Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

luận văn thạc sĩ Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh thái nguyên (1988 - 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 125 trang )

Header Page 1 of 166.
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHÍ VĂN LIỆU

SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
(1988 - 2005)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2009

Footer Page 1 of 166.


Header Page 2 of 166.

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

PHÍ VĂN LIỆU

SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
(1988 - 2005)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54


LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN

THÁI NGUYÊN - 2009

Footer Page
166.
Số hóa2
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 3 of 166.

2

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lịch sử và
các Giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Với lòng biết ơn chân thành, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
TS. Nguyễn Duy Tiến - Người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh

Vĩnh Phúc, Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Lê Xoay và các thầy
cô giáo trong trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tới Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên, Văn
phòng tỉnh uỷ Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Thống kê
tỉnh Thái Nguyên … đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu để hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2009
Tác giả

Phí Văn Liệu

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Footer Page
166.
Số hóa3
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 4 of 166.


3
ĐB

: Đồng bằng

HN

: Hà Nội

Nxb

: Nhà xuất bản

m, s, th (’’ ’’ ’’) : Mẫu, sào, thước

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................................................................................... 3

Footer Page
166.
Số hóa4
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 5 of 166.


4

NỘI DUNG ................................................................................................................................................................................................................ 10
Chương 1: TÌNH HÌNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI
NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1988

......................................................................................................................

10

1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên .............................................................................................................................10
1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên trước năm 1988

....................

18

1.3. Phương thức khai thác ruộng đất ...............................................................................................................46
Chương 2: SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN SAU
KHOÁN 10 (1988 – 2005)

.....................................................................................................................................

57

2.1. Những chuyển biến về sở hữu ruộng đất ......................................................................................57
2.2. Phương thức khai thác ruộng đất ...............................................................................................................85
2.3. Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu
ruộng đất cho nông dân .......................................................................................................................................... 99

KẾT LUẬN

109

...........................................................................................................................................................................................................

Tài liệu tham khảo

114

...................................................................................................................................................................................

Phụ lục

DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Số dân di cư đến Thái Nguyên từ 1930 đến 1938 .........................................................................17
Biểu 2: Các đồn điền đầu tiên của người Pháp ở Thái Nguyên

Footer Page
166.
Số hóa5
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

.....................................................



20



Header Page 6 of 166.

5

Biểu 3: Các đồn điền của người Việt ở

Thái Nguyên đến năm 1945

21

Biểu 4: Ruộng đất 7 đồn điền của Pháp và Việt gian phản động bỏ chạy
đem tạm cấp cho nông dân năm 1950

..................................................................................................................

22

Biểu 5: Tỷ lệ số địa chủ phát canh thu tô và thuê mướn nhân công .......................................24
Biểu 6: Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và sự chuyển dịch ruộng đất
trước cái cách ruộng đất ......................................................................................................................................................................25
Biểu 7: Chiếm hữu ruộng đất của phú nông (năm 1945) ...............................................................................26
Biểu 8: Biến động ruộng đất của phú nông qua các thời kỳ ..................................................................26
Biểu 9: Sở hữu ruộng đất của trung nông, bần nông và cố nông (năm
1945)

.............................................................................................................................................................................................................................................

28


Biểu 10: Sở hữu ruộng đất của nông dân qua các thời kỳ ..........................................................................30
Biểu 11: Số ruộng đất chia cho nông dân 75 xã cải cách ruộng đất .....................................32
Biểu 12: Diện tích ruộng đất công tại 75 xã trước cải cách ruộng đất

............................

33

Biểu 13: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp ở Thái Nguyên qua các năm...........40
Biểu 14 : Diện tích cây lương thực ở Thái Nguyên qua các năm

.............................................

51

Biểu 15: Diện tích, năng suất và sản lượng chè ở Thái Nguyên qua một số
năm .....................................................................................................................................................................................................................................................52
Biểu 16: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp qua các năm

.....................................................................

68

Biểu 17: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên từ 1996- 2005 ..............................78
Biểu 18: Các loại đất nông nghiệp ở Thái Nguyên năm 2005

.........................................................

80


Biểu 19: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ 1990 đến
2005

................................................................................................................................................................................................................................................

82

Biểu 20: Bình quân lương thực trên đầu người trên năm ở khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, cả nước và Thái
Nguyên .......................................................................................................................................................................................................................................84
Biểu 21: Diện tích đất lúa và lúa màu của huyện Đại Từ năm 2000 ............................................... 86
Biểu 22: Diện tích đất trồng lúa, lúa màu huyện Võ Nhai năm 2000 ............................................ 87
Biểu 23: Diện tích các loại cây trồng

......................................................................................................................................................

Biểu 24: Diện tích cây lương thực có hạt ở Thái Nguyên từ 2000 - 2005

Footer Page
166.
Số hóa6
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



.............


90
91


Header Page 7 of 166.

6
Biểu 25: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lạc, đậu tương ở Thái
Nguyên qua các năm. ..................................................................................................................................................................................92
Biểu 26: Diện tích và sản lượng chè ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005 ........................93
Biểu 27: Diện tích một số loại cây ăn quả ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005
Biểu 28: Số trang trại phân theo huyện thành phố, thị xã

..............

96

..........................................................................

98

Biểu 29: Đất ruộng lúa, lúa màu ở Thái Nguyên năm 2005

Footer Page
166.
Số hóa7
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


............................................................



121


Header Page 8 of 166.

7

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ruộng đất - tư liệu sản xuất quan trọng, thứ tài sản quý giá của cư dân
nông nghiệp. Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số cư dân sống chủ yếu bằng nghề
trồng lúa nước, cho nên ruộng đất càng trở nên quan trọng và quý giá. Trong
thời kỳ phong kiến Việt Nam, Nhà nước phong kiến luôn luôn quan tâm đến
vấn đề ruộng đất. Các vương triều phong kiến Việt Nam đều coi vấn đề ruộng
đất có tầm quan trọng đặc biệt và luôn đề ra được những chính sách để nắm
được ruộng đất. Thông qua việc nắm ruộng đất trong tay, Nhà nước phong
kiến lấy đó làm nguồn thu thuế, làm bổng lộc, lương cho đội ngũ quan lại và
binh lính, đồng thời giải quyết được một phần những đòi hỏi của nông dân lực lượng chiếm đông đảo và quan trọng nhất của xã hội nhằm tạo ra sự bình
ổn cho đất nước.
Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược và đặt ách
cai trị lên đất nước ta. Dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác, bóc lột tàn
bạo của đế quốc Pháp cùng với việc bao chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ
phong kiến đã làm cho sở hữu ruộng đất của người nông dân ngày càng bị thu
hẹp. Nông dân phần lớn rơi vào tình cảnh hoặc là có ít ruộng đất hoặc không

có ruộng đất để canh tác, nên nguồn sống chính của họ phải đi lĩnh canh
ruộng đất, đi làm thuê cho gia đình địa chủ. Bởi vậy, khát vọng có ruộng đất
để làm ăn đi liền với độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết với nông dân.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đề ra nhiệm vụ
chống đế quốc và chống phong kiến để giành lại độc lập cho dân tộc và ruộng
đất cho dân cày, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ chống đế quốc. Với đường lối
cách mạng đúng đắn như trên đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông
dân và các tầng lớp xã hội khác, làm nên thắng lợi của cuộc cánh mạng tháng
Tám 1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

Footer Page
166.
Số hóa8
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 9 of 166.

8
Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Chính phủ

ta rất quan tâm đến vấn đề ruộng đất và từng bước có những chính sách nhằm
đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân. Thông qua những chính sách ruộng
đất tích cực đó của Đảng và Chính phủ có tác dụng bồi dưỡng sức dân, kích
thích nông dân hăng hái đóng góp nhanh nhất, nhiều nhất sức người, sức của
cho cuộc kháng chiến, làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp (1954).
Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã
đề ra nhiều chính sách trong lĩnh vực ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn.
Đáng chú ý nhất là từ năm 1958 trở đi, Đảng chủ trương tiến hành tập thể hoá
nông nghiệp. Theo đó, toàn bộ miền Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Thái
Nguyên nói riêng, hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều được
tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Với tư cách là đại diện cho
thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã đứng ra quản lý hầu hết đất đai, đặc biệt
là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp, bên
cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhất là khâu quản lý
và tổ chức sản xuất. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho năng
suất và sản lượng nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chưa cao, đời sống nhân
dân gặp rất nhiều khó khăn.
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được triệu tập tại
Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Kể từ đó, nền kinh tế
nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nước ta nói riêng có những bước
chuyển biến mạnh mẽ với mức tăng trưởng hàng năm ngày càng tăng. Một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở
nước ta trong những năm qua bắt nguồn từ chính sách đổi mới trong quan hệ
sở hữu và sử dụng ruộng đất.
Trước yêu cầu đổi mới và để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp,
ngày 5/4/1988, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Khoá VI) về Đổi mới quản lý
nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) đã ra đời. Theo đó, ruộng đất vẫn thuộc sở

Footer Page
166.
Số hóa9
bởiof
Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 10 of 166.

9

hữu tập thể nhưng người nông dân có quyền sử dụng ổn định, lâu dài tuỳ
theo loại cây canh tác. Người nông dân bên cạnh quyền chủ động sử dụng
ruộng đất vào mục đích sản xuất kinh tế theo quy định của Nhà nước còn có
quyền chuyển đổi, sang nhượng, cho thuê, thế chấp ruộng đất. Như thế, về
thực chất ruộng đất đã chuyển từ chế độ sở hữu tập thể sang chế độ công hữu
tư dụng (tức là sở hữu tư nhân hạn chế).
Thái Nguyên là một trong mười ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có
vị trí rất quan trọng, là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của vùng
Đông Bắc Bắc Bộ, là vùng nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng
châu thổ sông Hồng. Kể từ sau Khoán 10 (năm 1988), năng suất lúa ở Thái
Nguyên đã tăng lên gần ba lần so với năm 1990, đưa sản lượng lúa thu được
đạt 322 153 tấn (năm 2005) [34,119]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến
đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ sau Khoán 10 đến năm
2005 là bắt nguồn từ sự thay đổi về hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng
ruộng đất. Chính sự thay đổi về diện tích, đặc biệt là sự thay đổi về hình thức
sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất là một trong những nhân tố quan trọng
tạo nên sự biến đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên. Nhưng,
hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên đã thay đổi
như thế nào và nó có tác động gì đối với những chuyển biến trong sản xuất
nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Khoán 10 (năm 1988) đến năm 2005
là một vấn đề lớn và rất quan trọng còn đang bỏ ngỏ. Nếu tìm hiểu được vấn
đề này sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng

đắn và đề ra được những chính sách phù hợp để thúc đẩy nền nông nghiệp
phát triển, đồng thời giúp nông dân Thái Nguyên sử dụng ruộng đất - thứ tài
sản quý giá một cách hợp lý hơn để tăng năng suất và sản lượng cây trồng.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học hay một tài liệu
chuyên khảo nào nghiên cứu một cách chi tiết, hệ thống về vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sở hữu và sử
dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 – 2005)” làm luận văn thạc sỹ.

Footer Page
of 166.
Số hóa10
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 11 of 166.

10

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Từ trước đến nay, vấn đề ruộng đất đã được trình bày trong nhiều tác
phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng ta và các nhà nghiên cứu khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội.
Về lịch sử chế độ ruộng đất thời kỳ cổ trung đại và cận đại có các
chuyên khảo của các tác giả như: Phan Huy Lê: Chế độ ruộng đất và kinh tế
nông nghiệp thời Lê Sơ, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội, 1959; Trương Hữu
Quýnh: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỷ XI – XVII, Nxb Khoa học xã hội,

Tập 1, HN, 1982, Tập II, HN, 1983; Vũ Huy Phúc: Tìm hiểu về chế độ ruộng
đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, Nxb Khoa học xã hội, HN, 1979; …
Về vấn đề ruộng đất trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, trước hết
phải kể đến tác phẩm: Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Sự Thật, HN, 1965 của đồng chí Lê Duẩn; Vấn đề dân cày,
Đức Cường, xuất bản năm 1937 của Qua Ninh và Vân Đình (Trường Chinh
và Võ Nguyên Giáp); Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Nxb Sự Thật,
HN, 1975 của đồng chí Trường Chinh … Bên cạnh đó, có nhiều tác phẩm của
các nhà nghiên cứu như: Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân
trước Cách mạng Tháng Tám, Nxb Sự thật, HN, 1959 của Nguyễn Kiến
Giang; Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, HN, 1932 của Yvơ-Hăng Ri; Nông
dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, Nxb Khoa học xã hội,Tập I, HN,
1990, Tập II, 1992
Về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đổi mới
có những tác phẩm như: Thực trạng nông nghiệp nông thôn và nông dân Việt
Nam từ 1976 đến 1990, Nxb Thống Kê, HN, 1991 của Nguyễn Sinh Cúc;
Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng
trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã), Nxb Chính trị quốc gia,
HN, 2001 của Nguyễn Văn Khánh; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1999 của Trương Thị Tiến;
Vấn đề sở hữu và sử dụng ruộng đất trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

Footer Page
of 166.
Số hóa11
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 12 of 166.

11

phần ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc

gia, HN, 1999 của Hoàng Việt (Chủ

biên). Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các Tạp chí như: Một số vấn đề
ruộng đất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp của
Nguyễn Điền, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 238, tháng 3/1998; Mấy suy
nghĩ về nông thôn đồng bằng Bắc Bộ từ góc độ sở hữu của Trương Hữu
Quýnh, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 năm 1993; Những biện pháp tích cực
nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đồng bằng sông
Hồng của Vũ Phạm Quyết Thắng, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 215 tháng 4
năm 1996; …
Về vấn đề “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988
– 2005)” mới chỉ được trình bày một cách sơ lược ở các cuốn sách như: “Quá
trình thực hiện quyền sử dụng ruộng đất cho nông dân ở Thái Nguyên (19451957)”, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 2002 của Nguyễn Duy Tiến, “Lịch sử
Đảng bộ tỉnh Bắc Thái”, Xuất bản 1980; “Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ”,
Xuất bản năm 1990; “Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ”, Xuất bản năm 1996;
“Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên”, Xuất bản năm 1990; “Lịch sử đảng bộ
huyện Phú Bình”, Đảng bộ huyện Phú Bình, …
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã phác hoạ được bức
tranh toàn cảnh về vấn đề ruộng đất, nông nghiệp ở nước ta thời kỳ phong
kiến tự chủ đến nay. Nhưng vấn đề “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh
Thái Nguyên(1988 – 2005)” vẫn chưa có một công trình khoa học nào được
công bố. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trước đây đã giúp cho
chúng tôi phương hướng và phương pháp tiếp cận để tiếp tục đi sâu nghiên

cứu vấn đề mà chúng tôi đặt ra.
3. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ, GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN VĂN

* Đối tƣợng nghiên cứu
- Tìm hiểu về hình thức sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên từ sau khi có
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) đến năm 2005.

Footer Page
of 166.
Số hóa12
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 13 of 166.

12

- Tìm hiểu về tình hình sử

dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên,

trong đó nhấn mạnh về phương thức khai thác ruộng đất.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các nguồn tư liệu về ruộng đất ở Thái Nguyên từ 1988
đến năm 2005.
- Xem xét sự thay đổi về tình hình sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất

ở Thái Nguyên dưới tác động của chính sách Khoán 10.
- Xem xét những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên từ
1988 đến năm 2005, trong đó nhấn mạnh những biến đổi về diện tích, năng
suất và sản lượng lúa.
- Tìm hiểu thực trạng về ruộng đất ở Thái Nguyên, đồng thời nêu lên
được một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng
đất cho nông dân Thái Nguyên.

* Giới hạn nghiên cứu
Vấn đề ruộng đất là một vấn đề rộng, liên quan đến nhiều mặt, do đó,
trong luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu những nội dung cơ bản
như sau:
- Khái quát tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên trước
khi có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (năm1988).
- Xem xét những tác động của chính sách Khoán 10 làm cho tình hình sở
hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên thay đổi như thế nào. Đồng
thời tìm hiểu hệ quả của chính sách Khoán 10 đối với sự phát triển của nền
nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm đổi mới.
- Xem xét chế độ sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất trong thời kỳ đổi
mới nhưng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực đất sản xuất nông nghiệp.
* Phạm vi nghiên cứu

Footer Page
of 166.
Số hóa13
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 14 of 166.

13

- Phạm vi địa bàn được nghiên

cứu của luận văn là toàn bộ tỉnh Thái

Nguyên hiện nay.
- Phạm vi thời gian được luận văn nghiên cứu là từ khi có chính sách
Khoán 10 (năm1988) đến năm 2005.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Nguồn tài liệu
Luận văn đã tham khảo các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu chuyên khảo: Giáo trình Lịch sử Việt Nam, Tập I, Tập II, Tập
III; Các tác phẩm thông sử đã được công bố và xuất bản; Các Tạp chí chuyên
ngành; Báo; Tạp chí địa phương.
- Tài liệu lưu trữ: Các Báo cáo về tình hình ruộng đất, Niên giám thống
kê, Tổng kiểm kê đất đai hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc
gia, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thái
Nguyên, Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và môi trường
Thái Nguyên. Đây là những tư liệu gốc đáng tin cậy.
- Tài liệu điền dã: Để tìm hiểu thực tế các vấn đề có liên quan đến ruộng
đất trong thời kỳ này cũng như để nắm được một số vấn đề mà các tài liệu lưu
trữ không nói rõ, hoặc các tư liệu mâu thuẫn, chúng tôi đã đi thực tế một số
địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, gặp gỡ một số cụ già cao tuổi,
nhân chứng lịch sử để vừa bổ sung, vừa thẩm định các tài liệu lưu trữ.
- Luận văn còn kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận

văn từ trước đến nay.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
- Từ nguồn tư liệu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch
sử và lôgíc là chủ yếu. Do đó, các khía cạnh liên quan đến vấn đề ruộng đất ở
địa bàn và thời điểm được nghiên cứu được đánh giá dựa trên quan điểm lịch
sử cụ thể.

Footer Page
of 166.
Số hóa14
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 15 of 166.

14

- Luận văn cũng sử dụng phương

pháp thống kê, phân tích, đối chiếu,

so sánh lịch sử. Trong đó việc phân tích các số liệu thống kê, các Báo cáo
tổng kết được coi trọng.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp điền dã. Đặc thù của đề
tài là sử dụng các nguồn tư liệu chính là các Báo cáo và số liệu thống kê nên
nhiều chỗ cần làm rõ. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa một số
nơi để sưu tầm tư liệu mà các Báo cáo, các số liệu thống kê không phản ánh

đầy đủ.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Từ việc thống kê các nguồn tư liệu, luận văn làm rõ được những biến
đổi về sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Khoán
10 (1988) đến năm 2005 về các phương diện: Sở hữu ruộng đất, phương thức
khai thác ruộng đất.
- Luận văn cũng chỉ ra thực trạng ruộng đất ở Thái Nguyên trong những
năm đổi mới, đồng thời nêu ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân Thái Nguyên. Qua đó, giúp các
nhà hoạch định hiểu rõ và đề ra được những chính sách phù hợp thúc đẩy nền
nông nghiệp của tỉnh phát triển, giúp nông dân Thái Nguyên sử dụng ruộng
đất một cách hợp lý hơn để tăng năng suất cây trồng.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, nội dung và kết luận.
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên
trước năm 1988
Chương 2: Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên sau Khoán 10
(1988 – 2005)
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Footer Page
of 166.
Số hóa15
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 16 of 166.

15

Chƣơng 1
TÌNH HÌNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở
THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1988

1.1. VÀI NÉT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1.1 Địa lý hành chính
Thái Nguyên là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có diện tích tự
nhiên là 3541,5 km2, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km về phía Bắc. Thái
Nguyên tiếp giáp với các tỉnh : Bắc Kạn (phía Bắc), Bắc Giang (phía Nam),
Lạng Sơn (phía Đông Nam), Thành phố Hà Nội (phía Nam), Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang (phía Tây và Tây Nam). Với một vị trí địa lý như vậy, Thái
Nguyên được coi là cầu nối giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với các tỉnh
miền núi phía Bắc của Việt Nam.
Thái Nguyên có hai đoạn quốc lộ chạy qua, quốc lộ số 3 chạy theo
hướng Bắc Nam, từ cầu Đa Phúc (thuộc địa phận huyện Phổ Yên) đến Phú
Lương lên tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, Thái Nguyên có hai tuyến đường sắt:
Hà Nội – Quan Triều- Núi Hồng và tuyến đường sắt Lưu Xá (Thái Nguyên)Uông Bí (Quảng Ninh), cùng nhiều tuyến đường giao thông nội tỉnh và liên
tỉnh đã tạo ra sự giao lưu thuận tiện giữa Thái Nguyên với các tỉnh đồng bằng
và miền núi phía Bắc. Theo sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi thì Thái Nguyên
là phên dậu thứ hai về phương Bắc [80, 238]
Địa danh Thái Nguyên xuất hiện từ đầu thời Lý. Khi đó, Thái Nguyên là
một châu tương đương với cấp lộ. Đến thời nhà Trần, vua Trần Thái Tông đổi
24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt giang lộ. Đến năm

1226, nhà Trần lại đổi thành trấn Thái Nguyên bao gồm phần đất của tỉnh
Thái Nguyên, Bắc Cạn và một phần của tỉnh Cao Bằng ngày nay.
Sang thời thuộc Minh (1407 - 1428), vào năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407),
trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên, trực thuộc ty Bố Chính,

Footer Page
of 166.
Số hóa16
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 17 of 166.

16

lãnh 11 huyện. Năm Vĩnh Lạc thứ

6(1408), thăng làm phủ. Năm thứ 17

nhập huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Đồng Hỷ vào huyện Phú
Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hoá.
Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, năm 1428 vương triều Lê
được thành lập. Bấy giờ, vua Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo gồm: Tây
Đạo, Bắc Đạo, Đông Đạo, Nam Đạo và Hải Tây Đạo. Trong đó, Thái Nguyên
thuộc Bắc Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), để tăng cường sự thống nhất
hành chính, vua Lê Thánh Tông tiến hành chia cả nước thành 12 đạo thừa
tuyên, đổi lộ thành phủ, đổi trấn thành châu. Bấy giờ, vùng đất Thái Nguyên

ngày nay được đổi thành Thái Nguyên thừa tuyên. Đến năm 1469, Thái
Nguyên thừa tuyên được đổi thành Ninh Sóc thừa tuyên. Cho đến năm 1483,
Thái Nguyên ngày nay đổi thành xứ Thái Nguyên với 3 phủ, 7 huyện, 6 châu
[45, 147].
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thì Thái Nguyên gồm 2
phủ (Phú Bình và Tông Hoá), 11 huyện, 2 châu, 79 tổng, 379 xã, thôn,
phường, trang, phố [ 96, 78-82].
Sang thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính,
chia cả nước thành 12 tỉnh. Dưới tỉnh là các đơn vị phủ, huyện, châu, tổng và
xã. Xứ Thái Nguyên được đổi thành một tỉnh gồm có hai phủ là Phú Bình và
Thông Hoá. Năm 1835, châu Định và ba huyện là Văn Lãng, Đại Từ, Phú
Lương được tách ra thành phủ Tòng Hoá. Do vậy, Thái Nguyên lúc này có 3
phủ, 9 huyện, 2 châu.
- Phủ Tòng Hoá gồm có 1 châu, 3 huyện là châu Định, huyện Đại Từ,
Phú Lương, Văn Lãng.
- Phủ Phú Bình gồm có 5 huyện: Đồng Hỷ, Phổ Yên, Bình Xuyên (nay
thuộc Vĩnh Phúc), Tư Nông và Vũ Nhai.
- Phủ Thông Hoá gồm có 1 huyện, 1 châu là: Cảm Hoá, Bạch Thông
(nay thuộc tỉnh Bắc Cạn).

Footer Page
of 166.
Số hóa17
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 18 of 166.


17

Đến thời thuộc Pháp, sau khi

hoàn thành công cuộc bình định ở

tỉnh Thái Nguyên, ngày 20-10-1890, thực dân Pháp tiến hành cắt huyện Bình
Xuyên (thuộc phủ Phú Bình) rồi sáp nhập và tỉnh Vĩnh Yên (nay thuộc Vĩnh
Phúc). Các huyện còn lại của phủ Phú Bình và phủ Tòng Hoá tách khỏi tỉnh
Thái Nguyên để góp phần tạo nên Tiểu khu Thái Nguyên (một trong 3 tiểu
khu thuộc đạo Quan binh I Phả Lại thành lập ngày 9/9/1891) [ 75, 356-365].
Châu Bạch Thông tách ra khỏi phủ Thông Hoá tạo thành một bộ phận của
Tiểu quân khu Lạng Sơn. Huyện Cảm Hoá thuộc phủ Thông Hoá trước kia
nay bị tách ra để trở thành bộ phận của Tiểu khu Cao Bằng. Như thế, tính từ
thời điểm tháng10/1890 đến tháng 9/1892, tỉnh Thái Nguyên có sự thay đổi
lớn về hành chính. Tỉnh Thái Nguyên với tư cách là một tỉnh dân sự đã bị xoá
bỏ và được sáp nhập vào các địa bàn khác nhau, đặt dưới sự quản lí của thực
dân Pháp.
Cho đến tháng 10/1892, thực dân Pháp lập lại tỉnh Thái Nguyên gồm
phủ Tòng Hoá, phủ Phú Bình, châu Bạch Thông và huyện Cảm Hoá, đặt dưới
quyền cai trị của một viên công sứ [18, 10] Từ tháng 10/1892 đến hết cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1954), địa lý hành chính của tỉnh
Thái Nguyên không có gì thay đổi.
Sau ngày ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954), miền Bắc nước ta được
giải phóng hoàn toàn và chuyển sang làm cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa
với hai nhiệm vụ: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trước yêu cầu mới của cách mạng, tỉnh Thái Nguyên cũng có sự thay đổi.
Tháng 6/1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập bao gồm 6 tỉnh (Cao Bằng,
Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên). Thái Nguyên là

một trong 6 tỉnh và cũng trở thành thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Cho đến
ngày 21/4/1965, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quyết định hợp
nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn thành tỉnh Bắc Thái.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới,
ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã chính thức ra Nghị

Footer Page
of 166.
Số hóa18
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 19 of 166.

18

quyết về việc phân lại địa giới hành

chính của một số tỉnh trong cả nước.

Trên cơ sở đó, ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái được tách ra thành hai tỉnh Thái
Nguyên và Bắc Cạn. Tỉnh Thái Nguyên sau ngày tái lập tỉnh đến nay gồm có
một thành phố là thành phố Thái Nguyên, một thị xã là thị xã Sông Công và
bảy huyện bao gồm: Đại Từ, Định Hoá, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Phổ
Yên và Võ Nhai.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Bắc

Bộ. Đây là một vùng đệm nối các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với đồng
bằng sông Hồng. Thái Nguyên có toạ độ địa lý là: 20020’ - 22025’ vĩ độ Bắc và
105022’- 106016 kinh Đông. Phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên giáp với Bắc
Cạn, phía Nam của tỉnh giáp với tỉnh Lạng Sơn và thủ đô Hà Nội, phía Tây
giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp với tỉnh Lạng
Sơn. Với một vị trí như vậy, Thái Nguyên xứng đáng là một trong những
trung tâm kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc.
Về mặt địa hình của tỉnh Thái Nguyên bao gồm ba vùng rõ rệt
- Vùng núi bao gồm các dãy núi cao ở phía Bắc tỉnh chạy theo hướng
Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam, dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây
Bắc- Đông Nam. Vùng này bao gồm các huyện: Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá
và một phần của tỉnh Phú Lương. Địa hình cao, chia cắt phức tạp do quá trình
Castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 đến 1000 mét, độ dốc khoảng 25 - 300.
- Vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía
Bắc và vùng đồi gò phía Nam thuộc huyện Đại Từ, huyện Đồng Hỷ và phía
Nam của huyện Phú Lương. Vùng này bao gồm các dãy núi thấp đan chéo với
các dãy núi đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Vùng đồi
cao, núi thấp có độ cao trung bình từ 100 đến 300 mét, độ dốc khoảng từ 15- 250.
- Vùng đồi gò thường tập trung ở phía Nam của tỉnh, là vùng đồi thấp và
đồng bằng. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các
khu đất bằng. Vùng đồi gò phân bố ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, một

Footer Page
of 166.
Số hóa19
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 20 of 166.

19

phần Đồng Hỷ, Phú Lương, thị xã

Sông Công, thành phố Thái Nguyên.

Độ cao trung bình từ 30 đến 50 mét, độ dốc thấp khoảng dưới 100.
Với địa hình, địa mạo như trên đã tạo cho tỉnh Thái Nguyên có thế mạnh
về quân sự. Trong điều kiện khi có chiến tranh xảy ra, địa hình của tỉnh Thái
Nguyên sẽ phát huy được tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, kết hợp giữa tấn công và
phòng ngự. Tuy nhiên, trong thời bình, tỉnh Thái Nguyên sẽ có thế mạnh và
tiềm năng lớn để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp.
- Về khí hậu, tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu
gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10;
mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý của tỉnh đã phân hoá khí hậu nơi đây thành 3 vùng: phía Tây có khí hậu
nóng và mưa nhiều, phía Đông có khí hậu lạnh và ít mưa, phía Nam có tính
chất trung gian chuyển tiếp giữa phía Tây và phía Đông, giữa các tỉnh miền
núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
- Tài nguyên đất đai của tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng về nhiều loại đất
nhưng chủ yếu là đất Ferarit, đất đá vôi và đất ruộng. Khu vực đất đồi rất
thích hợp với việc trồng cây công nghiệp như: cà phê, chè. Vùng đồi còn
thuận tiện cho việc chăn nuôi đại gia súc như: trâu, bò, dê, … Với tiềm năng
đất như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các đồn điền trồng
các loại cây công nghiệp.
Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc
vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, cho nên, trong lòng đất có nguồn tài

nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại và trữ lượng như: than, vàng,
sắt, thiếc, titan,… Trong đó, có nhiều loại khoáng sản rất có ý nghĩa như: sắt,
than, … Ở Thái Nguyên, các mỏ sắt, vàng, chì, kẽm có từ rất lâu đời, đã được
nhiều nhà khai khoáng trong và ngoài nước chú ý đến. Theo Đại Nam nhất
thống chí, chỉ tính riêng trong khoảng thời gian trị vì của 4 triều vua: Gia
Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, cả tỉnh Thái Nguyên có 139 mỏ được
khai thác (có 4 mỏ chì). Trong đó, có mỏ chì ở Quán Triều là một mỏ lớn. Do

Footer Page
of 166.
Số hóa20
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 21 of 166.

20

đó, ở đây đã hình thành một công

trường thủ công khai thác mỏ có quy

mô và tập trung hàng trăm công nhân.
Vẫn theo Đại Nam nhất thống chí, thời Nguyễn, thuế mỏ vàng ở Võ
Nhai là 53 lạng/1 năm; thuế sắt ở các mỏ Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Lương là
10 400 cân/1 năm [45, 171]. Về tài nguyên nước, tỉnh Thái Nguyên có nguồn
tài nguyên nước tương đối dồi dào. Do Thái Nguyên có điều kiện địa hình, địa

thế dốc, phân cách mạnh, mặt khác, hiện nay diễn ra một thực tế là thảm thực
vật rừng che phủ thấp, cho nên vào mùa mưa dòng chảy tăng mạnh, thường
gây ra lũ lụt lớn. Ngược lại, khi mùa khô đến, dòng chảy lại rất cạn kiệt nên
thường gây ra tình trạng thiếu nước, hạn hán, nhất là khu vực núi đá vôi thuộc
địa phận các huyện: Võ Nhai, Định Hoá, Đồng Hỷ,…
Như vậy, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi trên đây đã khẳng định
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát
triển nền nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp. Trong nền nông nghiệp
của tỉnh Thái Nguyên thế mạnh nhất vẫn là cây công nghiệp trên vùng đồi
như: chè, cà phê,…Trong đó, cây chè là một loại cây rất thích hợp với thổ
nhưỡng Thái Nguyên, trên thực tế, chè Tân Cương đã trở thành đặc sản nổi
tiếng và có thương hiệu.
1.1.3. Điều kiện xã hội
Theo số liệu thống kê dân số toàn tỉnh năm 2004, Thái Nguyên có 1 095
991 người với 246 160 hộ gia đình. Trong đó, dân số thành thị là 251 058
người (22,91 %), dân số nông thôn là 844 933 người (77,09 %). Thái Nguyên
từ lâu là địa bàn cư tụ của nhiều dân tộc. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 8 dân
tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, H’mông. Trong
đó, đông nhất vẫn là dân tộc Kinh (75,47%), dân tộc Tày (10,68%), … [2, 22].
Dân tộc Kinh là dân tộc chiếm số lượng đông nhất và mang nguồn gốc bản
địa. Mặt khác, dân tộc Kinh cũng do nhiều bộ phận hợp thành như: dân bản
địa, dân được tuyển mộ vào làm thuê trong các mỏ khai thác, trong các đồn
điền. Ngoài ra, còn có một bộ phận khác di cư từ các vùng đồng bằng lên.

Footer Page
of 166.
Số hóa21
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 22 of 166.

21

Dân tộc Kinh mang tính chất bản địa

ở tỉnh Thái Nguyên không nhiều.

Theo Đại Nam nhất thống chí, đến thời Gia Long cả tỉnh có 6700 suất đinh. [45,
157] Tuy nhiên, do những tiềm năng nông, lâm nghiệp, khoáng sản của tỉnh
mà đã thu hút nhiều người ở các tỉnh đến Thái Nguyên để sinh cơ lập nghiệp,
làm ăn sinh sống. Để thấy rõ điều này, chúng tôi căn cứ vào số liệu Báo cáo
của Công sứ tỉnh Thái Nguyên (năm 1938) thì số dân các tỉnh chuyển đến
Thái Nguyên sinh sống là 3165 người, trong đó có người ở các tỉnh là: Lạng
Sơn (989 người), Thái Bình (909 người), Nam Định (807 người), Bắc Ninh
(315 người), Hưng Yên (268 người), Hải Dương(243 người), Hà Nam (217
người), Ninh Bình (151 người), Bắc Giang (132 người), Sơn Tây (122 người),
số còn lại là dân cư của các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Cao Bằng, Hải Dương.
Cũng theo Báo cáo trên thì, hàng năm có một số lượng lớn người các tỉnh đến
Thái Nguyên lập nghiệp. Điều này được thể hiện rõ qua biểu 1
Biểu 1: Số dân di cƣ đến Thái Nguyên từ 1930 đến 1938 [43, 20]
Năm

Số hộ

Số khẩu


1930

598

2001

1935

1410

5502

1936

1695

6473

1937

2386

6887

1938 (đến 30/6)

?

3165


Cộng

6089

24 028

Địa bàn cư trú của người Kinh rộng khắp các huyện của tỉnh, nhưng tập
trung đông nhất vẫn là ở thành phố Thái Nguyên. Theo niên giám thống kê
năm 1997 tỉnh Thái Nguyên thì số lượng người Kinh sinh sống ở các huyện

Footer Page
of 166.
Số hóa22
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 23 of 166.

22

thị được cụ thể như sau: thành phố

Thái Nguyên (171 203 người), Phổ

Yên (35 013 người), Đại Từ (22 272 người) và Võ Nhai (125 279 người). [30,
12] Nhìn chung, người Kinh có rất nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, chăn
nuôi, đồng thời họ cũng tiếp thu nhanh nhẹn những tiến bộ khoa học kỹ thuật

để áp dụng trong sản xuất.
Dân tộc Tày có số lượng là 108 946 (chiếm 10,68%) trong toàn tỉnh
[30, 12]. Dân tộc Tày là một trong những dân tộc có mặt ở Thái Nguyên từ
lâu. Địa bàn cư trú của dân tộc Tày rộng khắp ở các huyện, thị trong toàn tỉnh
nhưng chủ yếu ở những huyện vùng cao của tỉnh như: Võ Nhai, Đại Từ, Định
Hoá, … Nhìn chung, người Tày sống bằng nghề nông là chính và có những
nét văn hoá đặc trưng. Họ đã lưu giữ và phát triển được nhiều bản sắc văn hoá
truyền thống của dân tộc mình. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn
có 52 220 người dân tộc Nùng (chiếm 5,12%), 24 997 người dân tộc Sán Dìu,
21 825 người dân tộc Dao và 41 572 người thuộc các thành phần dân tộc khác
như: Hmông, Sán Chỉ, Cao Lan [30, 12]. Các dân tộc này chủ yếu sống bằng
nghề nông, trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mỗi dân tộc đều có
những nét văn hóa riêng đặc sắc. Các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
đều hoà nhập thành một cộng đồng đoàn kết, thống nhất, cùng sống xen kẽ
trên một lãnh thổ với một nền văn hoá chung, cùng với những nét văn hoá
riêng biệt của từng dân tộc, tạo nên được những nét văn hoá đa dạng trong sự
thống nhất trong một nền văn hoá Việt.
Như vậy, tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía
Bắc Việt nam, có vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự, nơi được
đánh giá là “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Đây là tỉnh đệm nối các tỉnh
miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thái Nguyên cũng là
một tỉnh có nhiều thế mạnh, tiềm năng về đất, khoáng sản, nhân công,… Cho
nên, ngay từ khi đặt ách cai trị ở đây, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều
đồn điền để vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt,

Footer Page
of 166.
Số hóa23
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





Header Page 24 of 166.

23

thu lợi nhuận cao. Trải qua gần một

thế kỷ xây dựng và đấu tranh, nhân

dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tô thắm thêm những trang sử truyền
thống, vinh quang của tỉnh Thái Nguyên. Đây chính là cơ sở vững chắc để
nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên vững bước tiến lên con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.2. TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1988

1.2.1 Quá trình chiếm đoạt ruộng đất của thực dân Pháp và sự
thành lập các đồn điền
Như đã trình bày ở phần trên ta thấy, Thái Nguyên là một trong những
tỉnh có rất nhiều tiềm năng, lợi thế. Đây là một vùng có vị trí rất quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế và phòng thủ quân sự. “Đây là một tỉnh
nông nghiệp, đây cũng là tỉnh giàu khoáng sản, đây lại là một tỉnh lâm
nghiệp… Khi cuộc khủng hoảng kinh tế chung hiện nay đã qua đi, thì cái tỉnh
đẹp đẽ này, nơi có nhiều chỗ có phong cảnh giống như vùng Nooc- măng- di
của chúng ta nhất định sẽ thịnh vượng lên một cách không lường trước được.
Vì nó có vô vàn phương tiện thuận lợi để trao vào tay những con người dũng
cảm không ngần ngại truớc khó khăn gian khổ”[42, 59-60]. Nhận thấy rõ vị
trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thái Nguyên, vào năm 1887, tức là vào thời

điểm thực dân Pháp chưa hoàn thành công cuộc bình định Thái Nguyên thì
chúng đã cấp giấy phép cho các điền chủ người Pháp chiếm đoạt ruộng đất
của nông dân để lập ra các đồn điền. Các điền chủ người Pháp đã dùng nhiều
thủ đoạn khác nhau để tước đoạt ruộng đất của nông dân tỉnh Thái nguyên.
Việc tước đoạt ruộng đất đối với nông dân của các điền chủ được thực dân
Pháp ủng hộ, khuyến khích. Nghị định ngày 1/5/1900 cho phép Khâm sứ
Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ, Thống đốc Nam Kỳ có quyền cấp cho mỗi
người 300 ha trở xuống, còn Toàn quyền Đông Dương có quyền cấp ít nhất từ
300 ha trở lên [99, 298]. Thông qua Nghị định trên, các điền chủ người Pháp
được phép khai khẩn những vùng đất bỏ trống để lập ra các đồn điền. Bọn

Footer Page
of 166.
Số hóa24
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




Header Page 25 of 166.

24

điền chủ người Pháp còn dùng cả

những biện pháp cứng rắn, thậm chí

dùng cả vũ lực để xua đuổi hàng trăm gia đình nông dân đi nơi khác, rồi
chiếm đoạt ruộng đất của họ. Biện pháp này của các điền chủ người Pháp

chẳng khác gì cảnh “rào đất cướp ruộng” của tư sản Anh trong thời kỳ tích
luỹ tư bản nguyên thuỷ. Do đó, ngay trong những năm đầu tiên, đã có một
loạt đồn điền của Pháp được thành lập. Số liệu đồn điền được thể hiện rõ qua
biểu 2.

Biểu 2: Các đồn điền đầu tiên của ngƣời Pháp ở Thái Nguyên [42, 19]
STT Tên điền chủ thời gian lập Diện tích (ha)

Địa điểm (huyện)

1

Boisđam

4/1887

277

Phú Bình

2

Deraytus (nữ)

8/1897

13679

Phú Bình


3

Decacmailes

6/1898

3650

Đồng Hỷ

4

Reynaud

7/1898

14605

Phổ Yên

5

Commains

1/1903

209

Đồng Hỷ


6

Guilaume

7/1898

10576

Phổ Yên

Tổng cộng

42996

Theo cuốn sách Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884- 1918 của Tạ
Thị Thuý thì tính đến năm 1918, số đồn điền của người Pháp được thiết lập ở
Thái Nguyên từ 1884 là 24 đồn điền. Trong đó có ba đồn điền có diện tích

Footer Page
of 166.
Số hóa25
bởi Trung
tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×