Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu một số kỹ thuật đối với giống vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KIỀU QUỐC PHONG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG VẢI VPH.40
TẠI TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

KIỀU QUỐC PHONG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG VẢI VPH.40
TẠI TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số : 62.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thế Huấn

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên
Kiều Quốc Phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN


Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận văn
nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các thầy
giáo, cô giáo trong Phòng đào tạo; Khoa Nông Học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Thế Huấn - Trƣởng
khoa Nông học - Trƣờng Đại học nông lâm Thái Nguyên đã luôn quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
và hoàn thành luận văn.
Do còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong đƣợc sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp, gia đình sự biết ơn sâu sắc nhất.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Học viên

Kiều Quốc Phong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................ viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................................. 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài: .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................. 4

1.1.1. Cơ sở khoa học của việc cắt tỉa ................................................................ 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng chất điều tiết sinh trƣởng: ................ 4
1.2. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân bố và phân loại giống vải ............................ 7

1.2.1. Nguồn gốc, phân bố ................................................................................. 7
1.2.2. Tình hình sản xuất vải trên thế giới .......................................................... 8
1.2.3. Những nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Việt Nam ............ 9
1.2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải ở tỉnh
Phú Thọ: ............................................................................................... 12
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây vải ..................................................................................... 14
1.4. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái ..................................... 18

1.4.1. Đặc điểm thực vật học............................................................................ 18
1.4.2. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây vải ..................................... 21
1.5. Nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cây vải ................................................................ 22

1.5.1. Nhu cầu dinh dƣỡng và phân bón cho vải.............................................. 22
1.5.2. Nghiên cứu về sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng cho vải .................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iv

1.5.3. Những nghiên cứu về các biện pháp tác động cơ giới ........................... 25
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 28
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 28

2.1.1. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu............................................................... 28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 28
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................. 28
2.2. Nội dung nghiên cứu: .................................................................................................. 28
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 28
2.4. Xử lý số liệu................................................................................................................. 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34
3.1. Ảnh hƣởng của kỹ thuật cắt tỉa đến sinh trƣởng, ra hoa, đậu quả, năng
suất, phẩm chất của vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ. ............................................. 34

3.1.1. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến thời gian ra lộc thu
của giống vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ. .............................................. 34
3.1.2. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến khả năng ra lộc thu
của giống vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ. .............................................. 35
3.1.3. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến hình thái lộc thu của
giống vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ. ..................................................... 36
3.1.4. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến diện tích lá của giống
vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ ................................................................ 37
3.1.5. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến ra hoa, đậu quả của
giống vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ. ..................................................... 38
3.1.6. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến năng suất, phẩm chất
quả của giống vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ. ....................................... 41

3.1.7. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến chất lƣợng quả vải
VPH.40 ................................................................................................. 42
3.2. Ảnh hƣởng của GA3 đến khả năng phát triển của giống vải chín sớm
VPH.40 .................................................................................................................. 43

3.2.1. Ảnh hƣởng của GA3 đến khả năng đậu quả: .......................................... 43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

3.2.2. Ảnh hƣởng của GA3 đến khả năng giữ quả vải VPH.40 ....................... 45
3.2.3. Ảnh hƣởng của GA3 đến năng suất quả vải VPH .40 .......................... 46
3.2.4. Ảnh hƣởng của GA3 đến phẩm chất quả vải VPH.40 ........................... 48
3.3. Ảnh hƣởng của Ethrel đến khả năng diệt lộc đông và năng suất, phẩm
chất giống vải chín sớm VPH.40 ......................................................................... 49

3.3.1. Ảnh hƣởng của Ethrel đến khả năng diệt lộc đông ............................... 49
3.3.2. Ảnh hƣởng của Ethrel đến khả năng ra hoa, đậu quả vải
VPH.40 ................................................................................................. 50
3.3.3. Ảnh hƣởng của Ethrel đến năng suất vải VPH.40 ................................. 52
3.3.4. Ảnh hƣởng của Ethrel đến phẩm chất vải VPH.40 ................................ 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 55

1. Kết luận ................................................................................................................ 55
2. Đề nghị ................................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CDC

CDC

CIAT

Trung tâm nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế

CT

Công thức

CTTN

Công thức thí nghiệm

ĐKC

Đƣờng kính củ

FAO


Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc

HSTH

Hệ số thu hoạch

KL

Khối lƣợng

NS

Năng suất

NSCK

Năng suất củ khô

NSSVH

Năng suất sinh vật học

NSTB

Năng suất tinh bột

NSTL

Năng suất thân lá


NSTL

Năng suất củ tƣơi

TIPRI

Viện nghiên cứu chính sách lƣơng thực thế giơi

TLCK

Tỷ lệ chất khô

TLTB

Tỷ lệ tinh bột

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam: ............................ 10
Bảng 1.2: Sản lƣợng các sản phẩm chế biến vải năm 2013 ...................................... 11
Bảng 1.3. Lƣợng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải năm 2013 ............................... 12
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng lâu năm ....................... 14
Bảng 1.5: Hàm lƣợng dinh dƣỡng thích hợp cho đất trồng vải tính theo tỷ lệ. ................. 22

Bảng 1.6: Lƣợng phân bón cho vải ở một số nƣớc ................................................... 23
Bảng 3.1. Thời gian ra lộc thu ở các dạng hình cắt tỉa.............................................. 34
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến khả năng ra lộc thu ................. 35
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến diện tích lá .............................. 38
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến khả năng ra hoa ...................... 39
Bảng 3.6. Tỷ lệ đậu quả và động thái rụng quả ở các dạng hình cắt tỉa. .................. 40
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống vải
VPH.40 ............................................................................................ 41
Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của các dạng hình cắt tỉa đến chất lƣợng quả vải
VPH.40 ............................................................................................ 43
Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của GA3 đến tỷ lệ đậu quả vải VPH.40 ................................. 44
Bảng 3.11. Ảnh hƣởng của GA 3 đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất .................................................................................................... 47
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng của GA3 đến phẩm chất của giống vải VPH.40 .................. 48
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của các liều lƣợng ethrel đến khả năng diệt lộc
đông ........................................................................................................... 50
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của các liều lƣợng ethrel đến khả năng ra hoa, đậu
quả .............................................................................................................. 51
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của các liều lƣợng ethrel đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất ........................................................................................ 52
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của các liều lƣợng Ethrel đến phẩm chất ............................. 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 3.1: Biểu đồ động thái rụng quả của giống vải VPH40 ở các dạng hình
cắt tỉa từ khi bắt đầu đậu quả đến khi thu hoạch ........................................ 40
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất thực thu của giống vải VPH40 ở các công thức
thí nghiệm................................................................................................... 42
Hình 3.3: Biểu đồ khả năng giữ quả vải VPH40 từ khi đậu quả đến khi thu
hoạch .......................................................................................................... 46
Hình 3.4: Biểu đồ năng suât thực thu của giống vải VPH40 thí nghiệm .................. 47
Hình 3.5: Biểu đồ năng suât thực thu của giống vải VPH40 thí nghiệm .................. 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Giống vải VPH.40 có nguồn gốc tại xã Phú Lộc, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú
Thọ, đây là giống vải chín sớm có năng suất, sản lƣợng cao, đang đƣợc nghiên cứu
thử nghiệm, để nhân rộng, nhằm kéo dài thời gian thu hoạch để tránh tình trạng tiêu
thụ sản phẩm quả vải theo kiểu “no dồn đói góp” lâu nay. Hiện nay, Trung tâm
nghiên cứu rau quả Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ đang nghiên cứu lai ghép tạo ra các giống
vải chín sớm ƣu tú trên gốc có sẵn là giống vải thiều, từng bƣớc thay thế giống
chính vụ. Trong đó có giống vải chín sớm VPH.40 đƣợc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chính thức công nhận năm 2015.
Giống vải chín sớm VPH.40 đã lai ghép, tuyển chọn thành công, giống đã cho
thu hoạch tập trung vào trung tuần tháng 5, sớm hơn giống vải thiều Thanh Hà
truyền thống từ 15-20 ngày và có giá trị kinh tế cao. Cây sinh trƣởng rất tốt, tán cây

hình bán cầu, lá hình lòng máng, màu xanh đậm, mép lá phẳng. Chùm hoa to hình
tháp, cuống hoa có màu nâu đen. Quả hình trái tim khi chín có màu đỏ sẫm, gai
thƣa, nổi. Quả to trung bình 43g, năng suất trung bình 80kg/cây.
Một trong những biện pháp kéo dài thời gian cung cấp sản phẩm quả vải tƣơi trên`
thị trƣờng và tăng đƣợc hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng là bố trí cơ cấu giống có thời
gian cho thu hoạch khác nhau bao gồm các giống chín sớm, chín chính vụ và chín muộn.
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, việc đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, năng suất,
phẩm chất và tính thích ứng của các giống vải chín sớm ở các vùng sinh thái khác nhau
nhằm chọn tạo ra đƣợc một tập đoàn các giống vải trong đó có các giống chín sớm ƣu tú
là rất cần thiết. Song để đƣa nhanh các giống vải chín sớm bổ sung vào cơ cấu giống vải
ở miền Bắc, bên cạnh việc đánh giá các đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của các giống để
chọn tạo ra đƣợc các giống ƣu tú, trong quá trình trồng trọt gặp phải một số trở ngại sau:
- Do khả năng sinh trƣởng khoẻ nên lộc thu thƣờng thành thục sớm (vào tháng
9, 10) dẫn đến xác xuất ra lộc đông cao làm cho những cây ra lộc đông không ra
hoa đậu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
- Thời gian ra hoa, nở hoa sớm nên thƣờng chịu ảnh hƣởng của điều kiện thời
tiết bất lợi (nhiệt độ thấp, mƣa phùn...) gây khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh làm
giảm tỷ lệ đậu quả dẫn đến năng suất thấp.
Cùng với việc đánh giá chọn ra các giống vải chín sớm có khả năng mang lại
hiệu quả kinh tế cao bổ sung vào cơ cấu giống hiện có và tìm ra các đặc điểm cần
khắc phục, thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trong đó có việc sử dụng các
biện pháp cắt tỉa, bổ sung dinh dƣỡng qua lá và sử dụng chất điều hoà sinh trƣởng
nhằm nâng cao khả năng ra hoa, đậu quả cũng nhƣ năng suất, phẩm chất, tăng hiệu
quả kinh tế cho ngƣời trồng vải đóng vai trò hết sức quan trọng.

Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nghiên cứu một số kỹ thuật đối với giống vải VPH.40 tại tỉnh Phú Thọ".
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài:
2.1. Mục đích
Đánh giá đƣợc một số biện pháp kỹ thuật của giống vải chín sớm, làm cơ sở
lựa chọn bổ sung vào cơ cấu giống vải ở miền Bắc, kéo dài thời gian thu hoạch và
áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.
Trên cơ sở tìm hiểu ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa và sử dụng
một số chất điều tiết sinh trƣởng, dinh dƣỡng qua lá, xác định đƣợc biện pháp cắt tỉa
và loại chế phẩm cũng nhƣ nồng độ thích hợp bổ sung vào quy trình thâm canh
nâng cao năng suất, phẩm chất Vải chín sớm.
2.2. Yêu cầu
Xác định đƣợc biện pháp cắt tỉa thích hợp giúp cây ra hoa, đậu quả tập trung,
nâng cao năng suất, phẩm chất.
Xác định đƣợc loại chế phẩm, liều lƣợng, nồng độ và thời vụ xử lý thích hợp của
một số chất điều tiết sinh trƣởng và bổ sung sinh dƣỡng qua lá giúp ngăn chặn lộc đông
làm tăng khả năng ra hoa, năng suất, phẩm chất vải chín sớm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả
năng sinh trƣởng, phát triển của giống vải chín sớm VPH.40, làm cơ sở cho
việc đánh giá nguồn thực liệu, lựa chọn giống tốt và bố trí cơ cấu giống hợp
lý đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, phẩm
chất vải chín sớm VPH.40.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn.
- Đề tài bổ sung một số giải pháp mới trong thâm canh, chăm sóc cây vải
chín sớm nhƣ biện pháp cắt tỉa, sử dụng các chất điều tiết sinh trƣởng và dinh
dƣỡng qua lá, góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh vải chín sớm theo hƣớng
tăng hiệu quả cho ngƣời trồng vải.
- Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên
cứu, giảng dạy cho các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, học sinh, sinh
viên, nông dân.... về đặc tính nông sinh học, kỹ thuật thâm canh cây vải chín sớm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của việc cắt tỉa
Sự sinh trƣởng tự nhiên của cây ăn quả thƣờng không đáp ứng yêu cầu về
cấu trúc tối ƣu và thuận lợi cho việc chăm sóc tán cây. Ngƣời làm vƣờn cần phải
tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành khung, nửa khung và cành nhánh của
cây cho phù hợp với cấu trúc của vƣờn. Cắt tỉa nhằm mục đích điều hòa sinh
trƣởng, ra hoa kết quả của cây. Cắt tỉa làm giảm đi chiều dài cành, tỉa bớt cành
nhánh, hƣớng cành ra phía ngoài khiến cho trong tán cây giảm số lƣợng mầm sinh
trƣởng dẫn tới việc phân phối lại các chất giữa các cơ quan còn lại làm cho quả
phát triển to hơn.
Cắt tỉa nâng cao tính hoạt động sinh lý của mô tế bào và hiệu suất thoát hơi
nƣớc, trong điều kiện khô hạn. Đây là một trong những biện pháp cải thiện chế độ

ẩm cho cây. Trong kỹ thuật làm vƣờn hiện đại, cắt tỉa là khâu kỹ thuật then chốt,
cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề.
1.1.2. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng chất điều tiết sinh trưởng:
Chất điều hòa sinh trƣởng thực vật (còn gọi là các hocmon sinh trƣởng) là
những chất đƣợc sinh ra trong cây để điều khiển các quá trình sinh trƣởng phát triển
của cây. Trong suốt đời sống, cây phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển nhƣ nảy
mầm, lớn lên, ra hoa, kết quả. Các chất điều hòa sinh trƣởng giúp cây tiến hành các
giai đoạn này một cách cân đối hài hòa theo đặc tính và quy luật phát triển của cây
với liều lƣợng rất thấp. Mỗi giai đoạn đƣợc điều khiển bởi một nhóm chất nhất
định. Ở thời kỳ sinh trƣởng lớn lên có nhóm chất kích thích sinh trưởng. Tới mức
độ nhất định cây tạm ngừng sinh trƣởng để chuyển sang thời kỳ phát triển ra hoa,
kết quả thì có nhóm chất ức chế sinh trưởng đƣợc hình thành.
Nhóm chất kích thích sinh trƣởng có các chất Auxin, Gibberellin (GA) và
Cytokinin. Nhóm chất ức chế sinh trƣởng có acid Absicic, Ethylen và các hợp chất
Phenol.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
Ngày nay, các chất điều hòa sinh trƣởng thực vật tổng hợp đƣợc ứng dụng
trong nông nghiệp ngày càng phổ biến với rất nhiều mục đích. Có thể nêu lên một
số mục đích chính thƣờng đƣợc ứng dụng nhƣ sau:
- Kích thích hạt giống nẩy mầm nhanh và đều thƣờng dùng các chất Auxin và GA.
- Kích thích ra rễ cho cành chiết, cành giâm: Chất có hiệu quả cao là Auxin.
- Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây: Với những cây trồng cần tăng
chiều cao nhƣ mía, các cây lấy sợi (nhƣ đay, gai) thì sử dụng chất GA. Đối với lúa,
rau, màu, hoa, cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm có thể dùng Auxin, GA hoặc
Cytokinin.

- Kích thích ra hoa: Với nhiều loại cây ăn quả nhƣ dứa, nhãn, xoài … muốn
ra hoa sớm và tập trung thƣờng dùng các chất điều hòa sinh trƣởng. Tùy theo loại
cây, có thể dùng nhiều chất nhƣ Auxin, GA hoặc Etylen, Paclobutrazol. Với mỗi
loại cây và mỗi loại chất có cách dùng cụ thể riêng.
- Hạn chế rụng hoa, rụng quả: Thƣờng dùng các chất Auxin và GA.
- Làm quả mau chín và chín đồng loạt: Chất thƣờng dùng là Ethylen, có thể
áp dụng cho các cây ăn quả nhƣ xoài, chuối, dứa, sapô, cà chua, ớt. Phun thuốc khi
quả đã già hoặc có một vài quả bắt đầu chín. Ngƣợc lại, muốn cho quả chậm chín để
kéo dài thời gian thu hoạch có thể dùng chất GA. Với hoa, muốn tƣơi lâu có thể
dùng chất Cytokinin.
- Kích thích tiết nhựa của các cây có mủ: Trong ngành cao su thƣờng dùng
thuốc Ethrel bôi lên miệng cạo để kích thích ra mủ, tăng sản lƣợng mủ.
- Điều khiển sự phát sinh rễ và chồi trong kỹ thuật nuôi cấy mô: Trong môi
trƣờng nuôi cấy thƣờng phải cho một tỷ lệ thích hợp giữa Auxin và Cytokinin để
tạo thành một cây hoàn chỉnh, cân đối đủ cả rễ, thân và lá. Trong đó, Auxin kích
thích ra rễ, còn Cytokinin kích thích ra chồi.
Ngoài ra, còn đƣợc ứng dụng với nhiều mục đích khác nhƣ kích thích hoặc
kìm hãm nẩy mầm của củ giống (khoai, hành, tỏi), kích thích ra nhiều hoa đực hoặc
hoa cái (dƣa, bầu, bí), tạo quả ít hoặc không hạt (nho, cam, chanh, cà chua, dƣa),
làm rụng lá để dễ thu hoạch (đậu, bông), làm cây thấp lại để tăng mật độ trồng
(bông vải), tạo dáng cho cây cảnh…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
Có thể nói các chất điều tiết sinh trƣởng thực vật có tác dụng thật kỳ diệu,
điều khiển đƣợc cây trồng sinh trƣởng phát triển theo ý muốn của con ngƣời. Tuy
vậy, các chất này thƣờng biểu hiện tác dụng ở những liều lƣợng rất thấp và hiệu quả

có thể thay đổi tùy theo tình hình sinh trƣởng cây. Vì vậy, khi áp dụng cần thực hiện
đúng theo hƣớng dẫn. Cẩn thận hơn, nếu áp dụng lần đầu nên làm trên diện hẹp, sau
khi có kết quả và kinh nghiệm mới áp dụng trên diện rộng.
GA3 là thuốc kích thích sinh trƣởng (Gibberellic acid). Gibberellin có tác dụng kích
thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc, kích thích sự sinh trƣởng và phát triển
của cây theo chiều cao, làm thân vƣơn dài, giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn.
Tuy nhiên Gibberellin chỉ phát huy tốt tác dụng khi cây trồng có đầy đủ dinh dƣỡng
N, P, K. Khi sử dụng quá liều lƣợng, hình dáng bên ngoài của các nông sản (nhất là
rau) có thể thay đổi (biến dạng, quăn queo, sần sùi) và làm giảm giá trị thƣơng
phẩm. Các nhà khoa học tại trƣờng Đại học Durhamcho biết Gibberellin có tác
dụng phá vỡ các protein kìm hãm tăng trƣởng của cây, kích thích cây tăng trƣởng và
làm tăng năng suất cây trồng. Theo thông tin từ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam, các nhà khoa học tại trƣờng Đại học Durham (Mỹ) cho biết cây
tự làm chậm quá trình phát triển hoặc thậm chí ngừng phát triển hoàn toàn để phản
ứng với điều kiện bất lợi, chẳng hạn nhƣ tình trạng thiếu nƣớc hoặc hàm lƣợng
muối cao trong đất với mục đích tiết kiệm năng lƣợng.
Cây trồng thực hiện điều đó bằng cách tạo ra prô-tê-in kìm hãm tăng trƣởng
của chúng. Quá trình này đƣợc đảo ngƣợc khi cây sản sinh ra một hoóc-môn - đƣợc
gọi là Gibberellin - phá vỡ các prô-tê-in kìm hãm tăng trƣởng. Kìm hãm tăng trƣởng
có thể là một vấn đề khó giải quyết đối với ngƣời nông dân khi cây trồng bị kìm
hãm tăng trƣởng khiến năng suất giảm sút.
Vì vậy, muốn tăng năng suất cây trồng, ngƣời nông dân cần sử dụng hợp lý
chất điều hòa sinh trƣởng Gibberellin.
Etylen là một Cacbuahyđro đơn ở dạng khí, đƣợc phát hiện và xếp vào nhóm
phytohormones muộn nhất nhƣng lại đƣợc đƣa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất,
mang lại hiệu quả kinh tế to lớn . Khác với các chế phẩm hóa học khác, Etylen
không gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng vệ sinh nông sản và môi trƣờng . Do đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7
Etylen là một chất điều tiết sinh trƣởng hợp thời đƣợc úng dụng rộng rãi trong nông
nghiệp. Etylen là một ”hoocmon già hóa“, do đó xử lý Ethephon (Ethrel) chất nhả
chậm Etylen cho cây trồng đã giúp cho cây ra hoa, kết quả theo ý muốn con ngƣời,
hạn chế đƣợc hiện tƣợng ra lộc đông. Các giống vải chín sớm thƣờng ra lộc đông
khá nhiều, kể cả những năm có nền nhiệt độ mùa đông không quá cao, đặc biệt là ở
các vƣờn có điều kiện thâm canh cao, cây vải sinh trƣởng khỏe, tích lũy dinh dƣỡng
nhiều. Trong bối cảnh đó, việc sử dụng các biện pháp khống chế lộc đông trở nên
rất cấp thiết.
Có nhiều biện pháp sử dụng để hạn chế lộc đông trên vƣờn vải vào các năm
thời tiết bất thuận nhƣ: sử dụng các biện pháp chăm sóc thích hợp (cắt tỉa, bón
phân…) để lộc thu ra và thành thục đúng thời điểm hoặc sử dụng các biện pháp cơ
giới (khoanh vỏ, thắt cành, xới bề mặt tán, chắn rễ…). Tuy nhiên, biện pháp sử
dụng các loại hoá chất (trong đó có ethrel) tỏ ra có ƣu điểm hơn vì chúng dễ sử
dụng, chi phí thấp và có khả năng áp dụng trên quy mô lớn một cách nhanh chóng.
1.2. Những nghiên cứu về nguồn gốc, phân bố và phân loại giống vải
1.2.1. Nguồn gốc, phân bố
Cây vải có tên khoa học là Litchi Chinenis Sonn (Nephelium Litchi Cambess)
thuộc họ Bồ hòn có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc. Hiện nay ở Trung Quốc có
những cánh rừng vải dại xanh tốt ở núi Kim Cổ Lĩnh, tỉnh Phúc Kiến có cây vải đã
1.200 tuổi và vẫn cho quả [30 tr 44] . Mặc dù lịch sử trồng vải lâu đời nhƣ vậy
nhƣng cho đến cuối thế kỷ 17 vải mới đƣợc mang sang Bruma, 100 năm sau mới
đƣợc đƣa sang ấn Độ vào năm 1775. Cây vải đƣợc đƣa sang trồng ở Hawai năm 1873
bởi một thƣơng gia ngƣời Trung Quốc, Florida năm 1883, Califonia năm 1897 và đến
Israen năm 1914. Vào khoảng những năm từ 1875 - 1876 cây vải đƣợc đƣa sang các
nƣớc Châu Phi là Madagatca và Morihiuyt [45].
Tại Việt Nam theo các tài liệu cũ, cây vải đã đƣợc trồng cách đây 2000 năm
(quả thu tài bồi học, 1959 - sách Trung Quốc), sử ghi chép cách đây 10 thế kỷ, lệ chi

vải (quả vải) là một trong những cống vật của Việt Nam phải nộp cho Trung Quốc. Tài
liệu Trung Quốc cũng cho biết khoảng 200 năm sau Công nguyên, vua Nam là Triệu
Đà có mang vải sang cống. Theo giáo sƣ Vũ Công Hậu; khi điều tra cây ăn quả ở một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung có gặp một số cây vải dại, vải rừng, ở khu
vực chân núi Tam Đảo có nhiều cây vải dại quả giống vải nhà nhƣng hƣơng vị kém
hơn. Do vậy, một số tài liệu nƣớc ngoài cũng cho rằng cây vải cũng có thể có nguồn
gốc ở Việt Nam [17 tr 36 - 38].
1.2.2. Tình hình sản xuất vải trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống vải đƣợc trồng, trong đó Trung
Quốc đƣợc coi là nơi hiện nay có nhiều giống vải nhất trên thế giới. Tuy nhiên trong
hơn 200 giống đƣợc trồng thì chỉ có 8 giống là có ý nghĩa kinh tế và đƣợc phát triển
rộng rãi. Tỉnh Quảng Đông các giống Baila, Baitangying, Heiye, Fezixiao, Gwiwei,
Nuomici và Huazhi đƣợc trồng với diện tích khá lớn khoảng hơn 140.000 ha, trong
đó hai giống Gwiwei, Nuomici chiếm hơn 80% diện tích. Tỉnh Phúc Kiến trồng chủ
yếu giống vải Lanzhu với diện tích khoảng hơn 25.000 ha. Các giống vải ở Trung
Quốc có hai nhóm chính: đó là nhóm khi chín thì thịt quả thƣờng nhão và ƣớt còn
nhóm kia khi chín thì cùi ráo và khô (Chen and Huang, 2000, pp.19)[36].
Tại Đài Loan, giống vải chủ yếu là giống Hap Ip, chiếm hơn 90% tổng diện
tích ngoài ra còn có giống Yuher Pau đƣợc trồng ở miền Nam và giống No Mi Tsu
đƣợc trồng ở miền Trung [35].
Tại Nam Phi giống vải đƣợc trồng chủ yếu là Kwaimi nhƣng thƣờng đƣợc gọi
là "Mauritius" vì giống có nguồn gốc từ hòn đảo này, giống có kích thƣớc quả trung
bình, tán cây thấp, chất lƣợng tốt. (Morton,1987)[45].
Các giống vải đƣợc trồng ở Ấn Độ hiện nay là: Shadi, Bombai, Rose, China,

Seented và Mazaffarpur (Ghosh và cộng sự, 2000, pp.16)[38].
Có hơn 40 giống đƣợc trồng ở Australia, các giống trồng phổ biến ở đảo
Queesland bao gồm Kwai May Pink, FayZee Siu và Souey Tung, giống Kwai May Pink
đƣợc trồng ở miền Trung, miền Nam trồng chủ yếu giống Waichee.(Mitra -2005)[49].
Các giống vải trồng chủ yếu ở Thái Lan là các giống Hap Ip, Tai So và Waichee
ngoài ra còn có khoảng hơn 30 giống vải khác nhau. Các giống vải ở Thái Lan đƣợc
chia ra làm hai nhóm, nhóm cần có nhiệt độ lạnh trong mùa đông và nhóm yếu cầu
nhiệt độ lạnh trong mùa đông ít hơn, nhóm này trồng ở khu vực trung tâm của Thái
Lan, còn nhóm kia thì trồng ở các tỉnh phía Bắc (Yapwattanaphun và cộng sự, 2000,
pp.24)[50].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
Ở Nam Mỹ có nhiều giống vải đã đƣợc nhập về từ ấn Độ và Trung Quốc
nhƣng trong 43 giống đƣợc nhập nội chỉ có hai giống hiện nay còn tồn tại và đƣợc
trồng phổ biến đó là Hap Ip và Kwaimi (Morton,1987)[45].
Ở Hawai có 3 giống trồng phổ biến đó là giống Hap Ip, Kwaimi và Brewster.
Vào năm 1942, Groff tiến hành lai tạo giữa 3 giống vải trên nhằm tìm ra một giống
vải tốt nhất và đến năm 1953 đã chọn ra đƣợc một giống mang tên Groff. Giống này
có tính di truyền ổn định, chín muộn, quả có kích cỡ trung bình, thịt quả trắng và
ráo, hƣơng vị thơm ngon, hầu hết các hạt đều bị teo nên rất nhỏ. Ở Florida giống vải
đƣợc trồng chủ yếu là giống (Brewster, pp. 22 – 26)[39].
1.2.3. Những nghiên cứu về tình hình sản xuất và tiêu thụ vải ở Việt Nam
1.2.3.1. Tình hình sản xuất vải
Giống vải có thể chia theo thời vụ hoặc theo đặc điểm sinh trƣởng và phẩm
chất quả. Các tác giả đều thống nhất miền Bắc Việt Nam các giống vải đƣợc phân
chia nhƣ sau:

- Theo thời vụ có: Nhóm chín sớm, nhóm chín chính vụ và nhóm chín muộn.
- Theo đặc điểm sinh trƣởng và phẩm chất quả: Nhóm Vải chua, nhóm vải
nhỡ và nhóm vải thiều.
- Giống vải chua: mọc khỏe, cây to, phân cành thƣa, hạt to, tỷ lệ thịt quả 50 60%, chín sớm (cuối tháng 4 đến tháng 5), ra hoa đều, năng suất ổn định, vị chua.
- Giống vải nhỡ: cây to hoặc trung bình, tán thẳng đứng, lá to, chín vào tháng 5
đầu tháng 6. Khi quả chín vỏ còn xanh, định quả có màu tím đỏ, có vị ngọt, ít chua
- Giống vải thiều: Tán cây có hình tròn hoặc bán cầu, lúc nhỏ phiến lá dầy bóng,
chùm hoa không có lông đen, quả nhỏ hơn vải chua và vải nhỡ. Trọng lƣợng quả trung
bình từ 25 - 30g, tỷ lệ thịt quả cao chiếm 70 - 80%, chín giữa tháng 6 đầu tháng 7.
Theo kết quả điều tra của Vũ Mạnh Hải (2001)[18 tr 23], tại 13 huyện của 7
tỉnh miền Bắc Việt Nam cho thấy các tỉnh miền Bắc có tập đoàn vải khá phong phú.
Đã thu thập đƣợc 13 giống tại 13 huyện của các tỉnh, trong đó có 8 giống tuyển
chọn có khả năng sinh trƣởng và phát triển tốt, cho năng suất, phẩm chất cao và ổn
định, có tính chống chịu sâu bệnh khá, có hai giống đƣợc công nhận là giống quốc
gia là thiều Thanh Hà và Hùng Long, các giống Đƣờng Phèn, Hoa Hồng, Lai Bình
Khê, Lai Yên Hƣng, Phú Điền và Phúc Hòa đang đƣợc tiến hành khảo nghiệm. Qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
nghiên cứu theo dõi cho thấy các giống vải chín sớm có khả năng sinh trƣởng vƣợt
trội so vậy giống vải thiều Thanh Hà về cả chiều cao và đƣờng kính gốc. Các giống
có khả năng sinh trƣởng tốt hơn cả là Bình Khê, Yên Hƣng và Yên Phú, các giống
này có năng suất và chất lƣợng quả tƣơng đƣong với nơi nguyên sản.
Năm 1991 Việt Nam đã nhập nội một số giống vải từ Trung Quốc và đang
đƣợc trồng khảo nghiệm là các giống: Quế Vị, Nhu Mê Tu, Hoài Chi, Hắc Diệp,
Tâm Nguyệt Hồng, Phi Tử Tiếu, Đại Tào. Năm 1991, dự án VIE86- 003 đã nhập
một số giống từ Úc về Lục Ngạn nhƣ: Waichee, Taiso, Salathit, Kwai Pink...

nhƣng qua theo dõi các giống này đều sinh trƣởng kém hơn vải thiều Thanh Hà.
Năm 1998, Huyện Lục Ngạn nhập giống Bình Đƣờng Anh, năm 2001 tổng công ty
rau qủa nhập giống Đại Bi Hồng và trồng tại Lục Ngạn các giống này đang tiếp
tục đƣợc theo dõi [34 tr 31-33].
Viện nghiên cứu rau, quả Việt Nam đã tập trung tuyển chọn đƣợc một số
giống vải chín sớm trong đó nổi bật 5 giống có triển vọng là các giống Yên Hƣng,
Bình Khê, Đƣờng Phèn, Thạch Bình và giống Hùng Long. Các giống này đã qua
theo dõi, bình tuyển và đánh giá có khả năng chín sớm hơn vải thiều từ 20 - 30
ngày, giá bán gấp 2 - 3 lần, chất lƣợng gần tƣơng đƣơng vải Thanh Hà [12 tr 97].
Cây vải đƣợc trồng ở các tỉnh phía Bắc, tập trung ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ:
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất vải ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam:
Chỉ tiêu
Vùng trồng

Diện tích

Diện tích thu

Năng suất

Sản lƣợng

(ha)

hoạch (ha)

(tạ/ha)

(tấn/ha)


Bắc giang

39.835

39.238

58,2

228.365

Hải Dƣơng

14.219

12.634

52,7

66.581

Lạng Sơn

7.473

5.501

49,5

27.230


Thái Nguyên

6.861

4.692

53,2

24.961

Quảng Ninh

5.174

3.847

51

19.620

Các tỉnh khác

23.838

22.088

61,3

135.399


Tổng

97.400

88.000

54,3

502.157

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2013)[26]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
Số liệu bảng 1.1 cho thấy, đến năm 2013, diện tích trồng vải của Việt nam đạt
khoảng 97.400 ha với sản lƣợng 502.157 tấn (chiếm 41,6% diện tích và 23,9% tổng
sản lượng cây ăn quả của miền Bắc)
Ở miền Nam các vùng cao nhƣ: Đà Lạt, Buôn Mê Thuật, Kon Tum đang trồng
thử và bƣớc đầu đã có kết quả. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long ở huyện Bình Minh,
tỉnh Vĩnh Long, có trồng vài chục cây vải 40 - 50 tuổi, cây ra hoa, kết quả bình thƣờng
nhƣng quả nhỏ (6g) chất lƣợng quả ngon.
Theo Vũ Công Hậu năm (1990). Ƣu thế lớn nhất của cây vải là: Dễ trồng,
chăm sóc đơn giản, chịu đƣợc đất chua, đất đồi dốc là loại đất rất phổ biến ở
vùng đồi núi phía Bắc, thêm vào đó công tác bảo vệ thực vật đơn giản hơn các
cây trồng khác [17 tr 26].
1.2.3.2. Tình hình tiêu thụ vải
Ở Việt Nam, khoảng 75% sản lƣọng vải của cả nƣớc đƣợc tiêu thụ ngay trong

thị trƣờng nội địa, phần còn lại đƣợc sơ chế, xuất khẩu tƣơi và chế biến. Các sản
phẩm sơ chế và chế biến gồm vải sấy khô, vải lạnh đông, vải nƣớc đƣờng và Purê
vải. Thị trƣờng xuất khẩu vải tƣơi còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân nhƣ: khả
năng bảo quản của quả vải ngắn, chất lƣợng về sinh an toàn thực phẩm hạn chế,
điều kiện vệ sinh cơ sở hạ tầng sau thu hoạch kém.
Thị trƣờng xuất khẩu vải của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông,
Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sỹ, Mỹ và một số quốc gia khác trong khu vực
và thị trƣờng Châu Âu.
Bảng 1.2: Sản lƣợng các sản phẩm chế biến vải năm 2013
TT

Loại sản phẩm

Sản lƣợng
(tấn)
1.114

Ghi chú

1

Vải hộp, lọ

2

Purê vải

600

-


3

Vải lạnh đông IQF

200

-

4

Vải lạnh đông Block

246

-

Tổng số

Chủ yếu sản phẩm đóng hộp

2.160
(Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam - 2013)[15]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Thị trƣờng vải tƣơi chủ yếu ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, vải sấy khô chủ
yếu bán sang Trung Quốc và một phần sang Lào, Campuchia. Hầu hết sản phẩm vải của
tƣ thƣơng tiêu thụ, có rất ít tổ chức đứng ra thu mua vải cho ngƣời sản xuất.
Bảng 1.3. Lƣợng xuất khẩu các mặt hàng từ quả vải năm 2013
TT

Nƣớc nhập

Mặt hàng

1

Vải tƣơi

2

Vải hộp

3

Vải đông lạnh

khẩu

Sản lƣợng (tấn)

Giá trị (USD)

Hàn Quốc


40,40

34.000

Nhật Bản

17,35

14.700

125,84

116.225

Hà Lan,

46,00

51.750

Hàn Quốc

22,00

22.810

211,19

239,495


Pháp

Tổng cộng

(Nguồn: Tổng công ty Rau quả Việt Nam - 2013)[15]
1.2.4. Tình hình nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ vải ở tỉnh Phú Thọ:
Phú thọ là tỉnh thuộc Vùng TDMNPB; phía Bắc giáp tỉnh Tuyên
Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố
Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Thành phố Việt
Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế
Nội Bài 50 km về phía Tây Bắc. Có diện tích tự nhiên là 3.519,56 km2, đất đai của
Phú Thọ đƣợc chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến
thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%. Đất thƣờng có độ cao trên
100m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng đƣợc dùng để trồng
rừng. Đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công
nghiệp chế biến; dân số năm 2014 khoảng 1,36 triệu ngƣời.
Phú Thọ nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đồng bằng sông Hồng với Miền núi và
trung du phía Bắc, trong vùng ảnh hƣởng của tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc thông thƣơng
và phát triển kinh tế của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy tỉnh thuộc vùng
Đông Bắc nhƣng do độ cao không lớn nên ngay trong mùa đông thì khí hậu cũng
không lạnh lắm. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C. Số giờ nắng trong năm khá
cao (1300 - 1400 giờ/ năm). Lƣợng mƣa trung bình khoảng 1500mm/năm, tập trung
vào các tháng 5 - 6 - 7- 8 - 9. Độ ẩm trung bình là 85%. Nhìn chung, chế độ nhiệt và

ẩm của Phú Thọ cho phép tỉnh có điều kiện đa dạng hoá nông nghiệp và tăng hệ số
sử dụng đất. Có ba sông lớn chảy qua tỉnh Phú Thọ là Sông Thao, sông Lô, sông
Đà, hay còn gọi là vùng Tam Giang với tổng chiều dài 200km. Chi lƣu sông Hồng
phía hữu ngạn gồm sông Bứa từ xứ Mƣờng qua Đồn Vang đến Tứ Mỹ, sông Ngòi
Gianh từ núi Đại Thân chảy về Tăng Xá, sông Ngòi Lao chạy từ Nghĩa Lộ đến
Bằng Dã. Các dòng sông lớn tụ hội ở Việt Trì, tạo nên "thành phố ngã ba sông" với
nhiều thuận lợi để trở thành một thành phố công nghiệp.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Phú
Thọ trong những năm gần đây luôn đứng ở vị trí thứ 2 trong 14 tỉnh vùng TDMNPB và
đứng thứ 30 trong tổng số 63 tỉnh thành của cả nƣớc.
Trong vùng TDMNPB, Phú Thọ đóng góp 3,49 % về diện tích, 10,6 % về dân số
và khoảng 9,3% GDP của vùng.
Sản phẩm nông nghiệp đóng góp vào sản lƣợng một số ngành hàng chủ chốt của
cả nƣớc nhƣ: Chè (có diện tích đứng thứ 4 cả nƣớc); diện tích cây lƣơng thực có hạt đạt
88,7 ngàn ha, sản lƣợng 461,9 ngàn tấn, đứng thứ 2 vùng TDMNPB); Bƣởi có diện tích
đứng thứ nhất và là sản phẩm đặc sản của vùng TDMNPB; Tổng số đàn gia súc, gia cầm
của tỉnh khá lớn (Trâu bò 167,7 ngàn con, lợn 777,7 ngàn con, gia cầm 11,4 triệu con),
đứng thứ 2 vùng TDMNPB, cung cấp cho thị trƣờng tiêu dùng tại chỗ và một phần cho
các tỉnh lân cận. Ngoài ra phải kể đến lợi thế về sản phẩm gỗ rừng trồng (gỗ nguyên liệu
giấy và gỗ gia dụng), giá trị sản xuất lâm nghiệp đứng thứ 3 vùng TDMNPB.
Tỉnh Phú Thọ những năm gần đây rất đƣợc trú trọng phát triển cây ăn quả,
năm 2014 đạt 11.070 ha, sản lƣợng 91.779 tấn, cụ thể ở biểu số 1.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng lâu năm
tại tỉnh Phú Thọ

ĐVT: DT: ha, NS: tấn/ha, SL: tấn

I. Cây CN lâu năm

DT
18.294

Năm 2014
DTKD
NS
15.983

SL
152.812

1. Chè

16.302

14.749

103,2

152.220

2. Sơn

1.993

1.234


4,8

592

II. Cây ăn quả

11.070

Hạng mục

91.779

Trong đó:
1. Chanh, cam, quýt

614

552

3.011

1.1. Chanh

346

322

54,7


1.760

1.2. Cam

217

186

55,8

1.039

1.3. Quýt

51

44

47,8

212

2. Bƣởi

2.188

1.473

85,5


12.588

3. Nhãn, vải, hồng

2.098

2.020

3.1. Nhãn

821

781

65,4

5.112

3.2. Vải

1.152

1.114

63,5

7.075

3.3. Hồng


124

124

105,0

794

4. Chuối

3.196

2.762

228,8

63.201

12.980

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ - năm 2014[26]
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây vải
Cây vải yêu cầu rất chặt chẽ đối với các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lƣợng mƣa,
ánh sáng… những yếu tố này tác dộng đồng thời, chịu ảnh hƣởng lẫn nhau và mức
độ ảnh hƣởng có liên quan chặt chẽ đến bản chất các giống.
a. Yêu cầu về nhiệt độ
Nhiệt độ là nguyên nhân chủ yếu ảnh hƣởng đến sinh trƣởng dinh dƣỡng
và sinh trƣởng sinh thực cảu cây vải. Quan hệ giữa nhiệt độ và sinh trƣởng dinh
dƣỡng đã đƣợc Nguyễn Thiên Đƣờng (1984) nghiên cứu cho thấy cây vải sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





15
trƣởng ở vùng có nhiệt độ trung bình năm 21 - 25oC phản ứng tốt: Giống chín muộn
ở nhiệt độ 0oC và giống chín sớm 4oC thì sinh trƣởng dinh dƣỡng ngừng trệ. Khi
nhiệt độ 8 - 10oC thì bắt đầu khôi phục sinh trƣởng, 10 - 12oC sinh trƣởng chậm,
21oC trở lên sinh trƣởng tốt, ở 23 - 26 oC sinh trƣởng mạnh nhất. Khi nhiệt độ giảm
xuống 0oC chƣa bị hại, -1,5oC lộc thu bị hại nghiêm trọng [13 – tr 66].
Ở vùng nhiệt đới (Indonexia, Nam Trung Quốc, Philippin, Guatemala - Cu
ba), nhiệt độ tối thấp không bao giờ dƣới 10oC, cây vải sinh trƣởng khoẻ, nhƣng
không bao giờ ra hoa. Một số tác giả cho rằng sự ra hoa thất thƣờng ở một số nƣớc
có nguyên nhân bởi nhiệt độ cao [44].
Những nghiên cứu của Vũ Mạnh Hải cho thấy độ các tháng 12 đến tháng 2
năm sau, lƣợng mƣa tháng 11, 12 số giờ nắng tháng 11, 12 có tƣơng quan đến
sản lƣợng [19 tr 74-76].
MenZel, S.V. Galan, U.G. Minnini [51] nhận thấy sự phân hoá mầm hoa của vải
có quan hệ với sự bất lợi của môi trƣờng và đã đƣa ra các yếu tố lý tƣởng của điều kiện
khí hậu liên quan đến sinh trƣởng và phát triển của cây vải hàng năm nhƣ sau:
1. Không có sƣơng giá
2. Không có giá khá lớn
3. Ra lộc nhiệt độ từ 26 - 30 oC, độ ẩm tƣơng đối cao, mƣa nhiều
4. Giai đoạn phân hoa mầm hoa, nhiệt độ cao nhất trong mùa đông phải dƣới 20
o

C lƣợng mƣa thấp hơn 50mm/ tháng, trong 3 tháng trƣớc khi xuất hiện mầm hoa.
5. Ra hoa nhiệt độ từ 16 - 22 oC, độ ẩm vừa phải
6. Đậu quả nhiệt độ từ 18 - 24 oC, độ ẩm vừa phải
7. Khi quả chín, nhiệt độ từ 24 -28 oC, có mƣa, bức xạ lớn, độ ẩm tƣơng đối cao.

8. Khi quả chín, nhiệt độ và ẩm độ vừa phải
9. Đất sâu, thoát nƣớc tốt, không mặn, kết cấu và độ phì đất thay đổi tuỳ theo

giống vài trồng.
Ở Trung Quốc, Nghê Diệu Nguyên cho thấy mùa đông có nhiệt độ thấp thì
có lợi cho phân hoá mầm hoa. Nhu cầu về nhiệt độ của các giống vải có khác
nhau: Giống chín sớm nhƣ Tam Nguyệt Hồng, nhiệt độ tƣơng đối cao cũng có
thể hình thành mầm hoa. Giống chín muộn nhƣ Hoài Chi cho thấy nhiệt độ từ 0
o

C - 10 oC, thời gian đầu có lợi cho phân hoá mầm hoa, những lá nhỏ (ở cụm hoa

gốc) bắt hình thành thì teo đi và cụm hoa không có lá, nhiệt độ ừ 11 - 14 oC lá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×