Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.6 MB, 41 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp áp dụng vận động phụ họa cho bài hát trong
dạy Âm nhạc ở tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy bộ môn Âm nhạc cấp Tiểu học.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ 05/09/2015 đến 20/05/2016
4. Tác giả:
Họ và tên: Trần Thị Hương
Năm sinh: 1978
Nơi thường trú: Vạn Diệp – Nam Phong – TP Nam Định
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm Âm nhạc.
Nơi làm việc: Trường Tiểu học Nam Phong - Tp Nam Định
Chức vụ: Giáo viên môn Âm nhạc kiêm TPT Đội
Địa chỉ liên hệ: Trường Tiểu học Nam Phong - Tp Nam Định
Điện thoại: 0916112002
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học Nam Phong - Tp Nam Định
Địa chỉ: Xã Nam Phong - Tp Nam Định
Điện thoại: 03503 858 950

1


MỤC LỤC
Nội dung
A. Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến.
B. Mô tả giải pháp
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
II. Mô tả giải pháp sau khi tạo ra sáng kiến.
II.1. Giải pháp 1
II.2 Giải pháp 2


II.3 Giải pháp 3
II.4 Giải pháp 4
C. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Kết luận
D. Cam kết không sao chép bản quyền

Trang
1

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ÁP DỤNG VẬN ĐỘNG PHỤ HỌA CHO BÀI HÁT
2


TRONG DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TIỂU HỌC
A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
Hướng tới việc đào tạo những con nguời phát triển toàn diện về đức, trí, thể,
mĩ. Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định môn Âm nhạc là một trong những môn
bắt buộc ở tiểu học. Với mục tiêu giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. Phát triển năng lực cá nhân, tính
năng động và sáng tạo, hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc
đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Thông qua các hoạt động giáo dục âm nhạc bồi dưỡng tình cảm trong sáng,
lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân cách cho học sinh. Giúp cho đời
sống tinh thần phong phú, lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc
quan, sự mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng và các giá trị khác. Âm nhạc hình thành
cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc, con
người Việt Nam. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao

khả năng, trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố
kiến thức qua học tập, vui chơi. Đồng thời phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ,
tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi trong các nhà trường.
Giai điệu trầm bổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, sự đa dạng của các
thể loại âm nhạc đưa trẻ em vào thế giới của cái đẹp một cách hấp dẫn và lý thú.
Âm nhạc là nghệ thuật có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất, những ấn tượng đẹp sẽ theo
suốt cuộc đời các em. Như lời nhà sư phạm lỗi lạc SuKhomLinski đã nhận định
“Tuổi thơ ấu không thể thiếu âm nhạc, trò chơi và chuyện cổ tích, thiếu những
cái đó trẻ em chỉ là những bông hoa héo khô. Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào những
điều thiện tạo sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực trí tuệ
một cách đầy đủ”. Âm nhạc sẽ dẫn dắt trẻ đi vào thế giới của những điều thiện, tạo
ra được sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ
mà không một phương tiện nào sánh được. Âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong
đời sống của con người, đặc biệt là trẻ em, nó tạo ra những cảm xúc, nó khơi gợi ở
3


trẻ tất cả những cái tốt đẹp và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Nghệ thuật âm nhạc
đem đến cho trẻ cái đẹp, đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên
trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái.
Trong trường tiểu học, Âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật
phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng
diễn tả những hứng thú của trẻ. Khác với các loại hình nghệ thuật khác, Âm nhạc
không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể mà bằng những ngôn ngữ
riêng, giai điệu, âm sắc, tiết tấu, âm nhạc lại vẽ lên những hình ảnh sinh động,
nhiều sắc màu và có sức truyền tải cảm xúc rất nhanh tới trẻ tiểu học. Phân môn
Học hát trong dạy học Âm nhạc ở tiểu học là phân môn chính, xuyên suốt 5 năm
học. Bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các bước lên lớp, áp dụng các phương pháp
giảng dạy theo kĩ năng sư phạm cơ bản để các em có thể hát đúng giai điệu, thuộc
lời bài hát, hát kết hợp gõ đệm thì

“Hoạt động hát kết hợp vận động phụ hoạ là một hoạt động quan trọng mang
tính thể hiện cũng như mang tính sáng tạo cao”. Vận động theo nhạc là hoạt
động góp phần thể hiện bức tranh sinh động đó, thể hiện được cảm xúc và quan
trọng hơn áp dụng vận động phụ họa trong dạy Âm nhạc là phát huy tính tích cực,
sự sáng tạo của học sinh. Những động tác vận động phụ hoạ thổi hồn vào bài hát
mà các em thể hiện, giúp các em hát hay hơn, nắm vững kiến thức, có trí nhớ sâu
và phát huy tính sáng tạo cho các em.
Nó giúp các em thể hiện khả năng âm nhạc của mình một cách hồn nhiên và tốt
nhất có thể.
Thực trạng
a, Thuận lợi:
Trong tình hình chung các nhà trường, việc giảng dạy bộ môn âm nhạc ở tiểu
học cũng như tham gia các phong trào văn nghệ phát triển mạnh. Các hoạt động
ngoài giờ của các truờng tiểu học trong thành phố hoạt động mạnh mẽ . Phòng giáo
dục đào tạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn 1 tháng một lần để các đồng chí giáo
viên dạy bộ môn Âm nhạc tiểu học có thể gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và học tập
chuyên môn của nhau. Đó là điều kiện để giáo viên âm nhạc thể hiện lòng yêu
4


nghề. Riêng với trường Tiểu học Nam Phong được BGH quan tâm sát sao, thường
xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ để chúng tôi có cơ hội đuợc thể hiện năng
lực của mình, Đội ngũ GVCN nhiệt tình, học sinh ngoan ngoãn. Chính nhờ có
những điều kiện thuận lợi đó mà trong năm học vừa qua các đồng chí giảng dạy bộ
môn âm nhạc thực hiện tốt nhiệm vụ đựơc giao.
b, Khó khăn:
Âm nhạc tiểu học là môn học độc lập. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay môn
học này chưa được đánh giá cao từ phía các bậc phụ huynh cũng như các em học
sinh. Cũng vì vậy chưa có sự quan tâm đầy đủ và nghiêm túc làm hạn chế sự phát
triển khả năng, năng khiếu của các em; các em chưa thực sự có được một điều kiện

tốt để phát huy sở trường, sở thích của bản thân. Khi tham gia các hoạt động tập
thể trước toàn trường, các em mới chỉ tham gia với vị trí khán giả và những bạn
tham gia biểu diễn hoàn toàn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên. Bên cạnh
đó điều kiện nhà trường còn nhiều khó khăn, chưa có phòng chức năng, chưa đủ
máy trình chiếu nên việc truyền đạt kiến thức tới các em còn hạn chế, đôi khi trừu
tượng, ảnh hưởng không ít đến việc phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ cũng
như giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Cũng chính vì thế rất hạn chế việc tiếp thu kiến
thức của học sinh, các em không phát huy hết được tính sáng tạo, khả năng của
mình. Việc áp dụng phương pháp trực quan trong hướng dẫn học sinh vận động
phụ hoạ rất khó khăn.
Từ cơ sở lý luận và thực trạng, qua giảng dạy, tôi đã tìm tòi và đúc kết một số
kinh nghiệm, tìm hiểu một số giải pháp rèn kĩ năng vận động phụ hoạ áp dụng dạy
môn Âm nhạc cấp tiểu học. Tôi xin mạnh dạn trình bày để trao đổi với đồng
nghiệp mong nhận được sự đóng góp ý kiến.
B. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
I. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Ở những năm học trước, phần dạy hát kết hợp vận động phụ họa tôi áp dụng
phương pháp hướng dẫn cho các em một vài động tác đơn giản. Các em vận động
không có sự di chuyển, kết hợp với các bạn khác. Các em hoàn toàn phụ thuộc vào
sự hướng dẫn của giáo viên. Trong các phần tổ chức trò chơi âm nhạc tôi không áp
5


dụng vận động phụ họa. Chính vì thế đã hạn chế sự sáng tạo của các em cũng như
niềm hứng khởi khi học môn Âm nhạc. Tiết dạy cũng có phần tẻ nhạt hơn. Nhất là
các em học sinh nam gần như không biết vận động, khi vận động các em còn e dè,
nhút nhát, thiếu tự tin. Các em chủ yếu nhún chân nhịp nhàng. Cũng chính vì thế ở
phần đánh giá, xếp loại định kì các em ít được nhận lời khen ngợi về hoạt động
này.
II. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Bộ môn Âm nhạc có lẽ là bộ môn gây hứng thú nhiều nhất cho các em học
sinh tiểu học. Vì thế các em rất thích học và rất thích được tham gia các hoạt động
ca hát nhất là hoạt động kết hợp vận động phụ họa. Ở hoạt động này, bản thân tôi
cảm nhận được ở các em niềm say mê, sự sáng tạo rất hồn nhiên trong sáng và ngộ
nghĩnh thể hiện rất phong phú, đa dạng. Về phía các em mỗi khi hát kết hợp vận
động phụ hoạ các em rất hào hứng, luôn tươi cười và yêu thích bài hát hơn rất
nhiều. Các động tác phụ họa của các em đẹp hơn, sự sáng tạo phong phú hơn, các
em tự tin hơn khi lên biểu diễn, từ đó khả năng thể hiện tình cảm bài hát cũng sâu
sắc hơn. Hoạt động này kéo các em gần nhau hơn, đoàn kết hơn.
II.1. Giải pháp 1: Nghiên cứu, hướng dẫn các động tác vận động phụ hoạ
cơ bản áp dụng với các bài hát tiểu học.
Trong hoạt động áp dụng các động tác vận động phụ họa trước tiên đòi hỏi sự
nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi của giáo viên. Qua quá trình dạy học và tìm hiểu trên
tivi, các chương trình ca nhạc thiếu nhi, trên các trang mạng tôi đã sàng lọc những
động tác đơn giản, cơ bản có thể áp dụng vào các bài hát cho trẻ tiểu học. Tôi hệ
thống hóa thành các nhóm để áp dụng cho phù hợp, hiệu quả. Khi hướng dẫn cho
các em tôi lựa chọn động tác phù hợp với từng bài hát đó. Các động tác tôi nghiên
cứu được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 là các động tác cơ bản áp dụng với các ca
khúc mới dành cho thiếu nhi (trong nước và nước ngoài); Nhóm 2 là các động tác
áp dụng vào các bài hát dân ca;
Sau đây tôi xin trình bày cụ thể các nhóm động tác tôi đã áp dụng vào hoạt
động hát kết hợp vân động phụ họa trong dạy môn Âm nhạc ở tiểu học.

6


II.1.1. Nhóm động tác số 1: Nhóm các động tác cơ bản áp dụng với các ca
khúc mới dành cho thiếu nhi (trong nước và nước ngoài);
a. Các động tác chân( 9 cách nhún chân)
Trong đó động tác chân tôi chia thành những nhóm sau: Nhún chân nhịp 2;

Nhún đều hai chân; Nhún chân đưa sang phải, sang trái; Nhún chân bật cao;
Hai chân bằng vai nghiêng người phải, trái; Chân bước đều theo nhịp đi;
Chân có sự di chuyển hàng ngang; Chân có sự di chuyển hàng dọc; Có sự kết
hợp 2 học sinh.
Ở các động tác chân, có một số động tác các em lớp 1 chưa áp dụng được vì
độ khó nên tôi chỉ áp dụng vào các em ở khối lớp lớn hơn như động tác chân có sự
di chuyển hàng dọc, chân có sự di chuyển hàng ngang và động tác có sự kết hợp 2
học sinh. Những động tác này tôi không hướng dẫn tập thể mà chỉ biểu diễn cho
các em theo dõi. Có một số em có năng khiếu có thể bắt chước và áp dụng riêng
cho mình.
+ Động tác 1: Nhún chân nhịp 2
Động tác nhún chân nhịp 2 là một động tác dành cho những bài hát viết ở
nhịp 2/4 hoặc 4/4. Động tác này có thể áp dụng với rất nhiều thể loại nhạc thiếu
nhi. Từ nhạc vui tươi, nhộn nhịp có tiết tấu nhanh, vừa phải đến những bài hát có
nét giai điệu nhẹ nhàng, có tiết tấu chậm. Có thể áp dụng vào cả những bài hát dân
ca, nhạc nước ngoài. Ngoài ra nó còn áp dụng được với rất nhiều động tác tay khác
nhau.

Động tác nhún chân nhịp 2 cơ bản
7


Ở động tác này, hướng dẫn các em kết hợp nghiêng người, nghiêng đầu,
đánh vai, nhún sang phải thì mũi bàn chân trái chống đất và ngược lại. Tay có thể
chống hông hoặc để xuôi theo người.
+ Động tác 2: Nhún đều hai chân
Động tác nhún đều hai chân: Có thể áp dụng cho các bài hát viết ở nhịp 2/4;
4/4; 3/4; 3/8.

Động tác nhún đều hai chân cơ bản

Động tác nhún đều hai chân các em đứng hai chân khép hờ, nhún nhịp nhàng
kết hợp nghiêng người và đánh vai, cổ. Động tác này kết hợp với rất nhiều động
tác tay.
+ Động tác 3: Nhún chân đưa sang phải, trái
Động tác nhún chân đưa sang phải, sang trái là động tác áp dụng vào những
bài hát viết ở nhịp 2/4, 4/4. Nó áp dụng vào những bài hát có tiết tấu nhanh hoặc
vừa phải.

Động tác nhún chân đưa sang phải, trái
8


Các em nhún chân nhẹ nhàng rồi đưa chân sang phải và ngược lại. Động tác
này áp dụng được rất nhiều động tác tay.
+ Động tác 4: Nhún chân bật cao
Động tác này áp dụng vào những bài hát viết ở nhịp 2/4, 4/4, có tiết tấu vui
tươi, sôi nổi. Động tác này kết hợp được với ít động tác tay.

Động tác nhún chân bật cao
Động tác này các em đứng tại chỗ nhún chân rồi bật lên kết hợp nhấc một
bên chân, sau đó nhún đổi chân. Tay có thể chống hông, để trên vai, tay đánh trước
sau như đi bước đều.
+ Động tác 5: Hai chân bằng vai nghiêng người sang phải, trái.
Động tác nhún chân đưa sang ngang nghiêng đầu phải, trái là động tác áp
dụng vào những bài hát viết ở nhịp 2/4;4/4. Nó áp dụng được nhiều động tác tay. Ở
động tác này, chân trái hoặc phải bước sang ngang một bước bằng vai. Kết hợp
nghiêng người và đánh vai.

Động tác hai chân bằng vai nghiêng người sang phải, trái
9



+ Động tác 6: Chân bước đều theo nhịp đi
Động tác chân bước đều theo nhịp đi là động tác áp dụng vào các bài hát có
tiết tấu nhịp đi – khỏe. Động tác này yêu cầu các em thẳng người, ngẩng cao đầu
và đánh chân vuông góc. Bài hát thường áp dụng cho các bài hát viết ở nhịp 4/4;
2/4. Động tác này kết hợp với một vài dộng tác tay.

Hai chân bước đều theo nhịp đi cơ bản
+ Động tác 7: Di chuyển hàng dọc
Động tác di chuyển hàng dọc thường áp dụng trong vận động có sự kết hợp
cùng bạn. Nó đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng với động tác tay, vai, cổ. Có thể áp
dụng cho bài hát “ Đàn gà con- lớp 1; Chú voi con ở Bản Đôn – lớp 4; Lớp chúng
ta đoàn kết – lớp 3”… Ngoài ra động tác này còn được áp dụng vào tổ chức trò
chơi.

Động tác di chuyển hàng dọc
+ Động tác 8: Di chuyển hàng ngang
Động tác chân di chuyển hàng ngang yêu cầu nhún chân nhịp nhàng, bước
chân phải 2 bước khoảng cách bằng vai, rồi chuyển bên. Động tác này có thể áp
10


dụng cho cá nhân học sinh, cho vận động có sự kết hợp với bạn và động tác này
kết hợp được với nhiều động tác tay.

Động tác chân di chuyển hàng ngang
+ Động tác 9: Có sự kết hợp hai học sinh
Động tác này đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng cả động tác chân và động tác tay
của 2 học sinh. Được áp dụng vào các bài hát viết ở nhịp 2/4; 4/4. Nó cũng phụ

thuộc vào nội dung bài hát thể hiện.

11


Động tác chân nhún đưa trước chéo chân
Kết hợp động tác tay xoay vòng quanh và mở chéo tay nhau

Động tác chân nhún đưa trước chéo chân
Kết hợp vỗ tay rồi chạm úp tay chéo nhau
b. Các động tác tay
Trong đó động tác tay tôi chia thành những nhóm sau: Hai tay bắt chéo
ngực; Hai tay khoanh trước ngực; Hai tay đưa cao trên đầu nghiêng phải,
trái; Vỗ tay; Tay trước sau; Hai tay đỡ cằm; Úp hai tay kề má; Hai tay để
trên vai; Tay cuộn dẻo; Đưa hai tay song song nhịp nhàng; Hai tay xoay vòng
quanh; Hai tay vuông góc trước ngực; Động tác một tay chống hông, một tay
đưa vòng lên đầu; Đánh tay theo nhịp đi; Hai tay vòng từ bên trong lòng, đưa
lên cao, qua đầu; Hai tay bắt chước cách sử dụng các loại nhạc cụ em biết;
Hai tay bắt chước cách sử dụng các loại nhạc cụ em biết; Một số động tác tay
áp dụng vào các bài hát có nội dung miêu tả các hoạt động của con người và
các loài vật.
+ Động tác 1: Tay bắt chéo để trước ngực

12


Động tác này rất đơn giản; có thể kết hợp với nhiều động tác chân và có thể
kết hợp với động tác mở rộng hai tay. Động tác này áp dụng với tất cả các đối
tượng học sinh.


Động tác tay bắt chéo kết hợp nhún nhịp 2
Hai tay bắt chéo trước ngực có thể áp dụng kết hợp cùng vài động tác đơn giản
khác.

Có thể đưa từng tay vào ngực hoặc cả hai tay nghiêng đầu, vai
kết hợp với nhún đều hai chân.
+ Động tác 2: Hai tay khoanh trước ngực
Động tác này cũng rất đơn giản, có thể áp dụng với các đối tượng học sinh.
Động tác khoanh tay trước ngực kết hợp nghiêng đầu, nhún chân hoặc di chuyển.
13


Động tác khoanh tay trước ngực kết hợp nhún chân nhịp 2
+ Động tác 3: Hai tay đưa cao trên đầu nghiêng phải, trái
Cũng là một động tác đơn giản, có thể kết hợp với nhiều động tác chân và có
thể kết hợp di chuyển. Có thể áp dụng tới các bài hát có tiết tấu nhanh và chậm.

Động tác tay đưa lên cao kết hợp nhún chân nhịp 2; chân rộng bằng vai nghiêng
người phải trái.
+ Động tác 4: Vỗ tay
Động tác này thể hiện sự vui tươi của bài hát. Có thể kết hợp với nhún chân
nhịp 2, nhún đều 2 chân và một vài động tác chân khác cùng với sự di chuyển.
Động tác này được các em rất yêu thích.

14


Động tác vỗ tay kết hợp nhún chân nhịp 2
+ Động tác 5: Tay trước sau


Động tác tay trước sau kết hợp động tác nhún đều hai chân
Khi nhún chân đánh người sang phải thì tay phải đưa về trước, tay trái đưa về
sau nghiêng đầu, vai và đổi ngược lại.
+ Động tác 6: Hai tay đỡ cằm
Động tác hai tay đỡ cằm kết hợp với nghiêng đầu, nhún chân. Có thể kết hợp
nhiều động tác chân.

Động tác 2 tay đỡ cằm kết hợp nhún chân nhịp 2
+ Động tác 7: Úp hai tay kề má
Động tác úp hai bàn tay, nghiêng đầu kề má là động tác thường thể hiện
những giấc mơ trong sáng của các em. Động tác này kết hợp với nhiều động tác
chân.

15


Động tác úp hai tay kề má kết hợp chân nhún nhịp 2
+ Động tác 8: Hai tay để trên vai
Động tác để hai tay trên vai cũng là một động tác đơn giản, có thể áp dụng với
mọi đối tượng học sinh. Động tác này kết hợp với nhiều động tác chân.

Động tác hai tay để lên vai kết hợp nhún đều hai chân đánh vai nghiêng phải, trái.

Động tác chân bật cao đá chéo, kết hợp động tác tay để vai.
+ Động tác 9: Tay cuộn dẻo
16


Động tác cuộn dẻo tay đòi hỏi sự mềm dẻo của cổ tay và ngón tay. Động tác
này muốn đẹp cần có sự phối hợp giữa mắt, nghiêng đầu và vai.


Động tác tay cuộn dẻo kết hợp nhún chân nhịp 2
+ Động tác 10: Đưa hai tay song song nhịp nhàng
Động tác đưa hai tay song song nhịp nhàng là động tác các em nắm hờ hai
tay trước ngực nhún chân rồi đưa hai tay lên cao nghiêng người kết hợp nhún đều
hai chân, chân rộng bằng vai nghiêng người phải trái. Động tác này áp dụng với
bài có tiết tấu hơi nhanh.

17


Đưa hai tay song song nhịp nhàng kết hợp động tác nhún đều hai chân.
+ Động tác 11: Hai tay xoay vòng quanh
Động tác hai tay xoay vòng có thể kết hợp với các bài hát có tiết tấu nhanh,
hoặc vừa phải và kết hợp với nhiều động tác chân.

Hai tay xoay vòng kết hợp đưa chân rộng bằng vai, chân nhún nhịp 2 nghiêng
người phải, trái
+ Động tác 12: Hai tay vuông góc trước ngực
Động tác này áp dụng với động tác chân nhún chân nhịp 2 .Động tác kết
hợp với vai, đầu. Tay phải để vuông góc trước ngực, tay trái giơ vuông góc với tay
phải và ngược lại.

Động tác hai tay vuông góc trước ngực kết hợp động tác nhún chân nhịp 2
18


+ Động tác 13: Động tác một tay chống hông, một tay đưa tròn trên đầu
Động tác này có thể áp dụng nhún chân nhịp 2 hoặc di chuyển sang trái, phải.


Động tác một tay chống hông, một tay đưa tròn trên đầu
Kết hợp động tác nhún chân nhịp 2
+ Động tác 14: Đánh tay theo nhịp đi
Động tác đánh tay theo nhịp đi kết hợp với động tác chân bước đều theo nhịp
đi. Động tác này áp dụng vào các bài hát có tiết tấu nhịp đi – khỏe như bài “ Chiến
sĩ tí hon – lớp 2; Bài ca đi học – lớp 3”…

Động tác đánh tay theo nhịp đi
+ Động tác 15: Hai tay vòng từ bên trong lòng, đưa lên cao, qua đầu
Động tác hai tay vòng từ bên trong lòng, đưa lên cao, qua đầu là động tác áp
dụng với những bài hát có tiết tấu chậm hoặc hơi nhanh. Khi đưa tay sang 2 bên có
thể úp tay hoặc mở tay.

19


Động tác hai tay vòng từ bên trong lòng, đưa lên cao, qua đầu
Kết hợp nhún đều hai chân
+, Động tác 16: Hai tay bắt chước cách sử dụng các loại nhạc cụ em biết
Động tác này là động tác bắt chước cách sử dụng các loại nhạc cụ có trong bài
hát như bài Cộc cách tùng cheng.

Động tác nhạc công sử dụng thanh la
(Áp dụng bài Cộc cách tùng cheng)

20


Động tác nhạc công sử dụng trống
(Áp dụng bài Cộc cách tùng cheng)

+, Động tác 17: Một số động tác tay áp dụng vào các bài hát có động tác
bắt chước các hoạt động của con người và các loài vật.
- Động tác bồng súng trên vai

Động tác đánh tay theo nhịp đi kết hợp với bước chân theo nhịp đi
(Động tác này có thể áp dụng vận động bài hát Chiến sỹ tí hon – lớp 2)
- Hai tay mở trước miệng
Động tác này đựơc áp dụng phụ hoạ cho tiếng loa, tiếng chim hót, tiếng gà
gáy.

21


Động tác hai tay mở trước miệng
kết hợp với chân rộng bằng vai, nghiêng người phải, trái.
- Tay làm động tác ngựa phi (áp dụng vào bài hát Trên ngựa ta phi nhanh
– Lớp 4)
Động tác này kết hợp nhún chân bật cao hoặc nhún châp nhịp 2, nhún đều 2
chân hoặc có sự di chuyển

Động tác phi ngựa kết hợp nhún chân bật cao
Tay làm động tác chú Voi (áp dụng vào bài hát Chú voi con ở bản Đôn –
Lớp 4)
Động tác này kết hợp di chuyển hàng dọc hoặc hàng ngang.

Động tác này một tay để phía trước cằm, một tay để phía sau lưng. Các em đi
hai hoặc ba bước quay người chuyển hướng ngược lại. Động tác này bắt chước
dáng đi của con gà, con voi, chú chim.v.v. Động tác này áp dụng vào bài Đàn gà
con lớp 1, Chú voi con lớp 4.
II.1.2. Nhóm động tác số 2: Nhóm các động tác áp dụng vào các bài hát

dân ca
22


Trong nội dung chương trình dạy học môn Âm nhạc ở tiểu học có một số các
bài dân ca. Bao gồm Dân ca Thái có bài hát Xòe hoa (lớp 2); Ngày mùa vui (lớp
3). Dân ca Ba-na có bài Bạn ơi lắng nghe (lớp 4). Dân ca đồng bằng Bắc Bộ có bài
Cò lả (lớp 4). Dân ca Khơ-me có bài Chim sáo (lớp 4). Dân ca Hrê – Tây Nguyên
có bài Hát mừng (lớp 5). Dân ca Nam Bộ có bài Bắc kim thang (lớp 2). Dân ca
Cống – Lai Châu có bài Gà gáy (lớp 3). Đa số các bài hát dân ca này áp dụng các
động tác như động tác áp dụng vào các bài hát mới đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên
có bài hát nên áp dụng những động tác của người dân tộc vùng miền đó sẽ mang
lại tác dụng mạnh hơn. Vì từ những động tác đó các em hiểu thêm nét văn hóa
truyền thống của vùng miền đó. Ví dụ như bài hát Xòe hoa – Dân ca Thái. Ở bài
hát này giáo viên tham khảo các động tác của người dân tộc Thái giới thiệu tới các
em để các em áp dụng vận động phụ họa cho bài hát.

23


Một vài động tác múa xòe hoa đơn giản của người dân tộc Thái
II.2. Giải pháp 2: Tổ chức ôn luyện dưới nhiều hình thức nhằm phát huy
tính tích cực và sáng tạo cho học sinh
Sau khi các em đã tìm được cho mình những động tác vận động phụ họa, tôi
hướng dẫn các em ôn luyện các động tác đó thuần thục và cao hơn nữa là biết thể
hiện các động tác đẹp, có hồn bằng một số hình thức ôn luyện. Hình thức tổ chức
hoạt động nhóm; hình thức tổ chức thi đua biểu diễn; hình thức đưa vận động phụ
họa vào trò chơi âm nhạc. Dù ở hình thức nào thì trong khi hướng dẫn học sinh
thực hiện hoạt động vận động phụ họa tôi thường lưu ý nhắc nhở, gợi mở, nhận
xét, tuyên dương khích lệ các em thể hiện tình cảm bài hát; truyền tải tới người

nghe tình cảm cũng như những ước mơ, khao khát bằng ngôn ngữ hát, ngôn ngữ cơ
thể, biểu hiện nét mặt. Khi thực hiện động tác ngoài việc quan trọng phải thực hiện
đúng động tác cần phải biết kết hợp với ánh mắt, nụ cười, nét mặt và sự uyển
chuyển cuả cơ thể để thể hiện được cái hồn trong động tác.
a. Tổ chức ôn luyện dưới hình thức hoạt động nhóm
Trong một tiết âm nhạc, hoạt động hát kết hợp vận động thường có ở tiết Ôn
tập. Sau khi các em ôn tập hát thuộc lời ca, hát kết hợp gõ đệm các em chuyển sang
hoạt động vận động phụ. Riêng đối với các em học sinh lớp 1 không áp dụng giải
pháp này vì các em học theo chương trình công nghệ không áp dụng hoạt động
nhóm như trên. Đối với các em học sinh lớp 1, tổ chức hoạt động theo dãy, bàn
dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đối với các em khối 2. 3. 4. 5 ở hoạt động này
tôi hướng dẫn các em hoạt động nhóm theo trình tự như sau.
Ví dụ Tiết 8 – Lớp 4 – Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh _ Sáng tác
Phong Nhã.
24


Hoạt động thực hành

- Giáo viên tương tác cùng học sinh xem một đoạn video biểu diễn
bài hát Trên ngựa ta phi nhanh (hoặc giáo viên biểu diễn mẫu; hoặc giáo viên đưa
ra một vài động tác phù hợp với bài hát để các em tham khảo; hoặc học sinh không
xem mẫu nếu bài hát có nội dung dễ vận động).

- Cá nhân hsinh tự tìm cho mình các động tác vận động phụ họa phù
hợp với bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
- Học sinh chia sẻ cặp đôi kết quả mình vừa thực hiện.

- Việc 1: NT yêu cầu cá nhân hoặc cặp đôi biểu diễn trước nhóm.
- Việc 2: Các bạn cùng nhận xét, trao đổi, thảo luận chọn ra các động tác đẹp để

cùng thực hiện hoạt động hát kết hợp vận động phụ họa.
- Việc 3: Cả nhóm cùng thực hiện hoạt động hát kết hợp vận động phụ họa.

- Việc 1: TBHT điều hành vài nhóm lên chia sẻ kết quả mà nhóm
mình vừa thực hiện được.
- Việc 2: Các nhóm đưa ra ý kiến nhận xét của mình.
- Việc 3: Giáo viên đưa ra ý kiến cuối cùng để nhận xét đánh giá đối với từng
nhóm, từng cá nhân.

- Việc 1: Cá nhân có những sáng tạo mới về động tác vận động phụ
họa; hoặc có sự lựa chọn các động tác đẹp, hợp lí của các nhóm vừa biểu diễn ghép
25


×