Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chuyen de phuong phap tach chat ra khoi hon hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.93 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG THCS TÂN LỢI



CHUYÊN ĐỀ

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HOÁ HỌC
TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

Người thực hiện:

Phạm Thị Lục
TỔ SINH HOÁ

NĂM HỌC: 2008 – 2009


TRƯỜNG THCS TÂN LỢI
Họ và tên: Phạm Thị Lục
CHUYÊN ĐỀ:

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC
TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
-

-

-



-

-

-

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm nên việc tiếp thu, củng cố hình thành
kỹ năng về hóa học chủ yếu thông qua quá trình giải bài tập.
Ở cấp THCS việc giải bài tập hóa học còn khá mới mẻ đối với học sinh. Để
giúp học sinh hình thành được kỹ năng giải các thể loại bài tập hóa học khác
nhau dễ dàng. Tôi trình bày phương pháp giải một số bài tập dạng: TÁCH
CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP.
Mục tiêu :rèn kỹ năng quan sát ,kỹ năng làm thí nghiệm ,kỹ năng vận dụng
kiến thứcdiễn giải một vấn đề khoa học .
Đây là dạng bài tập đòi hỏi sự vận dụng cao, thường dùng để phân loại học
sinh khá, giỏi.
Để tách các chất ra khỏi hỗn hợp cần phải nắm chắc các tính chất riêng biệt
của từng chất trong hỗn hợp mà chất khác không có, khi đưa về dạng khác
thì dạng đó lại không bền, dễ bị phân hủy hoặc có thể tái tạo lại được.
Đây là dạng bài tập đòi hỏi sự chuẩn sác khá cao, thu được sản phẩm tinh khiết.

B. NỘI DUNG
I.
-

Kiến thức cần sử dụng
Tính chất vật lý, tính chất hóa học riêng của mỗi chất.
Kinh nghiệm quan sát màu sắc, mùi vị, trạng thái, làm khô, cô cạn, lọc, chiết,
thăng hoa … , biết chọn dung môi, hóa chất và các dụng cụ thích hợp, tiến

hành thí nghiệm đơn giản và hiệu quả.

II.

Các bước giải

-

Tìm hiểu và phân tích đầu bài.

-

Xác định hướng giải.

-

Trình bày phương pháp giải.

III.

Một số bài tập

1. Tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý
Bài tập 1: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và tinh bột.
+ Hướng giải:
-

Dựa vào tính tan của muối và tinh bột, sự bay hơi của nước.
1



Giải:
-

-

Hòa tan hỗn hợp trên vào nước, đổ hỗn hợp qua giấy lọc, tinh bột không tan
thu được trên giấy lọc.
Cô cạn phần nước lọc thu được làm nước bay hơi ta thu được muối ăn.

2. Tác chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất hoá học
a)

Với chất khí
Bài tập 1: Tách riêng một chất khí ra khỏi hỗn hợp các chất khí.
Cho hỗn hợpgồm 3 khí: CO2, C2H2 , O2 làm thế nào để thu được oxi tinh

khiết.
Giải:
-

Dẫn hỗn hợp khi lội qua dung dịch nước vôi trong, khí CO2 được giữ lại:

-

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 ↓ + H2O
Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước Brôm thì khí C2H2 bị giữ lại:

-


C2H2 + 2 Br2  C2H2Br4
Khí thoát ra chính là khí Oxi tinh khiết.

Bài tập 2:Tách riêng từng chất khí ra khỏi hỗn hợp các chất khí.
Bằng phương pháp hóa học hãy tách riêng từng khí ra khỏi hỗn hợp gồm
CO2, SO2, H2.
Giải:
-

Cho hỗn hợp khí đi qua bình đựng dung dịch nước vôi trong (dư) thì khí CO 2
và SO2 bị giữ lại và khí H2 thoát ra. Ta thu được khí H2.

-

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2  CaSO3 ↓ + H2O
Cho dung dịch H2SO3 vào hỗn hợp trên cho đến khi dư ta thu được khí CO2.

-

H2SO3 + CaCO3  CaSO3 ↓ + H2O + CO2 ↑
Cho tiếp vào hỗn hợp trên dung dịch HCl sẽ thu được SO2.
CaSO3 + 2HCl  CaCl2 + SO2 ↑ + H2O
Với chất rắn ở dạng bột

b)

Có 1 kim loại đứng trước H2và 2 kim loại đứng sau H2
Bài tập 1: Có một hỗn hợp gồm 3 kim loại dạng bột Fe, Cu, Au bằng phương pháp
hóa học, hãy tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp.

Giải:
-

Cho hỗn hợp 3 kim loại trên phản ứng với dung dịch HCl (dư) chỉ có Fe tan
ra do phản ứng:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2 ↑

2


-

Lọc lấy Cu, Au. Phần nước lọc thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH
sẽ sinh ra kết tủa trắng x a nh Fe(OH)2.

-

FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2↓ + 2NaCl
Lọc lấy Fe(OH)2 nung nóng ở nhiệt đo cao thu được FeO.

-

→ FeO + H2O
Fe(OH)2 
Nung nóng FeO rồi cho luồng khí H2 đi qua thu được Fe.

t0

-


FeO + H2 n.n
 Fe + H2O
Cho hỗn hợp Cu và Au phản ứng với H2SO4 đặc nóng chỉ có Cu tan ra. Thu
được Au.

-

Cu + 2H2SO4  CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
Phần nước lọc cho phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra kết tủa Cu(OH) 2.

-

CuSO4 + 2NaOH  Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Lọc lấy Cu(OH)2 nung ở nhiệt độ cao thu được CuO.

-

→ CuO + H2O
Cu(OH)2 
Nung nóng CuO rồi cho luồng khi H2 đi qua thu được Cu.

t0

t0

→ Cu + H2O
CuO + H2 
Có2 kim loại đứng trước H2 và 1 kim loại đứng sau H2:

Bài tập 2: Có hỗn hợp gồm 3 kim loại dạng bột Ag, Al, Fe. Trình bày phương

pháp hóa học để tách riêng từng kim loại ra khỏi hỗn hợp.
Giải:
-

Hòa tan hỗn hợp gồm Ag, Al, Fe trong dung dịch NaOH (dư) thì Fe, Ag
không tan, lọc lấy phần không tan.

-

Al bị hòa tan thành NaAlO2.

-

2Al +2NaOH + 2H2O  2NaAlO2 + 3H2↑
Thổi khí CO2 vào phần tan NaAlO2 sẽ thu được kết tủa Al(OH)3.

-

2NaAlO2 + 2CO2 +4H2O  2Al(OH)3↓ + 2NaHCO3
Lọc lấy kết tủa Al(OH)3 nung ở nhiệt độ cao ta thu được Al 2O3. Lấy chất rắn
Al2O3 điện phân nóng chảy thu được Al tinh khiết.
DPNC
→ 4Al + 3O2↑
2Al2O3 
Criohit

-

-


Hòa tan Fe và Ag trong dung dịch HCl (dư) thì Fe bị hòa tan thành dung dịch
FeCl2. Ag không tan. Lọc lấy Ag.
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2↑
Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch FeCl2 ta thu được Fe(OH)2.
FeCl2 + 2NaOH  Fe(OH)2 ↓+ 2NaCl

3


-

Lọc lấy kết tủa Fe(OH)2 nung trong môi trường chân không sẽ thu được chất
rắn FeO.
t0

-

→ FeO + H2O
Fe(OH)2 
Dùng khí H2 khử FeO ở nhiệt độ cao ta được Fe tinh khiết.
t0

→ Fe + H2O
FeO + H2 
Tách các chất rắn ở dạng bột

Bài tập 3: Có hỗn hợp bột 2 Oxít là Fe2O3 và Al2O3 . Làm thế nào để tách riêng mỗi
Oxít ra khỏi hỗn hợp.
Giải:
-


Cho hỗn hợp 2 Oxít trên phản ứng với dung dịch NaOH dư thì Al 2O3 bị hoà
tan thành NaAlO2. Còn Fe2O3 không tan. Lọc lấy Fe2O3.

-

Lấy dung dịch đã lọc trên phản ứng với CO2 sẽ được kết tủa Al(OH)3.

-

Al2O3 + 2NaOH dư  2NaAlO2 + H2O
2NaAlO2 + 2CO2 + 4H2O  Al(OH)3↓ + 2NaHCO3
Lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao ta thu được Al2O3.
0

t
→ Al2O3 + 3H2O
Al(OH)3 

c)

Với các chất dạng dung dịch

Bài tập 1: Tách riêng dung dịch từng chất sau ra khỏi hỗn hợp các dung dịch AlCl 3,
FeCl3, BaCl2.
Giải:
-

-


-

-

Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào hỗn hợp 3 dung dịch: AlCl 3, FeCl3, BaCl2 thì
FeCl3 tác dụng tạo kết tủa Fe(OH)3.
2FeCl3 + 3Ba(OH)2  2 Fe(OH)3 ↓+ 3BaCl2
2AlCl3 + 4Ba(OH)2 dư  Ba(AlO2)2 + 3BaCl2 + 4H2O
Lọc lấy kết tủa Fe(OH)3 cho phản ứng với dung dịch HCl dư ta được FeCl3.
Fe(OH)3 + 3HCl  FeCl3 + 3H2O
Dung dịch còn lại gồm: BaCl2, Ba(AlO2)2, Ba(OH)2 cho phản ứng với HCl
vừa đủ sẽ thu được Al(OH)3 kết tủa và dung dịch có chứa BaCl2.
Ba(AlO2)2 + 2HCl + 2H2O  2Al(OH)3↓ + BaCl2
Ba(OH)2 + 2HCl Ba Cl2 + 2H2O
Lọc lấy kết tủa Al(OH)3 cho phản ứng với dung dịch HCl dư ta được AlCl3.
Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O

C. KẾT LUẬN
-

Trên đây là phương pháp giải một số bài tập dang tách chất ra khỏi hỗn hợp .
Đối với học sinh khi giải các bài tập này phải dựa vào sự khác biệt về tính

4


-

-


chất vật lý như: tính tan trong nước, nhiệt độ sôi ,nhiệt độ nóng chảy màu
sắc, mùi vị …..
Dựa vào phản ứng đặc trưng của từng chất để tách chúng ra khỏi hỗn hợp
,sau đó dùng phản ứng thích hợp để tái tạo lại chất ban đầu .
Khi giải bài tập hs phải biết vận dụng triệt để lý thuyết và kết quả thực
nghiệm , xác định hướng giải nhanh ,trình bày ngắn gọn ,dễ hiểu ,say mê
,hứng thú và yêu thích môn học .
Ngày 8 tháng 3 năm 2009
Người thực hiện
Phạm Thị Lục

5



×