Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.51 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN UY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG
GIỔI XANH, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN TẠI
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN UY

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG
GIỔI XANH, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT GÂY TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN TẠI
HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Thái

Thái Nguyên - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của
TS. Nguyễn Văn Thái.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ
cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều đƣợc ghi rõ nguồn
gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

Ngƣời viết cam đoan

Hoàng Văn Uy

i
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ,
chuyên ngành Lâm học - Trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên,
tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình!
Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Văn Thái, ngƣời đã định hƣớng nghiên cứu, hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa, cùng các thầy cô giáo
Trong Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái nguyên đã truyền đạt,
trang bị cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cũng nhƣ tạo môi
trƣờng học tập thuận lợi nhất trong suốt quá trình học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè ở các
xã của huyện Lục Yên đã luôn động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần
trong suốt quá trình học tập để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Uy

ii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................... viii
MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu .............................................................................................. 2
3. Ý nghĩa ................................................................................................ 2
CHƢƠNG1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố ....................................... 4
1.1.2. Về đặc điểm sinh lý và phƣơng pháp chế biến bảo quản hạt Giổi
xanh ........................................................................................................ 5
1.1.3. Một số đặc điểm sinh học loài Giổi xanh ........................................ 5
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc ................................................... 7
1.2.1. Những nghiên cứu về phân loại, hình thái và giá trị sử dụng .......... 7
1.2.2. Những nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái và cấu trúc quần
thể ........................................................................................................... 9
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm vật hậu, thu hái, chế biến và bảo quản hạt
.............................................................................................................. 11
1.2.4. Những nghiên cứu về nhân giống ................................................. 13
1.2.5. Những nghiên cứu về đặc điểm tái sinh ........................................ 14
1.2.6. Những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng và khả năng sinh trƣởng 15
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ................... 20
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 20
1.3.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................ 20
1.3.1.2. Yếu tố địa hình ......................................................................... 21
iii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





1.3.1.3. Thời tiết khí hậu ....................................................................... 22
1.3.1.4. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên .............................................. 23
1.3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ............................................................ 25
1.3.2.1. Tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................... 25
1.3.2.2. Hiện trạng một số ngành, lĩnh vực chủ yếu ................................ 27
1.3.2.3. Thu nhập và mức sống dân cƣ ................................................... 33
1.3.2.4. Lao động, việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động .................. 33
1.3.3. Văn hóa, xã hội và môi trƣờng ..................................................... 35
1.3.3.1. Giáo dục ................................................................................... 35
1.3.3.2. Y tế ........................................................................................... 36
1.3.3.3. Văn hóa .................................................................................... 37
1.3.3.4. Môi trƣờng ................................................................................ 38
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............ 40
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 40
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 41
2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ................................................................... 41
2.2.2. Phƣơng pháp cụ thể ..................................................................... 42
2.2.2.1. Phƣơng pháp kế thừa ................................................................. 42
2.2.2.2. Phƣơng pháp điều tra ................................................................ 43
2.2.2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................... 45
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 47
3.1. Thực trạng gây trồng Giổi xanh trên địa bàn huyện Lục Yên ........... 47
3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện ................................... 47
3.1.2. Đánh giá sự thích hợp của Giổi xanh trên địa bàn nghiên cứu ...... 48
3.2. Khả năng sinh trƣởng và phát triển của Giổi xanh ........................... 50

3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế dựa trên khả năng sinh trƣởng của cây .... 52
3.3.1. Hiệu quả kinh tế........................................................................... 52
iv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3.3.2. Đánh giá thị trƣờng và thu nhập của ngƣời dân từ Giổi xanh ........ 54
3.3.2.1. Tầm quan trọng của Giổi xanh trong phát triển kinh tế - xã hội . 54
3.3.2.2. Thực trạng tiêu thụ Giổi xanh trên địa bàn ................................ 55
3.4. Đề xuất giải pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển Giổi xanh tại địa
phƣơng .................................................................................................. 56
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ................................................. 61
1. Kết Luận ........................................................................................... 61
2. Tồn tại ............................................................................................... 62
3. Kiến nghị ........................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 63

v
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nội dung


D1.3

:

Đƣờng kính 1,3 m

Hvn

:

Chiều cao vút ngọn

Hdc

:

Chiều cao dƣới cành

Dt

:

Đƣờng kính tán

OTC

:

Ô tiêu chuẩn


BCR

:

Tỷ lệ thu nhập trên chi phí

NPV

:

Giá trị lợi nhuận dòng

IRR

:

Tỷ lệ thu hồi nội bộ

vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Lục Yên ..................................... 47
Bảng 3.2: Sinh trƣởng của Giổi xanh tại 2 xã Khánh Thiện và Khai Trung .. 50
Bảng 3.3: Chi phí đầu tƣ cho 1ha rừng trồng, chăm sóc và bảo vệ ................ 52
Bảng 3.4. Thu nhập tính cho 1ha rừng trồng Giổi xanh ................................. 53

Bảng 3.5: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Giổi xanh.......................... 54
Bảng 3.6. Thu nhập của ngƣời dân tại 2 xã thuộc huyện Lục Yên ................. 54

vii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ điều tra, đánh giá .................................................................. 42

viii
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi nên tài nguyên rừng rất phong phú, đa dạng, từ lâu đời, nguồn tài
nguyên này đã thể hiện vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế, văn hóa và
xã hội của ngƣời dân,đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc ở vùng sâu vùng
xa, rừng không chỉ có giá trị to lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái,
phòng hộ, an ninh, quốc phòng mà rừng còn giữ vai trò quan trọng việc cung
cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên từ những năm 1990 trở lại đây do có sự
thay đổi trong công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) của Nhà nƣớc công tác
trồng rừng đƣợc đẩy mạnh đã phần nào làm cho diện tích rừng tăng lên đạt
13.515.064 ha, với tỷ lệ che phủ là 39,7%. Tuy diện tích rừng có tăng nhƣng

chất lƣợng rừng thấp, chỉ còn chủ yếu là rừng nghèo có giá trị kinh tế không
cao, tính đa dạng sinh học thấp và có su hƣớng giảm, theo đó các cây gỗ lớn
cũng giảm mạnh hơn nữa hiện nay nhu cầu sử dụng các loài cây gỗ lớn và lấy
quả, hạt tăng mạnh. Dẫn đến tình trạng khai thác tràn lan và triệt để các loài cây
nhƣ: Giổi xanh, Đinh hƣơng... Trong những năm 1990 của thế kỷ 20 đã xảy ra
tình trạng khai thác rừng bừa bái làm mất đi hệ sinh thái rừng, các cây gỗ quý
để dùng lấy gỗ và hạt nhƣ cây giổi xanh cũng dần mất đi và hiện nay còn lại rất
ít phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi phía bắc và các tỉnh miền trung.
Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là cây bản địa gỗ lớn, lá rộng
thƣờng xanh phân bố rộng từ Bắc vào Nam, đƣợc ƣa chuộng để sản xuất các
mặt hàng xuất khẩu, trang trí nội thất. Đây không những là loài cây gỗ sinh
trƣởng nhanh mà còn là cây đa tác dụng, hạt làm gia vị dùng để chế biến thức
ăn, hạt còn đƣợc dùng làm dƣợc liệu chữa một số chứng bệnh. Trong cơ cấu
cây trồng lâm nghiệp, Giổi xanh là một trong những loài cây trồng chính ở một
số vùng sinh thái nƣớc ta. Đặc biệt, trong Chƣơng trình giống quốc gia, loài

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




cây này đƣợc chú trọng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lƣợng giống phục vụ
làm giàu rừng và phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt trong những năm tới đây.
Những năm gần đây nƣớc ta có nhiều giải pháp nhằm khôi phục lại các
loài cây nhƣ: Các loài Giổi để lấy gỗ và lấy hạt trong đó có cây Giổi Xanh, các
dự án trồng rừng bằng cây bản địa đã phát triển đến các xã vùng cao của một số
huyện trong tỉnh Yên Bái trong đó có dự án trồng cây Giổi xanh để lấy gỗ và
lấy hạt tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.
Qua đó tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng rừng trồng Giổi

xanh, đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển tại huyện Lục Yên
tỉnh Yên Bái” với mục tiêu chính của đề tài là đánh giá thực trạng diện tích
rừng trồng cây Giổi xanh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp kỹ thuật
nhằm phát triển trên phạm vi rộng, tất cả các huyện của tỉnh Yên Bái.
2. Mục tiêu
Mục tiêu chung
- Đánh giá thực trạng rừng trồng, các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây
Giổi xanh và phát triển trên địa bàn huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, góp phần
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của ngƣời trồng rừng.
Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc thực trạng phát triển rừng trồng Giổi xanh tại huyện
Lục Yên tỉnh Yên Bái
- Xác định đƣợc các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển
rừng trồng tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất hiệu quả phát triển rừng trồng Giổi xanh tại khu vực nghiên
cứu
3. Ý nghĩa
Làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo, nhất là về vấn đề cải
thiện giống và hoàn thiện kỹ thuật gây trồng loài Giổi xanh.
Nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trên địa bàn nghiên cứu tầm quan
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




trọng của các loài cây bản địa trong đó có cây Giổi xanh, từ đó quan tâm phát
triển loài cây này.
Để lại cho thế hệ sau lƣợng gỗ quý đang mất dần trong các khu rừng tự
nhiên.

Tạo công ăn việc làm và thu nhập từ hat giổi xanh cho ngƣời dân tại
khu vực nghiên cứu.

3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là cây gỗ lớn, lá rộng thƣờng
xanh, phân bố khá rộng ở nhiều nƣớc trên thế giới, nhiều nhất là ở khu vực
Đông Nam Á. Gỗ có màu sáng, vân đẹp nên rất đƣợc ƣa chuộng sử dụng để
trang trí nội thất hoặc làm đồ mộc gia dụng. Vì thế, Giổi xanh đã đƣợc một
số nhà khoa học ở nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc quan tâm nghiên cứu.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trong những năm gần đây ở các nƣớc nhiệt đới, đặc biệt là các nƣớc
vùng Đông Nam Á và châu Mỹ La tinh đã quan tâm đến việc sử dụng các
loài cây bản địa vào trồng rừng cung cấp gỗ và các sản phẩm khác. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu về Giổi xanh còn rất hạn chế, không nhiều, có thể
điểm qua một số công trình nghiên cứu điển hình theo các lĩnh vực sau đây:
1.1.1. Đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố
Vấn đề nghiên cứu về đặc điểm hình thái và công dụng của Giổi xanh
đã đƣợc đề cập tới ở một số công trình nghiên cứu của Trung Quốc. Phần lớn
các công trình đều cho rằng Giổi xanh đã đƣợc ngƣời dân Trung Quốc phát
hiện và thu hái hạt để làm thuốc, khai thác gỗ để đóng đồ gia dụng hoặc xây
dựng nhà cửa từ lâu đời nay. Công trình nghiên cứu về phân loại các loài giổi
ở Trung Quốc đầu tiên là của Chen, B.L và H.P. Nooteboom (1993) đã mô tả
sơ lƣợc về một số đặc điểm hình thái của các loài cây trong chi Michelia [42].

Năm 1995, Law Y.H et. al. (1995) [44] khi nghiên cứu Giổi xanh ở
Trung Quốc, các tác giả đã mô tả tƣơng đối đầy đủ về đặc điểm hình thái,
phân loại và phân bố của Giổi xanh. Đến năm 2005, Wang F. et. al. [47] lại
công bố thêm các thông tin về đặc điểm sinh vật học và phân loại của cây
Giổi xanh ở Hải Nam - Trung Quốc. Theo các tác giả thì ở Trung Quốc và
một số nƣớc Châu Á, chi giổi có tới 80 loài, trong đó có loài Giổi xanh với
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




tên khoa học là Michelia mediocris Dandy thuộc họ Ngọc Lan (Mangnoliace),
là cây gỗ lớn, chiều cao vút ngọn trung bình khoảng 30m, đƣờng kính ngang
ngực có thể đạt tới 90cm. Vỏ màu nâu vàng, nhẵn, lớp vỏ trong có màu xanh
nhạt. Lá đơn mọc cách, mỏng, hình thuôn dài, chiều dài từ 6 - 13cm, chiều
rộng từ 3 - 5cm. Mặt trên của phiến lá có màu xanh thẫm, mặt dƣới phiến lá
có lông tơ màu xám. Hoa mọc ở nách lá, bao hoa màu trắng. Ra hoa vào tháng
6 - 7 và quả chín vào tháng 12 năm trƣớc đến tháng 1 năm sau. Hạt có vị cay,
có thể làm thuốc, làm gia vị. Thớ gỗ mịn, thẳng, có vân đẹp, ít bị mối mọt, ít
cong vênh và bền nên đƣợc dùng làm đồ mộc, trang trí nội thất, làm nhà và
trạm khắc. Giổi xanh thƣờng phân bố tự nhiên trong rừng lá rộng thƣờng xanh
ở các nƣớc Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Đông Srilanka và Ấn Độ cho tới
Nam Nhật Bản và Đài Loan. Chúng phân bố chủ yếu ở độ cao từ 400 - 1000m
so với mực nƣớc biển.
1.1.2. Về đặc điểm sinh lý và phƣơng pháp chế biến bảo quản hạt Giổi
xanh
Vấn đề này còn rất ít các công trình nghiên cứu có liên quan, chỉ có
một vài tác giả đã quan tâm nghiên cứu, điển hình là công trình nghiên cứu
của Hugh W và Moctar (2005). Khi nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và xử lý

hạt Giổi xanh, tác giả đã chỉ ra rằng hạt Giổi xanh xử lý bằng cách ngâm hạt
trong nƣớc ấm (350C) trong 12 giờ sẽ cho tỷ lệ này mầm khá cao. Tuy nhiên,
cao là bao nhiêu % thì chƣa đƣợc định lƣợng rõ ràng (dẫn theo Nguyễn Huy
Sơn, 2007) [32].
1.1.3. Một số đặc điểm sinh học loài Giổi xanh
Khi nghiên cứu phục hồi hệ sinh thái rừng nhiệt đới bị suy thoái ở
Trung Quốc, Wang Xianpu (1995) đã cho rằng Giổi xanh là loài cây sinh
trƣởng nhanh, đặc biệt sinh trƣởng tốt trên đất thoái hoá đã đƣợc cải thiện ở
độ cao khoảng 500m so với mực nƣớc biển [46]. Cũng theo Wang Xianpu,
việc gây trồng Giổi xanh tƣơng đối dễ dàng. Tuy nhiên, cần lƣu ý chọn đất
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




cho phù hợp, rừng trồng sẽ sinh trƣởng và phát triển nhanh hơn.
Nghiên cứu của Lee, S.L và cộng sự (2000) [45] cho thấy chọn lọc tự
nhiên đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành quần thể, tỷ lệ
cây tự thụ phấn hoặc thụ phấn cận huyết là khá cao ở giai đoạn tuổi non,
nhƣng khi quần thể trƣởng thành và phát dục thì tỷ lệ này còn lại rất thấp. Do
đó, việc tìm hiểu đa dạng di truyền và tỷ lệ thụ phấn chéo trong các quần thể
là rất cần thiết để định hƣớng cho công tác nghiên cứu cải thiện giống Giổi
xanh nhằm hạn chế ảnh hƣởng của thụ phấn cận huyết làm suy giảm đa dạng
di truyền ở thế hệ sau.
Các giải pháp lựa chọn vùng trồng và kỹ thuật lâm sinh nhƣ phân bón,
tỉa cành, trồng cây phù trợ kết hợp với các biện pháp kỹ thuật chọn tạo giống
cho một chƣơng trình thuần hóa thành công các loài cây ở rừng mƣa nhiệt đới
nói chung và Giổi xanh nói riêng là rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất
chất lƣợng rừng (Floyd, 2003) [43].

Khi nghiên cứu ở rừng mƣa nhiệt đới vùng Đông Nam Á, Ashton
(1984) cho rằng hầu hết các loài cây chỉ có một đến hai cá thể ra hoa trên một
hecta. Do đặc điểm này nên tỷ lệ thụ phấn chéo trong quần thể có sự dao động
rất lớn [41].
Tóm lại: Các công trình nghiên cứu đã công bố ở nƣớc ngoài không
nhiều, nhƣng đã đề cập đến một số vấn đề nhƣ: mô tả hình thái, phân loại thực
vật, định tên, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, phân bố,... Các kết quả
nghiên cứu về cây Giổi xanh thƣờng chƣa hoàn chỉnh, tản mạn nhƣng hầu hết
các kết quả đều cho rằng Giổi xanh là loài cây gỗ lớn giá trị cao, phân bố chủ
yếu ở một số nƣớc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Giổi xanh cũng là một
trong những loài cây đƣợc xếp vào danh mục những loài cây trồng rừng chính
ở nhiều nƣớc nhiệt đới. Tuy nhiên, để trồng rừng Giổi xanh thành công cần có
những hiểu biết đầy đủ về đặc tính sinh học, cấu trúc quần thể, khả năng chọn
tạo giống để gây trồng và phát triển mở rộng. Đặc biệt là những nghiên cứu
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




về cải thiện giống đóng vai trò quan trọng để nâng cao năng suất chất lƣợng
rừng.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Từ xa xƣa, nhân dân ta đã sử dụng gỗ Giổi xanh để xây dựng nhà
cửa, đóng đồ gia dụng. Vào những năm của thập kỷ 1970 - 1980, khi rừng tự
nhiên ngày càng bị thu hẹp về diện tích và giảm sút về chất lƣợng, nhiều loài
cây gỗ có giá trị trong rừng tự nhiên đã càng trở nên cạn kiệt, thậm chí có
loài còn có nguy cơ bị tuyệt chủng. Giổi xanh cũng là một trong những loài
cây đang bị thu hẹp vùng phân bố cũng nhƣ giảm sút về số lƣợng cá thể. Hơn
nữa, Giổi xanh còn là loài cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng sinh trƣởng

khá nhanh, có thể gây trồng đƣợc ở nhiều vùng sinh thái ở nƣớc ta nên đã
đƣợc một số nhà khoa học trong nƣớc quan tâm và nghiên cứu. Các công
trình chủ yếu tập trung vào đặc điểm sinh học và phân bố. Đến đầu những
năm 1980, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng mới
đƣợc quan tâm. Mục đích chủ yếu của các nghiên cứu này là đƣa ra đƣợc cơ
sở khoa học để xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật trồng rừng Giổi xanh phục vụ
cho công tác làm giàu rừng và phục hồi rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt.
Có thể tóm tắt kết quả của một số công trình nghiên cứu điển hình về các
lĩnh vực sau đây:
1.2.1. Những nghiên cứu về phân loại, hình thái và giá trị sử dụng
Ở Việt Nam, giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, chủ yếu là các công trình
nghiên cứu của các chuyên gia ngƣời Pháp. Điển hình nhƣ Lecomte H. (1908)
[54]. Ông là ngƣời đầu tiên nghiên cứu về phân loại thực vật ở Đông Dƣơng
nói chung và Việt Nam nói riêng, trong đó có phân loại các loài giổi ở Việt
Nam.
Từ những năm 1960 đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu của
các nhà khoa học ở nƣớc ta về đặc điểm phân loại, hình thái và giá trị sử dụng
của cây Giổi xanh, điển hình là các công trình của Nguyễn Tích, Trần Hợp
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




(1971) [40], Phạm Hoàng Hộ (1991) [17], Nguyễn Hoàng Nghĩa (2002) [31]
các tác giả đã xác định Giổi xanh phân bố ở nƣớc ta có tên khoa học là
Michelia mediocris Dandy.
Theo Nguyễn Tiến Nghênh (1984) [27] Giổi xanh (Michelia mediocris)
thuộc chi Michelia, họ Mộc lan (Magnoliaceae), không phải là loài Talauma
Giổi đã đƣợc nêu trong “Thực vật chí Đông Dƣơng” của Lecomte H. (1908)

và “Giáo trình cây rừng Việt Nam, (1967).
Theo Nguyễn Bá Chất (1984) [11] thì giổi ở Việt Nam có hơn 30 loài
thuộc chi Michelia, Magnolia, Manglietia. Loài giổi mà tác giả nghiên cứu là
loài có tên khoa học là Michelia tonkinnensis A. Chev. Trong một công trình
nghiên cứu khác của Nguyễn Bá Chất (2002) [10] thì Giổi xanh đang đƣợc
trồng rừng chủ yếu ở nƣớc ta hiện nay là loài có tên khoa học là Michelia
mediocris Dandy. Tác giả đã mô tả một số đặc điểm hình thái dễ nhận biết
của Giổi xanh là loài cây gỗ lớn, thân thẳng, chiều cao đạt tới 35m, gốc có
bạnh vè thấp, vỏ nhẵn, màu nâu nhạt, lớp vỏ trong có màu xanh nhạt, vỏ có
mùi thơm. Lá đơn mọc cách hình thuôn dài, chiều dài từ 12 - 30cm, chiều rộng
từ 6 - 12m. Hoa mọc ở nách lá, bao hoa màu trắng đục, tâm bì rời. Giổi xanh ra
hoa vào tháng 3 - 4 và quả chín vào tháng 9 - 10. Hạt có vị cay, có thể làm thuốc,
làm gia vị. Gỗ có thớ mịn, thẳng, có vân đẹp, ít bị mối mọt, ít cong vênh và bền,
nên đƣợc dùng làm đồ mộc, trang trí nội thất, làm nhà và đồ trạm khắc.
Cũng theo Nguyễn Bá Chất (1998) [13] thì hiện nay ở nƣớc ta vẫn chƣa
có công trình nghiên cứu nào xác định tên chính xác cho loài Giổi xanh phân
bố ở các vùng sinh thái của nƣớc ta. Trong nhiều tài liệu thì gọi Giổi xanh là
Talauma giổi (Lecomte H,1908; Lê Mộng Chân, Đoàn Sỹ Hiền, 1967). Một
số tài liệu khác gọi Giổi xanh là Michelia sp (Nguyễn Tiến Nghênh, 1984;
Triệu Văn Hùng, 1992; Nguyễn Bá Chất, 1998) [13], [18], [27].
Khi so sánh đối chiếu với mẫu tiêu bản tại Pháp thì Vũ Quang Nam
(2009) [29] cho rằng Giổi Annam có tên khoa học là Michelia gioi
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




(A.Chevalier) Sima & H. Yu với tên đồng nghĩa là Talauma gioi A.
Chevalier, Bull. Econ, loài này không phải là Giổi xanh. Giổi Annam là cây

gỗ cao 21m, đƣờng kính tới 60cm. Bao chồi, cuống lá lúc non, đầu cành, màu
sáng hay hơi bạc. Cành non mảnh, màu nâu đen hoặc xám đen, không có
lông, thƣờng phân bố ở rừng lá rộng, ở độ cao 300 - 800m so với mực nƣớc
biển. Mùa hoa từ tháng 1 đến tháng 4, mùa quả từ tháng 9 đến tháng 10, phân
bố ở Miền Bắc nhƣ Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Lào Cai,
Phú Thọ,... Tác giả cũng cho thấy Giổi Sapa có tên khoa học là Michelia
velutina Candolle, tên đồng nghĩa là Michelia lanuginosa Wall không phải là
Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy). Giổi Sapa là cây gỗ cao 15 - 20m,
đƣờng kính tới 90cm. Vỏ màu nâu tối. Những phần non phủ dày đặc lông
măng dài, màu vàng nghệ tới nâu. Lá dai, mỏng, mặt trên xanh đậm, nhẵn,
mặt dƣới xanh nhạt, phủ lông màu nâu sáng. Michelia velutina Candolle
thƣờng phân bố trong rừng hỗn giao, ở độ cao từ 1500 - 2400m so với mực
nƣớc biển. Mùa hoa từ tháng 5 đến tháng 6, mùa quả từ tháng 8 đến tháng 9.
Giổi Sapa phân bố tự nhiên ở Vƣờn quốc gia Hoàng Liên, Sa Pa, tỉnh Lào
Cai. Loài này cũng đƣợc ghi nhận có mặt tại Bhutan, Đông Bắc Ấn Độ, Nepal
và Trung Quốc (Vân Nam và phía Nam Tây Tạng) [30].
1.2.2. Những nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái và cấu trúc quần
thể
Những thông tin về đặc điểm phân bố và cấu trúc quần thể loài Giổi
xanh sẽ giúp các nhà trồng rừng có thể xác định khái quát vùng khí hậu, đất
đai có thể gây trồng Giổi xanh một cách nhanh chóng và có kết quả, có thể
tóm tắt một số công trình nghiên cứu điển hình nhƣ sau:
Nguyễn Tiến Nghênh (1984) [27] đã phát hiện Giổi xanh có ở các tỉnh
Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa (Nhƣ Xuân ), Nghệ An (Nghĩa
Đàn, Quỳ Châu) và Hà Tĩnh (Hƣơng Sơn ), thƣờng phân bố ở độ cao từ 100 300m so với mực nƣớc biển. Tác giả cũng mô tả sơ bộ về đặc điểm phân bố
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





và sinh thái của Giổi xanh, chúng thƣờng xuất hiện trong vùng địa hình rừng
núi trùng điệp, ở độ dốc từ 10 - 200C. Giổi xanh mọc tốt trên tầng đất thƣờng
rất dày từ 1,5 - 2m và trên 2m, màu sắc của đất từ màu vàng đến vàng đỏ và
nâu nhạt, thành phần cơ giới thay đổi từ đất thịt nặng đến thịt nhẹ.
Khi nghiên cứu ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) và Kon Hà Nừng (Gia Lai)
Nguyễn Bá Chất (1984) [11] cho rằng Giổi xanh thƣờng xuất hiện ở độ cao
1,200m trở xuống, thƣờng gặp nhiều trong rừng hỗn loài với các loài cây lá
rộng thƣờng xanh. Giổi xanh phân bố ở hầu hết các tỉnh từ miền Bắc đến Tây
Nguyên. Ở rừng tự nhiên thƣờng gặp Giổi xanh sống hỗn giao với các loài Sồi
(Lithocarpus sp), Re (Cinnamomum sp), Trám trắng (Canarium album), điển
hình nhƣ: Ở Lào cai, Giổi xanh sống hỗn loài với Kháo (Machilus sp), Sồi
(Lithocarpus sp), Chẹo (Engerhardtia chrysolepis). Ở Tuyên Quang, Giổi xanh
hỗn loài với Giổi bắc (Michelia tonkinnensis), Kháo hoa vàng (Machilus bonii),
Trƣờng (Amdsiodendron chinensis), Dung (Symplocos cochinchinensis). Ở Ba
Vì (Hà Tây cũ), Giổi xanh hỗn loài với Giổi bắc (Michelia tonkinnensis), Kháo
(Machilus sp), Gội nếp (Aglgaia gigantea), Re (Cinnamomum sp), Trám trắng
(Canarium album), Sâng (Amesiodendron chinensis). Ở Nghệ An, Giổi xanh
hỗn loài với Giổi bắc (Michelia tonkinensis), Táu mật (Vatica tonkinensis), Re
(Cinamomum sp), Vối thuốc (Schima wallichii). Ở Hà Tĩnh, Giổi xanh hỗn loài
với Giổi bắc (Michelia tonkinensis), Re (Cinnamomum sp), Trám trắng
(Canarium allbum), Xoay (Dialium cochinchinensis). Ở Gia Lai, Giổi xanh
hỗn loài với Xoay (Dialium cochinechinensis), Dung trứng (Symplocos
tonkinensis), Re (Cinamomum sp.) [31]. Giổi xanh cùng với nhóm loài phổ
biến ở từng vùng thƣờng chiếm tầng ƣu thế và chiếm tầng tán chính của rừng.
Theo Nguyễn Bá Chất (2002) [10] thì Giổi xanh là cây trung tính lúc
nhỏ, lớn lên ƣa sáng và chiếm tầng trên của rừng. Giổi xanh là cây lá rộng
thƣờng xanh quanh năm, thƣờng phân bố chủ yếu ở nơi có lƣợng mƣa trung
bình từ 1.500 - 2.500 mm/năm, có 1 - 2 tháng khô, độ ẩm không khí trung
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




bình năm từ 85 - 87%, nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 230C. Chúng phân bố
chủ yếu trên các loại đất: đất nâu vàng trên phù sa cổ; đất đỏ phát triển trên đá
mác ma trung tính và bazan; đất đỏ vàng phát triển trên đá biến chất và đá sét;
đất đỏ vàng phát triển trên đá mác ma a xít.
Các kết quả nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra rằng điều kiện đất đai và
khí hậu thích hợp với cây Giổi xanh. Hơn nữa, các tác giả đã phát hiện ra các
loài cây mọc cùng với Giổi xanh, tổ thành giữa Giổi xanh với các loài cây ƣu
thế. Đây chính là cơ sở khoa học để xác định các biện pháp kỹ thuật cũng
nhƣ phƣơng thức trồng rừng thích hợp cần quan tâm
1.2.3. Nghiên cứu về đặc điểm vật hậu, thu hái, chế biến và bảo quản hạt
Quá trình ra hoa, kết quả, thời gian thu hái, chế biến và bảo quản hạt
giống là vấn đề quan trọng cũng đã đƣợc một số tác giả quan tâm nghiên cứu,
điển hình là một số công trình sau đây:
Nguyễn Tiến Nghênh (1984) [27] khi nghiên cứu vật hậu cây Giổi xanh
đã cho thấy Giổi xanh thƣờng ra hoa vào tháng 3 - 4, quả chín vào tháng 10. Có
một số cây, tháng 10 vẫn còn ra một đợt hoa vụ chiêm. Nếu ra hoa vụ chiêm thì
quả chín vào tháng 3 - 4.
Nguyễn Bá Chất (2002) [10] cho rằng Giổi xanh ra hoa kết quả tƣơng
đối đều, hầu nhƣ năm nào cũng cho quả. Giổi xanh thƣờng ra hoa vào tháng 3 4, quả chín vào tháng 9 - 10 hàng năm. Giổi xanh thƣờng ra hoa kết quả hàng
năm. Năm sai quả phụ thuộc vào thời tiết của từng năm và chu kỳ sai quả.
Khi nghiên cứu đặc điểm sinh lý và phƣơng pháp bảo quản hạt giổi xanh
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2007) [32] đã cho thấy độ ẩm tự nhiên của hạt
Giổi xanh khi chín trung bình là 27%, trọng lƣợng trung bình của 1.000 hạt là
258,55g, 1kg hạt có khoảng từ 3383 - 4514 hạt, trung bình có khoảng 3868
hạt/1kg. Khi độ ẩm của hạt càng thấp thì càng nhanh mất sức nảy mầm, nhất là

trong điều kiện nhiệt độ phòng. Điều kiện bảo quản tốt nhất là độ ẩm của hạt từ
27 - 33% và nhiệt độ bảo quản từ 5 - 150C. Với điều kiện này, có thể cất trữ hạt
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




Giổi xanh trong thời gian 9 tháng với tỷ lệ nảy mầm đạt từ 55 - 71%. Theo kinh
nghiệm của nhân dân thì sau khi thu hái và chế biến, hạt giống đƣợc đem gieo
ngay là tốt nhất hoặc có thể bảo quản ở nơi râm mát đƣợc từ 1 - 2 tháng.
Nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý và Nguyễn Đức Minh (2000) [39] cho
thấy mùa ra hoa kết quả của Giổi xanh ở các vùng sinh thái nƣớc ta biến động
không nhiều. Thời kỳ quả chín ở miền Bắc thƣờng muộn hơn ở miền Trung và
khu 4 cũ. Tỷ lệ nẩy mầm, hạt gieo thành cây đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn tùy thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó thời kỳ thu hái và nguồn gốc giống đƣợc thu hái có
ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, thu hái hạt giống trong khoảng thời gian từ 30/9
- 15/10 hàng năm thì cho hạt có tỷ lệ nảy mầm cao nhất (từ 78 - 87%), tỷ lệ cây
con đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn cũng đạt mức cao nhất (từ 54 - 65%). Ngoài ra,
các tác giả cũng cho thấy hạt Giổi xanh có dầu thƣờng khó bảo quản nên tốt
nhất hạt thu hái xong đem gieo ƣơm ngay. Nếu phải để lâu thì nên bảo quản
trong cát ẩm 20% với tỷ lệ 1 hạt 4 cát, để trong thời hạn 3 tháng vẫn đạt tỷ lệ
nảy mầm 60%.
Khi nghiên cứu về Giổi xanh, Lê Đình Khả và cộng sự (2003) [21] cho
rằng hạt Giổi xanh sau khi thu hái ở những cây khoẻ mạnh, đem tách hạt ra
khỏi quả và gieo ngay thì tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất. Nếu cất trữ bảo quản ở
độ ẩm tối ƣu là 30% và nhiệt độ là 50C có thể duy trì khả năng nảy mầm khá
cao trong thời gian 9 tháng.
Nguyễn Thị Dung (2006) [14] cũng cho rằng Giổi xanh là cây ra hoa kết
quả tƣơng đối đều. Khi chín hạt rơi xuống đất. Mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 4,

quả chín từ tháng 9 đến tháng 10. Hạt có tỷ lệ nảy mầm cao (từ 78 - 87%). Tỷ
lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vƣờn đạt (54 - 65%). Bảo quản hạt trong cát ẩm
20% với tỷ lệ 1kg hạt:4kg cát để trong thời hạn 3 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt
60%. Do hạt Giổi xanh có dầu, khó bảo quản, tốt nhất thu hái hạt xong đem
gieo ƣơm ngay.

12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1.2.4. Những nghiên cứu về nhân giống
Giống là một trong những khâu quan trọng nhất trong trồng rừng, đặc
biệt là trồng rừng thâm canh. Không có giống đã đƣợc cải thiện thì không thể
nâng cao năng suất chất lƣợng rừng trồng. Trong khoảng một vài năm trở lại
đây, việc nghiên cứu chọn và nhân giống Giổi xanh mới đƣợc chú trọng và
tiến hành. Do vậy kết quả nghiên cứu còn ít và mang tính kinh nghiệm là chủ
yếu. Hiện nay, chƣa có tài liệu nào đề cập đến kỹ thuật chọn giống Giổi xanh.
Đối với kỹ thuật nhân giống, mới có một số tác giả quan tâm nghiên cứu nhƣ
sau:
- Nhân giống bằng hạt: Đƣợc tiến hành ở nhiều loài cây rừng, nhƣng
với Giổi xanh thì hầu nhƣ chƣa nghiên cứu nhiều, quá trình tạo cây con chủ
yếu là làm theo kinh nghiệm. Chƣa có công trình nào tổng kết hay đƣa ra quy
trình nhân giống Giổi xanh từ khi thu hái, gieo ƣơm đến lúc cây con đạt tiêu
chuẩn đem trồng.
- Nhân giống vô tính: Ngoài việc nhân giống bằng hạt, các nhà khoa
học cũng đã tiến hành các phƣơng pháp nhân giống vô tính nhằm phục vụ
công tác cải thiện giống chất lƣợng cao. Tuy nhiên, đã có một số tác giả
nghiên cứu nhƣng cũng mới chỉ tập trung nghiên cứu một số phƣơng pháp

sau:
Theo Phí Hồng Hải (2010) [19] cho rằng nhân giống Giổi xanh bằng
phƣơng pháp giâm hom ở vụ Xuân, hạ và sử dụng thuốc IBA ở nồng độ 1%
sẽ đạt hiệu quả cao, tỷ lệ ra rễ là tốt nhất.
Lê Thị Kim Đào cùng các cộng sự (2002) [15] cho thấy các phƣơng
pháp nhân giống sinh dƣỡng có ƣu điểm là giữ đƣợc tính di truyền của cây
giống cho thế hệ kế tiếp. Hiện nay đã có kết quả nghiên cứu công bố mới nhất
về nhân giống sinh dƣỡng của ở Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học Bình
Định. Cũng theo tác giả thì nhân giống Giổi xanh bằng nuôi cấy mô trong môi
trƣờng nuôi cấy tốt nhất là MS có bổ sung vitamin C nồng độ 10 mg/l, môi
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




trƣờng nhân chồi là GC4 (nồng độ BA là 0,5 mg/l) và môi trƣờng ra rễ tốt
nhất là GR3 (nồng độ NAA là 1mg/l).
Tóm lại: Các kết quả nghiên cứu về bảo quản hạt giống và nhân giống
còn rất hạn chế. Kết quả mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về một số
phƣơng pháp nhƣ giâm hom và nuôi cây mô, chƣa có thông tin cụ thể về nhân
giống sinh dƣỡng bằng phƣơng pháp ghép cho loài Giổi xanh. Đây là một
trong những khâu quan trọng trong công tác chọn giống, nâng cao chất lƣợng
giống Giổi xanh.
1.2.5. Những nghiên cứu về đặc điểm tái sinh
Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên loài Giổi xanh ở nƣớc ta chƣa nhiều.
Một số kết quả nghiên cứu về tái sinh Giổi xanh thƣờng đƣợc đề cập trong
các báo cáo khoa học và một phần công bố trên các tạp chí, có thể điểm qua
một số kết quả nghiên cứu sau đây:
Khi nghiên cứu về đa dạng di truyền loài Giổi xanh, Phí Hồng Hải

(2010) [19] cho thấy ở các địa điểm thu thập mẫu (Gia Lai, Phú Thọ) khác
nhau thì sự đa dạng di truyền của Giổi xanh là khác nhau. Ngoài ra, khi phân
tích 19 mẫu Giổi xanh với các cặp mồi lục lạp đã không chỉ ra tính đa hình,
điều này chứng tỏ tính bảo thủ di truyền rất cao trong hệ gen lục lạp ở cây
giổi. Hơn nữa, tác giả cũng khẳng định rằng các mẫu giổi thu đƣợc từ nhiều
địa phƣơng khác nhau nhƣng là cùng một loài Michelia mediocris.
Phan Văn Thắng (2008) [34] cho rằng hoàn cảnh là nhân tố quan trọng
ảnh hƣởng khá rõ đến khả năng tái sinh và sinh trƣởng của cây rừng nói
chung và cây Giổi xanh nói riêng. Khi nghiên cứu tái sinh của Giổi xanh dƣới
tán rừng tự nhiên ở Kon Hà Nừng (Gia Lai), tác giả cho thấy Giổi xanh tái
sinh tốt nhất ở độ tàn che 0,3%. Độ tàn che khác nhau, số lƣợng cây Giổi
xanh tái sinh tự nhiên biến động lớn từ 0 - 280 cây/ha, trung bình là 130
cây/ha.
Khi nghiên cứu về tái sinh ở Nghệ An và Gia Lai, Nguyễn Bá Chất
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




(2002) [10] cũng cho rằng Giổi xanh có khả năng tái sinh trong tự nhiên thấp,
cây tái sinh có triển vọng (chiều cao trên 1m) nhiều nhất cũng chỉ có 17
cây/ha. Kết quả điều tra tái sinh Giổi xanh ở Nghĩa Đàn (Nghệ An) và Kon
Hà Nừng (Gia Lai) đều cho thấy tái sinh tự nhiên của Giổi xanh là rất ít. Độ
tàn che càng tăng thì số lƣợng cây tái sinh tự nhiên càng giảm. Những lâm
phần có độ tàn che > 0,6 thì cây tái sinh sớm bị đào thải.
Theo Nguyễn Tiến Nghênh (1984) [27], Hoàng Xuân Tý và Nguyễn
Đức Minh (2000) [41] thì hạt Giổi xanh có mùi thơm nên thƣờng bị các loài
chim, thú ăn hại nên Giổi xanh tái sinh rất rải rác và thƣa thớt, xung quang
gốc cây mẹ rất ít thấy giổi xanh tái sinh, trừ một vài trƣờng hợp quanh gốc

cây mẹ đƣợc phát quang. Giổi xanh tái sinh tỷ lệ nghịch với độ tàn che của
tán rừng. Độ tàn che càng nhỏ, mật độ tái sinh càng lớn. Cây tái sinh càng lớn
thì tỷ lệ hao hụt cây tái sinh càng nhiều. Do đó, việc phục hồi rừng giổi bằng
con đƣờng tự nhiên là rất khó khăn, hầu nhƣ ít thấy trong thực tế.
Nguyễn Bá Chất (1998) [13] cho rằng sau khai thác chọn ở các lâm
phần có Giổi xanh, hầu nhƣ Giổi xanh mất khả năng tái sinh phục hồi trở lại.
Giổi xanh tái sinh chồi cũng rất kém. Đặc biệt, những gốc cây có tuổi lớn
thƣờng không có khả năng tái sinh chồi. Vì vậy, cần phải phát triển và bảo tồn
cây Giổi xanh thông qua các biện pháp gây trồng, không nên dựa vào tái sinh
tự nhiên.
Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu tái sinh rất hạn chế, bƣớc đầu các kết quả
nghiên đã đƣa ra đƣợc một số thông tin cơ bản về mức độ tái sinh tự nhiên
của Giổi xanh phụ thuộc vào độ tàn che là chủ yếu.
1.2.6. Những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng và khả năng sinh trƣởng
Việc gây trồng Giổi xanh cũng đƣợc thực hiện ở một số địa phƣơng
nhƣng ở quy mô nhỏ, chƣa hình thành những khu rừng tập trung trên diện
rộng. Ở lĩnh vực này, có thể điểm qua một số kết quả nổi bật sau đây:
Theo Nguyễn Đức Kiên và Ngô Văn Chính (2009) [25] cho thấy Giổi
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×