Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

Luận văn thạc sĩ Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 171 trang )

Header Page 1 of 166.
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

tr-êng ®¹I häc n«ng nghiÖp Hµ NéI
-------------***---------------

NGUYỄN VĂN LUẬN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ
NÔNG DÂN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: kinh tÕ n«ng nghiÖp
Mã số

: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN

Hµ Néi

- 2010

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.


luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của
cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn).
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Luận

Footer Page 2 of 166.

ii


Header Page 3 of 166.
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới cô giáo, PGS.TS. Ngô Thị
Thuận - Bộ môn Phân tích định lượng - Khoa Kinh tế & PTNT, trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội - người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin được bày tỏ tấm lòng biết ơn các thày cô giáo Viện đào tạo sau
đại học, khoa Kinh tế & PTNT, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức bổ ích trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cùng các cán bộ, chuyên viên phòng
Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Thống kê
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; Ban lãnh đạo cùng các anh chị cán bộ
khuyến nông, cán bộ thú y các xã Đồng Kỳ, Tam Tiến, Tiến Thắng, Đồng
Tâm, Canh Nậu; các đồng chí tổ trưởng, tổ phó nhóm chăn nuôi các xã nghiên
cứu cùng các hộ nông dân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập tại địa phương.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới tập thể lớp Cao học kinh tế 17B2 - Khoa
Kinh tế & PTNT và toàn thể bạn bè - những người đã giúp đỡ tôi, cùng tôi
chia sẻ khó khăn trong suốt quãng thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với gia
đình những người đã nuôi dưỡng, động viên tôi trong quá trình học tập để có
được kết quả như ngày hôm nay.
Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Luận

Footer Page 3 of 166.

iii


Header Page 4 of 166.
MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv


Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục hình

ix

Danh mục hộp

ix

1

MỞ ĐẦU

1

1.1

Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài

1

1.2


Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Câu hỏi nghiên cứu

3

1.4

Đối tượng nghiên cứu

3

1.5

Phạm vi nghiên cứu

4

2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

5

2.1


Lý luận về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

5

2.2

Thực tiễn chăn nuôi gà trên Thế giới và ở Việt Nam

25

3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

44

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

44

3.2

Phương pháp nghiên cứu

57

4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

65

4.1

Thực trạng chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế

65

4.1.1

Tình hình chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế

65

4.1.2

Tình hình tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế

69

4.2

Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của các hộ nông dân Yên
Thế, tỉnh Bắc Giang

Footer Page 4 of 166.

72


iv


Header Page 5 of 166.
4.2.1

Đặc điểm của các hộ chăn nuôi gà đồi huyện Yên thế

72

4.2.2

Thực trạng chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ nông dân

78

4.3

Phân tích SWOT và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn
nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

112

4.3.1

Phân tích SWOT

112


4.3.2

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ
nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.4

Định hướng và các giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi hộ nông
dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.4.1

123

Những quan điểm, định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ
nông dân huyện Yên Thế cho những năm tới

4.4.2

119

123

Định hướng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong
thời gian tới

125

4.4.3


Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

127

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

133

5.1

Kết luận

133

5.2

Kiến nghị

135

TÀI LIỆU THAM KHẢO

137

PHỤ LỤC

140


Footer Page 5 of 166.

v


Header Page 6 of 166.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải nghĩa

BQ

Bình quân

CN

Chăn nuôi

CNH- HĐH

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính


GO

Giá trị sản xuất

IC

Chi phí trung gian

KT- XH

Kinh tế xã hội

LĐGĐ

Lao động gia đình

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

Pr


Lợi nhuận

SL

Sản lượng

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TB

Trung bình

TCTK

Tổng cục thống kê

TĐVH

Trình độ văn hóa

TSCĐ

Tài sản cố định

Footer Page 6 of 166.

vi



Header Page 7 of 166.
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

STT

Trang

2.1

Những đặc tính chung và riêng của gà

14

2.2

Quy trình phòng bệnh cho gà

18

2.3

Sản phẩm chăn nuôi thế giới giai đoạn 1975- 2005

26

2.4


Lượng thịt gia cầm 10 quốc gia sản xuất nhiều nhất trên thế giới

28

2.5

Mười quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới

29

2.6

Mười quốc gia nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới

32

2.7

Tổng đàn gia cầm cả nước giai đoạn 2000- 2008

33

2.8

Đặc điểm cơ bản của các phương thức chăn nuôi gà

38

3.1


Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Thế qua 3 năm (2007 2009)

3.2

48

Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm
(2007 - 2009)

3.3

50

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Yên Thế qua 3 năm
(2007-2009)

56

3.4

Số hộ điều tra theo qui mô chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế

60

3.5

Bảng phân tích SWOT

61


4.1

Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi huyện Yên
Thế năm 2007 – 2009

66

4.2

Số hộ, số con và sản lượng gà của toàn huyện Yên Thế

67

4.3

Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà đồi của huyện Yên Thế

70

4.4

Đặc điểm của chủ hộ chăn nuôi gà đồi huyện Yên Thế

73

4.5

Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra

75


4.6

Tài sản, công dụng cụ phục vụ chính cho chăn nuôi gà

77

4.7

Phân tổ các hộ chăn nuôi theo hướng nuôi, giống và qui mô nuôi

79

Footer Page 7 of 166.

vii


Header Page 8 of 166.
4.8

Kết quả thăm dò ý kiến của hộ chăn nuôi gà về lợi ích của hộ khi
mua đầu vào từ nguồn cố định

4.9

Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông
dân theo qui mô

4.10


91

Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông
dân theo hướng sản xuất- kinh doanh

4.11

90

93

Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông
dân theo giống gà nuôi

94

4.12

Chi phí chăn nuôi gà đồi của các nhóm hộ theo qui mô chăn nuôi

96

4.13

Chi phí chăn nuôi gà đồi theo hướng sản xuất- kinh doanh

100

4.14


Chi phí chăn nuôi gà đồi phân theo giống gà nuôi

102

4.15

Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi theo qui mô

105

4.16

Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi theo hướng sản
xuất- kinh doanh

108

4.17

Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà đồi theo giống gà

110

4.18

So sánh các chỉ tiêu kết quả chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân
huyện Yên Thế

Footer Page 8 of 166.


120

viii


Header Page 9 of 166.
DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Cơ cấu tổng đàn gia cầm cả nước năm 2007

34

3.1

Bản đồ hành chính huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

44

4.1

Kênh tiêu thụ sản phẩm gà đồi tại huyện Yên Thế


69

4.2

Tỷ lệ hộ mua con giống từ nguồn cố định

80

4.3

Tỷ lệ hộ mua thức ăn chăn nuôi từ nguồn cố định

83

4.4

Tỷ lệ hộ mua thuốc và dịch vụ thú y từ nguồn cố định

86

4.5

Tỷ lệ hộ vay tín dụng cho chăn nuôi gà

88

DANH MỤC HỘP
Tên hộp

TT


Trang

4.1

Chất lượng con giống

81

4.2

Làm sao để chúng tôi có thể mua cám trực tiếp từ nhà máy?

84

4.3

Chất lượng thuốc và dịch vụ thú y

87

Footer Page 9 of 166.

ix


Header Page 10 of 166.
1. MỞ ĐẦU

1.1


Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sau 2 năm hội nhập và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức

tăng trưởng tốt. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp năm 2008 tính theo
giá cố định năm 1994 đạt gần 212 nghìn tỷ đồng, tăng 5,62% so với năm
2007, trong đó ngành thủy sản có mức tăng cao nhất (6,69%), tiếp đến là nông
nghiệp (5,44%) và lâm nghiệp (2,2%) [TCTK, 2009]. Nông nghiệp Việt Nam
có nhiều thuận lợi để phát triển song vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách
thức, đặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi. Ngành chăn nuôi của nước ta đang
phải đối đầu với rất nhiều khó khăn như dịch bệnh, giá cả thức ăn tăng cao,
nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm từ các nước phát triển…Vì vậy phát triển chăn
nuôi là vấn đề rất nóng bỏng và cần thiết được quan tâm.
Chăn nuôi là một ngành sản xuất chính, chủ yếu có từ lâu đời và chủ
yếu của hộ nông dân ở nước ta. Chăn nuôi được coi là ngành sản xuất mang lại
nguồn thu chính cho nông dân giúp họ nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo
và vươn lên làm giàu. Đối với một tỉnh trung du miền núi như Bắc Giang, cơ
sở vật chất còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và chưa hiệu
quả thì chăn nuôi còn là nguồn sinh kế của nhiều hộ nông dân. Trong xu thế hội
nhập đầy khó khăn như hiện nay, vấn đề làm sao để chăn nuôi đem lại hiệu quả
cao với người nông dân nói chung và với nông dân Bắc Giang nói riêng là rất
cần thiết. Thực tế tại Bắc Giang chăn nuôi gà đồi đã và đang mang lại hiệu quả
khá cao và mang tính đặc thù riêng của huyện Yên Thế.
Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang. Với đặc điểm đất
đai đa dạng, huyện có khả năng phát triển chăn nuôi gia cầm cũng như cây
lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu, cây công nghiệp có giá trị. Thực

Footer Page 10 of 166.

1



Header Page 11 of 166.
hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện
nay huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gà đồi
với việc xây dựng thương hiệu “gà đồi Yên Thế”. Do vậy, Yên Thế đã trở
thành địa phương có tổng đàn gà lớn nhất miền Bắc [Trà My, 2008] với rất
nhiều hộ chăn nuôi gà qui mô lớn từ 1000 - 5000 con/lứa và nhiều lứa/năm.
Sự phát triển chăn nuôi gà tại huyện không những đã góp phần xoá đói giảm
nghèo mà còn làm cho Yên Thế trở thành vùng chăn nuôi gà theo qui mô lớn,
mang đặc điểm của sản xuất hàng hoá.
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng chịu
ảnh hưởng nhất định của các biến động kinh tế- xã hội, hiệu quả kinh tế luôn
là mối quan tâm hàng đầu của hộ nông dân. Chăn nuôi gà đồi là hình thức
chăn nuôi mang tính đặc thù của huyện nhưng cho đến nay các nghiên cứu về
kinh tế- xã hội để phát triển hơn nữa loại hình chăn nuôi này và tiến tới xây
dựng thương hiệu "gà đồi Yên Thế" chưa có nhiều. Do đó, việc nghiên cứu
phát triển, đánh giá hiệu quả kinh tế, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát
triển chăn nuôi gà đồi là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên
cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế,
tỉnh Bắc Giang”
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến
chăn nuôi gà đồi, mà đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi gà đồi của
hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ
nông dân;

Footer Page 11 of 166.

2


Header Page 12 of 166.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện
Yên Thế, tỉnh Bắc Giang những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ
nông dân huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông
dân huyện Yên thế, tỉnh Bắc Giang cho những năm tới;
1.3

Câu hỏi nghiên cứu
- Chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế có những đặc trưng gì?
- Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế hiện như

thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ
nông dân huyện Yên Thế?
- Phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế đang gặp
những khó khăn, thách thức gì ?
- Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững chăn
nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế ?
1.4


Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ

nông dân huyện Yên Thế, cụ thể:
- Theo qui mô: Lớn, trung bình, nhỏ.
- Theo hướng sản xuất kinh doanh: Hộ kiêm ngành nghề, hộ thuần nông.
- Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta.

Footer Page 12 of 166.

3


Header Page 13 of 166.
1.5

Phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về
- Thực trạng chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân.
- Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ
nông dân huyện Yên Thế.
1.5.2 Về không gian
Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang, các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các hộ nông dân điển hình
ở 05 xã đại diện.
1.5.3 Về thời gian
- Các dữ liệu về thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang được thu thập từ năm 2007- 2009.
- Các giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện
Yên Thế có thể áp dụng từ 2010- 2015.

Footer Page 13 of 166.

4


Header Page 14 of 166.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

2.1

Lý luận về phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân

2.1.1 Lý luận về phát triển
2.1.1.1 Khái niệm về phát triển
Ngày nay có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển: phát triển là
quá trình là tăng thêm năng lực của con người hoặc môi trường để đáp ứng
nhu cầu của con người hoặc nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Sản
phẩm của sự phát triển là con người được khỏe mạnh, được chăm sóc sức
khỏe tốt, có nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, được tham gia vào hoạt động sản
xuất theo chuyên môn đào tạo và được hưởng thụ các thành qủa của quá trình
phát triển. Như vậy phát triển không chỉ bao hàm việc khai thác và chế biến
các nguồn tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua và bán sản phẩm mà còn
bao gồm các hoạt động không kém phần quan trọng như chăm sóc sức khỏe,
an ninh xã hội, đặc biệt là an ninh con người, bản tồn thiên nhiên,… phát triển
là một tổ hợp các hoạt động, một số mục tiêu xã hội, một số mục tiêu kinh tế,
dựa trên tài nguyên thiên nhiên, vật chất, trí tuệ nhằm phát huy hết khả năng

của con người, được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy có nhiều quan niệm về sự phát triển, nhưng tựu trung lại các ý kiến
đều cho rằng: Phạm trù của sự phát triển là phạm trù vật chất, phạm trù tinh
thần, phạm trù về hệ thống giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát
triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền
tự do công dân của mọi người dân.
Khái niệm về phát triển bền vững đã được ủy ban môi trường và phát
triển thế giới đưa ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng
nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ

Footer Page 14 of 166.

5


Header Page 15 of 166.
tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Phát triển bền vững lồng ghép các quá
trình hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội với việc bảo tồn tài nguyên và làm
giầu môi trường sinh thái. Nó đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại nhưng
không làm ảnh hưởng bất lợi cho thế hệ mai sau.
Theo chúng tôi khái niệm về phát triển bền vững của ủy ban môi trường
thế giới là đầy đủ. Với bất cứ một quá trình phát triển nào cũng phải đặc biệt
chú ý đến tính bền vững, có như vậy thì phát triển mới lâu dài và ổn định.
2.1.1.2 Khái niệm tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng kinh tế được coi là tiền đề cần thiết cho sự phát triển. tăng
trưởng kinh tế được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về quy mô sản
lượng nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để biểu thị sự tăng
trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế
tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ
trước. Đó là mức phần trăm (%) hay tuyệt đối hàng năm, hay bình quân trong

một giai đoạn.
Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và về
chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề
về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo cách hiểu như vậy, phát triển là một
quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định. Nội
dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng
thu nhập bình quân trên một đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình
biến đổi về lượng của nền kinh tế, là điều kiện cần để nâng cao mức sống vật
chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức
phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Để phân biệt các
giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các

Footer Page 15 of 166.

6


Header Page 16 of 166.
nước với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh
tế mà quốc gia đạt được.
Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu
cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng
trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà là việc xoá bỏ nghèo đói, suy dinh
dưỡng, sự tăng lên về tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế,
nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quần chúng nhân dân... Hoàn thiện
các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển.
* Phát triển kinh tế theo chiều rộng: Phát triển kinh tế bằng cách tăng số
lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm

tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kỹ thuật như trước. Trong điều
kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được
khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì
phát triển kinh tế theo chiều rộng là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng
đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Tuy nhiên, phát
triển kinh tế theo chiều rộng có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát
triển kinh tế theo chiều sâu
* Phát triển kinh tế theo chiều sâu: Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới
thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ
chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát
triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên
thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin
học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước
coi trọng chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Kết quả phát triển
kinh tế theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quả kinh tế,
tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và

Footer Page 16 of 166.

7


Header Page 17 of 166.
tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của
đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người.
Ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan
có tính chất đặc thù, kinh tế chậm phát triển, nên phát triển kinh tế theo chiều
rộng vẫn còn có vai trò quan trọng. Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạc

hậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết là
các nước trong khu vực, phát triển kinh tế theo chiều sâu phải được coi trọng
và kết hợp chặt chẽ với phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và
điều kiện có cho phép.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Có nhiều nhân tố khác nhau liên quan đến quá trình phát triển kinh tế,
việc nghiên cứu cần thiết phải phân thành hai nhóm với tính chất và nội dung
tác động khác nhau đó là nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế.
- Nhân tố kinh tế
Đây là nhân tố có tác động trực tiếp đến các biến số đầu vào và đầu ra
của nền kinh tế. Có thể biểu hiện mối quan hệ đó bằng hàm số sau:
Y = F (Xi)
Trong đó: Y: Giá trị đầu ra
Xi: Là giá trị các biến số đầu vào
Trong nền kinh tế thị trường, giá trị đầu ra của nền kinh tế phụ thuộc
vào sức mua và khả năng thanh toán của nền kinh tế, tức là tổng cầu, còn giá
trị các biến số đầu vào có liên quan trực tiếp đến tổng cung, tức là các yếu tố
nguồn lực tác động trực tiếp.
Hàm sản xuất trên nói lên sản lượng tối đa có thể sản xuất được tuỳ
thuộc vào các đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất
định. Mỗi một yếu tố (biến số) có vai trò nhất định trong việc tạo ra sự gia
tăng sản lượng, do trình độ phát triển kinh tế mỗi nơi, mỗi lúc quyết định.

Footer Page 17 of 166.

8


Header Page 18 of 166.
- Các nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay
còn gọi là các nhân tố phi kinh tế có tính chất và nội dung tác động khác. Ảnh
hưởng của chúng là gián tiếp và không thể lượng hoá cụ thể được mức độ tác
động của nó đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy không thể tiến hành tính toán,
đối chiếu cụ thể được, nó có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã
hội, không thể đánh giá một cách riêng rẽ mà mang tính tổng hợp, đan xen, tất
cả lồng vào nhau, tạo nên tính chất đồng thuận hay không đồng thuận trong
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy mà người ta
không thể phân biệt và đánh giá phạm vi, mức độ tác động của từng nhân tố
đến nền kinh tế.
Có rất nhiều nhân tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng và phát triển
như: Thể chế chính trị – xã hội, cơ cấu gia đình, dân tộc, tôn giáo trong xã
hội, các đặc điểm tự nhiên khí hậu, địa vị của các thành viên trong cộng đồng
và khả năng tham gia của họ vào quản lý phát triển đất nước.
Như vậy để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển sản xuất chúng ta không
những chỉ chú ý đến các yếu tố vật chất của sản xuất mà cần quan tâm đến các
thể chế, chính sách, cách tổ chức của người nông dân (hay còn gọi là các yếu
tố phi kinh tế).
2.1.1.3 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người.
Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra
bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó sản
xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Trong sản xuất
con người phải đấu tranh với thiên nhiên, tác động lên những vật chất làm
thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và những

Footer Page 18 of 166.

9



Header Page 19 of 166.
của cải vật chất khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài
nguyên hoặc các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
(đầu ra). Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ
sử dụng đầu vào hợp lý, người ta mô tả mối quan hệ giưa đầu vào và đầu ra
bằng một hàm sản xuất:
Q = f(X1, X2,…, Xn)
Trong đó Q biểu thị số lượng một loại sản phẩm nhất định, X1,
X2,…., Xn là lượng của một yếu tố đầu vào nào đó được sử dụng trong quá
trình sản xuất.
Chúng ta cần chú ý mối quan hệ giữa yếu tố và sản phẩm
+ Sản phẩm cận biên (MP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đây là sự biến
đổi lượng đầu ra do tăng thêm chút ít yếu tố đầu vào thay đổi được biểu thị
bằng đơn vị riêng của nó. Khi sản phẩm cận biên bằng 0 thì tổng sản phẩm là
lớn nhất.
+ Sản phẩm bình quân (AP) của yếu tố đầu vào thay đổi. Đem chia
tổng sản phẩm cho số lượng yếu tố đầu vào thay đổi ta sẽ có AP. Khi một
yếu tố đầu vào được sử dụng ngày một nhiều hơn, mà các yếu tố đầu vào khác
không thay đổi thì mức tăng tổng sản phẩm ngày càng nhỏ đi.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất
+ Vốn sản suất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị , các
phương tiện vận tải, kho tàng, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Vốn đối với quá trình
sản xuất là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện năng suất lao động không đổi
thì tăng tổng số vốn sẽ dẫn đến tăng thêm sản lượng sản phẩm hàng hóa. Tuy
nhiên, trong thực tế việc tăng thêm sản lượng hàng hóa còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nữa, như chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật.
+ Lực lượng lao động: là yếu tố đặc biệt quan trọng của quá trình sản


Footer Page 19 of 166.

10


Header Page 20 of 166.
xuất. Mọi hoạt động của sản xuất đều do lao động của con người quyết định,
nhất là người lao động có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động.
Do đó chất lượng lao động quyết đinh kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Đất đai: Là yếu tố sản xuất không chỉ có ý nghĩa quan trọng với
ngành nông nghiệp, mà còn rất quan trọng với sản xuất công nghiệp. Đất đai
là yếu tố cố đinh lại bị giới hạn về quy mô, nên người ta phải đầu tư thêm vốn
và lao động trên một đơn vị diện tích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đai. Các loại tài nguyên khác trong lòng đất như khoáng sản, tài nguyên rừng,
biển và tài nguyên thiên nhiên đều là những đầu vào quan trọng của sản xuất.
+ Khoa học và công nghệ: Quyết định đến sự thay đổi năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm. Những phát minh sáng tạo mới được ứng dụng
trong sản xuất đã giải phóng được lao động nặng nhọc, độc hại cho người lao
động và tạo ra sự tăng trưởng nhanh chóng, góp phần vào sự phát triển kinh tế
của xã hội.
+ Ngoài ra còn một số yếu tố khác: quy mô sản xuất, các hình thức tổ
chức sản xuất, mối quan hệ cân đối tác động qua lại lẫn nhau giữa các ngành,
giữa các thành phần kinh tế, các yếu tố về thị trường nguyên liệu, thị trường
tiêu thụ sản phẩm… cũng có quyết định tới quá trình sản xuất.
2.1.2 Lý luận về kinh tế hộ nông dân
2.1.2.1 Các khái niệm
- Hộ gia đình: Theo Trai A Nốp nhà kinh tế của Nga thì hộ gia đình
được dùng để biểu thị các thành viên của nó có chung huyết tộc, quan hệ hôn
nhân và có chung một cơ sở kinh tế.

- Hộ nông dân: Theo Ellis năm 1988, thì hộ nông dân là hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn
nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi

Footer Page 20 of 166.

11


Header Page 21 of 166.
sự tham gia từng phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao.
- Kinh tế hộ nông dân: là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản
xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu
sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ
chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất- kinh doanh và đời
sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều
kiện để phát triển. Do vậy hộ không thuê lao động nên không có khái niệm về
tiền lương và không tính được lợi nhuận, địa tô và lợi tức. Nông hộ chỉ có thu
nhập chung của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản lượng thu được hàng
năm của hộ trừ đi chi phí mà hộ đã bỏ ra để phục vụ sản xuất [Đỗ Văn Viện,
Đặng Văn Tiến- 2000].
2.1.2.2 Đặc điểm kinh tế hộ nông dân
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và
sử dụng các yếu tố sản xuất.
- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ.
- Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao.
- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người
lao động..
- Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả.
- Kinh tế hộ sử dụng sức lao động và nguồn vốn của hộ là chủ yếu.

2.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân
- Đất đai
- Kiến thức và kỹ năng của người sử dụng nguồn lực
- Cơ sở hạ tầng của sản xuất
- Biện pháp kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất
- Thời tiết, khí hậu
- Chính sách của Chính Phủ
- Cơ cấu thị trường

Footer Page 21 of 166.

12


Header Page 22 of 166.
2.1.3 Khái niệm và đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà đồi
2.1.3.1 Khái niệm
Chăn nuôi gà là một nghề truyền thống của người dân có từ rất xa xưa.
Trước đây chăn nuôi gà trong mỗi gia đình ở nước ta chủ yếu là chăn thả đơn
thuần, qui mô nhỏ lẻ, chỉ đảm bảo một phần nào đó cho nhu cầu của gia đình,
hoàn toàn chưa có ý thức trở thành nhu cầu trao đổi hàng hoá.
Chăn nuôi gà truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay
nó vẫn còn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát
triển và các nước chậm phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp với
gần 80% dân số sống ở nông thôn, việc chăn nuôi gà theo phương thức này
vẫn là chủ yếu.
Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ít, thời gian
nuôi kéo dài. Do chăn thả tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảm
bảo vệ sinh nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu quả chăn nuôi
không cao. Gần một thế kỷ qua do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh

mẽ về khoa học, kỹ thuật trên toàn thế giới và trong mọi lĩnh vực, ngành chăn
nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng cũng không ngừng phát
triển. Từ chăn nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên đã
chuyển sang phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hoá qui mô lớn, nhằm
đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội. Những đột phá về mặt công
nghệ tạo con giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc
nuôi dưỡng đã tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển. Phương thức sản xuất
cũ đã không còn phù hợp nữa và dần dần được thay thế bằng phương thức
chăn nuôi mới cho năng suất, hiệu quả cao hơn.
Chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có thể
hiểu: "là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh, tăng năng suất
trên một đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà lai để tạo ra năng

Footer Page 22 of 166.

13


Header Page 23 of 166.
suất, hiệu quả cao trong cùng một thời gian, cùng với sự đầu tư về trang thiết
bị máy móc, chuồng trại trong chăn nuôi. Thức ăn được sử dụng trong chăn
nuôi gà đồi là thức ăn được chế biến theo phương pháp công nghiệp kết hợp
với thức ăn có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như: cám gạo, cám ngô, cám
mạch, rau xanh…,điều kiện môi trường chăn nuôi được chủ động điều chỉnh
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi nhất là trong giai đoạn
đầu của gà con".
2.1.3.2 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật
* Đặc điểm sinh học: Gà (danh pháp khoa học: Gallus gallus) là một loài
chim đã được con người thuần hoá cách đây hàng ngàn năm. Một số ý kiến
cho rằng loài này có thuỷ tổ từ loài chim hoang dã ở Ấn Độ và loài gà rừng

lông đỏ nhiệt đới ở vùng Đông Nam Á. Trong thế giới loài chim chúng là loài
áp đảo nhất, thống kê 2005 [ Bách khoa toàn thư, 2008].
Bảng 2.1 Những đặc tính chung và riêng của gà
Đặc tính thích
- Bới
- Đùa và làm theo nhau
- Ăn cái mới, sỏi đá (30%)
- Ánh sáng, chạy nhẩy
- Yên tĩnh
- Tính bầy đàn cao
- Chọn đôi giao phối
- Khô, ấm, mát
- Mổ cắn linh tinh

Đặc tính không thích
- Sợ gió lùa
- Ẩm ướt
- Rét
- Mặm
- Độc ( thức ăn thiu, ẩm mốc)
- Sợ tối
- Ngột ngạt
- Ồn ào
- Nóng

Nguồn: Đề án phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững huyện Yên Thế 2008-2011

Đặc điểm các giống gà địa phương và các giống gà lai nuôi tại địa
phương thường tăng trọng chậm so với các giống nhập ngoại, nhưng giá trị
dinh dưỡng cao, ngoại hình lại đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng

[Phòng NN& PTNT huyện Yên Thế, 2008].

Footer Page 23 of 166.

14


Header Page 24 of 166.
Giống gà địa phương và gà lai tạo với các giống nhập nội dễ chăm sóc
nuôi dưỡng, có sức chịu đựng bệnh tật tốt hơn các giống lai và giống nhập
ngoại, phù hợp với các điều kiện chăn thả hoặc bán chăn thả [Phòng NN&
PTNT huyện Yên Thế, 2008].
* Đặc điểm kỹ thuật: Gà là một loại vật nuôi dễ thích nghi với môi trường
sống, dễ nuôi, có thể nuôi dưới nhiều phương thức khác nhau. Môi trường
thích hợp với nuôi gà nhất là chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồng
không được ẩm ướt, luôn phải giữ khô ráo, thoáng khí. Ngược lại, nếu môi
trường nuôi không thích hợp, gà dễ mắc bệnh và xảy ra đại dịch gây ra tổn
thất rất lớn trên quy mô rộng khắp.
Với ưu thế cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, phương thức chăn nuôi
theo hướng bán công nghiệp (thả vườn đồi) đã được người chăn nuôi sớm
chấp nhận. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là việc áp dụng các
thành tựu của khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi cùng với việc đầu tư
đồng bộ về trang thiết bị cho sản xuất và mang tính chuyên môn hoá cao trong
sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi, cụ thể:
- Về chuồng trại và bãi chăn thả: Chuồng trại được thiết kế, xây dựng
theo qui mô lớn, phải đảm bảo ấm áp, khô ráo trong mùa đông và thoáng mát
về mùa hè; diện tích chuồng nuôi không quá 8 con/m2; đáp ứng tốt cho việc
sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Các điều kiện sống cho vật nuôi như
chế độ ánh sáng, nhiệt độ, nước được cung cấp chủ động, khoa học và phù
hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Trong chăn nuôi gà đồi, các

điều kiện về môi trường sống cho vật nuôi trong mỗi thời kỳ sinh trưởng và
phát triển luôn được đảm bảo tối ưu nhất là giai đoạn đầu của gà (từ tuần đầu
cho đến tuần thứ 6) và hoàn toàn chủ động, không phụ thuộc vào các điều
kiện môi trường khí hậu bên ngoài. Nhìn chung về chuồng trại trong chăn
nuôi gà đồi ở giai đoạn đầu có vai trò hết sức quan trọng vì nó thường xuyên

Footer Page 24 of 166.

15


Header Page 25 of 166.
được tập trung một mật độ cao các con vật nuôi trong một không gian hẹp, do
đó chuồng trại phải được bố trí một cách khoa học nhằm tạo ra một môi
trường sống phù hợp từng giai đoạn tăng trưởng và phát triển của vật nuôi;
bãi thả có độ dốc 50 - 450 là tốt nhất, khô thoáng không đọng nước, diện tích
tối thiểu 3m2/ gà, các bãi thả phải chia nhiều khu để chăn thả luân phiên.
Người nuôi phải vệ sinh sau mỗi lứa nuôi, sát trùng chuồng nuôi và bãi
thả 2 đến 3 lần trước khi nuôi. Chất độn chuồng trước khi nuôi cũng được khử
trùng và đảm bảo không có mầm bệnh.
- Về hình thức chăn nuôi: Trong phương thức chăn thả truyền thống,
vật nuôi được chăn thả tự do, mang nặng tính quảng canh tận dụng. Đối với
chăn nuôi thả đồi, để đạt được hiệu quả kinh tế cao và hạn chế mức tối đa
những ảnh hưởng bất lợi từ môi trường đến quá trình sản xuất nên đã sử dụng
hình thức nhốt hoàn toàn trong giai đoạn đầu với hệ thống chuồng trại hiện
đại nhằm chủ động về môi trường sống cho vật nuôi (trong giai đoạn này vật
nuôi dễ bị mắc bệnh do môi trường mang lại).
- Thức ăn trong chăn nuôi gà đồi: Thức ăn có vai trò vô cùng quan trọng
quyết định đến sự thành bại của việc chăn nuôi. Trong chăn nuôi thức ăn chiếm
khoảng 70% giá thành sản phẩm. Chăn nuôi truyền thống trước đây thức ăn

chủ yếu là tận dụng những phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày, những sản
phẩm này được chế biến thô sơ với thành phần dinh dưỡng thấp và không cân
đối. Do vậy, kết quả đạt được không cao, tăng trọng của vật nuôi kém và phát
sinh nhiều bệnh dịch. Trong chăn nuôi gà đồi, nguồn thức ăn được lựa chọn rất
kỹ, được xử lý và chế biến một cách khoa học với hàm lượng dinh dưỡng cân
đối và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi cũng như với mục
đích của quá trình chăn nuôi. Thức ăn được lựa chọn trong chăn nuôi qui mô
lớn theo phương thức bán công nghiệp là các loại thức ăn sạch, không có mầm
bệnh, chủ yếu dưới dạng thức ăn đã được pha trộn hoàn chỉnh.

Footer Page 25 of 166.

16


×