Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Đánh giá hiệu quả công nghệ xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

------------

MA TRUNG SƠN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ KHÔNG ĐỐT
ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ LÂY NHIỄM
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thái Nguyên, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

------------

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ KHÔNG ĐỐT
ĐỂ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ LÂY NHIỄM
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Kinh tế môi trường

Sinh viên thực hiện:
Lớp: Khoa học môi trường - K9
Người hướng dẫn khoa học:



MA TRUNG SƠN
Khóa: 2011 - 2015
ThS: NGUYỄN THU HUYỀN

Thái Nguyên, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong khóa luận này dựa trên
các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, không sao chép bất kỳ kết quả nào
của tác giả khác.
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận
chưa từng được công bố ở kết quả nghiên cứu khác. Nội dung của khóa luận có
tham khảo và sử dụng một số thông tin và tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí, trang
web được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

Ma Trung Sơn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp, lời đầu tiên tôi xin được gửi lời cảm
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo Ths Nguyễn Thu Huyền. Trong suốt quá
trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp cô đã luôn tận tình hướng dẫn cũng như chỉ bảo
giúp đỡ tôi, để tôi có thể thu được kết quả cao nhất.
Bên cạnh đó tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Phòng hành chính
quản trị cùng các phòng ban khác của bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên,

đồng chí Hà Đức Trịnh phó Phòng hành chính quản trị, đồng chí Lê Hải Hưng cán
bộ chuyên trách môi trường bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, các cán
bộ công nhân viên thuộc tổ xử lý Điện - Nước của bệnh viện đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thưc hiện khóa luận tốt nghiệp tại đây.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Khoa học
Môi trường và Trái đất - Trường đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các
bạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình đã luôn bên
cạnh ủng hộ, động viên để tôi có thể hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Ma Trung Sơn


DANH MỤC VIẾT TẮT
AAO

Anaerobic – Anoxic – Oxic ( Yếm khí - Thiếu khí - Hiếu khí)

AIDS

Acquired immuno deficiency syndrome (Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải)

BYT


Bộ Y tế

CTR

Chất thải rắn

CTYT

Chất thải y tế

CTRYT

Chất thải rắn y tế

CTNH

Chất thải nguy hại

CTYTNH

Chất thải y tế nguy hại

CTRYTLN

Chất thải rắn y tế lây nhiễm

ĐKTWTN

Đa khoa Trung ương Thái Nguyên


KSNK

Kiểm soát nhiễm khuẩn

HSCC

Hồi sức cấp cứu

NCKH

Nghiên cứu khoa học

QLCTYT

Quản lý chất thải y tế

QĐ - BYT

Quyết định Bộ Y tế

QĐ- TNMT

Quyết định tài nguyên môi trường

PHCN

Phục hồi chức năng

PTTK


Phẫu thuật thần kinh

HIV

Human immunodeficiency virus (Virus suy giảm miễn dịch ở

TBYT

người)

TCCB

Thiết bị y tế

TNHH

Tổ chức cán bộ

STAATT

Trách nhiệm hữu hạn
State and Territorial Association on Alternative Treatment

VLTL

Technologies (Tiêu chuẩn của Hiệp hội liên bang về các công nghệ xử

YHHN

lý thay thế)


WHO

Vật lý trị liệu
Y học hạt nhân
Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC HÌNH
STT Ký hiệu
1
1.1
2
1.2
3
2.1
4
2.2
5
3.1
6
3.2
7
3.3
8
3.4
9
3.5
10
3.6

11
3.7
12
3.8
12
3.9
13
3.10
14
3.11

Tên hình
Sơ đồ các loại chất thải y tế
Sơ đồ tổ chức của bệnh viện ĐKTWTN
Công tác thu gom CTRYT tại bệnh viện
Khu xử lý CTRYTLN bằng công nghệ vi sóng Sterilwave - Bertin
Thiết bị Sterilwave – Bertin
Cấu trúc thiết bị Sterilwave – Bertin
Khoang xử lý và cảm biến thiết bị Sterilwave – Bertin
Cửa lấy chất thải sau khi xử lý
Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý
Bảng quy trình vận hành thiết bị Sterilwave – Bertin
Nguồn nước cấp cho thiết bị vi sóng hoạt động
Cân chất thải trước khi xử lý
Tiến hành nạp chất thải vào thiết bị
Nhân viên kỹ thuật vận hành thiết bị vi sóng Sterilwave - Bertin
Tiến hành lấy chất thải sau xử lý

Trang
4

18
22
22
33
33
35
36
37
47
47
47
47
47
47


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Ký hiệu
1
3.1
2
3.2
3
3.3
4
3.4
5
3.5
6
3.6

7

3.7

8
9

3.8
3.9

Tên bảng biểu
Trang
Thành phần và lượng chất thải nguy hại phát sinh tại bệnh viện
24
Phân loại chi tiết CTRYTLN
24
Các loại chất thải và nguồn tạo thành
25
Thực trạng thu gom, phân loại CTRYTLN
26
Thực trạng vận chuyển, lưu giữ CTRYTLN
27
So sánh công nghệ vi sóng và phương pháp đốt Hoval
31
So sánh lợi thế phù hợp của các loại nhánh công nghệ sử dụng
32
vi sóng với tình hình cụ thể của bệnh viện ĐKTWTN
Thông số kỹ thuật thiết bị Sterilwave - Bertin
34
Tính toán chi phí nhiên liệu sử dụng trong một ngày

40


MỤC LỤC
MỤC LỤC..............................................................................................................................8
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài.............................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................2
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế.......................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải y tế................................................................................3
1.1.2. Thành phần và phân loại chất thải rắn y tế...................................................................4
1.2. Tác động của CTRYTLN tới sức khỏe cộng đồng và môi trường .................................6
1.2.1. Tác hại của CTRYTLN tới sức khỏe cộng đồng..........................................................6
1.2.2. Tác hại của CTRYTLN tới môi trường........................................................................7
1.2.3. Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường...........................................................8
1.3. Các công nghệ không đốt áp dụng xử lý CTRYTLN trên thế giới.................................8
1.3.1. Phương pháp nhiệt độ thấp (sử dụng hơi ẩm)..............................................................9
1.3.1.1. Hấp ướt......................................................................................................................9
1.3.1.2. Xử lý CTRYTLN bằng công nghệ vi sóng.............................................................10
1.3.2. Phương pháp nhiệt độ thấp (sử dụng khí khô)...........................................................11
1.3.2.1. Phương pháp phun khí nóng với tốc độ cao...........................................................11
1.3.2.2. Phương pháp gia nhiệt khô.....................................................................................11
1.3.3. Phương pháp nhiệt độ trung bình...............................................................................12
1.3.4. Phương pháp nhiệt độ cao..........................................................................................13
1.3.4.1. Nhiệt phân ôxy hóa..................................................................................................13
1.3.4.2. Nhiệt phân plasma...................................................................................................13
1.3.5. Phương pháp hóa học.................................................................................................14
1.3.5.1. Phương pháp khử trùng bằng chlorine....................................................................14

1.3.5.2. Phương pháp khử trùng không sử dụng chlorine....................................................15
1.3.5.3. Đóng gói và trơ hóa CTRYTLN ............................................................................15
1.3.6. Phương pháp chôn lấp................................................................................................16
1.4. Các công nghệ không đốt áp dụng xử lý CTRYT tại Việt Nam...................................16
1.6.2. Những đóng góp mới của đề tài.................................................................................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................21
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu................................................21
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa...................................................................................22
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................................22
3.1.2. Phân loại chất thải y tế trong bệnh viện.....................................................................24
3.1.3. Công tác thu gom, vận chuyển CTRYTLN tại bệnh viện ĐKTWTN........................26
3.1.4. Một số hạn chế trong công tác thu gom và xử lý CTRYTLN tại bệnh viện ĐKTWTN
..............................................................................................................................................28
3.2. Sự cần thiết và cơ sở lựa chọn công nghệ không đốt xử lý CTRYTLN tại bệnh viện
ĐKTWTN.............................................................................................................................28
3.2.1. Sự cần thiết áp dụng công nghệ không đốt xử lý CTRYTLN tại bệnh viện ĐKTWTN
..............................................................................................................................................28
3.2.2. Cơ sở kinh tế lựa chọn công nghệ không đốt xử lý CTRYTLN................................29
3.2.3. Cơ sở kỹ thuật áp dụng công nghệ không đốt xử lý CTRYTLN...............................30
3.3.3. Khoang xử lý và nắp thiết bị......................................................................................34
3.3.5. Thiết bị làm mát dùng nước.......................................................................................36
3.3.6. Nguyên lý hoạt động của thiết bị Sterilwave – Bertin...............................................36
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý CTRYTLN tại bệnh viện ĐKTWTN.....37
3.4.1. Hiểu biết của cán bộ, nhân viên y tế về công tác xử lý CTRYTLN .........................37


3.4.2. Công tác tổ chức thu gom quản lý chất thải y tế........................................................38
3.4.3. Công tác vận chuyển CTRYTLN...............................................................................38
3.4.4. Hoạt động lưu giữ CTRYTLN...................................................................................39

3.4.5. Những khó khăn ảnh hưởng đến công tác xử lý CTRYTLN tai bệnh viện ĐKTWTN
..............................................................................................................................................39
3.5. Đánh giá hiệu quả của công nghệ không đốt xử lý CTRYTLN tại bệnh viện ĐKTWTN
..............................................................................................................................................40
3.5.1. Hiệu quả về kinh tế.....................................................................................................40
3.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý CTRYT lây nhiễm tại bệnh viện
ĐKTWTN.............................................................................................................................41
3.6.1. Giải pháp xử lý...........................................................................................................41
3.6.2. Giải pháp công nghệ...................................................................................................42
3.6.3. Giải pháp về năng lực - nhân sự.................................................................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................44
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ BỆNH VIỆN..........................................................46
PHỤ LỤC ẢNH...................................................................................................................48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, trong thành phần chất thải bệnh viện có
khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải độc hại như chất
phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chuẩn
đoán và điều trị[10].
Đó là những yếu tố nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, lan truyền mầm bệnh từ
bệnh viện tới các vùng xung quanh, dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện và
tăng tỷ lệ nhiễm bệnh của cộng đồng dân cư sống trong vùng tiếp giáp[1].
Hiện nay, ở Việt Nam, công nghệ đốt đang được nhiều cơ sở y tế ở các địa
phương áp dụng để xử lý CTRYT, trong đó bao gồm cả CTRYTLN. Mặc dù công
nghệ đốt có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên nếu chế độ vận hành không chuẩn
và không có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo sẽ là nguyên nhân phát sinh các chất
độc hại như Điôxin, furan….Ngoài ra, chi phí vận hành, bảo dưỡng và chi phí giám

sát môi trường cao, đồng thời không tận dụng được một số phần CTYT có thể tái
chế được[17].
Tại một số nước phát triển trên thế giới, công nghệ đốt chất thải đang được
thay thế dần bởi các công nghệ khác, thân thiện với môi trường hơn. Trong thời
gian qua tại Việt Nam cũng đã có một số cơ sở y tế đã được đầu tư hệ thống không
đốt xử lý CTRYTLN, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường và đã bước đầu chứng tỏ được hiệu quả hoạt động trong quá
trình sử dụng[17].
Theo quyết định 64/2003/QĐ – TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng chính
phủ, bệnh viện ĐKTWTN phải xây dựng hệ thống xử lý CTYT giai đoạn 2010 –
2015. Bệnh viện được Bộ Y tế cấp kinh phí xây dựng hệ thống xử lý CTRYTLN
bằng công nghệ vi sóng, nhằm đảm bảo xử lý CTRYTLN đạt quy chuẩn quốc gia về
môi trường [3].
Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả xử lý CTRYTLN của bệnh viện ĐKTWTN
trong thời gian qua, đề tài “Đánh giá hiệu quả của công nghệ không đốt để xử lý
CTRYT lây nhiễm tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”được lựa
chọn thực hiện.

1


2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng quản lý CTRYTLN tại bệnh viện ĐKTWTN
- Đánh giá hiệu quả của công nghệ không đốt để xử lý CTRYTLN tại bệnh
viện ĐKTWTN
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng công nghệ
không đốt để xử lý CTRYTLN tại bệnh viện ĐKTWTN.
3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý CTRYT lây nhiễm tại bệnh viện ĐKTWTN
- Cơ sở lựa chọn công nghệ vi sóng không đốt xử lý CTRYTLN tại bệnh viện

ĐKTWTN
- Mô tả thiết bị vi sóng Sterilwave - Bertin và nguyên lý hoạt động của thiết
bị Sterilwave - Bertin
- Đánh giá hiệu quả của công nghệ không đốt xử lý CTRYTLN tại bệnh viện
ĐKTWTN và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xử lý CTRYTLN tại bệnh viện
ĐKTWTN
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý CTRYTLN tai bệnh viện
ĐKTWTN.

2


CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế
1.1.1. Một số khái niệm về chất thải y tế
Theo quy chế quản lý chất thải y tế ban hành theo Quyết định số 43/ 2007/QĐ
- BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
* Chất thải y tế: Là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y
tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
* Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,
dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu
hủy an toàn.
* Quản lý chất thải y tế: Là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu,
thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất
thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
* Giảm thiểu chất thải y tế : Là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm
có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và
phân loại chất thải.

* Tái sử dụng : Là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ
sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới
* Tái chế: Là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
* Thu gom chất thải tại nơi phát sinh: Là quá trình phân loại, tập hợp, đóng
gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế
* Vận chuyển chất thải : Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
* Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy.
* Xử lý và tiêu hủy chất thải: Là quá trình sử dụng các công nghệ làm mất khả
năng gây hủy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.

3


1.1.2. Thành phần và phân loại chất thải rắn y tế
Theo quy chế quản lý CTYT ban hành kèm theo Quyết định số 43/ 2007/QĐ BYT ngày 30/11/ 2007 của Bộ Y tế, căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh
học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được chia thành 5 nhóm
(hình 1.1)

Chất thải y tế

Chất thải thông thường

Chất thải sinh hoạt từ
buồng bệnh( trừ buồng
cách ly)

Chât thải từ hoạt động

chuyên môn y tế
( không dính máu, dịch
sinh học và các chất
hóa học nguy hại

Chất thải nguy hại

Chất thải
lây nhiễm

Chất thải hóa
học nguy hại

Chất thải sắc
nhọn (loại A)

Chất thải lây
nhiễm không sắc
nhọn ( loại B)
Chất thải từ công
việc hành chính
Chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao
(loại C)

Dược phẩm
quá hạn

Chất hóa
học nguy

hại

Chất gây
độc tế bào

Chất thải ngoai cảnh

Chất thải giải
phẫu (loại D)

Chất thải
chứa kim
loại nặng

Hình 1.1: Sơ đồ các loại chất thải y tế
(Nguồn: [10])
4

Chất thải
phóng xạ

Bình chứa
áp suất


a. Chất thải lây nhiễm: Chất thải lây nhiễm thuộc nhóm CTYTNH và được
phân ra thành các loại sau:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,
lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn

khác sử dụng trong các hoạt động y tế
- Chất thải y tế lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu,
thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các
phòng xét nghiệm như: Bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể
người, nhau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm
b. Chất thải hóa học nguy hại: Nhóm này bao gồm các loại chất thải sau:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng
- Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào: Gồm vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu
- Chất thải chứa kim loại nặng: Thủy ngân ( từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), Cadimi (Cd từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình
ảnh, xạ trị).
c. Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh
từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều
trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/ QĐ - BYT ngày 24 tháng 10 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d. Bình chứa áp suất: Bao gồm bình chứa oxy, CO 2, bình ga, bình khí dung.
Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
e. Các chất thải thông thường: Chất thải thông thường là chất thải không
chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly)

5



- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những
chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
- Chất thải phát sinh từ công việc hành chính: Giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng
gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: Lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.2. Tác động của CTRYTLN tới sức khỏe cộng đồng và môi trường
1.2.1. Tác hại của CTRYTLN tới sức khỏe cộng đồng
a. Đối tượng nguy cơ lây nhiễm
Tất cả những người phơi nhiễm với CTYTNH đều là đối tượng có nguy cơ lây
nhiễm. Nhóm đối tượng đó bao gồm:
- Bác sĩ và y tá, điều dưỡng, nhân viên vệ sinh, nhân viên hành chính
- Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú
- Người nhà chăm sóc bệnh nhân
- Nhân viên thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất thải
- Cộng đồng dân cư xung quanh bệnh viện.
b. Ảnh hưởng của các loại chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Đối với những bệnh có khả năng truyền nhiễm, nguy hiểm do virus gây ra như
HIV/AIDS, viêm gan B hoặc C, những nhân viên y tế, đặc biệt là y tá, hộ lý là
những người có nguy cơ nhiễm cao nhất qua những vết thương do các vật sắc nhọn
bị nhiễm máu của bệnh nhân. Nhiều tổn thương gây ra do kim tiêm trước và sau khi
vứt bỏ vào thùng chứa, các thùng chứa được làm bằng các vật liệu dễ bị rách hoặc
bị xuyên thủng cũng là nguyên nhân gây tổn thương trong công tác thu gom [8].
c. Ảnh hưởng của các chất thải hóa chất và dược phẩm
Trong hoạt động y tế nhiều loại hóa chất và dược phẩm được sử dụng trong
các cơ sở y tế là mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người như: các chất gây độc gen,
chất độc tế bào, chất ăn mòn, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây sốc phản vệ, các
sản phẩm thuốc cần vứt bỏ, thuốc thừa hoặc hết hạn cần thải bỏ… các chất này
thường có trong CTYT [8].
Các chất thải này có thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc gây nhiễm độc mãn tính,

gây ra các tổn thương cho người tiếp xúc. Sự nhiễm độc này có thể là do kết quả
của sự hấp thụ hóa chất hoặc dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp
6


hoặc đường tiêu hóa. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các chất gây
phản ứng (phormandehit) và các chất dễ bay hơi khác có thể gây nên những tổn
thương tới da, mắt, hoặc niêm mạc đường hô hấp. Các tổn thương phổ biến hay gặp
nhất là dạng các vết bỏng.
Các hóa chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm
CTYT dạng hóa chất. Chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là
những chất ăn mòn. Đây là những loại hóa chất gây phản ứng và cũng có thể tạo
nên các dạng hỗn hợp thứ cấp có tính độc cao.
d. Ảnh hưởng của các loại chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ cũng như chất thải dược phẩm là một loại chất thải độc hại
tới gen, tế bào và cũng có thể ảnh hưởng tới các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các
nguồn phóng xạ có hoạt tính cao như nguồn phóng xạ trong xạ trị, các phương tiện
chuẩn đoán như máy X quang, máy chụp cắt lớp. Chúng có thể gây ra một loạt các
tổn thương như phá hủy các mô, các cơ quan.
Nguy cơ từ các loại chất thải có chứa các đồng vị hoạt tính thấp có thể phát
sinh do việc nhiễm xạ trên bề mặt các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời
gian lưu trữ loại chất thải phóng xạ này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm
nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác khi phải tiếp xúc với chất thải có chứa các loại
đồng vị phóng xạ này là những người có nguy cơ nhiễm xạ cao [8].
1.2.2. Tác hại của CTRYTLN tới môi trường
a. Tác hại đối với môi trường đất
Đối với CTRYT nếu áp dụng công nghệ chôn lấp thì các vi sinh vật gây bệnh,
các hóa chất độc hại có thể ngấm vào đất gây nhiễm độc đất làm cho việc tái sử
dụng bãi chôn lấp gặp khó khăn.
b. Tác hại đối với môi trường nước

CTRYT của bệnh viện có chứa nhiều hóa chất độc hại, phóng xạ, tác nhân gây
bệnh có khả năng lây nhiễm cao như: Samonella, coliform, tụ cầu, liên cầu. Trực
khuẩn Gram âm đa kháng.. Do đó, CTRYTLN nếu không được xử lý trước khi thải
bỏ thì có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Mặt khác nếu áp
dụng công nghệ chôn lấp, nếu không thực hiện đúng kỹ thuật và không hợp vệ sinh.
Đặc biệt là CTRYT được chôn lấp chung với chất thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm.
7


c. Tác hại đối với môi trường không khí
Chất thải của bệnh viện khi phát sinh cho đến khâu xử lý cuối cùng đều gây ra
những tác động xấu đến môi trường không khí. Khi phân loại tại nguồn, thu gom,
vận chuyển chúng phất tán bụi, bào tử vi sinh vật, hơi dung môi vào không khí. Ở
khâu xử lý phát sinh ra các khí độc hại HX, NO x, Đioxin, furan, các khí CH4, NH3,
H2S. Các khí này nếu không xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
1.2.3. Sự tồn lưu tác nhân gây bệnh trong môi trường
Các vi khuẩn có trong CTRYTLN, được phát thải ra môi trường, có thời gian
tồn lưu ngoài môi trường trong điều kiện tự nhiên. Thời gian tồn lưu tác nhân gây
bệnh ngoài môi trường có giới hạn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu
là các yếu tố lý học, hoá học môi trường như nhiệt độ môi trường, hoạt độ nước, tia
cực tím, pH của môi trường, oxi tự do ….
Các loại virus như virus viêm gan B khá bền vững trong điều kiện không khí
khô và có thể tồn lưu trong nhiều tuần lễ trên một số các bề mặt vật ô nhiễm. Loại
tác nhân này có thể vẫn tồn lưu trong dung dịch sát khuẩn 70% cồn ethanol hay tồn
tại tới 10 giờ trong nhiệt độ 600C [8].
Virus HIV có thời gian tồn lưu ngắn hơn, chúng có thể tồn tại không quá 15
phút khi bị tác động của cồn ethanol 70% hoặc là chỉ có thể tồn lưu từ 3-7 ngày trong
điều kiện nhiệt độ ngoại cảnh và chúng bị bất hoạt nhanh chóng tại nhiệt độ 560C [8].
1.3. Các công nghệ không đốt áp dụng xử lý CTRYTLN trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới có nhiều loại công nghệ không đốt được áp dụng để xử
lý CTRYTLN và được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu dựa
trên các quá trình cơ bản được sử dụng để khử trùng CTRYT thì các công nghệ
không đốt được phân ra làm 5 loại cơ ban như sau:
- Phương pháp nhiệt
- Phương pháp hóa học
- Phương pháp sinh học
- Phương pháp phóng xạ
- Phương pháp chôn lấp.
Phần lớn công nghệ không đốt áp dụng 2 phương pháp nhiệt và hóa học.

8


1.3.1. Phương pháp nhiệt độ thấp (sử dụng hơi ẩm)
1.3.1.1. Hấp ướt
a. Nguyên lý cấu tạo
Thiết bị hấp ướt có cấu tạo bao gồm một buồng kim loại với phần nắp đậy
chính là cửa nạp liệu và được bao quanh bởi một lớp đệm hơi. Buồng kim loại này
được thiết kế để chịu được áp lực cao.
Việc gia nhiệt phía bên ngoài lớp đệm hơi sẽ làm giảm sự ngưng tụ của vách
bên trong buồng hấp và cho phép sử dụng hơi nước ở nhiệt độ thấp hơn. Do không
khí là chất cách điện nên việc loại bỏ không khí khỏi buồng hấp là cần thiết để đảm
bảo cho rác tiếp xúc tốt với nhiệt.
b. Các loại CTRYT có thể xử lý được
CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học
và chất thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu.
c. Ưu điểm
- Công nghệ này đã được áp dụng trong khoảng thời gian dài và đã chứng
minh được khả năng khử trùng phần CTRYTLN

- Công nghệ đơn giản, dễ áp dụng
- Đã được chứng nhận và chấp nhận như là công nghệ thay thế tại các quốc gia
trên thế giới
- Đã xác định được yêu cầu và thời gian và nhiệt độ đử để khử khuẩn
- Có nhiều loại công suất khác nhau, từ vài kilogam đến vài tấn mỗi giờ
- Nếu tuân thủ việc phân loại CTRYT thì phát sinh rất ít khí thải
- Chi phí đầu tư tương đối thấp so với các công nghệ không đốt khác
- Có nhiều nhà cung cấp với nhiều tính năng tùy chọn.
d. Nhược điểm
- Nếu không bổ sung thêm công đoạn cắt thì việc sử dụng thiết bị hấp ướt sẽ
không làm biến đổi hình dạng và giảm thể tích của CTRYT
- Các vật thể kim loại có trong CTRYT sau xử lý có thể làm hỏng máy cắt
- Ô nhiễm khí thải do hơi nước phát sinh trong quá trình khử trùng, tuy nhiên
có thể hạn chế bằng cách bổ sung thêm các thiết bị xử lý khí thải phù hợp
- Không xử lý được các hóa chất độc hại (formaldehyde, phenol, thủy ngân…)
lẫn trong phần CTRYT cần xử lý
9


- Do hơi nước bị ngưng tụ trong túi đựng CTRYT nên sẽ có khối lượng cao
hơn so với CTRYT trước khi xử lý
- CTRYT cần xử lý có thể bị hạn chế trong việc tiếp xúc với hơi nước làm
giảm sự truyền nhiệt và làm ảnh hưởng tới hiệu quả khử khuẩn của công nghệ như
CTRYT có kích thước quá to hoặc cồng kềnh, hay đựng trong nhiều túi khác nhau.
1.3.1.2. Xử lý CTRYTLN bằng công nghệ vi sóng
a. Nguyên lý cấu tạo
Hệ thống khử khuẩn bằng vi sóng có cấu tạo bao gồm một buồng khử khuẩn,
trong đó năng lượng vi sóng được truyền trực tiếp từ bộ phát vi sóng (magnetron).
Thường thì cần sử dụng 2 đến 6 magnetron để tạo công suất thiết bị là 1,2 kW có
thể thiết kế để xử lý theo từng mẻ riêng biệt hoặc xử lý liên tục.

b. Loại CTRYT có thể xử lý được
CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh
học và chất từ buồng cách ly), chất thải giải phẫu.
c. Ưu điểm
- Được chấp nhận như một công nghệ thay thế cho lò đốt tại nhiều quốc gia
trong hàng chục năm qua và đã chứng minh được hiệu quả hoạt động tốt
- Nếu làm tốt công tác phân loại CTRYT lượng khí thải từ thiết bị vi sóng
được giảm đáng kể
- Không làm phát sinh chất thải lỏng
- Máy cắt giúp giảm thể tích CTRYT tới 80%
- Công nghệ tự động dễ sử dụng.
d. Nhược điểm
- Nếu phần CTRYT đem đi xử lý có lẫn hóa chất độc hại sẽ làm phát tán các
chất gây ô nhiễm vào không khí hoặc lưu trong phần CTRYT sau xử lý
- Có thể phát sinh một số mùi khó chịu xung quanh thiết bị
- Hoạt động của máy cắt có thể gây ồn
- Các tấm kim loại có kích thước lớn có thể làm hỏng máy cắt
- Chi phí đầu tư tương đối cao.

10


1.3.2. Phương pháp nhiệt độ thấp (sử dụng khí khô)
1.3.2.1. Phương pháp phun khí nóng với tốc độ cao
a. Nguyên lý cấu tạo
Cấu tạo bao gồm một buồng kín bằng thép không gỉ trong đó CTYT đã cắt
nhỏ được đưa vào và phơi ra với không khí nóng tốc độ cao được bơm vào đáy của
buồng qua một vòng van hoặc các khe có thiết kế giống như các cánh tua bin.
Không khí nóng trực tiếp theo một đường sao cho các phân tử chất thải quay hỗn
loạn quanh một trục ngang trong một tác động đảo trộn theo hình xuyến. Dưới các

điều kiện này tốc độ truyền nhiệt cao xảy ra. Trong vòng bốn đến sáu phút chất thải
được xử lý. Chất thải sau đó có thể vận chuyển tới bãi chôn lấp thông thường.
b. Các loại CTRYT có thể xử lý
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn, chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (có thấm
máu, dịch sinh học và chất thải từ buồng cách ly). Chất thải có nguy cơ lây nhiễm
cao, chất thải giải phẫu. Ngoài ra, các chất lỏng như máu và dịch lỏng cơ thể có thể
cũng được xử lý trong hệ thống.
c. Ưu điểm
- Thiết kế buồng xử lý đơn giản
- Nếu các biện pháp phòng ngừa thích hợp được thực hiện để loại trừ chất độc
hại, khí thải từ hệ thống nhiệt - khô là tối thiểu. Công nghệ có thể xử lý chất thải với
hàm lượng ẩm khác nhau, bao gồm máu và dịch loảng cơ thể
- Máy cắt và máy ép sau xử lý giảm thiểu thể tích chất thải khoảng 80%
- Công nghệ tự động và dễ áp dụng.
d. Nhược điểm
- Nếu các chất độc hại có trong chất thải, những tạp chất độc hại này được giải
phóng vào không khí hoặc giữ lại trong chất thải và nhiễm vào bãi chôn lấp
- Các vật kim loại cứng với độ lớn bất kỳ có thể gây trở ngại cho máy cắt
- Là công nghệ tương đối mới.
1.3.2.2. Phương pháp gia nhiệt khô
a. Nguyên lý cấu tạo chung
Là một hệ thống để xử lý những lượng nhỏ các vật dụng và chất thải mềm tại
hoặc gần điểm phát sinh. Nó được sử dụng tại các phòng khám bệnh, phòng vật lý
trị liệu, phòng nha khoa, và các cơ sở y tế khác.
11


b. Các loại CTRYT có thể xử lý được
Các chất thải sắc nhọn và mềm (gạc, băng, găng tay…). Một lượng nhỏ chất
thải lỏng như băng gạc thấm máu và dịch lỏng cơ thể, có thể cũng được xử lý,

nhưng không phải chất lỏng với lượng lớn.
c. Ưu điểm
- Thiết bị nhỏ, nặng 15 kg, có thể mang đi được mặc dù thiết kế để vận hành
một chỗ như một hệ thống để bàn, nó được sử dụng gần hoặc tại điểm phát sinh.
- Nó được chấp nhận hoặc xác nhận như một công nghệ thay thế
- Nếu các biện pháp phòng ngừa được thực hiện để loại ra các vật liệu nguy
hại, khí thải từ quá trình xử lý là không đáng kể và không có chất thải lỏng
- Công nghệ tự động, dễ sử dụng
- Mùi được loại bỏ bởi một hệ thống lọc kép, vận hành hầu như không ồn
- Các hộp chất thải có một dải đổi màu cảm ứng nhiệt để nhận biết các hộp đã
xử lý và chưa xử lý
- Chi phí đầu tư thấp và yêu cầu lắp đặt không nhiều.
d. Nhược điểm
- Nếu các chất hóa học nguy hại có trong chất thải, chúng có thể tập trung vào
thiết bị lọc, thoát ra không khí hoặc giữ lại trong chất thải rắn và nhiễm vào bãi
chôn lấp.
- Hệ thống được thiết kế cho các nguồn phát sinh nhỏ, không thể xử lý chất
thải cho cả một bệnh viện hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe lớn
- Việc sử dụng các vật liệu một lần có thể làm tăng thêm khối lượng chất thải
đi chôn lấp.
1.3.3. Phương pháp nhiệt độ trung bình
a. Loại CTRYT có thể xử lý được
Phương pháp này có thể áp dụng để xử lý rất nhiều loại CTRYTLN, bao gồm:
Chất thải sinh học, chất thải giải phẫu, kim tiêm, vật sắc nhon, nhựa và thủy tinh.
b. Lưu ý khi sử dụng công nghệ
- Phương pháp này sử dụng nitơ nên cần làm tốt công tác chống cháy nổ
- Nên trang bị thêm lớp vỏ inox bọc phía ngoài để hạn chế thất thoát khí nitơ
- Nhu cầu năng lượng sử dụng cho thiết bị là 85 kWh và diện tích yêu cầu tối
thiểu cho thiết bị là 20 - 30 m2.
12



1.3.4. Phương pháp nhiệt độ cao
1.3.4.1. Nhiệt phân ôxy hóa
a. Các loại CTRYT có thể xử lý được
Do xử lý bằng nhiệt độ cao nên phương pháp này có thể xử lý được tất cả các
loại CTRYT mà lò đốt có thể xử lý được, bao gồm: CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN
không sắc nhọn (có thấm máu, dịch sinh học và chất thải từ buồng cách ly), chất
thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu. Ngoài ra, có thể xử lý được nhựa
thải, máu, dịch cơ thể, bệnh phẩm và chất thải từ quá trình lọc máu.
b. Ưu điểm
- So với lò đốt phương pháp này phát sinh rất ít khí thải
- Xử lý nhiều loại CTRYT khác nhau (trừ chất thải phóng xạ và thủy ngân)
- Không phát sinh nước thải, chất thải sau xử lý (tro) là trơ, vô trùng và có thể
được xử lý tiếp ở bãi rác thông thường. Thể tích và CTRYT sau xử lý giảm 95% so
với ban đầu
- Phát sinh ít mùi và tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Khả năng cách nhiệt
của thiết bị tốt
- Hệ thống tự động không mất thời gian vận hành.
c. Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao, ít hiệu quả kinh tế đối với các cơ sở y tế có quy mô nhỏ
- Nhu cầu diện tích sử dụng cao hơn so với các công nghệ khác.
1.3.4.2. Nhiệt phân plasma
a. Các loại CTRYT có thể xử lý được
Phương pháp này có thể xử lý được tất cả các loại CTRYT mà lò đốt có thể
xử lý được bao gồm: CTRYTLN sắc nhọn, CTRYTLN không sắc nhọn, chất thải có
nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu.
Ngoài ra, có thể xử lý được nhựa thải, máu, dịch cơ thể, bệnh phẩm,chất thải
động vật, chất thải từ quá trình lọc máu. Một số công nghệ nhiệt phân plasma cho
phép xử lý các thành phần CTRYTNH, dung môi đã sử dụng và các chất khác (như

formaldehyde, xelene, isopropanol…), dược phẩm hết hạn sử dụng, chất thải phóng
xạ nồng độ thấp.
b. Ưu điểm
- Lượng khí thải sinh ra trong quá trình xử lý thấp hơn so với phương pháp đốt
13


- Hệ thống nhiệt phân plasma có thể xử lý nhiều loại CTRYT, trừ thủy ngân
- Giảm đáng kể khối lượng và thể tích CTRYT sau xử lý
- Tro sau xử lý cơ bản là chất trơ và vô trùng. Một số thành phần kim loại có
thể thu hồi phục vụ cho mục đích tái chế khác
- Được thiết kế và điều kiển tự động thông qua máy tính
- Phù hợp với cơ sở y tế có quy mô lớn và hoạt động liên tục.
c. Nhược điểm
- Mặc dù lượng khí thải thấp hơn so với phương pháp đốt truyền thống, nhưng
có thể tạo ra đioxin
- Do tính không đồng nhất của CTRYT cần xử lý nên nếu không kiểm soát tốt
quá trình hoạt động của thiết bị sẽ ảnh hưởng tới sự ổn định của hệ thống
- Chi phí đầu tư cao và có yêu cầu quan trọng đối với việc lắp đặt thiết bị
- Chi phí vận hành cao (do điện năng)
- Việc sử dụng đèn plasma hồ quang có thể ảnh hưởng tới chất lượng điện
năng tại cơ sở y tế, dẫn đến hiện tượng điện không ổn định
- Phù hợp với quy mô lớn, do đó không khả thi nếu áp dụng xử lý CTRYT
ngay tại cơ sở y tế.
1.3.5. Phương pháp hóa học
1.3.5.1. Phương pháp khử trùng bằng chlorine
a. Sử dụng Sodium hypochlorite (NaOCl)
Hóa chất này được sử dụng tại các cơ sở y tế, rất hiệu quả để bất hoạt vi
khuẩn, nấm, virus. Hóa chất này được sử dụng rộng rãi như là chất khử trùng cho
nước uống, hồ bơi và xử lý nước thải.

Trong điều kiện lý tưởng NaOCl bị phá vỡ để tạo thành muối ăn. Tuy nhiên
trong những năm gần đây đã có những vấn đề ô nhiễm môi trường do việc sử dụng
clo và hypochlorite với khối lượng lớn.
b. Chlorine dioxide (ClO2)
Được sử dụng để thay thế cho hypochlorite, trong không khí ClO2 là chất khí
không ổn định, có thể phân hủy để tạo thành khí clo độc hại. Do sự bất ổn của hóa
chất này nên nó được tạo ra và sử dụng tại chỗ.

14


1.3.5.2. Phương pháp khử trùng không sử dụng chlorine
Phương pháp khử trùng không sử dụng chlorine rất đa dạng, như dùng O 3 đến
việc sử dụng kiềm lỏng hoặc hóa chất dưới dạng khô như (CaO). Một số hóa chất
như O3 không làm thay đổi tính chất hóa học của CTRYT, nhưng các hóa chất khác
có thể phản ứng với CTRYT làm thay đổi tính chất của CTRYT.
Việc lựa chọn hóa chất sử dụng để khử trùng phụ thuộc nhiều vào loại
CTRYT cần xử lý (thủy ngân, kiềm), đặc biệt phù hợp với các loại CTRYT là mô,
xác động vật, chất thải giải phẫu, máu, dịch cơ thể. Trong khi đó axit lại thích hợp
để khủ trùng CTRYTLN sắc nhọn, thủy tinh, chất thải từ phòng thí nghiệm, máu và
dịch cơ thể.
1.3.5.3. Đóng gói và trơ hóa CTRYTLN
a. Đóng gói CTRYTLN
CTRYTLN chưa xử lý không được phép chôn lấp trong các bãi chôn lấp chất
thải đô thị. Tuy nhiên, nếu các cơ sở y tế không có sự lựa chọn nào khác, thì chất
thải phải được đóng gói, đóng đầy vào trong các thùng chứa chất thải bằng vật liệu
kết dính và đóng kín.
Chất kết dính vô cơ thường dùng là xi măng, vôi, thạch cao, silicat.
Chất kết dính hữu cơ thường dùng là polyester, nhựa, polyolefin, ureformandehyt.
Thùng chứa chất thải làm bằng polyethylene (PE) hoặc thùng bằng kim loại

Chất thải được trộn lẫn với vật liệu kết dính đổ đầy ¾ thùng chứa, các thùng
chứa được đóng kín và đưa đi chôn lấp [9].
b. Trơ hóa CTRYT lây nhiễm
Chất thải đóng rắn cần được nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào máy trộn theo
từng mẻ với các chất phụ gia
Quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm bị cô lập. Khối rắn
sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp [5].
Tỷ lệ phối trộn hỗn hợp theo trong lượng từng thành phần:
- CTRYT lây nhiễm 65%
- Vôi 15%
- Xi măng 15%
- Nước 5%.

15


1.3.6. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này không được khuyến khích áp dụng trong xử lý CTRYTLN
do những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người và môi trường. CTRYT có
thể chôn tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc trong các hố bê tông được xây dựng
trong khuôn viên bệnh viện.
Các hố chôn lấp này nên được lót lớp vật liệu có độ thấm hút thấp, chẳng hạn
như đất sét để hạn chế sự thâm nhập của các chất gây ô nhiễm vào tầng nước ngầm.
Để đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe con người, nên phủ đất lên
CTRYT ngay sau khi đưa vào hố chôn và có rắc vôi bột lên trên.
1.4. Các công nghệ không đốt áp dụng xử lý CTRYT tại Việt Nam
Việc áp dụng các công nghệ thay thế cho công nghệ đốt ở nước ta là phù hợp
với xu hướng chung hiện nay của thế giới, thực hiện các cam kết giảm phát thải các
chất ô nhiễm ra môi trường. Về công nghệ không đốt, đến nay đã có khoảng 13
bệnh viện, trung tâm y tế áp dụng để xử lý CTRYTLN trên toàn quốc[17].

Như vậy, các cơ sở y tế trong những năm qua đã có bước tiếp cận với công
nghệ không đốt và mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ. Việt Nam cần tiếp tục
triển khai nhân rộng các dự án áp dụng công nghệ không đốt trong xử lý CTYT
Các cơ sở y tế đã được đầu tư công nghệ không đốt đều đã áp dụng để xử lý
CTRYTLN. Công nghệ này sử dụng để xử lý CTRYTLN và để khử khuẩn cho các
chất thải có thể tái chế trước khi bán lại cho các cơ sở có đủ điều kiện hành nghề.
CTRYT sau khi khử khuẩn được cắt nhỏ trước khi được thu gom, vận chuyển và xử
lý như chất thải rắn thông thường[17].
* Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất cao tại Việt Nam
1. Trung tâm Y tế VietSo, Liên doanh Dầu khí Việt Xô, Vũng Tàu, năm 2003
2. Bệnh viện 19-8, Bộ Công An, Hà Nội, năm 2009
3.Bệnh viện 199, Bộ Công An, Đà Nẵng, năm 2009
4. Bệnh viện Phổi Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội, năm 2009
5.Bệnh viện

C Đà Nẵng, Bộ Y tế, Đà Nẵng, năm 2009

6.Bệnh viện Y học

Cổ truyền, Bộ Công An, Hà Nội, năm 2010

7. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bộ Y tế, Hà Nội, năm 2010
8. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Bộ Y tế, Quảng Ninh, năm 2010
9. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba, Đồng Hới, năm 2010
10. Bệnh viện GTVT Huế, Bộ GTVT, Huế, năm 2011
11. Bệnh viện Đa khoa số 1 Lào Cai, Lào Cai, năm 2010.

* Các bệnh viện áp dụng công nghệ vi sóng áp suất thường

1. Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Bộ Y tế, Đắc Lắc, năm 2010

16


×