Tải bản đầy đủ (.ppt) (8 trang)

Bài giảng an toàn vệ sinh viên phần 7 vai trò công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.7 KB, 8 trang )

BÀI: 7

VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG
ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG


NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ
CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Căn cứ vào Hiến pháp, Luật công đoàn và Bộ luật
Lao động, Nghị quyết số 01/TLĐ ngày 21/4/1995 của
Tổng LĐLĐVN. Quy định nội dung hoạt động của tổ
chức Công đoàn các cấp từ Tổng liên đoàn, công
đoàn ngành nghề toàn quốc, Liên đoàn lao động tỉnh
thành phố trục thuộc Trung ương, Công đoàn cấp
trên cơ sơ xí nghiệp Công đoàn cơ sở, Theo nghị
quyết này, Công đoàn cơ sở (kể cả Công đoàn lâm
thời)

các
nhiệm
vụ
sau:


1. Thay mặt người lao động kí các thoả ước
lao động tập thể với người sử dụng lao động
(trong đó có nội dung về bảo hộ lao động)
2 . Tuyên truyền giáo dục về Bảo hộ lao động cho người lao
động và người sử dụng lao động, tham gia huấn luyện


Bảo hộ lao động cho người lao động ;
3. Tham gia xây dựng và giám sát thực hiện kế hoạch Bảo hộ
lao động, các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động tham gia
xây dựng qui chế phối hợp, phân công trách nhiệm,
thưởng phạt về Bảo hộ lao động;

4. Kiểm tra giám sác việc việc thực hiện các chế độ,
quy định về Bảo hộ lao động;
5. Tham gia điều tra tai nạn lao động;
6. Tổ chức phong trào đảm bảo an toàn, vệ sinh và quản lí
chỉ đạo hoạt động của mạng lưới an toàn vệ sinh viên;


*Nghị quyết cũng chỉ ra một số phương thức

b
hoạt động của tổ chức Công đoàn như sau:

1. Phương pháp trực tiếp với ngươi lao động: Tổ chức
Đại hội công nhân viên chức, hội nghị dân chủ, đối thoại, toạ
đàm giữa người lao động và người sử dụng lao động;
2. Phương pháp chuyên gia:
Tập hợp đoàn viên giỏi
chuyên môn và tay nghề làm công tác Bảo hộ lao động.
3. Phương pháp quần chúng: Tổ chức vận động, thu hút
mọi người thực hiện công tác bảo hộ lao động.
4. Phương pháp hành chính: Tổ chức kiểm tra, điều tra,
lập hồ sơ để xử lí vi phạm, can thiệp giải quyết khiếu nại tố
cáo của quần chúng, thực hiện chế độ thưởng phạt.
5. Phương pháp hoạt động dịch vụ theo “ đơn đặt hàng”

của quần chúng về phương tiện bảo vệ cá nhân, pháp lí đo
đạc kiểm tra môi trường lao động.


*Tổ chức và hoạt động của Mạng lưới an
toàn vệ sinh viên (ATVSV) ở các cơ sở SXKD
1. Nguyên tắc tổ chức mạng lưới ATVSV:
- Mạng lưới ATVSV là hình thức quần chúng tham
gia làm công tác An toàn vệ sinh lao động.
- Tất cả các cơ sở SXKD của các thành phần kinh
tế đều phải tổ chức mạng lưới ATVSV.
- Mỗi tổ sản xuất ít nhất phải có một ATVSV
- Để đảm bảo tính khách quan trong hoạt
động,ATVSV không được là tổ trưởng.
- ATVSV do công đoàn chọn giới thiệu, người sử
dụng LĐ ra quyết định thành lập và giao cho công
đoàn quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ.


2. Nhiệm vụ và quyền hạn của ATVSV
- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở mọi
người trong tổ thực hiện công tác An toàn, vệ
sinh lao động
- Thực hiện việc kiểm tra giám sát mọi
người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất,
bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng
trang thiết bị bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ
trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về bảo
hộ lao động; hướng dẫn biện pháp làm việc

an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng
hoặc mới chuyển đến làm việc ở tổ;


- Tham gia góp ý với tổ trưởng sản
xuất trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ
lao động, các biện pháp đảm bảo an
toàn, vệ sinh lao động và cải thiện điều
kiện làm việc;
- Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp
trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ
lao động, biện pháp đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động và khắc phục kịp thời
những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh
của máy, thiết bị và nơi làm việc.


3. Một số điều kiện bảo đảm cho hoạt
động của mạng lưới An toàn vệ sinh viên.
- Người sử dụng lao động phải ra Quyết
đinh công nhận An toàn vệ sinh viên.
- An toàn vệ sinh viên được bồi dưỡng kiến
thức, nghiệp vụ công tác về An toàn vệ sinh
lao động.
- Cần có chế độ động viên về vật chất và
tinh thần đối với An toàn vệ sinh viên




×