Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chuyen de cong nghe8-9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.83 KB, 11 trang )

MÔN CÔNG NGHỆ 8-9 NĂM HỌC 2007-2008 - CỤM 3
CHUYÊN ĐỀ:
VẤN ĐỀ CHUẨN KIẾN THỨC VÀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
CÁC HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN là vấn đề đang được các thầy
cô quan tâm, đó là cách đổi mới kiểm tra đánh giá không thể thiếu được trong quá trình
giáo dục, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo đúng mục tiêu
giáo dục. Muốn kiểm tra đánh giá phản ánh được chất lượng trung thực của học sinh thì
việc ra đề TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN phải tuân thủ các nguyên tắc , yêu cầu, mức
độ nhận thức của học sinh khi ra đề kiểm tra.
B.CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN :
I.PHÂN LOẠI BLOOM VỀ LĨNH VỰC NHẬN THỨC :
Bloom và những người cộng tác với ông ta cũng xây dựng nên các cấp độ của các mục tiêu
giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom (Bloom), trong đó lĩnh vực nhận thức
được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất như sau:
+ Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây.
Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến
các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp
nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
+ Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu.
Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ
sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng
xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao
hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.
+ Áp dụng (application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào
một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương
pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi
hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.
+ Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các
phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm
việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích môí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được


các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ
cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình
thái cấu trúc của tài liệu.
+ Tổng hợp (Syntheis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để
hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn
nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghgiên cứu), hoặc một
mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh
vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành
các mô hình hoặc cấu trúc mới.
+ Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu thuyết,
thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các
tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và
người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong
lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc
khác.
Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập ở mọi cấp độ
nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về
chuyên môn liên quan.
II.THẾ NÀO LÀ TRẮC NGHIỆM?
-Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực
của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.
-Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra để
đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một
cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học.
- Người ta có thể phân chia các phương pháp trắc nghiệm ra làm ba loại: Quan sát, Vấn
đáp, và Viết.
+ Loại Quan sát: Giúp xác định những thái độ, những phản ứng vô thức, những kỹ
năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức, chẳng hạn cách giải quyết vấn đề trong
một tình huống đang được nghiên cứu.
+ Loại Vấn đáp: Có tác dụng tốt khi nêu lên các câu hỏi phát sinh trong một tình

huống cần kiểm tra. Trắc nghiệm vấn đáp thường được dùng khi tương tác giữa người
chấm và người học là quan trọng, chẳng hạn cần xác định thái độ phản ứng khi phỏng vấn,

+ Loại Viết: Thường được sử dụng nhiều nhất vì nó có những ưu điểm sau:
a. Cho phép kiểm tra cùng lúc nhiều học sinh.
b. Cho phép học sinh cân nhắc nhiều hơn khi trả lời.
c. Đánh giá được một vài loại tư duy ở mức độ cao.
d. Cung bản ghi rõ ràng các câu trả lời của học sinh để dùng khi chấm.
e Dễ quản lý hơn vì bản thân người chấm không tham gia vào bối cảnh kiểm tra.
Trắc nghiệm viết thường được chia thành hai nhóm: Trắc nghiệm tự luận (Essay) và trắc
nghiệm khách quan (Objective test).
III.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1. Khái niệm:
- Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người
chấm.
2. Các loại trắc nghiệm khách quan:
a. Về cách chuẩn bị đề trắc nghiệm, có thể phân chia trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá và
trắc nghiệm dùng ở lớp học.
@ Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá thường do các chuyên gia trắc nghiệm soạn thảo, thử
nghiệm, tu chỉnh, do đó mỗi câu trắc nghiệm được gắn với các chỉ số cho biết thuộc tính
và chất lượng của nó (độ khó, độ phân biệt, phản ánh nội dung và mức độ kỹ năng nào),
mỗi đề thi trắc nghiệm có gắn với một độ tin cậy xác định, ngoài ra có những chỉ dẫn cụ
thể về cách triển khai trắc nghiệm và giải thích kết quả trắc nghiệm.
@ Trắc nghiệm dùng ở lớp học (hoặc trắc nghiệm do giáo viên soạn) là trắc nghiệm do
giáo viên tự viết để sử dụng trong quá trình giảng dạy, có thể chưa được thử nghiệm và tu
chỉnh công phu, thường chỉ sử dụng trong các kỳ kiểm tra với số lượng học sinh không lớn
và không thật quan trọng.
b. Về việc đảm bảo thời gian để làm trắc nghiệm, có thể phân chia loại trắc nghiệm

theo tốc độ và trắc nghiệm không theo tốc độ.
@ Trắc nghiệm theo tốc độ thường hạn chế thời gian, chỉ một ít học sinh làm nhanh mới
có thể làm hết số câu của bài trắc nghiệm, nhằm đánh giá khả năng làm nhanh của học
sinh.
@ Trắc nghiệm không theo tốc độ thường cung cấp đủ thời gian cho phần lớn sinh có thể
kịp suy nghĩ để làm hết bài trắc nghiệm.
@ Về phương hướng sử dụng kết quả trắc nghiệm, có thể phân chia ra trắc nghiệm theo
chuẩn (norm-referrenced test) và trắc nghiệm theo tiêu chí (criterion-referrenced test):
- Trắc nghiệm theo chuẩn: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của
một cá nhân nào đó so với các các nhân khác cùng làm một bài trắc nghiệm.
-Trắc nghiệm theo tiêu chí: là trắc nghiệm được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của
một cá nhân nào đó so với một tiêu chí xác định nào đó cho trước.
3. Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
3.1: CÁC KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI: 3 kỹ năng hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận
thức theo hệ thống phân loại các mức độ câu hỏi của Bloom
3.1.1. Câu hỏi BIẾT
- Mục tiêu : Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa,
định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương …
- Tác dụng đối với học sinh : Giúp học sinh ôn lại những gì đã biết, đã trải qua.
- Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây :
Ai…? Cái gì…? ở đâu …? Thế nào …? Khi nào…? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả… Hãy
kể lại ….
3.1.2. Câu hỏi HIỂU
- Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm
… khi tiếp nhận thông tin.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
* Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện … trong bài học
- Cách thức dạy học: Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Vì
sao…? Hãy giải thích…? Hãy so sánh…, Hãy liên hệ ….

3.1.3. Câu hỏi ÁP DỤNG
- Mục tiêu : Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được
(các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … ) vào tình huống mới.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
* Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Cách thức dạy học :
* Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ, giúp học
sinh vận dụng các kiến thức đã học.
* Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lới
đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trình tích cực.
Trắc nghiệm khách quan có nhiều loại câu hỏi khác nhau:
Loại 1. Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions)
Loại 2. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions)
Loại 3. Trắc nghiệm điền khuyết (Supply items) hoặc trả lời ngắn (Short Answer).
Loại 4. Trắc nghiệm ghép đôi (Matching items)
3.2. Trắc nghiệm Đúng, Sai (Yes/No Questions):
- Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi), học sinh đưa ra
nhận định và lựa chọn một trong hai phương án trả lời Đúng hoặc Sai.
Ưu điểm của trắc nghiệm Đúng – Sai: Là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm
khách quan kiến thức về sự kiện, vì vậy viết loại câu hỏi này tương đối dễ dàng, ít phạm
lỗi, mang tính khách quan khi chấm.
Nhược điểm của trắc nghiệm Đúng – Sai: Học sinh có thể đoán mò vì vậy độ tin cậy
thấp. Học sinh Giỏi có thể không thoả mãn khi buộc phải chọn Đúng – Sai khi câu hỏi viết
chưa kỹ càng.
3.3. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choise questions):
- Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất. Loại này thường có hai phần: Phần đầu
được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu môït câu hỏi.
Phần sau là các phương án để chọn thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D
hoặc các con số 1, 2, 3, 4. Trong các phương án đã chọn chỉ có duy nhất một phương án

đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các phương án khác được đưa vào với tác dụng
gây nhiễu còn gọi là câu mồi. Do vậy khi các câu lựa chọn được chuẩn bị tốt thì một người
không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đó sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các
phương án đã chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.
Khi soạn thảo loại trắc nghiệm này thường người soạn cố gắng làm cho các phương án
nhiễu đều có vẻ “hợp lý” và “hấp dẫn” như phương án đúng.
Ngoài ra phần dẫn có thể là một câu bỏ lửng và phần sau là đoạn bổ sung để phần dẫn trở
nên hợp lý.
@ Ưu điểm:
Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra – đánh giá những mục tiêu dạy học
khác nhau, chẳng hạn như:
 Xác định mối tương quan nhân quả.
 Nhận biết các điều sai lầm.
 Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau.
 Định nghĩa các khái niệm.
 Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
 Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa 2 hay nhiều vật.
 Xác định nguyên lý hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.
 Xác định thức tự hay cách sắp đặt nhiều vật.
 Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
Độ tin cậy cao hơn: Yếu tố đoán mò hay may rủi giảm đi nhiều lần so với các loại trắc
nghiệm khách quan khác khi số phương án chọn lựa tăng lên.
Tính giá trị tốt hơn với bài trắc nghiệm có nhiều câu lựa chọn, người ta có thể đo được
các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lý, định luật, tổng quát hoá rất hữu hiệu.
@ Nhược điểm:
Loại câu hỏi này khó soạn vì phải tìm câu trả lời đúng nhất, còn những câu còn lại
(câu nhiễu) cũng có vẻ hợp lý. Ngoài ra cần soạn câu hỏi để đo được mức trí năng cao hơn
mức biết, nhớ, hiểu.
Có những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt, có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn
đáp án thì sẽ làm cho học sinh đó cảm thấy không thoả mãn.

Các câu hỏi nhiều lựa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả
năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu hỏi trắc
nghiệm tự luận soạn kỹ.
@ Câu hỏi này có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, khả năng vận dụng,
phân tích, tổng hợp hay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi thiết kế loại câu
hỏi trắc nghiệm này cần lưu ý:
- Câu dẫn cần có nội dung ngắn ngọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa và diễn đạt rõ ràng một vấn
đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải được nhấn mạnh để học
sinh không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu hỏi trọn vẹn để học sinh hiểu được mình đang
được hỏi vấn đề gì.
- Câu chọn cũng phải rõ ràng và dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu
trúc song song.
- Nên có tốt nhất từ 3-5 câu lựa chọn trở lên, nếu số phương án lựa chọn ít thì yếu tố đoán
mò hay may rủi được tăng lên. Nhưng ngược lại nếu có quá nhiều phương án lựa chọn thì
người soạn khó soạn và học sinh mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
- Phải chắc chắn chỉ có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại thật sự nhiễu.
Nhưng cần cố gắng sau phần nhiễu này không nhằm mục đích chính là gây nhiễu hay gài
bẫy học sinh mà là để phân loại học sinh.
- Không được đưa vào hai câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên viết một kiến
thức nào đó.
- Các câu trả lời đúng nhất cần phải được đặt ở vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu
nhiên.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×