Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

luận văn thạc sĩ hoạt động thẩm định dự án đầu tƣ của công ty cổ phần truyền thông ITCOM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (752.33 KB, 75 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi, có sự hỗ
trợ từ thầy hướng dẫn là GVC, TS. Phạm Tuấn Anh. Các dữ liệu được trích dẫn, sử
dụng trong báo cáo nghiên cứu đều đã được công bố, có nguồn gốc rõ ràng và trung
thực và được trích dẫn đúng quy định, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi được
trình bày trong trong báo cáo nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nội dung đã cam đoan!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Đại diện nhóm tác giả


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT.........................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. Dự án đầu tư.................................................................................................................7
1.2. Thẩm định dự án đầu tư.................................................................................................8
1.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư...................................................................................9
1.4. Sử dụng các chỉ báo cơ bản của dự án:..........................................................................18
1.5. Khái quát về các công ty cổ phần truyền thông ITCOM...................................................21
1.6. Nội dung thẩm định tài chính dự án sản xuất chip đèn LED............................................25
1.7. Thẩm định tổng mức đầu tư, ước tính dòng tiền, thẩm định phương án tài trợ.............29
1.8. Ước tính các chỉ báo tài chính quan trọng của dự án......................................................40
1.9. Phân tích rủi ro khi thực hiên dự án..............................................................................52
1.10. Đánh giá chung...........................................................................................................60


CHƯƠNG 3: CÁC PHÁT HIỆN TỪ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ..................64
1.11. Các phát hiện từ nghiên cứu.......................................................................................64
1.12. Các đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu....................................................................67
1.13. Các kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu..................................................................70

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
ITCOM

Công ty CP truyền thông ITCOM


iii


iv

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty......................................................................33
Bảng 2.2. Tổng chi phí xây dựng...........................................................................................34
Bảng 2.3. Tổng chi phí sử dụng điện, nước, xăng dầu...........................................................34
Bảng 2.4: Chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất LED................................................................34
Bảng 2.5. Chi phí nhân công.................................................................................................35
Bảng 2.6. Ðịnh mức vật tý nguyên liệu sản xuất chip LED......................................................35
Bảng 2.7. Chi phí khác.........................................................................................................38
Bảng 2.8. Năng suất trong năm............................................................................................38
Bảng 2.9. Tổng chi phí và giá thành sản phẩm.......................................................................39
Bảng 2.10. Ðơn giá bán dự kiến...........................................................................................40
Bảng 2.11. Tổng doanh thu dự kiến......................................................................................40
Bảng 2.12. Tính toán hiệu quả kinh tế Dự toán trong 1 năm.................................................42
Bảng 2.13. Thời gian hoàn vốn.............................................................................................45

Bảng 2.14. Bảng tính giá trị hiện tại ròng với tỷ lệ chiết khấu 10%.........................................48
Bảng 2.15. Bảng tính giá trị hiện tại ròng với tỷ lệ chiết khấu 9%...........................................49
Bảng 2.16. Bảng tính giá trị hiện tại ròng với tỷ lệ chiết khấu 25%.........................................50
Bảng 2.17: Chỉ số doanh lợi trong năm.................................................................................51
Bảng 2.18. Tính toán hiệu quả kinh tế Dự án trong 1 năm.....................................................53
Bảng 2.19: Thời gian hoàn vốn ( đề xuất )............................................................................55
Bảng 2.20. Bảng tính giá trị hiện tại ròng (NPV) với tỷ lệ chiết khấu 10% (đề xuất).................57
Bảng 2.21. Bảng tính giá trị hiện tại ròng (NPV) với tỷ lệ chiết khấu 9% (đề xuất)..................58
Bảng 2.22. Bảng tính giá trị hiện tại ròng (NPV) với tỷ lệ chiết khấu 27% (đề xuất).................59
Bảng 2.23: Chỉ số doanh lợi PI (Ðề xuất)...............................................................................60


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Đầu tư là một hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo cho việc tồn tại và phát
triển không ngừng của xã hội. Muốn có sự phát triển thì tất cả mọi quốc gia, doanh
nghiệp hay công ty đều phải tiến hành đầu tư. Có thể nói nhờ có hoạt động đầu tư
mà mọi lĩnh vực được phát triển cả về chất và lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
tế. Các dự án chính là nhịp cầu nối hoạt động đầu tư đến với hiện thực. Thông qua
dự án mà các ý tưởng đầu tư được thể hiện và thực hiện. Tuy nhiên ý tưởng đầu tư
sẽ trở nên bị méo mó, không được phản ánh trung thực nếu như các dự án lập ra
không chính xác, không được kiểm tra cẩn thận. Xuất phát từ lý do đó mà môn
thẩm định dự án ra đời trong đó có thẩm định tài chính dự án. Thẩm định tài chính
dự án là công việc mà không có một dự án nào bỏ qua vì tài chính là một vấn đề
sống còn đối với dự án. Thấy được tầm quan trọng của công tác thẩm định tài chính
dự án chúng em đã chọn đề tài : “Hoạt động thẩm định dự án đầu tư của công ty cổ
phần truyền thông ITCOM”làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài nghiên cứu
Về thẩm định đầu tư dư án là một lĩnh vực đã có từ lâu và không còn lạ với

các chuyên gia nước ngoài nhưng còn khá xa lạ với Việt Nam.
Một số bài công trình nghiên cứu và ngành này như:
- THS. ĐẶNG ANH VINH - TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ, bài đăng trên
Tạp chí Tài chính số 10 - 2014. Ông Vinh đã đề cập về các nguyên tắc thẩm định tài
chính dự án đầu tư như sau: “cho dù đứng trên góc độ chủ nợ hay chủ sở hữu trong
đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư thì nên đánh giá chủ yếu trên quan điểm tổng
đầu tư sẽ tốt hơn. Khi đó, hiệu quả đo lường được phản ánh thực chất một đồng vốn
đem vào đầu tư cho tài sản mang lại mức sinh lời bao nhiêu mà chưa chịu tác động
của đòn bẩy tài chính. Còn cách tiếp cận hiệu quả vốn chủ sở hữu chỉ sử dụng để
xém xét thêm hiệu quả của chủ sở hữu sau khi đã chắc chắn xác lập được cơ cấu
nguồn vốn tối ưu mà thôi.”
- Stephen Mak and David Picken đã đề cập về vấn đề Sử dụng phân tích rủi
ro để xác định dự án được đăng tải tại Tạp chí Journal of Construction Engineering


2

and Management, volume 126, Issue 2, 2000.Đã đề cập đến “ Phụ cấp dự phòng là
khoản tiền được sử dụng để cung cấp cho những bất ổn liên quan đến một dự án xây
dựng. Theo truyền thống, nó là một sự bổ sung tỷ lệ phần trăm trên đầu trang của
các ước tính cơ bản. Ước tính sử dụng phân tích rủi ro (ERA) là một phương pháp
có thể được sử dụng để chứng minh dự phòng bằng cách xác định những bất ổn và
ước lượng tác động tài chính của họ. Một nghiên cứu về tác động của ERA được
thực hiện để so sánh sự thay đổi và tính thống nhất của dự toán dự phòng giữa
không ERA và các dự án ERA. Bài viết này trình bày kết quả của một cuộc khảo sát
so sánh tổng cộng 287 phi ERA và 45 dự án ERA. Các kết quả cho thấy một sự
khác biệt rất quan trọng trong sự biến đổi và tính thống nhất giữa các nhóm này. Nó
chỉ sử dụng thành công phương pháp ERA cho các dự án công trình công cộng để
giảm trợ cấp không cần thiết và quá mức với. Tuy nhiên, các phụ cấp dự phòng cho
các dự án ERA vẫn coi là cao. Cải thiện và tinh tế của phương pháp ERA cũng như

các khuyến nghị về chính sách ngân sách vốn được đề nghị.”.
- Ming Lu đã đề cập đến việc : Tăng cường đánh giá dự án và xét Kỹ thuật
mô phỏng thông qua mô hình Input thần kinh nhân tạo dựa trên mạng. “ Mặc dù
một nghiên cứu mô phỏng ngẫu nhiên có thể loại bỏ sự thiên vị sự kiện hợp nhất
trong việc đánh giá dự án và xem xét kỹ thuật (PERT), các lỗi do tính toán mô tả
thống kê của các phân bố beta với các ước lượng thời gian ba điểm của PERT vẫn
có thể làm cho các mô phỏng kết quả nghi ngờ. Để tăng cường mô phỏng Pert về
mô hình đầu vào, báo này trình bày một mạng lưới thần kinh nhân tạo (ANN) tiếp
cận dựa trên ước tính các tài sản thực sự của sự phân bố beta từ lấy mẫu thống kê
các dữ liệu thực tế kết hợp với thông tin chủ quan. Các giá trị tối thiểu và tối đa
cùng với các tứ phân vị thấp hơn và trên bốn ước lượng thời gian sử dụng để xác
định duy nhất một phân bố beta. Những ảnh hưởng của thông số hình học của các
phân bố beta được kiểm tra chặt chẽ, và phạm vi hoạt động của các thông số hình
dạng được xác định. Để xây dựng một mô hình ANN, dữ liệu được chuẩn bị bằng
cách sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên và hàm Excel. Qua khai thác các dữ
liệu đào tạo cung cấp, mô hình ANN đã tìm thấy các mô hình giữa các đầu vào và
đầu ra, cụ thể là, sự tương tác và các mối quan hệ phi tuyến giữa các tứ phân vị thấp


3

hơn và trên và các thông số hình học của các phân phối phiên bản beta. Các mô
hình ANN đã được kiểm tra, xác nhận, và so sánh với các phần mềm khác để phân
phối beta phù hợp như BetaFit, Nhịp Sống và BestFit. Việc phát triển ANN dựa trên
phương pháp mô hình đầu vào cố gắng để nhúng trí thông minh nhân tạo vào mô
phỏng và tìm thấy một cách mới để phù hợp với sự phân bố thống kê cho thời gian
hoạt động trong mô phỏng xây dựng, như đã chứng minh trong một ứng dụng mẫu.”
Tại tạp chí Journal of Construction Engineering and Management Volume 128,
issue 5, 2002.
- Tác giả: Glen C. Arnold, and Panos D. Hatzopoulos được đăng tải tại tạp

chí : Journal of Business Finance and Accouting, Volume 27, Issue 5-6, June 2000 ,
Pages 603–626 Với chủ đề Lý thuyết-Thực hành Gap ở Capital Ngân sách: “Bằng
chứng từ Vương quốc Anh.Chúng tôi báo cáo kết quả của một cuộc khảo sát của kỹ
thuật lập ngân sách vốn được sử dụng bởi các công ty Vương quốc Anh. Nếu có
thể, bằng chứng là kết hợp với các dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian 22 năm
để cung cấp một cơ sở cho các cuộc thảo luận về nguyên nhân của xu hướng.
Chúng tôi nhận thấy rằng đã có một sự thu hẹp đáng kể khoảng cách lý thuyết, thực
hành trong việc sử dụng các phương pháp thẩm định dự án. Khoảng cách cũng đã
được thu hẹp trong các khu vực khác: phân tích rủi ro, điều chỉnh lạm phát, chuẩn
bị nguồn vốn ngân sách, tính WACC và sau kiểm toán. Tuy nhiên, có những yếu tố
khác của lý thuyết vốn ngân sách, ví dụ xác suất và phân tích phiên bản beta đã
được thông qua bởi rất ít nhà quản lý hành nghề. Chúng tôi cũng thảo luận về các
dự án phi kinh tế, phân phối vốn và lợi tức tối thiểu.”
- Theo Trần Tuân Dương thì có đề cập qua bài báo trên vào năm 2014. Với nội dung làcách tiếp cận nâng cao hiệu
quả thẩm định và thực hiện dự án đầu tư có đưa ra quan điểm Khi lập dự án, các dự báo
doanh thu thường là lạc quan, tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế thì đạt kết quả thấp
hơn dự kiến ban đầu rất nhiều và khiến dự án bị thất bại.Quyết định đầu tư dài hạn
là một trong những quyết định tài chính quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đầu tư mới thì sẽ


4

không tăng được quy mô kinh doanh và thị phần có thể rơi vào tay đối thủ cạnh
tranh, tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư bị thất bại ở một vài dự án đầu tư lớn lại
có thể dẫn đến sự sụp đổ của doanh nghiệp, thậm chí là doanh nghiệp có quy mô
lớn. Chính vì vậy, nhằm đảm bảo cho dự án đầu tư thành công, các doanh nghiệp
cần thực hiện cẩn trọng và có chất lượng công tác thẩm định và thực hiện dự án.
Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình thẩm định và thực hiện dự án đầu tư của nhiều
doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế.

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
- Vận dụng lý luận về quản trị dự án đầu tư, quản trị tài chính để phân tích
đánh giá tài chính cho dự án đầu tư nói chung, đánh giá tài chính dự án đầu tư xây
dựng, thẩm định dự án đầu tư cho dây chuyền sản xuất chip LED công suất cao.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho dự án.
- Làm mới, bổ sung lý luận
- Phù hợp với chuyên ngành học và lĩnh vực công tác của bản thân học viên
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề
nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì cho sản xuất kinh doanh hoặc cho nghiên
cứu khoa học.
- Mục tiêu cụ thể: Xác định một số mục tiêu cụ thể cần thực hiện để đạt được
mục tiêu tổng quát.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài đề cập đến những vấn đề có liên quan đến việc đánh giá tài chính dự
án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất chip LED công suất cao của Công ty Cổ
phần Truyền thông ITCOM.
- Sử dụng các phương pháp, thống kê, so sánh đối chiếu, và phân tích tổng
hợp kết hợp với việc vận dụng các chủ trương đường lối, chính sách của Nhà nước
trong công tác quản lý dự án đầu tư trong lĩnh vực này.
- Nguồn số liệu từ chủ đầu tư - Công ty Cổ phần Truyền thông ITCOM.
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Dữ liệu sơ cấp:


5

o Phóng vấn các Cán bộ Lãnh đạo
o Phỏng vấn các Cán bộ làm dự án

o Để thu nhận được các đánh giá về tình hình dự án đầu ư và về các biến đầu
vào nếu có.
- Dữ liệu thứ cấp:
o Tài liệu, hồ sơ của dự án, báo cáo tài chính của công ty mới nhất được
cung cấp bởi công ty ITCOM và phần này chúng em sẽ để ở phần phụ lục của bài
nghiên cứu khoa học này.
o Phương pháp xử lý dữ liệu
+ Đối với dữ liệu sơ cấp: sử dụng bút ký, tổng hợp và tóm tắt để rút ra được
nhận xét.
+ Đối với dữ liệu thứ cấp: sử dụng các kỹ thuật phân tích.
-

Phân tích theo chỉ số
Phân tích theo xu hướng
Phân tích theo độ nhạy
Phân tích theo kịch bản
Phân tích theo mô phỏng

Dự kiến đóng góp của đề tài nghiên cứu về mặt khoa học và thực tiễn
- Về mặt khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa các lý luận khoa học về
thẩm định tài chính dự án trong hoạt động của TCTD cũng như của chủ đầu tư. Đặc
biệt là các mối quan hệ biện chứng giữa thẩm định tài chính dự án và các khâu thẩm
định khác; giữa thẩm định dự án đầu tư, năng lực tài chính của chủ đầu tư và môi
trường kinh tế tài chính trong vòng đời dự án.
- Về mặt thực tiễn, đề tài tạo một nguồn thông tin tham khảo tin cậy để phục
vụ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư và các nghiệp vụ có liên quan tại
ITCOM góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu
tư trong hoạt động của ITCOM.



6

Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
- Ngoài lời cam đoan, mục lục, các danh mục, phần mở đầu, kết luận, phụ lục
và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo nghiên cứu dự kiến được kết cấu thành 3
chương, bao gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của
công ty cổ phần
- Chương 2: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 3: Các phát hiện từ nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị


7

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
1.1. Dự án đầu tư
1.1.1. Khái niệm
 Về mặt hình thức:
Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết có hệ thống
các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện
được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
 Về mặt nội dung:
Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được hoạch
định nhằm các mục tiêu đã xác định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể thông qua
việc sử dụng các nguồn lực xác định trong một khoảng thời gian xác định (dự án
đầu tư trực tiếp).
 Về mặt quản lý:
Dự án đầu tư là một công cụ quản lý vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả
tài chính, kinh tế trong một thời gian dài.

 Về mặt kế hoạch hóa:
Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một cuộc đầu tư sản
xuất – kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và
tài trợ. Dự án đầu tư là một hoạt động riêng biệt, nhỏ nhất trong công tác kế hoạch
hóa trên nền kinh tế quốc dân.
1.1.2. Phân loại dự án đầu tư
 Căn cứ vào mối quan hệ giữa các hoạt động đầu tư:
- Dự án độc lập với nhau: Là những dự án có thể thực hiện đồng thời, nghĩa
là việc ra quyết định lựa chọn dự án này không ảnh hưởng đến việc lựa chọn những
dự án còn lại.
- Dự án thay thế nhau (loại trừ): Là những dự án không thể thực hiện đồng
thời. Khi quyết định thực hiện dự án này sẽ loại bỏ việc thực hiện dự án kia.
- Dự án bổ sung (phụ thuộc): Các dự án phụ thuộc nhau chỉ có thể thực hiện
cùng một lúc với nhau.


8

 Căn cứ vào mức độ chi tiết của các nội dung trong dự án:
- Dự án tiền khả thi: Được lập cho những dự án có quy mô đầu tư lớn, giải
quyết đầu tư phức tạp và thời gian đầu tư dài. Lập dự án sơ bộ. Tác dụng của dự án
tiền khả thi là cơ sở để chủ đầu tư quyết định có nên tiếp tục nghiên cứu để lập dự
án chi tiết không.
- Dự án khả thi: Là dự án được xây dựng chi tiết, các giải pháp được tính
toán có căn cứ và mang tính hợp lý.
việc cho dự án
1.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định dự án đầu tư là một quá trình áp dụng kỹ thuật phân tích toàn diện nội
dung dự án đã được thiết lập theo một trình tự hợp lý và theo những tiêu chuẩn kinh tế kỹ

thuật để đi đến kết quả chính xác về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội môi trường
nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển của chủ đầu tư và của quốc gia.
1.2.2. Mục tiêu của việc thẩm định dự án đầu tư
Công tác thẩm định dự án là khâu quan trọng trong thời kỳ chuẩn bị dự án, được
thực hiện bằng kỹ thuật phân tích dự án đã được thiết lập để ra quyết định đầu tư.
Công tác thẩm định dự án gồm các bước: Thẩm định thị trường, thẩm định kỹ
thuật, thẩm định tổ chức- quản lý dự án, thẩm định tài chính và thẩm định kinh tế xã hội.
1.2.3. Vai trò của việc thẩm định dự án đầu tư
 Đối với nhà đầu tư:
- Thấy được các nội dung của dự án có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở
nội dung nào mà từ đó có căn cứ để chỉnh sửa hoặc bổ sung một cách đầy đủ.
- Xác định được tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết được khả năng sinh
lời cao hay thấp.
- Biết được những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, từ đó nhà đầu tư chủ
động có những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực
và có hiệu quả nhất.
 Đối với các đối tác đầu tư và các định chế tài chính:
- Là căn cứ để quyết định có nên góp vốn hay không?


9

- Biết được mức độ hấp dẫn về hiệu quả tài chính để có thể an tâm hoặc lựa
chọn cơ hội đầu tư tốt nhất co đồng vốn mà mình bỏ ra.
- Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó
quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu tư.
- Biết được khả năng sinh lời của dự án và khả năng thanh toán nợ từ đó
quyết định các hình thức cho vay và mức độ cho vay đối với nhà đầu từ.
- Biết được tuổi thọ của dự án để áp dụng linh hoạt các về lãi suất và thời hạn
trả nợ.

 Đối với Nhà nước:
- Biết được khả năng và mức độ đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội.
- Đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học các ưu nhược điểm của dự án để từ
đó có căn cứ ngăn chặn những dự án xấu và bảo vệ những dự án tốt không bị loại bỏ.
- Có căn cứ để áp dụng chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ nhà đầu tư
1.2.4. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư
- Giúp cho chủ đầu tư chọn được dự án đầu tư tốt nhất.
- Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích
hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ vốn, ô nhiểm
môi trường.
- Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ.
1.3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung, phân tích đánh giá về các khía cạnh
hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của các dự án. Các nội dung chính khi thẩm
định dự án cần tiến hành phân tích đánh giá gồm:
-

Thẩm định mục tiêu và khía cạnh pháp lý của dự án
Thẩm định thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của dự án
Thẩm định khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho dự án
Thẩm định khía cạnh công nghệ, kỹ thuật của dự án
Thẩm định khía cạnh tổ chưc, thực hiện quản lý dự án
Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án:
Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn
Thẩm định năng lực và khía cạnh tài chính của chủ đầu tư.
Thẩm định dự trù tài chính của Dự án
Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Thẩm định bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án



10

- Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án
1.3.1. Thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính dự án là thẩm định dự án dưới giác độ của doanh nghiệp.
Đó là việc xem xét đánh giá và đưa ra những con số cụ thể về khả năng sinh lợi của
vốn đầu tư. Việc thẩm định tài chính dự án cho phép nhà đầu tư đánh giá tính khả
thi về mặt tài chính của dự án, và giúp cho nhà đầu tư đưa ra kết luận cuối cùng về
tính khả thi của dự án đầu tư phải xem xét khả năng sinh lợi của vốn đầu tư.
1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án
a) Mục đích thẩm định tài chính dự án
Thẩm định tài chính dự án nhằm xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó
xây dựng và xem xét các tiêu chuẩn đánh giá dự án.Thông qua phân tích, ta xác
định được quy mô đầu tư, cơ cấu các loại vốn, nguồn tài trợ cho dự án, tính toán thu
chi lỗ lãi, những lợi ích thiết thực mang lại cho nhà đầu tư và cho cả cộng đồng.
Đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính của việc đầu tư nhằm quyết định có nên
đầu tư hay không? Nhà nước cũng căn cứ vào đây để xem xét lợi ích tài chính có
hợp lý hay không? Dự án có đạt được các lợi ích tài chính hay không và dự án có an
toàn về mặt tài chính hay không? Thẩm định tài chính là cơ sở để tiến hành phân
tích kinh tế xã hội.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư giúp cho bảo vệ dự án tốt khỏi bị bác bỏ,
ngăn chặn những dự án tồi, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư. ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án đầu tư được thể hiện:
- Giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được phương án đầu tư tốt nhất.
- Giúp cho cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp
của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng lãnh thổ và của cả nước
trên các mặt mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
- Giúp cho việc xác định được mặt lợi, mặt hại của dự án trên các mặt khi đi
vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt

có hại.
- Giúp đỡ các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ
cho dự án đầu tư.


11

- Qua thẩm định giúp cho việc xác định rõ tư cách pháp nhân của các bên
tham gia đầu tư.
b) Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư
Ta có thể thấy sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án còn bắt đầu từ vai trò
quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động đầu tư. Nhà nước với chức năng
công quyền của mình sẽ can thiệp vào quá trình lựa chọn dự án đầu tư. Tất cả các dự án
đầu tư thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích
chung của đất nước. Bởi vậy trước khi ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các
cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dự án đó góp phần đạt được mục
tiêu của quốc gia hay không? Nếu có thì bằng cách nào và đến mức độ nào.
Một dự án đầu tư dù được tiến hành soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu cũng mang
tính chủ quan của người soạn thảo. Vì vậy để đảm bảo tính khách quan của dự án,
cần thiết phải thẩm định. Người soạn thảo thường đứng trên góc độ hẹp để nhìn
nhận các vấn đề của dự án. Các nhà thẩm định thường có cách nhìn rộng hơn trong
việc đánh giá dự án. Họ xuất phát từ lợi ích chung của toàn xã hội, của cả cộng
đồng để xem xét các lợi ích kinh tế mà dự án đem lại.
Mặt khác khi soạn thảo dự án có thể có những sai sót, các ý kiến có thể mâu
thuẫn không logic, thậm chí có thể có nhiều câu văn, những chữ dùng sơ hở gây ra
những tranh chấp giữa các đối tác tham gia đầu tư. Thẩm định dự án sẽ phát hiện và
sửa chữa được những sai sót đó.
1.3.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
a) Thời gian hoàn vốn (T)
Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn của một dự án là số năm mà

tại đó các luồng tiền của dự án được luỹ kế đến một khoản mà bù đắp được chi phí
đầu tư ban đầu.

Công thức như sau:


12

Trong công thức thời gian hoàn vốn không đề cập đến giá trị thời gian của
tiền. Nguyên lý thời gian hoàn vốn trong đánh giá dự án có hai hạn chế chủ yếu sau:
Bỏ qua giá trị thời gian của tiền: Nguyên lý thời gian hoàn vốn giả định là
luồng tiền nhận được trong tương lai cũng ngang bằng về giá trị của luồng tiền nhận
được trong năm hiện tại. Trong thực tế, chúng ta cần chiết khấu các luồng tiền trong
tương lai để làm chúng ngang bằng về giá trị với các luồng tiền hiện tại, bởi vì các
luồng tiền có thể được đầu tư để thu được lãi trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi
nguyên lý thời gian hoàn vốn không xem xét đến giá trị thời gian của tiền, không có
lý do giải thích tại sao chiết khấu luồng tiền không được sử dụng trong các phân
tích này.
Bỏ qua các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn vốn: Chỉ có luồng tiền ở
giai đoạn cuối cùng mà vốn ban đầu đã được bù đắp được coi là phù hợp trong các
phân tích này, và vì vậy nguyên lý thời gian hoàn vốn tạo ra một bức tranh không
hoàn chỉnh về tài chính của dự án. Tất cả các luồng tiền phát sinh sau thời gian hoàn
vốn bị bỏ qua.
Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cũng được áp dụng khá rộng rãi trong thực tế bởi vì
Đơn giản: Chỉ tiêu này đơn giản dễ hiểu và dễ tính hơn so với nguyên lý chiết
khấu luồng tiền.
Tạo bức màn che cho dự án: Nó cung cấp một công cụ để che dấu dự án. Nếu
một dự án không tìm được tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn, nhà quản lý có thể từ chối
dự án mặc dù các luồng tiền lớn tiềm ẩn được tính trong tương lai.
Khan hiếm tiền: Khi một công ty bị khan hiếm tiền, công ty sẽ lựa chọn các dự

án có thể bù đắp được vốn đầu tư ban đầu trong thời gian ngắn nhất. Một công ty ít
vốn có thể không đợi được kỳ trả tiền lớn của một dự án với thời gian hoàn vốn lâu
nhưng NPV khả thi. Thậm chí trong các trường hợp, nó nên sử dụng cùng với một
phương pháp chiết khấu luồng tiền.
Các rủi ro của dự án: Công cụ thời gian hoàn vốn cung cấp những cách nhìn
nhận rủi ro của một dự án. Các luồng tiền thu được trong thời gian sớm thì sẽ ổn
định hơn các luồng tiền nhận được từ các năm sau. Các luồng tiền càng xa trong
tương lai thì mức độ không ổn định càng cao.


13

b) Tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư (ROI)
Tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế TNDN hàng
năm và tổng số vốn đầu tư để thực hiện dự án.

Trong đó:
ROI

: Tỷ suất sinh lợi của vốn đầu tư

Pt

: Lợi nhuận sau thuế TNDN hàng năm

V

: Tổng số vốn đầu tư dự án.

ROI cho biết cứ mỗi một đồng vốn đầu tư bỏ ra thực hiện dự án thì hàng năm

sinh lợi bao nhiêu phần trăm. Để nâng cao ROI trong điều kiện không tăng thêm
vốn thì phải sử dụng có hiệu quả đồng vốn sao cho vốn quay được nhiều vòng trong
năm hay cách khác là phải rút ngắn chu kì thực hiện một vòng quay của vốn.
c) Tỷ suất sinh lợi của doanh thu( )
Là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tổng doanh thu
hàng năm của dự án.
Công thức tính:

Trong đó:
: Tỷ suất sinh lợi của doanh thu hằng năm

: Lợi nhuận sau thuế thu nhập hàng nằm

: Doanh thu hằng năm của dự án


14

Chỉ tiêu này cho biết hàng năm cứ một đồng doanh thu có khả năng mang lại
bao nhiêu phần trăm lợi nhuận. Dựa vào chỉ tiêu này nhà đầu tư có thể chủ động
đưa ra các giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi của doanh thu. Đó là trường hợp giá
cả tiêu thụ không thay đổi khi việc quản lý chăt chẽ mọi yếu tố chi phí đầu vào để
giảm giá thành sản phẩm sẽ dẫn đến mức lãi trên đơn vị sản phẩm tăng lên.
d) Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Phân tích tài chính một dự án đầu tư là phân tích căn cứ trên các luồng tiền
của dự án. Sau khi tính đến các yếu tố, chúng ta có thể xây dựng được một dãy các
luồng tiền trong các năm của dự án như sau:
Năm

0


1

2

3



t

Luồng tiền

Co

C1

C2

C3



Ct

Đối với các dự án thông thường, Co là chi phí đầu tư ban đầu, còn lại là luồng
tiền ròng do dự án mang lại trong các năm hoạt động.
Trên cơ sở các luồng tiền dự tính, các chỉ tiêu về tài chính được tính toán làm
cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư.
Giá trị hiện tại ròng: Là chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng

tiền dự tính dự án mang lại trong thời gian kinh tế của dự án và giá trị đầu tư
ban đầu. Do vậy, chỉ tiêu này phản ánh giá trị tăng thêm ( khi NPV dương)
hoặc giảm đi ( khi NPV âm) nếu dự án được chấp nhận.
Ta có công thức tính như sau:


15

Trong đó:
CFo:Vốn đầu tư ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏ ra một lần, vào đầu năm
thứ nhất của dự án.
CFt: Luồng tiền ròng dự tính năm thứ t, t chạy từ 1 đến n.Trong đó n là số năm
thực hiện dự án.
r : Tỷ lệ chiết khấu, giả định là không đổi trong các năm.
Việc tính toán giá trị hiện tại ròng liên quan đến việc tính toán:
Dự tính lượng tiền đầu tư ban đầu, tức là luồng tiền tại thời điểm 0. Co là
luồng tiền ra nên nó mang dấu âm. Co bao gồm các khoản đầu tư vào tài sản, tạo ra
tài sản của dự án. Nó có thể dưới dạng tiền sẵn sàng cho dự án hoạt động, tạo ra tồn
kho, mua sắm tài sản cố định. Đó là các khoản chi tiêu cho dự án hoạt động. Trong
thực tế, nó bao gồm các khoản chi tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn đầu
tư của dự án.
Dự tính các luồng tìên trong thời gian kinh tế của dự án. Đây là các khoản
thực thu bằng tiền trong các năm hoạt động của dự án. Nó được tính bằng doanh
thu ròng trừ đi các chi phí bằng tiền của từng năm. Các khoản này có thể thu được
tại các thời điểm khác nhau trong năm, nhưng trong tính toán phân tích, người ta
thường giả định các luồng tiền diễn ra vào thời điểm cuối năm.
Dự tính tỷ lệ chiết khấu. Rất khó để xác định một tỷ lệ chiết khấu hoàn toàn
chính xác. Tỷ lệ chiết khấu là chi phí cơ hội của việc đầu tư vào dự án mà không
đầu tư trên thị trường vốn. Cho đến nay vần đề tỷ lệ chiết khấu cho dự án vẫn đang
là một vấn đề tranh cãi cho các nhà nghiên cứu, chưa tìm ra được tiếng nói chung.

Tuy nhiên có thể hiểu một cách khái quát rằng tỷ lệ này được tính bằng tỷ lệ thu
nhập của các tài sản tài chính tương đương. Đó là tỷ lệ thu nhập mà nhà đầu tư
mong đợi khi đầu tư vào dự án.
Giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu cơ bản đựoc sử dụng trong phân tích dự án.
Một số nhà phân tích tài chính cho đây là chỉ tiêu chính tốt nhất giúp cho việc ra các
quyết định đầu tư. Ta nhận thấy khi tỷ lệ chiết khấu r tăng lên, NPV của dự án sẽ
giảm xuống. Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu vì
vậy khi thẩm định tài chính dự án, chỉ tiêu NPV rất được các nhà đầu tư quan tâm.


16

NPV phản ánh kết quả lỗ lãi của dự án theo giá trị hiện tại (tại thời điểm 0) sau
khi đã tính đến yếu tố chi phí cơ hội của vốn đầu tư. NPV dương tức là dự án có lãi.
NPV = 0 chứng tỏ dự án chỉ đạt mức trang trải đủ chi phí vốn. Còn lại dự án có
NPV âm là dự án bị lỗ.
Chính vì vậy mà ta thấy quy tắc rất đơn giản là chấp nhận dự án có NPV
dương và lớn nhất (nếu có nhiều hơn một dự án có NPV dương). Hay cụ thể hơn
đối với các dự án là độc lập nhau, thì dự án được lựa chọn là dự án có NPV >= 0.
Dự án có giá trị hiện tại ròng càng lớn thì hiệu quả tài chính đầu tư càng cao, dự án
càng hấp dẫn. Đối với các dự án là loại trừ nhau tức là chấp nhận dự án này thì phải
loại bỏ dự án khác, thì dự án được lựa chọn là dự án có NPV lớn nhất.
Tuy nhiên việc sử dụng chỉ tiêu này cũng có những rủi ro nhất định. Đó là độ
tin cậy của các dự đoán đưa ra như trên. Bởi vì NPV được tính toán dựa trên những
dự tính về các dòng tiền của dự án. Nếu những dự đoán đưa ra ở trên mà thiếu sự
chính xác thì hiển nhiên việc tính toán NPV trở nên vô nghĩa và việc ra quyết định
đối với dự án sẽ bị sai lệch.
e) Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)
Ngoài mối quan tâm đến kết qủa tuyệt đối của việc chấp nhận dự án, các chủ
đầu tư còn có thể quan tâm đến tỷ lệ thu nhập bình quân các năm trên vốn đầu tư.

Chỉ tiêu này cho phép có thể so sánh trực tiếp với chi phí của vốn đầu tư vào dự án.
Đó chính là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là tỷ lệ chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng
của dự án bằng 0.

Trong đó:
CFo

: Vốn đầu tư ban đầu

CFt

: Luồng tiền dự tính năm thứ t

IRR

: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ.


17

Để xác định IRR người ta thường sử dụng phương pháp nội suy tuyến tính:

Trong đó:
i1: Là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV1> 0
i2: Là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV2< 0
Cũng như NPV, IRR liên quan đến việc dự tính các luồng tiền mà dự án sẽ tạo
ra trong quá trình hoạt động. Đồng thời ta phải có một tỷ lệ chiết khấu mong đợi để
so sánh khi ra quyết định đầu tư.
Ta thấy nếu dự án chỉ có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR = r (tỷ lệ chiết khấu) thì

các khoản thu nhập từ dự án chỉ đủ để hoàn trả phần vốn góp và lãi đã đầu tư ban
đầu vào dự án.
IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của
vốn đầu tư. Tức là nếu như chiết khấu các luồng tiền theo IRR, PV sẽ bằng đầu tư
ban đầu Co. Hay nói cách khác, nếu chi phí vốn bằng IRR, dự án sẽ không tạo thêm
được giá trị hay có lãi. Vì vậy ta có kết luận thẩm định như sau: Nếu các dự án độc
lập nhau, thì dự án có IRR >= r sẽ được chọn. Nếu các dự án loại trừ nhau, ta chọn
dự án có IRR cao nhất.
Trong việc tính toán IRR cần lưu ý, không cần phài căn cứ vào tỷ lệ chiết
khấu dự tính. Điều đó không có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu là không quan trọng. Như
trên đã đề cập, một khi IRR được tính toán, tiêu chuẩn để so sánh là tỷ lệ chiết khấu
của dự án.
Khi sử dụng IRR ta phải chú ý rằng cũng như NPV, sự chính xác của chỉ tiêu
phụ thuộc vào sự chính xác của các dự tính về luồng tiền. IRR là một chỉ tiêu mang
tính tương đối, tức là nó chỉ phản ánh tỷ lệ hoàn vốn nội bộ của dự án là bao nhiêu
chứ không cung cấp quy mô của số lãi hay lỗ của dự án tính bằng tiền.
Khi dự án được lập trong nhiều năm, việc tính toán chỉ tiêu là rất phức tạp.
Đặc biệt loại dự án có các luồng tiền ròng vào ra xen kẽ năm này qua năm khác, kết
quả tính toán có thể cho nhiều IRR khác nhau gây khó khăn cho việc ra quyết định.


18

Sử dụng hai chỉ tiêu NPV và IRR để đánh giá dự án có thể đưa tới cùng một
kết luận, đồng thời lại có thể đưa tới hai kết luận trái ngược. Điều đó tùy thuộc vào
các luồng tiền trong tương lai và tỷ lệ chiết khấu. Vì IRR không đề cập tới độ lớn, quy
mô của dự án và không giả định đúng tỷ lệ tái đầu tư đồng thời để đạt được mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận của dự án đầu tư, nên chủ đầu tư thường coi trọng chỉ tiêu NPV
hơn để đưa ra quyết định trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hai chỉ tiêu.
f) Chỉ số doanh lợi PI:

Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ số lợi ích - chi phí, là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại
của các luồng tiền dự án mang lại và giá trị đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này phản ánh
một đơn vị đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đơn vị giá trị. Nếu PI lớn hơn 1 có nghĩa là
dự án mang lại giá trị cao hơn chi phí và khi đó có thể chấp nhận được. Chỉ số
doanh lợi được tính dựa vào mối quan hệ tỷ số giữa thu nhập ròng hiện tại so với
vốn đầu tư ban đầu.

Trong đó:
CFo

: Số vốn đầu tư ban đầu

CFt

: Dòng tiền các năm chạy từ năm 1 đến năm t.

Nếu PI >= 1 cho thấy dự án có chỉ số doanh lợi càng lớn thì hiệu quả tài chính
dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
1.4. Sử dụng các chỉ báo cơ bản của dự án:
1.4.1. Phân tích độ nhạy(Sensitivity Analysis - SeA)
Phân tích độ nhạytrong trường hợp này là nghiên cứu về sự không chắc chắn
trong NPV hay IRR mà có thể do tác động của sự không chắc chắn trong các thông
số đầu vào của việc lập ngân sách tư bản.Trong bất kỳ quá trình lập ngân sách tư
bản nào, luôn có những biến không chắc chắn, ví dụ như mức thuế suất trong tương
lai, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, số lượng nhân viên, chi phí hoạt động và các biến khác
có thể không được biết đến với độ chính xác tuyệt đối. Phân tích độ nhạysẽ cho biết,
NPV hay IRR của dự án thực sự nhạy cảm với biến số nào, và điều đó là thực sự


19


quan trọng đối với mỗi nhà quản trị tài chính. Trên thực tế, việc phân tích độ nhạy
không thực sự giúp nhà quản trị đi tới quyết định cuối cùng về lựa chọn dự án,
nhưng lại có vai trò như một bước đệm trung gian quan trọng, giúp xác định các
biến số đầu vào chủ chốt cần cân nhắc khi phân tích dự án trong bối cảnh rủi ro. Bởi
lẽ, trong điều kiện hạn chế của ngân sách và thời gian dành cho phân tích, việc thu
gọn sự chú ý vào các biến số có sự nhạy cảm cao (ảnh hưởng đơn biến lớn) tới NPV
hay IRR sẽ thực sự có ích trong việc triển khai các phân tích kế tiếp (phân tích kịch
bản, phân tích mô phỏng) một cách có hiệu quả.
Việc lựa chọn các biến số nào để cân nhắc đưa vào phân tích độ nhạy trong
nhiều trường hợp sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm, thói quen cũng như sự quan tâm cụ
thể của nhà quản trị tài chính. Phân tích độ nhạy có ưu điểm là dễ tính toán, dễ hiểu,
giúp phát hiện nhân tố quan trọng cần cân nhắc nhưng lại có nhược điểm là đã bỏ
qua xác suất của sự kiện, tương tác giữa các biến và lợi ích của đa dạng hóa. Trên
thực tế, có nhiều cách thức tiến hành phân tích độ nhạy, trong giới hạn của bài biết
này, việc phân tích độ nhạy sẽ dựa trên hình ảnh trực quan từ kết quả hồi quy tuyến
tính NPV theo mỗi biến số đầu vào được cân nhắc.
1.4.2. Phân tích kịch bản (Scenario Analysis - ScA)
Một hạn chế của phân tích độ nhạy một chiều (hay ngay cả hai chiều) là nó
không tính tới sự tương quan giữa nhiều thông số với nhau. Phân tích tình huống
thừa nhận rằng các thông số nhất định có quan hệ với nhau. Vì thế một nhóm các
thông số có thể được thay đổi đồng thời theo một cách nhất quán. Phân tích tình
huống được làm bằng cách tập hợp các hoàn cảnh có khả năng kết hợp lại để tạo ra
các “tình huống” hay “kịch bản” khác nhau. Cách tập hợp thông thường là theo
từng nhóm thông số như ở hình chiếu trước. Đối với mỗi nhóm thông số, các kịch
bản được thiết lập bằng cách cho từng thông số trong nhóm nhận các giá trị nhất
định, độ nhạy của mỗi kịch bản được phân tích bằng cách tính sự thay đổi của
NPV/IRR theo các kịch bản khác nhau. Sau cùng, kịch bản của tất cả các nhóm
thông số có thể được tổng hợp thành những kịch bản chung cho cả dự án.



20

Có thể nói, phân tích kịch bản khắc phục được những nhược điểm của phân
tích độ nhạy, bởi lẽ khác với phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, cho phép nhà
quản trị tính tới sự thay đổi nhiều biến số cùng lúc, nhìn nhận so sánh các kịch bản
(tốt nhất, cơ sở, và tồi tệ nhất) có bao gồm ước tính xác suất của mỗi kịch bản. Tuy
nhiên, kỹ thuật phân tích này là có nhược điểm do số lượng kịch bản hạn chế và
không dễ gì ước lượng xác suất xảy ra các kịch bản. Vì những lý do đó, trên thực tế,
các nhà quản trị thường sử dụng phân tích độ nhạy để tìm biến số chủ chốt phục vụ
cho phân tích kịch bản, và xa hơn là sử dụng các ứng dụng mô phỏng để tạo sinh số
lượng kịch bản lớn tới mức yêu cầu. Khi đó, ta đã tiến tới phân tích mô phỏng.
1.4.3. Phân tích mô phỏng (Simulation Analysis - SiA):
Trong phân tích rủi ro bằng mô phỏng Monte Carlo, quá trình phân tích khởi
đầu bằng các kết quả phân tích độ nhạy xác định các thông số có ảnh hưởng quan
trọng tới tính khả thi của dự án. Sau đó, điều quan trọng nhất, cũng là khó nhất đối
với nhà quản trị tài chính là phải xác định phân phối xác suất cho các thông số quan
trọng (Kiểu hình phân phối: đều, chuẩn, tam giác, bậc thang,…), xác định các thông
số của phân phối (miền giá trị, giá trị kỳ vọng, độ lệch chuẩn,…), xác định hệ số
tương quan giữa các thông số quan trọng.
Khi đã có những thông tin quan trọng nói trên, nhà quản trị tài chính có thể
chạy mô phỏng (tức là cho các thông số nhận các giá trị khác nhau theo phân phối
xác suất và hệ số tương quan đã xác định) để thiết lập phân phối xác suất cho các
kết quả thẩm định của dự án (NPV hay IRR), qua đó tính các giá trị thống kê của
NPV và IRR, tính xác suất dự án có NPV không âm để xem xét tính khả thi của dự
án.


21


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG ITCOM
1.5. Khái quát về các công ty cổ phần truyền thông ITCOM
1.5.1. Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Truyền thông ITCOM tiền thân là Công ty TNHH Sơn Hiệp
được thành lập từ năm 1999. Trong quá trình hoạt động, với sự nỗ lực không ngừng
để phát triển quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm và hoàn
thiện dịch vụ, công ty đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trong lĩnh vực
sản xuất cung cấp các sản phẩm thiết bị viễn thông. Năm 2005, để đáp ứng nhu cầu
phát triển thị trường phù hợp với xu hướng xã hội, các Cổ đông đã quyết định thành
lập Công ty CP Truyền thông ITCOM:
Tên giao dịch: ITCOM TELECOMMUNICATIONS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ITELCOM
Thương hiệu độc quyền: ITCOM (International telecom communications)
Website: www.itcom.vn

Email:

- Giấy đăng ký kinh doanh số: 0103009863 ngày 16 tháng 11 năm 2005 do sở
kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
- Trụ sở Công ty: P304, K 10A Bách Khoa, Phường Bách Khoa, Quận Hai Bà
Trưng, Thành Phố Hà Nội
Lĩnh vực kinh doanh:
STT

Tên ngành
Lắp đặt hệ thống điện
Chi tiết:
- Thi công xây lắp, sửa chữa, hoàn thiện các công trình điện, điện tử viễn


1

thông, đường dây và trạm biến áp đến 35 KV
- Xây dựng lắp đặt các hệ thống điện dân dụng, điện công nghiệp, hệ thống
cáp đồng, cáp quang , các thiết bị truyền dẫn và chuyển mạch.
- Thi công lắp đặt các thiết bị: điện, hệ thống điện, thiết bị điều khiển, thiết

2

bị cảnh cáo, điện tử, viễn thông và các thiết bị dạy học
Đại lý, môi giới, đấu giá


×