Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng dân dụng tại công ty cổ phần xây dựng số 5 (vinaconex 5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 120 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài “Đề xuất
giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng dân dụng tại Công ty
Cổ phần Xây dựng Số 5 (Vinaconex 5)” tác giả đã hoàn thành theo đúng nội dung
của đề cương nghiên cứu, được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Công
trình phê duyệt.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư - Bộ môn Công nghệ và Quản lý Xây dựng - Khoa
Công trình - Trường Đại học Thủy Lợi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp
các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn và kinh
nghiệm của các thầy, cô giáo khoa công trình cùng các thầy, cô giáo trường Đại học
Thủy Lợi, phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi.
Xin chân thành cảm ơn các Nhà Khoa học, các Nhà Quản lý, Ban Lãnh đạo,
Tập thể Cán bộ Công nhân viên trong Công ty Cổ phần Xây dựng số 5; Tập thể lớp
Cao học 21QLXD11 - Trường Đại học Thuỷ Lợi cùng toàn thể gia đình và bạn bè
đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả hoàn thành
luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn
hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BẢN CAM KẾT
Kính gửi:

- Ban Giám hiệu trường Đại học Thuỷ Lợi
- Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thuỷ Lợi

Tên tôi là:

Nguyễn Thị Thu Thủy

Học viên cao học lớp:

21QLXD11

Chuyên ngành:

Quản lý Xây dựng

Mã số chuyên ngành:

60.58.03.02

Mã học viên:

138580302057

Theo Quyết định số 1801/QĐ-ĐHTL ngày 11/11/2014 của Hiệu trưởng trường
Đại học Thuỷ Lợi về việc phê duyệt danh sách học viên, đề tài luận văn và người
hướng dẫn được giao đợt 4 năm 2014 với đề tài: “Đề xuất giải pháp quản lý chất
lượng thi công công trình xây dựng dân dụng tại Công ty Cổ phần Xây dựng Số 5

(Vinaconex 5)” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư.
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng
tải trên các tài liệu và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 3
6. Kết quả dự kiến đạt được ................................................................................. 3
7. Nội dung chính của luận văn ........................................................................... 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH...................4
1.1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH ................................................... 4
1.1.1. Công trình xây dựng dân dụng ................................................................... 4
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng ................................................................. 4
1.1.3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng .................................................... 9
1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .... 17
1.2.1. Quan điểm về quản lý chất lượng thi công ............................................... 17
1.2.2. Các bước trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình ........... 17
1.2.3. Tình hình quản lý chất lượng công trình nói chung ở nước ta hiện nay .. 19

1.2.4. Ý nghĩa việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình........20

Kết luận chương 1 ......................................................................................... 21
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................................... 22
2.1. NỘI DUNG CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................... 22
2.1.1. Về nguồn nhân lực .................................................................................... 22
2.1.2. Về vật tư ................................................................................................... 23
2.1.3. Về máy móc thiết bị.................................................................................. 24
2.1.4. Về giải pháp thi công ................................................................................ 26


2.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................... 26
2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người .................................................... 26
2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý vật tư, máy móc thiết bị .............................. 27
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá về quản lý thi công ....................................................... 27
2.3. MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ............................... 28
2.4. MÔ HÌNH VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP NGÀNH
XÂY DỰNG ............................................................................................................ 30
2.4.1. Phân tích mô hình tổ chức ........................................................................ 30
2.4.2. Phân tích các cơ cấu tổ chức.................................................................... 31
2.4.3. Nhiệm vụ và các yêu cầu với một số bộ phận trong bộ máy quản lý, thi
công xây dựng công trình ................................................................................... 36
2.5. THI CÔNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH ........................................................................................................ 39
2.5.1. Các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng công trình .................. 40
2.5.2. Yêu cầu trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng trong việc quản lý

chất lượng thi công xây dựng công trình ............................................................ 41
2.6. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ DỰ ÁN ......................................... 42
2.6.1. Quy trình kiểm soát vật tư ........................................................................ 43
2.6.2. Quy trình kiểm soát máy móc, thiết bị thi công ....................................... 44
2.6.3. Quy trình quản lý chất lượng kỹ thuật thi công ........................................ 45
2.6.4. Một số Quy trình kiểm soát khác ............................................................. 46

Kết luận chương 2 ......................................................................................... 47
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 .......................................... 48
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 ...... 48
3.1.1. Sơ lược chung về Công ty ........................................................................ 48
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty ......................................................... 53


3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI
CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI VINACONEX 5 ............................... 54
3.2.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại công trường ... 54
3.2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý vật tư, thiết bị thi công tại công
trường.................................................................................................................. 63
3.2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công ....................... 71
3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH........................................................................................... 77
3.3.1. Đề xuất giải pháp về cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao chất lượng thi công
xây dựng công trình ............................................................................................ 77
3.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý vật tư, thiết bị thi công nhằm nâng cao chất
lượng thi công xây dựng công trình ................................................................... 80
3.3.3. Đề xuất quy trình quản lý chất lượng thi công xây dựng tại công trường 95
PHỤ LỤC CÁC BIỂU MẪU ................................................................................ 106

Kết luận chương 3 ................................................................................................. 107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 108
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 108
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 110


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng ..... 5
Hình 1.2. Sơ đồ đảm bảo chất lượng .......................................................................... 14
Hình 1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng ..................................................................... 15
Hình 1.4. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện ....................................................... 16
Hình 3.1. Một số công trình tiêu biểu của công ty ..................................................... 50
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty ............................................................ 54
Hình 3.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường ............... 56
Hình 3.4. Một số hình ảnh thiết bị tiêu biểu của Công ty .......................................... 67
Hình 3.5. Đề xuất sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý,thi công xây dựng công trình ....... 78
Hình 3.6. Lưu đồ kiểm soát vật tư ............................................................................. 80
Hình 3.7. Lưu đồ kiểm soát thiết bị thi công ............................................................. 90
Hình 3.8. Lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật thi công ............................................. 97
Hình 3.9. Lưu đồ kiểm soát tiến độ ............................................................................ 99
Hình 3.10. Lưu đồ kiểm soát sự thay đổi ................................................................... 102
Hình 3.11. Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng và thanh toán ..................... 104


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Đánh giá bộ máy quản lý, điều hành thi công công trường ....................... 61
Bảng 3.2. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát vật tư ....................................................... 81
Bảng 3.3. Thành phần hạt cát ..................................................................................... 85

Bảng 3.4. Môn đun độ lớn của cát ............................................................................. 85
Bảng 3.5. Hàm lượng bùn sét và tạp chất trong cát ................................................... 85
Bảng 3.6. Thời gian vận chuyển cho phép của bê tông ............................................. 87
Bảng 3.7. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát thiết bị ..................................................... 91
Bảng 3.8. Các thiết bị thi công chính cần thiết trên công trình .................................. 94
Bảng 3.9. Thuyết minh Lưu đồ quản lý chất lượng kỹ thuật thi công ....................... 98
Bảng 3.10. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát tiến độ.................................................... 100
Bảng 3.11. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát sự thay đổi ............................................. 103
Bảng 3.12. Thuyết minh Lưu đồ kiểm soát hồ sơ Quản lý chất lượng và thanh toán 105


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.Vinaconex 5:

Công ty Cổ phần Xây dựng số 5

2. CĐT:

Chủ đầu tư

3. TVGS:

Tư vấn giám sát

4. TVQLDA:

Tư vấn quản lý dự án

5. PGĐPTCT:


Phó Giám đốc phụ trách công trường

6. CHT:

Chỉ huy trưởng

7. BCHCT:

Ban Chỉ huy công trường

8. DA:

Dự án

9. QLCL:

Quản lý chất lượng

10. QLCLCTXD:

Quản lý chất lượng công trình xây dựng

11. QLCLTC:

Quản lý chất lượng thi công

12. QLCLTCXDCT: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
13. CTXD:

Công trình xây dựng



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng là một ngành sản xuất cơ bản trong nền kinh tế quốc dân. Xây dựng
đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội. Đặc biệt
đối với Việt Nam đang bắt đầu xây dựng nền kinh tế phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa nên có vị trí đặc biệt quan trọng. Xây dựng là biểu hiện sự phát triển
của một xã hội. Chính vì lẽ đó Nhà nước ta coi xây dựng là một trong những ngành
công nghiệp nặng – ngành xây dựng cơ bản. Gọi là xây dựng cơ bản vì sản phẩm
của nó là tài sản của xã hội góp phần làm ra những sản phẩm khác. Trong xây dựng
cơ bản thì xây dựng công nghiệp và dân dụng chiếm tỉ trọng lớn.
Trong những năm gần đây, khi nước ta bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện
mạo đất nước ngày càng không ngừng đổi mới, đó là việc đời sống kinh tế của
người dân ngày càng được cải thiện, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát
triển. Đảng và Nhà nước đã khẳng định điều này sẽ mang đến nhiều cơ hội, nhưng
cũng sẽ ẩn chứa nhiều thách thức mà ngành xây dựng trong nước sẽ phải đối mặt.
Các sự cố về chất lượng công trình do sai sót trong công tác quản lý thi công
trong những năm gần đây xảy ra ở một số công trình lớn trong nước ngày càng gia
tăng gây nên sự chú ý và bức xúc của nhân dân cả nước nói chung và ngành xây
dựng nói riêng, có thể kể ra một loạt những sự cố điển hình như sự cố sập nhịp dẫn
cầu Cần Thơ vào năm 2007 với 54 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương,
gây thiệt hại không nhỏ cho nhà nước và xã hội; hay sự cố vỡ 50m đập chính đang
thi công của công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt hay là sự phá hoại công trình khi xảy
ra thiên tai như bão, lũ, ngập lụt ...; nó thật sự là những thảm họa đã cướp đi sinh
mạng của nhiều người và gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.
Chất lượng của một công trình được quyết định chủ yếu trong giai đoạn thi
công và hoàn thiện công trình. Chất lượng công trình xây dựng không những có liên

quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư
xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững
của mỗi Quốc gia. Do có vai trò quan trọng như vậy nên quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình là mục đích mà các nước trên thế giới đều hướng tới. Kinh


2

nghiệm phát triển kinh tế của nhiều nước công nghiệp trên thế giới chứng minh một
thực tế “Quản lý chất lượng tốt luôn luôn dẫn đến hai hệ quả tự nhiên là giảm chi
phí, nâng cao năng xuất lao động và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp”.
Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 là đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực
thuộc Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex,
được thành lập năm 1973 theo quyết định của Bộ Xây dựng. Hiện nay, công tác
quản lý chất lượng thi công đang được chú trọng nhằm nâng cao thương hiệu và sức
cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Song bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn
còn những mặt tồn tại, yếu kém, phương pháp tổ chức quản lý chất lượng thi công
vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn này, với những kiến thức đã học tập, nghiêm cứu tác giả
chọn đề tài: “Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng
dân dụng tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (Vinaconex 5)” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình dân dụng tại Vinaconex 5.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp điều tra
khảo sát thực tế; phương pháp thống kê; phương pháp thu thập phân tích tài liệu;
phương pháp phân tích tổng hợp và kết hợp một số phương pháp khác.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình dân dụng của Nhà thầu thi công Vinaconex 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các hoạt động của công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng
công trình dân dụng của nhà thầu thi công Vinaconex 5.
Đề tài chỉ nghiên cứu về công trình xây dựng dân dụng của Vinaconex 5.


3

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đề tài góp phần hệ thống hóa và cập nhật những vấn đề lý luận cơ bản về công
tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, làm rõ nhiệm vụ, vai trò, trách
nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý chất lượng thi công. Những nghiên
cứu này có giá trị làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý chất lượng thi công
xây dựng công trình, áp dụng cho các doanh nghiệp hiện nay.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn đề tài:
Nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nâng cao
chất lượng trong công tác quản lý thi công xây dựng công trình dân dụng, là tài liệu
tham khảo hữu ích cho nhà thầu thi công Vinaconex 5 nói riêng cũng như các nhà
thầu thi công xây dựng công trình nói chung.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng thi công xây
dựng công trình một cách sát thực, khách quan và toàn diện. Chỉ ra được ưu, nhược điểm
của vấn đề. Đây là những bước quan trọng làm tiền đề cho việc đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Vinaconex 5;

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về quản lý chất lượng thi công có tính
khả thi và phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công trình của nhà thầu
thi công Vinaconex 5.
7. Nội dung chính của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc từ 3 chương
nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng công trình và quản lý chất lượng
thi công xây dựng công trình.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.
Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng thi
công xây dựng công trình tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 (Vinaconex 5).


4

CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1.1.1. Công trình xây dựng dân dụng
Công trình xây dựng:
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác. [1]
Đặc điểm công trình xây dựng:
- Công trình xây dựng có quy mô, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời
gian sản xuất xây lắp kéo dài.

- Công trình xây dựng cố định tại nơi sản xuất, phương tiện thi công, người lao
động,...phải di chuyển đến địa điểm xây dựng. [1]
Công trình xây dựng dân dụng: là công trình xây dựng, bao gồm:
- Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ;
- Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình
y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà
phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh,
phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại. [1]
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng
1.1.2.1. Quan điểm về chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ
thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. [18]


5

Chất lượng CTXD

=

Đảm bảo

Phù hợp

- An Toàn

- Quy chuẩn

- Bền vững


+

- Tiêu chuẩn

- Kỹ thuật

- Quy phạm PL

- Mỹ thuật

- Hợp đồng

Hình 1.1. Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng
Nhìn vào sơ đồ (hình 1.1), chất lượng CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về
mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng
yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng
không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng
đồng (an ninh, an toàn môi trường...), không kinh tế thì cũng không thỏa mãn yêu
cầu về chất lượng công trình.
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng CTXD được hình thành xuyên suốt các giai đoạn bắt đầu ý tưởng
đến quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Các yếu tố ảnh hưởng tới Chất
lượng CTXD có thể phân làm 2 nhóm sau đây:
a) Nhóm nhân tố khách quan:
Trình độ tiến bộ khoa học công nghệ:
Chất lượng sản phẩm xây dựng phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và công nghệ
để tạo ra nó. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm xây dựng có thể đạt
được. Tiến bộ khoa học – công nghệ cao tạo ra khái niệm không ngừng nâng cao
chất lượng xây dựng, nhờ đó mà sản phẩm xây dựng ngày càng hoàn thiện và nâng

cao hơn. Tiến bộ khoa học – công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa
học chính xác hơn, trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm, thiết
kế tốt hơn, hiện đại hơn. Công nghệ, thiết bị mới ứng dụng trong thiết kế và thi
công giúp nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của công trình xây dựng. Nhờ tiến
bộ khoa học – công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt hơn, rẻ hơn
nguồn nguyên liệu sẵn có. Khoa học quản lý phát triển hình thành những phương


6

pháp quản lý tiên tiến hiện đại góp phần nắm bắt nhanh hơn, chính xác hơn các rủi
ro về chất lượng công trình, giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản
phẩm xây dựng.
Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước:
Cơ chế chính sách của nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc
đẩy cải tiến, nâng cao chất lượng của công trình xây dựng. Bất kỳ một doanh nghiệp
nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định, trong đó môi
trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý có tác động trực tiếp và to
lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng công trình xây dựng, pháp chế hóa quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình. Nó cũng tạo ra
sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng công trình thông qua cơ
chế khuyến khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ
sáng tạo trong cải tiến chất lượng.
Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ đến việc bảo quản và nâng cao chất
lượng sản phẩm xây dựng, đặc biệt là đối với những nước có khí hậu nhiệt đới,
nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam. Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như:
gió, mưa, bão, sét... ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thi công xây dựng, các
nguyên vật liệu dự trữ tại các kho bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả
vận hành các thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động

ngoài trời.
Tình hình thị trường:
Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: Cung, cầu, giá cả, quy mô thị
trường, cạnh tranh... Chất lượng sản phẩm xây dựng cũng gắn liền với sự vận động
và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được
khách hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? và tiêu thụ ở mức như thế
nào? Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược đầu tư xây dựng để có thể đưa
ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả
năng tiêu thụ ở những thời điểm nhất định. Thông thường, khi mức sống xã hội còn


7

thấp, người ta quan tâm nhiều tới giá thành sản phẩm. Nhưng khi đờ i sống xã hội
tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo. Đôi khi họ chấp nhận mua sản
phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của mình.
b) Nhóm nhân tố chủ quan:
Là nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong các doanh nghiệp tham gia hoạt
động xây dựng, mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Nó gắn liền với điều kiện của
doanh nghiệp như: lao động, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, trình độ quản lý… Các
nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trình độ lao động của doanh nghiệp:
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên cơ sở
giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh
nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa mọi thành viên và bộ
phận trong doanh nghiệp. Năng lực và tinh thần của đội ngũ lao động, những giá trị
chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tác động sâu sắc toàn diện đến
hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra. Chất lượng không chỉ thỏa mãn nhu cầu của

khách hàng bên ngoài mà còn phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bên trong
doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu
cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những nội dung cơ bản của quản
lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay.
Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về
công nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của doanh
nghiệp ảnh hưởng lớn đến chất lượng xây dựng. Trong nhiều trường hợp, trình độ
và cơ cấu công nghệ đưa ra những giải pháp thiết kế và thi công quyết định đến chất
lượng sản phẩm tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng
cao, phù hợp các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc
thiết bị hiện có, kết hơp giữa công nghệ hiện có với đối mới để nâng cao chất lượng
công trình là một trong những hướng quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp.


8

Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp:
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình thành
các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất lượng nguyên
vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình xây dựng. Mỗi loại nguyên liệu
khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu
chuẩn hóa của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm.
Để thực hiện các mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng,
đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sửa chữa. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là
đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về
mặt thời gian. Một hệ thống cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ
đồng bộ giữa bên cung ứng và doanh nghiệp sản xuất. Trong môi trường kinh doanh hiện
nay, tạo ra mối quan hệ tin tưởng ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan

trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp:
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động... dù có ở
trình độ cao song không được tổ chức một cách hợp lý, phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng
giữa các khâu sản xuất thì cũng khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng. Không
những thế, nhiều khi nó còn gây thất thoát, lãng phí nhiên liệu, nguyên vật liệu... của
doanh nghiệp. Do đó, công tác tổ chức sản xuất và lựa chọn phương pháp tổ chức sản
xuất trong doanh nghiệp đóng một vai tròn hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, để mô hình và phương pháp tổ chức sản xuất được hoạt động có
hiệu quả thì cần phải có năng lực quản lý. Trình độ quản lý nói chung và quản lý
chất lượng nói riêng một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến, hoàn thiện
chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này gắn liền với trình độ nhận thức,
hiểu biết của cán bộ quản lý về chất lượng, chính sách chất lượng, chương trình và
kế hoạch chất lượng nhằm xác định được mục tiêu một cách chính xác rõ ràng, làm
cơ sở cho việc hoàn thiện, cải tiến.
Có được chất lượng công trình như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng,
trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, CĐT) và năng lực
của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. [18]


9

1.1.3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quan điểm về quản lý chất lượng:
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả sự tác động hàng loạt yếu tố
có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần quản lý
một cách đúng đắn các yếu tố này. QLCL là một khía cạnh của chức năng quản lý
để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực
chất lượng được gọi là QLCL.
Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:

- Theo GOST 15467-70: QLCL là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất
lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này
được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động
hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí.
- Theo A.G. Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:
QLCL được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự
phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng
trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối
tượng cho phép thỏa mán yêu cầu đầy đủ của người tiêu dùng.
- Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: QLCL là hệ
thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất hàng hóa có chất lượng cao
hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng.
- Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh
vực quản lý chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa QLCL có nghĩa là: nghiên
cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh
tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoản mãn nhu cầu của
người tiêu dùng.
- Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa về
QLCL: là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể
các thành phần của một kế hoạch hành động.


10

- Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: QLCL là một hoạt
động có chức năng quản lý chung nhằm đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và
thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất
lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống
chất lượng.
Như vậy, tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về QLCL, song nhìn

chung chúng đều có những điểm giống nhau như:
- Mục tiêu trực tiếp của QLCL là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu.
- Thực chất của QLCL là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như:
hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác, QLCL chính là chất
lượng của quản lý.
- QLCL là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh
tế, kỹ thuật, xã hội). QLCL là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong
xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp, nhưng phải được lãnh
đạo cao nhất chỉ đạo.[27]
Quản lý chất lượng công trình xây dựng:
QLCLCTXD là hoạt động của nhà nước, chủ đầu tư, tư vấn và các bên tham
gia lĩnh vực xây dựng để công trình sau khi đi xây dựng xong đảm bảo đúng mục
đích, đúng kỹ thuật và đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo từng giai đoạn và các
bước xây dựng công trình các bên liên quan sẽ đưa ra các biện pháp tối ưu để kiểm soát
nâng cao chất lượng công trình theo quy định hiện hành.
1.1.3.1. Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
Chức năng hoạch định:
Hoạch định là chất lượng quan trọng hành đầu và đi trước các chức năng khác
của quản lý chất lượng.
Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương
tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Nhiệm
vụ của hoạch định chất lượng là:


11

- Nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng
hóa dịch vụ, từ đó xác định yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật của sản
phẩm dịch vụ thiết kế sản phẩm dịch vụ.

- Xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm cần đạt được và chính sách chất
lượng của doanh nghiệp.
- Chuyển giao kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.
Hoạch định chất lượng có tác dụng: Định hướng phát triển chất lượng cho toàn
công ty. Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh
nghiệp chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường. Khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn
các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn góp phần làm giảm chi phí cho chất lượng.
Chức năng tổ chức:
Để làm tốt chức năng tổ chức cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tổ chức hệ thống QLCL. Hiện đang tồn tại nhiều hệ thống QLCL như TQM
(Total Quanlity Management), ISO 9000 (International Standards Organization),
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System), GMP (good
manufacturing practices), Q-Base (tập hợp các kinh nghiệm quản lý chất lượng đã
được thực thi tại New Zealand), giải thưởng chất lượng Việt Nam...Mỗi doanh
nghiệp phải lựa chọn cho mình hệ thống chất lượng phù hợp.
- Tổ chức thực hiện bao gồm việc tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ
thuật, chính trị, tư tưởng, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định. Nhiệm
vụ này bao gồm:
+ Làm cho mọi người thực hiện kế hoạch biết rõ mục tiêu, sự cần thiết và nội
dung mình phải làm.
+ Tổ chức chương trình đào tạo và giáo dục cần thiết đối với những người
thực hiện kế hoạch.
+ Cung cấp nguồn lực cần thiết ở mọi nơi mọi lúc.
Chức năng kiểm tra, kiểm soát:
Kiểm tra, kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động
tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện, phương pháp và hoạt động nhằm
đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đặt ra. Những nhiệm vụ chủ yếu
của kiểm tra, kiểm soát chất lượng là:



12

+ Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu.
+ Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp.
+ So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện những sai lệch.
+ Tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục những sai lệch, đảm bảo
thực hiện đúng như yêu cầu.
Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát các kết quả thực hiện kế hoạch cần đánh giá
độc lập các vấn đề sau:
+ Liệu kế hoạch có được tuân theo một cách trung thành không.
+ Liệu bản thân kế hoạch đã đủ chưa?
Nếu mục tiêu không đạt được có nghĩa là một trong hai hoặc cả hai điều kiện
trên không được thỏa mãn.
Chức năng kích thích:
Kích thích việc đảm bảo và nâng cao chất lượng được thực hiện thông qua chế
độ áp dụng thưởng phạt về chất lượng đối với người lao động và áp dụng giải
thưởng quốc gia về đảm bảo và nâng cao chất lượng.
Chức năng điều chỉnh, điều hòa, phối hợp:
Là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục các
tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm giảm dần khoảng cách
giữa mong muốn khách hàng và thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn khách hành
ở mức cao hơn.
Hoạt động điều chỉnh, điều hòa, phối hợp đối với quản lý chất lượng được
hiểu rõ ở nhiệm vụ cải tiến và hoàn thiện chất lượng. Cải tiến và hoàn thiện chất
lượng được tiến hành theo các hướng:
+ Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm.
+ Đổi mới công nghệ.
+ Thay đổi và hoàn thiện quá trình nhằm giảm khuyết tật.[27]
1.1.3.2. Các phương thức quản lý chất lượng
Phương thức kiểm tra chất lượng (Inspection):

Một phương thức đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định là kiểm
tra các sản phẩm và chi tiết bộ phận, nhằm sàng lọc và loại bỏ các chi tiết, bộ phận
không đảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật.


13

Các sản phẩm sau quá trình sản xuất mới tiến hành kiểm tra các khuyết tật.
Khi phát hiện các khuyết tật mới đề ra các biện pháp xử lý. Kiểm tra chỉ là một sự
phân loại sản phẩm đã được chế tạo, đây là cách xử lý chuyện đã rồi. Điều đó có
nghĩa là chất lượng không được tạo dựng lên qua kiểm tra. Để đảm bảo sản phẩm
chất lượng còn phải phù hợp với qui định nhưng sản phẩm phù hợp với qui định
cũng chưa chắc thỏa mãn nhu cầu của thị trường nếu như các qui định không phản
ánh đúng nhu cầu.
Vì lý do này, người ta bắt đầu chú trọng đến việc đảm bảo ổn định chất lượng trong
những quá trình trước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới sàng lọc sản phẩm.
Phương thức kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control):
Được đưa ra đầu tiên bởi Walter A. Shewhart, một kỹ sư thuộc phòng thí
nghiệm Bell Telephone tại Priceton, Newjersey (Mỹ). Kiểm soát chất lượng là các
hoạt động kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về
chất lượng.
Để kiểm soát chất lượng, mỗi công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp tới quá trình tao ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa
sản xuất ra sản phẩm khuyết tật. Bao gồm kiểm soát 5 điều kiện cơ bản sau đây:
- Kiểm soát con người: Tất cả mọi người từ lãnh đạo cấp cao đến nhân viên
thường trực phải được đào tạo để thực hiện nhiệm vụ được giao; đủ kinh nghiệm để
sử dụng các phương pháp, quy trình cũng như biết sử dụng các trang thiết bị,
phương tiện; hiểu biết rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với chất lượng
sản phẩm; có đầy đủ những tài liệu, hướng dẫn công việc cần thiết và có đủ phương
tiện để tiến hành công việc; có đủ mọi điều kiện cần thiết khác để công việc có thể

đạt được chất lượng như mong muốn.
- Kiểm soát phương pháp và quá trình: Phương pháp và quá trình phải phù hợp
nghĩa là bằng phương pháp và quá trình chắc chắn sản phẩm và dịch vụ được tạo ra
sẽ đạt được những yêu cầu đề ra.
- Kiểm soát việc cung ứng các yếu tố đầu vào: Nguồn cung cấp nguyên vật
liệu phải được lựa chọn. Nguyên liệu phải được kiểm tra chặt chẽ khi nhập vào và
trong quá trình bảo quản.


14

- Kiểm soát trang thiết bị dùng trong sản xuất và thử nghiệm: Các loại thiết bị
này phải phù hợp với mục đích sử dụng. Đảm bảo được yêu cầu như: Hoạt động tốt;
đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; an toàn đối với công nhân vận hành; không gây ô
nhiễm môi trường, sạch sẽ.
- Kiểm soát thông tin: Mọi thông tin phải được người có thẩm quyền kiểm tra
và duyệt ban hành. Thông tin phải cập nhật va được chuyển đến những chỗ cần thiết
để sử dụng.
Phương thức đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance):
- Đảm bảo chất lượng được thực hiện dựa trên hai yếu tố: Phải chứng minh
được việc thực hiện kiểm soát chất lượng và đưa ra được những bằng chứng về việc
kiểm soát ấy.

Hình 1.2. Sơ đồ đảm bảo chất lượng
Tùy theo mức độ phức tạp của cơ cấu tổ chức và mức độ phức tạp của sản
phẩm dịch vụ mà việc đảm bảo chất lượng đòi hỏi phải có nhiều hay ít văn bản.
Mức độ tối thiểu cần đạt được gồm những văn bản như ghi trong sơ đồ trên. Khi
đánh giá, khách hàng sẽ xem xét những văn bản tài liệu này và xem nó là cơ sở ban
đầu để khách hành đặt niềm tin vào nhà cung ứng.



15

Hình 1.3. Mô hình đảm bảo chất lượng
Phương thức quản lý chất lượng toàn diện – TQC (Total Quality Control):
QLCL toàn diện là một phương pháp quản lý trong một tổ chức định hướng
vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đến sự thành công
dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong công
ty và xã hội.
Mục tiêu của QLCL toàn diện:
+ Nâng cao uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của các thành viên, cải
tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ở mức tốt nhất có thể;
+ Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí không cần thiết;
+ Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất sản phẩm;
+ Rút ngắn thời gian giao hàng.
Nội dung của QLCL toàn diện là: Am hiểu chất lượng; cam kết và chính sách; tổ
chức chất lượng; đo lường chất lượng; lập kế hoạch chất lượng; thiết kế chất lượng;
xây dựng hệ thống chất lượng; kiểm tra chất lượng; hợp tác về chất lượng; đào tạo và
huấn luyện về chất lượng; và thực hiện quản lý chất lượng toàn diện.[27]


16

Hình 1.4. Mô hình quản lý chất lượng toàn diện
1.1.3.3. Các nguyên tắc quản lý chất lượng
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng:
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu những
nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà còn vượt cao
hơn sự mong đợi của họ.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo:

Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của
doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để
hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người:
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia
đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.


17

Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình:
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt
động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc 5: Tính hệ thống:
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn
nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục:
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh
nghiệp. Muốn có khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp
phải liên tục cải tiến.
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện:
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh
muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng:
Doanh ngiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ tương hỗ
cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. [23]
1.2. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.2.1. Quan điểm về quản lý chất lượng thi công
QLCLTCXDCT là quá trình kiểm soát, giám sát tốt tất cả các hoạt động diễn
ra trên công trường xây dựng nhằm đảm bảo tuân thủ bản vẽ thiết kế, các tiêu chí kỹ

thuật và các tiêu chuẩn thi công xây dựng áp dụng cho dự án.
1.2.2. Các bước trong quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
QLCLTCXDCT được thực hiện theo các bước sau đây:
- Lựa chọn nhà thà thầu thi công xây dựng công trình.
- Lập và phê duyệt biện pháp thi công. Trước khi thi công, CĐT và các nhà
thầu thi công xây dựng phải thống nhât nội dung về hệ thống QLCL của chủ đầu tư
và của nhà thầu, kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng trên cơ sở chỉ dẫn kỹ
thuật và các đề xuất của nhà thầu, bao gồm:


×