Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Văn hóa ẩm thực Việt Nam qua ca dao, tục ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.7 KB, 22 trang )

Đề tài: Văn hóa ẩm thực Việt Nam qua ca dao, tục ngữ
MỤC LỤC
1

KHÁI QUÁT VỀ ẨM THỰC VIỆT NAM.

2

NHỮNG CÂU CA DAO TỤC NGỮ GIỚI THIỆU VỀ VÙNG

NGUYÊN LIỆU VÀ NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA CON
NGƯỜI VIỆT NAM THÔNG QUA ĂN UỐNG
II.1 Những câu ca dao, tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu.
II.1.1 Ẩm thực miền Bắc
II.1.2 Ẩm thực miền Trung
II.1.3 Ẩm thực miền Nam
II.2

Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện nghệ thuật ứng xử trong

ăn uống của người Việt Nam
2.2.1. Trong phạm vi cộng đồng
2.2.2. Cách ứng xử trong gia đình
Kết luận

1


MỞ ĐẦU
Nói đến ca dao là nói đến niềm tự hào của dân tộc mình.Ca dao là văn
chương dân gian đã trải qua nhiều thế hệ lịch sử, đã được sinh ra trong những


giai đoạn xã hội lúc bấy giờ và lưu truyền cho đến ngày nay. Ít có người biết
đến được chính xác các tác giả, dù vậy ca dao đã là vũ khí chống lại những xâm
nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại. Ca dao Việt Nam là thành trì
bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Những câu ca dao tục ngữ, lời hò, hát dặm, bài vè
thường đề cặp đến nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, gia đình, tín ngưỡng,
tình yêu, thiên nhiên …Ca dao Việt Nam là một kho tàng vô giá, làm giàu thêm
tiếng Mẹ Đẻ, chúng ta nên cố gắng và trân trọng gìn giữ.
1, KHÁI QUÁT VỀ ẨM THỰC VIỆT NAM.
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn,
nguyên lý pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của mọi người
Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như có ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực
Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ
biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ thông trong
cộng đồng người Việt.
Một đặc điểm ít nhiều cũng phân biệt ẩm thực Việt Nam với một số nước
khác: ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu
hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món
hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về
bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản, mà thiên về phối trộn
gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu
dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món
măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật …).
*Nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Việt Nam
- Hòa đồng đa dạng

2


Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác, vùng miền
khác để từ đó chế biến thành của mình. Đây là điểm nổi bật về ẩm thực của

nước ta - Dùng ít mỡ
Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều
thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ như món của
người Hoa.
- Đậm đà hương vị
Khi chế biến thức ăn, người Việt thường dùng nước mắm để nêm, lại kết
hợp với rất nhiều gia vị khác… nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món đều có nước
chấm tương ứng phù hợp với hương vị riêng.
- Tổng hoà nhiều chất, nhiều vị
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt,
tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều
vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…
- Ngon và lành
Ngon lành là cụm từ thể hiện tinh thần ăn uống của người Việt. Ẩm thực
Việt Nam chính là sự kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng
riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các
gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị,
chỉ có người Việt Nam mới có…
- Dùng đũa
Gắp là một nghệ thuật, phải gắp sao cho khéo, cho chặt đừng để rơi thức
ăn… Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay
nướng, người Việt cũng ít dùng dĩa để xiên thức ăn như người phương Tây.
- Cộng đồng
Tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam, bao giờ trong
bữa cơm cũng có bát nước mắm chấm chung, hoặc múc riêng ra từng bát nhỏ
từ bát chung ấy.
3


-Hiếu khách

Người Việt có thói quen mời trước khi ăn. Lời mời thể hiện sự giao
thiệp, tình cảm, hiếu khách, mối quan tâm trân trọng người khác…
- Dọn thành mâm
Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong
một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang
món đó ra.
2

NHỮNG CÂU CA DAO TỤC NGỮ GIỚI THIỆU VỀ VÙNG
NGUYÊN LIỆU VÀ NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP ỨNG XỬ CỦA
CON NGƯỜI VIỆT NAM THÔNG QUA ĂN UỐNG
II.3 Những câu ca dao, tục ngữ giới thiệu về vùng nguyên liệu.
Việt Nam là một nước nông nghiệp thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió

mùa.Ngoài ra lãnh thổ Việt Nam được chia ra ba miền rõ rệt là Bắc, Trung,
Nam. Chính các đặc điểm về địa lý, văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định
những đặc điểm riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi miền có một nét,
khẩu vị đặc trưng. Điều đó góp phần làm ẩm thực Việt Nam phong phú, đa
dạng. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau (luộc, xào, làm
dưa, ăn sống); nhiều loại nước canh đặc biệt là canh chua, trong khi đó số
lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt
được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc,
hến, trai, sò v.v. Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn
như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba… thường không phải là nguồn
thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp liên
hoan nào đó với rượu uống kèm. Người Việt cũng có một số món ăn chay theo
đạo Phật được chế biến từ các loại thực vật, không có nguồn thực phẩm từ động
vật. Tuy nhiên, trong cộng đồng thì lại có rất ít người ăn chay trường, chỉ có
các sư sãi trong các chùa hoặc người bị bệnh nặng buộc phải ăn kiêng.
*) Có 3 vùng nguyên liệu.

4


II.3.1 Ẩm thực miền Bắc
Là một khu vực nằm ở địa đầu Tổ quốc, miền Bắc có nguồn tài nguyên
thiên nhiên độc đáo và đa dạng. Đất nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản
của vùng, do phù sa của hệ thống Sông Hồng và Sông Thái Bình bồi đắp. Diện
tích này dùng để trồng cây ngắn ngày như lúa, hoa màu lương thực, cây công
nghiệp hàng năm. Diện tích này tiếp tục được mở rộng ra biển với các biện
pháp quai đê, lấn biển, thực hiện phương thức “ lúa lấn cói, cói lấn sú, vẹt, sú
lấn biển”.
Đặc trưng khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh, từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, và có tiết mưa phùn trong mùa khô. Đó là điều kiện hết sức
thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm: vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ
hè thu, vụ mùa.
Mạng lưới sông ngòi trong vùng tương đối phát triển. Ở vị trí hạ lưu
sông Hồng và sông Thái Bình với nhiều chi lưu nên vùng có một mạng lưới
sông tương đối dày đặc.
Trong nỗi nhớ thương sâu đậm quê hương, chứa đựng cái tình quyến
luyến mặn nồng những món ăn địa phương, hợp với khẩu vị người từng vùng,
người miền Nam thấy món canh chua cá lóc thích khẩu cũng như người miền
Bắc tha thiết với món thịt nấu đông trong ba ngày Tết. Cho nên, đồng bào miền
Bắc khi lìa làng mạc chẳng đã than thở
Ra đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai giãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường đêm nao…
Nào những món ăn cố hữu, nào cảnh, nào người đúc lại, rồi cô đọng
thành hình ảnh lưu luyến nặng niềm nhớ quê hương.
“ Ai chẳng nhớ cháo làng Ghề

Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên
5


Ở đất Bắc, ai lại không nhớ mãi hương vị đặc biệt :
“Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần
nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”
Ca dao đã ca tụng những vùng đặc sản rau của Hà Nội. Đó là vùng Kẻ
Láng, Kẻ chợ ngày xưa :
"…Đi đâu mà chả biết ta
Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau
Rau thơm, rau húng, rau mùi,
Thì là, cải cúc, đủ mùi hành hoa
Mồng tơi, mướp đắng, ớt, cà,
Bí đao, đậu ván vốn nhà trồng nên.”
“ Dưa la húng Láng, nem Báng, tương Bần
Nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét”
Rau được trồng ở vườn, song trong vườn lại còn có nhiều loại cây ăn quả
như nhãn, hồng, bưởi, cau, sung…những loại cây này đều đã đi vào ca dao tục
ngữ:
“Ớt cay là ớt Định Công
Nhãn ngon là loại nhãn lồng làng Quang
Ai về ăn ổi Đinh Quang
Ăn ớt Vĩnh Thạnh ăn măng Truông dài”
II.3.2 Ẩm thực miền Trung
Mảnh đất miền Trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên
ưu ái như các vùng đất khác, chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân
trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang những
hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên.
Đồ ăn miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương

vị riêng biệt nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu
sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ thiên về màu đỏ và nâu sậm.
6


Xứ Thanh : Những thực phẩm như cá mè sông Mực (Nông Cống) rất
béo đến nỗi dân quê phải ao ước trầm trồ :
“ Cá mè sông Mực chấm với nước măm Do Xuyên
Chết xuống âm phủ còn muốn trở viền (về) mút xương”
Ẩm thực Xứ Nghệ đậm đà, mộc mạc, như tính cách người Xứ Nghệ.
Người Xứ Nghệ tuy mang vẻ ngoài thô kệch, quê mùa, nhưng tâm hồn lãng
mạn, nên hương vị ẩm thực Xứ Nghệ cũng thi vị như tâm hồn người Xứ
Nghệ.Thi vị của Ẩm thực Xứ Nghệ người đời không thể không công nhận, vì
từ rất lâu, nó đã gắn liền với ca dao:
“ Nhà Từa rau vác, Giao tác cà ngải, Phúc hải bền môn”.
Đây là ba thứ rau cà nổi tiếng của ba thôn được nhắc đến một cách vần
vè để nói về những bữa ăn kham khổ của dân lao động.
“ Cá rô bầu nón kho với nước tương Nam Đàn
Gạo tháng mười đánh tràn không biết no”
“Nhứt Thanh Chương tương Nam Đàn”
Quả tình món nhứt mới là món thực phẩm của xứ Nghệ cũng chỉ là loại
dưa muối chua mà thôi, nhưng nguyên liệu chủ yếu là mít non. Nhút này phải
chấm với tương Nam Đàn mới thực là đúng vị.
“ Quê ta mía ngọt Nam Đàn
Bùi khoai chợ Rộ, thơm cam Xã Đoài
Họ nói đến sản vật quê hương là để tỏ niềm tự hào với của cải tự nhiên,
với vật phẩm dồi dào, với đời sống tất nập.Nhà cách mạng Hồ Chí Minh nửa
đời buôn ba khắp thế giới, không bao giờ quên được không khí và cảnh sắc quê
mình.
“Sa Nam trên chợ dưới đò

Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên”
Xứ Quảng:

7


“ Đường về phố Hội còn xa
Trên trăng, dưới nước, còn ta …với mỳ!”
Khi mỳ Quảng gắn với sông nước lênh đênh thì còn được gọi “ mỳ ghe”,
đơn giản là người bán trên ghe phục vụ cho khách đi thuyền trên bến sông nào
đó. Các bến đò dọc sông Vu Gia, Thu Bồn … nơi nào cũng có “mỳ ghe” mãi
mãi là nỗi nhớ của những người con xứ Quảng xa quê. Hình ảnh đó đã đi vào
ca dao:
“ Thương nhau cho bát chè xanh
Làm tô mỳ Quảng mời anh xơi cùng”
Ăn 1 tô mỳ Quảng xong, phải uống 1 bát chè xanh Tiên Phước thì sướng
đến mê tơi.
“ Ẳm em đi dạo vườn cà
Trái non ăn mắm trái già làm dưa
Làm dưa ba bữa dưa chua
Gửi về cho mẹ làm dưa tốn tiền”.
Ở miền Trung người ta hay muối cà, muối rau không chỉ làm dưa mà còn
làm mắm.
“ Lửa gần rơm như cơm gần mắm
Ăn cơm mắm thấm về lâu
Cá bống kho tiêu cá thiều kho nghệ”.
Bước vào miền Trung cổ kính, ca dao Việt Nam sẽ giúp chúng ta thưởng
thức những món ăn của xứ Cố Đô:
Yến sào Vĩnh Sơn.
Cua gạch Quảng Khê

Sò nghêu Quan Hà
Rượu dâu Thuần Ly.ù

8


Những ân tình hình như bị bỏ quên mỗi khi nhắc đến món rượu dâu rừng
có vị chua chua, ngọt ngọt của miền Trung. Biết bao chàng trai đắm say men
rượu thay men tình:
“Mang

bầu

đến

quán

rượu

dâu.

Say sưa quên biết những câu ân tình.”
Xứ Huế, đất Đế Đô, đất Thần Kinh không làm sao bỏ quên những câu ca dao
bất hủ của các món như:
“Ốc gạo Thanh Hà
Thơm rượu Hà Trung.
Mắm ruốc Cửa Tùng.
Mắm nêm Chợ Sãi.”
Các món ăn theo ca dao cùng nhau vượt núi, vượt đèo Hải Vân:
“Nem chả Hòa Vang.

Bánh tổ Hội An.
Khoai lang Trà Kiêu.
Thơm rượu Tam Kỳ.”
Với đồi núi cao ngất, biển cả mênh mông, ca dao Việt Nam lại mang
những món hải sản để trao đổi với những rau trái:
“Ai về nhắn với họ nguồn.
Mít non gửi xuống cá nguồn gửi lên.
Măng giang nấu với ngạch nguồn.
Đến đây nên phải bán buồn cho vui.
Cá nục nấu với dưa hường.
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi.
Thương em vì cá trích vè.
Vì rau muống luộc, vì mè trộn măng.”
Ca dao ngọt ngào hương vị khi về tới xứ Quảng, Qui Nhơn:
9


“Kẹo gương Thu Xà
Mạch nha Thi Phổ.
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi.”
Ca dao qua các món sơn hào, hải vị khi bước vào Khánh Hòa:
“Yến sào Hòn Nôi.
Vịt lội Ninh Hòa.
Tôm hùm Bình Ba.
Sò huyết Cam Ranh.
Nai khô Diên Khánh.”
Thêm vào những món ăn của miền Trung qua ca dao Việt Nam còn có
các món gỏi:
Chi ngon bằng gỏi cá nhồng.

Chi vui bằng được tin chồng vinh qui.
Trên non túc một hồi còi,
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi.
Không đi thì sợ quan đòi.
Đi ra thì nhớ cá mòi nấu măng.
II.3.3 Ẩm thực miền Nam
Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam Địa hình trên toàn vùng
Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh Thái Lan, phía đông và Đông
Nam giáp biển Đông, phía bắc và tây bắc giáp Campuchia và một phần phía tây
bắc giáp Nam Trung Bộ.
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và
cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài,
nhiệt độ và tổng tích ôn cao.Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm
thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%.Khí hậu hình
thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ
10


tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có
khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
“ Biên Hòa có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức nem nướng Điện Bà Tây Ninh
Bánh tráng Mỹ Long, bánh phồng Sơn Đuốc”.
“Ba phen quạ nói với diều.
Cù lao Ông chưởng có nhiều cá tôm.
Tháng tư cơm gói ra Hòn.
Muốn ăn trứng Nhạn phải lòn hang Mai.”
Ca dao không những qua thực đơn mà còn có những điệu hò ru con của
các bà, các mẹ:
“Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng.

Về sông ăn cá về đồng ăn cua.
Ví bằng con cá nấu canh.
Bỏ tiêu cho ngọt, bỏ hành cho thơm”
Ca dao còn giúp những món rau cải được tăng thêm sư thèm muốn cho
người dùng:
“Mẹ mong gả thiếp về vườn.
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.
Khoan khoan mổ một con gà
Bí đao xắt nhỏ, tiêu cà bỏ vô.”
Cũng như các ông thường thèm chút rượu đi đôi với:
“Đốt than nướng cá cho vàng.
Đem tiền mua rượu cho chàng uống chơi.
Bậu ra bậu lấy ông câu.
Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu.
Kho tiêu, kho ớt, kho hành.
11


Kho ba lượng thịt để dành mà ăn…”
Qua những lời ca dao ngọt ngào đậm chất trữ tình chúng ta có thể thấy
được sự phong phú và đa dạng trong cách sử dụng nguyên liệu, cách ăn của ẩm
thực 3 miền. Mỗi 1 vùng miền có 1 nét riêng thể hiện đậm chất con người và
văn hóa Việt Nam.
*) Phân loại theo gia vị.
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự trung dung trong cách pha trộn
nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị)
để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm:


Nhiều loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa


là, mùi tàu v.v.;


Gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá



Gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo

non;
đắng, nước cốt dừa...
Khi thưởng thức các món ăn, tính chất phối trộn nguyên liệu một cách
tổng hợp nói trên càng trở nên rõ nét hơn: người Việt ít khi ăn món nào riêng
biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn
từ đầu đến cuối bữa. Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước
khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị nước mắm. Nước mắm
được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Ngoài ra
còn có các loại nước chấm như tương bần, xì dầu (làm từ đậu nành). Bát nước
mắm dùng chung trên mâm cơm, từ xưa đến nay làm khẩu vị đậm đà hơn, món
ăn có hương vị đặc trưng hơn và biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt
Mắm là một món ăn mang đầy tính... thách thức, ai có can đảm
mới dám làm bạn với mắm để mà gắn bó với nó suốt đời. Vì vậy, không có gì
lạ khi thứ thực phẩm “nặng mùi” này đi liền với... tình nghĩa vợ chồng, từ thuở
tóc còn xanh, mới xây tổ uyên ương đã nghe sực nức cái mùi “độc chiêu”:
12


“Nước chanh giấy hòa vào mắm mực
Rau mũi viết lộn trộn giấm son

Bốn mùi hiệp lại càng ngon
Như qua với bậu, chẳng còn cách xa”
Hay là mùi mẫn hơn:
“Mắm cua chấm với đọt vừng
Họ xa mặc họ, ta đừng bỏ nhau.”
Cho đến khi răng long đầu bạc chống gậy lụm cụm, mà bạn tôi gọi là
“đôi bóng nhỏ đi vào... Thiên Thai” thì mắm là cái tình chung thủy có mùi vị
rất đời và khó tả
“ Con cá làm nên con mắm
Vợ chồng nghèo thương lắm mình ơi”
Các cô chưa chồng mà còn kén bị so sánh với hũ mắm để lâu trong nhà
“Liệu cơm mà gắp mắm ra
Liệu cửa liệu nhà, em lấy chồng đi.”
“Trai ba mươi tuổi đang xinh
Gái ba mươi tuổi như chình mắm nêm”
Đừng sợ, mắm là mặt hàng dự trữ lâu, không sợ thiu. Nhiều chàng coi bộ
cũng ưa mấy cái hũ mắm hơn mấy cô non tơ nheo nhẻo trên thị thành
“Muốn làm kiểng lấy gái Sài Gòn
Muốn ăn mắm cái, lấy gái đen giòn Bạc Liêu.”
“Anh than cha mẹ anh nghèo
Đũa tre yếu ớt không dám quèo con mắm nhum”
Thì ra mắm cũng có thứ sang trọng, đắt tiền khiến cho mấy anh với
không tới, chớ đừng làm bộ chê. Dầu mình có lớn tuổi hơn thì hũ mắm cũng
vẫn có người mơ :
“Mắm ruốc trộn lẫn mắm nêm
Ban ngày kêu chị, ban đêm kêu mình.”
13


Vả lại, mấy ảnh cũng đi cưới vợ bằng mắm, chớ có chi lạ:

“Tiếng đồn con gái Phú Yên
Ghe anh đi cưới một thiên mắm mòi
Không tin giở thử lên coi
Rau răm ở dưới, mắm mòi ở trên.”
Ai biểu đi cưới vợ bằng mắm, đến khi chung sống rồi thì hũ mắm cũng
làm khổ đời trai
“Em còn bánh đúc bẻ ba
Mắm tôm quệt ngược, cửa nhà anh tan”
Mắm tôm là thứ gia vị mặn mà của nhiều món ăn phía bắc, tại sao người
ta lại thường ví nó với sự bất hòa, thô kệch:
“Vợ chồng ta bánh đa bánh đúc
Vợ chồng nó... một cục mắm tôm”
Mắm là sự dầm ấm trong gia đình:
“Giàu thì thịt cá bĩ bàng
Nghèo thì cơm mắm lại càng thấm lâu”
II.4

Những câu ca dao, tục ngữ thể hiện nghệ thuật ứng xử trong

ăn uống của người Việt Nam.
2.2.1. Trong phạm vi cộng đồng
Việc ứng xử khi ăn uống trong cộng đồng người Việt được đặt ra 1 cách
nghiêm ngặt. Dân gian có câu: “ miếng ăn quá khẩu thành tàn” để chỉ rõ cái sự
ăn nếu không được giáo dục cẩn thận sẽ bị người đời chê cười.
Nếu trong ăn uống ở gia đình trọng thực tức là bảo đảm nhu cầu dinh
dưỡng được đưa lên hang đầu thì mục đích ăn uống nơi đình đám không hoàn
toàn như vậy. Tác giả Trần Từ cho rằng : mục đích của nó là bữa cơm cộng
cảm. Dụng cụ trong đình đám , lễ hội cũng khác thứ dùng hàng ngày. Chẳng
hạn, mâm phải là mâm thau hoặc mâm gỗ sơn, dùng đũa sơn, bát đĩa men,
thùng đựng cơm bằng gỗ tiện sơn son.

14


“ Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”
Ở đây không chỉ nói về chuyện ăn đủ mà quan trọng hơn là cái miếng ăn
ấy biểu trưng cho địa vị của mỗi người.
“ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
Không chỉ bao hàm nghĩa đùm bọc, đỡ đần nhau trong hoạn nạn mà còn
phản ánh sự chia sẻ thức ăn.
“ Ăn cá nhả xương
Ăn đường nuốt chậm”
Cá là loại động vật nhiều xương vì thế ăn quá vội sẽ dễ bị hóc, còn
đường là loại gia vị chế biến từ thực vật dễ tan trong nước, nếu ăn từ từ thì mới
cảm nhận được vị thơm ngọt của nó. Nghĩa đen của nó thật dễ hiểu nhưng
nghĩa bóng của nó còn truyền tải hiệu quả hơn nhiều.Câu này khuyên người ra
nên linh động trong mọi việc có cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, có vứt bỏ
những khó khăn, căng thẳng thì mới thưởng thức được những cái vui của cuộc
sống.
“Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối”.
Có thể hiểu ăn mặn ăn chay chỉ là vẻ bề ngoài, hay cách ứng xử của con
người, còn nói ngay nói dối là bên trong, tức là đạo đứa của con người cần phải
giữ gìn. Câu tục ngữ này truyền tải ý nghĩa đả kích những người thích giả đạo
đức ngoài mặt mà tâm địa đen tối, nham hiểm, làm những việc ngoài mặt trái
với tâm địa của mình.
“ Ăn một miếng tiếng một đời”
Con người tất phải ăn nhưng là loại động vật thượng đẳng nên goài
miếng ăn là vật chất ra còn phải lưu ý tới tinh thần tức danh dự, nhân phẩm.
Tuy nhiên cũng không ít người sẵn sàng lao vào tranh đoạt miếng ăn mà bỏ qua
tư cách của mình vì vậy thành ngữ có câu:
“ Miếng ăn là miếng tồi tàn”


15


Sử dụng 2 từ “ăn” là vật chất, “miếng” là tinh thần. Câu ca chê trách
những người chỉ biết ăn mà quên đi phẩm giá.
“ Ăn ốc nói mò”
Câu tục ngữ chê trách những người không biết được nguyên nhân sự việc
nào đó mà sự dụng trí tưởng tượng của mình đoán già đoán non rồi đưa ra kết
luận khiến sự việc sai lệch đi.
“ Ăn tùy nơi tùy chốn”
Đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc của người xưa đúc kết thành tục
ngữ, nhằm khuyên bảo người ta nên ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, tùy nơi tùy
lúc.
“ Ăn không lo của kho cũng hết”
Con người bắt buộc phải để ăn để sống, để bồi bổ cho sức lực đã mất đi
do lao động nhưng nếu ăn mà không làm việc thì biết lấy đâu ra mà ăn? Vì vậy
nếu chỉ biết ăn mà không biết làm, không biết lo lắng, cân bằng giữa làm và ăn
thì của cải bao nhiêu cũng hết. Cũng với ý nghĩa này, kho tàng tục ngữ có câu:
“ Miếng ăn mấy núi cũng lở”
Tuy không thể nhắc nhở đến việc phải lo toan nhưng rất tự nhiên khiến
người ta phải tính toán, sắp xếp.
Ngoài ra, kho tàng ca dao tục ngữ của ta còn có nhiều câu khuyên răn,
nhắc nhở con người ứng xử cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, đạo đức xã
hội.
“ Ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi”
“ Ăn miếng chả trả miếng nem”
“ Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành”
“ Ăn nên đọi nói lên lời”
“ Ăn nhạt mới biết thương đến mèo”

“ Ăn no tức bụng”
“ Ăn ớt sụt suỵt ăn ớt ghê răng”
16


“ Ăn quả chín dành quả xanh”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
“ Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay dần sàng”
“ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
“ Ăn theo thưở ở theo thì”
“ Ăn phải mùi chùi phải sạch”
“ Ăn quả vả trả quả sung”
“ Ăn ráy ngứa miệng”
“ Ăn tám lạng trả nửa cân”
“ Ăn thì mau chán, việc cần thì đủng đỉnh”
“ Ăn lắm không biết miếng ngon
Nói lắm sẽ hết lời khôn hóa rồ”
“ Miếng ăn là miếng nhục”
“ Cơm ăn chẳng hết thì treo
Việc làm chẳng hết thì kêu láng giềng”
“ Cơm ăn mỗi bữa một lung
Hơi đâu mà giận người dưng thêm gầy”
2.2.2 Cách ứng xử trong gia đình.
Cung cách ứng xử trong gia đình của người Việt biểu hiện lõ nhất qua 2
bữa cơm chính. Đây là 2 bữa mà mọi thành viên trong gia đình đều tề tựu đông
đủ.
“ Người ăn không bực bằng người trực nồi cơm”
Câu nói này ở mức độ nào đó cũng phản ánh khía cạnh trên. Mọi người
gắng chờ đủ nhau trước khi ăn. Nếu nhà ít người và cũng không phong kiến thì
tất cả ngồi quay quanh 1 mâm cơm. Vị trí đặt mâm cũng tùy từng nhà hoặc tùy

theo từng buổi hoặc từng mùa. Nếu bếp rộng rãi người ta đặt ngay mâm cơm ở
1 gian. Vào mùa đông các gia đình thích ăn cơm trong bếp, đôi khi còn do điều
kiện khác, có mâm cơm khách đặt trên nhà thì có mâm cơm của vợ con gia chủ
17


thường đặt dưới bếp. Có người khách đến thăm lúc đang dùng bữa, vợ con ý tứ
bưng mâm xuống bếp. Khi trời hè vào bữa tối người ta thích ngồi ăn ở hiên hay
ngoài sân cho mát.
Trong bữa ăn ai ngồi đầu nồi thì đánh cơm, ai trẻ nhất trong mâm thì
phải mời trước, mời lần lượt từ người nhiều tuổi hoặc người có vị trí.
“ Ăn chậm nhai kĩ ”
Là 1 thói quen của người Việt nói chung đến mức được tổng kết trong 1
câu tục ngữ “ Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa” là nhắc nhở đến cung cách ứng
xử.
“ Ăn trông nồi ngồi trông hướng”.
Nồi cơm ở đây là biểu hiện cho văn hóa của người phương Đông. Thông
thường tùy theo số miệng ăn mà nấu, vì vậy dù có đói đến đâu cũng phải tế nhị
mà xem xét cơm còn hay không để biết dừng lại nhường cho những người
khác. Lý luận xưa kia rất nghiêm khắc với tôn ti trật tự, thậm chí còn quy định
cả chỗ ngồi cho từng người. Vì vậy là người có đầu óc thì phải biết quan sát
trước khi ngồi xuống, không để phạm sai lầm . Câu tục ngữ này khuyên bảo
con người ta phải biết quan sát, cân nhắc trước khi muốn thực hành bất cứ việc
gì, chứ không riêng gì việc ăn uống hay ngồi đúng nơi đúng chỗ.
*) Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm của con cái với cha (mẹ).
Sự phụng dưỡng không đòi hỏi phải cao sang. Cung cách phụng dưỡng
mới nói lên được lòng hiếu thảo:
“Anh đi vắng cửa vắng nhà,
Giường loan gối quế, mẹ già ai nuôi!
Cá rô anh chặt bỏ đuôi,

Tôm càng bóc vỏ, anh nuôi mẹ già.”
“Ba tiền một khứa cá buôi,
Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già.’’
Người Huế có thêm một cách phụng dưỡng rất địa phương:
18


“Tôm rằn lột vỏ, bỏ đuôi,
Gạo de An-cựu mà nuôi mẹ già.”
Con cái ăn gì thì cha mẹ già ăn thứ đó, không đòi hỏi phải cao sang. Với
gia đình bình dân thì cơm với cá là món ăn căn bản cho cha mẹ. Nếu có một
chút hy sinh quyền lợi căn bản của chính mình, như nhịn phần cơm của mình
để nuôi cha mẹ, thì lòng hiếu mới trọn vẹn.
“Đói lòng ăn hột chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm nuôi mẹ, cho tròn nghĩa xưa”
Ngày nay chúng ta vẫn còn tiết kiệm từng miếng ăn, từng mảnh áo, để
có ít tiền gởi về cho cha mẹ ở nơi xa. Đáng kính thay lòng hiếu thảo của người
con Việt Nam.
Lòng hiếu của người bình dân thiết tha, đậm đà và thực tế hơn cảnh cắt
thịt của mình cho cha mẹ ăn, hay ôm gốc măng mà khóc như trong Nhị thập tứ
hiếu của Nho gia.
Nếu phải xa nhà vì công việc làm ăn, người chồng dặn dò người vợ trẻ
một vài phương cách phụng dưỡng mẹ già thay mình.
“Liệu mà thờ kính mẹ già,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn bớt ngủ, liệu bài lo toan.’
*) Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm vợ chồng.

“ Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Tình yêu đôi lứa không phải bao giờ cũng hòa thuận, suôn sẻ, có khi
sóng gió bão bùng, có lúc ấm vui hạnh phúc nhưng cũng có khi thì đắng cay,
19


đau khổ. Lấy vị mặn của muối, vị cay của gừng để truyền tải 1 ý nghĩa. Một khi
đôi trai gái chấp nhận chung sống với nhau thì cũng phải chấp nhận những
xung đột tình cảm trong quá trình ấy. Dù đắng cay ngọt bùi như thế nào cũng là
lẽ thường tình, không vì thế mà rời bỏ nhau được. Đây là câu ca dao thể hiện
được đạo lý phải giữ được lòng chung thủy trong tình yêu vợ chồng bằng
những món thực vật hàng ngày.
“ Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Câu nói này thể hiện một cách tinh tế tình cảm vợ chồng. Râu tôm và
ruột bầu là những thứ người ta hay loại bỏ khi chế biến, nhưng ở câu nói này lại
là thứ thức ăn “ngon”, bởi lẽ nó chứa đựng tình cảm yêu thương, đồng cam
cộng khổ của đôi vợ chồng nghèo. Tuy khó khăn nhưng họ vẫn biết đùm bọc
yêu thương nhau, thế nên những thứ tưởng chừng như không ăn nổi thì họ lại
“gật đầu” tấm tắc khen ngon. Qua đây, người ta khuyên những đôi vợ chồng
nên biết cùng nhau vượt qua khó khăn, có thế mới có ngày hạnh phúc, bên nhau
trọn đời.
*) Những câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm nam nữ.
“ Ăn cơm hồ sen, uống nước hồ sen
Anh quen em những thưở đi men trên giường”

“ Ăn trầu người như chim mắc nhạ
Uống rượu người như cá mắc câu
Thương em chẳng nói khi đầu

Để cho bác mẹ ăn trầu khác nơi
Đau lòng em lắm, anh ơi
Riêng em chỉ quyết đợi người lấy thôi”

20


“ Ăn chi cho má em hồng
Gọi chi cho tóc như đồng nước xanh
Vì chưng ăn miếng trầu xanh
Cho nên má đỏ tóc xanh đến giờ”
“ Ăn cơm cũng thấy nghẹn
Uống nước cũng thấy nghẹn
Nghe lời em hẹn ra bãi đứng trông
Biển xanh bát ngát nhìn không thấy người”
“ Ăn cơm dừa ngồi gốc cây dừa
Cho em ngồi với cho vừa một đôi”
“ Ăn cơm ba chén lung lung
Uống nước cầm chừng, để dạ thương em”
“ Ăn cà ngồi cạnh vại cà
Lấy anh thì lấy đến già mới thôi”
“ Ăn trầu phải mở trầu ra
Một là thuốc độc, hai là bùa yêu”
“ Ăn bát cơm trắng nhớ bát cơm lang
Đường kia nồi nọ dặn em khoan lấy chồng”
Những câu ca dao tục ngữ này 1 phần thể hiện tình cảm sâu sắc của các
đôi trai gái đang yêu nhau, 1 phần thể hiện sự tiếc nuối, kém duyên của những
đôi không đến được với nhau tuy tình cảm đã mặn mà. Phần khác là chê trách,
phê phán xã hội phong kiến lạc hậu đã không cho họ được kết duyên với nhau,
khiến họ phải xa lìa nhau, khiến họ đau khổ mà chỉ biết gửi gắm tình cảm vào

những câu ca ngắn ngủi.

21


22



×