Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV kinh doanh nước sạch Hải Dương (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG
THẤT THOÁT NƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH MTV
KINH DOANH NƯỚC SẠCH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG
THẤT THOÁT NƯỚC TẠI CÔNG TY TNHH MTV
KINH DOANH NƯỚC SẠCH HẢI DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CHU ĐỨC DŨ NG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằ ng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luâ ̣n văn
“Tăng cường công tác quản lý chố ng thấ t thoát nước ta ̣i Công ty TNHH
MTV Kinh doanh nước sa ̣ch Hải Dương” là trung thực, là kế t quả nghiên
cứu của riêng tôi.
Các số liêu,
̣ tài liệu sử du ̣ng trong luâ ̣n văn do Công ty TNHH MTV
Kinh doanh nước sạch Hải Dương cung cấp và do cá nhân tôi thu thâ ̣p từ các
báo cáo của ngành nước, các kế t quả nghiên cứu có liên quan đế n đề tài đã
đươ ̣c công bố … Các trić h dẫn trong luận văn đề u đã đươ ̣c nghi rõ nguồ n gố c.
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 6 năm 2016
Tác giả luâ ̣n văn

Nguyễn Thị Trâm Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tăng cường công tác quản lý chống
thất thoát nước tại Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương”,
tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo,
các khoa, phòng của Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và quản tri ̣kinh doanh - Đa ̣i ho ̣c
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Chu Đức Dũng.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế và quản tri ̣ kinh
doanh - Đa ̣i ho ̣c Thái Nguyên
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ và cộng
tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
lãnh đạo Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sa ̣ch Hải Dương.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp
tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Trâm Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..................................................................... xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ..................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHỐNG
THẤT THOÁT NƯỚC .............................................................................. 4

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chống thất thoát nước......................................... 4
1.1.1. Các khái niệm về nước sạch.................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của nước sạch, sự cần thiết của việc quản lý nguồn nước .......... 4
1.1.3. Nội dung về quản lý chống thất thoát nước ............................................ 7
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chống thất thoát nước ..... 10

1.2. Hiện trạng thất thoát nước và kinh nghiệm chống thất thoát nước ở
các đô thị Việt Nam và trên thế giới ....................................................... 13
1.2.1. Hiện trạng thất thoát nước ở các đô thị Việt Nam và trên thế giới ....... 13
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chống thất thoát nước ở đô thị Việt Nam và
trên thế giới ............................................................................................. 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý chống thất thoát nước đối với
công ty KDNS Hải Dương ...................................................................... 21
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 23
2.1. Các câu hỏi cần giải quyết về công tác quản lý chống thất thoát nước
sạch tại Công ty KDNS Hải Dương ........................................................ 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 23
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 25
2.2.4. Phương pháp so sánh............................................................................. 25
2.2.5. Phương pháp thống kê - dự báo ............................................................ 25
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 26
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
TẠI CÔNG TY KDNS HẢI DƯƠNG...................................................... 28

3.1. Giới thiệu về Công ty KDNS Hải Dương ................................................ 28
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 28
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty ............................................................. 33
3.1.3. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty KDNS Hải Dương ...... 38

3.1.4. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty KDNS Hải Dương. .............. 39
3.2. Thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty KDNS
Hải Dương ............................................................................................... 52
3.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý chống thất thoát nước
tại Công ty KDNS Hải Dương ................................................................ 52
3.2.2. Mạng lưới cấp nước của Công ty KDNS Hải Dương ........................... 53
3.2.3. Công tác ghi thu, sửa chữa, quản lý vận hành mạng lưới của Công
ty KDNS Hải Dương ............................................................................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
3.3. Các yếu tố tác động tới công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty KDNS Hải Dương ..................................................................... 57
3.3.1. Yếu tố chủ quan .................................................................................... 57
3.3.2. Yếu tố khách quan ................................................................................. 57
3.4. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty KDNS Hải Dương ..................................................................... 58
3.4.1. Công tác quản lý chống thất thoát nước sạch Công ty KDNS Hải Dương .. 58
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác quản
lý chống thất thoát nước tại Công ty KDNS Hải Dương ........................ 64
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỐNG
THẤT THOÁT NƯỚC TẠI CÔNG TY KDNS HẢI DƯƠNG ............... 66

4.1. Quan điểm định hướng và mục tiêu tăng cường công tác quản lý
chống thất thoát nước tại Công ty KDNS Hải Dương ............................ 66
4.1.1. Quan điểm định hướng tăng cường công tác quản lý chống thất

thoát nước tại Công ty KDNS Hải Dương .............................................. 66
4.1.2. Mục tiêu tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty KDNS Hải Dương ..................................................................... 67
4.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công
ty KDNS Hải Dương ............................................................................... 68
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch ............................ 68
4.2.2. Giải pháp kiện toàn công tác tổ chức quản lý sản xuất......................... 70
4.2.3. Giải pháp về quản lý doanh thu tiền nước và khách hàng sử dụng nước ... 74
4.2.4. Giải pháp quản lý chống thất thoát nước .............................................. 77
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH :


Trách nhiê ̣m hữu ha ̣n.

MTV

Mô ̣t thành viên.

:

KDNS :

Kinh doanh nước sa ̣ch.

XN

:

Xí nghiêp.
̣

FAO

:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

TCVN :

Tiêu chuẩ n Viê ̣t Nam.

SXKD :


Sản xuấ t kinh doanh.

UBND :

Ủy ban nhân dân.

HTCN :

Hê ̣ thố ng cấ p nước.

HĐND :

Hô ̣i đồ ng nhân dân.

CBCNV :

Cán bô ̣ công nhân viên.

ODA

:

Đầ u tư nước ngoài.

WB

:

Ngân hàng thế giới.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Lượng nước thất thoát trong các đô thị Việt Nam ...................... 16

Bảng 1.2:

Nguyên nhân chính và tỷ lệ lượng nước thất thoát trong
mạng lưới cấp nước đô thị .......................................................... 18

Bảng 3.1:

Tình hình cơ cấu tổ chức phân theo trình độ của công ty
KDNS Hải Dương....................................................................... 37

Bảng 3.2:

Tình hình cơ cấu tổ chức phân theo hình thức hợp đồng
của công ty KDNS Hải Dương ................................................... 37

Bảng 3.3:

Sản lượng nước sản xuất của công ty KDNS Hải Dương

(2009-2014)................................................................................. 40

Bảng 3.4:

Sản lượng nước tiêu thụ bình quân năm 2015 của Công ty
KDNS Hải Dương trong ngày .................................................... 43

Bảng 3.5:

Kết quả sản xuất kinh doanh của 3 năm 2012 - 2014 ................. 44

Bảng 3.6:

Đánh giá về nguồn nước và chất lượng nước sạch của
Công ty KDNS Hải Dương năm 2015 ........................................ 46

Bảng 3.7:

Đánh giá về chất lượng phục vụ khách hàng và thông tin
cho Công ty KDNS Hải Dương năm 2015 ................................. 47

Bảng 3.8:

Đánh giá và sản lượng nước khai thác tại Công ty KDNS
Hải Dương năm 2015.................................................................. 48

Bảng 3.9:

Đánh giá về công nghệ dây truyền sản xuất và máy móc
thiết bị chống thất thoát của Công ty KDNS Hải Dương

năm 2015 ..................................................................................... 49

Bảng 3.10: Đánh giá về công tác quản lý chống thất thoát tại công ty
KDNS Hải Dương năm 2015...................................................... 50
Bảng 3.11: Tỷ lệ thất thoát nước của công ty KDNS Hải Dương năm
2012 - 2014 ................................................................................. 62
Bảng 4.1:

Dự kiến phương án hoàn thiện hệ thống phân phối nước
sạch của công ty KDNS Hải Dương. .......................................... 69

Bảng 4.2:

Dự kiến về chỉ tiêu sản xuất, Tỷ lệ thất thoát và doanh thu tiền
nước của Công ty KDNS Hải Dương giai đoạn 2015-2020 ........... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




x

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ thất thoát nước giai đoạn 2007 - 2009 theo nghiên
cứu điểm chuẩn của ngành nước đô thị Việt Nam ................... 15
Biểu đồ 3.1: Lượng nước tiêu thụ trên lượng nước sản xuất năm 2015 ....... 64

Sơ đồ:
Sơ đổ 3.1: Tổ chức Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước
sạch Hải Dương .......................................................................... 36
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất nước mặt tại công ty KDNS Hải Dương...... 41
Sơ đồ 3.2: Quy trình sản xuất nước ngầm tại công ty KDNS Hải Dương ....... 42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò
vô cùng quan trọng, không những cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà còn
rất cần thiết cho phục vụ nhân sinh. Hệ thống cấp nước sạch có ảnh hưởng rất
lớn đến sức khoẻ con người, tiện nghi sinh hoạt hàng ngày của mọi gia đình
và phát triển bền vững của môi trường đô thị. Xuất phát từ nhu cầu ngày càng
cao của con người trong các đô thị về sinh hoạt sản xuất, văn hoá xã hội, đòi
hỏi ngành cấp nước cũng không ngừng về cung cấp nước sạch ngày càng đầy
đủ về số lượng và chất lượng. Nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên thực
hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, tình hình cấp
nước của cả nước nói chung cũng như tại Công ty TNHH Một thành viên
Kinh doanh nước sạch Hải Dương (sau này gọi tắt là Công ty KDNS Hải

Dương) nói riêng cũng đã được cải thiện một cách đáng kể.
Tuy nhiên, tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch vẫn còn bất cập,
chưa đáp ứng yêu cầu cho đời sống kinh tế xã hội, hệ thống cấp nước xây
dựng không đồng bộ, sản lượng nước sạch sản xuất không đáp ứng đủ cho
nhu cầu sử dụng, tỷ lệ thất thoát nước còn cao, chất lượng nước không ổn
định. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do tình trạng đầu tư xây
dựng không đồng bộ, công tác tư vấn thiết kế không đáp ứng được yêu cầu,
quá trình thi công các công trình còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống tổ chức
quản lý của ngành cấp nước còn chồng chéo, kém hiệu quả. Đặc biệt là chưa
quản lý cũng như kiểm soát được toàn bộ mạng lưới cấp nước trên địa bàn. Vì
vậy yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, xây dựng mạng cấp nước một cách
khoa học, chú trọng công tác thiết kế và giám sát chặt chẽ quá trình thi công,
kiện toàn công tác tổ chức quản lý, quản lý mạng lưới... để có thể đáp ứng với
nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Đối với Công ty KDNS Hải Dương, việc quản lý tránh thất thoát nước
hiện tại còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn cố
gắng tìm mọi giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua
việc đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao tính dịch vụ sản phẩm
truyền thống, giảm chi phí, đặc biệt là công tác giảm tỷ lệ thất thoát, tăng lợi
nhuận cho Công ty. Nhận thấy vai trò và tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ
thất thoát và mong muốn được đóng góp một số ý kiến về những giải pháp để
giảm tỷ lệ thất thoát, tăng lợi nhuận cho Công ty mà em quyết định chọn đề tài:
“Tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty TNHH
MTV Kinh doanh nước sạch Hải Dương”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chống
thất thoát nước tại Công ty KDNS Hải Dương trong giai đoạn 2016 - 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chống thất thoát nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chống thất thoát nước
tại Công ty KDNS Hải Dương từ năm 2013 - 2015.
- Đề ra định hướng và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chống
thất thoát nước tại Công ty KDNS Hải Dương trong giai đoạn 2016 - 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty KDNS Hải Dương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chống thất thoát
nước của công ty năm 2013 - 2015 và đề xuất các giải pháp trong giai đoạn
2016 - 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Nội dung: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản lý
chống thất thoát nước tại Công ty KDNS Hải Dương. Bao gồm các vấn đề về
quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác quản lý tổ chức bộ máy sản xuất,
quản lý doanh thu tiền nước và khách hàng sử dụng nước.
4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết

thực, là tài liệu giúp Công ty KDNS Hải Dương nói riêng cũng như toàn tỉnh
Hải Dương nói chung tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại
Công ty KDNS Hải Dương đến năm 2020 có cơ sở khoa học.
Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp
chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý chống thất thoát nước tại Công ty
KDNS Hải Dương đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần tóm tắt luận văn, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu,
danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận
văn được kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chống thất thoát nước.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Đánh giá thực trạng về công tác quản lý chống thất thoát
nước tại Công ty KDNS Hải Dương.
Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý chống thất thoát
nước tại Công ty KDNS Hải Dương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý chống thất thoát nước
1.1.1. Các khái niệm về nước sạch
Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: Trong, không màu,
không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ các

chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh của
mỗi quốc gia. Và là loại nước trong quá trình sử dụng đáp ứng được yêu cầu,
không nguy hại đến cơ thể người, thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày.
1.1.2. Vai trò của nước sạch, sự cần thiết của việc quản lý nguồn nước
1.1.2.1. Vai trò của nước sạch
Như chúng ta đã biết nước chiếm 70% diện tích bề mặt trên toàn thế giới.
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật
nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là
vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển, nước vừa là môi trường vừa là
đầu vào cho các quá sinh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông
hồ, ao suối, nước ngầm, hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái
đất khoảng 94% là nước mặn, 2-3% là nước ngọt. Nước ngọt chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ và tồn tại dưới dạng lỏng trọng tự nhiên dưới dạng nước mặt, nước
ngầm, băng tuyết…
Dân gian ta có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó
chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO,
tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hàng đầu là nhu cầu thiết yếu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng,
vi sinh vật, đô thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực
vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới.
Trong sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò rất quan trọng.
Người ta ước tính rằng 15% sử dụng nước trên toàn thế giới công nghiệp như:
các nhà máy điện, sử dụng nước để làm mát hoặc như một nguồn năng lượng,

quặng và nhà máy lọc dầu, sử dụng nước trong quá trình hóa học, và các nhà
máy sản xuất, sử dụng nước như một dung môi.
Vì vậy, nước là nguồn tài nguyên quý giá và rất cần thiết cho hoạt động
sống của con người cũng như các sinh vật. Đối với một quốc gia, nếu không
sớm ý thức về sự khan hiếm của nguồn tài nguyên nước để có quy hoạch sử
dụng hợp lý thì quốc gia đó khó có thể định cư lâu dài trên lãnh thổ của mình.
Nước đang trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm một cách tương đối với nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Những quan niệm sai lầm về trữ
lượng nguồn tài nguyên này sẽ gây lãng phí nghiêm trọng, thậm trí kìm hãm
tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập nền kinh tế quốc dân.
a. Vai trò của nước sạch đối với sức khỏe cộng đồng
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy,
ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
Vậy để đảm bảo được nguồn nước sạch cho cộng đồng là phải giữ được
mức độ an toàn cho sức khỏe con người, cần phát hiện và tiêu diệt các vi sinh
vật gây bệnh truyền nhiễm cũng như các hóa chất có trong nước trước khi đưa
vào phục vụ cộng đồng. Chiến lược ngắn hạn là tuyên truyền người dân sử
dụng những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
đun sôi nước bằng nhiệt lượng. Chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những
nguồn nước sinh hoạt an toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh.
b. Vai trò của nước sạch đối với nền kinh tế xã hội.
Việc dân số ngày càng gia tăng sẽ kéo thêm một số nhu cầu - vấn đề

khẩn thiết mới cho con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi
sinh... Các nhu cầu trên có liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó không thể có cái
nhìn riêng rẽ và độc lập trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mà
không lưu ý đến các mối liên hệ đến những yếu tố ảnh hưởng lên sức khoẻ
con người, trong đó có vấn đề nước sạch.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 250.000
người bị mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện. Tình trạng thiếu nước sạch
hằng năm ảnh hưởng tới ít nhất 1 triệu người Việt Nam và trong 4 năm qua,
có tới 6 triệu trường hợp mắc bệnh liên quan tới thiếu nước sạch, ước tính chi
phí cho y tế là khoảng 20 triệu USD.
Nước sạch phục vụ việc tăng trưởng phát triển kinh tế, đầu tư cho sản
xuất và phân phối nước sạch là đầu tư cơ sở hạ tầng. Đó là điều kiện tiền đề
cho việc phát triển hàng loạt các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến
thực phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc, công nghiệp chế
biến gỗ, công nghiệp luyện kim, sản xuất giấy, chế tạo máy móc thiết bị, xây
dựng... Nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ, ổn định cho thành phố còn là
điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như: Nhà hàng khách sạn, du
lịch, y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng... và còn rất nhiều ngành nghề khác
phụ thuộc vào nguồn nước sạch từ mạng lưới phân phối nước.
1.1.2.2. Sự cần thiết của việc quản lý nguồn nước
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số
gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân

chất thải do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm
môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Ví như ở các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và
bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số nhu cầu ôxy
sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và
2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho
phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt
đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho
phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề mặt trong vùng dân cư...
Trước thực trạng đó, nếu không có những biện pháp bảo vệ kịp thời để nguồn
nước ngầm bị ô nhiễm thì việc xử lý là rất khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần có
những hành động khẩn cấp để bảo vệ các nguồn nước, bảo vệ sự sống của
cộng đồng.
1.1.3. Nội dung về quản lý chống thất thoát nước
1.1.3.1. Khái niệm về quản lý chống thất thoát nước.
Thất thoát nước là lượng nước bị tổn thất trong quá trình vận chuyển và
phân phối nước sạch được xác định bởi sự chênh lệch giữa lượng nước sạch
vào mạng lưới cấp nước với lượng nước tiêu thụ thực tế ghi nhận được. Bao
gồm hai thành phần chính là: (1) thất thoát cơ học (do rò rỉ trên mạng lưới cấp
nước từ các điểm bể nổi và bể ngầm) và (2) thất thu do quản lý (ảnh hưởng từ
các đối tượng tiêu thụ nước sạch, các ảnh hưởng do điều kiện kỹ thuật và đo
lường dẫn đến sai số của thiết bị đo).
(1) Thất thoát cơ học: Là lượng nước thất thoát hữu hình từ hệ thống
phân phối và bao gồm cả lượng nước rò rỉ và xả tràn khi đến đầu cuối người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

sử dụng.
Lượng nước thất thoát thực tế cao sẽ gián tiếp đòi hỏi các nhà cung cấp
nước bơm hút, xử lý và truyền tải những khối nước lớn hơn nhu cầu cần thiết
của khách hàng. Đồng thời cũng cần nhiều năng lượng hơn để xử lý và truyền
tải, đôi khi lớn hơn khả năng sản xuất năng lượng thường dành cho những
khối nước lớn hơn. Rò rỉ, vỡ ống và tràn thường gây ra thiệt hại đáng kể và
làm tăng trách nhiệm bồi thường của nhà cung cấp. Phần lớn nước rò rỉ đều
len lỏi chảy xuống các hệ thống cống nước thải sinh hoạt hoặc mương thu
nước mưa và nhà máy xử lý nước thải tại chỗ có thể cũng phải xử lý lượng
nước này. Hai lần xử lý tốn kém mà không mang lại lợi ích sử dụng nào. Các
nguồn nước ngầm bị khai thác một cách không cần thiết do bơm hút vô tổ
chức ở mức độ lớn. Vì vậy thất thoát nước lớn có thể hạn chế sự phát triển
của một vùng do những giới hạn về nguồn nước có sẵn thất thoát.
(2) Thất thu do quản lý: Là lượng nước thất thoát chủ yếu "trên giấy"
và bao gồm cả lượng nước sử dụng của khách hàng nhưng không được ghi lại
do sai số của đồng hồ, do quá trình ghi thu, hoặc tiêu thụ bất hợp pháp.
Thất thu do quản lý tác động trực tiếp đến tài chính của nhà cung cấp
và khách hàng. Tác động kinh tế của thất thu do quản lý lớn hơn nhiều so với
thất thoát cơ học vì giá trị chi phí được tính theo mức giá bán lẻ, còn thất
thoát cơ học giá trị chi phí được tính theo chi phí giá thành, thấp hơn nhiều so
với mức giá bán lẻ. Vì vậy quản lý chống thất thoát không chỉ có ý nghĩa
nâng cao các nghiệp vụ cấp nước mà còn phải kéo theo việc tăng doanh thu
cho các công ty cấp nước.
1.1.3.2. Nội dung của việc quản lý chống thất thoát nước
a. Xác định thất thoát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9
Thất thoát cơ học: Nó được tính theo tỷ lệ % sản lượng được tiêu thụ so
với tổng công suất phát ra tại nhà máy. Các thành phần này được xác định
thông qua số đo đồng hồ tại nhà máy, đồng hồ đo lưu lượng tổng tại các khu
vực, đồng hồ nhánh và đồng hồ tiêu thụ tại các hộ dân.
Thất thu do quản lý: phản ánh mức thất thu do rò rỉ đường ống, công
tác ghi thu không chính xác kịp thời và do sử dụng nước trái phép.
b. Kiểm soát thất thoát
Đảm bảo số liệu thống kê và sử dụng phải đầy đủ, chính xác. Công
tác đo sản lượng, công tác ghi chép phân tích số liệu phải trung thực tin
cậy. Điều khiển lưu lượng và áp lực phải kịp thời, thực hiện việc theo dõi
liên tục lượng nước bằng việc ghi chép hàng tháng các số liệu sản xuất,
tiên thụ và sử dụng nước.
- Phát hiện rò rỉ
Cập nhật các bản đồ mạng, sử dụng các thiết bị phát hiện có hiệu
quả. Tăng cường các thiết bị hiện đại và các dụng cụ cần thiết phục vụ cho
công tác phát hiện rò rỉ.
Nâng cao quan hệ với khách hàng và nâng cao dân trí sẽ đem lại
thuận lợi cho việc thu thập thông tin về mức độ rò rỉ.
- Sửa chữa rò rỉ
Các điểm rò rỉ phải được sửa chữa ngay và nhanh chóng khi nhận được
thông tin. Quy trình sửa chữa cần được cải tiến để ngày càng có hiệu quả.
- Sử dụng hệ thống ghi thu hóa đơn
Hệ thống ghi thu hóa đơn sẽ tác động đáng kể đến công tác giảm
lượng nước thất thoát. Công ty sẽ quản lý có hiệu quả toàn bộ lưu thông
phân phối trong khu vực khi đã lắp đặt các đồng hồ đo cần thiết.
- Đồng hồ đo lưu lượng và đồng hồ đo nước

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10
Cần lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng trong các khu vực phân phối để kiểm
tra điều chỉnh mức tiêu thụ. Các đồng hồ này cần được lắp đặt vào những vị
trí có thể đo và kiểm soát được lưu lượng trong một khu vực nhất định.
Cần lắp đặt những đồng hồ có kích cỡ phù hợp với nguồn tiêu thụ,
tất cả các đồng hồ đã được lắp đặt phải được bảo dưỡng căn chỉnh và phải
kiểm tra định kì trong quá trình sử dụng.
c. Đào tạo đội ngũ công nhân và xây dựng mô hình quản lý khách hàng
Cần thành lập đội chống thất thoát, thất thu nước sạch với đội ngũ cán bộ
chuyên môn được đào tạo chuyên ngành về cấp nước là thành viên chủ chốt.
Thường xuyên tổ chức các buổi học tập, hội thảo chuyên đề về chống
thất thoát thất thu nước sạch nhằm trao đổi kinh nghiệm, phát huy những giải
pháp có hiệu quả, khắc phục các tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Kết hợp tuyên truyền về cấp nước an toàn tới nhân dân trong các buổi
truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường tại các địa phương nhằm
nâng cao trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ hệ thống cấp nước.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chống thất thoát nước
1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Biến đổi khí hậu là một nguyên nhân phá hoại dịch vụ cấp nước và gây
mất ổn định trong cấp nước. Tăng dân số đô thị, phát triển mở rộng đô thị tăng
nhu cầu dùng nước và tăng kinh phí đầu tư vào hệ thống cấp nước. Quá trình đô
thị hóa với yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống đòi hỏi nâng cao không
ngừng công suất và chất lượng phục vụ của hệ thống cấp nước. Ví dụ như:
Trong công tác quản lý chống thất thoát không tránh khỏi những điều
kiện xấu trong tự nhiên xảy ra bất chợt như lũ lụt, sạt lở, điều kiện thiếu an
toàn trong khi làm nhiệm vụ phát hiện rò rỉ. Hay chịu sự chống đối của người
dân địa phương trong khi làm nhiệm vụ

1.1.4.2. Các văn bản pháp lý về khai thác và sản xuất kinh doanh nước sạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5942 -1995) yêu cầu chất lượng nước
nguồn (nước mặt) sử dụng để xử lý cấp nước cho sinh hoạt.
- Quy chuẩn Việt Nam: 08/2008/BTNMT về quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn 09:2008 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- Quy chuẩn 01/2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- TCVN 7957:2009 Thoát nước- mạng lưới và công trình bên ngoài tiêu chuẩn thiết kế.
- Luật tài nguyên nước (Bổ sung sửa đổi năm 2009).
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản
xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BXD ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ
xây dựng ban hành quy chế đảm bảo an toàn cấp nước.
1.1.4.3. Chính sách của Nhà nước và các chế tài pháp lý đối với công tác
quản lý chống thất thoát nước
Sự tồn tại và phát triển của con người luôn gắn liền với nước. Chính
sách của Nhà nước ta là khai thác nước sạch phải đi đôi với việc bảo vệ nguồn
nước. Thực tế cho thấy nếu việc buông lỏng quản lý đối với nguồn nước thì sẽ
xảy ra hiện tượng khai thác nước tràn lan, bừa bãi, không theo quy hoạch,
không tuân theo các quy định hiện hành dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, gây
hậu quả nghiêm trọng cho đời sống kinh tế xã hội.
Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động khai thác, sản xuất, kinh doanh
nước sạch: Để được phép mở các các giếng khai thác nước phải có sự đồng ý,

cho phép của Cục Quản lý nước và công trình thuỷ lợi - Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn. Giấy phép được cấp dựa trên cơ sở các hồ sơ xin phép
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả thăm dò địa chất, thuỷ văn, khai
thác nước ngầm được Cục địa chất và khoáng sản - Bộ công thương phê
duyệt. Mặt khác, kinh doanh nước sạch là lĩnh vực hoạt động nằm ở vùng
ranh giới giữa phục vụ công cộng và kinh doanh hạch toán. Nhà nước có quan
điểm chỉ đạo phối hợp các công cụ quản lý Nhà nước từ nhiều Bộ, Ban,
Ngành khác nhau. Sự thống nhất về quan điểm này thể hiện ở việc tập trung
xác định chức năng quản lý Nhà nước và xác định căn cứ chiến lược phát
triển ngành nước, mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ chế hoạt động, chính
sách quản lý.
Doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh nước sạch hoạt động công ích, lấy
việc phục vụ những nhiệm vụ của Nhà nước giao là mục tiêu chủ yếu trên cơ
sở đảm bảo chi phí hợp lý theo khung giá Nhà nước quy định với chất lượng
ngày càng cao. Doanh nghiệp kinh doanh nước sạch phải đảm bảo hạch toán
kinh tế đầy đủ, tập trung giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, tăng hiệu
suất sử dụng vốn, được cấp vốn tương đối đầy đủ để thực hiện các nhiệm vụ
do nhà nước giao, ngoài ra có quyền chủ động huy động vốn bổ sung để thực
hiện các nhiệm vụ được giao hoặc mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, đầu
tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Về chính sách đầu tư: Theo chính sách hiện hành, vốn các hoạt động
của doanh nghiệp kinh doanh nước sạch đều được cấp phát từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước. Vốn đầu tư ban đầu rất lớn nên thường được cấp thông
qua các nguồn viện trợ nước ngoài, thông qua các dự án vay vốn ngân hàng

thế giới, vay vốn của Chính phủ Pháp, Đan Mạch, Hà Lan,...
Chính sách quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc nhóm dịch vụ
công ích có thể chuyển sang hạch toán kinh doanh từng phần, hoạch định chiến
lược và xây dựng các dự án đầu tư, phát triển, hướng dẫn đôn đốc và kiểm tra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×