Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

PHÂN TÍCH TÍNH THỜI VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ HẢI PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.45 KB, 17 trang )

PHÂN TÍCH TÍNH THỜI VỤ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DU LỊCH TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ - HẢI PHÒNG

BỐ CỤC
I.Thời vụ du lịch:
II.Khái quát chung về biển Cát Bà –Hải Phòng:
1. Thuận lợi cho sự phắt triển du lịch Cát Bà – Hải Phòng:
2. Tính thời vụ trong du lịch biển ở Cát Bà:
III.Khó Khăn trong phát triển du lịch ở Cát Bà :
a, Về mặt kinh tế xã hội
b,về mặt cơ sở vật chất
IV. Đề xuất giải pháp :

1


MỞ ĐẦU


Mục tiêu đề tài: Tìm hiểu về tính thời vụ trong du lịch biển Cát Bà sẽ
giúp em hiểu rõ hơn về bản chất của tính thời vụ, các nhân tố tác động
tới thời vụ du lịch , cả những tác động bất lợi của tính thời vụ, và thực
trạng kinh doanh du lịch biển tại đây. Qua đó em có một số kiến nghị
và giải pháp để hạn chế những bất lợi đó, hi vọng sẽ góp một phần vào
sự phát triển của du lịch Cát Bà Hải Phòng nói riêng và du lịch cả
nước nói chung.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Tính thời vụ của trong hoạt
động kinh doanh tại Cát Bà Hải Phòng.




Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, so sánh các thông tin
thu thập được từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp, thực nghiệm.
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ
biến. Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (WTTC) đã công nhận du
lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất
ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia du lịch là
một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều
quốc gia khác du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du
lịch đã nhanh chong trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia trên thế giới. Và ở nước ta du lịch ngày càng khẳng định
được vị trí quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước.
Du lịch là ngành kinh doanh dịch vụ, hoạt động kinh doanh ở đây chủ
yếu là phục vụ chứ không phải là sản xuất. Do tác động của nhiều
nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. Tính thời

2


vụ đó đã gây những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh du
lịch. Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là một trong những vấn
đề quan tâm của các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này.
I.Thời vụ du lịch:
Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi lặp lại đối với cung và
cầu của dịch vụ và hàng hoá du lịch. Nó xảy ra dưới tác động của các
nhân tố nhất định.
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh mà
tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.Ở đây cần phải
nhấn mạnh rằng: Việc xác định thời vụ của từng loại hình du lịch -du
lịch nghỉ biển, nghỉ núi, chữa bệnh và du lịch hội thảo… được thực
hiện dễ hơn, bởi các dao động ở mỗi một loại hình du lịch thường chỉ

diễn ra một lần trong năm. Trên thực tế, tính thời vụ du lịch của một
trung tâm, một đất nước nào đó là tập hợp và sự tác động tương hỗ
giữa các dao động theo mùa của cung và cầu của các loại hình du lịch
được kinh doanh tại đó.Thời gian của mùa du lịch chính là đại lượng
thay đổi chứ không phải là bất biến. Nó phụ thuộc vào tính chất và xu
hướng phát triển của hoạt động du lịch.
Tìm hiểu về du lịch biển ở Cát Bà –Hải Phòng chúng ta sẽ có thể
hiểu rõ ,cụ thể hơn về tính thời vụ trong du lịch .
II.Khái quát chung về biển Cát Bà –Hải Phòng:
Quần đảo Cát Bà cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách
thành phố Hạ Long 25 km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 150
km về phía Đông Nam. Phiá Bắc giáp Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng

3


Ninh, phía Tây giáp đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố Hải
Phòng, phía Đông và Nam là biển Đông
Quần đảo có tọa độ 106°52′- 107°07′Đông, 20°42′- 20°54′độ vĩ
Bắc. Diện tích khoảng gần 300 km². Dân số 8.400 người (năm 1996).
Các đảo nhỏ khác: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai
Xanh, hòn Tai Kéo,...
Cát Bà, còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số
1.969 đảo trên vịnh Hạ Long.Theo truyền thuyết địa phương thì tên
Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây
đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân
cận. Đảo có tên là đảo các Ông (Cát Ông). Như vậy, Cát Bà là đọc
chệch của các Bà
1. Thuận lợi cho sự phắt triển du lịch Cát Bà – Hải Phòng:
-Quần đảo Cát Bà có vị trí địa lý thuận lợi trong mối quan hệ

vùng để phát triển kinh tế, xã hội. Cát Bà còn là khu vực thuận lợi về
giao lưu với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ thông thương
với vận tải biển quốc tế. Cát Bà là nơi có tiềm năng du lịch phong phú
và hấp dẫn. Với ưu thế về tài nguyên du lịch, có môi trường sinh thái
trong lành, nhiều cảnh quan kì vĩ, đảo Cát Bà được xem là hòn ngọc
của vịnh Bắc Bộ.
Quần đảo Cát Bà với hơn 172 bãi cát nhỏ nằm rải rác trên các đảo
trong đó có nhiều bãi dung làm bãi tắm như : cát Cò I,Cát Cò II , Cát
Dứa , Cát Quyền…Những bãi cát này ẩn mình dưới chân các đảo nhỏ

4


có nhiều hệ sinh thái tự nhiên , ít sóng gió thuận lợi cho việc phát
triển du lịch biển , nghĩ dưỡng .
- Bãi tắm ở đây đẹp, nhiều hòn đảo chưa đặt tên, thuận lợi cho việc
du lịch mạo hiểm, khám phá… Thiên nhiên ở đây hoang sơ, rừng,
biển, sông, suối, núi, đồi, thung lũng, bãi cát, hang động, xen kẽ gắn
kết với nhau tạo nên nhiều cảnh đẹp kỳ thú. Rừng Quốc gia Cát Bà
rộng 15.200ha có khu rừng nguyên sinh nhiệt đới rộng 570ha với hệ
thống động thực vật vô cùng phong phú va quý hiếm đặc trưng là loài
Voọc đầu trắng và cây Kim Giao.
-Cát Bà có hệ sinh vật dưới đáy biển vô cùng phong phú , bao
gồm 135 loài thực vật ,51 loài đọng vật, hệ sinh thái san hô, 27 loài cá
cảnh làm cộng sinh .. Ở đay tập trung nhiều vũng vịch , đồi mồi , ốc
cảnh, cá cảnh có khả năng phát triển các loại hình du lịch lặn biển ,
câu cá,săn bắn dưới biển….
-Cùng với những đảo nhỏ ,Cát Bà có hang trăm vụng biển tạo cho
khách cảm giác đang đi trên công viên biển. Ở Cát Bà có những điểm
du lịch vô cùng lý thú cho du lịch nghiên cứu khoa học, bởi hệ sinh

thái nước mặn mà người dân thường gọi là áng , đó là những cái hồ
hình phễu hoặc hố sụt can có ăn thông với biển như: áng Vem, áng
Hang Do…
-Cát Bà được biết đến là khu dự trữ sinh quyển lớn thứ 3 của cả
nước góp phần thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái , tham
quan tìm hiểu các loài động thưc vật quý hiếm. một tấm thảm xanh
của hệ thực vật vô cùng phong phú phủ trên địa hình núi đá vôi và các

5


thung áng. Bên cạnh đó thiên nhiên còn ban tặng cho Cát Bà một vùng
biển rộng với nhiều loại hải sản phong phú. Những hang động kì thú
và bãi tắm thiên nhiên cát trắng mịn màng, nước trong như ngọc đã
làm cho Cát Bà có vẻ đẹp vừa hoang sơ, kì vĩ nhưng vẫn không mất đi
vẻ thơ mộng
Khí hậu ôn hòa thuận mát mẻ thuận lợi cho sự phát triển các loại
hình du lịch
-Cơ sở kỹ thuật hạ tầng xã hội ngày càng hoàn thiện bao gồm hệ
thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng đường sắt, mạng lưới điện,
cấp thoát nước… quan trọng nhất vẫn là hệ thống giao thông vận tải,
viễn thông, điện, nước… Tại Hải Phòng, có hệ thống giao thông khá,
như: Sân bay Cát Bi, có tuyến bay nối các trung tâm du lịch Huế, Đà
Nẵng, Hạ Long qua sân bay Cát Bi; Ga Hải Phòng nằm ngay trung
tâm thành phố; Hệ thống cảng (cảng bến Nghiêng, cảng Hải Phòng…)
cùng với hàng loạt tàu vận chuyển khách hiện đại được trang bị phục
vụ khách du lịch đi Cát Bà một cách dễ dàng.
-Với cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng được nâng cao, hoàn thiện
với các khách sạn 2 sao ,3sao phục vụ cho việc ăn uống đi lại nghỉ
ngơi của khách du lịch.

2. Tính thời vụ trong du lịch biển ở Cát Bà:
Du lịch biển Cát Bà không phải diễn ra quanh năm đều đông lượt
khách đến thăm mà nó được phân chia làm nhiều giai đoạn:

6


- Đầu mùa( mùa thấp điểm) bắt đầu từ tháng 4 là lúc khách du lịch
bắt đầu đi du lịch .Cuối tháng 3 đầu tháng 4 ở Cát Bà Hải Phòng còn
diễn ra các lễ hội truyền thống làng cá để tưởng nhớ bác hồ đến thăm
làng cá . Tuy nhiên số lượng khách du lịch đến thăm vẫn khá rải rác
không đông chỉ từ 3-5 % . trong những tháng này giá phòng và chất
lượng dịch vụ, các hoạt đọng kinh doanh dịch vụ ít và thấp hơn do
cung đang lớn hơn cầu . Và do các nhà hang ,khách sạn phải lôi kéo
khách du lịch đến với mình để cạnh tranh với các đối thủ khác.
- Mùa cao điểm ở Cát Bà bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tận
tháng 9,10. Trong những tháng này , Cát Bà dường như quá tải về số
lượng khách đến thăm. Lúc này cầu đang lớn hơn cung , vì thế giá cả
tăng cao thậm chí không có một tiêu chuẩn nào định giá cho các hoạt
đông kinh doanh du lịch ở đây. Vấn đề an ninh trật tự an toàn xã hội
cũng bị ảnh hưởng do số lượng khách du lịch quá đông không kiểm
soát được hết, nhiều vấn nạn xã hội nảy sinh….
- Mùa thấp điểm:từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lại là mùa thấp
điểm hay còn gọi là mùa chết . Khi vào mùa thu đông du lịch biển
không thu hút khách nữa, do khí hậu lạnh người ta ngại ra biển lộng
gió, học sinh , sinh viên đã bắt đầu đi học lại. Lúc này họ chuyển sang
các loại hình du lịch nghỉ dưỡng núi , hay leo núi cao …ở các địa
điểm nổi tiếng trong và ngoài nước . Du lịch Cát Bà mùa này bị dừng
lại khi cung có nhưng không có cầu.Các khách sạn nhà hàng , các khu
vui chơi cũng ngừng hoạt động hoặc họ hoạt động cầm chừng để đợi

năm sau. Đi du lịch vào mùa này giá cả rất rẻ và trong lành do thưa

7


người và nhiều khách sạn nhà hàng không còn cạnh tranh trong những
tháng nay. Lúc này người ta chuyển sang làm các ngành khác hoặc tu
sửa, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, bãi biển để chuẩn bị cho mùa du
lịch vào năm sau.
- Trong năm 2014 Cát Bà đón được hơn 1 triệu lượt người tăng
37,2 % so với cùng kỳ năm 2013 , trong đó khách quốc tế ước khoảng
400 nghìn người đạt 150% kế hoạch tăng 52,54 5 so với cùng kỳ
2014. Doanh thu từ du lịch đạt 200 tỷ đồng , tăng 86,05% so với cùng
kỳ 2013 và đạt 114,29% kế hoạch.
3.Nguyên nhân:
Sở dĩ có sự phân hóa thời vụ ở du lịch biển Cát Bà như vậy là do
nhiều yếu tố nguyên nhân:
a.Về tư nhiên:
-Khí hâu: khí hậu có ảnh hưởng quan trọng đen hoạt động du lịch
biển ở Cát Bà nó ảnh hưởng lên cầu du lịch. Vào mùa đông khí hậu
lạnh , mưa phùn vì thế nó ảnh hưởng đến việc khách du lịch đến thăm
biển Cát Bà ít hơn cung du lịch cao hơn cầu. Vào các tháng 5 đến thán
9,10 , thời tiết nóng bức con người có như cầu đi tránh nắng , nghỉ mát
.., lúc này cầu du lịch đang lớn hơn cung du lịch. Mức độ ảnh hưởng
đối với các thể loại du lịch như du lịch nghỉ biển, nghỉ núi mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố khí hậu là rất lớn .
- Các điều kiện tự nhiên của Cát Bà chỉ phù hợp cho sự phát triển
du lịch biển vào mùa hè vì thế thời vụ du lịch ngắn hơn so vơi các
điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với


8


chữa bệnh hoặc một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch
văn hoá.
b.Về kinh tế xã hội :
-Do thời gian nghỉ phép của năm ngắn thì người dân thường chỉ có
thể đi du lịch một lần trong năm. Khi đó họ sẽ có xu hướng chọn thời
gian chính vụ để nghỉ. Thơi gian nghỉ nhiều là vào các tháng hè , khi
đó họ có nhu cầu được nghỉ ngơi sau những tháng làm việc căng
thẳng. Vào thời điểm này cũng là lúc học sinh sinh viên được nghỉ hè
vì thế họ muốn đi chơi cùng gia đình , bạn bè , hoăc đi tham qua khám
phá các địa điểm du lịch nổi tiếng . Lúc này cầu tăng ở thời điểm cao
nhất.
- Phong tục tập quán là những nhân tố tác động trực tiếp lên cầu du
lịch .Nhiều khi phong tục đã tạo nên thói quen cho con người(đi du
lịch biển phải vào mùa hè). Ở Việt Nam tác động của nhân tố phong
tục lên tính thời vụ du lịch thật là mạnh mẽ và rõ ràng. Theo phong tục
thì những tháng đầu năm là những tháng hội hè lễ bái. Vào khoảng
tháng 2, 3 âm lịch là hội của hầu hết các đình chùa, các đền và các
vùng nổi tiếng bất kể đến thời tiết ẩm ướt mưa dầm: Chùa Hương,
Chùa Thầy, Đền Hùng, Hội Lim….Vì thế ít ai đi du lịch biển. Lúc này
hoạt động du lịch của Cát Bà cũng bị chậm lại.
- Do đời sống vật chất của người dân ngày càng cao , nhu cầu thỏa
mãn vui chơi giải trí cũng ngày càng được nâng lên . Cát Bà lại là
điểm du lịch lý thú hấp dẫn với cảnh quan đẹp, bãi tắm đẹp , khí hậu
ôn hòa trong lành và nhiều hình thức vui chơi giải trí khác vì thế họ

9



muốn đi thăm và mùa đẹp nhất trong năm là mùa hè vì vậy họ đổ xô
nhau cùng đi du lịch .
-Nhiều người đi du lịch Cát Bà về họ kể chuyện cho các bạn mình
nghe về buổi du lịch lý thú và hấp dẫn.Những người bạn ấy cũng tò
mò muốn đi và có tâm lý bắt chước bạn mình khám phá những điểm
du lịch đó .
-Một số người muốn đi nghỉ mát ở một vùng, một đất nước du lịch
nào đó mà họ không hề biết đến các điều kiện cụ thể về ăn uống, nghỉ
ngơi, vui chơi, giải trí. Khi đó họ chọn thời gian đi nghỉ theo các du
lịch có kinh nghiêm hoặc những nhân vật nổi tiếng.
III.Khó Khăn trong phát triển du lịch ở Cát Bà :
a.Về mặt kinh tế -xã hội:
- Khi cầu du lịch ở Cát Bà tập trung quá lớn sẽ gây ra việc không
kiểm soát được số lượng người có ở điểm du lịch gây sự mất thăng
bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội, khiến cho công
tác quản lý của địa phương gặp nhiều khó khăn.
- Khi nhu cầu du lịch giảm xuống và giảm tới bằng không thì
những người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không còn việc làm. Ngoài
ra, ngay cả những nhân viên cố định ngoài thời vụ cũng có thu nhập
thấp hơn
- Vào mùa thấp điểm khi mà lượng cầu trong du lịch thấp thì
những khoản thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch
cũng giảm thấp gây khó khăn về vấn đề an ninh , phúc lợi xã hội.

10


- Năm 2014 Cát Bà có trên hơn 100 khách sạn tuy nhiên trong đó
chỉ vài khách sạn nhà còn lại là các khách sạn của các cá nhân hay các

tổ chức. Tất cả các khách sạn này đều được xây dựng theo kiểu tự
phát, chấp vá, manh mún, các chất thải lỏng, thậm chí cả chất thải rắn
đều được đưa xuống bãi biển ngay trước mặt khách sạn thông qua
đường ống cống điều này cảnh quan môi trường gây mất thiện cả của
du khách đến với Cát Bà.
-Vào mùa cao điểm khi nhu cầu tăng cao, số lượng khách bị dồn
nén khiến cho các nhà hàng, khách sạn và các hoạt động kinh doanh
không thực hiện niêm yết giá dịch vụ du lịch thường xuyên; mất mỹ
quan . Họ cứ hét giá cao ngất ngưởng khiến cho du khách không hài
lòng. Chất lượng dịch vụ và sự phục vụ cũng bị giảm xuống đáng kể
-Việc kinh doanh du lịch ở đây còn tuỳ tiện, công tác đào tạo
nghiệp vụ cho những người làm du lịch trên đảo gặp nhiều khó khăn,
phần lớn lao động ở đây đều làm việc theo thời vụ, họ được tuyển
dụng từ những vùng quê hoặc là những người dân chài của các tỉnh
sống di cư trên đảo.
-Lượng khách du lịch đến Cát Bà không cân đối, ít về mùa đông
nhưng lại quá tải về mùa hè dẫn đến tình trạng khi thì dồn nén khách,
khi thì chèo kéo khách, chính quyền địa phương không kiểm soát
được giá cả, nộp ngân sách địa phương còn thấp, săn bắt động thực
vật, chặt cây, hái củi… vẫn còn tồn tại.

11


-Vấn đề ô nhiễm, rác thải sự thiếu văn hoá của du khách kho đến
thăm Cát Bà và sự có mặt của du khách có làm gián đoạn quá trình
phát triển của các loài động thực vật trên đảo .
-Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng khi
số lương người quá tải và chính quyền địa phương chưa có biện pháp
giải quyết để giảm thiểu các khó khăn.

- Các tour du lịch, các hoạt động kinh doanh, vui chơi giải trí ở Cát
Bà không còn mới mẻ,mà được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến du khách
cảm thấy nhàm chán và không quay trở lại Cát Bà.
- Do nhiều vấn đền vấp phải, có tiềm năng nhưng không biết khai
thác thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khiến
Cát Bà ngày càng không thu hút , không tạo được sự mới mẻ cho du
khách
Khó khăn:
b. Về cơ sở vật chất:
-Cát Bà còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, giá điện nhà
nước sạch. Khi việc đi lại của du khách bị chặt chém , người dân dựa
vào việc nhu cầu khách du lịch tăng cao nên hét giá khiến khách du
lịch đến thăm mất thiện cảm. Chính quyền địa phương hét giá điện cao
do cầu du lịch tăng kéo theo các khách sạn nhà hàng càng đẩy mạnh
hơn giá điện khiến cho khách du lịch đến thăm Cát Bà cũng phải ngỡ
ngàng vì giá cả các hoạt động dịch vụ. - Các bãi tắm khu du lịch Cát Bà còn thiếu phương tiện cứu hộ và
điều kiện cấp cứu, giá phòng ngủ tăng giảm thất thường theo lượng

12


khách. Du lịch sinh thái đa dạng song còn thiếu tính chuyên nghiệp,
làm cho du khách chưa mặn mà với các tua du lịch;
-Về phương tiện vận chuyển khách đường thuỷ ra đảo hoặc thăm
vịnh còn thô sơ và bị hạn chế về số lượng và chất lượng. Vào mùa cao
điểm phương tiện vận chuyển không đáp ứng được số lượng khách
muốn tham quan , du lịch vịnh, đảo nên gặp nhiều khó khăn và trở
ngại.
- Hệ thống khách sạn tăng về số lượng song chất lượng đạt hạng
sao, đáp ứng nhu cầu của khách cao cấp (VIP) còn hạn chế. Vẫn còn

thiếu sự gắn kết giữa du lịch với các hoạt động thương mại, dịch vụ;
số ngày lưu trú của khách thấp, khả năng chi tiêu không cao; sản phẩm
du lịch. , dịch vụ còn thiếu đặc sắc. Một số dự án đầu tư du lịch triển
khai còn chậm.
-Mặt khác, công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm còn rất hạn
chế .Nội dung chưa có chiến lược marketing, đăc biệt trong quan hệ
quốc tế: hầu như chưa có các văn phòng đại diện ở nước ngoài, chưa
có đầy đủ thông tin hấp dẫn trên các tờ gấp, trang web… Những mảng
thông tin giới thiệu về đất nước, con người chưa đầy đủ hấp dẫn nên
chưa giúp cho khách hiểu về những nét đặc sắc, độc đáo, truyền thống
văn hoá dân tộc của con người Việt Nam trước khi họ quyết định đi du
lịch.
-Điều nữa, lượng khách tăng nhưng chất lượng và hiệu quả không
cao.
IV. Đề xuất giải pháp :

13


Những khó khăn mà Cát Bà đang gặp phải đòi hỏi chúng ta phải
đua ra các giải pháp nhằm nâng cao chất luongj dịch vụ và phát triển
du lịch mạnh mẽ hơn đó là:
- Cần phải tổ chức và đẩy mạnh công tác quản lý của chính quyền
địa phương về việc quản lý khu du lịch. Liên kết với các đơn vị hỗ trợ
cơ quan chức năng nhà nước để hỗ trợ trong mùa cao điểm, lúc quá
tải.
- Tạo công ăn việc làm ngoài thời vụ du lịch cho cán bộ công nhân
viên của doanh nghiệp nhằm lôi kéo họ làm việc lâu dài .
- Mở các lớp đào tạo chuyên sâu về kỹ năng phục vu cho nhân viên
để nang cao hiệu quả chất lượng phục vụ khách du lịch.

- Có chính sách niêm yết giá cả hợp lý đối với các cá nhân , cơ
quan để vấn đề giá cả không bị lên xuống thất thường gây ảnh hưởng
tiêu cực đến tâm lý khách du lịch. Bằng cách xử phạt nghiêm đối với
những cá nhân hay tổ chức nào vi phạm. Thường xuyên đi kiểm tra
các doanh nghiệp du lịch có liên quan.
-Cần truyền bá rộng rãi về các hoạt động hấp dẫn , những cảnh
quan đẹp kỳ vỹ hay những trải nghiệm mới mẻ, thú vị của du khách
khi đến Cát Bà cả trong và ngoài nước.
-Ngành du lịch ở Cát Bà phối hợp với các cơ quan liên ngành làm
tốt công tác tuyên truyền quảng bá với các cơ quan liên ngành làm tốt
công tác tuyên truyền quảng bá du lịch với nhiều sản phẩm đặc sản
của huyện đảo. Đồng thời giới thiệu về du lịch Cát Bà bằng những tờ

14


rơi, pa nô, ảnh quảng cáo và đặc biệt là in đĩa VCD có hình tiếng lồng
ghép với nội dung phong phú.
-Tạo điều kiện phát triển cho thời vụ du lịch vào các mùa thấp
điểm như: phát triển các loại tài nguyên chưa được khai thác, thu hút
vốn đầu tư vào các chương trình du lịch mới lạ, chưa từng có , tạo
điều kiện phát triển các loại du lịch nghỉ dưỡng, xông hơi, các loại
hình du lịch văn hoá vào mùa thu đông….
- Giải pháp tốt đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch trong đó
có những chuyên đề đào tạo riêng cho du lịch biển.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác marketing .
- Nâng cao chất lượng các tour du lịch, tránh cảm giác nhàm chán
cho du khách.
- Hợp tác chặt chẽ giữa các hãng lư hành , các công ty du lịch cùng
hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

-Giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho du khách.
-Phát triển các tài nguyên du lịch chưa khai thác hết để tạo thu hút ,
vốn đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng , vật chất cho Cát
Bà.
- Cần chuẩn bị lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm các
trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai được tốt và hiệu quả
hơn.
- Cần có biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của khách
du lịch nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như : có các biển báo

15


hướng dẫn việc vứt rác đúng nơi quy định, tăng cương thêm các thùng
và các nơi đựng rác thải.
- Có biện pháp xử lý trong việc đổ chất thải trực tiếp xuống biển
gây mất mỹ quan cho khu du lịch bằng cách xây dựng hệ thống đường
ống hiện đại và chọn địa điểm xử lý rác thải xa nơi tắm biển của khách
du lịch .
- Nâng cao chất lượng phục vụ của các nhà hàng khách sạn bằng
cách thu hút vốn đầu tư về trang thiết bị, phòng buồng ngày càng nâng
cấp hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách đến với Cát
Bà. Xây dựng và nâng cấp khách sạn theo tiêu chuẩn khách sạn hiện
đại. Xây dựng các khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao và có thêm những
khách sạn tiêu chuẩn từ 3 đến 4 sao hoạt động với dịch vụ cao, chất
lượng hiệu quả.
- Tăng thêm các loại hình (kinh doanh)dịch vụ bổ xung : giải trí ,
tiêu khiển , thể thao, câu lạc bộ, thường xuyên đổi mới các tour , tuyến
du lịch để giúp khách du lịch không cảm thấy nhàm chán khi quay lại
du lịch thăm Cát Bà.

-Tăng cường thêm tuyến Hà Nội-Hải phòng-Cát Bà bằng phương
tiện ô tô, tầu thuỷ cao tốc đáp ứng nhu cầu đi lại trong ngày của du
khách.
-Nâng cao cơ sơ vật chất , các phương tiện , dụng cụ phục vụ cho
tắm biển , cứu hộ và nhu cầu của khách du lịch. Thu hút vốn đầu tư và
trang bị các phương tiện tàu bè với số lượng lớn chất lượng tốt đảm
bảo an toàn cho khách du lịch đi tham quan tại các vịnh đảo. Mở thêm

16


các tuyến đường dẫn đến các khu du lịch tránh tình trạng ách tắc hoặc
quá tải về giao thông.
-Nhắc nhở các chủ quản lý bãi tắm làm tốt hơn về công tác cứu nạn
ở bãi tắm như xuồng cứu nạn, thông tin liên lạc, chòi quan sát bãi tắm
Cát Cò 2,3.
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ cả vĩ mô, vi mô, thủ tục hành
chính gọn nhẹ, giảm giá visa, chính sách thuế hợp lý, xây dựng hạ
tầng cơ sở, giới thiệu du lịch Việt Nam trên các phương tiện đại
chúng.
-Thường xuyên tập luyện nghiệp vụ cứu nạn, phải có địa điểm sơ
cứu rõ ràng. Công tác phục vụ khách du lịch nhiệt tình, chu đáo,
không làm phiền nhiễu du khách trong thời gian lưu trú tại Cát Bà.
Với các ưu thế về điều kiện tự nhiên Cát Bà luôn là một điểm đến
vô cùng lý tưởng cho các khách du lịch muốn đi tắm biển và khám
phá những điều thú vị mới lạ. Sự phân hoá thời vụ du lịch của Cát Bà
ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động kinh doanh du lịch vì thế cần
thấy rõ được những khó khăn và đưa ra các đề xuất giải pháp để khắc
phục nó , để khu du lịch Cát Bà ngày càng mới mẻ hơn và tiến bộ
hơn, xứng đáng với những gì mà thiên nhiên đã ban tặng .


17



×