Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Brexit và ảnh hưởng của nó tới Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.93 KB, 13 trang )

1.
2.
3.
4.

Thành viên nhóm thảo luận 1: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Vũ Thị Nhẹ
Tạ Thị Thảnh
Nguyễn Thị Hoàng Lam
Nguyễn Thị Phượng

BREXIT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM


1. Liên minh châu âu EU
1.1.
Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1. Sự ra đời và phát triển

Năm 1967, Cộng đồng châu Âu (EC) được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba tổ chức
(Cộng đồng than và thép châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu, Cộng đồng Nguyên tử
châu Âu).
Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu Âu – thường gọi là EU – là một tổ chức hợp tác kinh tế chính trị gồm
có 28 quốc gia châu Âu. Tổ chức này bắt đầu hình thành sau Đệ Nhị Thế Chiến nhằm
thúc đẩy hợp tác kinh tế, với ý tưởng là các quốc gia giao thương với nhau thì có thể dễ
dàng tránh được chiến tranh với nhau hơn.
Tổ chức này kể từ đó đã phát triển trở thành một “thị trường riêng” cho phép hàng hoá
và người dân qua lại, về cơ bản thì giống như các quốc gia thành viên nằm trong một
quốc gia lớn vậy. Quốc gia ấy có đồng tiền riêng, đồng euro, đồng tiền được 19 nước


thành viên sử dụng, có nghị viện và hiện đặt ra các luật lệ trong nhiều lĩnh vực – trong đó
có môi trường, giao thông, quyền người tiêu dùng và thậm chí cả những thứ như phí điện
thoại di động.
1/1/1973

Anh

gia

nhập

Liên

minh

Châu

Âu

EU


1.1.2. Mục đích và thể chế

Mục đích: xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền
vốn được tự do lưư thông giữa các nước thành viên; tăng cường hợp tác, liên kết không
chỉ về kinh tế, luật pháp, nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại.
Thể chế: EU có các cơ quan đầu não là: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội
đồng bộ trưởng EU, ủy ban liên minh chầu Âu, Toà án châu Âu, Cơ quan kiểm toán.


1.2. Vị thế trong nề kinh tế thế giới
1.2.1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
EU đã tạo ra được một thị trường chung có khả năng đảm bảo tự do lưu thông hàng
hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn cho các nước thành viên, sử dụng một đồng tiền chung
(Euro).
Giữa các nước thành viên có sự chênh lệch về trình độ phát triển
10 nền kinh tế có GDP và PPP lớn nhất tính theo USD trong đó liên minh Châu Âu EU
được tính là một thể chế duy nhất


Vai trò của EU trên thế giới

2. Brexit và nguyên nhân sâu sa
2.1.
Brexit

Brexit là từ viết tắt từ hai từ để chỉ việc Anh quốc (Britain) rời khỏi EU (Exit), là cụm
từ mang ý nghĩa ủng hộ Liên Hiệp Vương Quốc Anh rời khỏi khối Liên minh Châu Âu
Thủ tướng Anh David Cameron đã hứa hẹn sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nếu
ông giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015, đáp lại những lời kêu gọi
ngày càng nhiều từ Đảng Bảo thủ của ông và Đảng Độc lập, họ vốn không đồng ý với
việc Anh tham gia EU kể từ năm 1975, thời đó mọi người đã bỏ phiếu để Anh tiếp tục ở
lại EU trong một cuộc trưng cầu dân ý. Kể từ đó trở đi EU đã thay đổi rất nhiều, người
dân Anh bị kiểm soát nhiều hơn, những người không muốn Anh ở lại EU cho biết như
vậy.


Ngày 23/6/2016 Người dân Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) với tỷ lệ 51,9%
ủng hộ, 48,1% phản đối trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, theo BBC.
Người dân ở London và Scotland đều nghiêng về "ở lại" EU nhưng lợi thế này đã mất đi

do tỷ lệ ủng hộ thấp ở khu vực phía bắc Anh
2.2.

Ngyên nhân sâu sa

o Theo các nhà chính trị trên thế giới:

. “Brexit là kết quả của thực tế khi người dân Anh và các chính trị gia tại đây quá
chia rẽ nhau, tới mức không thể tìm ra được tiếng nói chung”, bà Grybauskaite-nữ
tổng thống Litva bày tỏ (theo tờ Thời Báo).
. Sau các cuộc khủng hoảng vào những năm 1970, 1980 và 1990, kinh tế Anh lấy lại
đà phục hồi và tăng trưởng tương đối nhanh. Tuy nhiên, sau suy thoái năm 2008 2009, cử tri Anh tỏ ra thất vọng về sự phục hồi kinh tế. Giờ đây, nước Anh đang ở
trong “thập niên bị đánh mất” - một giai đoạn tăng trưởng yếu. Nếu tính theo nhịp độ
tăng dân số, thì tăng trưởng kinh tế của Anh hầu như dậm chân tại chỗ kể từ năm
2008. Một chuyên gia cho rằng, ẩn sâu dưới những bức xúc về tình trạng nhập cư,
phúc lợi xã hội ở Anh... chính là sự giận dữ của người dân trước tình trạng suy thoái
kinh tế dai dẳng; sự yếu kém của chính phủ trong huy động nguồn lực tài chính, dịch
vụ công và cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu thực tế....
Về phía chính trị gia Anh
. Về thương mại, Anh sẽ có thể tự do thương lượng lại tất cả các thỏa thuận
thương mại (về thuế xuất nhập khẩu, luật lệ,…) với EU và các nước khác mà không bị
ràng buộc bởi luật của EU.
o


. Về ngân sách, Anh sẽ không cần phải đóng 18,2 tỷ USD mỗi năm cho EU nữa.
Số tiền này giống như "phí tham gia câu lạc bộ'. Năm 2015, bình quân cứ mỗi 2 tuần, số
tiền Anh viện trợ các nước Đông Âu trong khối EU giá trị đủ để xây 1 bệnh viện tiêu
chuẩn tại Anh, chi phí thất thoát cho dịch vụ công cộng vì người nhập cư tại Anh tăng
20% mỗi năm kể từ 2009, Anh hỗ trợ quỹ EU Budget vào năm 2014 là 19 tỉ bảng Anh

( nguồn trên bbc uk news, the conversation facts). Lợi ích từ EU mang lại cho Anh ko
nhiều như trước, thậm chí EU đang lấy đi nhiều hơn là mang lại. Và khi Anh rời cuộc
chơi liên minh, số tiền này có thể sẽ được dành cho y tế và giáo dục.
. Về quyền tự chủ, Anh có thể giành lại quyền ra luật lao động và doanh
nghiệp, chứ không phải tuân theo luật chung của EU nữa. Sức ép về hành pháp của EU
quá lớn tới luật pháp Anh
. Về chính sách nhập cư, Anh có thể ra luật nhập cư chặt chẽ hơn, tránh
nhập cư tràn lan, và cũng để giữ việc làm của Anh cho người Anh. (Người nhập cư
thường chịu làm việc với lương thấp hơn, nên đông người nhập cư sẽ tạo thất nghiệp cho
người Anh bản xứ.)
Ông Cameron nói: “Đã đến lúc người dân Anh được nói lên tiếng nói của mình.
Đã đến lúc phải giải quyết vấn đề Châu Âu này trong chính trường nước Anh. ” tờ BBC
dẫn lời
o Về phía người dân ở Anh:

. Khi dòng người di cư tràn qua châu Âu, EU thể hiện
một vai trò mờ nhạt khi không điều phối kiềm chế hiện trạng này. Dân Anh lo ngại làn
sóng nhập cư làm xáo trộn không gian văn hóa của họ, khi họ phải tiếp nhận những cộng
đồng mới đem đến trào lưu văn hóa mới. Nỗi bất an của người dân trước làn sóng người
tị nạn càng gia tăng cùng với sức ép ngày càng lớn từ thị trường lao động và dịch vụ
công.
. Họ cũng muốn Anh được quyền kiểm soát đầy đủ biên giới của mình và giảm số
người đến sống và/hoặc làm việc tại Anh. Một trong những nguyên tắc chính của EU là
“đi lại tự do”, tức là không cần thị thực cũng đi đến và sống được ở một quốc gia EU
khác. Họ cũng phản đối ý tưởng “liên minh gần gũi hơn bao giờ hết” và họ coi đó là động
thái để thành lập ” Hiệp chúng quốc châu Âu “.
Việc đa số người dân Anh lựa chọn rời khỏi EU chỉ là một trong chuỗi diễn biến liên
quan đến nhau, báo hiệu khả năng diễn ra một cuộc sắp xếp lại quyền lực, các mối quan
hệ kinh tế, các đường biên giới và ý thức hệ trên toàn cầu, theo New York Times
3. Tác động của Brexit



3.1.

Tác động của Brexit đe dọa tới kinh tế thế giới và EU

3.1.1. Tác động của Brexit đe dọa tới EU
Anh là một cường quốc về tài chính kết nối với thị trường gần 500 triệu dân của EU và
thế giới. Nước Anh có London là trung tâm giao dịch tài chính lớn có quan tâm của toàn
cầu. Anh rời khỏi EU làm dân số EU giảm 65 triệu người ( ), tổng sản lượng kinh tế EU
giảm 2,6 nghìn tỷ Euro (), tỷ trọng trong thương mại của EU từ 22% giảm còn 18%. Như
vậy, xét trên một số khía cạnh thì EU không còn là trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới.
Anh là một nước đóng góp lớn ngân sách cho EU. Việc rời EU sẽ khiến EU đang trong
tình cảnh khó khăn sẽ càng thêm khó.
Chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nước sẽ thổi bùng lên. Tinh thần bài ngoại cũng thế. Các
Đảng cánh hữu khác của châu Âu cũng sẽ lợi dụng tình hình để đòi rời khỏi Liên minh
châu Âu. Do đó, dù ảnh hưởng trực tiếp của Brexit rất nhỏ, nhưng khả năng việc này
châm ngòi cho một loạt diễn biến phức tạp mới, cuốn thế giới vào vòng xoáy khủng
hoảng là rất lớn.
Dù không dùng Euro, nhưng việc mất đi một trụ cột có mặt trong G7 như Anh sẽ làm
suy yếu đồng Euro. Kéo theo nhiều quốc gia muốn bỏ EU ngay như nước đã sáng lập nó
như Pháp và Hà Lan. Sự tan vỡ đang hiển hiện trước mắt. Một Liên Bang Châu Âu đã xa
vời vì một cuộc trưng câu dân ý có sự tham gia của Brexit
3.1.2. Tác động của Brexit đe dọa tới kinh tế thế giới
Việc người dân Anh dứt áo ra đi khỏi EU đã gây nên biến động lớn trên thị trường tài
chính và chứng khoán toàn cầu
Ireland, một quốc gia có hàng hóa chủ yếu xuất khẩu vào Anh sẽ gặp khó vì nước Anh
gần bên. Việc giao thương sẽ gián đoạn hơn vì Ireland không thể đứng một mình thương
lượng với Anh, họ phải cùng EU thương lượng lại với Anh. Nhưng không ai biết được
vào đường cùng, Ireland có phá rào hay không?

30% doanh số tại châu Âu của công ty Mĩ bắt nguồn từ Anh. Thậm chí London còn là
địa điểm thích hợp để đặt văn phòng vì đồng ngôn ngữ, nhân lực chất lượng cao, tài
chính dồi dào và dễ dàng ra vào 27 nước EU còn lại. Vậy các công ty Mĩ sẽ thế nào nếu
họ đặt văn phòng ở London và không tới được 27 nước còn lại?
Thị trường chứng khoán Nhật đóng cửa, Nikkei ngừng giao dịch, tỷ giá đồng Yen tăng
chót vót vì nhà đầu tư đang bỏ Euro lẫn Bảng Anh để tìm nơi trú ẩn mới. Xuất khẩu Nhật
bị ảnh hưởng, kỳ vọng phục hồi kinh tế có thể tiêu tan trong năm nay.


Canada, một nước thuộc Liên Hiệp Anh và cũng là thành viên G7 lo lắng vì các thỏa
thuận thương mại tự do đang đi đến giai đoạn kết thúc với EU sẽ bị đình lại vô thời hạn.
Anh là nước trung gian giúp Canada tiếp cận EU dễ dàng hơn rất nhiều.
Thị trường chứng khoán toàn cầu trong 1 ngày mất hơn 2 nghìn tỷ USD do Brexit

Tổng giá trị vốn hóa của chỉ số S&P cho thị trường chúng khoán toàn cầu (nghìn
tỷ USD).

Vàng phi mã, chứng khoán tụt dốc


Euro và bảng anh trượt giá, các nhà đầu tư đua nhau mua những đồng tiền an toàn như
yên Nhật

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm đã làm xói mòn lòng tin của người dân vào
những học thuyết kinh tế tự do, đặc biệt khi họ phải đối mặt với những chính sách kinh tế
sai lầm và tình trạng nhập cư ngày càng gia tăng.
Nước Anh là một trụ cột cũng như là quốc gia được hưởng nhiều lợi ích trong trật tự
thế giới đó. Quốc gia này có vị trí quan trọng tại Liên Hiệp Quốc (LHQ), giữ vai trò nhất
định trong quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).
Giờ đây, việc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit) đã biến nước này thành biểu

tượng cho những rạn nứt của chính trật tự thế giới đó. Việc London lựa chọn rời khỏi EU
làm suy yếu vị thế của khối trên vai trò một thị trường chung lớn nhất thế giới cũng như
một thành trì của nền dân chủ toàn cầu.
Việc này cũng làm suy yếu sự thống nhất thời hậu chiến mà các liên minh cần đến để
duy trì sự ổn định cũng như kiềm chế chủ nghĩa dân tộc từng đẩy châu Âu vào một cuộc
xung đột đẫm máu, vào đúng thời điểm chủ nghĩa này đang hồi sinh mạnh mẽ.
"Bản thân Brexit sẽ không xóa bỏ hoàn toàn trật tự quốc tế, nhưng nó sẽ tạo ra tiền lệ
xấu, làm xói mòn niềm tin vào trật tự vốn được các quốc gia đồng minh dày công tạo
dựng", Ivo H. Daalder, cựu đại diện Mỹ tại NATO nhận định
3.2.

Tác động của Brexit đe dọa tới Việt Nam

Brexit có thể đem lại lo ngại hay cơ hội mà cưa bao giờ người ta có thể nắm bắt đươc
như vậy


Khó khăn, thách thức
Theo các chuyên gia kinh tế thuộc Ngân hàng Credit Suisse, ở góc độ vĩ mô thì tác
động của Brexit đến các nền kinh tế Châu Á có thể tăng gấp 2 hoặc 3 lần trong đó
Singapo và Việt Nam được cảnh báo là bị ảnh hưởng nhiều nhất do thị phần xuất khẩu
vào thị trường EU chiếm 6-7% GDP khi mà các lĩnh vực liên quan đến hàng hóa và chế
biến xuất khẩu được đánh giá là dễ bị tổn thương hơn cả.


Ở góc độ quốc tế, nghiên cứu của Capital Economics cho rằng Việt Nam là quốc gia
xếp thứ 2 trong khu vực về chỉ tiêu xuất khẩu đến Anh/GDP nên sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Ảnh hưởng lớn nhất đến Việt Nam nếu Anh rời khỏi EU chính là triển vọng Hiệp định
thương mại FTA giữa EU và Việt Nam. Hiệp định thương mại này, với rất nhiều thỏa
thuận phức tạp, đã được ký kết vào tháng 12/2015 với toàn bộ văn kiện được công bố

rộng rãi từ đầu tháng 1 năm nay. Tuy nhiên do hiệp định này chưa được phê chuẩn bởi
Nghị viện châu Âu, đàm phán có thể phải bắt đầu lại một cách riêng rẽ giữa Việt Nam
với Anh và Việt Nam với EU (không có nước Anh). Trong cả hai trường hợp, vấn đề có
lẽ là sự khác biệt thời gian cho các thủ tục hành chánh hơn là việc phải đàm phán lại từ
đầu đồng bảng Anh mất giá thì hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam sẽ kém cạnh tranh hơn.
“Lo ngại lớn nhất đó là các doanh nghiệp đang có lượng xuất khẩu lớn vào Anh hoặc
đang nhắm chủ yếu vào thị trường này. Họ sẽ bị ảnh hưởng. Những doanh nghiệp này
cần phải có những tính toán về vấn đề tỷ giá”, ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Nghiên
cứu kinh tế thế giới - Viện kinh tế chính trị cho biết.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho
rằng: Việt Nam không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Brexit do có quan hệ
thương mại với Anh. Đồng bảng Anh biến động mạnh sẽ ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa
xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Riêng về tỷ giá, Anh rời đi khiến
Bảng Anh và Euro giảm giá trong khi các đồng tiền khác tăng lên, trong đó có cả VND
dẫn đến không có lợi cho xuất khẩu của chúng ta”. Sự tác động này không chỉ từ việc
đồng Bảng Anh và đồng EUR giảm giá, mà còn là hiệu ứng domino từ việc giảm giá của
các đồng USD và đồng Nhân dân tệ. sự mất giá của đồng EUR khiến hàng hóa của
Trung Quốc xuất khẩu sang các nước châu Âu sẽ trở nên đắt đỏ, có thể buộc Trung Quốc
phải hạ giá đồng Nhân dân tệ. Như vậy giá trị của VND với Nhân dân tệ sẽ tăng lên, hàng
xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc và Việt Nam sẽ tăng cao. Tỷ giá trung tâm giữa VND và USD sáng
27/6/2016 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 21.866 đồng, tăng 21 đồng so với
24/6/2016


Tỷ giá trung tâm những ngày qua. Tổng hợp: BNEWS/TTXVN
Cán cân thương mại hai chiều liên tục duy trì ở trạng thái xuất siêu, mức tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Anh trong những năm gần đây luôn duy trì ở hai con
số, điều này đang đặt ra không ít lo ngại. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2008 2015 lên tới gần 17%/năm, đạt mức kỷ lục lên tới 4,65 tỷ USD trong năm 2015, tức là

tương đương 15% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU. Do đó, việc Anh rời
EU lại được xem là "đòn đau" cho không ít ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong
đó có nhiều mặt hàng chủ lực

Dữ liệu thống kê của CafeF với 10 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường Anh
giai đoạn 2011 - 2016, phần lớn lượng xuất khẩu lớn nhất đều là các mặt hàng chủ lực, có
thế mạnh của Việt Nam như thủy sản; nông sản; dệt may; da giày; gỗ và các sản phẩm
gỗ; máy móc, thiết bị và phụ tùng; điện thoại và linh kiện các loại...Trong đó, tăng mạnh
nhất là các mặt hàng điện thoại và linh kiện các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện; hàng dệt may; da giày; gỗ và sản phẩm gỗ... Những sản phẩm này đều là các
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên nếu Anh rời EU, trước mắt sẽ chịu tác
động không nhỏ đến việc xuất khẩu vào thị trường này.


Giá vàng SJC trên thị trường trong nước cũng đã liên tục điều chỉnh tăng mạnh

Giá vàng điều chỉnh liên tục và có mức tăng mạnh trong phiên 24/6. Nguồn sjc.com.vn

Về thị trường lao động: Brexit có thể làm cho các thành viên ASEAN có sự dịch
chuyển lao động có tay nghề cao giữa các nước trong khối. Do đó có 2 hệ quả, một là,
nếu môi trường làm việc không thuận lợi, một số lao động có tay nghề cao sẽ sang các
nước khác trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) làm việc, gây ra hiện tượng chảy
máu chất xám; hai là, nếu nguồn nhân lực của Việt Nam không đủ, chất lượng không cao,
không đáp ứng yêu cầu phát triển, lao động có tay nghề cao từ AEC sẽ sang làm việc tại
Việt Nam và đẩy lao động trong nước ra nước ngoài. Do vậy cần xây dựng và phát triển
một nguồn nhân lực chất lượng cao và chủ động trong hội nhập quốc tế, đồng thời vẫn
giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.


Thuận lợi

Về dài hạn hơn, Brexit có thể là cơ hội cho Việt Nam và khối ASEAN vì nếu Anh cần
đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc nhiều vào các nước láng giềng đang ít thân
thiện với họ hơn, thì họ cần phải đẩy mạnh hơn quan hệ với các nước ở châu Á. Đông
Nam Á và Nam Á là những lựa chọn tự nhiên để bổ trợ cho những thị trường mà Anh đã
có vị thế nhất định như Trung Quốc và các nước Ả Rập. Đây là xu thế tất yếu dù có
Brexit hay không, nhưng nếu có Brexit, nó có thể đẩy mạnh hơn nỗ lực của Anh để đẩy
mạnh quan hệ với ASEAN.


KẾT LUẬN
Tóm lại, Brexit gay ra hậu quả vô cùng nặng nề cho cả thế giới. Việt Nam được
cảnh báo là bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực Châu Á do thị phần xuất khẩu vào
thị trường EU chiếm 6-7% GDP; các hiệp định thương mại còn dang dở; sự biến động
của đồng tiền gây khó khăn cho xuất khẩu; thị trường tài chính biến động mạnh; thị
trường lao động bấp bênh, nếu nguồn nhân lực của Việt Nam không đủ, chất lượng
không cao, không đáp ứng yêu cầu phát triển, lao động có tay nghề cao từ AEC sẽ
sang làm việc tại Việt Nam và đẩy lao động trong nước ra nước ngoài. Nhưng bên
cạnh đó nếu biết tận dụng các lợi thế, vượt qua các rào cản bởi các nước trong chính
khu vực thì sẽ là một cơ hội không hề nhỏ để có thể vươn lên trong kinh tế



×