng đường Saccharose đạt cao nhất khi thu hoạch đúng thời vụ. Kiểm định
nhanh trên đồng ruộng

Phương pháp đo :

Đo Brix nước mía tại nhiều vị trí trong ruộng.
Mổi vị trí đo brix ở hai điểm, ngọn và gốc, trên cùng 1 cây mía .
Nếu Brix ngọn = Brix gốc biểu hiện cây mía đã chín
Dùng chiết quang kế cầm tay để xác định độ chín của mía
Nồng độ nước mía ngọn
Mía chín =

Nồng độ nước mía gốc

Độ chín trên 80% là chín tới
Độ chín 95 – 100% là chín kỹ
Độ chín trên 100% là quá chín
(Đoạn gốc chỉ dóng mía thứ nhất trên mặt đất, đoạn ngoạn kể từ lá khô trên cùng
trở lên ngọn)
2.1.1.3 Vùng nguyên liệu, kế hoạch thu mua, vận chuyển vào nhà máy
a. Vùng nguyên liệu
Công ty chủ yếu nhập mía ở địa phương: Cam Lâm, Cam Ranh, Diên Khánh,
Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Ninh Hòa và một số địa phương khác như: Ninh Thuận, Đắc
Lắc, Phú Yên. Trên địa bàn trong tỉnh công ty phải cạnh tranh nguồn nguyên liệu với
công ty cổ phần đường Ninh Hòa, và hơn 600 lò đường thủ công trong tỉnh, nên thường
xuyên thiếu hụt nguồn nguyên liệu. Để khắc phúc được sự thiếu hụt nguyên liệu, công ty
mở rộng tiếp nhận mía cây từ các tỉnh thành lân cận, kí kết hợp đồng mua bán theo số
17


lượng với người dân, cung cấp cho người trồng mía các kiến thức về cách trồng, phòng
chống sâu bệnh, hộ trợ phân bón… Giúp cải thiện đời sống của người dân ở địa phương.
Riêng niên vụ 2012 – 2013 công ty đã thu mua đạt khỏa 700 000 tấn mía cây.
Bảng 1. Thống kê sản lượng và CCS nhập mía vụ 2012 – 2013


Chữ đường
bình quân
cả vụ
Sản lượng
(tấn)

Cam
Ranh

Cam
Lâm

ĐakLak

Diên
Khánh

Khánh
Vĩnh

Ninh
Hòa

Ninh
Thuận

10,81

10,68


10,27

10,35

10,00

10,01

10,24

33.553

101.307

97.406

121.761

94.926

264.083

17.760

b. Kế hoạch thu mua và vận chuyển
Đơn giá niên vụ 2013 – 2014 là 870 000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS. Cách tiến
hành tính giá nguyên liệu như sau:
Xe tải sau khi đi qua hệ thống cân sẽ tới nơi khoang mẫu mía. Máy khoang sẽ lấy
ngẫu nhiên các điểm trên xe tải.
Mía cây sẽ được lấy ngẫu nhiên, qua hệ thống dao chặt, băm, ép ta thu được nước

mía hỗn hợp
Đo lượng đường trong mía qua máy quang kế đo độ Brix. Để xác định chữ đường
Với đơn giá 870 000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS. Thì suy ra 1 CCS ta được 87 000
đồng/tấn mía sạch
Xác định hàm lượng rác mía. Bằng cách lấy 1 lượng mía trên xe, tiến hành róc bỏ
những lá khô, bùn, đất để tiến hành cân từ đó xác định % rác mía trên xe
Ví dụ nến xe có 5% rác mía, hàm lượng đường trong mía là 8, khối lượng mía trên
xe 10 tấn.
Suy ra khối lượng mía sạch = 10 x 95/100 = 9,5 tấn
Giá tiền = 9,5 x 8 x 87000 = 6612000 đồng
Công ty sẽ ưu tiên thu mua những xe mía từ những địa phương xa trước, gần sau.
Làm như vậy để tránh thiếu hụt nguồn nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy, tạo điều

18


kiện cho nhà máy hoạt động liên tục tránh hiện tượng ngắt quãng khi xe mía ở xa không
tới kịp.
Nếu hoạt động tối đa công suất, thì nhà máy có thể đạt năng suất 10 000 tấn mía
cây/ngày. Xe tải chở mía sẽ phải chờ trước nhà máy, ưu tiên cho những xe chở xa trước.
Trung bình mỗi xe có thể chở từ 1 – 2 lượt/ngày.
Trọng lượng mỗi kéo mía không quá 9 tấn và không thấp hơn 4 tấn. Trường hợp
chuyên chở mía có trên 3 kéo mía dưới 4 tân thì chủ phương tiện phải thông báo cho
nhân viên tiếp nhận tại nàh máy để nhân viên cân sắp xếp vào cân sao cho đảm bảo đủ số
lượng mía ép. Kéo mía phải chất phần ngọn quay vào bên trong, phần gốc quay ra ngoài
và chiều dài bó mía không quá 6 mét
2.1.1.4 Các hiện tượng hư hỏng thường gặp, tác hại, nguyên nhân, cách khắc phục
Mía khi vào nhà máy phải đem sản xuất ngay để tránh hiện tượng thất thoát. Do
đó khi vào vụ cao điểm thì nhà máy có thể hoạt liên tục với 3 ca sản xuất để tránh mía tồn
kho tổn thất đường. Và nhiệm vụ điều tiết lượng mía vào nhà máy do bên phòng nguyên

liệu đảm nhận, điều phối lượng mía cây phù hợp tránh quá tải, tránh mía để qua đêm.
2.1.1.5 Sự biến đổi chất lượng mía sau thu hoạch
Mía sau khi chặt hàm lượng đường giảm nhanh nguyên nhân là do quá trình hô
hấp của cây hoặc vi khuẩn. Do đó mía cần phải vận chuyển về nhà máy càng sớm càng
tốt sau khi chặt. Qua nghiên cứu cho thấy nếu mía để 8 ngày sau khi chặt thì lượng đường
giảm 20%.
Thời gian bảo quản thì các chỉ tiêu đường khử, chất khô, thành phần đường, độ
tinh khiết thay đổi nhiều. Hàm lượng đường khử tăng, đường saccharose giảm, một số
chất etanol, màu, mùi được tổng hợp do quá trình lên men đường. Làm chữ đường, gây
khó khăn cho quá trình kết tinh đường sau này.
2.1.1.6 Các khắc phục

19


Nên thu hoạch vào trời mát, cho phía ngã về một phía sao cho ngọn mía này phủ
gốc mía kia, khi vận chuyển lấy lá mía phủ lên lớp mía, nếu nắng gắt nên tưới nước lên
mía
Mía chín trước chặt trước, chặt xong vận chuyển ngay, mía về xưởng trước xử lý
trước.
Những xe chở mía cần phủ bạc, che chắn tránh nắng gắt
Mía sau khi chặt chở thẳng tới nhà máy, tránh để qua đêm
Nên chặt sát gốc vì phần gốc chứa nhiều đường nhất
Tránh chặt mía còn non, hoặc để mía già quá lâu
2.1.1.7 Một số danh từ thường dùng trong nhà máy đường
a. Độ Bx
Độ Bx biểu thị tỉ lệ % trọng lượng các chất hoà tan so với trọng lượng nứơc mía.
Nói cách khác nó cho ta biết nồng độ các chất hoà tan có trong dung dịch nước mía hay
dung dịch đường là bao nhiêu phần trăm.
Dụng cụ để đo độ Bx là đường kế Bá linh hoặc Brix kế. Độ Bx đo được của dung

dịch ở nhiệt độ bất kì khác với nhiệt độ tiêu chuẩn của Bx kế gọi là Bx quan sát. Độ Bx
cải chính là độ Bx đã điều chỉnh từ độ Bx quan sát về nhiệt độ tiêu chuẩn của Bx kế.
b. Độ đường
Biểu thị thành phần đường sacaroza có trong dung dịch tính theo % trọng lượng
dung dịch.Tức là 100g dung dịch có bao nhiêu gam đường sacaroza.
Trong công nghiệp đường để phù hợp với yêu cầu của sản xuất và kĩ thuật người
ta còn dùng hai khái niệm sau để chỉ độ đường của dung dịch:
• Độ đường theo Pol: Pol là thành phần có trong dung dịch đường xác định trực tiếp
bằng đường kê (Polarimetre). Nó chính là thành phần đường gần đúng của dung dịch
căn cứ vào kết quả đo của phương pháp phân tích nhanh.
• Độ đường theo sac:Là thành phần đường sacaroza có trong dung dịch tính theo %
trọng lượng dung dịch căn cứ vào kết quả đo và phân tích chính xác của phòng thí

20


nghiệm còn gọi là phương pháp chuyển hoá. Nó loại trừ những sai số do ảnh hưởng
của những chất không phải đường gây nên trong quá trình xác định.
c. Độ tinh khiết
Độ tinh khiết chỉ mức độ trong sạch của dung dịch nước mía. Nó biểu thị bằng %
trọng lượng đường sacaroza so với trọng lượng các chất hoà tan có trong dung dịch Độ
tinh khiết càng cao biểu thị chất lượng dung dịch đường càng tốt .
Trong công nghiệp đường người ta thường dùng hai khái niệm độ tinh khiết sau
đây:
• Độ tinh khiết AP: Độ tinh khiết đơn giản
AP =

• Độ tinh khiết trọng lực:

Pol

x100
Bx

GP =

sacc
x100 .
Bx

d. Đường khử (Reducing sugar RS)
Tức là đường không thể kết tinh như glucoza, fructoza ...cho biết mức độ chuyển
hoá của mật chè. Đường khử càng cao thi nguyên liệu càng xấu, khó kết, kết lâu, hạt nhỏ,
vì đường khử cao làm mật dẻo, đối lưu và kết tinh kém. Khi cây mía còn non tỉ lệ RS cao
và mía càng già tỉ lệ RS càng giảm. Thường khi mía chín, tỉ lệ RS chỉ còn trên dưới 1%.
e. Chữ đường (CCS)
Là khái niệm về năng suất công nghiệp chỉ lượng đường thương phẩm có thể lấy
ra từ mía ở các nhà máy hay xí nghiệp chế biến đường mía.
Năng suất CN

Pol mía x tỉ lệ thu hồi
100

Năng suất CN thường đạt từ 9-13,5% (trung bình 10%).
Dưới đây là công thức tính chữ đường (CCS) ở nhà máy đường để thanh toán tiền
mua mía nguyên liệu:
21


CCS =


3
5+ F
1
3+ F
Pol (1 −
) − Bx(1 −
)
2
100
2
100

Trong đó: Pol là pol nước mía ép đầu hoặc nước mía nguyên ép bằng máy ép phân
tích.
Bx: là Bx nước mía ép đầu hoặc nước mía nguyên ép bằng máy ép phân tích
F: % trọng lượng xơ trong mía
f. Chế độ nấu đường
Là bản qui chế định rõ cách phối liệu các loại nguyên liệu, các chỉ tiêu kinh tế kĩ
thuật của thành phẩm, bán thành phẩm, cân đối các loại nguyên liệu.
Chế độ nấu đường còn gọi là hệ thống nấu đường: Nó vạch ra phương hướng cụ
thể cho từng nồi nấu về các chỉ tiêu sau:
AP: Độ tinh khiết nguyên liệu, đường non.
Dung tích cần nấu tính bằng m3.
Độ Bx của đường non.
Chỉ tiêu chất lượng thành phẩm:% sac, độ màu.
Lượng nước mía hỗn hợp x Pol nước mía hỗn hợp
g. Hiệu suất ép thực tế =
Lượng mía ép x Pol mía
h. Đường thô
Là một loại đường sacaroza được dùng làm nguyên liệu để sản xuất đường tinh

luyện. Chất lượng đường thô phụ thuộc vào tình hình nguyên liệu mía, trình độ kỹ thuật
của mỗi nhà máy

2.1.2 Các hóa chất sử dụng trong nhà máy đường
2.1.2.1 Nhựa trao đổi ion resin

22


Dùng để tẩy hạt nhựa trao đổi ion resin (dùng trong quá trình khử màu), dược sử
dụng để loại bỏ những ion dương kim loại không mong muốn như Ca2+, Mg2+, Cu2+, Ni2+,
Cr3+, Zn2+, Al3+, Fe3+ ..
Cơ chế nhựa có chứa ion Na+ liên kết với một cation (ion âm) khác có trong dịch
đường, và ngược lại còn anion trong dịch đường liên kết cation trong nhựa, nên khi dịch
đường đi qua hạt resin thì do quá trình trao đổi ion biến đổi chất màu giúp tẩy màu hiệu
quả
Khi mà hiệu suất tẩy màu kém, đem nhựa resin rửa trong nước muối loãng, sau đó
tái sử dụng. Giúp làm giảm giá thành sản xuất, vận hành đơn giản, năng lượng tiêu tốn
nhỏ. Chú ý nước mía phải được tản nhiệt trước khi đi khử màu.
Bảng 2. Một số thông số kỹ thuật nhựa trao đổi ion resin
Tính chất vật lý và hóa học
Dung lượng trao đổi thể tích (meq/ml)
Min. 1.3
Kích thước hạt (mm)
0.62 ± 0.05
Hệ số không đồng nhất
Max 1.1
Tỷ trọng (g/l)
690
Tỷ trọng cá biệt (g/l)

1.08
Độ ngâm nước (%)
48 ÷ 55
Độ thay đổi thể tích (Cl-->OH-) (%)
Max. 20
Hình dạng bên ngoài
Hạt nhỏ, hình cầu
Các điều kiện vận hành
Khoảng pH làm việc
0 ÷ 12
0
Nhiệt độ làm việc ( C)
Max. 70
Lưu tốc tái sinh (m/h)
4÷6
Thời gian tái sinh (phút)
60
Lưu tốc rửa (m/h)
15 ÷ 25
Thời gian rửa (phút)
10 ÷ 45
2.1.2.2 Photphat pentaoxit P2O5
Ngoài hàm lượng P2O5 có sẵn trong nguyên liệu, cần phải bổ sung một lượng axit
H3PO4 để hổ trợ việc làm sạch nước mía. Giúp tạo muối kết tủa Ca3(PO4)2 có thể hấp phụ
axic xilich, muối sắt hòa tan, chất không đường chứa nitơ, chất béo v.v. Thường hàm
lượng P2O5 quá thấp có thể tạo muối photphat có tính hòa tan

23



P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2↓ + 14H2O
Để có hiệu quả làm sạch tốt lượng P 2O5 trong nước mía cần 0,3 - 0,5 g/l, nhưng
thường trong nước mía ít khi đạt hàm lượng trên nên phải cho thêm vào, thường ở dạng
muối super photphat Ca(H2PO4)2. Trong sản xuất đường tinh luyện cho ở dạng axit
photphoric, Kết tủa Ca3(PO4)2 có tỷ trọng lớn có khả năng hấp phụ chất keo và chất màu
cùng kết tủa. Chất keo trong nước mía chủ yếu là keo của axit silic, của sắt, nhôm. Khi
vôi làm sạch nước mía có đủ lượng P2O5 nhất định thì hiệu quả làm sạch tăng lên rõ rệt.
Ở công ty, việc sử dụng photphat pentaoxit và vôi là động lực chính trong việc làm
sạch nước mía trong sản xuất đường thô.
2.1.2.3 Vôi Ca(OH)2
Vôi được dùng trong quá trình làm sạch nước mía, kết hợp với gốc PO43- CO32-,
SO42- tạo ra muối kết tủa. Muối này giúp hấp phụ các chất không đường trong mía
Vôi là chất vô định hình có độ phân tán cao. Khi hòa tan trong nước có tính chất
keo. Độ hòa tan của vôi trong nước còn giảm khi nhiệt độ tăng. Herzfelt tìm được công
thức độ hòa tan của vôi phụ thuộc vào nhiệt độ:
Z = 0,1394 - 0,000649t - 0,00000157t2
Trong đó: Z : độ hòa tan của vôi
t : nhiệt độ, oC.
Tác dụng của vôi


Trung hòa các axit hữu cơ và vô cơ.



Tạo các điểm đẳng điện để ngưng kết các chất keo.




Làm trơ phản ứng axit của nước mía hỗn hợp và ngăn ngừa sự chuyển hóa đường
sacaroza.



Kết tủa hoặc đông tụ những chất không đường, đặc biệt protein, pectin, chất màu và
những axit tạo muối không tan.

24




Phân hủy một số chất không đường, đặc biệt đường chuyển hóa, amit. Do đó để hạn
chế sự phân hủy đường cần có những phương án cho vôi thích hợp: cho vôi vào nước
mía lạnh, cho vôi vào nước mía nóng, cho vôi phân đoạn ...



Những chất kết tủa được tạo thành có tác dụng kéo theo những chất lơ lửng và những
chất không đường khác.



Với độ kiềm khi có 0,35% CaO, phần lớn vi sinh vật không sing trưởng. Tuy nhiên
có trường hợp phải dùng đến lượng 0,8% CaO
Ngoài ra, ion OH- từ nước vôi cho vào nước mía có tác dụng trung hòa axit tự do.

Ion OH- tác dụng với ion kim loại tạo thành muối.
2Al3+ + 3[Ca2+ + 2(OH)- = 2Al(OH)3 + 3Ca2+

Mg2+ + Ca2+ + 2(OH)- = 2Mg(OH)2 + Ca2+
Những ion trên tồn tại trong dung dịch ở dạng hidroxit
Nếu trong dung dịch thừa vôi sẽ tạo những phản ứng kiềm và sẽ dẫn đến hàng loạt
phản ứng phân hủy.
Vôi được công ty nhập về là vôi sống, sẽ được tôi vôi và cho vào từng phân đoạn
quá trình sản xuất.
2.1.2.4 Lưu huỳnh đioxit SO2
SO2 dùng trong sản xuất đường có thể ở dạng khí, lỏng hoặc muối NaHSO3,
Na2SO3, Na2S2O4
• Tạo kết tủa CaSO3 có tính hấp phụ
Khi cho SO2 vào nước mía có vôi dư, phản ứng xảy ra như sau:
Ca(OH)2 + H2SO3 = CaSO3 + 2H2O .
CaSO3 là chất kết tủa có khả năng hấp phụ các chất không đường, chất màu và
chất keo có trong dung dịch.
• Làm giảm độ kiềm, độ nhớt của dung dịch

25


×