Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nghiên cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT tại một số xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.88 KB, 111 trang )

i


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống người dân
được nâng cao và nhu cầu sử dụng rau sạch ngày càng tăng thì rau an toàn (RAT) đã trở
thành một vấn đề hết sức cấp thiết. Nó là nguồn thực phẩm cần thiết cung cấp cho bữa
ăn hàng ngày của con người, là nguyên liệu chế biến xuất khẩu góp phần tăng sản lượng
nông nghiệp, tăng thu nhập và tạo việc làm cho người nông dân. Nhằm mở rộng phát
triển sản xuất RAT và giúp đỡ các hộ nông dân trong sản xuất, ổn định đầu ra thì các mô
hình sản xuất và tiêu thụ RAT đã ra đời ở nhiều nơi, đặc biệt là huyện Gia Lâm.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mô hình sản xuất
và tiêu thụ RAT tại một số xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
Đề tài được nghiên cứu với 5 mục tiêu cụ thể: 1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở
lí luận và thực tiễn về các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT; 2)Khái quát tình hình sản
xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Gia Lâm; 3) Tìm hiểu hoạt động của các mô
hình sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Gia Lâm; 4) Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT, Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn,
cơ hội và thách thức; 5)Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững các mô hình sản
xuất và tiêu thụ RAT.
Phương pháp chính mà chúng tôi sử dụng trong đề tài là phương pháp phỏng
vấn trực tiếp các hộ sản xuất RAT. Chúng tôi chọn địa bàn nghiên cứu tại 3 xã Văn
Đức, Đặng Xá và Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm. Vì đây là 3 xã truyền thống trồng
rau lâu năm và có diện tích trồng RAT được cấp giấy chứng nhận nhiều nhất, mỗi xã
phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ với bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, còn có các
phương pháp như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích SWOT…
Qua nghiên cứu về đặc điểm địa bàn huyện Gia Lâm chúng tôi nhận thấy huyện
Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội với diện tích trồng RAT rất lớn và ngày
càng gia tăng qua các năm, kéo theo năng suất, sản lượng RAT cũng tăng nhanh và



ii


Khóa luận tốt nghiệp
chủng loại RAT ngày càng đa dạng. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của RAT tại địa bàn huyện.
Sau khi điều tra nghiên cứu, chúng tôi đã biết đến một số mô hình đã được áp
dụng trên địa bàn 3 xã thuộc huyện Gia Lâm. Đó là mô hình liên kết với người thu
gom, mô hình liên kết với công ty thu mua RAT (cụ thể ở đây là công ty TNHH
Hương Cảnh chi nhánh Hà Nội thuộc địa bàn xã Văn Đức – Gia Lâm – Hà Nội), mô
hình liên kết với Hợp tác xã (HTX), mô hình liên kết nhóm và mô hình sản xuất tự do.
Trong đó, mô hình liên kết với người thu gom là mô hình phát triển và được nhiều hộ
sản xuất áp dụng nhất đạt 41,11% tổng số hộ điều tra, với sản lượng tiêu thụ lớn. Mô
hình liên kết với HTX và liên kết với công ty có rất nhiều thuận lợi và tiềm năng phát
triển nhưng lại ít hộ tham gia hơn, còn mô hình liên kết nhóm và sản xuất tự do thì
hoạt động chưa thực sự hiệu quả bằng các mô hình khác. Để tìm hiểu nguyên nhân và
phân tích ưu nhược điểm của từng mô hình chúng tôi tiến hành so sánh chi phí sản
xuất và kết quả, hiệu quả sản xuất 1 sào gieo trồng bình quân trên hộ của từng mô hình
khi cùng sản xuất 2 loại RAT là cà chua và bắp cải.
Các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT tại 3 xã Văn Đức, Đặng Xá và Đông Dư
nói riêng và trên địa bàn huyện Gia Lâm nói chung đều chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố khác nhau như: yếu tố về phía hộ (độ tuổi, trình độ của chủ hộ…), các yếu tố về đặc
điểm sản xuất RAT, yếu tố về giá bán và thị trường tiêu thụ, các yếu tố về kinh tế xã
hội (quy mô sản xuất, hệ thống thông tin thị trường, hành lang pháp lý). Tuy nhiên các
mô hình đều có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau tạo nên những cơ hội và thách
thức cho bản thân mỗi mô hình. Từ đó chúng tôi so sánh ưu nhược điểm của các mô
hình để thấy rõ được mô hình nào là tốt nhất, phát triển nhất.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn sản xuất RAT của địa phương, cũng như căn
cứ vào những kết quả nghiên cứu thu được trong qúa trình điều tra chúng tôi đề xuất

một số giải pháp cho từng tác nhân trong các mô hình, cho thị trường tiêu thụ sản
phẩm RAT, giải pháp về quy hoạch và phát triển sản xuất, giải pháp về các chính sách.
Đồng thời đề ra một số kiến nghị về phía Nhà nước, chính quyền địa phương và hộ sản

iii


Khóa luận tốt nghiệp
xuất nhằm thúc đẩy mở rộng sản xuất RAT cũng như các mô hình liên kết trên địa bàn
huyện Gia Lâm – Hà Nội.

MỤC LỤC

iv


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Rau sạch xuất khẩu của các nước EU 2001 – 2004....Error: Reference source
not found
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Gia Lâm (2008 – 2010)..............Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 : Tình hình dân số và lao động huyện Gia Lâm (2008-2010). Error: Reference
source not found
Bảng 3.3: Tình hình phát triển kinh tế ở huyện Gia Lâm (2008 – 2010).................Error:
Reference source not found
Bảng 4.1: Diện tích RAT huyện Gia Lâm chia theo đơn vị sản xuất (2008-2010). Error:
Reference source not found
Bảng 4.2: Diện tích một số loại rau và RAT chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm

(2008-2010).................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.3: Năng suất một số loại RAT chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm..........Error:
Reference source not found
(2008-2010).................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.4: Sản lượng một số loại RAT chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm.........Error:
Reference source not found
(2008-2010).................................................................Error: Reference source not found
huyện Gia Lâm năm 2010...........................................Error: Reference source not found
Bảng 4.5: Biến động giá một số loại RAT chủ yếu theo mùa vụError: Reference source
not found
trên địa bàn huyện năm 2010......................................Error: Reference source not found
Bảng 4.6: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện...........Error: Reference
source not found
Bảng 4.7: Tình hình tham gia các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ nông
dân điều tra..................................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.8: Một số chủng loại RAT chính trên địa bàn 3 xã điều tra năm 2011.......Error:
Reference source not found

v


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 4.9: Khối lượng thu mua một số loại RAT BQ/ngày của các mô hình..........Error:
Reference source not found
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất 1 sào cải bắp bình quân / hộ của các mô hình............Error:
Reference source not found
Bảng 4.11: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào cải bắp bình quân / hộ..Error: Reference
source not found
của các mô hình...........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.12: Chi phí sản xuất 1 sào cà chua bình quân / hộ của các mô hình...........Error:

Reference source not found
Bảng 4.13: Kết quả và hiệu quả sản xuất 1 sào cà chua bình quân / hộ. Error: Reference
source not found
của các mô hình...........................................................Error: Reference source not found
Bảng 4.14: Phân tích SWOT đối với mô hình liên kết với người thu gom.............Error:
Reference source not found
Bảng 4.15: Phân tích SWOT đối với mô hình liên kết với HTX và liên kết với các
công ty thu mua và tiêu thụ sản phẩm RAT...............Error: Reference source not found
Bảng 4.16: Ưu điểm và hạn chế của mỗi mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT..........Error:
Reference source not found

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu sản lượng một số loại RAT chủ yếu trên địa bàn. .Error: Reference
source not found
Biểu đồ 4.2: Mức độ tham gia các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT của các hộ điều
tra tại 3 xã trên địa bàn huyện Gia Lâm......................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất trồng 1 sào bắp cải bình quân / hộ của các mô hình
......................................................................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.4: Cơ cấu chi phí sản xuất trồng 1 sào cà chua bình quân / hộ của các mô hình
..........................................................................................Error: Reference source not found

vi


Khóa luận tốt nghiệp

vii


Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sản lượng RAT ở đồng bằng sông Hồng 2000 - 2008Error: Reference source
not found
Hình 2.2: Diện tích trồng RAT tại TP HCM (2005 – 2010).Error: Reference source not
found
Hình 2.3: Tổ chức của các kênh phân phối RAT tại Hà Nội Error: Reference source not
found
Hình 2.4: Diện tích trồng RAT được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện................Error:
Reference source not found

viii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1: Hệ thống kênh tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Gia Lâm...Error: Reference
source not found
Sơ đồ 4.2: Kênh tiêu thụ sản phẩm của mô hình sản xuất tự do. Error: Reference source
not found
Sơ đồ 4.3: Kênh tiêu thụ sản phẩm của mô hình liên kết với người thu gom..........Error:
Reference source not found

ix


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CC - TTCN

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GAP


Good Agriculture Practices
Thực hành nông nghiệp tốt

HTX

Hợp tác xã

HTX DVNN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

RAT

Rau an toàn

SL

Sản lượng

TP

Thành phố


TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TM - DV

Thương mại - Dịch vụ

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP

Vietnamese Good Agriculture Practices

x


Khóa luận tốt nghiệp


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rau là thực phẩm không thể thiếu trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của con
người. Rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con
người như vitamin, axit amin, các chất đạm, chất khoáng… là những chất dinh dưỡng
quan trọng mà các thực phẩm khác không thể thay thế được.
Về mặt kinh tế, rau có vai trò đáng kể, một số loại rau được coi là cây lương
thực và có thể bổ sung vào nguồn lương thực khi cần thiết. Bên cạnh đó rau xanh còn
là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Trong thời kì hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập vào tổ
chức thương mại Thế giới WTO, đời sống của người dân đã được nâng cao rõ rệt thì
nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ không chỉ đơn thuần là nhu
cầu về số lượng mà còn đòi hỏi cả về chất lượng, trong đó có rau. Nếu rau không an
toàn hoặc không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây tâm lý hoang
mang và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới môi
trường sống của con người. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của rau
an toàn (RAT). Vì vậy, sản xuất và tiêu dùng rau sạch, RAT đã nhận được sự quan tâm
của người tiêu dùng và trở thành vấn đề mang tính cấp thiết để phục vụ nhu cầu của
người dân đặc biệt là người dân thành phố.
RAT đã được trồng ở các huyện ngoại thành Hà Nội từ những năm 1996, đặc
biệt từ sau năm 1999 khi thành phố có chủ trương quy hoạch phát triển vùng sản xuất
RAT cung cấp cho thị trường các quận nội thành thì diện tích trồng rau lại càng tăng
lên đáng kể hơn. Huyện Gia Lâm – Hà Nội là một trong những huyện có nhiều vùng
được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT hơn so với các huyện khác trên
địa bàn thành phố Hà Nội và được thành phố giao cho chuyên sản xuất RAT phục vụ
nhu cầu tiêu dùng. Việc sản xuất RAT của huyện Gia Lâm được tiến hành tại hầu hết
các xã có khả năng trồng rau, trong đó, Văn Đức, Đặng Xá và Đông Dư là 3 xã điển

1



Khóa luận tốt nghiệp
hình, hàng năm đã sản xuất và cung ứng một lượng lớn RAT ra thị trường. Tuy nhiên,
sản xuất và tiêu thụ RAT vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: thời tiết thay đổi thất
thường gây ảnh hưởng đến mùa vụ sản xuất, trình độ nhận thức của nông dân còn hạn
chế dẫn đến sản xuất chưa thực sự hiệu quả, đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh, người
tiêu dùng chưa tin tưởng vào các sản phẩm vì bằng mắt thường khó phân biệt đâu là
RAT... Vì vậy, để khắc phục những khó khăn này, tại các vùng sản xuất RAT đã xuất
hiện các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT. Mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT là
những mô hình có sự tham gia của người dân sản xuất RAT và các tác nhân, tổ chức
khác nhau như: người thu gom, Hợp tác xã (HTX), các công ty chế biến và tiêu thụ
RAT….Các tác nhân này tham gia vào mô hình kết hợp với người nông dân đưa sản
phẩm ra thị trường, đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, các mô hình này cũng gặp
không ít khó khăn trong sản xuất RAT và đặc biệt là khâu tiêu thụ.
Vì vậy, để tìm hiểu về những thuận lợi cũng như khó khăn của các mô hình này,
đồng thời xác định tính hiệu quả của từng mô hình, từ đó tìm ra các giải pháp phát triển
bền vững, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT phát triển hơn, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại một số xã trên
địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, tìm hiểu một số mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT tại một số xã
trên địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội. Từ đó, đề xuất một số giải pháp phát triển các
mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT nhằm nâng cao thu nhập của các hộ nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về các mô hình sản xuất và
tiêu thụ RAT.
- Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Gia Lâm.

2



Khóa luận tốt nghiệp
- Tìm hiểu hoạt động của các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn
huyện Gia Lâm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT. Từ đó
rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân trồng RAT trên địa bàn 3 xã Văn Đức, Đông Dư và Đặng Xá
của huyện Gia Lâm – Hà Nội.
- Các tác nhân trong các mô hình (doanh nghiệp thu mua, HTX, người thu gom,
nhóm hộ chuyên sản xuất, tổ liên kết...).
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về nội dung
Trong phạm vi về nội dung nghiên cứu, chúng tôi tập trung nghiên cứu thực
trạng hoạt động của một số mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT có sự liên kết giữa hộ
nông dân sản xuất RAT với các tác nhân ở 3 xã trên địa bàn huyện Gia Lâm. Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các mô hình đó, từ đó đề xuất một
số giải pháp phát triển RAT.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã Văn Đức, Đông Dư và Đặng Xá, huyện Gia
Lâm, Hà Nội.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 25/01/2011 đến 25/5/2011.
- Số liệu đánh giá thực trạng tình hình được thu thập từ năm 2008 - 2010.

3



Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN II: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Lí luận về sản xuất và tiêu thụ RAT
2.1.1.1 Các khái niệm
* Khái niệm RAT
Theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn (Bộ NN & PTNT): “RAT là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả
các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt....) được sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bao gói
và bảo quản theo quy trình kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi sinh vật, hóa chất độc hại
dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định”.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tổ chức Nông Lương thế giới FAO thì RAT
phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Rau phải đảm bảo chất lượng, phẩm chất, không bị hư hại, dập nát, héo, úa.
- Là các sản phẩm không chứa hàm lượng độc tố nitrat (NO 3), kim loại nặng, dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại vượt quá ngưỡng cho phép.
- Rau không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người.
Như vậy, RAT là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên
các diện tích đất có thành phần hóa – thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là hàm lượng
kim loại nặng, các chất độc hại từ phân bón, các chất bảo vệ thực vật và các chất thải
sinh hoạt tồn tại trong đất), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật nhất định (đặc
biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước). Nhờ vậy rau đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan Nhà nước đặt ra.
Sở dĩ gọi là RAT vì trong quá trình sản xuất rau, người trồng rau vẫn sử dụng
phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế
hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ thực vật trong danh mục
cho phép.


4


Khóa luận tốt nghiệp
Trong đời sống hàng ngày, RAT thường được gọi là rau sạch. Để phân biệt một
cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch được sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất
theo các quy trình canh tác đặc biệt sạch như rau thủy canh, rau hữu cơ... Mức độ đảm
bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với RAT.
Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn còn
giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học sản xuất).
* Khái niệm sản xuất
Trong nông nghiệp, sản xuất là một quá trình sức lao động sử dụng tư liệu lao
động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm lao động.
Trong đó, sức lao động là toàn bộ những năng lực về thể chất và tinh thần tồn
tại trong cơ thể con người đang sống và được đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất một
giá trị sử dụng nào đó.
Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác
động vào làm thay đổi hình thái của nó cho phù hợp với mục đích của con người. Ví dụ
đối với sản xuất rau thì đó là hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)....
Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự
tác động của con người lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động theo
mục đích của mình ví dụ như cày, quốc, xe thồ, bình phun thuốc trừ sâu....dùng để sản
xuất rau.
Như vậy có thể nói sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế
của con người, là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay trao đổi trong thương mại.
Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau đây: sản xuất cái gì? sản xuất như
thế nào? sản xuất cho ai? và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác nguồn
lực cần thiết để làm ra sản phẩm? Hay nói một cách đơn giản, sản xuất là quá trình kết
hợp các yếu tố đầu vào như sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động để tạo ra
sản phẩm đầu ra, tạo ra của cải vật chất không có sẵn trong tự nhiên nhưng lại cần thiết

cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

5


Khóa luận tốt nghiệp
* Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình bán sản phẩm trên thị trường. Nó là quá trình
thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, thông qua tiêu thụ hàng hóa chuyển từ
hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn được hình thành.
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đóng vai
trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các cá thể tham gia sản
xuất.... mà ở đây là các hộ nông dân trồng RAT, các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
(HTX DVNN), các tác nhân trong mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT. Đối với một chu
trình sản xuất và tiêu thụ RAT thì tiêu thụ càng có vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ
sở để thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo tiền đề cho việc trồng RAT. Nghề trồng rau là
một nghề nông nghiệp truyền thống, người sản xuất rau chủ yếu là những người nông
dân với kinh nghiệm lâu năm, nhưng họ lại chỉ có được cái nhìn trước mắt mà không
tính đến những lợi ích lâu dài. Vì vậy, nếu khâu tiêu thụ được đảm bảo ổn định thì
trước mắt người nông dân sẽ tham gia trồng RAT với tinh thần hăng say và ý thức cao.
Quá trình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ và đến với người tiêu dùng sẽ hình
thành nên các kênh phân phối. Kênh phân phối sản phẩm: là tập hợp những cá nhân
hay sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình tạo ra
dòng vận chuyển hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng. Tất cả những
người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành
viên nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những người trung gian thương
mại, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng
khác nhau.
Các loại kênh phân phối:
- Kênh tiêu thụ trực tiếp: đây là kênh tiêu thụ sản phẩm bằng cách người sản

xuất trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, không qua trung gian.
- Kênh tiêu thụ gián tiếp: là kênh người sản xuất bán sản phẩm của mình cho
người tiêu dùng qua một hay một số trung gian như người bán buôn, người bán lẻ hay

6


Khóa luận tốt nghiệp
các đại lý. Tùy theo mức độ của 1 hay nhiều trung gian mà ta có các kênh tiêu thụ:
kênh cấp 1, kênh cấp 2, kênh cấp 3.
2.1.1.2 Vai trò của RAT
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy lượng
protit và lipit trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng có giá trị lớn vì cung cấp cho
cơ thể nhiều chất có hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính chất kiềm,
các vitamin, các chất pectin, axit hữu cơ.
Một đặc tính sinh lí quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng gây thèm ăn
và ảnh hưởng tới chức phận tiết của các tuyến tiêu hoá. Tác dụng này đặc biệt rõ rệt ở
các loại rau có tinh dầu như rau mùi, rau thơm, hành, tỏi... Chúng gây tiết dịch vị mạnh
hơn cả các loại nước xúp. Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều prô-tít, lipít,
gluxít làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Cũng vì vậy bữa ăn có rau tươi tạo điều
kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác. [1]
Rau tươi là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng. Nhu cầu
về vitamin và muối khoáng của con người được cung cấp qua bữa ăn hằng ngày
chủ yếu do rau tươi. Hầu hết các loại rau thường dùng của nhân dân ta đều giàu
vitamin, nhất là vitamin A và C là những vitamin hầu như không có hoặc chỉ có
rất ít trong thức ăn động vật.
Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau không thuốc”. Điều này khẳng
định vai trò của rau tươi trong dinh dưỡng và bữa ăn hàng ngày. Chính vì vậy
điều quan trọng là phải bảo đảm rau sạch, an toàn không có vi khuẩn gây bệnh và
các hoá chất độc hại gây nguy hiểm. Rau sạch và RAT là những loại rau được

sản xuất theo quy trình kĩ thuật đạt tiêu chuẩn hạn chế đến mức thấp nhất việc sử
dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích... nhằm làm giảm tối đa lượng
chất độc tồn đọng trong rau. Chính vì vậy các nhà trồng rau phải hiểu được tầm
quan trọng đặc biệt của sản xuất RAT và tôn trọng tất cả các nguyên tắc nghiêm
ngặt, từ việc chọn đất trồng rau, tưới bón, đến việc sử dụng thuốc BVTV, thuốc

7


Khóa luận tốt nghiệp
kích thích tăng trưởng, thời gian thu hoạch sau khi bón phân hoặc phun
thuốc.v.v...
2.1.1.3 Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ RAT
Sản xuất RAT là một bộ phận của sản xuất rau nói chung, nó mang đầy đủ đặc
điểm của ngành sản xuất rau và có những đặc điểm riêng biệt trong sản xuất và tiêu thụ
như:
- Hầu hết các loại cây trồng hay rau đều trải qua thời kỳ ươm trước khi trồng đại
trà, sự chống chịu bệnh tật, sự phát triển cũng như chất lượng sản phẩm phần nào phụ
thuộc vào giai đoạn ươm này, do vậy khi sản xuất phải xử lý cây trồng ngay từ đầu.
- Rau là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vật chất cũng như sức lao
động nhiều hơn các loại cây trồng khác.
- RAT là loại sản phẩm tươi, xanh, nhiều chất dinh dưỡng, khả năng mắc nhiều
loại sâu bệnh cao. Do đó trong quá trình canh tác phải sử dụng nhiều loại thuốc BVTV.
Đây là vấn đề có tính hai mặt, sử dụng để bảo vệ, duy trì sản lượng cây trồng nhưng sử
dụng không đúng quy cách lại là nguyên nhân gây nhiễm độc sản phẩm.
- Đối với các sản phẩm rau sau khi thu hoạch cần được đưa ra thị trường để tiêu
thụ ngay vì để lâu sẽ dẫn đến hư hỏng, thối nát. Vì vậy, thị trường tiêu thụ RAT khá
nghiêm ngặt và là nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành, nó đặt ra tiêu chuẩn
cho những người sản xuất, những sản phẩm đủ tiêu chuẩn quy định mới tồn tại được
trong thị trường.

- Do sản xuất theo tiêu chuẩn cho trước nên sản xuất RAT phải tuân thủ nghiêm
ngặt về kỹ thuật, đòi hỏi mức độ đầu tư vật chất cao hơn sản xuất rau bình thường,
trong khi đó thì năng suất và sản lượng lại thấp hơn. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến
giá bán các loại rau này thường cao hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại nhưng
sản xuất trong điều kiện bình thường. Điều này dẫn đến hạn chế sức mua, sức cạnh
tranh của nó trên thị trường.

8


Khóa luận tốt nghiệp
- Xu thế phát triển ở nước ta: hiện nay do đời sống ngày càng phát triển nên nhu
cầu tiêu dùng rau tăng không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng nên thị trường tiêu
thụ RAT đang dần phát triển và hoàn thiện.
2.1.2 Lí luận về mô hình
2.1.2.1 Khái niệm mô hình
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về mô hình. Theo tác giả Hoàng Xuân Thọ
(2007) cho rằng: “mô hình theo nghĩa phổ biến là sự mô phỏng dưới một hình thức
diễn tả thu gọn và cô đọng bằng những ngôn ngữ nào đó có tính ước lệ (tái hiện bắt
chước) nhằm đặc trưng cho những thuộc tính bản chất và chung nhất về cấu trúc và
hành động của một khách thể (sự vật, hiện tượng hoặc một quá trình) nào đó trong tổng
thể tự nhiên và xã hội”.
Theo góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì “Mô hình là vật cùng hình dạng
nhưng thu nhỏ lại”. Khi tiếp cận sự việc để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng
cấu tạo và hành động của một vật để trình bày và nghiên cứu. Khi mô hình hóa đối
tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp
cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu.
Mô hình còn được coi là “hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu” và còn là
“kiểu mẫu” về một “hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế” (Eastonc and
Sheeerd A.W, 2001).

Nghiên cứu mô hình thường được mô tả là một quá trình tìm hiểu thực tiễn tích
cực, cần cù và có hệ thống nhằm khám phá, phiên giải và xem xét các sự kiện. Sự điều
tra tri thức này tạo ra sự hiểu biết tốt hơn về các sự kiện, hành vi hoặc giả thuyết và tạo
ra các ứng dụng thực tế thông qua các định luật và giả thuyết. Thuật ngữ nghiên cứu
cũng được sử dụng để mô tả việc thu thập thông tin về các vấn đề chuyên môn mà nó
thường liên quan đến khoa học và phương pháp nghiên cứu khoa học.
2.1.2.2 Tính chất của mô hình
Mô hình có ba tính chất đặc trưng

9


Khóa luận tốt nghiệp
- Tính tương tự: Mô hình phản ánh các thuộc tính cần nghiên cứu của đối tượng
nghiên cứu, do đó kết quả nghiên cứu trên mô hình cũng giống như kết quả nghiên cứu
trên nguyên mẫu.
- Tính đơn giản: Khi xây dựng mô hình theo một mục đích nghiên cứu nhất
định, mô hình chỉ mang các thuộc tính và quan hệ đặc trưng cơ bản của đối tượng
nghiên cứu còn các thuộc tính khác không ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu thì đều
bị lược bỏ.
- Tính khái quát: Mô hình thường mang thuộc tính đặc trưng của một lớp các
đối tượng cùng loại, do đó có thể dùng mô hình để nghiên cứu những đối tượng khác
thuộc lớp đó.
Phương pháp mô hình hóa là một phương pháp nghiên cứu bằng cách lập ra các
mô hình về sự vật và hiện tượng nghiên cứu để hiểu được sự vật và hiện tượng đó. Tùy
vào mục tiêu nghiên cứu mà người ta sử dụng phương pháp mô hình hóa để tiếp cận
đối tượng nghiên cứu, nhằm biểu hiện bản chất quá trình vận động của sự vật và các
hiện tượng trong giới tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đối tượng nghiên cứu rất phức tạp, để
hiểu được bản chất người ta đã sử dụng phương pháp mô hình hóa lược bỏ những
thành phần không cơ bản nhằm đơn giản hóa đối tượng nghiên cứu mà không làm mất

đi những đặc trưng cơ bản của đối tượng đó.
Có rất nhiều cách thể hiện mô hình như thể hiện bằng sơ đồ, lược đồ; thể hiện
bằng đồ thị; thể hiện bằng toán học; thể hiện bằng bảng tính, một dãy số thông qua sự
thể hiện lời nói.
2.1.2.3 Mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT
Mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT cũng dựa trên những khái niệm và tính chất
của mô hình. Vận dụng vào thực tiễn cho thấy mô hình được nhìn từ nhiều góc độ quan
điểm khác nhau. Nhà quản lý xem mô hình là hệ thống kế hoạch đánh giá, giám
sát...Nhà kinh tế chủ yếu quan tâm đến các yếu tố đầu vào – đầu ra. Ngoài ra, nhà xã
hội cũng có nhiều quan điểm khác nhau về mô hình.

10


Khóa luận tốt nghiệp
Mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT được nhìn nhận từ góc độ kinh tế bao gồm
các yếu tố đầu vào như nguồn lực (vật tư, tài chính, kinh tế....), quá trình hoạt động của
các cá nhân trực tiếp và gián tiếp tham gia, sau cùng là đầu ra của sản phẩm.
Tham gia vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nói chung và các mô hình sản xuất
và tiêu thụ RAT nói riêng bao gồm các tác nhân sau:
- Người sản xuất: là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, sau thu hoạch họ có thể
bán sản phẩm cho người thu gom, các cửa hàng, siêu thị hoặc bán trực tiếp cho người
tiêu dùng...
- Người thu gom: là những người chuyên thu mua sản phẩm và giao lại cho
những người bán lẻ, các cửa hàng và bếp ăn....Họ cũng có thể là chính những người
sản xuất và làm thêm chức năng thu gom. Những người thu gom có thể gồm những
người thu gom tập thể (HTX), người thu gom cá thể và những người thu gom xuất
khẩu, thu gom bán tại thị trường nội địa....
- Các siêu thị, cửa hàng và quầy RAT.
- Các doanh nghiệp thu mua và sơ chế, đóng gói sản phẩm RAT.

- Người bán buôn: Họ mua các sản phẩm từ các tỉnh và các vùng lân cận mang
về thành phố sau đó bán lại cho những người bán lẻ tại các chợ, các cửa hàng và siêu
thị nếu có nhu cầu.
- Người bán lẻ: là những người bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng. Họ
thường có ít vốn, kinh doanh với một lượng nhỏ và giá bán cao hơn giá bán buôn.
- Người tiêu dùng: là những người có nhu cầu về một sản phẩm nào đó, nhưng
không có điều kiện sản xuất, họ thường là những người thu mua để tiêu dùng cá nhân
và cho gia đình họ.
2.1.2.4 Liên kết trong mô hình
* Khái niệm về liên kết
Liên kết là hình thức hợp tác, phối hợp hoạt động do các đơn vị tự nguyện tiến
hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp
luật Nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh

11


Khóa luận tốt nghiệp
tế thông qua quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm
năng của các đơn vị tham gia liên kết nhằm tạo ra thị trường chung và bảo vệ cho nhau
(Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 2001).
Trong từ điển Kinh tế học hiện đại David. W. Pearce (1999) lại cho rằng: “Liên
kết kinh tế chỉ tình huống mà khi các khu vực khác nhau của một nền kinh tế, thường
là khu công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả
và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều này thường đi kèm
với sự tăng trưởng bền vững”.
Như vậy có thể thấy rằng liên kết kinh tế thực chất là sự hợp tác phát triển của
hai hay nhiều bên, không kể quy mô hay loại hình sở hữu với mục tiêu là các bên tìm
cách bù đắp khuyết điểm và phối hợp với nhau ăn ý. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công
nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay thì liên kết kinh tế càng trở thành nhu cầu cấp

thiết cho việc phát triển kinh tế xã hội đất nước.
* Vai trò của các liên kết trong mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT
Trong các mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT liên kết đóng vai trò quan trọng và
không thể thiếu. Nó giúp các hộ nông dân liên kết với các tác nhân trong mô hình dễ
dàng và thuận lợi hơn, như liên kết giữa các hộ với nhau, liên kết với HTX, liên kết với
người thu gom....
- Liên kết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân tham
gia mô hình không ngừng phát triển và đạt hiệu quả ngày càng cao.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân khắc phục được những bất lợi về quy mô.
Trong sản xuất RAT liên kết giữa các nhóm hộ sản xuất giúp các hộ tập trung được
diện tích đất sản xuất RAT, thuận lợi hơn khi xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất như hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, giếng khoan...
- Liên kết được tiến hành trên tinh thần tự nguyện tham gia của các bên. Bởi vì
chỉ khi tự nguyện tham gia thì các chủ thể liên kết mới phát huy hết năng lực nội tại
của mình để xây dựng mối quan hệ lâu dài và bền chặt.

12


Khóa luận tốt nghiệp
- Các bên tham gia dân chủ, bình đẳng trong các quyết định của liên kết. Do các
nguồn lực được hình thành dựa trên sự đóng góp của các chủ thể tham gia, mặt khác
các liên kết có liên quan chặt chẽ đến lợi ích của các chủ thể tham gia nên hoạt động quản
lí, điều hành, giám sát và phân phối trong liên kết phải đảm bảo dân chủ, bình đẳng.
- Các mối liên kết nên được pháp lý hóa, đảm bảo đủ độ tin cậy và đúng pháp
luật nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của các bên
tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết khi xảy ra tranh chấp.
- Liên kết kinh tế giúp các tác nhân phản ứng nhanh với các thay đổi của thị
trường và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh.
2.1.3 Lí luận về RAT được sản xuất theo hướng VietGAP

2.1.3.1 GAP là gì?
Theo Quy định số 379/QĐ-BNN–KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT thì GAP - Good Agriculture Practices (Thực hành nông nghiệp tốt) là
những nguyên tắc được thiết lập để đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ,
thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi
khuẩn, nấm, virut, kí sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm
lượng nirat), đồng thời sản phẩm đảm bảo an toàn từ ngoài đồng cho đến khi sử dụng.
Quy trình nông nghiệp an toàn GAP là một quy trình tự nguyện đề ra những tiêu
chuẩn nhằm ngăn ngừa những mối nguy có ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng sản
phẩm, môi trường và công nhân sản xuất, cách xử lý rau quả trái cây trước và sau khi
thu hoạch. Quy trình được biên soạn như sau:
(i) An toàn thực phẩm.
(ii) Quản lí môi trường.
(iii) Sức khỏe, an toàn và phúc lợi người công nhân lao động.
(iv) Chất lượng sản phẩm để đảm bảo tất cả các nguy cơ dù tiềm ẩn vẫn được
trình bày một cách rõ ràng minh bạch (Bộ NN&PTNT, Cục Trồng trọt – Ban chỉ đạo
chương trình rau hoa quả, 2008).
2.1.3.2 Khái niệm phát triển sản xuất RAT theo hướng VietGAP

13


Khóa luận tốt nghiệp
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agriculture Practices, nghĩa là
“Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt” được áp dụng cho rau quả tươi của Việt Nam, là
những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ
chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức
khỏe người sản xuất và người tiêu dùng..... (Quy định số 379/QĐ – BNN – KHCN ngày
28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT).
VietGAP là một quy định mới ban hành, hiện nay chưa có một khái niệm nào cụ

thể cho sản xuất RAT theo hướng VietGAP. Tuy nhiên theo một số quan điểm thì có
thể hiểu phát triển sản xuất RAT theo hướng VietGAP là tăng về quy mô, sản lượng,
chất lượng sản phẩm RAT nhằm mục đích tăng cao giá trị sản phẩm, từ đó tăng thu
nhập cho người nông dân. Sự an toàn của sản phẩm rau sản xuất theo quy định
VietGAP được khẳng định ở việc cho phép truy nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
2.1.3.3 Đặc điểm, vai trò sản xuất RAT theo hướng VietGAP
Ngoài những đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ RAT nói chung như đã trình bày
ở trên thì sản xuất rau theo quy định VietGAP đòi hỏi vốn đầu tư cao như xây dựng
khu vệ sinh, khu sơ chế sản phẩm, chi phí đánh giá kiểm tra chất lượng định kỳ sản
phẩm và các yếu tố đầu vào...Trong quá trình sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP,
người sản xuất phải tham gia các lớp tập huấn về sản xuất, sơ chế, bảo quản rau sao
cho đạt những tiêu chuẩn của VietGAP. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất bắt buộc
phải dành thời gian cho việc lưu trữ đầy đủ nhật kí sản xuất sản phẩm.
Sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP có vai trò quan trọng, góp phần nâng
cao sức khỏe cộng đồng, nó là cầu nối giữa nông sản Việt Nam với thị trường tiêu thụ
trên Thế giới. Cụ thể:
- Về phương diện sức khỏe: Do các khâu sản xuất đều được tuân thủ theo đúng
tiêu chuẩn đặt ra về mức độ và thời hạn sử dụng thuốc trừ sâu nên độ an toàn của rau
được đảm bảo tuyệt đối.
- Về phương diện môi trường: Việc áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất
VietGAP sẽ giảm được tối đa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp hóa

14


Khóa luận tốt nghiệp
học sẽ chuyển mạnh sang sử dụng các loại thuốc vi sinh ít ảnh hưởng đến các loại thiên
địch, con người và vật nuôi, không để lại tồn dư hóa học, chất độc hại trong đất. Từ đó
góp phần cải tạo môi trường sinh thái một cách cân bằng theo hướng có lợi cho con
người (Nguyễn Quốc Vọng, 2007).

- Về phương diện kinh tế - xã hội: Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, giá trị
của các vùng sản xuất tăng hơn trước, nông hộ giảm được chi phí đầu tư vật tư nông
nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đặc biệt là có giá trị xuất khẩu
cao. Rau có chất lượng sẽ được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn, tăng kích thích trở lại
cho sản xuất RAT phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Một số mô hình sản xuất và tiêu thụ RAT trên thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), trong thời kỳ 2001 2010, nhu cầu tiêu thụ rau quả trong đó có RAT của thế giới tăng nhanh vì tốc độ tăng
dân số thế giới tăng đến 1,5%/năm, tốc độ phát triển kinh tế thế giới tăng 3 - 4%/năm,
tốc độ phát triển thương mại tăng 6 - 7%/năm, nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng 3,6%/năm
[2]. Chính vì vậy trong những năm gần đây diện tích và sản lượng rau, quả của các
nước trên thế giới không ngừng tăng lên. Theo Tổ chức Nông Lương thế giới FAO, tốc
độ tăng diện tích rau, quả bình quân hàng năm của thế giới là 2,5%. Điều này cho thấy
cây rau đang có vị trí quan trọng trong hàng nông sản, đặc biệt là RAT. Để có được sự
phát triển nhanh chóng như trên đã có sự đóng góp lớn của các mô hình sản xuất và
tiêu thụ, giúp ổn định đầu vào cũng như đầu ra cho người sản xuất và người tiêu dùng.
* EU – Liên minh các nước Châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 27 quốc gia với 485 triệu dân, là khu vực văn
minh sớm phát triển vào bậc nhất toàn cầu, vì thế cũng là khu vực có khối lượng giao
dịch thương mại khổng lồ, chiếm 45% tổng kim ngạch nhập khẩu và 46% tổng kim
ngạch xuất khẩu của thế giới. Hơn thế nữa, do mặt bằng sinh hoạt xã hội cao, hệ thống
pháp lý hoàn chỉnh, khá ổn định nên EU đòi hỏi rất khắt khe về các tiêu chuẩn trong
nhiều lĩnh vực, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có RAT.

15


×